Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

THẾ GIỚI ẢNH SÁNG THỨ BẢY 13.4.2013

10 vũ khí quân sự hàng đầu Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc sở hữu hàng loạt các vũ khí hiện đại từ tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, xe tăng, chiến đấu cơ đến tên lửa liên lục địa và ngày một nâng cấp khả năng quân sự của mình.
> Trung Quốc xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới
> Tàu sân bay Liêu Ninh
> 10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ

Dưới đây là 10 vũ khí quân sự hàng đầu đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc.

1. Xe chiến đấu bộ binh ZBD-04

Đây là bản nâng cấp của xe ZBD-97, có thể hoạt động cả trên cạn và dưới nước, được thiết kế để cung cấp phương tiện di chuyển cho bộ binh trên chiến trường. Chiếc xe được trang bị hỏa lực yểm trợ cho lính bộ binh đồng thời có thể tấn công xe tăng hay xe bọc thép của đối phương. Xe có thể chở được 3 người điều khiển và 9 lính bộ binh
Thông số
Chiều dài: 6m
Rộng: 3,5 m
Cao: 3m
Tốc độ: 90 km/h
Vũ khí: Súng cỡ nòng 100 mm và 30 mm

2. Tàu đổ bộ Kiểu 071

Thân tàu Kiểu 071 được thiết kế chống ngư lôi cao cấp, bên trong trang bị hệ thống vũ khí và thiết bị hiện đại, được đóng ở xưởng đóng tàu Hudong-Zhonghua. Tàu đầu tiên của kiểu tàu này là Côn Lôn Sơn 998, đi vào hoạt động từ năm 2006. Tàu thứ hai là Tỉnh Cương Sơn 999 được đưa vào hoạt động năm 2010 và tàu thứ ba là Trường Bạch Sơn năm 2011.
Thông số
Chiều dài: 210m
Rộng: 28m
Cao: 7m
Trọng lượng rẽ nước: 18.500 tấn và 20.000 tấn khi đủ tải
Tốc độ: 22 hải lý/h.
Quân số: 120 người
Phạm vi hoạt động: 6.500 hải lý.
Vũ khí: Một súng AK-176 nòng 76 mm, 4 súng AK-630 nòng 30 mm CIWS (Hệ thống vũ khí đánh giáp lá cà).
Các tàu/xe con: 4 tàu đệm khí đổ bộ hoặc 3 xe tăng chiến đấu trên cạn và dưới nước loại 63A hoặc 6 xe bọc thép loại 90.

3. Tàu tên lửa tàng hình hai thân tấn công nhanh Kiểu 022

Đây là loại tàu mới, được trang bị tên lửa đối hạm. Nó bắt đầu hoạt động tại Thượng Hải từ năm 2004. Thiết kế tàu dựa trên công nghệ của Australia với hai thân và vỏ tàu chắn sóng vững chắc, ổn định hơn mọi loại tàu tên lửa trước đó trong điều kiện sóng to. Tàu này nổi tiếng với tốc độ cao, linh hoạt và bền vững, cũng như khả năng chống máy bay.
Thông số
Chiều dài: 40m
Rộng: 10m
Độ ngập nước: 0,8-1m
Lượng rẽ nước: 220 tấn.
Động cơ đẩy: 4 động cơ diesel
Tốc độ: 45-47 hải lý/h.
Vũ khí: tên lửa hành trình đối hạm tầm xa C803A.
Ưu điểm: nhanh, yên lặng và tàng hình.

4. Xe tăng chủ lực Kiểu 99

Xe tăng chủ lực Kiểu 99, còn có tên là ZTZ-99 hay WZ-123, là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực thứ ba do quân đội Trung Quốc tự sản xuất. Hỏa lực và các đặc điểm toàn diện của nó được đánh giá cao. Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Trung Quốc hiện nằm trong số 5 xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới.
Thông số
Chiều dài: 7,6 m
Rộng: 3,5 m
Cao: 2,37 m
Quân số: 3 người
Phạm vi hoạt động: 600 km.
Tốc độ: 80 km/h.
Vũ khí: Một súng xe tăng nòng trơn cỡ 125 mm, một súng máy chỉ huy 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm.

5. Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Kiểu 054

Đây là tàu chiến đa nhiệm, đưa vào phục vụ từ những năm 2000. Thân tàu được thiết kế chống thủy lôi và có bề mặt dốc, vật liệu hấp thụ radar và có cấu trúc thượng tầng gọn nhẹ. Với khả năng chống tên lửa và chống tàu mạnh mẽ, nó đã thay thế các tàu khu trục cỡ nhỏ Type 053H3.
Thông số
Chiều dài: 134 m
Rộng: 16m
Độ ngập nước: 5 m
Tốc độ: 30 hải lý/h.
Lượng rẽ nước: 4.053 tấn
Động cơ đẩy: Động cơ diesel.
Vũ khí: Tên lửa đối hạm, tên lửa phòng không, một súng hải quân tự động, súng CIWS, ống phóng ngư lôi và một trực thăng hải quân.

 

6. Máy bay chiến đấu J-10

Đây là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm, được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với mục tiêu trên không hoặc trên bộ. Máy bay J-10 có một chỗ ngồi và phiên bản huấn luyện chiến đấu J-10S có hai chỗ. Máy bay do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô chế tạo.
Thông số
Chiều dài: 15,49m
Sải cánh: 9,75m
Cao: 5,43m
Động cơ: Động cơ phản lực Salyut AL-31FN của Nga
Lực đẩy: 7.770 kg và 12.500 kg sau khi cháy
Tiếp liệu trong chuyến bay: Có
Vũ khí: Một pháo cỡ nòng 23 mm, 11 giá treo vũ khí bên ngoài (5 bên dưới đường trung tâm thân máy bay, 6 dưới cánh), các tên lửa không đối không và không đối đất.

7. Tàu khu trục tên lửa chống máy bay Kiểu 052C

Tàu khu trục chống máy bay loại này được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) với 4 anten tĩnh, có khả năng bao quát 360 độ. Radar này được sử dụng để liên kết với các tên lửa phòng không tầm xa HQ-9. Đây là tàu chiến đầu tiên của hải quân Trung Quốc được phân công cho các hạm đội xa bờ để bảo vệ phòng không.
Thông số
Chiều dài: 154 m
Rộng: 17 m
Độ ngập nước: 6,1 m
Tốc độ: 29 hải lý/h
Lượng rẽ nước: 7.000 tấn
Động cơ đẩy: động cơ diesel
Vũ khí: Tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đất đối đất, đất đối không, ống phóng ngư lôi và trực thăng hải quân Ka-28 Helix.

8. Tàu ngầm hạt nhân Kiểu 093

Đây là loại tàu ngầm đa năng, được trang bị vũ khí và hệ thống cảm biến tiên tiến. Trên tàu ngầm có nhiều tên lửa chống tàu và chống ngư lôi khác nhau.
Thông số
Chiều dài: 107 m
Rộng: 11 m
Tốc độ: 20 hải lý/h trên mặt nước và 30 hải lý/h khi lặn ngầm.
Lượng rẽ nước: 6.200 tấn ngập nước
Phạm vi hoạt động: Không giới hạn
Động cơ: động cơ năng lượng hạt nhân
Vũ khí: Ngư lôi, tên lửa hành trình và tên lửa chống tàu.

9. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân Kiểu 094

Loại tàu này được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2s hiện đại, với tầm hoạt động lên đến 8.000 km. Trên tàu cũng có các tên lửa Yingji-12 chống tàu siêu thanh nhằm mục đích phòng vệ. Trung Quốc cho biết đang tiến hành xây dựng 4 chiếc tàu ngầm loại này.
Thông số
Chiều dài: 140 m
Rộng: 12,5 m
Tốc độ: 20 hải lý trên mặt nước và 26 hải lý khi lặn ngầm.
Lượng rẽ nước: 8.000 tấn trên mặt nước, 12.000 tấn khi ngập nước.
Phạm vi hoạt động: Không giới hạn
Động cơ: động cơ năng lượng hạt nhân.
Vũ khí: 16 tên lửa đạn đạo JL-2 và các tên lửa chống tàu siêu thanh Yingji-12.

10. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31

Đông Phong 31 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa, cơ động, 3 tầng, nhiên liệu rắn, nằm trong loạt các tên lửa Đông Phong. Tên lửa này cung cấp khả năng tấn công mạnh mẽ và được cho là khó có thể ngăn chặn. Thiết kế của nó kết hợp các công nghệ tiên tiến, tương tự như các thế hệ tên lửa hiện tại của Nga, trong đó bao gồm cả xe phóng tên lửa (TEL), các vật liệu hiện đại của tên lửa và đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hạt nhân giả dùng để phá vỡ hệ thống cảnh báo và phòng thủ của đối phương, và thiết bị nhiên liệu đẩy rắn tiên tiến.
Thông số
Chiều dài: 13 m
Khối lượng: 42 tấn
Đường kính: 2,25 m.
Phạm vi hoạt động: 8.000 km
Đầu đạn: 700 kg
Động cơ: nhiên liệu rắn.

Trình diễn ẩm thực Việt theo cách Pháp

Treo bánh ngọt vào bóng bay, các món ăn cắm xiên như những bàn chông nhọn là nghệ thuật trưng bày ẩm thực độc đáo được các vị khách thích thú trong đêm khai mạc năm Pháp - Việt Nam.

Đêm khai mạc 'Năm Pháp - Việt Nam ' được tổ chức tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tối 9/4 với khoảng 300 khách mời từ các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Việt Nam và từ cộng đồng doanh nghiệp Pháp.


Tiệc 'buffet bay' với cách bài trí ngẫu hứng là một phần trong đêm khai mạc. Khán giả được chiêm ngưỡng bóng bay treo dày đặc vừa tầm mắt và có vẻ như đang trôi trong không gian. Các quả bóng này được buộc vào các hộp đựng phần đồ ăn nhỏ. Khi khán giả lấy đồ ăn ra, quả bóng sẽ bay lên trần nhà.
'Điêu khắc ẩm thực' do tác giả Dorothée Selz sáng tạo, nhằm mang đến một khoảnh khắc chia sẻ đặc biệt. Là một bữa ăn theo chiều thẳng đứng, hoà quyện giữa nghệ thuật thị giác, thực phẩm và tính giải trí.
Màn trình diễn khiến người thưởng thức phải suy nghĩ lại các thói quen nấu nướng cũng như mối tương quan giữa nghệ thuật với ẩm thực thông qua việc nếm.
Các món ăn đều của Việt Nam như nem giò rế, dưa hấu, dứa, thanh long...
Bánh xu xê.
Bánh rán, dưa chuột, xúc xích.
Trứng chim cút luộc hoá hai màu xanh vàng...
Khoai lang luộc, bánh phồng tôm.
Ngô bao tử, chả xiên nướng... tạo thành những tác phẩm bắt mắt và cả ngon miệng.

 

Công nhân Triều Tiên mặc quân phục vào nhà máy

Nữ công nhân trong các nhà máy ở Triều Tiên những ngày này thay đổi từ quần áo lao động thường ngày sang những bộ trang phục công nông hồng vệ binh, thể hiện sẵn sàng chiến đấu.
> Kim Jong-un bắn súng
> Triều Tiên điều lính tới khu công nghiệp Kaesong

Truyền thông Triều Tiên hôm 6/4 phát đi những hình ảnh các nữ công nhân trong xưởng may ở Pyongan mặc quần áo và chiếc mũ của đội hồng vệ binh trong công xưởng.
Các công nhân người Hàn Quốc trở về từ khu công nghiệp chung Kaesong cho biết các công nhân tại khu công nghiệp này cũng chuyển sang mặc quân phục từ trước ngày Triều Tiên chặn đường vào khu công nghiệp chung.
Nhà máy may ở Pyongan với các công nhân mặc quân phục, thể hiện tinh thần sẵn sàng cao độ, để bảo vệ đất nước nếu Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai xảy ra.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời một số lao động người Hàn Quốc trở về từ khu công nghiệp chung Kaesong, nói rằng các công nhân Triều Tiên thay đổi thái độ, trở nên lạnh lùng hơn và không hề cười.
Trước đó, trong các nhà máy, các nữ công nhân mặc đồng phục sản xuất bình thường, phù hợp với công việc may máy, sản xuất.
Các công nhân Triều Tiên mặc đồng phục của nhà máy trong những ngày đất nước yên bình.
Trong quân đội, các binh sĩ Triều Tiên cũng liên tục tổ chức tập trận. Trong cuộc tập luyện mới nhất, các binh sĩ huấn luyện chó nghiệp vụ chiến đấu với mục tiêu là hình nộm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin. Ảnh ông Kim cũng được lấy làm bia mục tiêu cho các binh sĩ Triều Tiên ngắm bắn. 

 

Biên giới Trung-Triều-Hàn vẫn yên ắng

Bất chấp các tuyên bố và việc điều chuyển quân lực cũng như vũ khí của các bên nhằm sẵn sàng ứng phó nếu Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai xảy ra, tình hình tại biên giới Trung-Triều, Triều-Hàn có vẻ im ắng.
> Trung Quốc 'điều quân gần biên giới Triều Tiên'
> Kaesong - Nhịp cầu nối hai miền Triều Tiên

Các binh sĩ Triều Tiên tuần tra tại khu vực Sinuiju dọc theo sông Áp Lục, ngăn cách Triều Tiên và Trung Quốc, hôm 4/4.
Các binh sĩ Triều Tiên canh gác ở khu vực biên giới với Trung Quốc. Theo các quan chức Mỹ, binh sĩ Trung Quốc ở khu vực phía đông bắc, gần biên giới với Triều Tiên, được cho là trong tình trạng báo động cao từ giữa tháng trước, khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức dữ dội.
Triều Tiên hôm qua cho biết đã phê duyệt kế hoạch tấn công hạt nhân vào Mỹ để đáp trả những đe dọa của Mỹ. Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa cao cấp tới căn cứ quân sự ở đảo Guam trên Thái Bình Dương. Trung Quốc cho biết "lấy làm tiếc" về những quyết định của Triều Tiên và kêu gọi các bên hết sức kiềm chế.
Triều Tiên cũng bắt đầu đóng cửa khu công nghiệp chung với Hàn Quốc ở Kaesong và cho khởi động lại lò phản ứng hạt nhân sau khi thề sẽ duy trì chương trình hạt nhân cũng như đe dọa tấn công phủ đầu vào Mỹ, Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, các binh sĩ cũng duy trì các cuộc tập trận như thường lệ, cả tập trận chung với Mỹ và tập trận riêng. Trong ảnh là các binh sĩ phủ bạt ngụy trang chiếc xe quân sự trong cuộc diễn tập tại thành phố Paju, gần biên giới Triều Tiên.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng tuy lời lẽ đe dọa của Triều Tiên rất mạnh mẽ, nhưng giới quan sát không tin rằng một cuộc chiến sắp xảy ra, bởi những tuyên bố của Bình Nhưỡng được cho là nhằm đoàn kết công chúng trong nước, hơn là nhắm đến các đối phương ở nước ngoài. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy sự di chuyển của các đơn vị quân đội trong Triều Tiên.
Tuy nhiên, khác với những lần đe dọa và căng thẳng khác, lần này Triều Tiên ngăn chặn công nhân và xe tải Hàn Quốc vào làm việc tại khu công nghiệp chung của hai nước ở Kaesong. Các xe tải ùn ứ dài trên đường vào khu công nghiệp.
Cảnh sát Hàn Quốc làm việc vất vả tại trạm kiểm soát ở Paju hôm qua. Triều Tiên yêu cầu toàn bộ các quản lý và công nhân Hàn Quốc ở khu công nghiệp Kaesong, nằm trên đất Triều Tiên, về nước chậm nhất là giữa tuần sau, và vẫn tiếp tục chặn đường vào khu vực này.
Các quan chức Hàn Quốc cam kết sẽ sát cánh cùng các doanh nghiệp và công nhân Hàn Quốc làm việc tại Kaesong. Họ cùng nhau căng biểu ngữ "Chúng tôi kêu gọi mở lại đường vào tổ hợp công nghiệp Kaesong" tại trạm kiểm soát Paju.
Trong khi đó, một tiểu đoàn được trang bị để đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học của Mỹ vừa được điều đến Hàn Quốc, sau khi Triều Tiên đe dọa có thể mở cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Tiểu đoàn này đang đóng tại trại Stanley ở Uijeongbu, phía bắc Seoul.
Các công nhân Hàn Quốc làm việc tại khu công nghiệp chung ở biên giới liên Triều đi qua trạm kiểm soát an ninh và chờ đợi thời điểm có thể trở lại làm việc bình thường tại Kaesong.

 

Lính chống phóng xạ Mỹ trực chiến ở Hàn Quốc

Một tiểu đoàn hóa học với khoảng 250 binh lính vừa trở lại Hàn Quốc sau nhiều năm vắng bóng, trong bối cảnh Triều Tiên có những lời đe dọa về chiến tranh hạt nhân.
> Tiểu đoàn chống phóng xạ Mỹ tới Hàn Quốc
> 'Đe dọa hạt nhân không phải trò đùa'

Các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Hóa học 23 của Mỹ hôm qua làm lễ chính thức đánh dấu sự quay trở lại Hàn Quốc, sau khi rút khỏi nước này năm 2004.
Các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Hóa học số 23 của Mỹ hôm qua làm lễ đánh dấu sự quay trở lại Sư đoàn Bộ binh số 2 tại Hàn Quốc, sau khi rút khỏi nước này năm 2004. Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Khoảng 250 binh lính thuộc tiểu đoàn đang đóng tại trại Stanley ở Uijeongbu, phía bắc Seoul.
Khoảng 250 binh lính thuộc tiểu đoàn đang đóng tại trại Stanley ở Uijeongbu, phía bắc Seoul.
Video tiểu đoàn chống phóng xạ thao diễn
The battalion will provide nuclear, biological and chemical detection, equipment decontamination and consequence management assistance to support US and South Korean military forces
Tiểu đoàn sẽ giúp phát hiện chất hóa học, sinh học và hạt nhân, tẩy sạch thiết bị và hỗ trợ quản lý hậu quả cho lực lượng quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Soldiers of the US Army's 23rd Chemical Battalion wear protective gear to give a demonstration of their equipment
Binh sĩ Tiểu đoàn Hóa học số 23 mặc đồng phục bảo vệ để trình diễn các thiết bị trong buổi lễ.
wear protective gear to give a demonstration of their equipment as iRobot PackBot (R) moves during a ceremony to recognise their official return to the 2nd Infantry Division located in South Korea
Robot quân sự iRobot PackBot di chuyển trong buổi lễ để trình diễn. Packbot là những robot đầu tiên vào nhà máy hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản.
Được thành lập năm 1944, tiểu đoàn đã tham gia vào cuộc thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên.
Được thành lập năm 1944, Tiểu đoàn Hóa học số 23 đã tham gia Thế chiếnII và Chiến tranh Triều Tiên.
In Korea, like no other place on the globe, the potential for large-scale, full-spectrum conflict against the U.S. and its allies exists on a daily basis.
"Trên bán đảo Triều Tiên, không giống bất cứ nơi đâu trên Trái Đất, nguy cơ về một cuộc xung đột toàn diện với quy mô lớn chống lại Mỹ và các đồng minh tồn tại hàng ngày", Sư đoàn Bộ binh số 2 tại Hàn Quốc tuyên bố.
"Tiểu đoàn Hóa học số 23 đem đến những kinh nghiệm chuyên môn và sự tinh thông cho Sư đoàn Bộ binh số 2 trong các chiến dịch chống mối đe dọa hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân và chất nổ".
"Tiểu đoàn Hóa học số 23 đem đến những kinh nghiệm chuyên môn và sự tinh thông cho Sư đoàn Bộ binh số 2 trong các chiến dịch chống mối đe dọa hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân và chất nổ", sư đoàn này cho biết.
, “Our focus is protecting and defending the people of the Republic of Korea, and supporting the 60-year-old alliance that we’ve had with the Republic of Korea.”
Chỉ huy tiểu đoàn cho biết trọng tâm của đội quân là bảo vệ cho người dân Hàn Quốc, ủng hộ liên minh Mỹ - Hàn.

 

Kaesong - Nhịp cầu nối hai miền bán đảo Triều Tiên

Nằm ở thành phố biên giới Kaesong, khu công nghiệp liên Triều cùng tên là biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác Hàn - Triều.
> Triều Tiên hối thúc người Hàn về nước
> Người, xe Hàn Quốc dồn ứ ở biên giới liên Triều

Ảnh: AFP
Một nhân viên Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong trong vòng vây báo chí hôm nay, khi cô đến văn phòng trung chuyển liên Triều ở Paju, Hàn Quốc.
Khu công nghiệp chung Kaesong nằm ở thành phố biên giới cùng tên trên đất Triều Tiên. Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Hàn Quốc, Triều Tiên hôm qua bắt đầu cấm người Hàn Quốc vào khu công nghiệp Kaesong, và chỉ cho phép công dân nước láng giềng trở về nhà phía bên kia biên giới.
Kaesong chưa bao giờ phải đóng cửa, kể cả vào những thời điểm tồi tệ nhất trong quan hệ hai nước suốt những năm qua, như vụ thử hạt nhân năm 2009 và vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong năm 2010 của Triều Tiên. Nhưng hôm nay, Triều Tiên đang đe dọa rút hàng chục nghìn công nhân nước này khỏi khu công nghiệp, trong khi tiếp tục không cho người Hàn Quốc sang làm việc Ảnh: AFP
Ảnh:
Dự án xây dựng khu công nghiệp Kaesong được triển khai sau khi chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Mong-hun và chính phủ Hàn Quốc đồng ý đầu tư 200 triệu USD để xây dựng. Ảnh: UnificationCyberLibrary
Ảnh: BBC
Việc xây dựng bắt đầu năm 2003, sau nhiều năm đàm phán giữa cố lãnh đạo Kim Jong-il và chính phủ Hàn Quốc. Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách hữu nghị Ánh Dương đối với nước láng giềng. Ảnh: BBC
Khu công nghiệp bắt đầu mở cửa vào tháng 12/2004.
Khu công nghiệp bắt đầu mở cửa vào tháng 12/2004. Trong giai đoạn đầu, có 15 công ty Hàn Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất. Ba công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2005. Đến nay, có 123 công ty Hàn Quốc làm ăn, với sự tham gia của khoảng 53.000 công nhân Triều Tiên. Ảnh: AP
Các nữ công nhân Triều Tiên tập thể dục buổi sáng trước giờ làm việc. Ảnh: EPA
Các nữ công nhân Triều Tiên tập thể dục buổi sáng trước giờ làm việc tại khu công nghiệp Kaesong. New York Times từng gọi khu công nghiệp Kaesong là biểu tượng cuối cùng về sự hợp tác giữa hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: EPA
North Korean workers assemble clothing at the South Korean-run ShinWon garment factory at the Kaesong industrial complex on Sept. 21, 2012, in Kaesong, North Korea. North Korea barred South Korean managers and vehicles from entering the industrial park on April 3, a day after announcing it will restart its nuclear program. Jean H. Lee, AP
Công nhân sản xuất quần áo tại nhà máy may mặc Hàn Quốc ShinWon vào ngày 21/9/2012 ở khu công nghiệp Kaesong, Triều Tiên. Ảnh: AP
Một người quản lý Hàn Quốc hướng dẫn cho các công nhân Triều Tiên. Ảnh: AP
Một người quản lý Hàn Quốc hướng dẫn cho các công nhân Triều Tiên. Một trong những nguồn thu nhập lớn của Triều Tiên đến từ khu công nghiệp này. Ảnh: AP
Một công nhân Hàn Quốc ngồi trước siêu thị Family Mart, cạnh một binh lính Triều Tiên trong khu công nghiệp Kaesong. Ảnh: NKNews
Công nhân Hàn Quốc ngồi trước một siêu thị, gần người lính Triều Tiên trong khu công nghiệp Kaesong. Ảnh: NKNews
Một khu phố cổ ở trung tâm thành phố Kaesong.
Một khu phố cổ trầm mặc ở trung tâm thành phố biên giới Kaesong. Đây là thành phố duy nhất được chuyển sự kiểm soát từ Hàn Quốc sang Triều Tiên do kết quả của chiến tranh Triều Tiên. Nơi đây cũng từng thịnh vượng nhờ sản xuất sâm Cao Ly. Ảnh: Flickr
Ảnh:
Cố lãnh đạo Kim Jong-il và con trai Kim Jong-un trong một chuyến viếng thăm công viên chủ đề cho trẻ em ở Kaesong. Ảnh: comtourist
Ảnh: Flickr
Kaesong là một điểm du lịch lớn đối với khách du lịch ngoại quốc tới Triều Tiên, và là một trong hai địa điểm ở nước này mà người Hàn Quốc có thể đến thăm. Ảnh: Flickr
Bản đồ cho thấy vị trí của Kaesong gần biên giới liên Triều. Đồ họa: NY Times

 

Điệp viên Triều Tiên hối hận vì đánh bom máy bay Hàn

26 năm sau khi cho nổ tung một máy bay Hàn Quốc khiến 115 người thiệt mạng, một nữ điệp viên Triều Tiên hồi tưởng việc làm của mình trong niềm ăn năn và tiếc nuối.
> 'Thống nhất Triều Tiên là sứ mệnh của Kim Jong-un'

Cựu điệp viên Kim huyn-hee năm 2009. Ảnh: AFP
Năm 1987, Kim Hyun-hee cùng một đồng phạm cài bom lên máy bay từ Baghdad, Iraq, sang Seoul, Hàn Quốc (transit ở Abu Dhabi). Sau vụ tấn công, Kim, khi đó 25 tuổi, bị bắt và bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, sau đó, chính phủ Hàn Quốc kết luận bà bị "tẩy não" và ân xá.
Chuyến bay số 858 của hàng hàng không Korean Air ngày 29/11/1987 nổ tung giữa không trung phía trên biển Adaman, khiến 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Nó bị hai điệp viên Triều Tiên cài bom khi đang trên đường từ Baghdad đến Seoul. Hầu hết các nạn nhân là người Hàn Quốc.
Hôm qua, trong một cuộc phỏng vấn với kênh ABC của Australia tại một địa điểm bí mật ở Hàn Quốc, nơi bà đang sống trong nỗi sợ hãi cùng chồng và hai con, cựu điệp viên đã bước ra ánh sáng để vén bức màn bí mật. Câu chuyện bà kể cho thấy một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống bên trong đất nước bí ẩn Triều Tiên.
Kim Hyun-hee kể rằng khi bà đang còn học ở trường tại Triều Tiên, các quan chức đảng Lao động đến trường trên một chiếc xe màu đen và chọn bà làm gián điệp. Họ yêu cầu bà gói ghém tư trang và chỉ cho một đêm để chia tay gia đình trước khi sống bằng một cái tên mới. Họ dẫn bà đến một trường đào tạo gián điệp trên núi để học ngoại ngữ, võ thuật, sử dụng vũ khí.
"Tôi thậm chí không có thời gian để tạm biệt bạn bè", bà Kim nói. "Tại Triều Tiên, tôi được dạy rằng người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành là một vị thánh, cao hơn cả bố mẹ. Từ khi còn bé, chúng tôi đã được dạy nói câu 'Cảm tạ Lãnh đạo Vĩ đại' vì mọi thứ. Và nếu nói gì sai, ngay cả khi lỡ miệng, bạn sẽ bị đưa vào trại cải tạo", bà kể tiếp.
Sau 8 năm huấn luyện, Hyun-hee được lựa chọn để thực hiện sứ mạng tấn công máy bay của hãng hàng không Hàn Quốc, nhằm khiến du khách nước ngoài sợ hãi trước dịp Thế vận hội Olympic 1988 ở Seoul.
Hyun-hee cùng một điệp viên Triều Tiên nữa là Kim Seung-il hóa trang thành hai cha con người Nhật Bản đang đi du lịch. Hai người lên một chuyến bay ở Baghdad, đặt bom vào một đài bán dẫn và cài cho nó phát nổ 9 tiếng sau đó.
Cặp đôi xuống máy bay ở Abu Dhabi và quả bom nổ tung khi máy bay đang trên đường bay đến Seoul. Toàn bộ 115 người trên khoang thiệt mạng. Vụ việc khiến Mỹ liệt Triều Tiên hàng quốc gia hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố.
Điệp viên Kim huyn-hee (giữa) bị các nhà điều tra Hàn Quốc áp giải khi vừa xuống máy bay ở một sân bay ở Seoul hôm 15/12/1987. Ảnh: AFP
Bà Kim và đồng phạm bị bắt khi đang chuẩn bị rời Bahrain do sử dụng hộ chiếu giả. Trong lúc chờ kiểm tra, Kim Seung-il đã bảo bà cùng nuốt xyanua giấu trong một gói thuốc lá để tự sát. Tuy nhiên, chỉ có Kim Seung-il tử vong, còn bà Kim vẫn sống.
Bà bị xét xử và tuyên án tử hình ở Hàn Quốc, tuy nhiên được ân xá sau khi nước này kết luận bà là một nạn nhân bị "tẩy não".
Kim Hyun-hee kể về cảm nhận đầu tiên của bà khi ở Hàn Quốc: "Tôi thấy cuộc sống hiện đại thế nào. Tôi nghe những nhân viên xung quanh tôi trò chuyện rất thoải mái. Mọi thứ trái ngược hoàn toàn với những gì tôi được kể khi còn ở Triều Tiên".
Kim hiện sống ở một nơi bí mật tại Hàn Quốc để tránh sự giận dữ của thân nhân những người thiệt mạng cũng như chính phủ Triều Tiên. Bình Nhưỡng coi Kim là kẻ phản bội.
"Tôi rất hối hận về những gì đã làm và vô cùng ăn năn", bà nói. "Tôi nghĩ mình không nên che giấu gia đình của những người đã khuất về sự thật này thêm nữa"

 

Mỹ bác tin Triều Tiên có tên lửa hạt nhân

Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng bác bỏ một nguồn tin tình báo vừa tiết lộ rằng Triều Tiên rất có thể đã phát triển thành công đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa.
> Hệ thống hầm ngầm xuyên biên giới Triều Tiên
> Tên lửa Triều Tiên vào tư thế khai hỏa

Ảnh: AFP
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên. Ảnh: AFP
"Sẽ là không chính xác khi cho rằng Triều Tiên đã thử nghiệm, phát triển và thể hiện loại năng lực hạt nhân được đề cập trong báo cáo tình báo", AFP dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little hôm qua cho biết.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một nhà lập pháp đọc to một báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) tại một phiên họp quốc hội hôm qua, trong đó dường như báo hiệu một sự thay đổi trong quan điểm của Washington về chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Nhận định của DIA cho hay các nhà phân tích Mỹ đã "khá tin tưởng" rằng Triều Tiên hiện có vũ khí hạt nhân có thể được phóng đi bằng tên lửa đạn đạo", nhưng các vũ khí có độ tin cậy "thấp".
Báo cáo tình báo đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Mỹ gợi ý rằng Triều Tiên có thể đã thành công trong quá trình nhiều năm nhằm thu nhỏ thiết bị hạt nhân, với mục tiêu cuối cùng là đặt nó vào một tên lửa.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và chỉ huy quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey, dường như bất ngờ khi kết luận của báo cáo bị tiết lộ tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Sau phiên điều trần, các quan chức chính phủ đua nhau giải thích về thông tin này. Nếu đúng, thông tin này đánh dấu sự thay đổi trong cách đánh giá của Mỹ về mối đe dọa Triều Tiên.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết chính phủ không thay đổi nhận định rằng Bình Nhưỡng chưa ở đạt đến mức có thể đưa đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo. "Người Triều Tiên chưa bao giờ biểu lộ năng lực này và chúng tôi không tin bây giờ họ có thể làm thế", quan chức này nói.
Sự mập mờ xung quanh báo cáo tình báo xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng có những lời đe dọa hiếu chiến và có thể chuẩn bị cho vụ phóng các tên lửa tầm trung.
Lầu Năm Góc đã tăng cường phòng vệ tên lửa và cho biết đang giám sát chặt chẽ Triều Tiên, trong bối cảnh nhiều người nghi ngờ Bình Nhưỡng sẽ phóng những tên lửa thông thường nhân ngày lễ lớn 15/4, sinh nhật ông Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Tên lửa Triều Tiên vào tư thế khai hỏa

Triều Tiên đã đưa ít nhất một giàn phóng tên lửa vào thế dựng đứng, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào, các quan chức Mỹ hôm qua cho hay.
> Tên lửa Triều Tiên liên tục di chuyển
> Bác tin Triều Tiên có đầu đạn hạt nhân
> Điệp viên hối hận vì đánh bom máy bay Hàn

Động thái này diễn ra trong lúc thế giới vẫn đang nín thở trước nguy cơ Bình Nhưỡng bắn thử một loạt tên lửa trước lễ kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngày 15/4. Dịp này cũng trùng với chuyến công du đầu tiên của ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới châu Á, kéo dài ba ngày kể từ hôm nay.
Đổ thêm dầu vào lửa vốn đã nóng bỏng, một cơ quan của Triều Tiên hôm nay được trích đăng tuyên bố "chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào", CNN cho biết.
Triều Tiên đã đưa nhiều tên lửa đến bờ đông, đặt lên các bệ phóng và theo tình báo Hàn Quốc thì có thể phóng tên lửa bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, các tên lửa của Triều Tiên, theo quan sát của Mỹ và Hàn Quốc, đã di chuyển liên tục ra vào các điểm chứa. Hành động này được cho là nhằm đánh lạc hướng tình báo đối phương, trong lúc quân đội của cả hai nước này cũng như Nhật Bản đều đã tăng mức độ cảnh báo trước mối đe dọa.
Hình ảnh Kim Jong-un trực tiếp giám sát vụ phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào quỹ đạo hồi tháng 12/2012 do truyền thông quốc gia Triều Tiên công bố. Ảnh: AFP.
Trong khi đó truyền thông nhà nước Triều Tiên tập trung vào các hoạt động nhằm kỷ niệm một năm ngày nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo đảng lao động. Tờ Rodong Sinmun ca ngợi Kim Jong-un là "Người đàn ông số 1 về lòng quả cảm và ý chí", nói rằng chính nhờ ông ta mà Triều Tiên có được thành công trong lần phóng tên lửa tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân tháng 2 năm nay.
"Lịch sử chưa từng chứng kiến một nhà lãnh đạo theo đường lối xã hội nào như ông", cơ quan phát ngôn của đảng Lao động Triều Tiên viết.
Khủng hoảng Triều Tiên là chủ đề nóng bỏng tại hội nghị thượng đỉnh G8 tại London, nơi quy tụ các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới. G8 lên án Triều Tiên với những lời lẽ mạnh mẽ nhất. Họ nhắc lại quan điểm rằng các sứ quán chưa cần phải sơ tán bất chấp lời cảnh báo của Triều Tiên rằng các nhà ngoại giao nên rời đi trước ngày 10/4.
Tuy nhiên vẫn có những lo ngại rằng bầu không khí căng thẳng ngút trời hiện nay có thể châm ngòi cho một sơ suất nào đó và nó nhanh chóng bị leo thang thành xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov yêu cầu các bên không làm nóng thêm tình hình, và nhấn mạnh rằng quan điểm của Moscow và Washington về vấn đề Triều Tiên không khác biệt, theo AFP.
Triều Tiên được cho là đang sẵn sàng phóng thử nhiều tên lửa cùng lúc ở bờ đông nước này. Mỹ, Nhật, Hàn đều đã điều động các tàu có hệ thống đánh chặn, cũng như các giàn phòng không và tiêu diệt tên lửa trên bộ, đối phó nguy cơ tên lửa của Triều Tiên. Bình Nhưỡng từng đe dọa tấn công Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái bình dương, bao gồm đảo Guam. Tên lửa Musudan, loại mà Triều Tiên có thể phóng lần này, chưa từng được thử nghiệm và được cho là có tầm với 4.000 km, có thể chạm Guam. 


Lễ hội màu rực rỡ tại Ấn Độ

Hàng nghìn tín đồ đạo Hindu cùng nhau nhuốm vào cơ thể mình những màu sắc tại lễ hội Holi (Ấn Độ), dù nhiều người dẫu vui cũng không chịu nổi khi bị các làn bột nước màu hắt vào mặt.

Lễ hội Lathmar Holi được tổ chức vào cuối tháng ba đầu tháng tư hàng năm ở Ấn Độ. Trong ảnh, dân theo đạo Hindu ở Nandgaon chờ đợi người dân từ Barsana đến để chơi Lathmar Holi tại ngôi đền Nandagram. Ảnh: AP.
Các tín đồ Ấn Độ giơ cao tay đón những làn nước có màu được phun từ trên cao do một linh mục Hindu hắt xuống tại buổi lễ Holi ở đền thờ Swaminarayan (Ahmadabad). Ảnh: AP.
Một em nhỏ phản ứng sau khi bị bột màu vấy bẩn trên tóc tại Chennai. Ảnh: AP.
Trong ngôi đền Banke Bihari (Vrindavan) một tín đồ Hindu quỳ xuống để cầu nguyện. Ảnh: AP.
Cảnh trong ngôi chùa Banke Bihari ở Vrindavan. Ảnh: AP.
Một người đàn ông tối tăm mặt mũi vì bột màu ở Gauhati. Ảnh: AP.
Một vũ công ngã xuống đất sau trong thời gian diễn ra lễ hội Holi tại Sahbhagini Meera Ashram (Vrindavan). Ảnh: AP










Lễ hội Holi rơi vào ngày trăng cuối cùng của tháng 2 âm. Đây là một lễ hội vui nhộn của người Ấn Độ. Theo truyền thuyết, vị thánh Hindu Krishma ghen tị với cô Radha, người con gái có làn da vàng. Chàng đã liên tục phàn nàn với mẹ, đến mức mẹ chàng chán không buồn nghe và nói đại rằng, Krishma có thể thay đổi làn da của Radha bằng cách ném các màu sặc sỡ lên người nàng Radha. Đàn ông mặc trang phục truyền thống đóng vai bạn của Krishna, còn nữ giới đóng vai bạn của Radha.


Dàn vũ khí tối tân Mỹ mang đến Hàn Quốc

Chiến cơ tàng hình Chim cắt F-22, siêu pháo đài bay B-52, và bóng ma cánh dơi B-2 là ba trong số những vũ khí hiện đại Mỹ vừa triển khai tới Hàn Quốc để phô trương sức mạnh quân sự, khi căng thẳng đang dâng cao.
> 10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ

Siêu pháo đài bay B-52

Mỹ hôm 8/3 và 19/3 điều động máy bay ném bom B-52 bay trên trời Hàn Quốc để tham gia tập trận chung.
B-52 là máy bay ném bom hạng nặng cánh xuôi tầm xa đầu tiên của Mỹ, phục vụ không quân Mỹ suốt gần 60 năm qua. Với tính năng bay xuất sắc ở tốc độ cận âm và chi phí tương đối rẻ, B-52 từng tham gia các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh ở Việt Nam, và Chiến tranh Lạnh. Nó có thể thả bom thông thường lẫn bom hạt nhân.
Đến năm 2012, Mỹ có 85 chiếc đang phục vụ và 9 chiếc thuộc đội dự bị. Sau khi được nâng cấp từ năm 2013 đến 2015, B-52 sẽ tiếp tục được phục vụ đến những năm 2040.
Video B-52 thả bom nhiệt hạch trên đảo san hô Bikini khoảng năm 1956
Video: AtomCentral

"Bóng ma" B-2

Hai chiếc B-2 mới đây có hành trình "khứ hồi" gần 21.000 km từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri của Mỹ tới Hàn Quốc trong một phi vụ đơn lẻ. AFP dẫn một thông cáo báo chí của quân đội Mỹ cho hay, thay vì ném những quả bom thật, các phi cơ này đã thả quân nhu giả xuống một mục tiêu ở Hàn Quốc.
Theo Foreign Policy, tính theo giá USD hiện nay, B-2 có chi phí 3 tỷ USD, tiêu tốn 135.000 USD cho mỗi giờ bay, gần gấp đôi các máy bay quân sự khác. Máy bay B-2 có khả năng chở 16 quả bom hạt nhân và khó bị phát hiện bằng các tín hiệu radar, hồng ngoại, điện từ, các tín hiệu âm thanh hay hình ảnh. Hiện có 20 chiếc máy bay ném bom B-2 phục vụ trong quân đội Mỹ.
Video B-2 thả bom
Video: YouTube

"Chim cắt" F-22 Raptor

Mỹ đầu tuần này tuyên bố quân đội đã triển khai một phi đội F-22 từ Nhật Bản tới căn cứ không quân Osan vào ngày 31/3 để hỗ trợ cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết những chiếc F-22 là "sự thể hiện quan trọng" cam kết của Mỹ trong việc liên minh quân sự với Hàn Quốc.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22, với biệt danh Chim ăn thịt, hay chim cắt, là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, thuộc hàng đắt nhất của Mỹ (giá khoảng 150 triệu USD năm 2009). Theo GlobalSecurity, nó có thể đạt tốc độ gấp 1,8 lần vận tốc âm thanh, và là chiến đấu cơ duy nhất có thể thực hiện thao diễn chiến thuật ở độ cao hơn 18.000 m.
Với khả năng tàng hình, nó có thể được trang bị 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM 120C, 2 tên lửa AIM-9 Sidewinner, một hỏa thần súng Gatling M61A2 và các loại bom tấn công, bom chùm.
Video giới thiệu chiến đấu cơ F-22 của Lockheed Martin
Video: Lockheed Martin

Khu trục hạm John S. McCain, Decatur

Mỹ vừa tuyên bố triển khai hai khu trục hạm USS John S. McCain, USS Decatur, tới Thái Bình dương. Tàu USS John S. McCain (DDG 56) hạ thủy năm 1992, có tải trọng tối đa 8.700 tấn, chiều dài 153 m, tốc độ 30 hải lý, tầm hoạt động 8.150 km. Tàu có thể chứa một trực thăng SH-60 Sea Hawk, tên lửa Tomahawk, hệ thống radar đa nhiệm cùng pháo và ngư lôi...
Video: YouTube

Radar băng tần X

Hệ thống radar băng tần X nằm trên một giàn nửa nổi nửa chìm, có khả năng theo dõi chính xác quỹ đạo của tên lửa đạn đạo, cho phép các lực lượng Mỹ phóng tên lửa đánh chặn từ mặt đất và từ biển khi phát hiện mục tiêu.
Với diện tích rộng bằng hai sân bóng khi được đặt trên giàn và được điều khiển bằng cơ điện, hệ thống radar băng tần X là hệ thống radar lớn nhất, phức tạp nhất thế giới. Nó có chi phí 900 triệu USD, tầm radar 2.000 km, có khả năng phân biệt các vật thể cách nhau chỉ 15 cm.
Video Radar băng X được di dời tới Seattle để bảo trì và nâng cấp
Video: 


Hình ảnh cuộc chiến Triều Tiên 60 năm trước

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc hơn nửa thế kỷ trước làm hàng triệu binh sĩ và dân thường của các bên thiệt mạng nhưng hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo, hàng trăm binh sĩ.
> Triều Tiên tuyên bố chiến tranh với Hàn Quốc
> Triều Tiên chênh vênh trên bờ vực chiến tranh
> 'Cuộc chiến bị lãng quên' - 60 năm nhìn lại

Ở Hàn Quốc, chiến tranh Triều Tiên được gọi là Chiến tranh 6-25, vì nó bắt đầu ngày 25/6/1950, ở Triều Tiên gọi là Chiến tranh Giải phóng, còn Mỹ thì gọi là "Cuộc chiến bị lãng quên" dù nó kéo dài gần 3 năm, làm hàng triệu binh sĩ và dân thường của các bên thiệt mạng. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc thảo luận tác chiến trên bản đồ, chụp năm 1952.
Các máy bay chiến đấu F-86 Sabres thuộc Không lực 5 tham gia chiến đấu. Chiến tranh Triều Tiên là lần đầu tiên Sabres đi vào hoạt động. Cuộc chiến kết thúc năm 1953 sau khi hai bên ký kết thỏa thuận đình chiến. Đúng 60 năm sau, nguy cơ về một cuộc chiến tranh liên Triều lần thứ hai đang hiện hữu với nhiều tuyên bố cứng rắn và sự chuẩn bị sẵn sàng của các bên.
Những phóng viên ảnh của LIFE lăn lộn trên chiến trường, và giống như trong cuộc chiến tranh Việt Nam sau đó, họ chuyển tới thế giới những hình ảnh chân thực nhưng cũng ác liệt nhất của cuộc chiến. Trong ảnh, lính Thụy Sĩ băng bó cho một binh sĩ bị thương trong một trận giao tranh năm 1951.
Một binh sĩ Hàn Quốc bị thương được cứu chữa. Cuộc chiến bắt đầu năm 1950, giữa một bên là quân đội của Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của Chí nguyện quân Trung Quốc. Phía bên kia là quân đội của Nam Triều Tiên và lực lượng liên quân nhiều nước do Mỹ dẫn đầu.
Lúc đầu, miền bắc đánh bật quân miền nam và tiến sâu xuống phía nam bán đảo. Sau một thời kỳ rút lui rồi cầm cự khốc liệt, quân miền nam phản công. Hai bên đi đến đình chiến vào năm 1953 và lấy vĩ tuyến 38 phân chia hai miền. Trong ảnh là một gia đình Triều Tiên đi lánh nạn.
Cận cảnh một lính Mỹ mặt lấm bùn đất trên chiến trường Triều Tiên năm 1952.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh liên Triều.
Các binh sĩ Mỹ và liên quân các nước theo dõi buổi biểu diễn phục vụ của Jack Benny trên bán đảo Triều Tiên tháng 7/1951.
Nữ phóng viên ảnh chiến trường Margaret Bourke-White ăn cơm cùng binh sĩ Hàn Quốc ngay tại hiện trường năm 1952.
Đạn và thuốc súng.
Lính Mỹ tuần tra tại một ngôi làng trên bán đảo Triều Tiên năm 1952.
Lính Hàn Quốc trong cuộc chiến khốc liệt 60 năm trước. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được đến nay bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Cho đến nay hai quốc gia vẫn phát đi những lời lẽ và hành động thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số.

 

Putin lên chùa

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đến thăm một ngôi chùa Phật giáo ở Siberia và cam kết luôn hoàn toàn ủng hộ các tín đồ đạo Phật.
> Putin vui đùa với cún cưng trong tuyết> Putin bị đưa nhầm vào danh sách tội phạm

Vladimir Putin and Lama Damba Ayusheyev, head of the Buddhist Sangha of Russia.
Tổng thống Putin hôm qua đến thăm chùa Ivolga, ngôi chùa Phật giáo chính của Cộng hòa Buryatia, vùng Siberia, Nga. Ông đi cùng Damba Ayusheyev, chủ tịch Giáo hội Phật giáo Nga.
The president described Buddhism as a “kind, humanist learning based on love for others and love for one’s country.”
Tổng thống coi Phật giáo là sự hiểu biết dựa trên nền tảng là tình yêu với con người và tình yêu với đất nước.
“Buddhism plays a significant role in Russia…It has always been that way. It is well known that the Buddhists helped during both world wars,” Putin told the lamas of the Ivolga datsan.
“Phật giáo đóng vai trò quan trọng ở Nga. Nhiều người biết rằng những người theo đạo Phật thường giúp đỡ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới", Putin nói.
Putin promised “100-percent support” for Russian Buddhists, whose number is estimated at 700,000 to 1.5 million.
Putin cam kết "ủng hộ 100%" đối với các tín đồ Phật giáo Nga. Hiện có từ 700.000 đến 1,5 triệu người theo đạo Phật ở nước này. Hầu hết theo Phật giáo Tây Tạng.
The Ivolga datsan was founded in 1945. This year marks the revival of Buddhism in the Soviet Union.
Chùa Ivolga được xây dựng năm 1945.
According to Putin, the federal government and regional authorities are “always at [the Buddhists’] disposal and ready to support them.” Vladimir Putin and Lama Damba Ayusheyev, head of the Buddhist Sangha of Russia.
Putin cho biết chính phủ liên bang và chính quyền khu vực luôn sẵn sàng hỗ trợ các tín đồ Phật giáo. Vladimir Putin đang được thầy tu Damba Ayusheyev dẫn đi thăm chùa.
Vladimir Putin having tea with the lamas of the Ivolga datsan.
Tổng thống Nga uống trà cùng các sư thầy chùa Ivolga.
Putin chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy tu ở chùa trong chuyến thăm hai ngày tới vùng đông Siberia.
Putin chụp ảnh lưu niệm cùng các sư sãi ở chùa trong chuyến công tác ở phía nam Siberia.
Trọng Giáp (Ảnh: RIA Novosti)

Putin vui đùa với chó trong giá tuyết

Gạt chuyện đại sự của đất nước và thế giới sang một bên, Tổng thống Nga Vladimir Putin dành chút thời gian vui đùa bên hai chú chó cưng trong một ngày giá tuyết tháng ba vừa qua.
> Putin bay cùng chim
> Putin được tặng hổ

Các bức ảnh được chụp vào ngày 24/3 bởi nhiếp ảnh gia riêng của Tổng thống Putin là Alexei Druzhinin, nhưng chỉ được công bố vào hôm 10/4.
Tổng thống Putin có những phút giây thư giãn bên hai chú chó Yume và Buffy vào một ngày giá tuyết ở dinh thự Novo- Ogariovo tại ngoại ô Moscow. Các bức ảnh được nhiếp ảnh gia riêng của Tổng thống Putin, Alexei Druzhinin chụp vào ngày 24/3, nhưng chỉ được công bố vào hôm qua. Ảnh: AFP
Cả hai chú chó cảnh đều là quà tặng của các nguyên thủ dành cho ông Putin. Yume (trái) là quà của
Cả hai chú chó cảnh đều là quà tặng của các nguyên thủ dành cho ông Putin. Yume (trái) là quà của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda còn Buffy là quà tặng của người đồng cấp Bulgary Boyko Borisov. Ảnh: RIANovosti
Hai chú chó chơi đùa trong giá tuyết.
Hai chú chó chơi đùa trong giá tuyết. Ảnh: RIANovosti
Yume thuộc giống Akita, được xem là "quốc khuyển" của Nhật Bản. Akita là giống chó lớn có mõm và tai nhọn, với lớp lông đôi dày, rất mạnh mẽ, độc lập và tự chủ, thường ít gần gũi với người lạ nhưng rất tình cảm với gia chủ.
Yume (trong tiếng Nhật nghĩa là Giấc mơ) thuộc giống Akita, được xem là "quốc khuyển" của Nhật Bản. Akita là giống chó lớn có mõm và tai nhọn, với lớp lông dày, rất mạnh mẽ, độc lập và tự chủ, thường ít gần gũi với người lạ nhưng rất tình cảm với gia chủ. Ảnh: AFP
Còn Buffy thuộc giống chó chăn cừu Bulgary.
Còn Buffy thuộc giống chó chăn cừu Bulgary, một giống rất hiếm, được tặng cho Putin khi vẫn là một chú chó con vào tháng 11/2010. Tính hiếu chiến của giống chó này không được thể hiện ra ngoài rõ rệt, nhưng nó dễ thích nghi với môi trường, trung thành với chủ. Ảnh: AFP
Chó Buffy lớn phổng sau hai năm. Ảnh:
Chó Buffy lớn phổng sau hai năm được Putin nuôi nấng. Ảnh: AFP
Ngoài hai chú chó này, Putin còn một chú chó đen mang tên Koni, hiện đã 12 tuổi.
Ngoài hai chú chó này, Putin còn một chú chó đen mang tên Koni, 12 tuổi. Ảnh: AFP
Putin dạo chơi cùng Buffy.
Putin dạo chơi cùng Buffy. Ảnh: RIANovosti
Hai chú chó chăm chú nhìn vào tay chủ.
Hai chú chó chăm chú nhìn vào tay chủ. Ảnh: AFP
Putin nổi tiếng là một chính trị gia yêu động vật. Ông từng xuất hiện cùng sếu, hổ, ngựa và các loài động vật khác.

Hoa anh đào nở thắm trời Washington

Du khách đến thủ đô Washington, Mỹ, vào thời điểm này không thể bỏ qua hồ Tidal, địa điểm tuyệt đẹp để ngắm nhìn những hàng cây anh đào nở rộ.
> Lễ hội hoa anh đào lãng mạn ở Hàn Quốc
> Hoa anh đào nở rợp trời Tokyo

Những cây anh đào tại thủ đô Washington, Mỹ, cuối cùng cũng đã nở rộ sau một mùa đông lạnh bất thường.
Những cây anh đào tại thủ đô Washington cuối cùng cũng đã nở rộ sau một mùa đông lạnh bất thường.
Những cánh hoa đào tuyệt đẹp đã thu hút những đám đông khách du lịch đến với hồ Tidal để thưởng ngoạn.
Những cánh hoa đào tuyệt đẹp đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến với khu vực hồ Tidal để thưởng ngoạn.
Đây là một hồ nhân tạo, được vây quanh bởi hàng nghìn cây anh đào mà chính phủ Nhật Bản đã tặng cho Hoa Kỳ cách đây hơn 100 năm.
Đây là một hồ nhân tạo, được vây quanh bởi hàng nghìn cây anh đào mà chính phủ Nhật Bản đã tặng cho Mỹ cách đây hơn 100 năm.
Cận cảnh vẻ đẹp của những đóa anh đào.
Cận cảnh vẻ đẹp của những đóa anh đào.
Mùa hoa đào nở và Lễ Hội Hoa Anh Đào được tổ chức vào dịp này thu hút đông đảo du khách tới thủ đô của Hoa Kỳ.
Nằm giữa sông Potomac và kênh Washington, hồ Tidal là một phần của công viên phía Tây sông Potomac.
Dịp hoa đào nở luôn thu hút đông đảo du khách đến với khu vực này.
Dịp hoa đào nở luôn thu hút đông đảo du khách đến với khu vực này.
Từ hồ
Từ hồ Tidal, khách du lịch có thể vừa ngắm hoa anh đào vừa chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Washington.
Khung cảnh đẹp như mơ ở hồ Tidal.
Vẫn còn rất nhiều nụ anh đào đang chờ nở...
...và sẵn sàng tỏa sắc ở Washington.

Lễ hội hoa anh đào lãng mạn ở Hàn Quốc

Hoa anh đào nở rộ tại thành phố Jinhae ở miền nam của Hàn Quốc những ngày đầu tháng 4, với vẻ đẹp làm đắm say lòng người. Độc giả Vinh Phu chia sẻ hình ảnh lễ hội hoa anh đào đang diễn ra tại đây.
> Hoa anh đào nở rợp trời Tokyo

Mặc dù hoa hồng Sharon mới là quốc hoa của Hàn Quốc, nhưng cứ đến 10 ngày đầu tiên của tháng 4, “xứ sở kim chi” lại trở nên tươi tắn và đáng yêu trong mùa lễ hội hoa anh đào lớn nhất trong năm. Đó là Lễ hội Jinhae Gunhangje.
Thành phố miền ven biển Jinhae như bừng lên sức sống khi chào đón hai triệu du khách đổ về từ khắp nơi để mong không tuột mất cơ hội thong dong dạo bộ dưới những tán hoa anh đào màu hồng phớt.
Các cặp đôi trai gái, du khách mọi miền họ cùng tham gia lể hội hoa rất đông.
Những con tàu chạy xuyên qua những hàng cây hoa anh đào với dòng người tấp nập, làm cho khung cảnh lễ hội càng thêm sinh động.
Cận cảnh những bông hoa anh đào tại Jinhae.
Mùa xuân về, hoa anh đào, hoa mộc liên, hoa Jintalle cùng vô số loại hoa mùa xuân khác đua nhau nở.
Cảnh sát điều hành giao thông trong khung cảnh cánh hoa lất phất bay như những bông tuyết.
Khi 220.000 cây anh đào đồng loại nở rộ, cả thành phố Jinhae như chìm trong sắc trắng và hồng.
Khách du lịch tha hồ chụp ảnh và thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp của mùa xuân ở đây.
Vinh Phu

Hoa anh đào nở rợp trời Tokyo

Đến với công viên Ueno, thủ đô Tokyo những ngày này, khách tham quan sẽ quên hết mệt mỏi, ưu phiền khi được ngắm những cánh hoa anh đào bung nở rợp trời (Nguyễn Bá Đức, Nhật Bản).
> Áo dài Việt tung bay ở Vatican

Hoa anh đào năm nay nở sớm hơn một tuần so với mọi năm.
Hoa anh đào ở Tokyo năm nay nở sớm hơn một tuần so với mọi năm. Thông thường, tại Tokyo, hoa bắt đầu nở từ đầu tháng 4. Mỗi dịp hoa nở, người dân nô nức đến đây thưởng hoa, tổ chức tiệc ngoài trời.
Những chùm hoa anh đào hồng khoe sắc.
Những chùm hoa anh đào hồng khoe sắc, phủ kín bầu trời.
Hoa anh đào (sakura)
Hoa anh đào (sakura) là quốc hoa Nhật Bản, biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo, sự bất khuất của người dân nơi đây.
Những du học sinh Việt Nam từ nhiều trường đại học ở Nhật cũng không bỏ lỡ cơ hội này để mặc áo dài truyền thống, tạo dáng cùng anh đào trong dịp cuối tuần qua.
Điều đacej biệt là dù mng đến rất đông như vậy nhưng ko có một chút rác nào vứt ltinh Hệ thống các túi rác đc bố trí hợp lý vs mng cũng rất ý thức
Từ 6, 7 giờ sáng, người dân đã đến trải bạt trên sân để chọn chỗ đẹp nhất ngắm anh đào. Họ đem theo bia và rượu, rồi nướng thịt ngoài trời hoặc mang đồ ăn từ nhà, vừa trò chuyện, nấu ăn, vừa ngắm hoa đến tận chiều tối.
Dù mọi người đến rất đông nhưng không có một chút rác nào bị vứt bừa bãi. Hệ thống thùng rác được bố trí rất hợp lý và mọi người cũng rất có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
Bữa ăn trưa được chuẩn bị sẵn từ nhà của tác giả.
Bữa ăn trưa được tác giả chuẩn bị sẵn từ nhà.
Gốc cây cổ thụ tán rộng tỏa bóng xuống mặt đất.
Công viên Ueno có nhiều cây anh đào cổ thụ lớn, có cây tán rộng cả chục mét. Trong ảnh là một cây anh đào cổ thụ hoa trắng tỏa bóng xuống mặt đất.
Nhiều khách tham quan và cư dân Tokyo đem theo máy ảnh để lưu lại vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Những chú chim đậu chi chít trên cành cây và trên mặt nước.
Những chú chim ở đây khá dạn dĩ, sà vào lòng bàn tay người để ăn.
cho chim ăn bim bim.
Tác giả cũng tham gia cho chim ăn.
Một khoảnh khắc thanh bình giữa lòng Tokyo náo nhiệt.
Một khoảnh khắc thanh bình giữa lòng Tokyo náo nhiệt.
Trong khung cảnh đầy chất thơ, các nghệ sĩ cũng phiêu cùng những nhạc cụ truyền thống và hiện đại.
Một loài hoa khác cũng thi nhau khoe sắc hồng rực.
Một loài hoa khác cũng khoe sắc hồng rực.
Công viên cũng là nơi nhiều doanh nghiệp đến để bán đồ ăn nhanh, nước uống, quà lưu niệm và cây cảnh.
Hoa anh đào nở khoảng ba tuần. Thời điểm hoa rụng cũng
Hoa anh đào nở trong khoảng ba tuần. Thời điểm hoa tàn cũng thu hút rất đông người đến xem. Khi đó, những cánh anh đào rơi rụng đẹp đến nao lòng.

Trình diễn ẩm thực Việt theo cách Pháp

Treo bánh ngọt vào bóng bay, các món ăn cắm xiên như những bàn chông nhọn là nghệ thuật trưng bày ẩm thực độc đáo được các vị khách thích thú trong đêm khai mạc năm Pháp - Việt Nam.

Đêm khai mạc 'Năm Pháp - Việt Nam ' được tổ chức tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tối 9/4 với khoảng 300 khách mời từ các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Việt Nam và từ cộng đồng doanh nghiệp Pháp.


Tiệc 'buffet bay' với cách bài trí ngẫu hứng là một phần trong đêm khai mạc. Khán giả được chiêm ngưỡng bóng bay treo dày đặc vừa tầm mắt và có vẻ như đang trôi trong không gian. Các quả bóng này được buộc vào các hộp đựng phần đồ ăn nhỏ. Khi khán giả lấy đồ ăn ra, quả bóng sẽ bay lên trần nhà.
'Điêu khắc ẩm thực' do tác giả Dorothée Selz sáng tạo, nhằm mang đến một khoảnh khắc chia sẻ đặc biệt. Là một bữa ăn theo chiều thẳng đứng, hoà quyện giữa nghệ thuật thị giác, thực phẩm và tính giải trí.
Màn trình diễn khiến người thưởng thức phải suy nghĩ lại các thói quen nấu nướng cũng như mối tương quan giữa nghệ thuật với ẩm thực thông qua việc nếm.
Các món ăn đều của Việt Nam như nem giò rế, dưa hấu, dứa, thanh long...
Bánh xu xê.
Bánh rán, dưa chuột, xúc xích.
Trứng chim cút luộc hoá hai màu xanh vàng...
Khoai lang luộc, bánh phồng tôm.
Ngô bao tử, chả xiên nướng... tạo thành những tác phẩm bắt mắt và cả ngon miệng.                      

    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét