Dự án siêu máy bay ném bom
Trong những năm 1970, quân đội Mỹ muốn thay thế các máy bay B-52 già cỗi bằng những chiếc máy bay ném bom mới hiện đại hơn. Điều quan trọng là Mỹ muốn những chiếc máy bay có thể mang bom hạt nhân đến bất kỳ đâu trên thế giới chỉ trong một giờ và quan trọng là nó phải ‘vô hình’ trước radar và mọi hệ thống săn tìm của quân thù.
Phải mất hơn 10 năm với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, nhà thầu Northrop Grumman đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2. Một chiếc máy bay ném bom chưa từng biết đến trước đây, với khả năng vô hiệu hóa radar, đạt vận tốc siêu âm và có thể mang hàng tấn thuốc nổ và bom rải thảm lên kẻ thù.
Dự án siêu máy bay ném bom
Xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber - ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ " Aurora " khi nói đến ATB. Vào ngày 20/10/1981, thiết kế của Northrop/Boeing thắng cuộc và được chọn.
Dự án siêu máy bay ném bom
Xuất phát từ một dự án bí mật có tên Máy bay ném bom công nghệ cao (Advanced Technology Bomber - ATB) vào năm 1979. Tại thời điểm này, cuộc chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra, ứng cử viên tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố sẽ khôi phục lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1980, một nhân viên thuộc nội các của tổng thống Jimmy Carter đã công bố với báo giới rằng Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển nhiều mẫu máy bay mới, trong đó có cả ATB.
Sau khi xem xét thiết kế mẫu của nhiều công ty, chỉ có 2 đơn vị lọt vào vòng chung kết, đó là Northrop/Boeing và Lockheed/Rockwell. 2 công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để chọn ra 1 thiết kế duy nhất cho dự án ATB. Vì là dự án bí mật nên trong suốt quá trình diễn ra, tất cả những người có liên quan đều sử dụng cụm từ " Aurora " khi nói đến ATB. Vào ngày 20/10/1981, thiết kế của Northrop/Boeing thắng cuộc và được chọn.
Thiết kế của Northrop sau đấy được đặt mã B-2 kèm theo tên gọi "Spirit". Vào giữa những năm 1980, thiết kế của B-2 Spirit có thay đổi do mục tiêu của dự án được thay đổi từ máy bay ném bom tầm cao sang tầm thấp. Việc thay đổi thiết kế đã khiến ngày cất cánh đầu tiên của B-2 bị dời lại 2 năm, kéo theo đó là khoảng 1 tỷ USD chi phí phát sinh. Đến năm 1989, đã có khoảng 23 tỷ USD được chi cho dự án phát triển B-2 một cách bí mật. Vào những lúc cao điểm, đã có đến gần 13.000 tham gia vào dự án.
B-2 Spirit ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 22/11/1988 tại nhà máy 42 thuộc Không quân Mỹ, đặt tại Palmdale , California , nơi nó được lắp ráp. Buổi giới thiệu đầu tiên được canh gác cực kỳ cẩn thận và những khách mời không được phép nhìn phía đuôi của B-2. Tuy nhiên, do không đặt ra quy định cấm bay trên không phận khu vực diễn ra buổi ra mắt nên một số phóng viên đã chụp được những bộ phận bí mật của máy bay từ trên cao. Chuyến bay chính thức đầu tiên của B-2 Spirit được thực hiện vào ngày 17/7/1989 cũng ngay tại sân bay này.
Ban đầu, chính phủ Mỹ lên kế hoạch sẽ sản xuất 132 máy bay tàng hình B-2 Spirit. Sau đó, con số này được giảm xuống còn 75. Đến năm 1992, dưới áp lực về tài chính và quốc hội, tổng thống Bush (Bush cha) tuyên bố sẽ chỉ có 20 chiếc B-2 được xuất xưởng (sau này tăng lên thành 21 chiếc nhờ vào việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Một điểm khá thú vị về phi đội B-2 Spirit là mỗi chiếc đều có một tên gọi chính thức, được đặt theo tên các tiểu bang và thành phố của Mỹ, ví dụ như "Spirit of Texas" hay "Spirit of Hawaii".
Cấu tạo và hoạt động
B-2 là chiếc máy bay đắt nhất trong lịch sử từ trước đến nay, với chi phí sản xuất 2 tỷ USD mỗi chiếc. Do chi phí sản xuất và duy trì hoạt động quá lớn, Mỹ đã phải hạn chế số lượng hiện tại ở mức 20 chiếc.
B-2 có hình dáng khí động học khá đặc biệt, không chỉ giúp nó đặt được vận tốc lớn mà còn góp phần hấp thụ sóng radar của kẻ thủ. Nó có sải cánh dài tới 52m, chiều dài thân máy bay là 21m, trọng lượng không tải 71 tấn và có thể mang theo hơn 70 tấn các loại vũ khí, bom đạn.
Sử dụng 4 động cơ turbin General Electric F118-GE-100 với lực đẩy 77kN mỗi động cơ. B-2 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở mức cận âm (1000 km/h), tầm bay 10.000 km và nếu được tiếp nhiên liệu nó có thể bay gần 20.000 km, đến bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. B-2 có khả năng tiếp nhiên liệu ngay trên không .
Các hoạt động của chiếc máy bay được hỗ trợ khá nhiều bởi máy tính, Northrop Grumman đã trang bị hệ thống fly-by-wire, các hệ thống máy tính có thể tự động nhận thông tin từ các cảm biến, sau đó tính toàn tình huống và xử lý giúp máy bay luôn trong trạng thái ổn định. Do đó một phi hành đoàn của B-2 chỉ gồm 2 người, một phi công và một chỉ huy phi vụ.
Bóng ma vô hình
B-2 là mẫu máy bay ném bom có khả năng tàng hình, giúp nó tiếp cận mục tiêu mà kẻ thù không hay biết, có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà các phi đội máy bay chiến đấu khác không thể làm được. Để làm được điều này, nó cần được thiết kế để khó nhận ra, giảm tiếng ồn, không để bị phát hiện bởi radar hay cảm biến hồng ngoại, đồng thời phải ngăn các sóng điện từ phát ra từ các thiết bị trên máy bay.
Do đó mà B-2 có hình dạng dẹp giống một con cá đuối và có màu đen, giúp nó hòa vào nền trời đêm, hầu hết các nhiệm vụ của B-2 được thực hiện vào ban đêm. Các động cơ của B-2 nằm sâu trong thân máy bay giúp giảm thiểu tiếng ồn. Thiết kế khí động học của nó cũng giúp các động cơ không phải hoạt động ở mức tối đa.
B-2 cũng phải xóa dấu vết nhiệt của mình, thường tỏa ra từ các động cơ. Các cảm biến hồng ngoại và tên lửa tầm nhiệt có thể dễ dàng ‘đánh hơi’ những vùng có nhiệt độ cao. Toàn bộ khí thải ra được đi qua một khoang làm lạnh trước khi xả ra ngoài, do đó nó làm giảm lượng nhiệt phát ra từ các động cơ.
Để có thể vô hình trước radar địch, cấu tạo lớp vỏ của B-2 được thiết kế đặc biệt bởi chất liệu composite có khả năng hấp thụ sóng điện từ. Các bộ phận bằng kim loại có khả năng phản hồi sóng radar như động cơ, bom đạn .. đều được đặt hoàn toàn ở bên trong. Hình dạng của chiếc B-2 cũng góp phần vô hiệu hóa sóng radar. Toàn bộ phần phía trước và mặt dưới của chiếc máy bay được thiết kế với các bề mặt cong, giống như một chiếc gương cầu, nó làm lệch hướng các sóng vô tuyến và khiến nó không trở lại được nguồn phát.
Vũ khí
Ban đầu, mục đích chính của B-2 là mang bom hạt nhân vào Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh. Với sự sụp đổ của Liên Xô và các hiệp ước mới về sử dụng vũ khí hạt nhân, B-2 trở thành một máy bay ném bom đa chức năng.
Nó có 2 khoang chứa bom với các máy phóng quay, khi người chỉ huy xác định được mục tiêu, tín hiệu máy tính sẽ mở khoang chứa bom và điều khiển máy phóng quay đến một quả bom xác định được sử dụng cho nhiệm vụ. Sau khi được thả, một hệ thống dẫn đường sẽ giúp quả bom tìm đến đúng vị trí của mục tiêu. Loại bom dẫn đường này còn được gọi là JDAM.
Ngoài ra nó còn được trang bị các loại tên lửa hành trình, các loại bom Mark 82, Mark 84, bom GATOR, CBU-97. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2009, B-2 được trang bị thêm loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp nhất, MOP (The Massive Ordnance Penetrator) là một quả bom với trọng lượng 14 tấn, dùng để phá hủy những bunker kiên cố nhất nắm dưới lòng đất, còn được mệnh danh là "Mẹ của tất cả các loại bom" -“The Mother of All Bombs” (MOAB). (hình trên góc phải)
Nhiệm vụ chính của B-2 là thả bom, bên cạnh đó tự tin với khả năng không thể bị phát hiện, B-2 không được trang bị bất kỳ lại vũ khí không đối không nào. Thậm trí nó cũng không có các hệ thống phòng thủ như pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa. Tuy vậy, trong lịch sử chưa từng có chiếc B-2 nào bị bắn hạ.
Các cuộc chiến và tương lai
B-2 bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công JDAM trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong "Chiến dịch Tự do vĩnh viễn" và tại Iraq trong "Chiến dịch Tự do Iraq".
Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế phi hành đoàn cho phi vụ tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.
Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri . Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.
B-2 cũng đã được Mỹ dùng trong cuộc chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực lượng nổi dậy Lybia năm 2011. Mới đây nhất, ngày 28/3, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit tham gia vào cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Hai chiếc B-2 Spirit đã bay thẳng từ căn cứ không quân Whiteman tại bang Missouri qua quãng đường hơn 10.460 km đến quốc gia Đông Nam Á này.
Văn phòng kiểm kê chính cho biết "đây là dự án phát triển máy bay ném bom có chi phí hoạt động cao nhất, tính trên mỗi chiếc máy bay xuất xưởng". Mỗi chiếc B-2 cần 119 giờ bảo trì (so với mức 53 giờ của "pháo đài bay" B-52) và tốn 3,4 triệu USD/tháng tiền chi phí bảo trì. Sở dĩ B-2 có mức phí cũng như thời gian bảo trì cao là do yêu cầu cần có nhà chứa đủ rộng cho chiếc máy bay có sải cánh đến 52,4 m này. Không những thế, nhà chứa phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ để bảo vệ lớp vỏ "tàng hình" của B-2. Theo báo cáo của GAO, Government Accountability Office, tổng chi phí cho mỗi chiếc B-2 tại thời điểm năm 1997 là 929 triệu USD. Đến năm 2004, Mỹ đã chi tổng cộng 44,75 tỷ USD (trị giá quy đổi năm 1997) cho dự án B-2. Chi phí này bao gồm phát triển, sản xuất, cơ sở vật chất và linh kiện dự trữ.
Mặc dù vậy, Chính phủ Mỹ vẫn không tiếc tiền đổ vào việc nghiên cứu các công nghệ mới trên B-2. Mới đây, một hợp đồng trị giá 500 triệu USD đã được Chính phủ Mỹ duyệt để phát triển hệ thống cơ sở mạng, các thiết bị điện tử và hệ thống radar trên B-2.
B-2 Spirits và F-22 Raptor bay đội hình trên không phận Guam
Hãng Northrop Grumman của Mỹ tuyên bố vừa thử nghiệm thành công hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới (satcom) cho máy bay ném bom tàng hình B-2 Sripit để có được khả năng chống lại các hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử của đối phương.
Theo hãng tin quốc phòng Anh (Jane), việc trình diễn khả năng chống nhiễu vệ tinh cho máy bay ném bom B-2 đi kèm với chiến lược "chống tiếp cận/khu vực cấm" (A2/AD) trước các mối đe dọa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hệ thống thông tin tần số cao giống như mạng vệ tinh AEHF thường được xem là "an toàn" hơn do được ứng dụng những công nghệ vi mạch thế hệ mới, các thành phần nhu liệu (software) tinh vi, cương liệu (hardware) nhỏ gọn hơn, cũng như những chùm tia phát xạ tín hiệu hẹp hơn.
Hãng Northrop Grumman đã tiến hành một thử nghiệm hệ thống thông tin vệ tinh AEHF trên một máy bay ném bom B-2 vào ngày18/4/2013 vừa qua. Trước đó, hãng này cũng đã đánh giá khả năng truyền phát và nhận tín hiệu của hệ thống radar AESA ở những góc quét khác nhau trong phòng thí nghiệm, trước khi được lặp đặt và thử nghiệm hoạt động trên máy bay ném bom B-2.
Hệ thống radar AESA được hy vọng sẽ giúp B-2 nhận các thông tin chiến trường với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với những hệ thống liên lạc vệ tinh quân sự hiện tại được được sử dụng trong quân đội Mỹ.
Với hệ thống thông tin vệ tinh chống nhiễu mới, dự kiến trong tương lai, sự nguy hiểm của loại máy bay ném bom tàng hình duy nhất đang hoạt động trên thế giới hiện nay sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm hơn. Khả năng tàng hình cùng các hệ thống phụ như AEHF sẽ giúp B-2 có thể dễ dàng xâm nhập vào khu vực phòng thủ của quốc gia đối địch như Trung Quốc, thả bom phá hủy và nhanh chóng trở về căn cứ.
Hệ thống satcom sẽ cho phép máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể hoạt động kết nối với mạng lưới vệ tinh tần số siêu cao tối tân (AEHF) của Không quân Mỹ (USAF). Mục đích của AEHF là để thay thế hàng loạt cho những vệ tinh quân sự Milstar mà Quân đội Mỹ đã triển khai từ những năm 1990 trên toàn cầu, bảo đảm khả năng chống bức xạ và gây nhiễu cho hệ thống thông tin quân sự của Quân đội Mỹ.
HowStuffWorks
Trung Quốc ngại UAV mới trực tiếp uy hiếp mình
Dù báo chí TQ không ngớt lời nể phục UAV X-47B của Mỹ, thế nhưng còn có một loại UAV được truyền thông nước này cho là mối nguy thực sự...
Theo đó, mới đây trên nhiều trang mạng quân sự của Trung Quốc đã lộ thông tin cùng với hình ảnh của một loại UAV mới được cho là sẽ kế thừa sức mạnh của X-47B đồng thời trực tiếp uy hiếp Trung Quốc bởi dự án sản xuất UAV mới này là ý tưởng được phía Đài Loan đưa ra.
Tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, chiếc UAV mới của Đài Loan có tên gọi là “Suzaku“ được lấy nguyên mẫu thiết kế từ UAV X-47B của Mỹ nhưng được thiết kế với kích thước nhỏ hơn, chính vì thế UAV này còn được biết đến với tên gọi “tiểu“ X-47B.
Dù được cho là có thiết kế giống với UAV của người Mỹ nhưng theo báo chí Trung Quốc thì sẽ có nhiều cải tiến được tạo ra ở phiên bản UAV của Đài Loan nhằm tăng khả năng tàng hình đồng thời với thiết kế nhỏ gọn hơn sẽ giúp cho “Suzaku“ có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn.
Do mới chỉ ở ý tưởng thiết kế nên loại UAV này không được nhắc tới thời gian được nghiên cứu cũng như được biên chế chính thức trong quân đội Đài Loan.
Thế nhưng báo chí Trung Quốc tin rằng UAV của Đài Loan sẽ được nghiên cứu và phát triển nhằm do thám và tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực.
Theo đó, UAV “Suzaku“ sẽ có nhiệm vụ phá hủy hệ thống phòng không của đối phương, đồng thời tiêu diệt những trực thăng chiến đấu hay những tiêm kích cơ hạng nhẹ trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Tờ chinamil cho rằng nhiều khả năng UAV “Suzaku“ của Đài Loan là câu chuyện hợp tác giữa Đài Bắc và Washington trong việc trợ giúp Đài Loan cải thiện sức mạnh quân sự của mình nhằm vào Trung Quốc.
Một vấn đề khác được báo chí quan tâm hơn cả liên quan tới “Suzaku“ chính là việc chiếc UAV này được thiết kế để trang bị cho tàu sân bay, điều này đồng nghĩa với việc Đài Loan đang có kế hoạch để sở hữu tàu sân bay cho riêng mình, tờ chinamil của Trung Quốc nhận định.
Hình ảnh mô phỏng UAV “Suzaku“ của Đài Loan gập cánh xuất hiện trên tàu sân bay được đăng tải trên nhiều trang mạng quân sự của Trung Quốc.
“Tiểu“ X-47B được kỳ vọng là UAV mạnh nhất trong lịch sử của Đài Loan và dù mới chỉ là những hình vẽ 3D và một bản kế hoạch tổng thể, nhưng thực sự “Suzaku“ cũng khiến cho giới truyền thông Trung Quốc phải cảm thấy e ngại thực sự. Trong ảnh là cảnh X-47B của Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay của nước này được báo chí Trung Quốc ví sẽ là hình ảnh trong tương lai của quân đội Đài Loan.
Mới ra lò, vận tải cơ C-27J Mỹ phải thẳng tiến tới "nghĩa địa"
Phan Thuấn - theo Trí Thức Trẻ | 08/10/2013 19:51
(Soha.vn) - Những chiếc vận tải cơ C-27J của Không quân Mỹ sau khi ra lò đã bị chuyển thẳng tới một khu tập kết ở vùng sa mạc Arizona do quân đội không có nhu cầu sử dụng.
Theo kết quả điều tra của hãng tin Dayton Daily News, hàng loạt máy bay vận tải C-27J Spartans còn mới đã được loại khỏi biên chế của lực lượng Không quân vệ binh quốc gia (Air National Guard) của Mỹ và chuyển thẳng tới khu “nghĩa địa” nói trên thuộc căn cứ không quân Davis-Monthan tại Tucson.
Theo kế hoạch, sẽ có 5 chiếc nữa sẽ được sản xuất vào năm 2014, tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi, tất cả số này sẽ được chuyển đến “nghĩa địa”, trừ phi có kế hoạch sử dụng khác dành cho chúng.
Vận tải cơ C-27J
Kể từ năm 2007, Không quân Mỹ đã chi 567 triệu USD sản xuất 21 chiếc C-27J, trong đó, tính đến cuối tháng 9 vừa qua, đã có tổng cộng 16 chiếc được bàn giao. Cũng theo tờ báo này, Không quân Mỹ bị buộc phải mua nhiều máy bay loại này hơn theo yêu cầu của Quốc hội bất chấp sự phản đối của Lầu Năm Góc. Theo các nhà quan sát Chính phủ thì điều cần làm hiện nay đối với Quốc hội Mỹ là chấm dứt những khoản chi dùng cho loại máy bay này để tránh lãng phí tiền thuế của người dân.
Theo Ethan Rosenkranz, nhà phân tích an ninh quốc gia làm việc tại cơ quan giám sát Chính phủ cho hay thời gian đầu, quân đội Mỹ muốn trang bị C-27J bởi nó có những khả năng đặc biệt ví dụ như cất và hạ cánh ở những đường băng xấu. Tuy nhiên, sau đó, quân đội Mỹ nhận ra rằng họ không cần loại máy bay này, đồng thời cho rằng dự án C-27J là một sự lãng phí lớn.
Cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Norton Schwartz là người đã đệ trình ý kiến trước Quốc hội năm ngoái, rằng quân đội Mỹ mong muốn loại bỏ phi đội C-27J nhằm đáp ứng với yêu cầu cắt giảm ngân sách. Theo ông này, hiện tại máy bay C-130 có thể đảm đương được mọi yêu cầu nhiệm vụ có liên quan và với giá chỉ 213 triệu USD/chiếc, thấp hơn rất nhiều so với mức 308 triệu USD của chiếc C-27J.
Bất chấp thực tế trên, rất nhiều máy bay vận tải C-27J hiện vẫn đang được sản xuất. Khi được hỏi tại sao Không quân không thể chấm dứt việc phải tiếp nhận thêm 5 chiếc nữa, Darryl Mayer, người phát ngôn lực lượng này cho biết “Căn bản số này đã gần hoàn thiện và có thể hoạt động, đồng thời các cơ quan Chính phủ đã yêu cầu loại máy bay này”.
Càng ngày càng có nhiều máy bay được điều đến “nghĩa địa” này, và rất nhiều trong số chúng đã có dấu hiệu xuống cấp.
Các quan chức quân đội đang gắng tìm ra mục đích sử dụng khác cho số C-27J nói trên. Tuy nhiên, cho tới lúc đó, chúng vẫn sẽ tạm thời được trông nom tại “nghĩa địa’ dưới sự quản lý của Bộ chỉ huy trang thiết bị được đặt tại Wright-Patterson. Đơn vị này được thành lập gần Tucson sau chiến tranh thế giới thứ hai bởi đây là khu vực có lượng mưa thấp, độ ẩm và tính chất đất có thể hạn chế sự xuống cấp và ăn mòn đối với những thiết bị quân sự này. Theo thống kê hiện tại, khu sa mạc Arizona chứa khoảng hơn 4.400 máy bay không sử dụng và 13 phương tiện hàng không vũ trụ từ các đơn vị quân đội và NASA.
Máy bay vận tải C-27J do công ty Alenia North America, một chi nhánh của hãng Finmeccanica (Italia) sản xuất.
Nhiệm vụ chính của C – 27J là vận chuyển hàng hóa, vận chuyển lính, vận chuyển lính dù. Ngoài ra, có một số nhiệm vụ khác như tuần thám biển, cứu thương, tiếp nhiên liệu dưới mặt đất, chữa cháy rừng. C-27J có tốc độ tối đa 600 km/h, tầm hoạt động 1.825 km (với 10.000 kg hàng hóa) hoặc 4.260 km (6.000 kg hàng hóa), trần bay khoảng 9.000 m.
Bí ẩn vận tải cơ Do-328 của đặc nhiệm Mỹ
theo Đất Việt | 03/10/2013 09:05
Trang tin Jane’s cho biết Bộ Tư lệnh các chiến dịch đặc biệt của Không quân Mỹ vừa đưa vào hoạt động chiếc máy bay vận tải Dornier Do-328 cuối cùng trong số 17 chiếc đặt mua.
Hiện nay, những chiếc Do-328 có trong trang bị của đặc nhiệm không quân Mỹ có tên gọi là C-146A. Trước khi được bàn giao, chiếc Do-328 cuối cùng này đã được lắp ráp trang bị tại nhà máy của Sierra Nevada Corporation (SNC). Toàn bộ 17 chiếc Do-328 đều thuộc biên chế của phi đoàn đặc nhiệm số 27 đóng tại căn cứ không quân Cannon ở bang New Mexico.
Hình ảnh một chiếc Do-328 được đăng tải trên trang web chính thức của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, song số hiệu máy bay ở đuôi đã bị làm mờ
Việc cung cấp và lắp đặt các trang thiết bị cho các máy bay Do-328 được tiến hành theo một hợp đồng đã ký với SNC trị giá 200 triệu USD. Trong số 17 chiếc Do-328, 15 chiếc được SNC bàn giao cho quân đội Mỹ từ các cơ sở của tập đoàn này ở châu Âu, châu Phi và ở Mỹ. Hai chiếc khác được SNC bàn giao tại chính sân bay của tập đoàn này (trụ sở ở Sparks, bang Nevada).
Được biết, chiếc cuối cùng này đã được bàn giao cho Mỹ từ tháng ngày 9/7 năm nay tại Operpfaffenhofen, Đức.
Cho đến nay, Do-328 (C-146A) vẫn là một “bí ẩn” bởi nhiều câu hỏi đặt ra chưa có lời đáp. Mỹ mua 17 chiếc máy bay này từ đâu, khi nào? Tại sao đặc nhiệm Mỹ lại chọn mẫu máy bay vận tải có vẻ ngoài “tầm thường” như vậy? Do-328 được Mỹ dùng để làm gì…
Theo các nguồn tin quân sự thì đặc nhiệm không quân Mỹ mua 17 chiếc Do-328 (nhiều nguồn nhận định là phiên bản Do-328-120) từ các nguồn khác nhau. Nếu căn cứ vào thời gian sản xuất loại máy bay này thì có thể khẳng định toàn bộ 17 chiếc này đều là hàng cũ.
Do-328 nguyên là mẫu máy bay vận hành khách dân sự
Do-328 nguyên là máy bay hành khách dân sự do hãng Dornier Luftfahrt GmbH của Đức phát triển và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1991. Loại máy bay này chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Đến năm 1996, hãng Dornier Luftfahrt GmbH bị hãng Fairchild Aircraft cũng của Đức mua lại và đổi tên thành hãng Fairchild-Dornier. Fairchild-Dornier tiếp tục sản xuất Do-328, nhưng đến năm 2000 thì dừng hẳn. Trong giai đoạn 1991-2000, tổng số có 217 chiếc Do-328 được xuất xưởng và được xuất khẩu sang 10 nước (ngoài Đức), trong đó không có Mỹ.
Căn cứ vào những thông tin trên, một lần nữa có thể đoán định rằng 17 chiếc Do-328 của đặc nhiệm Mỹ là máy bay cũ và được mua từ các chủ sở hữu nước ngoài. Bên cạnh đó, căn cứ vào địa điểm mà SNC bàn giao máy bay cho quân đội Mỹ và danh sách 10 nước từng mua Do-328, có thể phỏng đoán chủ sở hữu cũ của những chiếc Do-328 này. Ví dụ, những chiếc Do-328 được bàn giao ở châu Phi nhiều khả năng được Mỹ mua lại của Botswana. Đây chính là khách hàng duy nhất ở châu Phi mua Do-328. Trong khi đó, những chiếc được bàn giao ở châu Âu có thể được Mỹ mua lại từ Đan Mạch, Đức, Italy, Thụy Sĩ hoặc Anh. Đây là 5 khách hàng châu Âu mua Do-328.
Các nước khác từng mua Do-328 là Australia, Canada, Colombia, Chile và Indonesia.
Một chiếc Do-328 của hãng hàng không Sky Work của Thụy Sĩ
SNC là tập đoàn công nghệ đa ngành tư nhân của Mỹ được thành lập từ năm 1963. Tập đoàn này có 30 cơ sở tại 16 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, SNC còn có hệ thống hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu.
Trang tin Jane’s cho biết, toàn bộ 17 chiếc này sau khi mua về đều được Mỹ tân trang lại động cơ, cánh quạt và lắp đặt các thiết bị điện tử đồng bộ. Trong số 17 chiếc thì 5 chiếc được lắp động cơ phụ giúp khởi động các động cơ chính mà không cần sự hỗ trợ từ mặt đất, 7 chiếc khác được lắp thêm tấm cản dòng (tấm điều chỉnh độ ngẩng/độ chúc) để giúp máy bay có thể cất hoặc hạ cánh trên đường băng ngắn. Một số chiếc lại được gia cố thêm phần bụng để có thể hoạt động ở các sân bay dã chiến.
Ngoài ra, toàn bộ 17 máy bay này đều được lắp đặt các thiết bị điện tử, liên lạc cao cấp và mới.
Mỹ đã nâng cấp toàn bộ 17 chiếc Do-328 mua về
Hiện nay, hầu như không thể tìm kiếm thông tin về những chiếc Do-328 mà Mỹ mua về và gọi là C-146A. Có nhiều ý kiến cho rằng đặc nhiệm Mỹ lựa chọn loại máy bay này vì lý do bí mật. Nếu những chiếc máy bay vận tải quân sự khác của Mỹ đặc trưng với màu xám xịt và dễ nhận biết thì những chiếc Do-328 sau khi được mua về không bị sơn màu này mà vẫn có bề ngoài như những chiếc máy bay dân sự.
Hiện nay, Mỹ đang sử dụng Do-328/C-146A để triển khai đặc nhiệm trên phạm vi toàn cầu với nhiệm vụ chính là bảo vệ các đại sứ quán. Vẻ bề ngoài “dân dã” đã giúp Do-328 ít bị để ý nên đảm bảo tính bí mật. Trên thực tế, chỉ có các chuyên gia và những người hiểu biết về quân sự mới có khả năng nhận biết đâu là những chiếc Do-328 “bất thường”.
Một chiếc Do-328/C-146A mang số hiệu 11-3073 xuất hiện tại Hong Kong hồi tháng 3/2013
Thực tiễn cho thấy, ngoài những máy bay “khủng” như AC-130 hay CV-22, đặc nhiệm không quân Mỹ cũng thường sử dụng các loại máy bay “bình thường” khác như U-28A (PC-12), hay như C-47T, Mi-8 và An-26 của Nga trước đây.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng đặc nhiệm không quân Mỹ lựa chọn Do-328 bởi loại máy bay này tiện dụng, hiệu quả và linh hoạt. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là giá cả và khả năng phù hợp để cải tiến, nâng cấp.
Nguyên bản Do-328 là máy bay hành khách dân sự loại 2 động cơ cánh quạt. Do-328 dài 21,11m, cao 7,24m và có sải cánh 20,94m. Trọng lượng rỗng của máy bay là 8.920 kg và trọng lượng tối đa là 13.990 kg. Tốc độ hành trình của máy bay là 620 km/h với trần bay khoảng 9.500m và tầm bay gần 2.000 km. Do-328 có thể chở số lượng hành khách tối đa 33 người.
Tuy nhiên, sau khi được Mỹ mua về và cải tiến cả về động cơ, cấu trúc và thiết bị trên khoang, Do-328/C-146A chắc chắn sẽ có tính năng kỹ-chiến thuật tốt hơn những thông số nêu trên.
Đặc nhiệm khét tiếng của Mỹ và thất bại để đời ở Việt Nam
Nhật Huy - theo Trí Thức Trẻ | 02/10/2013 20:28
(Soha.vn) - Là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ nhưng Mũ nồi xanh lại thất bại thảm hại tại chiến trường Việt Nam.
Nhiệm vụ "đặc biệt" của Mũ nồi xanh
Cũng như đa số lực lượng đặc nhiệm khác, Mũ nồi xanh có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nó là hoạt động bí mật trong hậu phương địch, tìm kiếm và xây dựng mối liên kết với những nhóm, tổ chức người bản địa có chung kẻ thù với nước Mỹ, huấn luyện quân sự, tổ chức chiến tranh du kích. Đây là loại nhiệm vụ khiến Mũ nồi xanh trở nên "đặc biệt" hơn so với các lực lượng đặc nhiệm khác. Vì chúng không chỉ yêu cầu các kỹ năng quân sự thông thường, mà lính Mũ nồi xanh phải thông thạo ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá của từng khu vực mà họ đang hoạt động. Không chỉ là một người lính, Mũ nồi xanh còn phải đóng vai trò là điệp viên và nhà ngoại giao.
Nếu như Delta Force hay Seal Team 6 tập trung vào những kiểu chiến dịch vũ lực với độ chính xác và cường độ cao, trong thời gian ngắn, đúng kiểu phim hành động Hollywood, thì kiểu nhiệm vụ chuyên biệt của Mũ nồi xanh lại diễn ra âm thầm trong thời gian dài, rất ít thậm chí không sử dụng vũ lực.
Cuộc chiến tại Afghanistan là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu nhiệm vụ này. Lính Mũ nồi xanh cùng các đặc vụ CIA là những lực lượng Mỹ đầu tiên đặt chân tới Afghanistan, rất lâu trước khi cuộc chiến chính thức bắt đầu. Mục đích là để xây dựng liên lạc với Liên Minh phương Bắc và một số các bộ lạc Pashtun ở miền Nam, đây đều là những kẻ thù của Taliban, và thuyết phục họ trở thành đồng minh của Mỹ.
Một nhóm Mũ nồi xanh sau khi xây dựng thành công liên minh với 1 bộ lạc Pashtun. Người đàn ông trong vòng tròn là tộc trưởng.
Khi chiến sự nổ ra, những nhóm nhỏ lính Mũ nồi xanh hỗ trợ trực tiếp cho các cánh quân đồng minh Afghanistan bằng cách sử dụng thiết bị đánh dấu mục tiêu để không lực Mỹ ném bom chính xác vào các vị trí quân Taliban. Công thức "lục quân Afghanistan + không quân Mỹ" đã thành công, khiến chế độ cầm quyền Taliban sụp đổ nhanh chóng mà Mỹ không cần phải triển khai một lực lượng quân sự lớn trên bộ.
Lính Mũ nồi xanh chỉ thị mục tiêu cho không quân ném bom thông minh
Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 2, năm 2003, theo kế hoạch ban đầu thì quân đội Mỹ sẽ đồng thời mở 2 mặt trận. Phía nam từ Kuwait đánh lên, và phía bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ đánh xuống. Tuy nhiên, đến phút chót, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho quân Mỹ mượn đường. Do đó tại mặt trận phía bắc, Mỹ chỉ có thể đưa vào một số lính Mũ nồi xanh để phối hợp với lực lượng vũ trang của người Kurd, một sắc tộc thường xuyên bị chế độ Saddam Hussein đàn áp.
Tương tự như tại Afghanistan, các nhóm lính Mũ nồi xanh sẽ cùng hành quân với quân người Kurd. Và khi gặp quân đội Iraq, họ sẽ chỉ điểm mục tiêu cho không quân ném bom. Tuy vậy, cũng có khi Mũ nồi xanh phải trực tiếp tham chiến, tiêu biểu là tại trận chiến đèo Debecka, nơi một nhóm 26 lính Mũ nồi xanh đụng độ với một đại đội cơ giới Iraq. Trong trận chiến này, với việc sử dụng tên lửa chống tăng vác vai tự động Javelin, nhóm lính đặc nhiệm đã đẩy lùi được đối phương và bảo vệ nút giao thông trọng yếu này. Tổng cộng có 19 tên lửa được phóng đi, 17 trong đó trúng đích, tiêu diệt 2 xe tăng, 8 xe bọc thép chở quân, và 4 xe tải.
Một lính Mũ nồi xanh tại trận Debecka, sử dụng đại liên 12.7mm M2.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính là tác chiến phi quy ước, Mũ nồi xanh cũng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác. Tại cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 1, 1991, Mũ nồi xanh thực hiện nhiệm vụ tuần tra bên kia chiến tuyến, theo dõi các hoạt động chuyển quân của quân Iraq. Tại Columbia, Mũ nồi xanh tham gia các hoạt động chống lại các tổ chức buôn ma tuý.
Một loại nhiệm vụ khác là Mũ nồi xanh thường xuyên tham gia là huấn luyện quân sự cho các nước đồng minh, do họ có lợi thế am hiểu ngôn ngữ và văn hoá địa phương. Trong những năm gần đây, Mũ nồi xanh đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch chống khủng bố, chống quân nổi dậy tại Afghanistan và Iraq.
Mũ nồi xanh huấn luyện quân đội quốc gia Afghanistan
Thảm bại tại Việt Nam
"Mũ nồi xanh" bắt đầu tham chiến tại Việt Nam vào ngày 24/05/1964 và là một trong những lực lượng đặc biệt đầu tiên tham chiến tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của "Mũ nồi xanh" là tiến hành các hoạt động đánh phá luồn sâu vào bên trong hậu phương của quân giải phóng miền nam, làm gián đoạn sự phát triển của phong trào cách mạng tại miền nam Việt Nam. Lực lượng này thậm chí từng nhảy dù xuống miền bắc Việt Nam để đánh phá, tuy nhiên, phần lớn quân nhảy dù xuống miền Bắc đều bị bắt ngay sau khi tiếp đất.
Tháng 09/1965, lực lượng Mũ nồi xanh được lệnh tiến hành các hoạt động trinh sát dọc theo biên giới giữa Lào và Việt Nam để nghiên cứu tuyến đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, vào cuối năm 1965, hoạt động trinh sát của Green Baret bắt đầu trở nên lung lay. Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn chí mạng vào các hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn miền Nam, biến năm này trở thành thời kỳ đen tối đối với các lực lượng đặc biệt Mỹ.
Đầu những năm 1970, Mũ nồi xanh và các lực lượng đặc biệt khác của Mỹ phải co cụm về các khu vực đô thị và đến năm 1972 thì rút dần về nước theo Hiệp định Paris.
Một số chuyên gia quân sự nhận định, tại chiến trường Việt Nam, Mũ nồi xanh đã đi vào "vết xe đổ" của CIA. Họ thất bại bởi tinh thần dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường của quân và dân Việt Nam.
Lộ diện lực lượng thiện chiến vượt tầm cả SEAL
theo Đất Việt | 09/07/2013 21:36
Nhắc đến những đội quân tinh nhuệ chuyên thực hiện những nhiệm vụ khó khăn của Mỹ, nhiều người thường biết đến biệt đội SEAL, nhưng...
Có một đội quân mà không nhiều người Mỹ biết đến chứ không phải thế giới, nhưng độ tinh nhuệ của đội quân này thì hoàn toàn ngang ngửa thậm chí còn vượt tầm cả lực lượng SEAL. Trên thực tế lực lượng này vẫn luôn được giữ bí mật trong nhiều năm qua, nó chỉ bị lộ thông tin khi cha đẻ của lực lượng này quyết định công bố danh tính thực của cả đội.
Trên thực tế việc làm này của ông William H. Webster, người được giao trọng trách thành lập một chi nhánh phụ trách các chiến dịch đặc biệt của FBI vào những năm 80 của thế kỷ trước, vẫn có nhiều ý kiến mâu thuẫn trong việc tán đồng cũng như phản đối quyết định này, nhưng với ông William H. Webster thì đã đến lúc HRT lộ diện.
HRT là Đội Giải cứu Con tin được đào tạo tốt nhất của Mỹ để đảm nhiệm những nhiệm vụ bảo an cấp độ cao nhất. HRT đã tập luyện cùng với những “người thầy“ giỏi nhất, lĩnh hội và rèn luyện các chiến thuật, kỹ thuật và kỹ năng học được từ họ. Kể từ khi thành lập, rất nhiều huấn luyện viên kỳ cựu của quân đội đã tham gia đào tạo HRT. Theo năm tháng, lực lượng đặc biệt này đã thành công trong hơn 800 chiến dịch (trong đó có những chiến dịch giải cứu con tin chỉ chịu đứng sau kế hoạch hạ sát Bin Laden của SEAL).
Không chỉ được đào tạo bài bản mà khâu tuyển quân của lực lượng này cũng hết sức khắt khe, không có nhiều người có thể vượt qua được những kỳ sát hạch như vậy, một điểm đặc biệt là những người bị trượt kỳ sát hạch cũng không biết mình đang thi để thành thành viên của HRT và họ chỉ được thông tin được tham gia tuyển quân vào lực lượng đặc biệt.
Kỹ năng tốt nhất của HRT là đánh chiếm đô thị, nơi thường xảy ra các vụ bắt cóc con tin. Vì thế công tác huấn luyện này luôn được hết sức coi trọng.
Các chuyên gia đào tạo luôn cố gắng tạo ra môi trường luyện tập mô phỏng gần giống với các công trình trong thực tế để lực lượng HRT luôn có thể chủ động trong mọi chiến dịch của mình.
Hình ảnh lực lượng HRT tham gia huấn luyện được đăng tải trên các phương tiện truyền thông quốc tế sau khi danh tính của lực lượng được công bố.
Lực lượng HRT được đào tạo hết sức bài bản và toàn diện, họ có thể trở thành lực lượng SEAL, lính thủy đánh bộ hay những điều tra viên theo kiểu của FBI. Trong ảnh là cảnh các học viên HRT được đào tạo khả năng tấn công trừ trực thăng tầm thấp.
Một hình ảnh lực lượng HRT tham gia huấn luyện đêm, trong các nhiệm vụ của mình lực lượng HRT luôn tiến hành hoàn thành nhanh chóng nhiệm vụ khiến các mục tiêu không thể ngờ tới. Tuy nhiên, lực lượng này chưa một lần được vinh danh trước công chúng.
Các thành viên của một nhóm HRT thuộc Cục điều tra liên bang FBI của Mỹ tham gia học lặn và gỡ bom.
Số lượng của đội HRT cũng rất hạn chế, kể từ khi thành lập năm 1983, đến nay quân số của đội vẫn dưới 300 người, nhưng sức mạnh của lực lượng này thì tương đương với một đội quân tinh nhuệ lên tới hàng nghìn người. Trong ảnh là cảnh lực lượng HRT được tham gia cả huấn luyện nhảy dù, tấn công từ đường không.
Hé lộ một số hình ảnh về lực lượng Navy SEAL
theo Theo Kiến Thức | 02/05/2013 22:27
Xem một số hoạt động huấn luyện, đào tạo, trang bị vũ khí và chiến đấu của lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng thế giới Navy SEAL.
Mới đây, một tác giả người Mỹ đã xuất bản cuốn sách về lực lượng Navy SEAL mang tựa đề "United States Naval Special Warfare"; tiết lộ một số thông tin (hình ảnh) về quá trình đào tạo, huấn luyện, trang bị và các hoạt động ở Iraq và Afghanistan của lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Navy SEAL. Trong ảnh là binh lính đơn vị Hàng Hải OSS (tiền thân của Navy SEAL) trong một đợt huấn luyện.
Trong ảnh là bài tập lặn của các thành viên Navy SEAL: dùng răng để đeo mặt nạ khi 2 tay bị trói dưới hồ.
Các binh sĩ Navy SEAL trong bài tập thể lực buổi sáng hàng ngày ở bãi biển lầy lội.
Một binh sĩ bắn tỉa của Navy SEAL ở Iraq.
Những binh sĩ Navy SEAL được trang bị vũ khí cũng như nhiều kỹ năng giúp họ có thể được coi là "James Bonds của Mỹ".
Trung bình mỗi binh sĩ Navy SEAL được gửi ra ngoài sẽ có 20 nhân viên hậu cần hỗ trợ.
Các binh sĩ Navy SEAL lái đoàn xe bọc thép kháng mìn trong cơn bão cát ở Iraq.
Khẩu súng giảm thanh Hush Puppy là vũ khí đầu tiên được đặc chế cho Navy SEAL. Khẩu súng này thường được dùng để giải quyết lính canh hoặc chó an ninh trong các nhiệm vụ ban đêm.
Binh sĩ Navy SEAL trên chiếc xuồng cao tốc Riverine có khả năng di chuyển trên sông với tốc độ cao.
Binh sĩ Navy SEAL dùng máy tính HMU hoạt động dưới nước.
Đơn vị Navy SEAL trong một cuộc đổ bộ. Bức ảnh được đăng tải trong cuốn sách mới của ông Greg Mathieson, người đã dành 6 năm quan sát các đơn vị Navy SEAL.
Binh sĩ Navy SEAL đang bắn súng máy hạng nặng trên xuồng cao tốc Riverine.
Thiết kế tàu ngầm Fathom (dùng để giúp Navy SEAL) trong cuộc chiến chống khủng bố và buôn lậu.
Những chiếc Humvee biết bay là một trong những dự án nghiên cứu dành cho Navy SEAL được Cơ quan nghiên cứu các dự án tân tiến của Bộ Quốc Phòng Mỹ xây dựng.
Tàu ngầm nhỏ được thiết kế dành riêng cho Navy SEAL đang trong quá trình thử nhiệm.
Hé lộ nguyên hình máy bay ném bom tàng hình mới của Mỹ
Trường Sơn - theo Trí Thức Trẻ | 01/05/2013 19:00
(Soha.vn) - Lần đầu tiên Không quân Mỹ lên tếng xác nhận rằng họ đang phát triển một máy bay ném bom - tấn công tầm xa (Long Range Strike-Bomber - LRS-B) có người lái mới, trong đó tiết lộ một vài chi tiết về loại máy bay ném bom này, tạp chí Flight Globe của Anh cho biết.
Một số chuyên gia quân sự dự đoán rằng, suy cho cùng thì chương trình LRS-B sẽ sử dụng giải pháp "tùy chọn" phi công điều khiển, như nó cần hoạt động với một phi hành bay hoặc một phi công. Tuy nhiên, Không quân Mỹ vẫn chưa bao giờ tiết lộ về các chi tiết như vậy.Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley mới đây đã phát biểu trong một cuộc họp báo quốc phòng rằng, đặc điểm đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình mới sẽ là một máy bay có người lái. "Điều đó cho thấy rằng, gần như chúng tôi sẽ bắt đầu chương trình máy bay ném bom mới như một chương trình có người lái", ông Donley nói. "Về một số tiêu chí, máy bay ném bom mới sẽ có tùy chọn không người lái và tôi nghĩ rằng quan điểm này sẽ được bảo vệ".
Đồ họa phác thảo thiết kế máy bay ném bom tàng hình mới của hãng Boeing
"Chúng tôi vẫn còn thời gian từ một tới 2 năm cho chương trình này", ông Donley nói.
Không quân Mỹ (USAF) hy vọng rằng họ sẽ chế tạo ở bất cứ nơi đâu từ 80-100 máy bay ném bom mới và sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động khoảng giữa năm 2020. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất đối với họ chính là chi phí phát triển và sản xuất.
"Chi phí là một nhân tố lớn nhất đối với chúng tôi", ông Donley bày tỏ về những khó khăn của USAF.
Theo ông này, vẫn chưa chắc chắn là khi nào có thể tiết lộ thêm chi tiết về chiến lược mua sắm trong dự án LRS-B của Lầu Năm Góc, nhưng ông nói rằng các chi tiết về hợp đồng đang được xem xét.
"Chúng tôi đang phát triển một hợp đồng chiến lược trong lực lượng không quân", ông Donley nói.
Hiện nay, USAF đang bảo vệ về những khả năng tác chiến theo thiết kế của máy bay ném bom mới và những đặc điểm tiên tiến của nó sẽ không giống như người tiền nhiệm B-2 Spirit mà hãng Northrop Grumman đã chế tạo.
Từ khi máy bay ném bom tàng hình B-2 được đưa vào hoạt động trong đầu những năm 1990, máy bay này đại diện cho một bước tiến cách mạng trong khả năng của các máy bay ném bom chiến lược. Thậm chí hiện nay, sau gần 2 thập kỷ đưa vào hoạt động, loại máy bay này vẫn đang được USAF "nâng như nâng chứng" bởi khả năng hoạt động và hiệu suất của nó.
Lá chắn di động cho đặc nhiệm Mỹ
theo Theo Infonet | 21/04/2013 18:56
Cuối tháng 4, Mỹ giới thiệu một đoạn clip về một robot điều khiển từ xa có khả năng hoạt động như một lá chắn di động dành cho các hoạt động phòng chống tội phạm có vũ trang của các đội thực thi pháp luật đặc biệt SWAT.
Robot này có các tấm khiên bằng thép chống đạn giúp cho lực lượng đặc nhiệm phía sau di chuyển an toàn hơn.
Robot có 3 tấm khiên được làm bằng thép, mỗi tấm có một ô nhỏ gắn kính chống đạn tạo thuận lợi cho các hoạt động quan sát trong lúc di chuyển.
Tấm khiên chính giữa được trang bị 6 đèn cao áp sử dụng để chiếu sáng trong lúc di chuyển trong đêm tối đồng thời còn có tác dụng làm lóa mắt, hạn chế khả năng quan sát bằng mắt của các đối tượng phạm tội.
Robot sẽ khả năng chống đạn cho các thành viên SWAT di chuyển tiếp cận mục tiêu mà không cần phải lo ngại bị bắn tỉa từ trên cao.
Các tấm khiên gập lại khi vận chuyển và mở ra khi làm nhiệm vụ che chắn cho lực lượng phía sau.
Nay với sự xuất hiện của robot này, đội SWAT sẽ rảnh tay để lo đối phó với mục tiêu, việc che chắn cho tổ di chuyển đã có robot đảm nhiệm. Robot được điều khiển từ xa bằng đường truyền dữ liệu an toàn, mặt trước của robot được trang bị các camera độ nét cao nên rất thuận lợi trong di chuyển và quan sát.
Các tấm khiên được gấp gọn lại sau khi kết thúc nhiệm vụ nên rất dễ dàng trong việc bảo quản và vận chuyển đến khu vực làm nhiệm vụ bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Ngoài nhiệm vụ che chắn bảo vệ an toàn cho các thành viên đội SWAT robot này còn thực hiện nhiệm vụ giải phóng các chướng ngại vật xung quanh khu vực mục tiêu.
Dưới đây là video clip minh họa hoạt động
Lộ hình hài sát thủ săn ngầm siêu hạng của Hải quân Mỹ
theo Theo Dân Việt | 20/04/2013 12:20
Khi hoàn thành, ACTUV sẽ hoàn toàn thống trị việc do thám các tàu ngầm đang hoạt động trên biển của toàn thế giới.
Lo ngại trước "đe dọa" của loại tàu ngầm điện-diesel cỡ nhỏ, mới đây Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Mỹ (DARPA) đã xúc tiến Dự án sản xuất loại phương tiện săn ngầm không người lái thế hệ mới (ACTUV).Dự án này do chính DARPA và tập đoàn Ứng dụng Khoa học quốc tế (SAIC) cùng Raytheon Corp hợp tác nghiên cứu, chế tạo, với dự chi ban đầu là hơn 60 triệu USD.
Lộ diện hình hài của "sát thủ" săn ngầm ACTUV.
Theo các chuyên gia quân sự thế giới, trong chiến tranh hiện đại, các phương tiện không người lái không chỉ hoạt động trên bầu trời, mà còn có khả năng tác chiến cả khi nó ở trong lòng đại dương.
Hình mô phỏng của thợ săn ngầm ACTUV.
ACTUV là thế hệ tàu ngầm tàng hình được cho là tiên tiến nhất hiện nay, với trang bị hệ thống sonar tần số siêu cao, có khả năng tự động tìm kiếm, phát hiện và phân loại các mục tiêu. Hệ thống này còn phát hiện, truy theo dấu vết các tàu ngầm, kể cả các tàu ngầm có “độ yên tĩnh” nhất.
ACTUV cũng được trang bị các tên lửa, ngư lôi hạng nhẹ có độ chính xác gần như ở mức độ tuyệt đối. Những tính năng này khẳng định ACTUV có ưu thế vượt trội mà các tàu ngầm có người lái khó có thể đạt được.
Tàu ACTUV đang thử nghiệm.
Đánh giá tính ưu việt của ACTUV, Hải quân Mỹ cho rằng, nó sẽ là một phần quan trọng trong mạng lưới giám sát hàng hải toàn cầu của họ và cũng là “sát thủ” săn ngầm đáng gờm nhất của Hải quân Mỹ trong tương lai.
“Niềm kiêu hãnh” của Mỹ 'tan xác’ chỉ vì một cơn gió?
Quốc Hân - theo Trí Thức Trẻ | 18/04/2013 09:50
(Soha.vn) - Khả năng phát tán chất phóng xạ tại hiện trường đã gây phức tạp cho quá trình điều tra vụ rơi trực thăng quân sự CH-53E của Mỹ tại khu vực gần biên giới với Triều Tiên vào ngày 16/4.
Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm được đánh giá là tương đối thấp.Chiếc trực thăng CH-53E của quân đội Mỹ bị rơi vào trưa ngày 16/4 tại thị trấn Cheolwon, tỉnh Kangwon, sát biên giới với Triều Tiên khi đang tham gia cuộc tập trận chung “Đại bàng non” giữa Mỹ và Hàn Quốc.
CH-53E được trang bị thiết bị an toàn rotor và cảm biến dò băng, trong đó có chứa đồng vị phóng xạ mức độ thấp (Stronti-90).
Theo báo cáo từ phía quân đội Mỹ: “Trong trường hợp các bộ cảm biến trên máy bay bị phá hủy thì cũng sẽ không gây nguy hiểm cho con người. Lượng chất đồng vị phóng xạ Stronti-90 trong mỗi bộ cảm biến chỉ tương đương với một tia X quang thông thường. Nếu các bộ cảm biến được tìm thấy ở hiện trường, chúng sẽ bị gỡ bỏ đi theo công ước quốc tế về bảo vệ môi trường”
Xác chiếc trực thăng CH-53E bị rơi tại Cheolwon.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết sau khi 21 quân nhân Mỹ được sơ tán, chiếc trực thăng đã bốc cháy dữ dội.
Trong số những người bị thương bao gồm 5 phi hành đoàn đến từ đơn vị viễn chinh số 31 của Thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản. Tất cả đều được đưa đến bệnh viện quân đội Mỹ tại Yongsan Garrison ở Seoul.
Theo báo cáo ban đầu, tình trạng sức khỏe của 15 người đã được phép xuất viện, 6 người còn lại hiện vẫn đang được điều trị trong tình trạng ổn định. Tuy nhiên, theo báo cáo được đưa ra hôm thứ Tư (17/4), số quân nhân Mỹ phải tiếp tục nằm viện điều trị là 8 người.
Hội đồng thẩm định tai nạn hàng không đã đến Hàn Quốc và bắt đầu tiến hành điều tra, theo báo cáo cho hay việc phục hồi máy bay và các hoạt động sửa chữa sẽ bắt đầu sau khi cuộc điều tra hoàn tất.
Báo cáo nhấn mạnh, hiện trường tai nạn là khu vực xa khu dân cư. Mặc dù vụ tai nạn không gây ra bất cứ mối đe dọa trực tiếp nào đến sức khỏe con người, nhưng việc làm sạch hiện trường vẫn được ưu tiên.
“Khi hoàn tất cuộc điều tra, chúng tôi sẽ xem xét chặt chẽ bất cứ yêu cầu nào về việc thay đổi các quy trình và công tác đào tạo. Đồng thời sẽ xem xét lại các hệ thống trên máy bay và kiểm định chất lượng các vật liệu đã được sử dụng. Việc kiểm định này nhằm tăng cường tính an toàn cho các thiết bị” báo cáo cho biết thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét