Bác sĩ vứt xác nữ bệnh nhân khiến dư luận bàng hoàng
“Rủi ro trong cuộc sống không chừa bất cứ nghành nghề nào, quan trọng là ta chấp nhận và khắc phục như thế nào? Đáng trách trong trường hợp này là một bác sỹ có nhân thân tốt, sao lại hành động thiếu suy nghĩ và mất nhân tính như thế?”.
Đó là ý kiến của độc giả Nguyễn Thạch sau khi thông tin Bác sĩ thẩm mỹ thú tội vứt xác nữ bệnh nhân được đăng tải trên VnExpress. Dư luận đang vô cùng bàng hoàng khi nghe tin xác của chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, quận Hoàn Kiếm) bị vứt xuống sông Hồng để phi tang. Tất cả các chứng cứ đều nhằm vào nghi án thẩm mỹ viện vứt xác khách phi tang.
Nạn nhân Thanh Huyền là Trưởng phòng bán vé của một công ty du lịch. Sáng ngày 19/10, chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để làm phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ bụng. Trong lúc phẫu thuật, chị Huyền được phát hiện đã tử vong. Lo sợ, chủ cơ sở và nhân viên đưa xác chị Huyền lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang, đồng thời để xe máy của chị bên đường nhằm tạo hiện trường giả.
Đêm hôm đó, một thanh niên phát hiện xe Lead của chị Huyền, kiểm tra trong túi xách phát hiện hai chiếc điện thoại, chứng minh thư. Thấy trong điện thoại có nhiều cuộc gọi nhỡ, anh này gọi lại và thông báo về chiếc xe. Người nhận tin là anh Nguyễn Hữu Huy (40 tuổi, chồng chị Huyền). Ngay lập tức gia đình đã báo công an.
Qua khai thác điều tra, các nhân viên thẩm mỹ viện khai báo việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác phi tang nữ bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh nhân đã tử vong trong lúc phẫu thuật. Chiều 22/10, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã thú nhận tội ác của mình, đồng thời 10 nhân viên của Thẩm mỹ viện Cát Tường cũng bị triệu tập để làm rõ mức độ liên quan.
Ngay khi sự việc xảy ra, VnExpress đã nhận được hàng nghìn ý kiến phản hồi, phẫn nộ, bức xúc của độc giả trước hành động mất nhân tính của vị bác sĩ này. “Đã làm sai gây chết người lại không dám nhận trách nhiệm mà chọn cách thủ tiêu xác, thật là vô nhân đạo”, bạn Thúy nói.
Pháp luật cần trừng trị thích đáng
“Cần phải nghiêm trị hành động mất hết tính người của vị bác sĩ và cộng sự của anh ta”, bạn Đoàn Quốc Hùng phẫn nộ. Nickname Maxo nói: “Cũng nhờ người thanh niên đã tìm thấy chiếc xe máy và điện thoại trong đêm nhưng không nổi lòng tham mà gọi điện báo cho chủ nhân. Nếu không thì vụ việc có thể bị dìm luôn xuống sông”.
Độc giản Lê Văn An bày tỏ: “Vị bác sĩ này có học thức nhưng kém nhận thức. Anh ta cũng không có tư cách đạo đức và nhân cách. Lưới trời lồng lộng làm sao mà phi tang được”. “Quá dã man. Ông ta đã làm vấy bẩn chiếc áo blue thanh khiết. Tội chồng thêm tội nên pháp luật sẽ trừng phạt ông ta thích đáng”, bạn đọc Phi bình luận.
“Bản thân tôi là một bác sỹ, tôi thấy xấu hổ và thật ghê tởm hành động vứt xác phi tang của bác sỹ Tường và nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường. Mong cơ quan pháp luật xử phạt thật thích đáng cho hành động trên”, độc giả Chắc bức xúc.
Độc giả Đặng Đức Thanh phân tích: “Cái chết thì có nhiều nguyên nhân, trang thiết bị thiếu thốn, tay nghề kém cỏi, rủi ro... Nhưng vứt xác khách phi tang, tạo hiện trường giả là không có nhân tính và coi thường pháp luật. Tôi nghĩ cần phải nghiêm trị đích đáng”.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị bắt chiều 22/10. Ảnh: Duy Linh. |
Độc giả Thọ đồng tình: “Thật không thể tưởng tượng nổi, đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những người trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến sự việc đau lòng này. Cầu mong hương hồn người xấu số sớm siêu thoát”.
Nickname Saobien chia sẻ: “Thật tàn nhẫn. Nếu có lương tâm thì cứ thành thật khai báo thì tội sẽ nhẹ hơn. Sự việc đã được đưa ra ánh sáng, cầu cho linh hồn chị Huyền siêu thoát”. “Kinh khủng quá, chỉ đọc bài báo thôi mà đã thấy chóng mặt. Cầu cho linh hồn chị Huyền được siêu thoát. Tội nghiệp quá, sao số phận lại bi thương đến thế?”, bạn Nguyễn Bền Chí nói.
“Kinh hoàng. Tai nạn trong nghề nghiệp, đặc biệt là nghề y là chuyện không ai muốn nhưng vẫn gặp phải cho dù đã làm (có thể) đúng quy trình chuyên môn. Nhưng vứt xác bệnh nhân để phi tang thì thật khủng khiếp và không thể tha thứ”, nickname Nguoinongdan phẫn nộ.
Độc giả Kha Nguyễn tâm sự: “Sao anh ta thiếu hiểu biết thế? Việc làm chết người thì có thể là tai nạn nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ vứt xác phi tang thì trở thành giết người. Cũng do kém hiểu biết mới xảy ra chết người như vậy”.
“Việc chết người là điều không ai mong muốn. Thế nhưng bác sỹ kia không chịu thú tội ngay lại còn đem xác vứt xuống sông thì thấy ghê quá. Sao họ có thể vô cảm như thế được?”, bạn Lê Na chia sẻ.
Độc giả Thủy Tiên nói: “Làm thêm chân chính bằng nghề của mình chẳng có gì sai. Cái sai ở đây là làm thêm nhưng không đầu tư đủ trang thiết bị y tế, chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Ông này nếu biết dừng lại khi nạn nhân chết, tôi nghĩ tội sẽ nhẹ hơn”.
“Một bác sĩ có nhân thân tốt mà hành động như thế này có thông cảm được không? Nếu bác sĩ Tường nghĩ được rằng đây là một tai nạn, ví như tai nạn giao thông làm chết người chẳng hạn, thì việc không chạy trốn mà chạy đến công an đầu thú sẽ đúng hơn. Nếu đi đầu thú thì sẽ còn nhận được sự thông cảm, đằng này...”, bạn đọc Vinh Long nói.
Không nên đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín
Trước cái chết đau lòng của nạn nhân Thanh Huyền, nhiều độc giả chia buồn với gia đình người bị nạn, đồng thời cũng có nhiều ý kiến khuyên các bạn nữ không nên đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín.
“Việc bác sỹ Tường vứt xác bệnh nhân để phi tang chắn chắn sẽ bị cơ quan thực thi pháp luật xử lý thích đáng. Xong qua đây, cũng là bài học để chị em chớ đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín, nên tìm hiểu kĩ những quảng cáo hấp dẫn đang mọc tràn lan”, độc giả Hồ Trung nói.
Bạn Phú Phạm chia sẻ: “Đây cũng là bài học cho chị em khi quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ . Theo tôi thì con người chúng ta được sinh ra như thế nào thì nên để nguyên như vậy, không nên động đến dao kéo làm gì. Làm đẹp mà đánh đổi mạng sống thì có nên không?”.
“Tội của chủ cơ sở Cát Tường sẽ được pháp luật làm rõ. Nhưng tốn tiền hàng chục triệu đi làm thẩm mỹ, “nâng cấp” vẻ đẹp để dẫn tới tai họa thì các chị em nên cân nhắc kĩ. Xin chia buồn với gia đình người bị nạn”, bạn Minh Anh nói.
Độc giả Trần Đạt tâm sự: “Quá dã man, gây ra tội thì nên nhận tội, đằng này vứt xác phi tang. Qua vụ này, các chị em nên rút kinh nghiệm có sao dùng vậy, tích cực tập luyện, ăn uống hợp lý sẽ khoẻ đẹp chứ đi thẩm mỹ chui thì có ngày chết thê thảm”.
>> Xem thêm: Bác sĩ thủ tiêu bệnh nhân từng viết những dòng về y đức rất hay / Dựng tóc gáy với ca phẫu thuật nâng ngực
Nghi án thẩm mỹ viện vứt xác khách phi tang
Thẩm mỹ viện Cát Tường tại 45 đường Giải Phóng, Hà Nội vừa bị khám xét với tình nghi cơ sở này đã phi tang xác một nữ khách hàng tử vong trong lúc phẫu thuật làm đẹp.
Theo tìm hiểu của VnExpress, sáng 22/10, anh Huy (quận Hoàn Kiếm) được công an thông báo có người thú nhận đã vứt xác chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, vợ anh Huy) xuống sông Hồng. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm.
Thẩm mỹ viện Cát Tường nơi chị Huyền đến làm thẩm mỹ và tử vong. Ảnh: Mai Chi. |
Theo lời anh Huy, sáng 19/10 sau khi ra khỏi nhà, chị Huyền gọi điện nhưng anh không kịp nghe, gọi lại thì không liên lạc được. Cùng ngày, có người gọi điện cho anh thông báo phát hiện xe máy của chị Huyền ở khu vực Sài Đồng (quận Long Biên) còn nguyên chìa khoá và tài sản. Cả nhà đến nơi và báo công an về vụ việc.
Sau đó, anh Huy tìm thấy phiếu thu của cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường (45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ghi ngày 18/10. Công an đã triệu tập một số nhân viên của thẩm mỹ viện trên. Nhà chức trách cho hay, những người này thừa nhận sáng 19/10 chị Huyền đến làm phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ bụng, khoảng 10h cùng ngày thì tử vong. Lo sợ, chủ cơ sở và nhân viên đưa xác khách hàng lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang.
Một người thân cho biết, nạn nhân là Trưởng phòng bán vé của một công ty du lịch. Vợ chồng chị có hai con trai và sống cùng bố mẹ chồng trong căn nhà nhỏ ở khu phố cổ.
15h20 chiều nay, Công an quận Hoàng Mai đã kết thúc khám xét tại cơ sở thẩm mỹ Cát Tường. Theo ghi nhận của VnExpress.net, một người đàn ông trung niên bị áp giải ra xe đặc chủng. Khu vực xung quanh cơ sở thẩm mỹ bị phong tỏa.
Chiều 22/10, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết Thẩm mỹ viện Cát Tường đã "hành nghề chui". Cơ sở này không được cấp phép thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. "Có thể có sự nhập nhằng giữa tư vấn phẫu thuật thẩm mỹ và thực hiện dịch vụ tại đây”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, thẩm mỹ viện làm các dịch vụ đơn giản như: chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc da mặt, tập thể dục, massage săn chắc cơ ngực... thì chỉ cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu làm các phẫu thuật thẩm mỹ như: xăm mắt, xăm môi, phẫu thuật nâng ngực… thì thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Cơ sở nào có giấy phép mới được hoạt động.
Trên trang web, Cát Tường quảng cáo thực hiện nhiều dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như: cắt mí mắt, nâng mũi, nâng mũi bọc sụn, thu nhỏ đầu mũi, độn cằm, hút mỡ.
Thẩm mỹ Cát Tường nằm trên đường Giải Phóng, trên khu vực tập trung số lượng lớn các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và các cửa hàng kinh doanh tân dược. Đối diện khu vực này là bệnh viện Bạch Mai, Tai Mũi Họng.
Bác sĩ thủ tiêu bệnh nhân từng viết những dòng về y đức rất hay, thật kinh tởm con người này
Đêm gây tội của bác sĩ vứt xác nạn nhân
Bác sĩ Tường hứa hẹn tăng lương gấp đôi để dụ nam nhân viên bảo vệ mới 17 tuổi cùng tham gia vứt xác nữ bệnh nhân xuống sông Hồng phi tang.
Tối muộn 22/10, tại trụ sở cơ quan cảnh sát điều tra, Đào Quang Khánh (17 tuổi, quận Hoàn Kiếm) gương mặt trầy xát vì tai nạn, khai đã cùng Giám đốc trung tâm thẩm mỹ Cát Tường Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi) phi tang xác chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi) xuống sông Hồng vào đêm 19/10.
Theo lời Khánh (học hết lớp 9), cậu ta vừa xin vào Cát Tường làm bảo vệ, nhận lương thử việc 4 triệu đồng một tháng. Chiều 19/10, cả thẩm mỹ viện nhốn nháo do chị Huyền chết sau khi nâng ngực và hút mỡ bụng. Khánh được ông chủ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, yêu cầu dùng xe máy của chị Huyền chở ông ta từ đường Giải Phóng về Bệnh viện E lấy ôtô đưa bệnh nhân đi "cấp cứu".
"Ban đầu, em cũng không muốn dây dưa vào việc này nhưng anh Tường hứa trả 100% lương và nhận vào làm biên chế nên nhận lời", Khánh khai.
Đào Quang Khánh tại trụ sở công an. Ảnh: Việt Dũng. |
Dọc đường quay về thẩm mỹ viện Cát Tường, Khánh chạy xe máy đi sau ôtô của ông Tường. Đến ngõ 92 phố Trần Cung, ông Tường bảo Khánh chờ bên ngoài. Ít phút sau khi đi ra, ông ta cầm theo 4 túi nylon khá to.
Lúc này trong thẩm mỹ viện Cát Tường không có người. Các nhân viên theo chỉ đạo trước đó của ông Tường đã về hết, tiệm đóng cửa từ lâu. Khánh cùng ông Tường khiêng xác chị Huyền ra chiếc ôtô đỗ sát cửa. Khi ôtô chuyển bánh, Khánh đi xe máy của chị Huyền theo sau. "Anh ấy lái xe theo hướng đường Bưởi, rồi sang cầu Vĩnh Tuy", Khánh nói.
Do không thấy thuận lợi để vứt xác, họ tiếp tục sang phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Đến đường Cổ Linh, Khánh để lại xe máy ở vỉa hè, lên ôtô ngồi cùng ông Tường. Xe chạy về hướng cầu Thanh Trì. Khoảng 23h hôm đó, đến giữa cầu, hai người bê xác nạn nhân qua thành cầu cao hơn 1m, vứt xuống dòng nước chảy xiết.
Trước khi về nhà, Khánh được ông Tường dặn không nói cho ai biết, hứa hẹn sẽ thực hiện việc tăng lương. Hôm sau, Khánh vẫn đi làm như bình thường.
Ngày 22/10, ông Tường và Khánh bị bắt. Cảnh sát hình sự Hà Nội đang phối hợp với cảnh sát đường thủy và các lực lượng khác lập khoảng 10 chốt dọc sông Hồng quanh khu vực Hà Nội để tìm xác chị Huyền. Công an các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng cùng tham gia tìm kiếm.
Theo lời khai của ông Tường, sáng 19/10 chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ ở số 45 đường Giải Phóng để hút mỡ bụng và nâng ngực. Sau nhiều tiếng phẫu thuật, đến 16h cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.
Ông Tường là bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Bạch Mai, mở tiệm thẩm mỹ Cát Tường được khoảng 6 tháng. Cơ sở chưa được Sở Y tế cấp phép thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.
Các tội danh bác sĩ vứt xác bệnh nhân phải đối mặt
Nếu chị Huyền chết trước khi bị vứt xuống sông thì hành vi của chủ tiệm thẩm mỹ Cát Tường cấu thành tội "Xâm phạm thi thể người khác". Trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, bác sĩ sẽ đối mặt tội "Giết người vì động cơ đê hèn".
Liên tục 3 ngày qua, 10 tổ công tác của Phòng cảnh sát hình sự Hà Nội vẫn nỗ lực tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân bị vứt xác xuống sông khi đi làm đẹp tại thẩm mỹ viện.Theo phân tích của luật sư Vũ Tiến Vinh, việc xác định tội danh của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (bác sĩ ngoại khoa, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường tại số 45 đường Giải Phóng, Hà Nội) cần căn cứ kết luận giám định pháp y. Tuy nhiên, có thể xảy ra những trường hợp sau:
Nếu nạn nhân chết trước khi bị vứt xuống sông thì hành vi của ông Tường không cấu thành tội Giết người mà là Xâm phạm thi thể người khác được quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người có hành vi xâm phạm thi thể người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Bên cạnh đó, can phạm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp được quy định tại Điều 99 với mức hình phạt tối đa lên đến 12 năm tù. Sự vi phạm quy tắc nghề nghiệp ở đây có thể được thực hiện do lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.
Nghi can Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra vào tối 22/10. Ảnh: Việt Dũng |
Nếu giám định pháp y kết luận nạn nhân vẫn còn sống hoặc đang ở trạng thái chết lâm sàng trước khi bị vứt xuống sông, nghi can Tường phải đối mặt với tội Giết người.
Trường hợp này, can phạm vứt nạn nhân xuống sông nhằm che giấu các vi phạm trong hoạt động nghề nghiệp và nhằm giũ bỏ trách nhiệm với hậu quả mà mình gây ra. Do vậy, can phạm sẽ phải chịu 2 tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội Giết người là “giết người để che giấu tội phạm khác” và “giết người vì động cơ đê hèn”. Mức phạt quy định từ 12 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.
Hành vi đê hèn của bác sĩ Tường, theo luật sư, thể hiện ở việc khi gặp tình huống này ông ta phải dùng mọi biện pháp, khả năng có thể để cấp cứu nạn nhân, kể cả việc chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai ở gần đó. Tuy nhiên, can phạm không làm mà lại ném xuống sông để phi tang.
Trong vụ án này, bảo vệ Đào Quang Khánh do cùng tham gia vứt xác với ông chủ nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm với vai trò đồng phạm. Gần 10 nhân viên tại thẩm mỹ viện đang bị cảnh sát triệu tập có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Che giấu tội phạm hoặc Không tố giác tội phạm tùy theo hành vi cụ thể của mỗi người.
Tại cơ quan điều tra, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai sáng 19/10 chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực. Sau nhiều tiếng phẫu thuật, đến 16h cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.
Bác sĩ Tường thú nhận yêu cầu tất cả nhân viên cùng khách ra về, một số được chỉ đạo dọn dẹp sổ sách và thiết bị mang tẩu tán trước khi thực hiện hành vi vứt xác bệnh nhân.
Manh mối lần ra bác sĩ vứt xác bệnh nhân
Từ chiếc xe Lead màu đen trên vỉa hè, chìa khóa vẫn cắm ở ổ và những lời tâm sự muốn phẫu thuật làm đẹp của chị Huyền, cảnh sát phát hiện hành vi độc ác vứt xác bệnh nhân phi tang của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Chiều 23/10, UBND Hà Nội có công điện yêu cầu Công an thành phố khẩn trương làm rõ, xử lý vụ vứt xác bệnh nhân của ông chủ Thẩm mỹ viện Cát Tường, số 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng.Công an Hà Nội vừa khởi tố vụ án về 3 tội Giết người, Che giấu tội phạm và Không tố giác tội phạm. Nghi can Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Cát Tường) và Đào Quang Khánh (17 tuổi, bảo vệ) bị bắt khẩn cấp về hành vi giết người. Khoảng 10 nhân viên của Cát Tường đang bị triệu tập để làm rõ hai tội danh còn lại.
Theo nhà chức trách, đầu giờ sáng 19/10, chị Lê Thị Thanh Huyền đi xe Lead rời nhà tại khu vực phố cổ và không quay về. Gia đình đi tìm nhiều nơi, đăng thông tin tìm kiếm trên mạng xã hội và cả chương trình VOV giao thông nhưng không có tin tức. Tối cùng ngày, trong lúc gia đình đang tuyệt vọng thì nhận được điện thoại của anh Vũ Văn Tuấn cho hay có "nhặt" được xe máy của chị Huyền.
Bác sĩ Tường làm phẫu thuật thẩm mỹ cho một khách hàng. Ảnh: TMV Cát Tường. |
Trong quá trình tìm chị Huyền, cảnh sát hình sự Hà Nội nhận được tin chị có tâm sự với một số người thân quen về ý định đi phẫu thuật thẩm mỹ. Công an tập trung theo hướng này, rà soát các cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn. Cùng thời điểm, gia đình chị Huyền tìm thấy hóa đơn nộp tiền của chị tại Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Từ những manh mối trên, tối 21/10, cơ quan điều tra xác định chị Huyền đến Cát Tường nâng ngực, hút mỡ bụng và tử vong vào ngày 19/10.
Làm việc với cảnh sát, chủ tiệm thú nhận khoảng 12h đã trực tiếp cùng 2 nhân viên Lê Ngọc Vân (21 tuổi), Bùi Thị Hoa (23 tuổi) và y tá Nguyễn Ngọc Thư (29 tuổi) phẫu thuật cho chị Huyền. Tường dùng kim tiêm loại 50cc hút 11 ống mỡ từ phần bụng của chị Huyền sau đó bơm vào hai bên ngực của bệnh nhân này. Sau 4 tiếng, ca phẫu thuật kết thúc. Khoảng 30 phút sau, chị Huyền co giật, sùi bọt mép, Tường tiêm cho chị một liều Diafegam 10g và thấy các triệu chứng trên hết. Hơn một tiếng sau, khoảng 17h45, nhân viên báo cho Tường rằng chị Huyền tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được. Tường đặt ống thở, tiếp tục tiêm thuốc trợ tim và cho thở ôxy.
Bản đồ các địa điểm liên quan đến vụ án. Nhấn vào đây để xem chi tiết. |
Tường hứa hẹn tăng lương gấp đôi cho nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, bảo anh này chở đi lấy ôtô rồi quay lại cơ sở thẩm mỹ. Hai người mang xác chị Huyền lên ôtô. Khánh đi xe máy của chị Huyền theo sau, mang theo toàn bộ tài sản của nạn nhân. Đến cầu Vĩnh Tuy, không tìm được cơ hội và địa điểm vứt xác, họ đến đường Cổ Linh và Khánh bỏ xe lại. Hai người đi về hướng cầu Thanh Trì, bê xác vứt xuống sông. Hôm sau, Tường và Khánh cùng đi làm bình thường.
Sáng 23/10, một ngày sau khi hành vi của Tường bị cảnh sát lật tẩy, Bệnh viện Bạch Mai thông báo đã đình chỉ công tác với nghi can này. Tường làm việc tại khoa Ngoại từ đầu năm 2006, đang học nghiên cứu sinh về chấn thương chỉnh hình.
Đình chỉ công tác bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông
Sáng nay, một ngày sau khi bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường) bị bắt để điều tra hành vi giết người, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác bác sĩ Tường.
Ông Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện thực sự sốc trước thông tin này. "Sáng qua anh Quốc Anh, Giám đốc bệnh viện nhận được thông tin, đã lặng đi một lúc", ông Lợi nói.
Tối 22/10, ban giám đốc bệnh viện đã họp suốt 4 tiếng với lãnh đạo Bộ Y tế. Sáng nay, phía bệnh viện lại họp lần nữa để đưa ra các giải pháp và Giám đốc bệnh viện quyết định tạm đình chỉ công tác bác sĩ Tường để phục vụ điều tra. "Bác sĩ Tường chuyển về Bệnh viện Bạch Mai tháng 1/2006 và chưa hề có biểu hiện không tốt về chuyên môn, chưa hề bị kỷ luật. Sáng 21/10, bác sĩ Tường vẫn tới bệnh viện làm việc bình thường", ông Lợi nói thêm.
Trước câu hỏi về nguyên nhân khiến chị Huyền tử vong, ông Lợi cho hay, bệnh viện chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan điều tra nên không có kết luận về trường hợp này. Nguyên tắc là bất cứ thủ thuật can thiệp nào đều có tai biến tùy theo phương pháp và thuốc sử dụng. Còn trường hợp của bác sĩ Tường, bệnh viện chưa nắm được thông tin.
"Biến chứng trong chuyên môn là điều không ai muốn, nhưng tai biến nghề nghiệp vẫn xảy ra, không chỉ ở Bạch Mai, phòng khám tư nhân mà ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta tìm mọi cách hạn chế biến chứng bằng quy trình chuyên môn", Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai nói thêm.
Theo ông Lợi, bệnh viện có trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên trong giờ hành chính và giờ trực, pháp luật cho phép nhân viên y tế làm việc tại cơ sở y tế tư nhân. Còn việc quản lý hoạt động trong lĩnh vực y tế tư nhân là trách nhiệm của Sở Y tế và các Phòng Y tế quận, huyện.
Lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết đã thành lập tổ công tác để cùng cơ quan chức năng tham gia tìm kiếm nạn nhân, đến gia đình chia sẻ mất mát, đồng thời sẽ đưa ra giải pháp quản lý tốt hơn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh...
Trước đó, tối 22/10, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã thay mặt Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (đang công tác ở Philippines) tổ chức cuộc họp khẩn với các vụ, cục, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai.
Chia sẻ sự mất mát với gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, bà Xuyên cho hay, Bộ Y tế hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và Bộ sẵn sàng phối hợp với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với hành vi đáng lên án trên.
Thứ trưởng Xuyên yêu cầu Cục quản lý khám chữa bệnh phối hợp Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Hà Nội... thăm hỏi và chia buồn với gia đình nạn nhân; đồng thời, trình lãnh đạo Bộ văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện Bạch Mai xem xét đình chỉ công tác tạm thời đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường; và cùng với Bệnh viện E có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra.
'Tôi sẽ đưa ra nghị trường vụ bác sĩ ném xác bệnh nhân'
"Không thể nào lại có hành vi vô nhân tính như thế trong ngành y. Tôi sẽ đưa vụ việc này ra nghị trường Quốc hội", Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, Bùi Thị An phát biểu với VnExpress.
'Cả bệnh viện Bạch Mai sốc khi bác sĩ vứt xác bệnh nhân'
Đình chỉ công tác bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông
Đình chỉ công tác bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông
Với tư cách là người trong ngành, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn) nhìn nhận, sự việc xảy ra là điều rất xấu đối với ngành y và khiến bà cảm thấy đau xót. “Sự việc này là quá khủng khiếp vì bên cạnh việc thực hiện không đúng quy trình chuyên môn nó còn liên quan tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp”, bà Nhi nói.
Theo bà, trong bất kỳ trường hợp nào, bác sĩ cũng phải tiến hành cấp cứu tại chỗ cho bệnh nhân, đưa người bệnh vào ngay vào cơ sở y tế có trình độ cao hơn, nhất là thẩm mỹ viện này lại nằm ngay cạnh Bệnh viện Bạch Mai. “Phải đặt tính mạng, quyền lợi của bệnh nhân lên trên hết. Còn trong trường hợp bệnh nhân tử vong rồi thì cũng phải làm theo đúng quy trình xử lý. Vậy mà…”, bác sĩ Nhi nói.
Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn Nguyễn Phạm Ý Nhi, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: N.H. |
Cũng là đại biểu thành phố Hà Nội, đại biểu Bùi Thị An “sởn hết gai ốc và tới bây giờ vẫn còn cảm giác ấy” khi nghe tin về vụ việc. “Tôi cứ nghĩ không thể nào lại có hành vi vô nhân tính như thế trong ngành y. Hành vi ấy lại xảy ra với một bác sỹ trẻ, làm ở một bệnh viện lớn, có uy tín ở Hà Nội”, bà An chia sẻ.
Với việc dồn dập các vụ tiêu cực của ngành y tế, nữ đại biểu cho rằng, tình trạng này là không thể chấp nhận được và cần phải làm rõ trách nhiệm của cả quản lý ngành dọc (y tế) và chính quyền địa phương. “Thẩm mỹ viện nằm ngay mặt đường to như thế, hoạt động đã 6 tháng, sao lại nói không biết? Không thể cứ để lặp đi lặp lại mãi các vụ việc tương tự rồi trả lời rằng không có trách nhiệm. Liên quan tới an toàn tính mạng của người dân thì chính quyền và ngành dọc đều phải có trách nhiệm”, bà An bức xúc.
Bà Nguyễn Phạm Ý Nhi: "Bản thân là một nhà quản lý, tôi thấy rất đau lòng về những vụ việc tiêu cực của ngành y tế. Có thể nói năm nay với ngành y, tâm tư đúng là khá nặng nề. Chúng tôi đã đặt vấn đề trước hết là phải xem lại mình, đầu tiên là về tinh thần y đức, tinh thần trách nhiệm với người bệnh". |
Tin rằng lãnh đạo thành phố sẽ chỉ đạo làm rõ vụ việc, đại biểu Hà Nội này khẳng định, đích thân bà sẽ trao đổi với đoàn, với lãnh đạo Sở Y tế để đưa vấn đề ra nghị trường. Dù khẳng định ngành y tế còn rất nhiều cán bộ, bác sỹ, nhân viên tâm huyết, giỏi nghề, luôn lấy cứu người làm trọng và những “con sâu” chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng bà An cũng thẳng thắn nhìn nhận , với những vụ việc xảy ra thời gian qua thì y đức ở một số cán bộ trong ngành “có lẽ đã thấp tới cực điểm”
Về vai trò của lãnh đạo Bộ Y tế, đại biểu An cho rằng, những tồn tại ngày nay không chỉ thuộc về Bộ trưởng đương nhiệm mà kéo dài từ nhiều thế hệ trước. Tuy nhiên, Bộ trưởng cần rà soát lại tất cả các cơ sở y tế để đánh giá lại thực trạng nguồn lực, cơ sở vật chất và đặc biệt là con người để có đánh giá toàn diện, từ đó mới đề ra các giải pháp có tính đột phá.
Với góc nhìn của lãnh đạo công an, đại biểu Phạm Trường Dân, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng, để xảy ra vụ việc "mất hết nhân tính" này chứng tỏ Sở Y tế Hà Nội làm không làm hết trách nhiệm. Theo ông, Sở Y tế Hà Nội phải nhận khuyết điểm chứ không phải cứ nói rằng không cấp phép là xong. "Nếu không cấp phép thì trong lĩnh vực quản lý của mình, Sở phải đi kiểm tra bởi Sở cũng có đầy đủ các phòng ban theo từng lĩnh vực và có cả lực lượng thanh tra y tế", đại biểu Dân nói.
Trước đó, theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan công an, sáng 19/10 chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ ở số 45 đường Giải Phóng để hút mỡ bụng và nâng ngực. Sau nhiều tiếng phẫu thuật, đến 16h cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang.
Ông Tường là bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Bạch Mai, mở tiệm thẩm mỹ Cát Tường được khoảng 6 tháng. Cơ sở chưa được Sở Y tế cấp phép thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.
'Cả bệnh viện Bạch Mai sốc khi bác sĩ vứt xác bệnh nhân'
Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền cho biết, đã vài giờ từ khi hay tin cán bộ dưới quyền là bác sĩ ngoại khoa Nguyễn Mạnh Tường vứt xác bệnh nhân tại phòng khám tư xuống sông Hồng, ông "vẫn rất sốc".
Tối 22/10, trao đổi với VnExpress, ông Hiền cho hay không chỉ riêng ông mà cả Ban giám đốc và nhiều bác sĩ đã rất sốc trước thông tin bác sĩ Tường hành xử độc ác với bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền. "Nhiều người đã nhắn tin cho tôi bày tỏ bất bình", ông nói.Ông không thể ngờ cán bộ dưới quyền, nam bác sĩ ngoại khoa, lại có thể lái ôtô chở thi thể bệnh nhân đi vứt phi tang xuống sông, để rồi đến giờ vẫn chưa tìm thấy xác.
Ông cho biết, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với mất mát của gia đình chị Huyền. Ngày 23/10, bệnh viện sẽ họp để ổn định tinh thần bác sĩ, tăng cường quản lý chuyên môn.
Nghi can giết người Nguyễn Mạnh Tường chỉ nơi vứt xác chị Huyền. Ảnh: Việt Dũng. |
Hiện cơ quan điều tra đã đến làm việc với bệnh viện, đề nghị cung cấp thông tin về nghi can Tường. Bệnh viện cam kết phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ án.
Bà Đinh Thị Kim Liên (Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: "Nhân viên bệnh viện đều sốc, ngỡ ngàng, không ai tin bác sĩ Tường lại có thể làm như thế". Theo bà, là bệnh viện tuyến đầu cả nước nên Bạch Mai rất quan tâm giáo dục y đức, hàng ngày đều nhắc nhở, theo dõi sát sao nhân viên, đặc biệt là trong giờ làm việc.
Trong diễn biến khác, cuối buổi chiều nay, sau khi áp giải bác sĩ Tường về phòng khám phục vụ việc khám xét, cảnh sát hình sự đã đưa nghi can đến khu vực cầu Thanh Trì để chỉ địa điểm vứt xác. Theo quan sát của VnExpress, lòng sông rộng khoảng 150 m. Vị trí gây án ở giữa cầu, cách đầu cầu hướng về Pháp Vân khoảng 70m. Lan can cầu cao khoảng 1m25.
Công tác tìm kiếm nạn nhân đang được nhà chức trách khẩn trương tiến hành. Tuy nhiên việc này được dự đoán gặp khó khăn do hành vi vứt xác phi tang đã diễn ra từ 3 ngày trước, nước sông lại đang lên cao.
Từ thành cầu xuống mặt sông ước chừng hơn 10 mét. Ảnh: Duy Linh |
Công an Hà Nội cho biết đã cắt cử 10 tổ tham gia vào việc tìm kiếm nạn nhân đồng thời đề nghị với công an các địa phương dọc theo hạ lưu sông Hồng cùng phối hợp tìm kiếm.
Trước đó, tại cơ quan điều tra bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai sáng 19/10 chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ tại số 45 đường Giải Phóng để hút mỡ bụng và nâng ngực, đặt trước 50 triệu đồng. Sau nhiều tiếng phẫu thuật, đến 16h cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh bê nạn nhân ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì vứt phi tang. Chiếc xe Lead của chị Huyền, Khánh để lại tại khu vực phường Thạch Bàn, quận Long Biên và được một người đi đường tìm thấy, báo cho gia đình nạn nhân.
Hiện, cùng với ông Tường, Khánh cũng đã bị bắt để điều tra hành vi giết người. Sở Y tế Hà Nội cho hay cơ sở thẩm mỹ của Tường chưa được cấp phép làm phẫu thuật thẩm mỹ.
Giả thiết nguyên nhân chết của bệnh nhân bị phi tang xác
Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ nghi ngờ nguyên nhân khiến chị Lê Thị Thanh Huyền chết khi nâng ngực ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường (Hà Nội) là sốc thuốc do gây mê, hoặc tắc mạch do hút mỡ, cấy mỡ...
Cái chết của chị Thanh Huyền 39 tuổi là một trong nhiều ca tử vong vài năm gần đây tại các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ ở Việt Nam. Sự ra đi của bệnh nhân này gây phẫn nộ hơn khi bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường - phi tang xác bằng cách ném xuống sông. Hiện thi thể của người phụ nữ xấu số vẫn chưa được tìm thấy, nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định.
Ở góc độ chuyên ngành, theo các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong trong giải phẫu thẩm mỹ như sốc thuốc, thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm hoặc sai sót trong quá trình thao tác kỹ thuật của y bác sĩ... Đây cũng là những rủi ro các cơ sở thẩm mỹ phải cảnh báo khách hàng khi quyết định giải phẫu làm đẹp.
Theo lời khai của nghi can thì bác sĩ Tường thực hiện phẫu thuật là người trực tiếp gây mê, hút 11 ống mỡ ở vùng bụng bệnh nhân để bơm vào vùng ngực. |
Giả thiết về nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân Huyền, về mặt chuyên môn, theo thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP HCM, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến là tai biến do sốc thuốc gây mê. Trong y khoa, công việc gây tê, gây mê phải do bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức thực hiện. Với trường hợp chị Huyền, bác sĩ thực hiện phẫu thuật là bác sĩ ngoại khoa, không phải chuyên ngành gây mê hồi sức nên việc gây mê có thể dẫn đến những ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, gây tử vong. Điều này đã vi phạm chuyên môn hành nghề.
Theo bác sĩ Bích, với phẫu thuật hút mỡ bụng, lượng mỡ lấy ra và bơm vào thường là khối lượng lớn, hàng trăm cc trở lên. Ở đây bệnh nhân bơm với khối lượng 11 ống là hơi nhiều cho một lần thực hiện. Sự thay đổi khối lượng như vậy có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân gây tử vong có thể là có sai sót trong quá trình thực hiện, ví dụ như khi bơm vào ngực có thể gây tổn thương ở ngực, chọc vào màng phổi, có thể gây tổn thương phổi, dẫn đến tử vong. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm.
Có thể thuyên tắc mạch gây tử vong khi cấy, hút mỡ. Ảnh minh họa: liposuction |
Cùng quan điểm này, bác sĩ Bùi Quốc Công, Khoa Gây mê Hồi sức Viện E cho biết, gây mê bắt buộc phải làm ở bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị y tế và các bác sĩ trực 24/24h. Bác sĩ bình thường không thể tự gây mê mà phải có chứng chỉ chuyên ngành, bởi lẽ trong quá trình gây mê có thể xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm mà nếu không được đào tạo cơ bản khó có thể xử lý.
Khi gây tê, gây mê cho bệnh nhân có thể xảy ra một số biến chứng khó lường. Bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ. Trường hợp này ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân rơi vào trạng thái này, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao. Nguy hiểm nhất vẫn là quá trình gây mê. Nếu thuốc được tiêm vào tĩnh mạch, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, tím tái, rối loạn nhịp tim, phù phổi... và tử vong sau vài phút nếu không được bác sĩ trợ giúp ngay lập tức.
Theo bác sĩ Công, bệnh nhân tử vong ở thẩm mỹ viện Cát Tường nhiều khả năng hít phải dịch dạ dày dẫn đến viêm phổi cấp. Bệnh nhân bị suy hô hấp, không thở được, gây tím tái, sùi bọt mép. Vì cơ sở thẩm mỹ không đủ thiết bị y tế và bác sĩ không cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân tử vong ngay sau đó. Ngoài ra, cũng có khả năng khi chọc để lấy mỡ ở vùng bụng, bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
Một bác sĩ tại khoa Phẫu thuật chỉnh hình viện K cũng cho hay trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ, mỡ có thể chui vào mạch máu, gây tắc mạch, ngưng tim, phù phổi, gây tai biến nặng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích cho biết thêm, tai biến trong y khoa là chuyện bất khả kháng, có thể xảy ra. Điều đáng nói là vấn đề xử lý tai biến của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Việc bác sĩ bưng bít thông tin, tự loay hoay xử trí mà không đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu hoặc không báo người nhà bệnh nhân… đã bỏ qua thời gian vàng để cứu bệnh nhân.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ ĐH Y dược TP HCM, cho biết phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật khác, luôn có những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ không nghiêm trọng như các loại phẫu thuật khác. Trên thực tế tất cả phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều có khả năng gặp phải những tai biến, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
"Phẫu thuật thẩm mỹ có thể gặp phải các biến chứng như dị ứng thuốc, nhiễm trùng, chảy máu, tụ máu, hoại tử mô, dị ứng vật liệu, sẹo xấu, kết quả thẩm mỹ không chấp nhận, các biến chứng liên quan đến gây mê gây tê, thậm chí có thể tử vong", bác sĩ Phùng nhận định.
Các bác sĩ khuyến cáo, người đi phẫu thuật thẩm mỹ cần biết rõ các nguy cơ biến chứng có thể gặp phải, nên được tư vấn kỹ bởi bác sĩ đúng chuyên khoa, cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ nguồn lực và phương tiện đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
Nỗi kinh hoàng của nạn nhân phẫu thuật thẩm mỹ
Kelly - một hotgirl có tiếng ở TP HCM - vẫn còn nhớ như in những ngày tháng đau đớn vì chiếc cằm bị hoại tử, thịt thối rữa, nổi đốm trắng.
Kelly từng có thời gian dài đau khổ, không dám xuất hiện nhiều trước công chúng vì phẫu thuật cằm hỏng. Lần phẫu thuật đầu tiên, chiếc cằm của cô bị nhiễm trùng. Bác sĩ nói khoảng một tháng sau vết thương sẽ lành, nhưng cô đợi hơn 2 tháng vẫn không thấy khả quan. Cô tìm đến bác sĩ thì bị từ chối gặp mặt.
Đợi thêm hơn một tháng nữa thì vết thương bị hoại tử, Kelly tá hỏa cầu cứu bác sĩ khác. Lúc đầu, bác sĩ không nhận lời chữa trị vì chiếc cằm của Kelly đã nhiễm trùng quá nặng, nếu để thêm một thời gian ngắn nữa thì cô phải cắt luôn cằm để tránh hoại tử nặng hơn. Phải năn nỉ nhiều lần, hotgirl mới được bác sĩ đồng ý chữa.
Kelly đã phải tháo phần cằm trước ra và không độn nữa. Cô phải chịu đau đớn thêm 4 lần để vừa trị vừa chỉnh phần cằm lại dần dần. Mỗi lần chữa trị, cằm của cô lại thay đổi hình dáng, nhiều lúc "trông chẳng khác gì cằm bồ nông", đến lần phẫu thuật cuối cùng mới thành công.
Kelly chia sẻ, vì ham làm đẹp nên cô đã vội vàng làm phẫu thuật mà không tìm hiểu kỹ bác sĩ cũng như cơ sở thẩm mỹ. Đến bây giờ cô vẫn rùng mình khi nghĩ lại 5 lần phẫu thuật đầy đau đớn.
Khi Kelly cười, di chứng thẩm mỹ trên cằm khá rõ khiến khuôn mặt cô thiếu tự nhiên. Ảnh: T.N. |
Chị Lan Thanh (Ninh Bình) cũng 3 lần tiền mất tật mang chỉ vì đua đòi cho bằng chị bằng em. Cầm tờ giấy ghi tên địa chỉ một thẩm mỹ viện ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), chị xin nghỉ việc, một mình đi nâng mũi. Theo lời bác sĩ, một tuần sau phẫu thuật, những vết sưng ở mặt sẽ giảm dần và hình dáng mũi dần hình thành sau đó. Thế nhưng, 2 tuần, chị vẫn đau khắp vùng mặt, rất khó khăn trong việc ăn uống. Chiếc mũi đúng là có cao hơn nhưng lại hơi vẹo sang một bên, cứng đơ, chẳng khác gì đeo mặt nạ.
Lo lắng vì chiếc mũi như "thằng hề", chị đến thẩm mỹ viện tái khám nhưng bác sĩ nói có nhiều trường hợp còn lâu hơn chị, chiếc mũi sẽ dần đẹp lên. Một tháng sau, chị vẫn không thấy tình hình cải thiện. Chị Thanh quay lại định bắt đền thì thẩm mỹ viện đã đóng cửa bởi bác sĩ nơi đây vừa gây ra một vụ chết người vì sơ xuất trong quá trình phẫu thuật.
Đi lại vất vả, dung nhan ngày càng xuống cấp, chị đành phải tiếp tục công cuộc làm đẹp. Lần này nghe lời tư vấn của nhiều người, chị phẫu thuật tại khoa thẩm mỹ tại một bệnh viện đa khoa quốc tế ở Hà Nội. May mắn là sau lần phẫu thuật cuối cùng, chiếc mũi chị đã từ cong thành thẳng.
Chị Thanh chia sẻ, từ lần đó trở đi, chị không bao giờ đến các thẩm mỹ viện. Có vấn đề gì, chị đều tìm đến các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn. "Ở bệnh viện, các bác sĩ đầy đủ trang thiết bị, có vấn đề gì cứ đến bệnh viện, bác sĩ chẳng chạy đi đâu được", chị Thanh chia sẻ kinh nghiệm.
Chị Thanh chia sẻ, từ lần đó trở đi, chị không bao giờ đến các thẩm mỹ viện. Có vấn đề gì, chị đều tìm đến các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn. "Ở bệnh viện, các bác sĩ đầy đủ trang thiết bị, có vấn đề gì cứ đến bệnh viện, bác sĩ chẳng chạy đi đâu được", chị Thanh chia sẻ kinh nghiệm.
Trên các diễn đàn, chị em phụ nữ cũng bàn luận xôn xao về chủ đề phẫu thuật thẩm mỹ. Họ mách nhau địa chỉ uy tín để làm đẹp; hay những địa chỉ ma, không tin cậy.
Chị Hoa chi 15 triệu đồng đi sửa mũi tại một bệnh viện tư ở TP HCM, đã tỏ ra rất tức giận vì thành quả không được như ý. Chị đặt loại sụn mềm giá 10 triệu đồng và bọc cân 5 triệu, tổng chi phí 15 triệu. Sửa xong, mũi chị trở nên méo xẹo. Sau 3 ngày tháo băng, mọi người trong nhà ai cũng bảo mũi chị bị nghiêng về bên phải trông rất xấu, đầu mũi thì to hơn trước. “Giờ ai cũng nói mình già hơn 10 tuổi so với lúc trước khuôn mặt rất baby. Không những thế, vì mũi nghiêng về bên phải nên miệng mình cũng méo theo, bên trái xếch lên, trông thật tệ”, chị than thở.
Chị cũng khuyên mọi người nếu có ý định đi phẫu thuật thẩm mỹ hãy kiểm tra kỹ, đừng vội tin lời quảng cáo. Bệnh viện nơi gây "thảm họa" cho chị ghi rõ có bác sĩ Hàn Quốc, nhưng tới nơi chị chỉ thấy một bác sĩ duy nhất sửa hết tất cả các bộ phận, từ nâng ngực, sửa mũi, cắt mắt, đặt túi mông, hút mỡ bụng cho đến phun xăm. Hơn nữa, “cơ sở vật chất ở đấy cũng tệ lắm và không hề có bác sĩ Hàn Quốc như website quảng cáo”.
Bên cạnh phẫu thuật sửa mũi, phương pháp nâng ngực cũng được đông đảo chị em quan tâm và có nhu cầu lớn. Chị Xuyến, độc giả trên diễn đàn webtretho từng mong ước có một bộ ngực đầy đặn. Song trái với những gì chị ao ước là tâm trạng “hoàn toàn thất vọng ngay khi bước chân xuống bàn mổ”.
Phẫu thuật xong, hai bên ngực của chị Xuyến không cân xứng. Tháo băng, chị phát hiện một bên ngực “méo xẹo y như trái bóng bầu dục”. Chị đã làm theo lời khuyên bác sĩ "nhẹ nhàng massage, ngực sẽ dần tròn đều trở lại". Tuy nhiên, sau hơn hai tháng ngực của chị vẫn cứng ngắc, đau ở nhũ hoa. Hai núm vú ngày càng lồi ra và chĩa xuống đất. Chị phải đến khám lại, yêu cầu bác sĩ sửa cho tròn đều hơn.
Bác sĩ mổ lần nữa, thấy bên trong ngực viêm đỏ rất nặng nên lấy túi đặt ra và khẳng định nguyên nhân cơ địa của chị Xuyến bị phản ứng túi quá nặng. Ông đề nghị sẽ đặt thử lại lần nữa nếu không được thì thôi. Tuyệt vọng quá, người phụ nữ không làm nữa, và quyết định lấy hai túi ra. “Giờ hai núm vú của mình bị hư thậm tệ, quặp hẳn xuống cộng với sẹo xấu nữa”, chị cho biết. Một năm rưỡi sau chị lại sửa ngực ở thẩm mỹ viện khác, kết quả hồi phục nhanh, ngực mềm dần không cần massage, “nhưng bác sĩ đặt hai túi hơi thấp nên phía trên của mình nhìn như màn hình phẳng, không có độ cong, trông rất kỳ”.
Không chỉ những ca phẫu thuật đụng dao đụng kéo, cả các ca làm đẹp chỉ cần gây tê và dùng kim như xăm mắt xăm môi... cũng gây ra hậu quả khôn lường với chị em có cơ địa không phù hợp. Sau nửa năm đi xăm môi, chị Ngọc Giao (quận 4, TP HCM) giờ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau và ngứa do môi nứt nẻ hay nổi mụn herpes.
Thấy cô bạn thân đi xăm môi về đẹp quá, không phải dùng son thường xuyên, chị Giao cũng đi làm. Bạn dẫn chị đến địa chỉ mình đã thực hiện là một thẩm mỹ viện có tiếng ở quận 3. Xăm được 3 ngày, lớp da ngoài cùng của môi chị bong ra, rồi lấm tấm rộp. Chị gọi điện đến thẩm mỹ viện thì được khuyên dùng trangala nhưng vẫn không thấy đỡ mà càng ngày vết rộp càng lan rộng và ngứa. Đến bệnh viện da liễu khám, chị mới biết môi bị nhiễm herpes.
Từ ngày đi xăm về, môi chị trở nên nhạy cảm đặc biệt, trời hanh khô chút là nứt nẻ rỉ máu hoặc lỡ ăn uống mà không lau miệng sạch là nổi mụn do herpes. Thậm chí khẩu trang dùng buổi sáng đi làm, đến buổi chiều dùng lại cũng có thể khiến môi chị nổi mụn, màu môi thì lem nhem. Chị cũng không dám dùng son, một phần vì son không ăn nhưng phần nhiều sợ dị ứng.
Giả thiết nguyên nhân chết của bệnh nhân bị phi tang xác
Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ nghi ngờ nguyên nhân khiến chị Lê Thị Thanh Huyền chết khi nâng ngực ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường (Hà Nội) là sốc thuốc do gây mê, hoặc tắc mạch do hút mỡ, cấy mỡ...
Cái chết của chị Thanh Huyền 39 tuổi là một trong nhiều ca tử vong vài năm gần đây tại các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ ở Việt Nam. Sự ra đi của bệnh nhân này gây phẫn nộ hơn khi bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường - phi tang xác bằng cách ném xuống sông. Hiện thi thể của người phụ nữ xấu số vẫn chưa được tìm thấy, nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định.
Ở góc độ chuyên ngành, theo các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong trong giải phẫu thẩm mỹ như sốc thuốc, thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm hoặc sai sót trong quá trình thao tác kỹ thuật của y bác sĩ... Đây cũng là những rủi ro các cơ sở thẩm mỹ phải cảnh báo khách hàng khi quyết định giải phẫu làm đẹp.
Theo lời khai của nghi can thì bác sĩ Tường thực hiện phẫu thuật là người trực tiếp gây mê, hút 11 ống mỡ ở vùng bụng bệnh nhân để bơm vào vùng ngực. |
Giả thiết về nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân Huyền, về mặt chuyên môn, theo thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP HCM, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến là tai biến do sốc thuốc gây mê. Trong y khoa, công việc gây tê, gây mê phải do bác sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức thực hiện. Với trường hợp chị Huyền, bác sĩ thực hiện phẫu thuật là bác sĩ ngoại khoa, không phải chuyên ngành gây mê hồi sức nên việc gây mê có thể dẫn đến những ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, gây tử vong. Điều này đã vi phạm chuyên môn hành nghề.
Theo bác sĩ Bích, với phẫu thuật hút mỡ bụng, lượng mỡ lấy ra và bơm vào thường là khối lượng lớn, hàng trăm cc trở lên. Ở đây bệnh nhân bơm với khối lượng 11 ống là hơi nhiều cho một lần thực hiện. Sự thay đổi khối lượng như vậy có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân gây tử vong có thể là có sai sót trong quá trình thực hiện, ví dụ như khi bơm vào ngực có thể gây tổn thương ở ngực, chọc vào màng phổi, có thể gây tổn thương phổi, dẫn đến tử vong. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là thuyên tắc mạch do mỡ sau khi bơm.
Có thể thuyên tắc mạch gây tử vong khi cấy, hút mỡ. Ảnh minh họa: liposuction |
Cùng quan điểm này, bác sĩ Bùi Quốc Công, Khoa Gây mê Hồi sức Viện E cho biết, gây mê bắt buộc phải làm ở bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị y tế và các bác sĩ trực 24/24h. Bác sĩ bình thường không thể tự gây mê mà phải có chứng chỉ chuyên ngành, bởi lẽ trong quá trình gây mê có thể xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm mà nếu không được đào tạo cơ bản khó có thể xử lý.
Khi gây tê, gây mê cho bệnh nhân có thể xảy ra một số biến chứng khó lường. Bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ. Trường hợp này ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân rơi vào trạng thái này, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao. Nguy hiểm nhất vẫn là quá trình gây mê. Nếu thuốc được tiêm vào tĩnh mạch, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, tím tái, rối loạn nhịp tim, phù phổi... và tử vong sau vài phút nếu không được bác sĩ trợ giúp ngay lập tức.
Theo bác sĩ Công, bệnh nhân tử vong ở thẩm mỹ viện Cát Tường nhiều khả năng hít phải dịch dạ dày dẫn đến viêm phổi cấp. Bệnh nhân bị suy hô hấp, không thở được, gây tím tái, sùi bọt mép. Vì cơ sở thẩm mỹ không đủ thiết bị y tế và bác sĩ không cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân tử vong ngay sau đó. Ngoài ra, cũng có khả năng khi chọc để lấy mỡ ở vùng bụng, bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
Một bác sĩ tại khoa Phẫu thuật chỉnh hình viện K cũng cho hay trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ, mỡ có thể chui vào mạch máu, gây tắc mạch, ngưng tim, phù phổi, gây tai biến nặng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích cho biết thêm, tai biến trong y khoa là chuyện bất khả kháng, có thể xảy ra. Điều đáng nói là vấn đề xử lý tai biến của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Việc bác sĩ bưng bít thông tin, tự loay hoay xử trí mà không đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu hoặc không báo người nhà bệnh nhân… đã bỏ qua thời gian vàng để cứu bệnh nhân.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ ĐH Y dược TP HCM, cho biết phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật khác, luôn có những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ không nghiêm trọng như các loại phẫu thuật khác. Trên thực tế tất cả phẫu thuật dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều có khả năng gặp phải những tai biến, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
"Phẫu thuật thẩm mỹ có thể gặp phải các biến chứng như dị ứng thuốc, nhiễm trùng, chảy máu, tụ máu, hoại tử mô, dị ứng vật liệu, sẹo xấu, kết quả thẩm mỹ không chấp nhận, các biến chứng liên quan đến gây mê gây tê, thậm chí có thể tử vong", bác sĩ Phùng nhận định.
Các bác sĩ khuyến cáo, người đi phẫu thuật thẩm mỹ cần biết rõ các nguy cơ biến chứng có thể gặp phải, nên được tư vấn kỹ bởi bác sĩ đúng chuyên khoa, cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ nguồn lực và phương tiện đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
Chỉ bệnh viện lớn mới được hút mỡ, nâng ngực
Nhiều người tưởng cứ tới các thẩm mỹ viện là có thể nâng ngực, hút mỡ, song theo cơ quan chức năng chỉ có bệnh viện lớn mới được quyền làm điều này.
Liên quan tới vụ bác sĩ của Thẩm mỹ viện Cát tường vứt xác bệnh nhân (tử vong sau khi nâng ngực, hút mỡ) xuống sông để phi tang, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường chiều 23/10 cho biết, Thẩm mỹ viện Cát Tường không được Sở Y tế cấp phép trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Cơ sở này mới được cấp giấy phép kinh doanh về chăm sóc sắc đẹp từ tháng 5/2013, song đã lợi dụng sự nhầm lẫn của khách hàng để thực hiện các kỹ thuật lớn.Theo ông Cường, thực tế hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại dịch vụ là phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.
Theo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp không được thực hiện thủ thuật xâm lấn như xăm môi, hút mỡ, nâng ngực... Ảnh: Minh Thùy. |
Các trung tâm chăm sóc sắc đẹp (đôi khi còn gọi là thẩm mỹ viện) chỉ làm dịch vụ như massage mặt, trang điểm, làm tóc..., không được sử dụng các thủ thuật gây xâm lấn, chảy máu như xăm môi, xăm mi, nâng ngực. Theo tiến sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP HCM, những dịch vụ này chỉ cần giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng chỉ học nghề… đăng ký ở phòng kinh tế quận, huyện hoặc nếu với cơ sở lớn hơn, ở quy mô công ty thì phải đăng ký ở Sở Kế hoạch Đầu tư, không thuộc vào lĩnh vực y tế quản lý.
Sở Y tế sẽ quản lý các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, bao gồm bệnh viện và phòng khám giải phẫu thẩm mỹ.
- Những phòng khám giải phẫu thẩm mỹ phải có bác sĩ phẫu thuật, trang thiết bị chuyên dùng và được Sở Y tế cấp phép hành nghề theo quy định cấp phép hành nghề y dược tư nhân. Theo thông tư 41 của Bộ Y tế, phòng khám loại này chỉ được thực hiện: tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai; không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, nâng vú, thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể.
- Tất cả dịch vụ thẩm mỹ có gây mê phải thực hiện tại các khoa phẫu thuật thẩm mỹ của bệnh viện uy tín như Việt Đức, Xanh Pôn, 108... Đây là nơi có đủ giấy phép và các điều kiện y tế đạt chuẩn an toàn, như: phòng mổ, đội ngũ bác sĩ gây mê, trực cấp cứu 24/24h, chăm sóc hậu phẫu...
Nói rõ hơn về loại hình giải phẫu thẩm mỹ, bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó chủ tịch phụ trách Pháp chế Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP HCM, cho biết riêng về giải phẫu thẩm mỹ có 3 loại hình: - Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ thì chỉ được làm một số phẫu thuật gây tê tại chỗ có quy định trong giấy phép hành nghề như: cắt mí mắt, nâng mũi… Những cơ sở này không được làm các phẫu thuật gây mê hoặc thực hiện phẫu thuật lớn như hút mỡ, nâng ngực làm bằng gây tê...
- Loại hình tiếp theo là bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ với 2 mức độ là bệnh viện và bệnh viện ban ngày, chỉ thực hiện các loại phẫu thuật gây tê hoặc gây mê trong danh mục đăng ký theo thẩm quyền cấp phép. Trong đó, bệnh viện thẩm mỹ cho phép bệnh nhân được nằm lưu lại ban đêm, được thực hiện các phẫu thuật lớn, có gây mê. Riêng với các bệnh viện ban ngày, bệnh nhân không được nằm lưu lại ngoài giờ. Mô hình bệnh viện ban ngày được Bộ Y tế cho thí điểm ở một số địa phương khoảng vài năm nay.
- Loại hình thứ ba là các khoa phẫu thuật thẩm mỹ trong các bệnh viện đa khoa, được phép làm tất cả phẫu thuật có quy định trong giấy phép hành nghề.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích khuyến cáo, để tránh nguy cơ rủi ro khi đi phẫu thuật thẩm mỹ, mọi người phải tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến của người có hiểu biết, xem xét kỹ bảng hiệu, quảng cáo của cơ sở thẩm mỹ. Thông thường, bảng hiệu phẫu thuật thẩm mỹ phải có tên tuổi, giấy phép đăng ký kinh doanh, số giấy phép, phải có chữ “TM”…
Bên cạnh đó, cần kiểm tra thông tin về bác sĩ trên các website, phương tiện thông tin đại chúng, trang web của các hội thẩm mỹ… Xem xét về trình độ chuyên môn, tay nghề, giấy phép hành nghề của bác sĩ. Thực tế, chứng chỉ chuyên môn và giấy phép hành nghề khác nhau. Không phải bác sĩ nào có chuyên môn cũng được phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ. Hiện ở TP HCM chỉ có khoảng 70 bác sĩ có giấy phép hành nghề.
Ngoài ra, cần cẩn thận xem xét cơ sở y tế mà bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Có thể bác sĩ phẫu thuật giỏi nhưng nếu làm ở nơi không đủ trang thiết bị, không đủ điều kiện vô trùng, đội ngũ cấp cứu không hỗ trợ kịp thời nếu có tai biến… thì sẽ không đảm bảo an toàn.
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cũng cho rằng người dân khi lựa chọn cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ cần tìm nơi đã được cấp phép, hành nghề đúng như phạm vi được cấp phép, có thể để ý trên biển đề ghi rõ là phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, có tên bác sĩ, số giấy phép, giờ làm việc (vì một số bác sĩ vẫn công tác tại bệnh viện, đăng ký làm ngoài giờ), nếu phát hiện các chi tiết không khớp thì cần cảnh giác. Khi đó có thể gửi đơn thư tố giác hoặc gọi tới đường dây nóng của Sở Y tế để thông báo.
Biến dạng vì phẫu thuật thẩm mỹ
Sau 200 lần phẫu thuật thẩm mỹ, cô nàng chuyển giới Monique Allen (Mỹ) trở nên bệ rạc với bộ ngực chảy xệ, khuôn mặt biến dạng hoàn toàn, da chân lở loét.
1. Nhan sắc bệ rạc sau 200 lần phẫu thuật thẩm mỹ
Ảnh: super |
Vốn là anh chàng khá đẹp trai song Monique Allen đến từ Los Angeles, Mỹ, đã quyết định chuyển giới để sống thật với chính mình. Tuy nhiên, sau khi trở thành phụ nữ, cô liên tục tiến hành hơn 200 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ và bơm vào cơ thể tổng cộng 12 lít silicon với 9 lần nâng ngực, 23 lần nâng mũi. Tổng số tiền chi cho phẫu thuật thẩm mỹ của cô lên tới 150.000 USD (hơn 3 tỷ đồng).
Nhiều ca phẫu thuật được thực hiện tại những cơ sở không có giấy phép hành nghề và gây ra hậu quả nặng nề: ngực chảy xệ, mặt biến dạng hoàn toàn, da chân lở loét.
Cuối cùng, người phụ nữ 58 tuổi này quyết định chi 100.000 đôla (khoảng 2,1 tỷ đồng) để rút bỏ tất cả silicon khỏi cơ thể và ngừng phẫu thuật thẩm mỹ. Monique Allen hy vọng mọi người sẽ lấy cô làm bài học để có những quyết định đúng đắn trước khi tìm đến phương pháp làm đẹp bằng dao kéo.
2. Cụt mũi vì phẫu thuật thẩm mỹ
Ảnh: Fox |
Anh Vishal Thakkar, sống ở bang Oklahoma, Mỹ, quyết định đi nâng mũi vào năm 2006 dưới sự tiến hành của một bác sĩ thẩm mỹ có tiếng Lawrence Angelo Cuzalina. Tuy nhiên, theo koki, anh bị khó thở sau lần phẫu thuật đầu, vì thế phải tiến hành lại. Song mọi việc vẫn không thuận lợi và anh phải lui tới phòng khám của ông Cuzalina 21 lần.
Tính đến tháng 6/2013, anh Thakker vẫn không thể đi làm vì những cơn đau dai dẳng ở mũi. Theo Huffington Post, anh vừa trải qua hai lần tái tạo mũi nhưng vẫn chưa hoàn tất. Mỗi lần ra đường, anh đều phải đeo khẩu trang.
3. Bác sĩ dởm dùng xi măng bơm vòng 3 cho bệnh nhân
Ảnh: huffingtonpost |
Tháng 11/2011, một phụ nữ giấu tên vì muốn có vòng 3 như ý đã tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Oneal Ron Morris, Mỹ, mà không hề biết rằng vị bác sĩ nữ này thực chất là đàn ông, nhưng đã chuyển giới và từng trải qua phẫu thuật để có vòng 3 to đến kỳ dị.
Bỏ ra 7.000 USD, nhưng kết quả nạn nhân chỉ được bơm hỗn hợp gồm xi măng, dầu vô cơ và một loại chất vá lốp. Những đường rạch trong quá trình phẫu thuật được gắn lại bằng keo siêu dính. Ngay sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã gặp phải biến chứng phức tạp với những cơn đau hoành hành khắp cơ thể. Cô lập tức được đưa tới hai bệnh viện địa phương trước khi phải cấp cứu khẩn cấp tại bệnh viện Đa khoa Tampa, nơi cô từng được điều trị.
Bác sĩ lang băm Morris thậm chí từng một lần bị bắt giam ở Lauderdale hồi tháng 4/2011. Cô ta cũng bị buộc tội sử dụng thuốc trái phép và gây tổn hại tới cơ thể bệnh nhân.
4. "Miệng cà chua" vì phẫu thuật thẩm mỹ
Ảnh: merdeka |
Trong vòng 3 năm, nữ ca sĩ Alyona Piskun, người Nga, đã trải qua 13 ca phẫu thuật thẩm mỹ: tạo hình mũi, cằm, mí mắt và hút mỡ má. Sau khi thỏa mãn cơn nghiện phẫu thuật, nhan sắc của cô thay đổi theo chiều hướng đi xuống. Nhìn bức ảnh cũ, nhiều người không thể nhận ra Alyona.
Mặc dù vậy, Alyona cho biết: "Tôi không hối hận vì đã phẫu thuật thẩm mỹ. Cứ mỗi lần trải qua một ca phẫu thuật, tôi càng trở nên xinh đẹp hơn".
5. Phẫu thuật thẩm mỹ khiến ngực bên khủng bên xẹp
Ảnh: Huffington Post |
Cô Debbie, 50 tuổi, từng là một diễn viên phim người lớn đến từ Los Angeles, Mỹ. Với mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành công nghiệp "đen", cô đã phẫu thuật nâng ngực cách đây 15 năm, khi 35 tuổi để tăng kích thước vòng một lên gấp 5 lần. "Đối với tôi, có một bộ ngực to là nét đẹp của người phụ nữ", cô cho biết.
Sau cuộc phẫu thuật một tuần, cô bị nhiễm trùng ở ngực bên phải, nhưng vị bác sĩ đã "lặn mất tăm". Sau đó, cô tiếp tục phải điều trị bên ngực đã bị nhiễm trùng. Các bác sĩ sau này cũng từ chối "nâng cấp" lại bên ngực đã bị hỏng.
Suốt 15 năm, cô Debbie rất ít khi bước ra khỏi nhà vì luôn mặc cảm với bộ ngực lệch của mình. Rất may, cơ hội đã mỉm cười với Debbie khi cô đăng ký tham gia vào show "Cơ hội làm đẹp cuối cùng" của truyền hình Anh. Bác sĩ Vik Vijh - một bác sĩ hàng đầu trong ngành thẩm mỹ của Anh đã gặp gỡ và tư vấn cho cô. Cô Debbie sẽ được một bác sĩ người Mỹ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, nhưng với điều kiện phải cai thuốc lá để lấy lại vóc dáng trước tiên.
Chị em hoảng sợ sau vụ bác sĩ thẩm mỹ vứt xác phi tang
Từng muốn nâng ngực vì vòng một quá xuống cấp, nhưng khi đọc thông tin bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân xuống sông để phi tang, chị Lam thất kinh và bỏ ngay ý định này.
"Tôi đã lên mạng và hỏi vài người quen để tìm cơ sở nâng ngực, cải thiện núi đôi hình mướp, cũng đã tiết kiệm tiền để định từ giờ tới cuối năm đi tút tát, nhưng giờ thấy sợ quá rồi. Chỉ một sơ sẩy mà mất mạng. Tôi còn hai con nhỏ cần chăm sóc, không muốn đánh liều", chị Lam, nhân viên một công ty bất động sản ở Thanh Xuân, Hà Nội, chia sẻ.Ý định "nâng cấp" vòng một đến với chị Lam sau khi sinh bé thứ hai, bởi thấy "một số bạn cũng đã làm, thấy rất ưng, nhìn gợi cảm và tự tin hẳn lên". Tuy nhiên, đọc được thông tin về trường hợp chị Huyền tử vong tại thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội, sau khi hút mỡ, nâng ngực mới đây, chị "nổi gai ốc".
Ảnh: M.C. |
Ngọc, 22 tuổi, nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy, Hà Nội cho hay vừa gọi điện hoãn lịch nâng mũi vào cuối tuần này ở một cơ sở thẩm mỹ thuộc quận Hai Bà Trưng. "Đây là chỉnh sửa đơn giản nhưng em vẫn thấy sợ. Em không biết sau này có tiếp tục làm không nhưng bây giờ thì không dám", Ngọc nói.
Thanh Trúc, sinh viên năm thứ 3 ĐH Thương mại, Hà Nội cho biết, cô cũng từ bỏ ý định nâng ngực, dù luôn mặc cảm về vòng một phẳng lỳ của mình. "Em chưa bao giờ dám diện đồ rộng cổ, cũng rất sợ người yêu thất vọng khi biết 'núi đôi' không nảy nở của mình. Nhưng em thấy quá sợ khi biết trường hợp chết sau khi nâng ngực vừa rồi. Có thể sau này em sẽ làm, nhưng phải tìm được bác sĩ thật sự giỏi và ở nơi rất uy tín", Trúc chia sẻ.
Nếu như phụ nữ e dè hơn trước việc can thiệp dao kéo thì đa số nam giới đều khẳng định họ không bao giờ muốn vợ, người yêu hay bất cứ người thân nào đi phẫu thuật thẩm mỹ.
Anh Nguyễn Văn Tiến (nhân viên bán hàng cho một công ty phân phối thiết bị điện tử tại Tôn Thất Thuyết, Hà Nội), thẳng thắn: "Tôi không bao giờ đồng tình cho vợ đi phẫu thuật thẩm mỹ. Cái đẹp ai cũng thích nhưng nó không thể thay thế được tính cách và lối sống của một con người".
Anh Tiến cho rằng, có lẽ chồng nạn nhân trong vụ bị bác sĩ thẩm mỹ vứt xác phi tang cũng không biết vợ mình quyết định đi thẩm mỹ, nếu không anh ấy đã can ngăn. "Phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của cơ thể, thậm chí giảm cả tuổi thọ, lại còn có thể gây nhiều biến chứng... nên không đáng để đánh đổi. Có nhiều cách khác để người ta có thể đẹp hơn", anh Tiến nói.
Vốn khá cởi mở với việc phụ nữ làm đẹp bằng dao kéo và khẳng định "không ngăn cấm nếu vợ muốn sửa", anh Hữu Khang (Đội Cấn, Hà Nội) cũng cho rằng, đây là việc quan trọng, cần xem xét kỹ và thận trọng. "Cánh đàn ông thích cái đẹp nhưng lại không thích cái giả. Đôi khi, xấu đẹp trong mắt phụ nữ và đàn ông khác nhau, chị em trước khi quyết định sửa cái gì, ở đâu thì nên bàn bạc qua với chồng", anh Khang nói.
Anh cũng cho rằng trường hợp biến chứng dẫn đến tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ vừa qua có thể do thực hiện ở nơi chưa đảm bảo, chứ không có nghĩa là cứ đi chỉnh sửa là gặp rủi ro. Vì thế, điều quan trọng là chị em cần tỉnh táo và lựa chọn nơi thực sự đáng tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét