Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tàu khu trục Mỹ tới Đà Nẵng

Tàu khu trục Mỹ sắp tới Đà Nẵng

Dự kiến từ ngày 21 đến 25/4, tàu khu trục mang tên lửa và tàu cứu hộ của Hải quân Mỹ sẽ cập cảng Đà Nẵng và có nhiều hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam. 


>Tìm hiểu khu trục hạm USS Chung-Hoon của Mỹ

Ngày 15/4, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam ra thông báo về việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Mỹ bắt đầu các hoạt động trao đổi với Hải quân Nhân dân Việt Nam tại Đà Nẵng từ ngày 21 đến 25/4.
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ từng nhiều lần đến Đà Nẵng. Trong ảnh tàu chỉ huy USS Blue Ridge (LLC-19) cập cảng Tiên Sa hôm 23/4/2012. Ảnh: Nguyễn Đông
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ từng nhiều lần đến Đà Nẵng. Trong ảnh tàu chỉ huy USS Blue Ridge (LLC-19) cập cảng Tiên Sa hôm 23/4/2012. Ảnh: Nguyễn Đông
Trong 5 ngày, hải quân hai nước sẽ trao đổi chuyên môn về y tế, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai; huấn luyện về lặn, cứu hộ, y học dưới nước; tham quan tàu và giao lưu thể thao, biểu diễn âm nhạc của Hạm đội 7 hải quân Mỹ.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG-93) là một thành viên của Hạm đội Thái Bình Dương, thuộc lớp Arleigh Burke với hệ thống điều khiển tác chiến trên biển có trang bị tên lửa dẫn đường Aegis. Tàu được hạ thủy tháng 1/2002, trọng tải 9.200 tấn và từng tham gia vào việc cứu hộ y tế, luyện tập cơ động trên biển...

Hải quân hai nước cũng có nhiều hoạt động huấn luyện cứu hộ trên biển. Ảnh: Nguyễn Đông
Hải quân hai nước cũng có nhiều hoạt động huấn luyện cứu hộ trên biển. Ảnh: Nguyễn Đông 
Ngày 15/7/2011, nhóm tàu USS Chung-Hoon, USS.Preble và USNS Safeguard của Hải quân Mỹ từng tới cảng Tiên Sa và có những hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam nhân kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tìm hiểu khu trục hạm USS Chung-Hoon của Mỹ

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ vừa rời Hawaii đi tây Thái bình dương. Tàu có nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải.
> Mỹ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương

Được vinh dự mang tên của cố Thiếu tướng hải quân Mỹ Gordon Pai'ea Chung-Hoon, tàu khu trục USS Chung-Hoon là một thành viên của Hạm đội Thái Bình Dương.
Ngày 6/3/1998, công ty công nghệ quốc phòng và không gian vũ trụ toàn cầu Northrop Grumman giành được hợp đồng đóng khu trục hạm USS Chung-Hoon.
Gần 4 năm sau, tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke với hệ thống điều khiển tác chiến trên biển (Aegis combat system) này được hạ thủy ngày 14/1/2002 tại xưởng đóng tàu Ingalls Shipbuilding ở Mississippi, với sự đỡ đầu của Michelle Punana Chung-Hoon, cháu gái Thiếu tướng quá cố Chung-Hoon. Cảng nhà của USS Chung-Hoon là Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: Defense.pk
Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: Defense.pk
Đây là khu trục hạm thứ 43 thuộc lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường Aegis, đội tàu khu trục có sức mạnh nhất của hải quân Mỹ. USS Chung-Hoon có 276 thủy thủ, trong đó có 24 sĩ quan. Sĩ quan chỉ huy hiện nay của tàu là Stephen S. Erb, người tốt nghiệp học viện hải quân Mỹ năm 1992 với tấm bằng Khoa học Máy tính.
USS Chung-Hoon được trang bị tên lửa tiêu chuẩn tầm trung đất đối không (SM-2MR), giàn phóng tên lửa thẳng đứng (VLA), các tên lửa hành trình Tomahawk, 6 ngư lôi Mk-46, các tên lửa Sparrow (ESSM) (DDG 79 AF). Khu trục hạm có trọng tải khoảng 9.200 tấn này còn là bãi đáp của hai trực thăng Seahawk có trang bị các tên lửa Penguin, Hellfire và các ngư lôi Mk-46, Mk-50.
Khu trục hạm có tên đầy đủ USS Chung-Hoon DDG 93 này đã thực hiện rất nhiều hoạt động trên các vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương, với các nhiệm vụ chủ yếu là cứu trợ nhân đạo, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải...
Tháng 9/2006, tàu khu trục có vận tốc 30 hải lý/giờ này đóng vai trò tàu chủ nhà khi tiếp đón khu trục hạm lớp Luda mang tên Thanh Đảo của hải quân Trung Quốc tại Trân Châu Cảng. Hai tàu tiến hành các bài diễn tập di chuyển và liên lạc. Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước có một cuộc diễn tập chung của các tàu khu trục.
Ảnh hoạt động của khu trục hạm USS Chung-Hoon
Video khu trục hạm USS Chung-Hoon
Ba năm sau, vào ngày 12/3/2009, khu trục hạm USS Chung-Hoon được điều động đến hộ tống tàu thăm dò USNS Impeccable (T-AGOS-23) của hải quân Mỹ sau vụ va chạm với tàu đánh cá Trung Quốc trên Biển Đông.
Năm ngoái, USS Chung-Hoon hỗ trợ hải quân Philippine tại vùng biển Sulu trong các hoạt động chống lại các phiến quân Hồi giáo.
Mới đây nhất, tàu khu trục này được điều trở lại khu vực Tây Thái Bình Dương từ ngày 1/6/2011, trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, đang gia tăng.

Mỹ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương

Mỹ vừa triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon tới Tây Thái Bình Dương trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông lên cao.
> Mỹ giúp ĐNA tăng phòng thủ

Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: US Navy.
Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ cho hay 280 thủy thủ trên tàu dự kiến sẽ hoạt động hợp tác với các nước đồng minh trong khu vực. BBC cho hay tàu này rời căn cứ ở Hawaii tới Tây Thái Bình Dương hôm 8/6 trong sứ mệnh xác định "quyền tự do hải hành" trong vùng. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng nói nhiệm vụ của tàu còn là để "răn đe", thúc đẩy "hòa bình, an ninh" cũng như đảm bảo sẵn sàng cứu trợ nhân đạo.
Năm ngoái, USS Chung-Hoon từng hợp tác huấn luyện với Lực lượng cảnh vệ bờ biển Philippines tại biển Sulu. Tàu này thường hỗ trợ cho các nỗ lực chống nổi dậy ở miền nam Philippines. Nó cũng từng tham gia các cuộc tập trận cùng lực lượng Mỹ ở Guam và hải quân Singapore.
Chính quyền Obama gần đây chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á, sau khi nhận thấy tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này, tạp chí Foreign Policy nhận định. Tàu USS Chung-Hoon được điều tới Tây Thái Bình Dương đúng thời điểm Trung Quốc bị tố cáo liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam và Philippines tại Biển Đông.
Hôm qua, Việt Nam cho biết tàu đánh cá Trung Quốc định cắt cáp tàu Việt Nam khi đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng", nhằm biến yêu sách đường lưỡi bò thành hiện thực và Việt Nam không thể chấp nhận điều này.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Philippines gần đây cũng cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua cho biết sẽ phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc.
Tàu USS Chung-Hoon của Mỹ có trọng tải khoảng 9.200 tấn, được trang bị radar Aegis, cùng nhiều tên lửa chống phi cơ, tàu chiến, tàu ngầm và cả tên lửa Tomahawk. Hồi tháng 3/2009, tàu này từng được điều động tới hộ tống tàu thăm dò Impeccable của Hải quân Mỹ sau một vụ va chạm với tàu đánh cá Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến hạm có tên lửa của Hải quân Mỹ ở Đà Nẵng

Tàu khu trục USS Chung - hoon có tên lửa dẫn đường hiện đại, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, ngầm và tàu nổi vừa cập cảng Đà Nẵng để tập trung vào các hoạt động phi tác chiến giữa hải quân hai nước.
> Tàu khu trục Mỹ sắp tới Đà Nẵng

Trưa nay 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon, và tàu cứu hộ USNS Salvor; các thuỷ thủ thuộc tư lệnh Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn Vị Tham Mưu Hàng Hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân luc chiến Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hưu nghị tập trung vào các hoạt động phi tác chiến với Hải quân Nhân dân Việt Nam từ ngày 21 - 25/4.
Trưa 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93), và tàu cứu hộ USNS Salvor; chở 380 thủy thủ, sĩ quan thuộc tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn vị Tham mưu Hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân lục chiến Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hưu nghị tập trung vào các hoạt động phi tác chiến với Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 21 - 25/4.
Tàu Uss Chung – hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất của hải quân Hoa Kỳ , đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng ba lần là Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hải Quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, dài 155,29m, chiều ngang 18m, trong tải hơn 9 nghìn tấn và có tốc độc 30 hải lý/giờ. Tàu được xây dựng toàn bộ bằng thép.
Tàu USS Chung – hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất Hải quân Hoa Kỳ, đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng ba lần là Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hải quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, USS Chung - hoon dài 155 m, rộng 18 m, trong tải hơn 9.000 tấn và có tốc độ 30 hải lý một giờ.
Hệ thống rada trên tàu hiện đại, thuận lợi cho việc hoạt động thường xuyên trên biển, bất kể thời tiết.
Tàu có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tiêm kích, lớp USS Arleigh Burke. Đây là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi. Hải quân Mỹ có 57 tàu tương tự và có nhiều tàu đang được đóng mới. Hệ thống rada hiện đại, thuận lợi cho việc hoạt động thường xuyên trên biển, bất kể thời tiết.
Phía boong sau của tàu được thiết kế sân bay với hệ thống đường ra hiện đại, điều khiển tự động.
Phía boong sau của tàu là sân bay với hệ thống đường ra hiện đại, điều khiển tự động.
Bên trong tàu khu trục này gồm 2 máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt được gập lại.
Bên trong tàu khu trục có 2 máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt máy bay được gập lại.
Phía trước boong tàu là vũ khí quan trọng nhất trên chiến hạm này, Ttên lửa Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk?.
Phía trước boong tàu là vũ khí quan trọng nhất trên chiến hạm - tên lửa Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk.
Việc tác chiến với vũ khí này được hỗ trợ bởi hệ thống dây neo, đảm bảo bắn trúng mục tiêu, cả cả đối không trong điều kiện biển động.
Ngoài ra, tàu còn có các vũ khí tối tân khác như sáu ngư lôi MK-46 torpedoes; hệ thống Close In Weapon System (CIWS), súng 5'' MK 45, tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM). Việc tác chiến với vũ khí này được hỗ trợ bởi hệ thống dây neo, đảm bảo bắn trúng mục tiêu, kể cả đối không trong điều kiện biển động.
Thủy thủ phụ trách tên lửa của tàu cho biết tên lửa này có thể bắn liên tục với sức công phá lớn.
Thủy thủ phụ trách tên lửa của tàu cho biết tên lửa này có thể bắn liên tục với sức công phá lớn.
Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng.
Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng.
Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác.
Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác.
Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần vào việc đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.
Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.
Thuyền trưởng của tàu DDG 93 giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu của hệ thống bộ đàm trên cabin.
Thuyền trưởng tàu DDG 93 giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu qua hệ thống bộ đàm.
Tàu cũng được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận các mục tiêu trong nhiều điều kiện khác nhau.
Tàu được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đô đốc Hải quân Mỹ Tom Carney khẳng định, chuyến thăm tập trung vào các mục đích phi tác chiến như huấn luyện cứu hộ, y tế trên biển giữa hải quân hai nước. Về vấn đề căng thẳng ở biển Đông, quan điểm của Mỹ là yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tàu khu trục Myanmar thăm Đà Nẵng

9h sáng nay, hai tàu khu trục của Myanmar đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong 3 ngày (từ 12 đến 14/3).

Hai tàu khu trục mang tên Ums Mahar Bandoola (F-21) và Ums Mahar Thiha Thura (F-23) có cùng thông số kỹ thuật. Mỗi tàu dài 103,2 m, rộng 10,8 m, trọng tải 1.726 tấn, được trang bị các loại pháo, ngư lôi… và có 123 thủy thủ.
Tàu khu trục của Myanmar cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) sáng nay. Ảnh: Nguyễn Đông
Tại lễ đón, đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đánh giá cao chuyến thăm của đoàn thủy thủ nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và góp phần vào sự ổn định trên biển Đông cũng như trong khu vực.
Theo chương trình, các sĩ quan và thủ thủ đoàn Myanmar sẽ đến chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, tham quan mua sắm tại phố cổ Hội An (Quảng Nam)...
Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Myanmar tới thăm Việt Nam và cũng là tàu quân sự đầu tiên đến thăm TP Đà Nẵng trong năm 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét