ÚT BỈNH NHỜ BỘ SÁCH TRIẾT RẤT DỄ HIỂU CỦA THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN NÊN THI ĐẬU TÚ TÀI 2 BAN C RẤT DỄ DÀNG. ĐỌC BÀI NÀY ÚT BỈNH TƯỞNG NHỚ ĐẾN THẦY DẠY TRIẾT NỔI TIẾNG ĐỒNG THỜI CŨNG LÀ NHÀ THƠ CÓ NHIỀU BÀI PHỔ NHẠC VÀ CŨNG LÀ MỘT NGHỆ SĨ TÀI DANH. ĐÂY LÀ MẪU NGƯỜI ÚT BỈNH KÍNH VÀ PHỤC. XƯA NAY NGƯỜI ĐƯỢC KÍNH VÀ PHỤC RẤT HIẾM GẶP TRONG CUỘC ĐỜI NGẮN NỦI CỦA MÌNH
Nguyên Sa và những tình khúc
từ thơ qua nhạc
NGUYỄN VIỆT
từ thơ qua nhạc
NGUYỄN VIỆT
Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm tâm hồn của ý thơ. Như trong các bài viết về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, Linh Phương, từ vô danh nhưng qua những tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy được phổ biến từ thơ, trở thành nổi tiếng. Hoặc như “Màu tím hoa sim” của thi sĩ Hữu Loan, “Trăng Vàng Trăng ngọc” của Hàn Mặc Tử, nếu không có một Dzũng Chinh, một Trần Thiện Thanh vừa lấy ý thơ vừa lấy cả cuộc đời của nhà thơ đưa vào nhạc, có lẽ những bài thơ đó chỉ vang bóng một thời rồi chìm vào quên lãng.
Nên khi nói đến thơ Nguyên Sa, nếu không nhắc đến tên nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thật thiếu sót vô cùng. Bởi thơ Nguyên Sa quá cao sang, nên đã có thời kỳ có nhiều người lên tiếng nhận xét, chỉ thích hợp cho giới trí thức, những sinh viên học sinh, nó không thể đi vào tâm hồn của đại đa số người ái mộ thơ thuộc thành phần bình dân ít học. Nhưng từ khi có những nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên ra đời phổ từ thơ Nguyên Sa, thì thơ Nguyên Sa mới trở nên rộng khắp, đi vào tâm hồn đại đa số công chúng nhiều hơn.
Trước khi nói về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, chúng ta nên biết về thơ và cuộc đời của nhà thơ Nguyên Sa.
Trước khi nói về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, chúng ta nên biết về thơ và cuộc đời của nhà thơ Nguyên Sa.
Một chút tiểu sử về Nguyên Sa
Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội, và theo gia phả thì tổ tiên của nhà thơ người có gốc Thuận Hóa (Huế), ông cố là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời vua Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội sinh sống.
Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội, và theo gia phả thì tổ tiên của nhà thơ người có gốc Thuận Hóa (Huế), ông cố là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời vua Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội sinh sống.
Tên thật của nhà thơ Nguyên Sa là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc, thuộc trường phái thơ lãng mạn với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.
Vào những năm kháng chiến, năm 1949 gia đình cho Nguyên Sa qua Pháp du học. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Vì thế đã có nhiều bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa, được ông sáng tác trong thời gian này. Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, cả hai ông bà về nước.
Vào những năm kháng chiến, năm 1949 gia đình cho Nguyên Sa qua Pháp du học. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Vì thế đã có nhiều bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa, được ông sáng tác trong thời gian này. Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, cả hai ông bà về nước.
Ở Sài Gòn, nhà thơ Nguyên Sa dạy ban C, môn triết học tại trường công lập Chu Văn An (cùng với Vũ Hoàng Chương dạy môn văn học), ông còn dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ngoài ra hai vợ chồng nhà thơ Nguyên Sa cũng mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi, đồng thời cộng tác với nhiều trường trung học tư thục khác như Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền. Ngoài việc dạy học, nhà thơ Nguyên Sa còn chủ trương tạp chí Hiện Đại, một tạp chí sáng tác văn học, cùng thời với nhóm Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.
Năm 1975, gia đình nhà thơ Nguyên Sa di tản sang Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình mới qua tiểu bang California, Mỹ, sinh sống. Ở vùng đất mới, ông chủ trương tạp chí Đời, băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời. Nhà thơ Nguyên Sa ở California từ đó cho tới ngày ông qua đời, mất vào ngày 18/4/1998.
Tác phẩm Nguyên Sa đã in : Thơ Nguyên Sa tập 1, 2, 3 và 4,Thơ Nguyên Sa toàn tập. Về truyện dài có Giấc mơ 1, 2 và 3, Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ. Về truyện ngắn có Gõ đầu trẻ, Mây bay đi. Trong thể loại bút ký có Đông du ký. Thể loại hồi ký có Hồi ký Nguyên Sa, Cuộc hành trình tên là lục bát.
Trên đây là những sáng tác phẩm văn học của nhà thơ Nguyên Sa. Còn về sách viết biên khảo triết học và văn học có cuốn Descartes nhìn từ phương Đông, Một mình một ngựa, Một bông hồng cho văn nghệ. Sách giáo khoa có Luận lý học, Tâm lý học
Trên đây là những sáng tác phẩm văn học của nhà thơ Nguyên Sa. Còn về sách viết biên khảo triết học và văn học có cuốn Descartes nhìn từ phương Đông, Một mình một ngựa, Một bông hồng cho văn nghệ. Sách giáo khoa có Luận lý học, Tâm lý học
Trong cuốn hồi ký của mình, Nguyên Sa viết :
- "Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…". Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa…”.
Khi sang Pháp du học và thi đậu bằng Tú tài ngay tại xứ sở hoa lệ này, nhà thơ Nguyên Sa ghi danh vào khoa Triết của ĐH Sorbonne.Tại đây ông gặp gỡ bà Trịnh Thị Nga, và người phụ nữ này đã biến ông thành thi sĩ từ đó. Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Nguyên Sa cũng là bài thơ đính hôn. Bài thơ có tên “Nga” được in ngay vào thiệp cưới năm 1955.
Năm 1956, nhà thơ Nguyên Sa đưa vợ về Sài Gòn sống bằng nghề dạy học và làm thơ. Với quan niệm bản thân "vốn dĩ chỉ là hạt cát", Trần Bích Lan mới lấy bút danh Nguyên Sa và ngay lập tức lừng lẫy trên thi đàn. Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ của Nguyên Sa được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc đã lan tỏa rất nhanh vào đời sống văn hóa mọi người lúc đó, và cho đến tận hôm nay, nên khi nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nghe vang lên trên môi những lời hát từ nhạc Ngô Thụy Miên :
- "Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…". Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa…”.
Khi sang Pháp du học và thi đậu bằng Tú tài ngay tại xứ sở hoa lệ này, nhà thơ Nguyên Sa ghi danh vào khoa Triết của ĐH Sorbonne.Tại đây ông gặp gỡ bà Trịnh Thị Nga, và người phụ nữ này đã biến ông thành thi sĩ từ đó. Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Nguyên Sa cũng là bài thơ đính hôn. Bài thơ có tên “Nga” được in ngay vào thiệp cưới năm 1955.
Năm 1956, nhà thơ Nguyên Sa đưa vợ về Sài Gòn sống bằng nghề dạy học và làm thơ. Với quan niệm bản thân "vốn dĩ chỉ là hạt cát", Trần Bích Lan mới lấy bút danh Nguyên Sa và ngay lập tức lừng lẫy trên thi đàn. Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ của Nguyên Sa được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc đã lan tỏa rất nhanh vào đời sống văn hóa mọi người lúc đó, và cho đến tận hôm nay, nên khi nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nghe vang lên trên môi những lời hát từ nhạc Ngô Thụy Miên :
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh (Áo lụa Hà Đông)
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường (Tuổi mười ba)
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm.
Chả biết tay ai làm lá sen (Paris có gì lạ không em)
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn.
Nếu em sợ thời gian dài vô tận (Tháng sáu trời mưa)
Theo một nhà văn nhận định về cuộc đời thi ca của Nguyên Sa đã nói :
- “Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc “Có phải em mang trên áo bay/ Hai phần gió thổi, một phần mây/Hay là em gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn áo trắng bay”.
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh (Áo lụa Hà Đông)
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường (Tuổi mười ba)
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm.
Chả biết tay ai làm lá sen (Paris có gì lạ không em)
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn.
Nếu em sợ thời gian dài vô tận (Tháng sáu trời mưa)
Theo một nhà văn nhận định về cuộc đời thi ca của Nguyên Sa đã nói :
- “Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc “Có phải em mang trên áo bay/ Hai phần gió thổi, một phần mây/Hay là em gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn áo trắng bay”.
Tuy nhiên, nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, mọi người vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt trong trường phái thơ lãng mạn của ông. Trong tập “Hoa sen và hoa đào” được sáng tác khoảng thời gian 1982 đến 1988, có những bài thơ còn mang đậm phong cách Nguyên Sa của thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước. Có những câu thơ mềm mại, linh hoạt và ấm áp theo suốt cả cuộc đời ông, và cho lúc đến chặng đường hoàng hôn của kiếp làm thơ, ông mới chợt ngộ ra căn bệnh ung thư dạ dày đang hành hạ từng ngày, nhưng vẫn không rời bỏ thơ. Bài thơ “Hóa học trị liệu” có thể xem như một cột mốc để đánh dấu những sáng tác tạ từ nhân gian của ông. "Tôi biết cây phong đứng ở trước cửa bệnh viện nghĩ gì
Khi những chiếc lá phong buông tay ra
Làm thành những vòng tròn nhỏ
Những chiếc lá phong màu rượu chát rơi xuống một vị trí tên là mặt đất
Gió đưa những chiếc lá phong sang một vị trí khác cũng tên là mặt đất
Như thể vật nào cuối cùng cũng chỉ có cùng một tên"
Khi những chiếc lá phong buông tay ra
Làm thành những vòng tròn nhỏ
Những chiếc lá phong màu rượu chát rơi xuống một vị trí tên là mặt đất
Gió đưa những chiếc lá phong sang một vị trí khác cũng tên là mặt đất
Như thể vật nào cuối cùng cũng chỉ có cùng một tên"
Hay khi Nguyên Sa chột dạ biết ông sẽ đi về miền đất chết không xa nữa, đã làm ra bài “Mật khẩu đời mình” : "Mỗi lần Thượng đế mở toang lồng ngực và bước vào
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Hoặc lúc Nguyên Sa viết sáu câu nhằm ly biệt mọi người : "Ngọn đèn chiếu xuống bức tranh
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng,
mưa Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi"
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng,
mưa Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi"
Đó là những vần thơ cuối đời của nhà thơ Nguyên Sa sáng tác trước khi qua đời, nhưng tiêu biểu cho những bài thơ tình lãng mạn của ông có những bài đã được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ thành nhạc như đã nói :
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay nhau bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm.
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu.
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay nhau bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm.
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu.
PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ? Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?
Em có đứng ở bên bờ sông ? Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút suơng sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa ...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ? ...
TUỔI 13
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng ?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba .
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
Nếu ai có hỏi thầm : ai thế ?
Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai
Tình chưa cũ vì tình chưa mới ...
Má vẫn đỏ một màu con gái
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi,
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc.."
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trượng
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím
Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...?
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi
Mà nét chữ run run dù rất nhẹ
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đội
Rồi trách móc trời không gần cho tay với
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ... Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..."
Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình ... sao lạ quá
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?
Em có đứng ở bên bờ sông ? Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút suơng sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa ...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen ? ...
TUỔI 13
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng ?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba .
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu
Nếu ai có hỏi thầm : ai thế ?
Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai
Tình chưa cũ vì tình chưa mới ...
Má vẫn đỏ một màu con gái
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi,
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc.."
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trượng
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím
Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...?
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi
Mà nét chữ run run dù rất nhẹ
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa
Và lo sợ khi lòng mừng quá đội
Rồi trách móc trời không gần cho tay với
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ... Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..."
Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình ... sao lạ quá
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.
Sau khi gia đình vào Sài Gòn ở, Ngô Thụy Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài "Chiều nay không có em" (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa "Tình Khúc Đông Quân" in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ.
Trong tuyển tập "Tình Khúc Đông Quân", nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên "Một lần là mãi mãi”
Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang...
Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài "Em còn nhớ mùa xuân" gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70.
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington".
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.
Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân". Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”... Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Như Ngô Thụy Miên từng nói “...Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình... Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi. Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?" nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài "Chiều nay không có em" (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa "Tình Khúc Đông Quân" in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ.
Trong tuyển tập "Tình Khúc Đông Quân", nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên "Một lần là mãi mãi”
Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang...
Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài "Em còn nhớ mùa xuân" gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70.
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington".
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.
Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân". Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”... Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Như Ngô Thụy Miên từng nói “...Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình... Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi. Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?" nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.
Và chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên khi tình tự gửi cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc chưa cưới, đó là ký ức một thời Sài Gòn của ông :
“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay..."
Hay đoạn đầu nói về gia đình Ngô Thụy Miên khi chia tay thành phố Cảng :
“Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc, cũng là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, còn với Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông...
“Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời (đoạn đường sắt này chạy trên đường Phạm Viết Chánh về đến Mỹ Tho thời Pháp, qua đến thời TT Ngô Đình Diệm vẫn còn hoạt động). Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách giỏ thức ăn về hộ mẹ...”
Cuối cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói tiếp “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc", cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, "tôi không viết cho mọi người".
Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. "Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi ". Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì "nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được."
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : "Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm."
“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay..."
Hay đoạn đầu nói về gia đình Ngô Thụy Miên khi chia tay thành phố Cảng :
“Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc, cũng là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, còn với Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông...
“Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời (đoạn đường sắt này chạy trên đường Phạm Viết Chánh về đến Mỹ Tho thời Pháp, qua đến thời TT Ngô Đình Diệm vẫn còn hoạt động). Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách giỏ thức ăn về hộ mẹ...”
Cuối cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói tiếp “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc", cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, "tôi không viết cho mọi người".
Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. "Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi ". Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì "nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được."
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : "Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm."
Hơn 40 năm viết tình khúc, khi ở Mỹ nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thêm một vài nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, dù đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của ông vẫn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới có được. Nhiều người phong tặng Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tài hoa đích thực. Những nhạc phẩm phổ thơ Nguyên Sa
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / Bay vội vã vào trong hồn mở cửa / Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu / Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau? / Để anh gọi tiếng thở buồn vọng laị ....
Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn? / Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM
Paris có gì lạ không em?/ Mai anh về em có còn ngoan/ Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ/ Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em? / Mai anh về giữa bến sông Seine / Anh về giữa một giòng sông trắng / Là áo sương mù hay áo em?
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay / Tóc em anh sẽ gọi là mây / Ngày sau hai đứa mình xa cách / Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Paris có gì lạ không em? / Mai anh về mắt vẫn lánh đen / Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm / Chả biết tay ai làm lá sen THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa trời mưa không ngớt / Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa / Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về / Và đêm ơi xin cứ dài vô tận / Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại / Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya / Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya / Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng / Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân / Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân / Vì anh gọi tên em là nhan sắc / Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc / Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi / Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai / Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu em ơi
Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống / Trời không mưa em có lạy trời mưa / Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về / Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường em .
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / Bay vội vã vào trong hồn mở cửa / Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu / Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau? / Để anh gọi tiếng thở buồn vọng laị ....
Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn? / Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM
Paris có gì lạ không em?/ Mai anh về em có còn ngoan/ Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ/ Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em? / Mai anh về giữa bến sông Seine / Anh về giữa một giòng sông trắng / Là áo sương mù hay áo em?
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay / Tóc em anh sẽ gọi là mây / Ngày sau hai đứa mình xa cách / Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Paris có gì lạ không em? / Mai anh về mắt vẫn lánh đen / Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm / Chả biết tay ai làm lá sen THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa trời mưa không ngớt / Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa / Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về / Và đêm ơi xin cứ dài vô tận / Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại / Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya / Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya / Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng / Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân / Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân / Vì anh gọi tên em là nhan sắc / Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc / Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi / Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai / Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu em ơi
Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống / Trời không mưa em có lạy trời mưa / Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về / Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường em .
Áo lụa Hà Đông - Thơ: Nguyên Sa - Nhạc: Ngô Thụy Miên - Vũ Khanh
Ngoc Ha_ Paris Co Gi La Khong Em? - YouTube
Thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa mà lại do nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thì phải cho là " một sự hoà hợp hết ý " .
Ngoc Ha_ Paris Co Gi La Khong Em? - YouTube
Thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa mà lại do nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thì phải cho là " một sự hoà hợp hết ý " .
Xuân Sơn k30.
Nguyên Sa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên Sa | |
---|---|
Sinh | 1 tháng 3, 1932 Hà Nội, Việt Nam |
Mất | 18 tháng 4, 1998 (66 tuổi) Hoa Kỳ |
Công việc | nhà thơ |
Mục lục
Tiểu sử
Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.
Dạy học
Ở Sài Gòn, Nguyên Sa dạy triết tại trường Trung học Chu Văn An, đồng thời mở lớp tại nhà dạy triết cho học sinh chuẩn bị thi tú tài 2. Ông cũng có thời gian dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.
Ngoài hai trường nhà, ông còn cộng tác với nhiều trường khác ở Sài Gòn như: Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền.
Báo chí
Tại Việt Nam, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Hiện Đại. Tạp chí này được xem là một trong ba tạp chí sáng tác hàng đầu của Việt Nam, cùng với Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.Qua Hoa Kỳ, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Đời, trung tâm băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời.
Phong cách thơ
Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa.
Tác phẩm
Thơ
- Thơ Nguyên Sa tập 1
- Thơ Nguyên Sa tập 2
- Thơ Nguyên Sa tập 3
- Thơ Nguyên Sa tập 4
- Thơ Nguyên Sa toàn tập
Truyện dài
- Giấc mơ 1
- Giấc mơ 2
- Giấc mơ 3
- Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ
Truyện ngắn
- Gõ đầu trẻ
- Mây bay đi
Biên khảo triết học và văn học
- Descartes nhìn từ phương Đông
- Một mình một ngựa
- Một bông hồng cho văn nghệ
Bút ký
- Đông du ký
Hồi ký
- Nguyên Sa - Hồi ký
- Cuộc hành trình tên là lục bát
Sách giáo khoa
- Luận lý học
- Tâm lý học
Tham khảo
Nguyên Sa (2000). Thơ Nguyên Sa Toàn Tập. Irvine, California: Đời.Nguyên Sa
‒ Ẩn tiểu sử tác giả
Nguyên Sa sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932, tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.
Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu tú tài ở Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.
Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")
Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa.
Tác phẩm:
Thơ
* Thơ Nguyên Sa tập 1
* Thơ Nguyên Sa tập 2
* Thơ Nguyên Sa tập 3
* Thơ Nguyên Sa tập 4
* Thơ Nguyên Sa toàn tập
Truyện dài:
* Giấc mơ 1
* Giấc mơ 2
* Giấc mơ 3
* Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ
Truyện ngắn:
* Gõ đầu trẻ
* Mây bay đi
Biên khảo triết học và văn học
* Descartes nhìn từ phương Đông
* Một mình một ngựa
* Một bông hồng cho văn nghệ
Bút ký
* Đông du ký
Hồi ký
* Nguyên Sa - Hồi ký
* Cuộc hành trình tên là lục bát
Sách giáo khoa
* Luận lý học
* Tâm lý học
Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu tú tài ở Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.
Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")
Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có gì lạ không em, Tháng sáu trời mưa.
Tác phẩm:
Thơ
* Thơ Nguyên Sa tập 1
* Thơ Nguyên Sa tập 2
* Thơ Nguyên Sa tập 3
* Thơ Nguyên Sa tập 4
* Thơ Nguyên Sa toàn tập
Truyện dài:
* Giấc mơ 1
* Giấc mơ 2
* Giấc mơ 3
* Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ
Truyện ngắn:
* Gõ đầu trẻ
* Mây bay đi
Biên khảo triết học và văn học
* Descartes nhìn từ phương Đông
* Một mình một ngựa
* Một bông hồng cho văn nghệ
Bút ký
* Đông du ký
Hồi ký
* Nguyên Sa - Hồi ký
* Cuộc hành trình tên là lục bát
Sách giáo khoa
* Luận lý học
* Tâm lý học
1. A Tỳ 20. Chào nhau 39. Ngoài tầm 2. Áo lụa Hà Đông 21. Chụp hình Tết, coi âm bản và làm thơ 40. Người em sống trong cô độc 3. Đêm mưa 22. Chim 41. Nước ngọt 4. Đẹp 23. Cho thuê 42. Paris 5. Đợi khách 24. Dặn vợ sắp cưới 43. Paris có gì lạ không em 6. Bao giờ 25. Di chúc 44. Pho tượng 7. Bay đi chim bay đi 26. Em gầy như liễu trong thơ cổ 45. Sám hối 8. Bài giã biệt 27. Gọi em 46. Tâm sự 9. Bài hát Cửu Long 28. Hai mươi 47. Tình yêu đàn ông ba mươi tuổi 10. Bài thơ ngắn 29. Hãy đưa tôi ra bờ sông 48. Tôi sẽ bỏ đi rất xa 11. Bây giờ 30. Hịch 49. Tôi sẽ sang thăm em 12. Bất ngờ 31. Hoa sen và hoa đào 50. Tự do 13. Buổi chiều và mái tóc 32. Kỳ diệu 51. Tháng sáu trời mưa 14. Buổi sáng học trỏ 33. Lúc chết 52. Thơ xuân 15. Cá vàng 34. Mùa xuân buồn lắm em ơi 53. Tiễn biệt 16. Có phải em về đêm nay 35. Mời 54. Tuổi mười ba 17. Cảm tạ 36. Năm ngón tay 55. Tuyệt chiêu 18. Cần thiết 37. Nga 56. Tương tư 19. Cắt tóc ăn Tết 38. Ngỏ ý 57. Xin lỗi về những nhầm lẫn dĩ vãng
Trang trong tổng số 6 trang (57 bài thơ)
[1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối
A Tỳ | ||||||
| ||||||
Kinh dị ngày và kinh dị đêm Hoàng hôn lạnh cóng tứ chi mềm Mấy cành củi mục trôi về biển Ngang cửa A Tỳ thấy chốn quen Cứ tưởng mưa xong có nắng vàng Tới sông tìm mãi chuyến đò ngang Bỗng nhìn thấy ở trong lưu lạc ... » Xem toàn bộ bài thơ | ||||||
Áo lụa Hà Đông | ||||||
| ||||||
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Đêm mưa | ||||||
| ||||||
Tôi đợi em ở một góc công trường. Ðằng sau lưng tôi: một giòng sông chảy quanh co. Trước mặt: con đường nhựa đen dài chạy về xa bóng mưa rơi thấp thoáng. Tôi đợi em từ 8 giờ. Bây giờ đã 9. Có lẽ đã 9 giờ 5 phút. ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Đẹp | ||||||
| ||||||
tặng Hoàng Anh Tuấn Người dáng bước bơ vơ của bầu trời hải đảo Tóc bồng bềnh trên nếp trán ưu tư Những ngón tay dài ướp trọn mấy ngàn thu Mà men sáng trong xanh mầu trăng vời vợi Hơi thở mới nguyên của đồng tiền mừng tuổi ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Đợi khách | ||||||
| ||||||
Em đứng lẫn bên góc hè phố vắng Như loài hoa hoang dại trong rừng sâu Màu da tơ bóng tối ngả u sầu Đôi mắt đẹp từng cánh sao tắt lịm Em đứng đợi một người không hẹn đến Bán cho người tất cả những niềm vui Chút tình hoa còn lại thoáng hương phai ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Bao giờ | ||||||
| ||||||
Thằng Chúc bây giờ nằm trong nhà tù Thằng Thịnh bị mang đi làm nông trường Thằng Văn lang thang những bờ biển xa Em nó ở nhà bán báo vỉa hè Buổi sáng gặp nó tôi mua hai tỳ Nó nhìn tôi cười hỏi thăm anh nó Tôi nhìn nó cười rồi bỏ đi làm Buổi sáng đi làm, buổi chiều đi làm ... » Xem toàn bộ bài thơ | ||||||
Bay đi chim bay đi | ||||||
| ||||||
Cho trả chiếc mũ phở Cho trả nắm bùi nhùi Cho trả hai cục gạch Gắn trong mớ bùi nhùi Đóng vai trò con mắt Cho trả luôn cái cây Đứng theo tư thế dọc Cho trả luôn cái cây ... » Xem toàn bộ bài thơ | ||||||
Bài giã biệt | ||||||
| ||||||
1. Rồi trong ngôi nhà ký ức em sẽ đặt anh ở vị trí nào? Bên cạnh lớp học ngày xưa hay khu vườn tuổi nhỏ? Bên cạnh hình ảnh đôi guốc cao gót đầu tiên hay con búp bê gãy tay trên gác bếp? Khoá cửa ngồi nhà, viễn du vào cuộc đời thường nhật, bao nhiêu lâu em trở lại một lần? ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Bài hát Cửu Long | ||||||
| ||||||
Có gì đâu em: có một đoàn người Có một đoàn người góp sức góp vai Cùng rủ nhau về góp một thành hai Những bước chân góp đi làm đến! Họ không dại khờ: góp trăng làm nến! Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen Góp những giọng hò làm trống ngũ liên Góp những bàn tay dựng thành đại hội ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 | ||||||
Bài thơ ngắn | ||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||
Anh làm một bài thơ ngắn Riêng cho em Để xóa một câu chuyện tầm thường: Những đời người đã cũ! Vì tất cả những gì nguyên lành Đều xây trên một chút gì đổ vỡ ... » Xem toàn bộ bài thơ Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971 |
Các tác phẩm của Nguyên Sa |
Tổng số có 65 tác phẩm. Sắp xếp theo
A Tỳ Tác giả: Nguyên Sa . kinh dị ngày và kinh dị đêm. Hoàng hôn lạnh cóng tứ chi mềm. Mấy cành củi mục trôi về biển. Ngang cửa A Tỳ thấy chốn quen. Cứ tưởng mưa xong có nắng vàng. Tới sông tìm mãi chuyến đò ngang. Bỗng nhìn thấy ở trong lưu... |
Áo Lụa Hà Đông Tác giả: Nguyên Sa Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng. Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng. Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mua thu dài lắm ở chung quanh. Linh hồn anh vội... |
Bài Giã Biệt Tác giả: Nguyên Sa 1. Rồi trong ngôi nhà ký ức em sẽ đặt anh ở vị trí nào ? Bên cạnh lớp học ngày xưa hay khu vườn tuổi nhỏ ? Bên cạnh hình ảnh đôi guốc cao gót đầu tiên hay con búp bê gẫy tay trên gác bếp ? Khoá cửa ngôi nhà, viễn du vào... |
Bài Giả Biệt Mời Tác giả: Nguyên Sa 1. Rồi trong ngôi nhà ký ức. Em sẽ đặt anh ở vị trí nào ? Bên cạnh lớp học ngày xưa. Hay khu vườn tuổi nhỏ ? Bên cạnh hình ảnh. Đôi guốc cao gót đầu tiên hay con búp bê. Gẫy tay trên gác bếp ? Khoá cửa ngôi nhà, viễn du... |
Bài Hát Cửu Long Tác giả: Nguyên Sa Có gì đâu em: có một đoàn người. Có một đoàn người góp sức góp vai. Cùng rủ nhau về góp một thành hai. Những bước chân góp đi làm đến! Họ không dại khờ: góp trăng làm nến! Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen. Góp những... |
Bài Thơ Ngắn Tác giả: Nguyên Sa Anh làm một bài thơ ngắn. Riêng cho em. Để xóa một câu chuyện tầm thường:. Những đời người đã cũ! Vì tất cả những gì nguyên lành. Đều xây trên một chút gì đổ vỡ. Nên anh chỉ bảo em. Những câu hỏi. Tất cả tại sao... |
Bao Giờ Tác giả: Nguyên Sa Thằng Chúc bây giờ nằm trong nhà tù. Thằng Thịnh bị mang đi làm nông trường. Thằng Văn lang thang những bờ biển xa. Em nó ở nhà bán báo vỉa hè. Buổi sáng gặp nó tôi mua hai tỳ. Nó nhìn tôi cười hỏi thăm anh nó. Tôi... |
Bất Ngờ Tác giả: Nguyên Sa Đêm mưa có chỗ bất ngờ. Chỗ thêm ấm áp chỗ thờ phượng nhau. Mai về mẹ hỏi đi đâu. Đắp chăn chùm kín ngang đầu nghe em. Thiên đường có chỗ màu đen. Anh nằm nghe thấy vẫn còn tiếng mưa. Tiếng trời gõ nhịp tiếng trưa. Tiếng cho... |
Bay Đi Chim Bay Đi Tác giả: Nguyên Sa Cho trả chiếc mũ phở. Cho trả nắm bùi nhùi. Cho trả hai cục gạch. Gắn trong mớ bùi nhùi. Đóng vai trò con mắt. Cho trả luôn cái cây. Đứng theo tư thế dọc. Cho trả luôn cái cây. Đứng theo tư thế ngang. Mặc chiếc áo vét... |
Bây Giờ Tác giả: Nguyên Sa Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt. Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát. Lúc xòa ra chẳng có một âm thừa. Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực. Phải vác theo trăm tuổi đường dài. Nên... |
Nguyên Sa (Trần Bích Lan): Sinh năm 1932 tại Hà Nội Tác phẩm: Thơ Nguyên Sa 1958,Gõ đầu trẻ (truyện) 1959,Quan điểm văn học và triết học (biên khảo) 1960, Mây bay đi (tập truyện) 1967, Một bông hồng cho văn nghệ (biên khảo) 1967, Descartes nhìn từ phương Đông (biên khảo) 1969
Nguyên Sa - Và ngôn ngữ tình yêu trong thi ca
Có lẽ, đã trên mười năm, vào buổi chiều Sài Gòn sau một cơn mưa lớn, tôi đang ngồi dưới mái hiên nhìn những vũng nước đục lầm trước nhà thì Mai Thảo đến thăm. Cùng đi với Mai Thảo có thêm một chàng trai phốp pháp có dáng dấp hồn nhiên. Mai Thảo giới thiệu – Nguyên Sa, người có thơ đăng trong Sáng Tạo mà cậu thích! Cái bắt tay lần đầu giữa tôi và Nguyên Sa thật là thắm thiết. Tôi nhìn chòng chọc vào Nguyên Sa đang đối diện, để chứng nghiệm lời Mai Thảo nói với tôi bữa trước, Nguyên Sa mới từ Pháp về, có tinh thần tiến bộ muốn đi cùng một đường với anh em.
Sau buổi tối hội ngộ đó, tôi đã coi Nguyên Sa như người bạn cũ. Tôi nhớ, trước khi về Nguyên Sa có tặng tôi một bài thơ mang tựa đề “Nga”, in trên giấy láng, được dùng thay thiệp báo hỷ, ấn loát tại Ba-lê ngày 10-12-1955. Bài thơ này Nguyên Sa sáng tác tại Solden, No# 1954. Tôi yêu bài thơ đó lắm, tuy nội dung chưa vượt khỏi ước lệ thông thường với suy tư và rung cảm của một tình nhân đối với một tình nhân. “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trong tay anh
Đôi mắt cá ươn ướt như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chẳng là nước biển…”
Như con mèo ngái ngủ trong tay anh
Đôi mắt cá ươn ướt như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chẳng là nước biển…”
Ngôn ngữ của Nguyên Sa trong bài thơ tuy không mới nhưng hình ảnh thật mới được lồng trong khuôn thức của nhịp điệu làm người đọc dễ rung cảm và lãnh hội.
“Em nhớ không đã có một lần anh van em
Đã có một lần lâu hơn cả ngày xưa…
Em sợ thời gian như mọt nhấm từng câu thơ
Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
Mắt e ngại như từng con chỉ rối
Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
Không dám chọn lấy một ga hò hẹn…”
Đã có một lần lâu hơn cả ngày xưa…
Em sợ thời gian như mọt nhấm từng câu thơ
Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
Mắt e ngại như từng con chỉ rối
Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
Không dám chọn lấy một ga hò hẹn…”
Đọc thơ Nguyên Sa tôi có cảm tưởng như được thấy những ý nghĩ thầm kín của hồn mình. Nó gần gũi. Nó trẻ và sống. Nó chuyên chở từng dung nhan diễm tuyệt, ngay cả trong lo sợ. Mỗi dòng, mỗi chữ được Nguyên Sa cân nhắc và sử dụng linh động như nhà phù thuỷ cao tay sai khiến âm binh. Thơ Nguyên Sa không nóng bỏng, suồng sã, đam mê, khăng khít như Xuân Diệu hoặc thâm trầm, tế nhị, kiêu sa như Huy Cận mà nó luân lưu, uyển chuyển giữa hai dòng thơ lớn đó của thời tiền chiến. Tuy đã sống ở Paris nhiều năm, đã am hiểu văn hóa Tây phương nhất là triết học, mà Nguyên Sa lúc làm vần thơ vẫn giữ được cái phong thái của thi ca Việt Nam ngay cả ở những bài thơ mà Nguyên Sa đã sáng tác tại Kinh Đô Ánh Sáng:
“Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Dòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa…”
(“Paris”)
Dòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa…”
(“Paris”)
Paris với dòng sông Seine, với tháp Eiffel, với xóm Montmartre, với những thư viện, những bảo tàng, những mái giáo đường với sương mù tuyết trắng, với những nàng kiều nữ, với trăm vạn đam mê huyễn hoặc, mà sao Nguyên Sa chỉ dùng chúng trong thi ca như dùng những phương tiện để chuyên chở từng ý nghĩ Việt Nam, từng ngôn ngữ Việt Nam. Thi sĩ William Carlos đã nói đúng:“Sự sáng tạo ngôn ngữ mới cho thi ca, ở đó, các thi nhân Mỹ có thể viết ra được, chính là một ngôn ngữ mang biểu tượng nước Mỹ” (Jarell, Situation d’un Poète).
Xuyên qua ngôn ngữ Nguyên Sa, người đọc hình dung thấy một khung cửa bỏ ngỏ. Từ khung cửa đó, có thể nhìn ra một khu vườn với màu sắc chói chang, với muôn vàn cánh bướm đang múa lượn chập chờn làm rung động những đài hoa ngát nhuỵ. Những cánh bướm của tình yêu, của khát vọng, của dự tưởng, Nguyên Sa dang rộng đôi tay bé nhỏ muốn ôm vào lòng mình. Cái vũ trụ nào đó, mà Nguyên Sa đoán biết hay tìm thấy không phải cái vũ trụ được đo lường và ước đoán bằng chứng nghiệm toán học, bằng những năm ánh sáng, bằng vệ tinh, bằng phi thuyền. Vũ trụ ấy chẳng ai chứng minh được vì nó là Vũ trụ của Tình yêu, do tình yêu hình thành. Sartre nói – “Cái TA là do kẻ khác”. Cái nguyên lý này, Nguyên Sa là người biết rõ hơn ai hết. Nguyên Sa biết triết học trước khi biết làm thơ. Hình ảnh chói loà của Socrate, Platon, Kant, Nietzsche, Heidegger, Bergson, Russel, Jaspers, Sartre v.v… với các triết thuyết cao siêu mà các vị đó đã để lại cho nhân loại, hình như chẳng có chút liên hệ gì trong địa hạt thi ca, một địa hạt mà Nguyên Sa coi như cứu cánh của đời mình. Điều nói đó có thể không đúng hẳn, nhưng xuyên qua thi phẩm Nguyên Sa, người đọc chưa chiếu rọi hay khám phá được màu sắc triết học hay hướng đến triết học.
Nguyên Sa đi vào thi ca với những bước chân mang nhiều ân tình cho kẻ khác. Kẻ khác, đương nhiên là người con gái, là Tình yêu. Tình yêu đối với Nguyên Sa như ân sủng, như nguồn thương vô tận, với ngọt ngào môi hôn, với bấn loạn tâm hồn, với quấn quít vòng tay, với dịu hiền hơi thở. Sự kiện này rất tự nhiên và bản chất Nguyên Sa như vậy.
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa…”
(“Áo lụa Hà Đông”)
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa…”
(“Áo lụa Hà Đông”)
Chất thơ Nguyên Sa là chất thơ thuần tuý, ở đó, mỗi âm thanh, mỗi ngôn ngữ như một lời kể lể, một cầu xin, một đắm đuối. Tình yêu là chuyện muôn thuở, chẳng phải chỉ Nguyên Sa mới tỏ bày lần thứ nhất, mà con người ở mỗi thời đại có nhiệm vụ làm-mới-lại những cái gì của-hôm-qua với khả năng nghệ thuật vô biên. Goethe nói: “Thiên nhiên vẫn y nguyên, nhưng nhãn quan của mỗi con người làm thay đổi thiên nhiên” “Goethe et la littérature universelle. Thornton Wilder). Trong tình yêu cũng vậy, tình yêu vẫn thế nhưng mỗi kẻ tình nhân làm tình yêu đổi mới:
“Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận…”
(“Tháng sáu trời mưa”)
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận…”
(“Tháng sáu trời mưa”)
“Hãy để môi rót rượu vào môi” và “biến cuộc đời thành những tối tân hôn” quả thật Nguyên Sa đã sử dụng ngôn ngữ thi ca một cách tài tình dù rằng ngôn ngữ đó để chuyển đạt một ý nghĩ rất Tây phương. Theo Randall Jarrell, thi sĩ là một kẻ sáng tạo, một nguyên trinh (pureté), một kiến trúc sư của kỹ thuật thi ca. Nguyên Sa đã tự sáng tạo và giành lấy đặc quyền trong lãnh vực tình yêu, dù tình yêu đôi khi chỉ là ảo ảnh, là nỗi buồn thảm, tối tăm của thất vọng và đớn đau, chia cách. Thơ Nguyên Sa toát ra sự mong manh, rạn vỡ ngay cả trong hy vọng đợi chờ.
“Em chói sáng trong tình anh cô độc
Cả cuộc đời mộng ảo nhớn bùng lên…
… Em đến chưa? Sao đêm chợt vắng Cả cuộc đời mộng ảo nhớn bùng lên…
Cả cuộc đời xáo động cũng hao đi
Những ngón tay dần chẳng đến hôn mê
Và tà áo phủ chân trời trước mặt”.
(“Người em sống trong cô độc”)
Trong bài thuyết minh nhân dịp tưởng niệm Goethe tại Aspen (Colorado) năm 1949, Wilder có nhắc lại câu nói của Goethe “Trí não con người làm văn học nghệ thuật giống như một thùng chứa những mảnh giấy được bóc ra khỏi cuốn bách khoa vĩ đại, những mảnh giấy đó không phải chỉ chứa đựng sự ghi nhớ thông thường mà đích thực ở mỗi tờ đều toát ra và rung lên cảm xúc, nó có thể là liều thuốc hay niềm an ủi, cũng có thể là lời báo trước một bi thảm…”. (Goethe et la littérature Universelle, Protil, no 1)
Người làm thơ cũng phải gỡ ra khỏi hồn mình những chất liệu để cấu tạo nghệ thuật. Nguyên Sa bóc năm tháng của cuộc sống riêng tư để ca tụng tình yêu, để trải tâm sự qua từng niềm thương, nỗi nhớ, qua từng giọt sữa yêu đương cũng như nỗi buồn mật đắng:
“Em đứng lẩn bên góc hè phố vắng
Như loài hoa hoang dại trong rừng sâu
Màu da tơ bóng tối ngả u sầu
Đôi mắt đẹp từng cánh sao tắt lịm
Em đứng đợi một người không hẹn đến
Bán cho người tất cả những niềm vui
… Đêm gần tàn em ơi người gái đĩ Như loài hoa hoang dại trong rừng sâu
Màu da tơ bóng tối ngả u sầu
Đôi mắt đẹp từng cánh sao tắt lịm
Em đứng đợi một người không hẹn đến
Bán cho người tất cả những niềm vui
Đợi trong khuya bến vắng ngủ say rồi
Nhìn ánh đèn vương lại cửa nhà ai
Rồi kéo vội khăn quàng trên vai lạnh…”
(“Đợi khách”)
Tình yêu đối với Nguyên Sa đẹp như một nàng công chúa mới lên ngôi, nhưng có lúc nó biến thành tình thương khi Nguyên Sa bắt gặp cuộc đời có mặt với những giận hờn, ti tiện, bon chen, đố kỵ do những ước lệ xã hội tạo nên… Nói cho đúng, Nguyên Sa là một thi sĩ gặp nhiều may mắn ở cuộc đời cũng như ở nghệ thuật. Sự cúi xuống tình thương chỉ do từ tâm – một ngoại lệ. Vì đó, niềm xót xa mà Nguyên Sa diễn đạt bằng ngôn ngữ thi ca chỉ mang giá trị tương đối. Người đọc chỉ cảm thấy hay chứ không xúc động, vì Nguyên Sa đã biến đổi nó thành vóc dáng khác, ở đó, cái “nhìn” và cái “nhận” không còn nằm ở vị trí “khách thể” nữa. Nhưng có điều mọi người chắc chắn đều nhận ra, những nỗi buồn thảm và tối tăm của sự vật cũng như cuộc sống thường gặp lại ở những bài thơ hay, do đó, sự nghiêng xuống khổ đau đối với thi nhân chỉ được xem như thường tình.
Chính vì chất thơ của Nguyên Sa không nằm ngoài vị trí tình yêu nên ngôn ngữ tình ái trong thơ Nguyên Sa được sử dụng với tất cả tài hoa của một tâm hồn phóng khoáng muốn dùng khả năng hữu hạn của ngôn ngữ để vẽ chân dung tình yêu với tất cả cảm xúc lúc nào cũng tràn dâng làm ngập lụt linh hồn:
“Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc…”
(“Cần thiết”)
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc…”
(“Cần thiết”)
Đoạn thơ trên, Nguyên Sa đi rất gần Tế Hanh tác giả thi phẩm Hoa niên thời tiền chiến. Tuổi trẻ nào chả vậy, bước chân thứ nhất vào đời qua ngưỡng cửa nhớ mong, sầu mộng, qua “trời hải đảo”, “tóc bồng bềnh” với “lá gió trăm cây” với “mây trắng lênh đênh” để “lời ngỏ ý sẽ là kinh cầu nguyện”. Nhưng Nguyên Sa, một thi sĩ đã hiểu thấu đáo về luật thời gian, đã hiểu rõ thân phận mình và kẻ khác, chẳng phải do Triết học hay Khoa học mà chính nỗi ưu tư, phiền muộn do chính thực tế trao gửi. Chiếc bong bóng tình yêu của thi sĩ thả lên trời cao để mặc cho gió đẩy đưa, mặc cho giông gió huỷ hoại trong nỗi bàng hoàng của biệt ly, của thất bại:
“Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đã đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi…
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?…”
(“Tiễn biệt”)
Người sắp đi chưa hay đã đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi…
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?…”
(“Tiễn biệt”)
Nguyên Sa vào đối với bản tình ca trên môi, với lời chào trong mắt, với bước chân quấn quít. Nguyên Sa sợ thời gian, sợ tan biến, sợ hư không, do đó, mỗi lời nói trao duyên, mỗi lần tình tự, người đọc nhận thấy sự vội vàng, sự níu kéo xen vào nỗi buồn rờn rợn như sắp đánh mất hay bị cướp đi sự quý báu thiêng liêng tưởng như đã thuộc-riêng-mình. Thơ Nguyên Sa hiện diện giữa cuộc đời với sự mong manh đó. Người đọc nhìn nó trong suốt như nhìn qua tấm pha lê có chạm trổ những hình nét tuyệt luân, nhưng chỉ một vô ý cỏn con tấm pha lê đó sẽ biến thành những mảnh thuỷ tinh nát vụn. Làm thơ không phải là công việc của riêng cá nhân hay của một thời đại nào nhất định. Sự hiện diện của thi ca, hàng loạt con người bất cứ ở đâu, bất cứ thời đại nào đều phải nhận rằng, năng khiếu thi ca không chỉ định một hiếm hoi hay để tán tụng một bài thơ diễm tuyệt. Tiếng nói của thi ca tuy không làm chủ được định mệnh nhưng nó có mặt để trình bày một giá trị, một lời an ủi dịu dàng làm nguôi ngoai đau khổ. Vì biết rõ giá trị tương đối của Thi ca đứng trước thực tế, trong phạm trù nhân sinh nên Nguyên Sa dùng nó để giải toả ẩn ức, giải toả mặc cảm mà mỗi con người phải cúi đầu vâng theo định luật thiên nhiên.
Nguyên Sa đã nhìn thấy “sa mạc hoang vu chạy suốt linh hồn” nghĩa là thi sĩ đã chấp nhận. Sự chấp nhận đây không phải là đầu hàng mà đích thực để hành động, để tránh né cái “không-thể-tránh” mong để lại những chứng tích thực thể trước cái yếu đuối của con người với ngàn vạn thất vọng, bi thương.
Vì quá yêu sự sống nên Nguyên Sa luôn luôn đẩy về phía trước những hy vọng:
“Tôi sẽ sang thăm em
Để những mái tóc màu củi chưa đun
Màu gỗ chưa ai ghép làm thuyền
Lùa vào nhau nhóm lửa…
Tôi sẽ sang thăm em
Để tình yêu đừng chua cay
Để tình yêu là sóng
Một dòng sông gặp gỡ một dòng sông…”.
(“Tôi sẽ sang thăm em”)
Để những mái tóc màu củi chưa đun
Màu gỗ chưa ai ghép làm thuyền
Lùa vào nhau nhóm lửa…
Tôi sẽ sang thăm em
Để tình yêu đừng chua cay
Để tình yêu là sóng
Một dòng sông gặp gỡ một dòng sông…”.
(“Tôi sẽ sang thăm em”)
Sự yêu thương và niềm hy vọng như một động cơ luôn luôn nổ máy để lấn át mọi hệ luỵ do cuộc sống trôi dạt đến. Nguyên Sa thường cầu khẩn với lòng mình cũng như với người yêu:
“Và tôi vẫn xin em
Cho tôi ghì thật chặt
Như chiếc thắt lưng xanh
Ghì quanh lần áo vải
Cho tôi tìm một chữ mới
Không có trong hai mươi nhăm chữ cái
Để bắt đầu tên em:
………………………… ”.
(“Tự do”)
Cho tôi ghì thật chặt
Như chiếc thắt lưng xanh
Ghì quanh lần áo vải
Cho tôi tìm một chữ mới
Không có trong hai mươi nhăm chữ cái
Để bắt đầu tên em:
………………………… ”.
(“Tự do”)
Ngay trong những đêm buồn thành phố, chán ngán cột đèn với những đại lộ quần chân, Nguyên Sa vùng dậy:
“Bằng hơi thở thiên thần
Bằng giọng nói đam mê
Bằng ngón tay mầu nhiệm
Ta truyền
Hỡi Sài Gòn ban đêm mở cửa!…”
Bằng giọng nói đam mê
Bằng ngón tay mầu nhiệm
Ta truyền
Hỡi Sài Gòn ban đêm mở cửa!…”
Mở cửa để làm gì? Để thi sĩ “đi thanh tra những mái tóc bâng quơ, những cánh tay buồn, những mối sầu thơ dại!” để nghe ở đáy hồn cất lên tiếng nói: “Sao không mang nặng cặp mắt Trần Dần, cánh tay Phùng Quán với thân hình vạm vỡ tình yêu?” rồi tiếng nói vụt tắt, rồi xiềng xích áo cơm, danh vọng, bổn phận xiết lấy thân phận và chỉ có bóng đêm chứng kiến sự nổi loạn của tâm hồn cô độc trong nỗi nghẹn ngào chờ đợi bình minh.
Nguồn cảm hứng trong thơ Nguyên Sa như dòng sông lớn chảy phăng phăng ra biển cả, bỏ mặc hai bên những bến bờ nhân thế. Nhưng “nỗi niềm của một kiếp người đã nhiều tháng ngày ngồi trong ngõ tối, để suốt cả đời chờ đợi tin yêu” để nhìn “hy vọng bay theo từng hy vọng” đã làm Nguyên Sa vụt nghĩ đến cái chết. Cái chết mà Dante, thi hào Ý Đại Lợi ở đầu thế kỷ XIV thét lên – “Tôi không hiểu tại sao, sự chết đối với một số đông lại có nghĩa là bại trận!”. Nguyên Sa không có cái can đảm của Dante, nên khi nói về cái chết vẫn hình dung đến sự ghê gớm, lạnh lẽo với tiếc thương “trên ấy”.
“Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không
Đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh.
Ở trên ấy mây mùa thu có lạnh Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không
Đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh.
Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời
Em có ngồi mà nghe gió thu phai
Và em có thắp hương bằng mắt sáng?
Lúc ra đi hai chân anh đằng trước
Mắt đi sau còn vướng vất cuộc đời
Hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai
Thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi
…………………………
Những bài thơ anh đã viết trên môi
Lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh…”
(“Lúc chết”)
Trong thơ Nguyên Sa người đọc ít tìm thấy sự bi thảm quá đỗi. Nỗi đau của Nguyên Sa đã biến thành cái đẹp, do đó, chả cứ gì cái chết mà ngay cả cuộc chiến đã từ mấy chục năm với dung nhan của đổ vỡ, chia lìa, với từng ngón hoài nghi đang len lách phá hoại, huỷ diệt nếp suy tư, đạo hạnh ở mỗi con người, chẳng hề làm thi sĩ bận tâm. Nếu có một dòng thơ nào phải nhắc đến chiến tranh, Nguyên Sa cố cho nó lướt nhanh và mờ đi ở giữa những hình ảnh và ý nghĩ dạt dào nóng bỏng môi hôn. Nguyên Sa đã sống ngoài cuộc sống và đặt thi ca vào vị trí đúng của nó trong môi trường vĩnh cửu.
“Cả mái tóc đã thành rừng lo ngại
Mỗi chân tơ có mong nhớ xanh um
Khi môi anh nặng trĩu trái thơm ngon
Khi em đến mang theo dòng nhựa ngọt
Huyết quản thành sông chảy linh hồn lá biếc
Cánh tay là cầu mang thương mến qua sông
Anh nghe thơ thức dậy tuổi mười lăm
Anh nghe em bước vào thơ xán lạn…”
(“Kỳ diệu”)
Mỗi chân tơ có mong nhớ xanh um
Khi môi anh nặng trĩu trái thơm ngon
Khi em đến mang theo dòng nhựa ngọt
Huyết quản thành sông chảy linh hồn lá biếc
Cánh tay là cầu mang thương mến qua sông
Anh nghe thơ thức dậy tuổi mười lăm
Anh nghe em bước vào thơ xán lạn…”
(“Kỳ diệu”)
Ngôn ngữ tình yêu trong thơ Nguyên Sa chẳng riêng có những Kiều những Thu, những Loan, những Đam đã cho thi sĩ trời xanh và những nụ cười “thơm mùi tội lỗi”, ngôn ngữ ấy cũng chẳng phải để làm vui cho một “giải trí phường” mà đích thực “để dâng người lấy nửa dòng nước ngọt” cũng như thi sĩ “đến đây không ai mời, đi cũng đừng ai giữ, nếu có tạc tượng bằng đá trắng, đồng đen, cũng đừng bày ở sân trường đại học, đừng bày ở Công trường, xin nhớ để giùm ở một góc Công viên. Để những đêm khuya (rất khuya) thi sĩ có thể nhìn mặt trăng soi gương và ngắm những người yêu nhau tình tự”.
*
Tính đến hôm nay, thi phẩm của Nguyên Sa đóng góp với nền văn học nghệ thuật chỉ có mấy chục bài thơ mang tựa đề chung THƠ NGUYÊN SA. Đứng về số lượng, thành thực mà nói chưa nhiều, nhưng trong 10 năm qua nó đã tạo nên ảnh hưởng lớn lao đối với những người làm thơ và yêu thơ nhất là lứa tuổi thanh niên. Félix Arvers ở thế kỷ XIX lưu danh hậu thế chỉ có một bài Sonnet. Nguyên Sa đang và còn sống. Những bước chân dài rộng của thi sĩ có thể vượt những bước phi thường mà bây giờ chưa đoán biết. Ngoài tài làm thơ, Nguyên Sa còn viết văn, làm báo, mở trường và dạy triết.
Nhưng tất cả những công việc nói trên đều bị thi ca lấn lướt bôi nhòe nhoẹt vóc dáng. Nói đến Nguyên Sa là nói đến Thơ, đến tình yêu đôi mươi, nói đến một vòm trời Tình ái với “ngày tháng không thể làm mòn phai những lời đắm đuối”.
Do đó, Nguyên Sa đúng là thi sĩ của Tình yêu và Tuổi trẻ chẳng phải do hiện tại, còn cho ngày mai phía trước.
Trích thơ Nguyên Sa
Áo lụa Hà Đông
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã động trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Bây giờ
Tặng Thái Thuỷ
Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt
Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư
Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát
Lúc xòe ra chẳng có một âm thừa
Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực
Phải vác theo trăm tuổi đường dài
Nên có gửi cho ai vài giọng nói
Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi
Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc
Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao
Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét
Nên nhìn đêm mở cửa chẳng đi vào
Năm ngón tay có bốn mùa trái đất
Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân
Cất tiếng đòi to. Tiếng đòi rơi rụng
Những âm thanh làm sẹo ở trong hồn
Chúng tôi trót ngẩng đầu nhìn trước mặt
Trán mênh mông va chạm cửa chân trời
Ngoảnh mặt lại đột nhiên thơ mầu nhiệm
Tiếng hát buồn đè xuống nặng đôi vai.
Mời
Tôi trân trọng mời em dự chuyến tàu tình ái.
Trong một phút, một giây cuộc hành trình sẽ mở. Tôi mời em. Trân trọng mời em cùng đi, cùng khai mạc cuộc đời.
Tôi mời em vứt bỏ lại đằng sau những kinh thành buồn bã với phong tục, thói lề, bạc vàng giả dối: muốn làm người yêu thì phải đỗ tú tài.
Tôi mời em đi ngay. Không cần lấy vé. Không phải đợi chờ vì điều kiện du hành là những ngón tay lồng vào nhau và tâm hồn đừng đơn chiếc.
Còn nếu cần thì tôi sẽ làm người bán vé. Nhưng tôi sẽ không quên làm người đồng hành duy nhất để đưa em đi. Và tôi sẽ làm người lái tàu để không ai được dự phần vào câu chuyện đôi ta.
Vé có thể là những lá thư xanh. Tàu là gian nhà rất nhỏ. Nhưng mỗi ga chắc chắn sẽ là những chiếc hôn nồng cháy cuộc đời.
Tôi mời em đi ngay. Em có thể đến đây với đôi giày gót cao để tôi tưởng mình em vóc hạc. Nhưng nếu em vội vã thì em cứ đi chân không. Tôi sẽ bọc mười đầu ngón chân với tất cả linh hồn say đắm yêu em.
Em có thể tôi môi son rất đỏ như khi đi dự một dạ yến tưng bừng. Em có thể để phấn hồng trên má, trên áo màu những vòng kim tuyến kết hoa đăng.
Nhưng nếu vội vàng mà em để vành môi tái nhợt, mớ tóc bù tung, thì có hại gì đâu em? Cuộc hành trình sẽ khởi về đêm khuya. Tôi không nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất cả em tràn đầy trong đáy mắt.
Tôi cũng rất vội vàng. Hành lý chỉ mang theo một vòng tay để ôm em, đôi mắt say sưa để thì thầm nói chuyện và đôi môi để kết hoa đám cưới trên vầng trán dịu hiền.
Em đi ngay đi.
Để tất cả gò má em ấp trên bàn tay tôi xóa hết những đường chỉ tay gian khổ.
Em đến ngay đi.
Em đến ngay cho cuộc hành trình được mở.
Gió được nổi lên từ mớ tóc phiêu bồng, thuyền dong thả từ đường môi óng ả. Và ngực căng buồm, mắt trông tìm vội vã:
Tôi đi vào kiều diễm của thân em.
Đám tang Nguyễn Duy Diễn
Diễn đã chết, Diễn đã chết
Chúng tôi nhảy múa hò reo
Như người người da đen
Chúng tôi nhảy múa hò reo
Thế là nó thoát, thế là nó thoát
Thế là nó thoát, đúng rồi, thế là nó thoát
Thoát khỏi ngủ, thoát khỏi ăn, khỏi thở
Khỏi đêm, khỏi ngày, khỏi tháng, khỏi năm
Khỏi chờ, khỏi đợi
Khỏi nhìn tình ái đội nón ra đi
Khỏi hy vọng ban mai, khỏi buồn thiu buổi tối
Thế là nó thoát, thế là nó thoát
Khỏi phải đi, khỏi phải đứng, khỏi phải ngồi
Khỏi bốn mươi giờ dạy học mỗi tuần
Khỏi viết ban đêm, khỏi đến nhà in buổi sáng
Hào quang danh vọng thả trôi sông, này nhìn vai nó nhẹ
Chiếc lưới mở rồi, thế là nó thoát anh em ơi…
Chiếc lưới mở ròi, thế là nó thoát
Khỏi phải nhìn, khỏi phải nghe, khỏi phải thấy
Những sự dơ bẩn và mặc,
Và mặc
Những thằng ghen tuông, những thằng chụp mũ
Những thằng ăn không nói có
Đã chém toàn quốc nát bầm hai vai
Thế là nó thoát, thế là nó thoát
Cuồng lưu dằn vặt đã trôi đi
Khỏi phải nghĩ, khỏi lo âu, sợ hãi
Sự thật có phải bao giờ cũng tối như đêm
Tình ái có phải suốt đời là canh bạc lận
Lịch sử, rút lại, có phải là thằng mù sờ soạng
Ném tất cả rồi, ném xuống biển sâu
Này nhìn hai vai nó nhẹ
Chiếc lưới đã mở rồi
Thế là nó thoát anh em ơi…
Khép
Khi cuốn sách được viết đến dòng cuối sau bao nhiêu cố gắng, kẻ viết bỗng cảm thấy tự thâm tâm dâng lên niềm vui thú vì không hiểu có sự kỳ diệu nào đã đẩy kẻ viết “kinh qua” những trở ngại thực tế thường khó vượt nổi.
Trong những giờ, những ngày tận của một năm sắp tàn, trong cái không khí khuấy động của đồng tiền gieo mạnh vào canh bạc đời, trong nỗi lo lắng chạy dài theo mỗi hình thể “lô-xô-bào-ảnh”, trong niềm băn khoăn giày vò tâm cảm do ngoại cảnh đưa tới, trong cái bâng khuâng không biết ngày mai việc gì sẽ đến, trong sự nghi hoặc làm rã rời ý nghĩ, trong miếng cơm manh áo với thân phận con người chẳng khác gì một sinh vật phải lệ thuộc vào một khung cảnh nhàm chán mà không có quyền chối bỏ.
Tập bản thảo nằm tênh hênh trên mặt bàn viết như một tội tình. Nó đấy. Nó là kết quả của những đêm mất ngủ, của những ngày đánh lạc thời gian bằng suy nghĩ. Nhưng nó có đây để làm gì, câu hỏi đó không thành vấn đề.
“Em yêu? Hôm nay mùa Xuân đã về rồi đây ư? Mùa Xuân, mùa Xuân, những ngày của trời cao và xanh thẳm, với những ân tình bay đi như từng cánh chim di thê trở về rừng cũ, với màu hoa sắc lá dạt dào thêm nhịp luân hành vũ trụ, với môi cười khoe ngọc lưu ly, và còn gì nữa, em yêu?”
Còn chứ, còn tiếng chim kêu đầu cành, còn cơn gió nhẹ thổi rơi dăm chiếc lá vàng, còn mùi hương thoảng nhẹ giữa không gian, còn ánh trăng suông lọt qua khuôn cửa lúc nửa đêm về sáng, còn cái nhìn đắm đuối, còn môi cười e ngại, bấy nhiêu xảy ra một cách tự nhiên và bình thản nhưng, đối với nghệ sĩ đó là những dấu hiệu, những chứng cớ để buộc họ vào một khung cảnh, một vị trí đích thực mà họ phải suy nghĩ về sự giao thoa giữa con người và sự mầu nhiệm của Tạo hóa.
Sự mầu nhiệm của Tạo hóa chẳng những làm đổi thay từng giá trị mà còn làm cho vạn vật chuyển mới luôn luôn, con người không thoát khỏi sự “hóa kiếp” từ từ và tàn nhẫn đó. Mới hôm nào, anh em quây quần cười cợt coi đời bằng “nửa khóe mắt”, tự vỗ ngực “tương lai là của chúng ta” mà nay nhìn lại, mái tóc đã bạc phơ, vóc dáng xô lệch đường năm tháng, ngó nhau với những tia mắt não nề để cười lên tiếng cười ngắt đoạn. Lần lượt rồi lần lượt tiếp nối kẻ trước người sau mãi mãi. Do đó, những câu nói đầu môi bao giờ cũng là: ngày trước… chúng mình…
Phải rồi, ngày trước, những ngày xa xưa của tuổi trẻ khi chợt bắt gặp qua-người-khác, làm cho gợn lên trong lòng một thoáng buồn, cái buồn tuy không đau nhưng man mác như mặt đại dương một sáng êm trời có những đợt sóng mơn man bờ cát. Nhưng cuộc sống đâu có giản dị như vậy, nó hiện diện với những ước lệ bắt con người phải chấp nhận từng nỗi vui buồn, nỗi vui buồn đó, nghệ sĩ không giữ lại làm của riêng tư mà phải đem trình bày để hình thành nghệ thuật.
Nghệ thuật chẳng là gì cả nếu nó không chứng minh được sự huyên náo trong lãnh vực chuyên môn để vượt thoát luật đào thải của tiến hóa. Bởi vậy, nói đến nghệ thuật là nói đến cái gì vĩnh viễn xuyên qua mọi ý thức, mọi không gian và thời gian.
Kẻ viết tự vỗ về bằng ảo giác cho no đầy hy vọng.
Mùa Xuân năm Canh Tuất
(Tháng 2-1970)
Nguồn: Tạ Tỵ. Mười khuôn mặt văn nghệ. Nam Chi xuất bản lần thứ nhất, tác giả trình bày hoạt hoạ. Ngoài những bản thường có thêm 5 bản đặc biệt trên giấy Ngân Nhũ mang chữ T.T., L.N.. – P.T.Đ., C.T., và V.T.H., 100 bản trên giấy Bạch Ngọc mang số từ T.T. 001 tới T.T. 100, dành cho bạn hữu. In xong tại Kim Lai ấn quán ngày 1 tháng 8 năm 1970. Giấy phép sở P.H.N.T. số 621 BTT/PHNT ngày 19 tháng 2 năm 1970. Tác giả giữ bản quyền, 1970. Cùng một tác giả: Những viên sỏi (Tập truyện), Nam Chi Tùng Thư, 1962; Yêu và thù (Tập truyện), Tủ sách Nam Chi, Cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản, 1970. Bản điện tử do talawas thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét