Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

5 CON CHUỘT CỐNG HỦ TÍU GỎ.

Về chuyện ăn phở ... Little Saigon và những xe hủ tiếu gõ

image
Hàng Phở gánh xưa
“Cho một tô tái chín,” “Cho một tô tái nạm gầu gân sách”, “Một tô chín, bò viên”... Đó là những “order” mà bất kỳ ai cũng từng nghe khi bước chân vào một quán phở. Tuy nhiên, cũng là bánh phở đó, cũng là miếng thịt tái đó, cũng là miếng gầu, miếng nạm đó, nhưng tại sao nơi này khách hàng phải kiên nhẫn đứng chờ bàn, tiệm kia thì lúc nào cũng thênh thang chỗ trống?

Câu chuyện về những miếng thịt bò trong bát phở với cô Charly Châu, người đang chịu trách nhiệm điều hành công ty Bravo Meat Co. ở Santa Ana, nơi cung cấp thịt bò cho khoảng hơn 75% các tiệm phở quanh khu vực Little Saigon, mở ra thật nhiều điều thú vị chung quanh món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của người Việt Nam.

image
Thịt bò của Bravo Meat Co., nơi cung cấp thịt cho hơn 75% các tiệm phở quanh Little Saigon và miền Bắc California, và Las Vegas.

Tái đâu chỉ có một
Mái tóc cắt ngắn “như con trai,” trang phục gọn gàng, lịch lãm, và đặc biệt là giọng nói ngọt ngào, êm êm khi nói tiếng Việt, Charly Châu có thể khiến người đối diện có cảm tình ngay với cô trong lần đầu gặp gỡ.
Đi vượt biên cùng ba mẹ vào năm 1980, khi mới lên 4., một năm sau, Charly đến Mỹ. 13 tuổi Charly đã đi làm cho tiệm Phở 54 của gia đình bằng những công việc nhỏ nhỏ như “làm nước, làm rau, biết công công việc trong nhà bếp ra làm sao, cách phục vụ khách hàng như thế nào.”
Đến 23 tuổi, học đại học xong, Charly bắt đầu ra hãng Bravo Meat Co. làm với ba, là ông Châu Hưng, một trong những người sáng lập công ty này từ năm 1986.
Công việc hiện tại của Charly là đi nói chuyện với khách hàng, giới thiệu các mặt hàng của công ty.

image
Charly Châu, người đại diện công ty Bravo Meat.Co
“Với một khách hàng mới mở tiệm, chưa có kinh nghiệm, chưa biết gì hết, thì mình có thể giới thiệu cho họ biết các loại thịt mà mình có, chất lượng của nó, màu nó khác nhau làm sao. Tái có bao nhiêu loại. Rồi đến các loại nạm, phải biết là ở những quán phở bán cho Mỹ thì Mỹ không ăn nạm, mà họ ăn chín... Mình cần biết những điều đó để chỉ cho khách.” Charly giải thích về công việc của mình.
Theo Charly, “chỉ riêng tái thôi đã có đến mười mấy loại.” Nào là tái Mỹ, tái Úc, tái Kobe, tái nạt, tái Central Valley, tái Excel, tái IBP... Mỗi loại là một giá tiền khác nhau.
Charly nói một cách say sưa, “Một miếng tái ngon thì độ mềm của nó phải đạt đến cỡ nào. Miếng nào thì gọi là 'trim' có giá mắc nhất, rồi 'choice' hay 'eye round'. Mà thịt mắc tiền chưa hẳn là loại thịt khách hàng nơi đó thích. Bởi vì nếu khách hàng quen ăn tái nhìn hồng hồng thì lại nghĩ miếng thịt màu đậm quá sẽ không ngon. Chưa chắc! Tùy người thôi. Có tái ăn ngọt hậu. Có tái đơn giản ăn vào thấy ok thôi. Cũng có tái mềm ơi là mềm mà vị của nó lại không hút vô nước phở. Mỗi loại tái đều khác nhau hết.”

image
Rồi đến nạm cũng có nhiều loại nạm, nào là nạm bò số 1 Central Valley, nạm Cargrill, nạm bò Dale Smith, nạm bò Walt's.. Gân cũng thế. Vào tiệm chỉ nghe khách kêu “Cho tô tái gân hay chín gân” nhưng có thể chẳng bao nhiêu người biết rằng đó là gân bò Excel, gân bò IBP, gân bò nạt, hay gân bò Swiff. Thậm chí sách bò cũng vậy. Có tiệm đặt mua sách bò AA, có tiệm thì chỉ ưa sách bò Hoskie, nơi thì chỉ chuyên về sách bò tổ ong.
Xương để nấu nước phở cũng không bao giờ giống nhau ở các quán phở. Bởi lẽ có đầu bếp sẽ chuộng xương bắp chân Central, có người thích xương bò CV, xương bò CG, hay xương bò JOB, xương bò WT...

image
Tô phở đặc biệt với thịt tái “filet mignon”

Thì ra, qua những gì Charly nói, bước vào thị trường phở cũng chẳng khác nào như lạc bước vào một “ma trận.”
Chưa hết, theo Charly, “Mình cũng có thể chỉ người ta cách cắt, rồi chỉ làm như thế nào để giữ cho thịt đó không bị hôi.”
Cô phân tích, “Mỗi tiệm phở có những khách hàng khác nhau, khẩu vị khác nhau, không ai có thể nói phở ai ngon hơn ai hết mà chỉ là khẩu vị của mình có hợp với người nấu hay không và thịt tái đó mình ăn quen hay không, mình thích mùi tái nồng hay không. Nếu một người không thích ăn nồng thì sẽ nói tái đó dở lắm! Chưa chắc vì tái đó lại mắc tiền thì sao? Có loại tái đẹp, ăn ngọt hậu mà khách ăn không thích cũng có thể do đầu bếp cắt thịt quá dày. Phải biết độ mỏng cỡ nào để cắt tái, làm sao biết sắp ra tô cho đẹp, nhìn hấp dẫn và khách nhìn vào biết đó là tái mới cắt ra, còn để lâu quá thì tái sẽ đen.”

image
Phở 45 trên đường Garden Grove.
“Không phải tái là tái không đâu, mà mỗi vị của tái đều khác nhau, tại thức ăn của bò khác nhau. Có một loại tái mùi nồng hơn, nhưng vị nó không ngọt hậu, tại nó không có ăn bắp.” Cô tiếp tục nói trong một niềm say mê lạ lùng.
Có lẽ ai cũng vậy, “đụng vào lãnh vực chuyên môn” là người ta có thể nói thao thao bất tuyệt. Mà với người càng yêu công việc của mình thì cách nói của họ càng khiến người nghe thấy thú vị hơn rất nhiều, đặc biệt là khi nói đến chuyện ẩm thực.
Charly là một người như thế, bởi như cô nói, “Mình theo nghề cung cấp thịt cho các tiệm phở, ngày nào cũng phở phở nên bây giờ trong máu chắc cũng có phở.”
Đi ăn một tô phở ngon
Trong khi chờ tô phở được mang ra từ quán Phở 45 mới mở chưa đầy nửa năm trên đường Garden Grove, Charly lấy chiếc chén nhỏ làm món nước chấm: 1 chút tương đen, 1 chút tương ớt, rắc lên tí tiêu và nặn vào ít chanh. Hòa chung tất cả lại với nhau.
Hãy thử nhúng miếng thịt bò “filet mignon” vào chén nước dùng như khi mình ăn “tả pín lù” và cứ nhúng cho chín theo cách mình ăn.
Thử chấm miếng thịt vào chén nước chấm vừa pha xem.
“Miếng thịt tái khi được cắt vừa mỏng, thịt sẽ mềm, nhưng không mềm nhũn, mùi thịt bò thơm nhưng không quá nồng để gây cho mình cảm giác gây gây, nước nhúng này vừa đủ ấm thôi chứ không quá nóng, thành ra khi đưa miếng thịt vào miệng, dường như vị ngọt chảy xuống cuống họng, không có cảm giác miếng thịt bị lã ra. Miếng thịt tái chấm vào chén nước chấm vừa có chanh vừa có ớt vừa có tương, có tiêu làm cho miếng thịt trở nên ngọt hơn nữa, khiến mình muốn ăn thêm một miếng nữa.” Miếng thịt ngon ngọt đã nằm trong miệng, mà nghe thêm cách diễn tả của Charly thì lại thấy nó trở nên ngon thêm một chút nữa.
Hãy thử một miếng gầu. Tại sao miếng gầu ở đây thơm và giòn, trong khi nhiều tiệm khác không được như vậy?
Người chuyên nghiên cứu về các loại thịt có trong phở giảng giải, “Miếng thịt nào cũng giống nhau nhưng cách dùng và cách cắt sẽ làm cho miếng thịt trở nên ngon hay không ngon. Vì vậy có khi mình đi ăn thấy phở không ngon nhưng thịt thì ngon. Khẩu vị mỗi người mỗi khác, nên tiệm phở đó được đánh giá là ngon hay không là tùy ở mỗi khách hàng. Không nói ai hơn ai được hết.”
Nghe rất có lý. Khẩu vị đâu ai giống ai.

image
Tô phở tái gầu của quán Kimmy. Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt.
Có lẽ Charly nói đúng, “Đi ăn nhiều rồi, Charly thấy phở mỗi chỗ đều khác nhau. Charly thích mùi thơm của phở Pasteur, nó khác với Kimmy. Thích Kimmy vì thịt cắt ngon. Thích phở Thanh Lịch vì mùi của nó hơi Bắc một chút. Mùi phở Charly thích tùy theo ngày. Nên nếu phải nói phở nào ngon hơn thì chỉ có thể nói mỗi người có một cách riêng, và phong cách này dẫn theo mỗi tiệm đều có khách hàng trung thành của họ.”

Quả thật, ngẫm lại thấy rõ ràng “Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt. Thịt phải đủ độ mỏng để làm người ăn không bị ngán, không thấy chán. Cắt thịt cũng quan trọng như cách nấu nước phở. Nước phở nấu bằng mỡ vàng sẽ bay mùi thơm hơn.”
Cùng một nơi cung cấp thịt, cùng những gia vị nấu phở nhưng 10 người nấu sẽ cho ra 10 vị phở khác nhau, dù là phở Nam hay phở Bắc. Tuy nhiên, tô phở nào được người ta ưng ý, chọn lựa nhiều hơn hết? Thật khó có câu trả lời cho vừa ý tất cả.
Và sẽ không có tiệm phở nào tiết lộ cho khách hàng biết họ đã nấu nước phở bằng xương loại nào, tái họ dùng là loại nào, nạm họ bán giá ra làm sao, và gầu, và gân và sách. Bởi lẽ, đó là bí quyết.
Chỉ biết rằng, ngay từ khởi đầu, Bravo Meat Co. nơi cung cấp thịt bò cho hơn 75% các tiệm phở quanh vùng Little Saigon, chưa kể vùng Bắc California và Las Vegas, đã biết phân loại thịt nào ra thịt đó, “nhìn vô biết miếng nạm biết nó như thế nào, có có đủ vè hay ít vè, nhiều mỡ hay không mỡ... Và làm sao để cắt ra một miếng thịt ngon, giữ thế nào cho thịt không hôi.”

Người ta tìm đến với Bravo Meat Co. không chỉ vì nơi đây có thể xem như “One Stop Shop” với đủ loại gia vị cho ra một nồi phở, từ thảo quả, quế, hồi, đinh hương, hột ngò, muối, đường, bột ngọt, tương đen, tương đỏ, nước mắm, nước tương, bánh phở,... mà đến đây, để còn được nghe Charly Châu phân tích về sự khác biệt của các loại thịt làm nên một tô phở ngon như ý.



Ngọc Lan

Sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ

image
Đây là câu chuyện rùng rợn nhất, in đậm vào tâm trí cánh phóng viên chúng tôi về một chuyến tác nghiệp cùng với các anh bên phòng cảnh sát hình sự thành phố.
Cũng như thường lệ những lần tác nghiệp khác, tôi được theo anh P bên phòng cảnh sát hình sự đi tuần trên các tuyến đường sài gòn.
Dạo quanh các tuyến đường trên địa bàn thành phố đến các vùng ven, bỗng anh P phát hiện 2 đối tượng khả nghi, tay chân xăm trổ nhìn rất hung tợn.

Anh nói tôi hai thanh niên trước mặt rất khả nghi, bám theo xem thế nào.

Bám theo đối tượng khả nghi qua 4 ngã tư đến đoạn Cách mạng tháng 8, bỗng 2 thanh niên áp sát một phụ nữ đang đi trên đường và giật phăng sợi dây chuyền trên cổ.
Không kịp hoàn hồn, người phụ nữ chỉ biết nhìn theo 2 tên cướp. Ngay lúc đó anh P tăng tốc truy đuổi 2 đối tượng, tôi ngồi sau chỉ biết bắm chặt chiếc xe và nhìn theo bóng 2 tên cướp.
Phía trước 2 tên cướp phóng như bay qua các tuyến đường, anh P không ngừng tăng ga truy đuổi. Đến đoạn Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi đã áp sát được 2 tên cướp, a P nhanh chóng ép xe và đạp ngã được chúng.
Mọi người xung quanh vẫn chưa kịp nhận ra chuyện gì xảy ra, anh P đã nhanh chóng quật ngã được một tên, còn tên kia bỏ xe và ném tang vật về phía a P và tẩu thoát.
Theo phản xạ anh P vung tay hất tung tang vật sang 1 bên. Lúc này mọi người xung quanh mới hỗ trợ chúng tôi trói tên cướp và gọi cho lực lượng công an địa phương.
Tôi và anh P loay hoay tìm tang vật để làm bằng chứng và trả cho người bị hại thì một người bên đường bảo nó rớt vào thùng nước lèo quán hủ tiếu gõ bên đường, tôi và anh P tiến lại gần thì anh chủ quán bảo không thấy.
Anh P liền móc thẻ ngành và yêu cầu anh chủ quán cho kiểm tra thùng nước lèo để tìm tang vật, không ngờ anh chủ quán lại một mực không cho kiểm tra và bảo không thấy vật gì rớt vào đây cả và tỏ ra thái độ chống đối.
Chỉ đến khi lực lương công an địa phương đến, thì anh ta mới chịu “cúi đầu”.

image
Thực khách vẫn vô tư ăn mà không biết...
Một tình huống kinh hoàng được phát hiện từ đây.
Trong thùng nước lèo xe hủ tiếu gõ của anh ta, chúng tôi vớt lên từ đáy thùng một thứ khủng khiếp trước sự chứng kiến của nhiều người xung quanh.
Năm con chuột cống to đùng được xiêng theo hình lục giác, nhiều người không chịu nổi đã hét toáng lên. Tiếp tục vớt dưới đáy thùng thì chúng tôi đã tìm được sợi dây chuyền.
Năm con chuột cống được xiên tỉ mì và trắng toát, nhìn trên tủ kiếng chỉ vẻn vẹn 1 cục thịt bé xíu. Thì ra đây chính là nguyên liệu chính để làm ngọt nước xe hủ tiếu gỏ. Anh ta còn khai nhận đã hành nghề thế này được 4 năm nay, thịt chuột đã chế biến sẵn và được cung cấp bởi một tay xe ôm, anh ta chỉ xiên lại và đem nấu.
Đã nhiều lần nghe đồng nghiệp kể lại việc xe hủ tiếu gõ làm ngọt nước bằng trùng chỉ, nay tôi lại tận mắt chứng kiến một nguyên liệu hết sức khủng khiếp thế này.
Anh ta khai nhận, thịt này không đem bỏ, sau khi nấu xong còn được tay xe ôm kia thu lại với giá 30 ngàn. Tôi hỏi mãi anh ta mới chịu khai là số thịt chuột ấy được đem về và chế biến làm nhân thịt của bánh giò.
Thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi, kinh doanh kiểu ác độc thế này thì làm sao mà “khá” nổi? Trên đường về nhà, tôi nhớ lại còn cảm thấy rùng mình, còn anh P thì chỉ lắc đầu và im lặng…
Người Việt mình sao lại có kiểu kinh doanh thế này, đồng tiền đã làm mờ mắt họ.
 Họ không màng đến sức khỏe, tính mạng của người khác, bán “thần chết” kiểu này thì suốt đời ông trời cũng không cho họ “khá nỗi”.
Đại Lâm


Hình ảnh hủ tiếu ngõ phở ngõ ở Việt Nam:

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image


Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"

image
Tô phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam, với hai mức giá hiện có là 650.000 đồng và 850.000 đồng một tô.
Các ông, các bà "thợ nói" trên các đài phát thanh (radio station) của người Việt ở OC ra rả quảng cáo cho phở bò KOBE (cỡ $10-15/tô), nhưng theo bài báo này, tất cả quảng cáo thịt bò KOBE là xạo !!!! Chả có bò KOBE nào bán ra xứ ngoài cả !!!!!. Cả nước Nhật chỉ có 3000 con bò loại này thì lấy thịt ở đâu mà xuất cảng ?.

image
Người chủ nhà hàng, một Việt kiều, ông Tôn Lâm, thưởng thức món phở mà nhiều người gọi là phở "đại gia", vì phần lớn khách hàng là người giàu.

Ở Mỹ thỉnh thoảng có một vài tiệm phở có một vài cô trẻ đẹp bưng tô phở ra cho thực khách và như vậy là à CÔ BÊ....... phở 

“Lời nói dối về thịt bò Kobe”

image
Tạp chí Forbes mới đây đã khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, tất cả những thứ được gọi là “thịt bò Kobe” trên đất Mỹ chỉ là trò bịp.
Trong bài viết mang tên “Food’s biggest scam: The great Kobe beef lie” (tạm dịch: “Vụ lừa đảo thực phẩm lớn nhất: Lời nói dối  về thịt bò Kobe”), tác giả Larry Olmsted của Forbes cho biết, không thể mua được thịt bò Kobe ở Mỹ.

image
“Bạn không thể mua được thịt bò Kobe ở đất nước này, cho dù trong cửa hiệu, qua thư, hay ở các nhà hàng. Cho dù bạn có chi bao nhiêu tiền, nhà hàng bạn đến sang trọng đến đâu, thì bạn đều bị lừa với thứ mà họ gọi là “thịt bò Kobe”. Thật tiếc khi phải nói với bạn điều này, nhưng nếu bạn không ở châu Á thì gần như chắc chắn bạn chưa từng được nếm món thịt bò Kobe nổi tiếng của Nhật.
“Bạn chỉ có thể đã được ăn món thịt bò “nhái Kobe” từ vùng Midwest, Great Plains, Nam Mỹ hoặc Australia, nơi người ta sản xuất loại thịt bò mà tôi gọi là “Faux-be”. Cũng có thể bạn đã được ăn thịt bò Kobe giả nhập khẩu từ Nhật trước năm 2010. Hiện nay, luật của Mỹ cấm nhập khẩu, thậm chí là xách tay, bất kỳ sản phẩm thịt bò nào từ Nhật Bản. Trước năm 2010, chỉ có thể nhập thịt bò tươi sống không xương từ Nhật, nhưng không có sản phẩm nào là thịt bò Kobe thật. Theo luật của Nhật, thịt bò Kobe chỉ có thể là sản phẩm của vùng Hyogo mà Kobe là thủ phủ, mà ở đó lại không có một nhà giết mổ gia súc nào được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USDA) chứng nhập để xuất hàng vào Mỹ.

image
Theo Hiệp hội Marketing, phân phối và phát triển thị trường thịt bò Kobe của Nhật Bản, nơi Thịt bò Kobe là một nhãn hiệu thương mại được đăng ký, thì Macao là thị trường duy nhất nhập khẩu chính thức loại thịt này, và cũng chỉ mới nhập là năm ngoái. Bởi thế, giả sử nếu bạn được ăn thịt bò Kobe thật ở Mỹ, thì có lẽ ai đó đã âm thầm giấu thịt đó trong hành lý của họ để mang vào Mỹ”.
Trên thực tế, các món thịt bò gọi là Kobe vẫn xuất hiện đầy rẫy trên các chương trình truyền hình của Mỹ, bên cạnh những gương mặt đầu bếp nổi tiếng, và trên thực đơn của các nhà hàng khắp nước Mỹ. Mua thịt bò Kobe trên mạng ở Mỹ cũng thật dễ dàng. Nhiều bài báo trên tờ báo uy tín The New York Times cũng hết lời ca ngợi món “thịt bò Kobe” ở những nhà hàng hạng sang thuộc khu Manhattan.

Chẳng lẽ tất cả đều là thịt bò Kobe giả mà nhà chức trách Mỹ lại làm ngơ?
image
Bài viết đưa ra câu trả lời đơn giản: Mặc dù Thịt bò Kobe, Thịt Kobe và Gia súc Kobe là các nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ ở Nhật, các nhãn hiệu này lại chưa hề được đăng ký hay bảo hộ theo luật Mỹ. Chính điều này đã tạo cơ hội để người tiêu dùng bị móc túi.
“Ở Nhật, để được gọi là thịt bò Kobe, sản phẩm thịt phải đảm bảo những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo. Đó phải là thịt của con bò giống Tajima-gyu thuần túy, bò lai không được chấp nhận. Con bò phải được sinh ra ở vùng Hyogo, nuôi lớn bằng cỏ, nước và trong điều kiện khí hậu ở đây suốt đời. Đó phải là một con bò đực hoặc bò cái chưa qua sinh nở. Thời gian nuôi một con bò Tajima-gyu cho tới lúc được lấy thịt cũng lâu hơn các giống bò khác, khiến chi phí đội thêm. Khi giết mổ, con bò phải được làm thịt tại một nhà giết mổ ở Hyogo, sau đó trải qua một cuộc thẩm định ngặt nghèo của nhà chức trách.

image
Hiện chỉ có khoảng 3.000 đầu gia súc được xem là Thịt bò Kobe trên toàn thế giới, và không có con nào ở ngoài biên giới Nhật Bản. Quy trình còn ngặt nghèo đến nỗi, khi thịt bò Kobe được bán đi, cho dù trong cửa hiệu hay nhà hàng, thịt đó phải mã số bao gồm 10 chữ số để người tiêu dùng biết đó là thịt đến từ con bò Tajima-gyu nào”.

image
Trò “lập lờ đánh lận con đen” với thịt bò Kobe ở Mỹ còn được đẩy lên mức cao mới khi các nhà cung cấp đưa ra những tên gọi như “thịt bò Kobe kiểu Mỹ”, “thịt bò Wagyu”. Đến nhà hàng, khách hàng có thể được lý giải rằng, Wagyu là tên của giống bò cho ra thịt bò Kobe. Nhưng như tác giả đã giải thích, thịt bò Kobe phải là giống Tajima-gyu thuần chủng, còn Wagyu lại có nghĩa là “gia súc Nhật Bản”, dùng để chỉ toàn bộ các giống gia súc ở đất nước mặt trời mọc.

Theo tác giả bài báo, lý do duy nhất khiến có thứ thịt bò “gọi là Kobe” được bán ở Mỹ là bởi vì Chính phủ Mỹ để các nhà cung cấp gọi nhiều thứ là thịt bò Kobe. Còn lý do để người tiêu dùng mua những thứ thịt đó là bởi ngành công nghiệp gia súc ở Kobe đã dành một quãng thời gian nhiều năm ròng xây dựng uy tín về sự tuyệt hảo của sản phẩm, một thứ uy tín đã bị đánh cắp.

image
Trước đây, các nhà hàng và các công ty phân phối thực phẩm ở Mỹ thường cho bất kỳ loại thịt bò nào đến từ Nhật là thịt bò Kodbe. Trong hai năm trở lại đây, khi Mỹ không nhập thịt bò Nhật nữa, thì các món thịt bò Kobe theo cách gọi của họ chỉ còn điểm chung duy nhất là thịt bò, còn xuất xứ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau.



An Huy

Báo ngoại quốc chê quán phở ở Hà Nội là 'thô lỗ'

image
Một quán phở vỉa hè ở Hà Nội.

Những người làm việc tại quán phở này bị ký giả hãng AFP chê là “ăn nói cộc cằn, thô lỗ.”

Báo mạng Việt Nam Plus dẫn lời một nhân chứng, cư dân Hà Nội là ông Trần Văn Hưng 39 tuổi nói rằng ông đã ăn phở Lò Ðúc suốt 20 năm qua. Ông cho biết: “Những người bán hàng ở đây luôn cộc cằn với tôi. Nhưng tôi quen rồi. Tôi không quan tâm.”
Còn theo ký giả AFP, món phở nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Việt, kể cả du khách ngoại quốc. Vì vậy, theo báo này, mặc dù người bán hàng lúc nào cũng ăn nói “kém nhẹ nhàng,” quán phở vẫn đông nghịt.
Từ trước, Hà Nội còn nổi tiếng có nhiều quán thuộc loại “bún mắng, cháo chửi.” Ðiều lạ là các quán loại này vẫn... đông khách. Có người lại còn tỏ ra thú vị, cho rằng “có lẽ không nghe chửi thì lại... ăn chẳng ngon.”

image

Tại Sài Gòn hiện nay cũng không ít quán thuộc “phong cách” trên. Có quán ở quận 3, Sài Gòn, người tính tiền sẵn sàng ném tiền vô mặt thực khách chỉ vì họ giành nhau trả tiền. Còn nhan nhãn khắp nơi ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam, không dễ gì thực khách tìm thấy nụ cười ở nhân viên bán quán.

image

Có lẽ “phong cách mắng chửi, không thích cười” đã trở thành quen thuộc và thông dụng đến nỗi không ai còn thấy lạ, trừ những người ngoại quốc.

Một số cư dân khác cho biết đã ngay lập tức nhận ra “điều bất thường” này khi ông từ quê ở miền Trung đến Hà Nội. Ông còn kể, đã được giải thích rằng có nhiều quán ăn “cha truyền con nối” cũng có nhân viên, chủ quán mang thái độ “thiếu thanh lịch” đối xử với khách hàng.

image
Có người còn thú nhận, dân Hà Nội hàng chục năm đã quen “ăn chửi” nên không còn thấy lạ.



Bún mắng cháo chửi ở Hà Nội

image


Gần đây, trên tờ Giáo Dục Việt Nam có một loạt bài khá thú vị về phong cách phục vụ tại một số 
tiệm ăn ở Hà Nội. Về đề tài này, trước, tôi đã từng viết, nhưng nay, đọc các bài thảo luận trên Giáo Dục, tôi không thể kiềm chế được sự “ngứa ngáy”, nên xin bàn tiếp.

Loạt bài do nhiều người viết. Giới nghiên cứu có; giới phóng viên có; giới độc giả cũng có. Nhiều người kể lại những kinh nghiệm cụ thể mà mình từng mắt thấy tai nghe hoặc có khi chính mình là nạn nhân của thứ văn hóa “bún mắng cháo chửi” ấy.

Một người kể: Đang đứng tần ngần chọn món để gọi, ông bị chủ quán mắng ngay: “Đứng chầu mồm à? Ăn không thì bảo?”. Ông vội vàng trả lời: “Chị cho xin một tô.” và lại bị mắng tiếp: “Tô, tô cái gì? Ra đây phải gọi là bát nhá!” Lại chịu đựng. Lại đứng tần ngần. Và lại nghe chủ quán mắng tiếp: “Vậy ông ăn bằng miệng hay ăn bằng tai? Ăn bằng miệng thì ngồi xuống. Bà kia! Xích cái đít mỡ ra một chút cho người ta ngồi.”

image


Một người khác, gốc Hà Nội, so sánh phong cách phục vụ trong các tiệm ăn ở Hà Nội và ở Sài Gòn:

“Trong khá nhiều lần đi công tác vào miền Nam, khi vào sử dụng dịch vụ ở các nhà hàng tại Sài Gòn, tôi nhận thấy rằng, thái độ phục vụ, dù chỉ là những anh bồi bàn thôi thì cũng đã rất dễ chịu, lịch sự, thân thiện, tôn trọng khách hàng, khác xa so với ở ngoài Hà Nội.

Ở những nhà hàng, cửa hàng ở Sài Gòn mà tôi đã từng đặt chân đến, dù là đông khách hay vắng khách thì những nhân viên ở đây vẫn tạo cho tôi cảm giác được chào đón hết sức nồng nhiệt.

Những nụ cười cùng những lời đề nghị hết sức lịch thiệp là điều mà chúng tôi luôn thấy ở các nhân viên phục vụ dù rằng phải tiếp đón một lượng khách lớn, rất mệt mỏi. Họ cũng sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình cũng như giải thích nhẹ nhàng, cặn kẽ với những gì chúng tôi còn thắc mắc, chưa hiểu.

Khi chúng tôi có những lời góp ý họ luôn dành nụ cười và lời cảm ơn chân thành. Tôi cũng nhận thấy, trong cung cách phục vụ ở đây, những nhân viên, quản lý nếu sai thì sẽ sẵn sàng xin lỗi khách hàng và nếu khách hàng có sai thì họ cũng nhẹ nhàng chứ không bao giờ có những lời lẽ theo kiểu "dạy dỗ" như ở không ít nhà hàng tại Hà Nội...

image
Một nhà hàng tại Hà Nội

Tôi là một người cũng khá khó tính trong việc "chấm điểm" cung cách phục vụ của các nhân viên dành cho mình nhưng quả thật, tôi cũng đã phải móc hầu bao để thưởng thêm cho một anh chỉ là bồi bàn tại một nhà hàng ở Sài Gòn vì thái độ phục vụ quá chu đáo, nhiệt tình, tôn trọng khách... Điều đó, cũng xin thưa rằng, ở Hà Nội tôi chưa bao giờ làm cả, vì thấy nó không xứng đáng...”

Số người đồng ý với nhận xét ở trên nhiều đến độ báo Giáo Dục viết hẳn một bài tổng kết với nhan đề “Ai cũng công nhận rằng văn hóa phục vụ ở Hà Nội kém xa Sài Gòn”.

image 

Đào sâu vào những sự so sánh như thế chắc chắn là một điều thú vị và bổ ích. Nhưng xin hẹn một dịp khác. Ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào hai vấn đề:
 
Thứ nhất, tại sao người Hà Nội lại có thứ văn hóa phục vụ thô lỗ, hỗn láo và tục tằn đến độ quái gở như thế?
 
Thứ hai, tại sao người dân Hà Nội lại có thể chịu đựng được thứ văn hóa phục vụ khủng khiếp đến như thế?

 
Trong hai câu hỏi ở trên, theo tôi, câu hỏi thứ hai quan trọng và cần thiết hơn câu hỏi thứ nhất.
 
Bình thường, người bán hàng lịch sự và dễ thương với khách không hẳn là vì tâm tính của họ vốn vậy. Lý do chủ yếu là vì lợi. Ở Tây phương, người ta thường cho rằng để bán hàng chạy, cần có ba điều kiện chính: một, địa điểm; hai, chất lượng; và ba, phong cách phục vụ. Điều kiện thứ ba đặc biệt quan trọng trong lãnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống. Chính vì vậy, khi tuyển nhân viên phục vụ trong các tiệm ăn và các quán cà phê, người ta thường chú ý nhiều đến ngoại hình; trong ngoại hình, yếu tố được chú ý nhất là gương mặt; trên gương mặt, yếu tố được chú ý nhất là nụ cười. Những nụ cười thân thiện của chủ quán và của những nhân viên phục vụ được xem là một trong những nguyên tắc chiến lược tạo nên sự thành công của việc buôn bán: Chúng đẻ ra tiền. Biết thế, ngay cả những người bẳn tính nhất, khi làm việc, cũng trở thành hòa nhã với khách.

image

Ở Hà Nội, ngược lại, người ta không tôn trọng khách, không cần khách, sẵn sàng chửi thẳng vào mặt khách. Tại sao? Một số người trả lời: Vì đó là những người nhập cư, đến từ các tỉnh lẻ, vốn ít học và thiếu văn hóa. Chắc chắn đó không phải là câu trả lời chính xác. Ở đâu lại không có người nhập cư? Tỉ lệ dân nhập cư ở Sài Gòn chắc chắn phải cao hơn hẳn Hà Nội. Nhưng tại sao Sài Gòn có thể “văn hóa” họ được mà Hà Nội lại không? Vả lại, nói thế cũng đồng nghĩa với việc đánh giá thấp người dân ở nông thôn, những người tuy không được xem là lịch sự nhưng lại nổi tiếng là thân thiện và dễ mến.
 
Câu trả lời, tôi nghĩ, một phần nằm trong văn hóa hợp tác xã từng ngự trị ở miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, trong suốt mấy chục năm, từ năm 1954 đến ít nhất cuối thập niên 1990. Ở các hợp tác xã ấy hầu như lúc nào cũng có bảng hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhưng trên thực tế, đó là những trung tâm quyền lực, ở đó, nhân viên tha hồ tác oai tác quái và khách hàng chỉ biết năn nỉ ỉ ôi để được mua từng chút, từng chút nhu yếu phẩm cho sự tồn tại của bản thân và gia đình. Chính các hợp tác xã ấy đã quan liêu hóa lãnh vực kinh doanh và dịch vụ khiến người bán hàng xem khách là những kẻ ăn xin chứ không phải là nguồn lợi của mình.

image

Nhưng vấn đề là: Tại sao khách lại chịu đựng những sự nhục mạ như vậy? Ngày xưa, thời bao cấp, sự chịu đựng như vậy là điều dễ hiểu. Không chịu đựng được thì đói. Nhưng còn bây giờ? Hàng quán ê hề, ở đâu cũng có, không vào tiệm này thì vào tiệm khác, vậy tại sao người ta vẫn cứ tiếp tục bước vào các tiệm “bún mắng cháo chửi” để chịu nhục? Thức ăn ở các tiệm ấy ngon ư? Nhưng, thứ nhất, liệu cái ngon ấy có đáng được trả giá bằng sự nhục nhã không? Thứ hai, tại sao dù nhục nhã như vậy, người ta vẫn không thấy nghẹn trong họng và vẫn thấy ngon?
 
Chủ quán và nhân viên phục vụ thô lỗ và thô bỉ có thể là do bản tính. Nhưng chấp nhận bước vào các tiệm có thứ văn hóa phục vụ thô lỗ và thô bỉ như vậy lại là sự chọn lựa của khách hàng. Đó không phải là sự chọn lựa giữa tiệm này và tiệm khác, giữa món ăn này và món ăn khác. Mà là sự chọn lựa giữa miếng ăn và lòng tự trọng.

image


Đến đây, chúng ta không thể không tự hỏi: chẳng lẽ lòng tự trọng của người Hà Nội -xin lỗi, của một số người Hà Nội - lại yếu đến vậy sao?
 
Chỉ một số thôi ư? Chắc hẳn đó phải là một số không nhỏ. Nếu không, các hàng quán “bún mắng cháo chửi” ấy đã phải đóng cửa rồi.
 
Đóng cửa từ lâu rồi.
Nguyễn Hưng Quốc

"Cháo Chửi" Hà Nội

image


Quán cháo sáng đông nghẹt khách không còn một chỗ trống, có người không tìm được chỗ ngồi đành bê tô cháo đứng chờ để người khác ăn xong rồi thế chỗ. Kỳ lạ thay, lẫn trong tiếng loang choang của bát đĩa, xoong nồi là tiếng chửi xoe xóe của bà chủ mặt đỏ phừng phừng. Bà ta rủa xả bới móc một cách bài bản, đôi khi rất độc địa và đặc biệt… những lời đó là bà ta chửi khách. Và cứ như vậy, chủ quán thì chửi thật lực, khách thì vẫn “ngoan ngoãn” ngồi ăn… đôi lúc còn “nhoẻn cười” hiền lành. Ở Hà Nội đang tồn tại vô khối những quán ăn kỳ quặc như thế.

Cháo chửi danh bất hư truyền. Xin bắt đầu bằng một đoạn “hội thoại” sau đây tại quán cháo sáng trong con hẻm nhỏ trên phố Nguyễn Như Đổ. “Ôi, cháo ở đây đắt nhỉ, có một bát cỏn con mà bà tính tới 30.000 đồng”, người thanh niên vừa móc ví trả tiền, vừa phàn nàn. Bà chủ quán đang nhanh tay múc cháo cho khách, nghe thế liền khựng lại, đổ toẹt bát cháo vào nồi, quắc mắt thách thức:

“Giá cả ở đây thế, ăn không nổi thì biến, đây không thiết”.

image

Người khách giật mình tròn mắt nhìn bà chủ, gương mặt đỏ ửng vì xấu hổ. Anh cự lại, giọng đã bắt đầu gay gắt:

“Cháu chỉ nói thế thôi chứ có lằng nhằng tiền nong gì đâu mà bà to tiếng”.

Tưởng thế là đã xong, ai ngờ, bà chủ tiếp tục “xả”:

“Thế mà còn không lằng nhằng à, nếu anh không có đủ tiền thì tôi cho luôn, lần sau đừng vác mặt đến đây nữa nhé, nhìn lịch sự thế kia hóa ra cũng là đồ giẻ rách”.

image
Hình minh họa

Đến giờ thì anh chàng thực sự “kinh hãi”. Anh trợn mắt định nói một câu gì đó nhưng rồi lại thôi, rút phắt tiền trả rồi đi thẳng. Quán vẫn đông nườm nượp khách vào ra, trật tự và ngăn nắp. Chỉ có tiếng bà chủ già ngồi sau nồi cháo nghi ngút khói cứ luôn miệng nhiếc móc. Bà Mễ vừa múc cháo cho khách, vừa luôn miệng chửi bới.  Các cụ xưa thường dạy rằng, “trời đánh tránh miếng ăn”, nghĩa là dù có thế nào đi chăng nữa thì lúc ăn uống, nên để không khí vui vẻ. Người Hà Nội, với lịch sử lâu đời đã mang trong mình những nét truyền thống tinh hoa của văn hóa ẩm thực. Người ta ăn không phải để no bụng mà ăn uống còn là thú thưởng thức. Những quán ăn mở ra để phục vụ thực khách thì phải coi trọng và làm cho khách nhớ nhà hàng. Nhưng, ở Hà Nội, đâu đó trên những con phố cổ ngàn năm, những gánh hàng rong vỉa hè đá xanh đang tồn tại một thứ văn hóa ăn uống kỳ lạ: vừa ăn vừa nghe chửi. Có nhiều “thể loại” chửi đang hàng ngày diễn ra tại những quán ăn kỳ quặc này. Có bà chủ thì chửi nhân viên, có bà lại mắng khách xơi xơi, có bà lại thích chửi đổng, chẳng nhằm vào ai… Vừa rà xe máy đến quán cháo trên phố Nhà Thờ mà nhiều người vẫn kháo nhau rằng: “Có bà chủ chửi hay nhất Hà Nội”, tôi đã phải nghe những lời rủa xả của bà với anh chàng trót chê bát cháo đắt.

Tôi rụt rè hỏi:
“Để xe ở đâu được hả bà?”.

Bà chủ vẫn chăm chăm vào bát cháo, nói như quát:
“Chỗ để xe chỉ có thế thôi, muốn để đâu thì để, nếu không còn chỗ thì để lên mái nhà này này”.

Vừa dựa vào chiếc ghế nhựa, tôi như dựng người dậy bởi tiếng quát:
“Anh kia, ăn gì thì gọi rồi bê vào chứ, định bắt người ta hầu tận mồm à”.

image
Hình minh họa

Đến giờ thì tôi thực sự hoảng vì cung cách phục vụ có một không hai này. Mấy người khách vào sau hỏi menu món ăn liền bị bà chủ “dằn mặt”:
“Ở đây già tôi chỉ có mỗi cháo gà thôi, ăn được thì ăn, không ăn được thì bước”.

Tôi run rẩy bê bát cháo, miệng im thít không dám nói nửa lời, thỉnh thoảng lại giật mình thon thót tiếng chửi mắng choang choác vang lên. Có người vô ý vứt giấy lau miệng xuống sàn, bà “xỉa” ngay:
“Trông người thì có văn hóa mà sao vô văn hóa nhỉ”.

Người nào ăn chậm, ngồi lâu uống trà, bà nhắc ngay:
“Ăn mỗi bát cháo mà ngồi lâu thế, định mọc rễ ở đó à”.

Có cô gái trẻ ăn vận lịch sự bước vào, khi ăn xong gọi tiếp hai xuất nữa mang về. Cô dặn thêm:
“Bà cho nhạt đi một chút, hôm trước hơi mặn ạ”.

Bà chủ nghe thế, ngửa mặt, trợn mắt:
“Mồm cô làm sao thế, trăm vạn người ăn có ai kêu ca gì đâu mà cô kêu mặn, nếu không ăn được thì lần sau đừng vác mặt đến nữa nhé”.

Cô gái còn đang lúng búng định giải thích thì bà chủ đổ toẹt luôn hai bát cháo vào nồi:
“Thôi, tôi không bán nữa, bán cho cô có ngày tôi sập tiệm”.

Chửi cứ chửi, ăn vẫn ăn Bà chủ kiêu căng, tục tĩu như thế nhưng điều kỳ lạ là khách khứa vẫn nườm nượp vào ra, giờ cao điểm không có chỗ ngồi, khách phải bê ghế nhựa ngồi tràn ra vỉa hè, ngay sát mép cống. Chị Thùy, nhà ở đường Phan Đình Phùng thì thầm kể:
“Lần đầu tiên vào ăn quán này, tôi suýt sặc vì nghe những lời nhiếc móc, xúc xiểm. Nhưng ăn ở đây vừa ngon vừa rẻ lại gần nhà nên hay tiện đường ghé vào, lâu dần trở thành quen, giờ thì vô cảm rồi. Bà ta chửi ai thì chửi, miễn đừng đụng đến mình là được”.

Nhiều người hiếu kỳ, muốn được tận mắt chứng kiến kiểu ăn uống quái gở này, nhưng họ đã không chịu nổi nhiệt, ăn một lần rồi thề không bao giờ quay lại. Có người mới ăn lần đầu, “choáng nặng” trước cung cách phục vụ nên cự lại. Bà chủ được thể, chửi càng hăng, càng tục. Khách cũng chẳng vừa, lôi hết vốn liếng đáp lại. Có nhiều hôm, quán ăn ồn ã tiếng cãi vã như vỡ chợ. Chị Hòa, con cái cả của bà Mễ cũng đã ngoài 40 tuổi. Chị cũng nối nghiệp gia đình, mở một quán bán cháo gà gia truyền gần đó. Chị kể: “Mẹ tôi quê gốc Nam Định, lấy chồng rồi theo chồng lên đây sinh cơ lập nghiệp. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, quán cháo gà bây giờ chỉ là gánh hàng rong vỉa hè gần cổng chợ Đồng Xuân. Hồi đó, cuộc sống chưa no đủ như bây giờ, món cháo gà vỉa hè giá rẻ ấy trở thành đặc sản của dân lao động ngoại tỉnh”.

Bà Mễ tục tằn, bộc trực theo kiểu nông dân, gặp đâu chửi đó, lại chửi rất tục, có bài hẳn hoi nhưng chửi xong quên ngay. Những người đến ăn cháo đều là dân lao động nghèo khó, quen vạ vật nên bạ đâu ngồi đó, ăn chịu rồi quỵt tiền triền miên. Bà Mễ chửi nhiều thành quen miệng. Bây giờ ngoài món cháo chính, khách hàng còn được khuyến mại thêm “món chửi”. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, gánh cháo gà thời ấy đã trở thành một địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người. Có thời điểm khách đến đông quá, bà Mễ đành văng tục để đuổi bớt khách đi. Khách chẳng những không đi mà lại càng đông hơn, bà Mễ chửi bới lại càng hăng máu hơn.

Có lần, bà Mễ chửi phải đám thanh niên côn đồ, chúng chửi lại không nổi liền cầm gạch đá đập vỡ hết bát đĩa, tủ hàng. Chị Hòa kể: “Chúng còn đánh bà phải nằm viện mất mấy tuần. Sau lần đó, tưởng bà hãi quá mà bỏ thói quen chửi khách nhưng bà vẫn chứng nào tật đó”.
Biến tướng món ăn kỳ quặc. Chẳng hiểu về nguyên do gì, món chửi này cũng manh nha hình thành, rồi biến tướng quái dị ở một số quán phở, bún, cháo đêm ở Hà Nội. Từ quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên, phở đêm Cầu Giấy, phở Bát Đàn, cháo Nguyễn Như Đổ. Họ chửi tục tĩu hơn, vô văn hóa hơn và ngày càng đông khách hơn. Những kiểu chửi này tạo thành một thứ mốt để hút khách, làm cho khách nhớ mà quay lại. Họ phát hiện ra một quy luật ngược đời: “Lượng khách vì bị nghe chửi mà bỏ quán ít hơn nhiều lượng khách bị nghe chửi nhưng vẫn mặt dày quay lại”. Để giảm bớt sức nóng cho khách, nhiều chủ quán quay sang chửi nhân viên. Quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên là một dạng như thế. Chủ quán mặt bóng nhẫy, tầm 50 tuổi, quê gốc Hà Tây cũ. Mấy cháu nhân viên dáng vẻ quê mùa sau mỗi câu chửi của bà chủ thì quắn chân lên mà chạy, không dám cãi một lời. Tôi có may mắn được chứng kiến nhiều lần kiểu “trị” nhân viên.

image
Hình minh họa

Một bận, chẳng hiểu có việc gì mà một cô bé đến muộn, bà chủ gọi lại, cầm con dao bầu “chém gió” trước mặt, miệng năm miệng mười:
“Mày ở nhà chôn bố mày hay sao mà giờ mới vác thớt đến. Không làm nữa thì biến, đừng để tao ngứa mắt”.

Con bé cúi mặt cun cút đi bê cháo. Chạy chậm một chút để khách giục là bà hét tướng lên:
“Con chết đâm chết chém kia, mày ăn phải cái gì mà ì ra đó, sao lúc giai gọi thì mày chạy nhanh thế hả con”.

Khuôn mặt bà chủ góc cạnh, tiếng chửi nghe đến chói tai. Tranh thủ lúc vãn khách tôi hỏi một bé gái chừng 15 tuổi, khuôn mặt đen nhẻm đang hí húi rửa bát:
“Bà chủ chửi ghê thế, sao không kiếm chỗ khác làm hả cháu”.

Câu trả lời của nó làm tôi bất ngờ:
“Bà ấy cố tình chửi thế để khách nghe cho vui thôi, bọn cháu nghe mãi quen rồi”.

Tôi ngẩn người suy nghĩ: “Mấy đứa nhân viên nhà quê nghèo khổ kia đang trở thành công cụ cho cái thú ẩm thực kinh dị của rất nhiều người”.

Cùng nhau bài trừ.  Nhẹ nhàng hơn những kiểu chửi bới, lăng mạ ấy, nhiều quán ăn hiện nay thấy mình đông khách, có uy tín một chút là quay ra kiêu căng, thái độ với khách rất khó chịu. Khách ăn uống trả tiền đàng hoàng, nhưng có cảm giác như thể phải đi xin ăn. Họ cằn nhằn, văng tục với nhau ngay trước mặt những cụ già lớn tuổi. Nói về những quán ăn với những chiêu hút khách kiểu “hạ tiện” nêu trên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội cho biết:

“Những quán ăn này manh nha phát triển tại Hà Nội mấy năm nay. Những kiểu quán ăn như thế rất vô văn hóa, không chấp nhận được. Dù thế nào đi nữa thì với một quán ăn, khách chính là ân nhân, đem lợi nhuận cho chủ quán, đáng lẽ họ phải tri ân khách phục vụ khách tốt hơn để lần sau còn quay lại”.

Đáng tiếc là nhiều người vì ham rẻ, vì tò mò, vì văn hóa ăn uống còn hạn chế nên vô tình cổ xúy cho những kiểu ăn uống này. Điều đó gây nên ấn tượng xấu cho khách khứa bốn phương về thăm Hà Nội. Theo ông Nguyễn Vinh Phúc, chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay. Chỉ cần lượng khách giảm đi, túi tiền bị ảnh hưởng thì chắc chắn họ sẽ phải hành xử có văn hóa hơn.


Vũ Minh Tiến
 
Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội
image

Bà chủ hàng phở gà trên phố Lương Văn Can có thể thét mắng bất cứ khách hàng lơ ngơ nào.
Chỉ có ở Hà Nội người ta mới hào hứng đi ăn cháo chửi. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới xếp hàng chờ đến lượt chan tô phở. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới chịu cứng thái độ tiền có trao thì cháo tao mới múc.
Đấy mới chỉ là một trong rất nhiều những thói quen khó hiểu đầy sự chịu đựng của người Hà Nội. Nhưng đã đến lúc bắt buộc phải nhìn lại văn hoá phục vụ tại Hà Nội.
Nhìn cảnh người ăn phở tay giơ cao tiền mặt, đứng kiên nhẫn xếp hàng ăn phở trên phố Bát Đàn, Nhà Chung mới thấy thật thương. Cô “mậu dịch viên” áo blouse trắng, mặt hoa da phấn mà lạnh như tiền, không tiếc câu chuyện phiếm với nhau cứ nhìn tiền khách mà làm phở.
Người ăn ngoan ngoãn tự bưng phần ăn của mình tìm chỗ ngồi. Nếu ăn chua muốn xin thêm một phần tư miếng chanh là y như rằng bị mắng cho xơi xơi vào mặt - ăn gì mà chua thế, vắt gì mà dối thế…
Cũng ăn phở trên Lò Đúc còn khối chuyện bi hài. Nếu không biết ngồi yên một chỗ, gọi phục vụ một tô phở là y rằng bị mấy cô cậu mặt non choẹt mắng vào mặt. Ăn phở tái lăn ở đây không trình tiền ra trước là đừng hòng có phở mà ăn. Nhiều khách muốn có miếng chanh tươi ăn kèm ư, đừng hòng, ở đây chỉ có giấm thôi nhé...
Ở Hà Nội nó vậy, phở nhà này ngon có tiếng, ăn không ăn thì biến. Có khối người bởi thế mà cứ cắm đầu mà ăn, không “dám” ngo ngoe thêm tiếng nào.
Chuyện truyền tai ở Hà Nội rằng cũng đã có ông tướng tay điện thoại cho “ông nhớn” tay kia cầm một viên gạch lề đường thả tõm vào nồi nước lèo hàng bánh đa nổi tiếng: ngon, đông khách, cô chủ chửi như hát hay và tính tiền điêu như thói quen. Nghe đâu, cô hàng đanh đá hôm đó đau tái mặt, miệng như bị khâu vì gặp phải ông tướng con coi trời bằng vung…
Dân tình nghe đến sướng, mấy hàng cháo chửi, bún chửi, bánh đa chửi cứ phải gặp mấy tướng con này. Để bớt đi cái “tự hào” phát gớm, miệng phun cả thúng từ ngữ vỉa hè xó chợ, đầu cứ đinh ninh miếng ăn ngon thì ai thèm ắt phải chịu.
Cái trò vui ăn hàng hành xác hành tai này đã đến lúc tàn dư là vừa. Hà Nội ngày càng thay đổi. Có quá nhiều những thay đổi dần dần trong văn hoá phục vụ mà nếu không để ý thì cũng khó nhận ra. Quán cà phê Paloma ở ngã tư đẹp bậc nhất Hàng Bài - Lý Thường Kiệt thuở nào “lừng danh” vì cung cách phục vụ rất bao cấp là không nói năng - không cười - không tiễn khách, nay đã bị cạnh tranh bằng cả con phố Lý Thường Kiệt hàng chục cà phê kiểu mới. Paloma nay đã bị thay thế bằng một quán khác, chẳng cần cải tiến gì nhiều chỉ cần thay đổi thái độ phục vụ thực khách là có thể tìm vị trí xứng đáng…
Bây giờ không thể kể một lúc là hết những quán cà phê, nhà hàng kiểu mới. Các thương hiệu quán xá Bắc Nam cũng phổ biến toàn thành. Phở truyền thống Hà Nội cũng bị cạnh tranh sát sườn với chuỗi nhà hàng Phở 24, phở Vuông sáng choang sạch sẽ…
Một nhà hàng, cà phê mới nào mở ra, việc đầu tiên của ông chủ là đào tạo nhân viên phục vụ. Thay đổi nhiều rồi. Thay đổi để nhân viên nào cũng biết mỉm cười, biết đứng xa im lặng khi khách hàng trò chuyện, biết cảm ơn khi khách rút ví trả tiền, biết mở cửa đỡ đồ giùm phụ nữ… Xã hội hiện đại dù giữ truyền thống nhiều đến đâu, cũng chả cần thiết phải giữ những bà chủ sẵn sàng chống nạnh phun vào mặt thực khách những lời khó nghe…

image
Hàng “cháo chửi” khét tiếng của bà Mỹ ở Lý Quốc Sư nay đã hoà nhã với khách ít nhiều.



Việt Báo




Đi ăn bún "mắng", cháo "chửi"

image
Xếp hàng chờ đến lượt mua phở ở Bát Đàn

Đã đến quán bún “mắng", không ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”.
Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách lẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời.
Từ lâu, người dân Hà Nội vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện về quán bún nằm sâu trong chợ Ngô Sĩ Liên chỉ bán từ 11 giờ đến 15 giờ hằng ngày nhưng vẫn nườm nượp khách ra vào. 
Đây thực chất là một quán bún lâu năm, với món đặc sản nghe đã thấy lạ: Bún lưỡi!
Hương vị của “lưỡi”
Bún lưỡi Hà Nội có vị ngọt của lưỡi heo ninh, mùi thơm của lưỡi vừa chín đến độ vẫn dẻo mà lại không dai.
Màu nước bún đỏ dịu của cà chua; một nhúm bún đã chần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát lưỡi điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, vài cọng rau thơm, một ít dọc mùng xanh, lại thêm giấm, ớt hoặc chanh và hạt tiêu xay... nên dù giá bán 15.000 đồng/bát nhưng món bún này vẫn đông khách.
Thế nhưng, bún lưỡi không nổi tiếng bởi hương vị mà yếu tố tạo nên thương hiệu cho quán chính là thái độ phục vụ rất đỗi “chợ búa” của chủ quán và nhân viên.
Đã đến quán, không ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”. Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách lẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời.
Hai người khách mới bước vào, đang loay hoay tìm chỗ đã bị bà chủ “rèn luyện tinh thần”: “Đừng đứng chổng mông vào mặt người khác như thế, gọi gì gọi luôn đi, không có hết là nhịn đấy! Ăn gì?”. Chỉ thấy người con gái trả lời lí nhí: “Cho hai bát bún lưỡi” rồi lẳng lặng đi vào phía góc quán.
Khách đến đây đều phải cố gắng không để ý đến những giác quan không cần thiết chỉ tập trung vào khứu giác và vị giác. Thấy mang nhầm thức ăn, nhiều người cũng không dám thắc mắc, đành ráng ăn cho xong.
Ngay cả khi tính tiền, bà chủ cũng làm cho không ít khách hàng sợ xanh mặt: “Có 15.000 đồng một bát thôi! Chị ăn mấy bát thì cứ nhân lên mà trả tiền”.
“Đặc sản” kinh người
Đông khách không thua kém gì bún “mắng” Ngô Sĩ Liên, cháo “chửi” Nhà Thờ cũng được rất nhiều người biết đến. Bà chủ ở đây không chửi khách mà chửi nhân viên. Từ tờ mờ sáng cho đến tận đêm khuya, nơi đây ầm ĩ tiếng mắng, chửi.
Anh giữ xe của quán - tâm sự: “Bà chủ khỏe lắm, ra rả từ sáng đến đêm mà không biết mệt, hễ có mặt ở quán là chửi, đang ăn cũng chửi, mắt xem vô tuyến mồm cũng không quên chửi...”
Nghe bà chủ chửi nhân viên, khách lạ thì cau mặt, khách quen thì cười tủm tỉm cho đây là một “đặc sản”.
Cái đặc sản rất riêng của những quán ăn như vậy có thể xem là một chiêu trong việc thu hút thực khách. Từ hai “thương hiệu” này, trong phạm vi thủ đô Hà Nội, lần lượt những quán ăn ngon, học nhau tạo nên một phong trào mang tên “văn hóa chửi” phần nào đã gây ác cảm với du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội.
Nhiều thực khách khi đã trót bước chân vào quán không khỏi ái ngại, lẩm bẩm: “Biết thế này khỏi đến, dù ngon đến đâu cũng không bao giờ quay lại”.
Đáng lo ngại là các quán ăn ở đất Hà thành đang rộ lên “phong trào” quảng bá thương hiệu hàng ăn bằng “văn hóa chửi”, gây ác cảm cho không ít du khách đến Hà Nội...


Người Lao Động

 
Bún 'mắng', cháo 'chửi', phở xếp hàng, bia hơi tem phiếu có vẻ không lạ lẫm với nhiều người sống ở Hà Nội. Khách hàng vẫn đến ăn nườm nượp, còn chủ nhân của nó vẫn làm ăn phát đạt...

Miếng ăn, miếng chửi

image


Ngồi quán bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, nghe chủ quán mắng khách té tát vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi bỗng co rúm người lại, chỉnh đốn mọi hành vi, lời ăn tiếng nói để… không bị chửi mắng. Trưa nắng như thiêu đốt vậy mà quán vẫn chật cứng người. Bát bún ba chục nghìn mà có tới gần chục miếng thịt chân giò to tướng, rất đầy đặn.
“Cháu đã bảo đừng chan nước béo rồi mà!”- Cô bé ngồi cách tôi một bàn kêu lên như than phiền. “Nước dùng béo hay gầy về nhà mà ăn, đây chỉ có thế thôi. Không ăn thì biến cho rộng chỗ!”. Bà chủ quán vừa xóc bún vừa liếc xéo ra mắng khách. Ánh mắt và lời nói như những mũi tên bay phần phật về phía cô gái, làm tôi cũng rát mặt như bị ném cát. Cô bé ngồi cạnh tôi bị mắng nhưng không dám cãi, chỉ lẩm bẩm: “Ăn uống mất tiền mà cứ như đi ăn xin”

image


Ngày hôm sau, lựa lúc vắng khách nhất, khoảng 17h, tôi lại mò đến quán bún mắng để hỏi chuyện bà chủ quán tên Thảo.
“Cô ơi, người ta bảo quán của cô là quán bún chửi, nhưng cháu đã ăn ở đây mấy lần mà chẳng được chửi lần nào”. Được lời như cởi tấm lòng, bà Thảo trút bầu tâm sự: “Đấy, đấy…có phải ai tôi cũng mắng chửi đâu. Mình làm dâu trăm họ, muốn chiều khách lắm chứ. Như cậu đây thì tôi chửi thế nào được. Cậu gọi một bát móng giò, một chai bia, tôi chửi vào chỗ nào.
Tôi chửi vô lý, khách hàng nghiêm chỉnh người ta không đấm cho ấy à. Nhưng mà, có những người õng ẹo, hoạnh hoẹ đủ thứ cơ. Lúc đang đông khách mà cứ đòi hỏi cái này cái nọ, vào sau lại đòi ăn trước, bố đứa nào chịu được. Thế tôi chẳng chửi cho à.
Hôm nọ có hai con õng ẹo vào ăn, bảo vào trong nhà ngồi nhưng cứ đòi ngồi ra đường… Chắc là sợ mất xe! Tôi đuổi thẳng cổ: Không vào trong thì biến ngay! Hôm qua, cũng có hai đứa con gái, vào ăn bún lại đòi cho cháu hai cốc trà đá trước. Khách thì đông, chưa ăn đã đòi uống, tôi bảo: Thôi khỏi uống, khỏi ăn gì, mời hai cô ra cho tôi bán hàng!”.
Bà Thảo cho biết, bà đã bán bún ở chợ Ngô Sỹ Liên hơn ba chục năm nay, không biển hiệu. Ngày nào cũng mở cửa từ lúc 11h30 và đóng cửa lúc 19h30. Về chuyện thương hiệu “bún mắng”, bà Thảo bảo chẳng biết ai đặt cho nhưng bà không muốn cái tiếng ấy.
“Chửi mắng nó già người đi chứ. Nhưng mình làm thật ăn thật, bỏ sức lao động ra để kiếm chút lời, mình không luỵ ai cả. Mọi người vẫn bảo khách hàng là thượng đế, họ bỏ tiền ra thì phải được phục vụ đến tận răng, nhưng tôi thì khác, không bán cũng được, chứ không thể đáp ứng những yêu cầu quá đáng hoặc hoạnh họe ra vẻ ta đây… Cứ vớ vẩn đòi hỏi là tôi đuổi” - bà Thảo nói.
Ở quán phở phố Bát Đàn, cũng giống như bia “bao cấp” ở số 115 Quán Thánh, đều phải xếp hàng theo thứ tự và tự tìm chỗ ngồi, có điểm khác là bia bao cấp còn phải mua “phiếu dịch vụ” sau đó mới ra xếp hàng chờ lấy bia. Sáng đó, có vị khách lạ không biết lệ, cứ vắt chân chữ ngũ gọi lớn: “Cho 1 bát phở”. Sau cả chục phút chờ, không ai nói gì, ông khách bực mình gọi lại, liền bị quát ầm ĩ: “Ăn thì ra xếp hàng, tự bưng chứ ai hầu đến tận mồm!”.
Ông khách choáng quá, cứ ngồi thừ ra, chẳng nói được câu nào, mãi sau mới bẽn lẽn ra xếp hàng. Ăn xong, dù thừa nhận phở có ngon thật nhưng cũng đành thốt lên: “Từ nay tôi cạch đến già/Tôi chẳng dám đến hàng bà nữa đâu!”. Thế nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại, thản nhiên cười hề hề khi xếp hàng, trả tiền trước để được nhận tô phở rồi tự tìm chỗ ngồi ăn.



image
Mắng chửi làm… thương hiệu

Bạn tôi tên N., một người rất tỉ mỉ trong ăn uống, tuần nào cũng mò lên quán phở Bát Đàn. Thường thì vào thứ bảy, nhưng cũng có tuần nổi cơn thèm N. phóng xe từ nhà ở phố Chùa Bộc lên Bát Đàn mất cả nửa tiếng đồng hồ, sẵn sàng chờ đợi vài chục phút nữa để hưởng cái hương vị của phở. N. bảo, xếp hàng thì có làm sao, tự bưng bê thì cũng có làm sao đâu? Mấu chốt là đồ ăn có ngon hay không! “Tớ sợ nhất là phục vụ chu đáo nhưng đồ ăn lại dở ẹc, tính tiền thì cắt cổ”.


image


Trên phố Nhà Thờ, quán cháo gà của bà M., cũng nổi tiếng với thương hiệu cháo “chửi”. Bà chủ này có thể chửi khách, chửi nhân viên từ sáng tới khuya. Chuyện kể rằng, có lần gặp vị khách Sài Gòn, vừa chê cháo nhạt, anh xin thêm chút muối, liền bị bà M. chửi cho te tua: “Mặn nhạt cái gì, cả trăm người có ai chê đâu. Không ăn thì biến”. Quá sốc, vị khách cầm cả tô cháo đổ xuống rãnh vỉa hẻ, rồi anh vứt trả cả tờ 50 ngàn đồng.
Quá bất ngờ, bà M. không nói thêm được lời nào. Nhưng sau lần ấy, bà M. vẫn không bỏ được tật chửi khách. Cho đến một lần bán đêm, gặp đúng nhóm thanh niên đi bụi, khách vừa xin thêm mấy cọng hành, liền bị bà M. chửi, cả nhóm thanh niên bỏ cháo, phá cả cửa hàng. Từ đó, người ta thấy bà M. ít chửi khách hơn. Bà chuyển sang chửi nhân viên ra rả cả ngày. Nhưng lạ, khách vẫn đến đông.
Người Việt mình luôn thích chen nhau chỗ chật thì phải. Một thói quen xếp hàng thời bao cấp còn lưu luyến chăng? Quán nào càng đông đúc người ta càng lao đến, càng chào mời thì lại… chạy xa. Nơi chủ quán vừa mắng chửi vừa bán hàng mà vẫn đông khách chứng tỏ đồ ăn thức uống phải ngon thì chủ quán mới dám cất lời mắng nhiếc thượng đế. Dường như, càng quát mắng, càng quen mồm quen miệng bỗng thành… tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đến đông hơn.


(Theo Tiền phong)



Bước ngoặt của Phở?

Cuộc hành trình truân chuyên của món phở truyền thống Việt Nam, từ Bắc vào Nam trong cuộc di cư năm 1954 rồi theo chân người tỵ nạn sau năm 1975 sang đến Mỹ và đi khắp thế giới, nay đang tiến vào một giai đoạn khác nữa, khi nó được những đầu bếp của nước Mỹ bắt tay vào nấu nướng. Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay sẽ nói về món phở tân thời qua tay các đầu bếp Mỹ và một nhà hàng Việt Nam vừa mới mở cửa tại thủ dô Washington mà đầu bếp chính là một người Mỹ.

Lan Phương
Nhà hàng Bà Bảy gần Quốc Hội Hoa Kỳ 
Nhà hàng Bà Bảy gần Quốc Hội Hoa Kỳ
Thưa quí vị, giữa mùa đông giá rét như bây giờ ở thủ đô Washington, một bát phở thật ngon là niềm hạnh phúc cho thực khách. Bát phở ngon theo truyền thống là nước dùng thật nóng, trong, đậm đà, đầy vị thơm ngon của thịt bò, hay cùng lắm là thịt gà, hòa lẫn với mùi thơm của các loại gia vị quế, gừng, hồi, thảo quả, đinh hương, sao cho vừa đủ quyện lấy nhau, không quá gắt mà cũng không quá yếu, với bánh phở mềm,dẻo, nhưng không nát, hành ngò và một chút hạt tiêu; nếu muốn, thực khách có thể vắt chút chanh tươi, vài lát ớt. Và đó là bát phở bắc chính cống.

Nhưng từ khi món phở bắc theo chân người di cư năm 1954 làm cuộc nam tiến thì nó đã kèm theo húng quế, ngò gai, giá sống cộng thêm với tương đen và tương đỏ nữa, có lẽ vì trời miền nam nóng quanh năm nên người ta cần thêm rau, giá để giải nhiệt chăng?

Thế rồi sang đến Mỹ, món phở vẫn cố gắng giữ lại những gì mang theo từ miền nam Việt Nam. Những tiệm ăn chỉ bán phở không thôi không nhiều lắm, mà nó đã được bán lẫn lộn với rất nhiều món khác trong các nhà hàng bán thức ăn Việt Nam.

Chưa hết, mới đây một bài viết của Tim Carman đăng trên tờ Washington Post, số ra ngày thứ Tư 19 tháng giêng năm nay, đã điểm qua một số các nhà hàng ăn tại thủ đô Washington có món phở trên thực đơn, do những tay đầu bếp Mỹ nấu. Không biết những người Việt bảo thủ, sành ăn sẽ có phản ứng như thế nào?

Bài viết nhắc đến nhà hàng PS 7 tại khu Penn Quarter ở thủ đô, mới đây đã đưa trở lại món phở vào thực đơn mùa đông. Chủ nhân nhà hàng, kiêm đầu bếp chính Peter Smith dường như muốn ly khai với món phở truyền thống, nấu phở chẳng có bò mà cũng chẳng có gà. Ông đầu bếp này dùng xương vịt nấu nước lèo phở. Nếu ai đó lên tiếng phản đối thì hãy nghe ông trả lời: "Nước dùng (lèo) nấu bằng xương vịt thật là đậm đà. Nấu phở theo kiểu truyền thống thì nước dùng không đậm đà như thế này. Nước lèo này đậm, ngon hơn nhiều, đừng có mà chê." Thế ông đầu bếp này bỏ thịt gì vào món phở của nhà hàng? Thực đơn có 3 loại phở. Loại thứ nhất, ông dùng thịt ức của vịt, đem tẩm, ướp, thật lâu với muối, hoa hồi và xả, hun muối như vậy rồi, thái mỏng, bỏ lên trên. Loại thứ nhì, ức vịt được ướp với ngò, hoa hồi, xả, rồi đem quay trong chảo cho dòn, rồi bỏ lên trên "phở". Và loại thứ ba, gần như phở truyền thống, nhưng lại dùng loại thịt bò muối để cho se lại, thái mỏng bỏ lên trên. Nghe nói mới đầu tuần này nhà hàng còn dọn thêm món phở hải sản nữa.

Quay sang tiệm Proof cũng trong khu Penn Quarter ở thủ đô, đầu bếp Haidar Karoum lắc đầu không dám nấu món phở thuần túy, không muốn biến cái thú vui được xì xụp ăn món phở thành một công việc phải khổ công nấu nướng mỗi ngày, mặc dù ông rất mê món phở thuần túy Việt Nam, gọi nó là: "món ăn tâm đắc nhất của tôi bất cứ lúc nào, nó là món cuối cùng tôi phải ăn trước khi đi chầu Diêm vương."

Ông chỉ dám đưa vào thực đơn một món súp cải biến theo hương vị phở mà thôi, bằng món "phở thố", nấu bằng thịt bò non ướp khô, bằm ra, trộn với hành ngò, ớt xay nhuyễn, hoa hồi, đinh hương, quế, và tiêu đen, nướng lên, đem nấu với nước thành món súp, đựng trong một cái thố (liễn) rắc tương đen, tương ớt lên trên, dọn kèm với miếng bánh mỳ kẹp thịt kiểu Việt Nam.

Thế món súp lai phở này được khách hàng chiếu cố ra sao? Đầu bếp Karoum trả lời: "Món này được khách hàng chiếu cố khá tận tình, tận tình hơn cả món paté de campagne (nổi tiếng của Pháp)".

Cũng theo tác giả bài báo, chỉ có một đầu bếp Mỹ chịu khó nấu món phở chính cống thôi, đó là đầu bếp chính Justin Bittner và đầu bếp phó Ben Lackey của nhà hàng Bar Pilar ở khu Logan Circle cũng tại thủ đô. Hai tay đầu bếp này nấu nước dùng (lèo) phở không những bằng xương bò mà còn nấu gà nguyên con, cả đầu nữa. Chẳng những vậy mà nhà hàng còn tính đến chuyện sẽ kèm cả rau giá và tương ớt nữa khi dọn món phở cho khách.
Ngoài những nhà hàng Mỹ với đầu bếp Mỹ chính cống như đã nói trên, thủ đô Washington mới đây lại có thêm một nhà hàng do hai người trẻ gốc Việt làm chủ. Khoa Nguyễn, 31 tuổi, và cô em họ Denis Nguyễn 24 tuổi vừa khai trương nhà hàng "Bà Bảy" gần Quốc Hội Hoa Kỳ được vài tháng nay.

Denis Nguyễn cho biết lý do tại sao nhà hàng lại có tên "Bà Bảy":

"Bạn bè và họ hàng vẫn gọi ông bà Ngoại tôi là ông Bảy, bà Bảy, chúng tôi muốn bày tỏ lòng thương mến, tri ân bà ngoại vì chúng tôi lớn lên trong căn bếp với những món mà bà ngoại vẫn nấu nướng cho chúng tôi ăn."

Nhà hàng dọn những món ăn được cô chủ trẻ tuổi gọi là "Lề lối nấu ăn món Việt tân thời" sử dụng những kỹ thuật nấu nướng hiện đại của Tây phương, của Pháp, nấu các món Việt bằng những vật liệu mà người Việt vẫn mua để nấu món ăn.

Nhưng nấu nướng theo kiểu này e rằng hương vị của các món ăn thuần túy của Việt Nam sẽ mất đi chăng? Cô Denis trả lời:

"Chúng tôi đặt nặng giá trị của các món ăn thuần túy Việt nam, cả mùi vị lẫn chất liệu để nấu nướng. Chúng tôi chắc chắn những món ăn mà nhà hàng chúng tôi nấu đã được hiện đại hóa đôi chút, nhưng chúng tôi lớn lên với các món ăn Việt, với mẹ, với bà ngoại cuả chúng tôi trong bếp, nên căn bản là chúng tôi nấu nướng lại các món thuần túy mà chúng tôi đã ăn từ bé cho đến lớn, nhưng theo lề lối mới."

Nhà hàng có nhiều món ăn đã được biến đổi đôi chút, như món "cuốn mùa thu" (autumn roll). Chà, cái món ăn này chưa hề được thấy trên các thực đơn của bất cứ nhà hàng Việt Nam nào khác. Vậy nó ra sao? Mời quí vị nghe cô Denis giới thiệu vài món điển hình của nhà hàng:

"Chúng tôi có món gọi là 'cuốn mùa thu', nó là món lai giữa chả giò cổ truyền với món bò bía. Chúng tôi dùng bánh tráng, lạp xưởng, củ sắn (củ đậu), cà rốt, rau thơm như húng cây, húng quế với chút rau xà lách, chút trứng tráng, cuộn lại rồi đem chiên sơ thật nhanh, cho nó dòn, ăn kèm với tương đen bỏ đậu phọng giã nhỏ, giống như bò bía nhưng lại đem chiên sơ nên cũng giống chả giò nữa."

Một món nữa mà cô Denis cho là rất độc đáo của nhà hàng là món bò lúc lắc, nhà hàng nấu theo phương pháp Sous-Vide (ướp thịt bỏ vào bao nylon đặc biệt, nấu trong nước ở nhiệt độ thấp) sau đó mới đem ra xào nấu theo kiểu bình thường rồi trút lên trên củ năng xay nhuyễn, dọn với hành đỏ muối chua.

Nãy giờ quên mất, chưa giới thiệu với quí vị là đầu bếp của nhà hàng Bà Bảy là một ông Mỹ chính cống tên Nick Sharpe. Ấy, quí vị chớ vội hỏi làm sao mà ông ta lại nấu món phở thuần túy cho ra hồn được đây.

Quí vị hãy nghe cô Denis giải thích:

"Không cứ phải là người Việt mới nấu được món phở cho ngon. Cũng giống như bất cứ món nào khác, mặc dù phở thì phức tạp hơn, quí vị phải học không những là những gì bỏ vào trong món ấy, mà còn câu chuyện đằng sau, và điểm gì quan trọng về món ăn đó. Vì thế chúng tôi đã quyết định mướn đầu bếp người Mỹ, đem ông ta về nhà, huấn luyện cho ông ta thật nhiều bí quyết để nấu phở. Gia đình tôi, cũng như các gia đình khác nấu phở, có một công thức nấu nướng riêng và họ dấu thật kỹ, mặc dù các công thức này có khác nhau đôi chút. Ông ta đã được dạy cách nấu phở, và cho đến khi chúng tôi mở cửa hàng, ông ta vẫn cứ khổ công tập nấu món này. Mỗi ngày có thay đổi tí chút. Nhưng chắc chắn không phải chỉ là món phở thuần túy, mà ông còn tìm mua thịt và xương nấu phở ở một nông trại địa phương bên Maryland. Khi gia đình tôi thử món phở ông nấu, không những họ cũng khá đắc ý mà còn ngạc nhiên nữa."

Chưa hết, thưa quí vị, một bài trên báo Tin Nhanh được tờ Người Việt ở California đăng tải lại cho biết một tiệm phở mới mở ở Hà Nội đã bán phở với giá từ 6 đô la 25 cents một tô, rẻ nhất, dùng thịt bò Mỹ (tô nhỏ là 3 đô la rưỡi), kế đó là phở nấu bằng thịt bò Úc, với giá 11 đô la 1 tô. Nhưng nếu khách muốn nếm món phở nấu bằng thứ thịt bò Kobe của Nhật thì sẽ phải chi đến 37 đô la rưỡi một tô!

Quí thính giả nghĩ sao về cuộc hành trình của món phở? Nó biến hóa, tiến hóa, hay đang đến một khúc quanh, một bước ngoặt? Xin quí vị cho biết ý kiến. Lan Phương xin cám ơn quí vị.





Vòng quanh thế giới với PHỞ


http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/787 
Phở đã xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới. Từ châu Âu như Pháp, Anh, Đức cho đến châu Mỹ như Hoa Kỳ , Canada , đi đâu cũng thấy tiệm phở của người Việt. Riêng tại Mỹ có khoảng hơn 600 tiệm phở Việt Nam, đó là chưa kể đến món phở ‘lai’ của người Trung Quốc, Hàn Quốc…
Cùng với sự phát triển của người Việt định cư tại nước ngoài, món phở mà người Mỹ gọi là Vietnamese Beef Noodle Soup đã chinh phục thế giới với cái tên viết từ nguyên gốc Phở (có chữ ‘ơ’ kèm dấu hỏi) hoặc chỉ đơn giản là Pho không dấu. Kho từ vựng tiếng Anh cũng được phong phú thêm với các từ mới như Phonatic (người thích ăn phở), ‘tín đồ’ của phở là Phofan và danh từ Satis-pho-ction là sự hài lòng (satisfaction) khi thưởng thức một tô phở.
Nhà báo Chuck Mindenhall, trên tờ Los Angeles Weekly, lại còn chế ra các từ Anh ngữ phoundationphoster dựa theo 2 từ foundationfoster. Ông giải thích: phoundation là nền tảng phở, và phoster culture, nơi hội họp và dung nạp văn hoá phở! Vào Google hay Yahoo, gõ Phở hay Pho, có đến hàng chục nghìn trang web, thậm chí còn có cả website mang tên Phởfever, cơn sốt thèm phở.
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/788
Một cách marketing Phở  
Trên các trang web về phở, có người chọn Phở 14Phở Sông Hương nằm trên đường Choisy (Paris), là những tiệm phở hàng đầu ở Pháp. Ở Melbourne (Úc) có những tiệm phở nổi tiếng như Phở Hiền Vương, Phở Hùng Vương, Phở Tân ĐịnhPhở Chú Thể tại khu chợ Footscray của cộng đồng người Việt. Vancouver , Montreal hay Toronto cũng có hàng loạt những tiệm phở của người Việt lẫn người Hoa kinh doanh món phở truyền thống trên đất nước Canada .
Bên cạnh đó, tại các nước Đông Âu như Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc các tiệm phở cũng xuất hiện như thể cũng muốn tranh đua cùng những đồng hương người Việt đang sinh sống tại các nước phương Tây. Rồi dần dần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: Phở Cyclo bên nước Anh,  Phở chợ Sapa ở Cộng hòa Séc…
Theo thống kê không chính thức tại Mỹ, trong số hơn 600 tiệm phở với doanh thu hàng năm lên đến 500 triệu đô la, tiểu bang California chiến gần nửa, kế đến là Texas với hơn 100 tiệm và Washington xấp xỉ cũng gần 100 tiệm phở. Tại các tiểu bang có ít người Việt định cư nhưng vẫn thấy xuất hiện phở: tiểu bang Nebraska có 1 tiệm, Alaska lạnh giá cũng có 2, Maine (3), Wisconsin (4) và South Corolina (5).
Chỉ riêng tại tiểu bang California, San Jose có đến 23 tiệm phở, Los Angeles 21 tiệm, San Diego 19, San Francisco 18 và Oakland 12… Những con số thống kê này luôn thay đổi theo thời gian nhưng cũng cho thấy sự phổ biến của món phở trên đất Hoa Kỳ.
Tiệm phở tại Mỹ được đặt tên theo nhiều cách, phổ biến nhất là dùng tên những tiệm phở đã một thời nổi tiếng ở Sài Gòn như Phở Tàu Bay, Phở Pasteur, Phở Hòa ở Sài Gòn hay Phở Bằng ở Đà Lạt.
Tiệm phở cũng có thể dùng các con số làm thương hiệu: Phở 54 hàm ý loại phở Bắc đã du nhập vào Nam năm 1954, Phở 14 có xuất xứ từ địa chỉ 1436 Park Road NW ở Washington D.C. cũng giống như Phở 79 là tiệm phở ngày xưa ở số 79 Võ Tánh (bây giờ là Nguyễn Trãi, quận 1, Sài Gòn).
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/789
Phở 14, số 1436 Park Road NW, Columbia Heights, DC
Ngay trung tâm New York đắt đỏ là thế mà tiệm Phở 89 (số 89 Đông Broadway) cũng đưa ra giá khá mềm, chỉ 5 đô là một tô "xe lửa". Đặc biệt ở đây còn có phở tôm, phở “đồ biển" (sea food) và cả phở chay.
Ở Oklahoma City, nơi khá đông người Việt sinh sống, nhà hàng phở đầy rẫy trong quận châu Á gần khu vực Đại lộ Classen: Phở Hòa, Phở Bình, Phở Thái Nguyên (hay Thái Nguyễn không chừng). Thậm chí nhà hàng tên rất Nhật là Mirama cũng bán phở.
Người Mỹ mê phở, đó là điều được khẳng định. Tiệm Phở 2000 trên đường Lê Lai, bên hông chợ Bến Thành, đã đón tiếp gia đình Tổng thống Bill Clinton đến thưởng thức nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Từ đó trở đi, chủ nhân mạng lưới Phở 2000, Việt kiều Huỳnh Trung Tấn, đã có thêm logo quảng cáo “Phở for the President”!
Phở ở Mỹ nên cũng có tiệm mang tên Mỹ. Chẳng hạn như Phở USA ở San Jose, chỉ cách tổng hành dinh của hãng vi tính Sun Microsystems vài bước chân. Tiệm phở này hình như khai trương từ năm 2001 và cũng được báo chí viết bài nên khá đông khách.
Tôi chưa có thì giờ nghiên cứu kỹ tại sao lại có tiệm lấy tên là Phở Shizzle. Hình như chủ tiệm muốn chơi chữ theo kiểu “Fo' Shizzle my Nizzle”, một lối nói hàm ý "Fo' sure, my nigga" như kiểu… chắc như đinh đóng cột của Việt Nam ta (?).  
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/790
Phở Shizzle
Tại Mỹ còn có những tiệm phở mang tên… không giống ai. Ở Bellevue , tiểu bang Washington , có tiệm phở mang tên What the Phở trong khi tại Chicago lại có Tank Noodle (Phở Xe Tăng). Chắc ông chủ tiệm Phở Xe Tăng nhớ đến các nhãn hiệu Phở Xe Lửa, Phở Tàu Bay ngày xưa ở Sài Gòn nên chọn tên Phở Xe Tăng cho… đủ bộ?
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/791
What The Phở, Bellevue , WA
Nhưng có lẽ cái tên… đầy thách thức phải kể đến Phở Challenge ở San Franciso. Chủ tiệm thách thức khách nếu ăn hết ‘thau’ phở trong vòng 1 giờ sẽ được miễn phí. Nguyên văn lời quảng cáo: Free if you can finish it in one hour. Giá một ‘thau’ phở ở đây lên đến 22 đô la nhưng nhờ quảng cáo ‘giựt gân’ nên cũng có nhiều thực khách tò mò tìm đến. Đa số khách sau khi thử đành ‘đầu hàng’ và vui vẻ trả tiền… Để không bị mang tiếng nói ngoa, người viết xin đăng kèm bức ảnh 3 thực khách cầm cờ trắng có câu “I surrunder” và “I failed” trước ‘thau’ phở bỏ dở:  
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/792
‘I surrender’ và ‘I Failed’ tại Phở Challenge, San Francisco
Cái tên gây nhiều tranh cãi về vấn đề ngôn ngữ là Phở Dũng ở Houston , Texas . Chắc hẳn tên của ông chủ tiệm là Dũng nhưng với người Mỹ, dung lại là… phân súc vật. Ở các khu Richmond , Footscray và ngay tại trung tâm thành phố Melbourne bên Úc cũng có tới 3 tiệm phở mang cùng tên: Phở Dzũng Tân Định. Có điều chắc chủ nhân sợ người bản xứ hiểu lầm nên tên Dũng được viết thành Dzũng, có thêm chữ z, trong khi bảng chữ cái tiếng Việt mình không có! 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/793
Phở Dzũng Tân Định, Richmond , Melbourne , Australia
Tiệm phở tại Mỹ thường được đánh số thứ tự mỗi bàn, trên đó bày đủ các đồ ‘phụ tùng’ như tương đen, tương đó (ớt), nước mắm, tiêu, khăn giấy và bình thủy đựng nước trà. Tuy nhiên, món rau thơm và giá sống hay giá trụng (chụng) chỉ được đem ra cùng tô phở. Các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, chanh, ớt (xanh hoặc đò) được coi là rất quý mặc dù người Việt trồng ngay trên đất Mỹ.
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/794
Phở Long,  Corona Hills, California
Một tô phở loại ‘tô nhỏ’ tại Mỹ cũng bằng hoặc to hơn ‘tô lớn’ ở Việt Nam . Tô lớn ‘king size’, có nơi gọi là ‘tô xe lửa’ (từ hay dùng tại tiệm phở Tàu Bay ở Sài Gòn), có quá nhiều thịt và bánh phở khiến người ăn chạnh lòng nhớ đến thời kỳ ‘phở không người lái’ tại miền Bắc với phong cách phục vụ theo kiểu “bún quát, phở đuổi, cháo chửi” mà chỉ ở Hà Nội mới có!
Nhiều tiệm dùng loại tô đựng phở cầu kỳ, in riêng logo của tiệm như Phở Hòa hay Phở Ao Sen ( Oakland , California )… Một tô phở ở Mỹ giá chót cũng phải từ 5 đô la trở lên, khoảng 80.000 đồng tiền Việt. Có nơi lên đến 8 hay 9 đô, đó là chưa kể thêm chén tái nước, chén gân hoặc nước tiết hột gà từ 2 đến 3 đô nếu thấy chưa đủ ‘đô’. Đã thành một thói quen tại Mỹ, khi ăn xong khách thường tự ra quầy thâu ngân để tính tiền chứ ít khi thanh toán tiền tại bàn như ở Việt Nam .
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/795
Phở Ao Sen, Oakland, CA, với thương hiệu in trên tô
Khách có thể gọi phở theo ý thích: tái, tái bằm, tái nạm, gầu, gân, sách, bò viên hay phở gà gồm lườn, đùi, da, lòng gà hoặc trứng non. Có nơi còn phục vụ cả ngầu pín (bộ phận sinh dục của bò), tả pín lù (thập cẩm, đủ thứ). Lại còn phở đuôi bò, phở chay (vegetarian phở), phở chua, phở áp chảo, phở xào hoặc phở dĩa (thịt để riêng ra dĩa).
Tại Seoul, Hàn Quốc, tôi đã có dịp ăn thử phở có thịt bày riêng ra dĩa ở một tiệm mang tên Phở Việt Nam nhưng chủ nhân lại là người Hàn. Đặc biệt ở đây, từ chủ tiệm đến người phục vụ, không nói được một câu tiếng Việt nào (!). Loại ‘phở dĩa’ này cũng đã xuất hiện tại nhiều quốc gia nhưng… ngoại trừ Việt Nam .
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/796
Phở Hoàng, Austin , Texas
Bánh phở ở Mỹ có phần trong hơn bánh phở ở Việt Nam . Hình như ngoài bột gạo họ còn pha thêm bột năng nên khi ăn có cảm giác sợi phở dai hơn. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của phở là nước lèo mà người miền Bắc gọi là nước dùng. Mỗi tiệm phở đều có ‘bí quyết cha truyền con nối’, phải chăng vì vậy mà có ông chủ lấy luôn tên tiệm là Phở Gia Truyền?
Nước phở, ngoài xương bò, xương heo phải kể đến các vị như quế, hồi, thảo quả, gừng, thậm chí trong công thức pha chế còn có cả mắm tôm, mắm ruốc… Công thức và liều lượng cho việc hầm một mồi nước phở là cả một bí mật.
Sinh viên Đại học CSU tại Sacramento, thủ phủ tiểu bang Cali, cũng có một tiệm phở để ghé vào ăn trưa, uống cà phê sữa đá tại Saigon Bay, ngay trong khuôn viên trường. Bên ngoài khuôn viên Đại học San Jose cũng thấy rải rác vài tiệm phở phục vụ sinh viên và nhân viên nhà trường. Điều này chứng tỏ phở đã trở thành một món ăn bình dân ở Mỹ.
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/797
Phở Sacramento, Đại học CSU, California
Nói chung, cũng như tại Việt Nam , người ta có thể ăn phở vào bất cứ lúc nào trong ngày, sáng-trưa-chiều-tối, around the clock. Cũng vì thế, phở Việt đã đi vào cuộc sống hàng ngày của xã hội Mỹ vốn là một melting pot, nơi có thể dung hòa các nền văn hóa ẩm thực một cách dễ dàng.
Thay lời kết, xin trích dẫn nhận xét của Didier Courlou, đầu bếp chính người Pháp tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, trong cuốn sách xuất bản bằng 3 thứ tiếng Pháp-Anh-Việt mang tựa đề Phở. Courlou đã vinh danh món ăn ‘quốc hồn, quốc túy’ của người Việt như sau:
“… Việt Nam là một đất nước có đủ sức lôi cuốn và cởi mở, giản dị như là món phở, mà đối với tôi, đó là một trong những món ăn ngon nhất thế giới”. 

Bún bò Huế

image

BaoMai


Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.

Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì, người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu; mì làm bằng bột mì.


image

Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏđịnh cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.


image

Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?


image

Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam, rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.


image

Nếu phở là “Soupe de Chinoise” thì tô phở chắc phải theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của Thiên Triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc cách chế biến một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu phần triệt để.


image

Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
 

image

Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò “định cư” ở Cố Đô thì nó có phần “thay da đổi thịt”. Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: “Bún bò giò heo” (Không ai gọi “Bún bò thịt heo”). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật.


image

Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.

image

“Bò teo heo nở” là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì vậy, trước khi bị miếng giò heo “bề thế” tấn công, các miếng thịt bò đã vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả, ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.


image

Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở, nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn.


image

Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn.
Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.

Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.



image

Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải “loạn xà ngầu” giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá sống nửa Nam nửa Trung.

Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.


image

Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa “hiện đại” như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy, cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước phở xào chớ không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty


image

Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa.

Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!



image

Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.


image

Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.


image

Vốn có cuộc sống “kín cổng cao tường”, các bà các cô gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miến thịt heo to, ớt đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra, có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc “cao điểm” của một tô bún bò ngon.

Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.



image

Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.
 


image

Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để “làm một chầu cho đã nhớ”. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chã ở đây vẫn ngon hơn chã Quốc Hương trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội, nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng chã để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng chả đang ăn.


image

Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến “Bún Bò Quốc Việt” trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn là khách văn nhân; nhưng tô Bún Bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì về Huế thì vễnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta thích lắm, muốn “ăn cho biết”. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: “ỚÙt thế làm sao ăn, sợ quá!”


image

Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò. Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon.

Bún bò cũng không sống nỗi với Cọng Sản, chúng cũng vượt biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.



image

Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: Thêm một miếng Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là nuốt vào lòng “sợi nhớ sợi thương”./

(*) Dẻo như cơm nếp. Có khi người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc.
(*) Bắp chuối xắt thành từng lát thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh chua như người Nam.



hoànglonghải

Cám ơn bánh mì

image


Ngày nay, nếu một sáng nào đó bạn muốn đổi món điểm tâm bằng cách chọn món bánh mì, có nghĩa là bánh mì luôn được lưu trong bộ nhớ ẩm thực của bạn như món phở, hủ tíu, bún bò . . .
image
Xe bánh mì thường thấy trên vỉa hè Sài-Gòn.
Không kể đến chuyện bánh mì bị chụp mũ theo gót thực dân, chỉ riêng quá trình bánh mì vượt qua hàng rào “ kỳ thị ” vì có gốc từ xứ Tây cũng đủ đáng nể. Người Việt, nhất là người nông thôn ăn bánh mì không còn thấy đó là món mắc nghẹn muốn chết, mà lại thấy : “ Thèm bánh mì quá, ghé chợ mua giùm một vài ổ coi bây ! ”
Người bình dân Sài-Gòn trước đây thường ăn bánh mì nóng hổi để trong bội cần xé, đậy bằng bao bố hoặc giấy dầu. Ngày trước khắp các con hẻm Sài-Gòn, sáng sáng, chiều chiều lúc nào cũng có bóng những người đàn ông khòm lưng trên xe đạp rao, “ Bánh mì nóng hổi đây. ” Con nít thì thích móc ruột bánh mì ăn trước còn người lớn thì khoái ăn vỏ bánh giòn giòn.
image
Nhưng ăn bánh mì không hoài cũng ngán nên dân lao động chế ra món bánh mì chấm nước tương. Cái chén nước tương rắc chút tiêu xay, nặn chút chanh đúng là chấm bánh mì ăn ngon bá phát. Tất nhiên trong các món bánh mì giản dị nhưng lại thành ký ức khó phai mờ của dân đô thành Sài-Gòn và phố tỉnh miền Nam còn có món bánh mì chấm đường cát, bánh mì rưới sữa bò hiệu Ông Thọ, Kim Cương. Chúng tôi lúc nhỏ thuộc lứa học sinh của thời viện trợ Mỹ, sáng nào vô lớp học cũng được phát một ổ bánh mì, một ly sữa lạt. Viện trợ Mỹ chăm sóc lớp học sinh tiểu học của chúng tôi ân cần lắm, nhưng tuổi nhỏ đâu hiểu chuyện gì về suy dinh dưỡng, cứ ăn bánh mì chấm sữa riết ngán tới cuống họng nên vò ruột bánh mì thành cục bột chọi lộn chơi.
image
Ðã nhớ thì phải nhớ luôn về chuyện sau biến cố 1975, Sài-Gòn rơi vào tình cảnh đói ăn. Những ai đã từng xếp hàng chầu chực để cầm tem phiếu mua bánh mì với bột mì, hẳn sẽ không quên cám ơn cái thứ chất bột được du nhập này đã đỡ đần bụng dạ lương dân vào thời buổi khổ nạn. Tôi thì không quên được cái mùi bột mốc, mùi mối mọt, cả mùi cứt chuột... từ bột mì thời bao cấp cộng sản. Còn riêng bánh mì tem phiếu thì không biết các công ty lương thực của nhà nước làm bằng thứ bột gì mà chai cứng như “ sỏi đá cũng thành cơm. ”
image
Sau biến cố 1975, Sài-Gòn rơi vào tình cảnh đói ăn
Giờ dây người Sài-Gòn chỉ ăn vịt quay của người Hoa Chợ-Lớn với bánh mì, với món càri Ấn-Ðộ người ăn cũng đòi bánh mì. Trước đây ở tiệm phở bình dân của người Bắc di cư, lúc nào cũng có những thực khách đến ăn phở mà tay cầm thêm ổ bánh mì. Có người cho chuyện ăn phở chấm bánh mì là vì người lao động cần ăn no. Nói như vậy là trật lất, tỉ như đâu có ai chấm bánh mì với nước bún riêu. Phải tin rằng khẩu vị người Việt tinh tế lắm, cái bánh gốc Tây này phải hạp khẩu vị lắm người ta mới dùng chung với món phở quốc hồn quốc túy. Một trường hợp khác là bánh mì chả lụa rắc muối tiêu, ngò rí. Không có gì trật khi gọi món bánh mì là món đa văn hóa, có thể kể như sau. Với các món gốc Hoa, vịt quay, heo quay, xá xíu, xí mại . . . các món gốc Ấn thì cà ri gà, cà ri vịt, cà ri dê . . . với các món Việt thì có chả lụa, chả cá, bì heo mỡ hành, bò kho... Còn nếu kẹp các món có gốc lai Tây hoặc Mỹ thì khỏi phải nói, bánh mì ốp la, pa tê, phô mai, giăm bông, thịt nướng, xúc xích . . .
image
Có một điều nhiều người thắc mắc là vì sao người Việt chỉ khoái ăn bánh mì Tây kiểu nướng cứng giòn, dẫu đã du nhập đủ loại bánh mì trong đó có cả bánh mì Nga . Có lẽ không cần giải thích chi cho mệt mà chỉ cần nói cho qua rằng. Ôi cái thứ nhân duyên tiền định với bánh mì cứng của Tây đã thành dòng họ bánh mì Việt rồi, đố có thay đổi được. Người viết đã từng ngạc nhiên khi thấy tận bên Mỹ, người Việt mình vẫn cứ khoái ngậm bánh mì cứng theo kiểu Việt, có khi nhờ vậy mà những thương hiệu bánh mì Việt trên đất Mỹ hay ở các xứ khác có cơ hội chứng minh và đóng góp cái kiểu ăn bánh mì ngon lành Việt-Nam.
image
Dân lao động, học sinh Sài-Gòn đã bắt đầu ngon miệng với món bánh mì hamburger trên đường phố.
Sài-Gòn hôm nay không còn lò bánh mì đốt bằng củi nữa mà thay bằng bánh mì lò điện. Tất nhiên với người hoài cổ thì không ngon miệng, nhưng thử hỏi trong thời buổi lạm phát cao nhất thế giới này có thứ nào rẻ bằng bánh mì đâu. Với giá bán lẻ 3.000 đồng bạc (15 cents) một ổ bánh mì không thì nếu "Thượng Ðế" mà đi làm công nhân giá rẻ mạt ở các khu công nghiệp hoặc ngồi ngơ ngác ở các ký túc xá sinh viên. . . cũng phải gật đầu : Cám ơn Bánh mì !

Trần Tiến Dũng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét