Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Nghi phạm đánh bom ở Boston bị bắt

Nghi phạm đánh bom ở Boston bị bắt

Dzhokhar Tsarnaev, tức Nghi phạm Hai của vụ đánh bom đẫm máu tại cuộc đua Boston Marathon, vừa bị cảnh sát tóm gọn sau một cuộc truy lùng gắt gao suốt những ngày qua. Tên này đang ở trong tình trạng nguy kịch.


> Boston - Nội bất xuất, ngoại bất nhập
> Nghi phạm là người gốc Chechnya

Nghi phạm gây ra vụ đánh bom Boston Marathon, Dzhokhar Tsarnaev đã bị bắt. Ảnh tư liệu: AFP
"Nghi phạm đã bị bắt. Cảnh sát đang rà soát khu vực. Hãy chú ý theo dõi thông tin tiếp theo", AFP dẫn thông tin trên trang Twitter của cảnh sát Boston, sau khi nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev bị đưa đi trong tiếng vỗ tay của người dân tại hiện trường ở Watertown.
Không lâu sau đó, trang Twitter này tiếp tục đăng tải thông báo: "Bắt được nghi phạm!!! Cuộc săn đuổi đã kết thúc, việc tìm kiếm đã hoàn thành, khủng bố chấm dứt và công lý đã chiến thắng".
Thị trưởng Boston Thomas Menino thì chỉ đăng một bức ảnh với dòng chú thích ngắn gọn trên Twitter: "Chúng tôi đã bắt được hắn".
"Dựa trên điều tra của chúng tôi tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng người dân của thành phố Boston và cả khu vực này có thể tin rằng hiểm họa đã được loại bỏ", Cảnh sát trưởng Boston, Ed Davis nói.
Thông tin mới nhất từ cảnh sát cho hay Dzhokhar đang được điều trị ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị bắt.
Trước đó, Dzhokhar đã trốn trên một chiếc thuyền ở phía sau một ngôi nhà ở Watertown, sau khi bị thương trong cuộc đọ súng hôm qua. Một người dân địa phương đã báo cho cảnh sát sau khi nhìn thấy máu chảy ra từ chiếc thuyền nơi nghi phạm 19 tuổi ẩn náu.
Các kênh truyền hình địa phương đưa tin về 15 tiếng nổ phát ra trong quá trình vây bắt Dzhokhar và cho rằng đó là tiếng mìn. Cảnh sát và các lực lượng khác đã tập trung cho cuộc vây bắt cuối cùng kéo dài gần hai giờ.
Việc tóm gọn Dzhokhar đã kết thúc 4 ngày điều tra và truy bắt, kể từ sau khi hai quả bom phát nổ gần vạch đích của cuộc đua Boston Marathon hôm 15/4. Hai anh em gốc Chechnya, Dzhokhar and Tamerlan Tsarnaev, là nghi phạm chính trong vụ đánh bom làm ba người chết là khoảng 180 người bị thương. Đây là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.
Tamerlan, 26 tuổi, bị bắn và chết tại bệnh viện vào sáng sớm 19/4. Hai anh em nhà Tsarnaev còn gây ra vụ nổ súng khiến một cảnh sát thiệt mạng và một cảnh sát khác bị thương tại Viện Công nghệ Massachusetts.
Tổng thống Barack Obama, người được đội an ninh quốc gia của ông báo cáo về những diễn biến ở Boston, đã thề rằng những kẻ đánh bom ác quỷ sẽ bị đưa ra xét xử, khi ông tới thành phố này để dự lễ tưởng niệm các nhạn nhân hôm 18/4.

Cuộc vây bắt như trong phim
Cảnh sát phong tỏa một phần ngoại ô Boston nơi nghi phạm đánh bom cuộc thi chạy marathon có thể đang lẩn trốn. Các nhân chứng nghe thấy một tràng súng nổ được cho là trong cuộc truy đuổi của cảnh sát.
Đội cảnh sát và xe bọc thép lao đến một địa điểm ở khu Watertown, ngoại ô Boston và trực thăng của cảnh sát bay lượn trên các nóc nhà sau khi một tràng súng nổ ra.
Tờ Boston Globe dẫn nguồn cảnh sát cho biết nghi phạm 19 tuổi Dzhokhar Tsarnaev "bị ghìm chặt". CNN cho hay cảnh sát đã bao vây nghi phạm.
Kênh truyền hình WCVB nói một thi thể được tìm thấy trên một chiếc tàu trong khu vực.
Tiếng súng nổ vang lên trong khu vực chỉ vài phút sau khi cảnh sát thông báo với truyền thông rằng Tsarnaev đã trốn thoát một cuộc phục kích ở Watertown.
Một nghi phạm từng bị FBI thẩm vấn
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay các đặc vụ của cơ quan này thậm chí từng lấy lời khai của một trong hai nghi phạm đánh bom cuộc đua Boston Marathon. Thời điểm của cuộc thẩm vấn là năm 2011 và nó được thực hiện theo yêu cầu của một chính phủ nước ngoài.
Cuộc điều tra đối với Tamerlan Tsarnaev, kẻ bị trúng đạn rồi chết trong bệnh viện hôm qua, không cho thấy một thông tin khả nghi nào, AFP dẫn lời một quan chức của FBI. Quan chức giấu tên này từ chối xác nhận chính phủ nước ngoài yêu cầu điều tra Tamerlan cũng như động cơ của cuộc điều tra.

Toàn cảnh vụ đánh bom Boston và cuộc vây bắt nghi phạm

Vụ đánh bom khủng bố nhằm vào cuộc thi chạy Boston Marathon hôm 15/4 làm ba người chết, gần 180 người bị thương, kéo theo việc toàn thành phố Boston bị phong tỏa trong cuộc truy lùng nghi phạm gắt gao.
> Nghi phạm đánh bom ở Boston bị bắt
> Thảm kịch dồn dập tấn công nước Mỹ

Bản đồ toàn cảnh vụ đánh bom và cuộc truy đuổi của cảnh sát với hai nghi phạm. Địa điểm nổ bom là quảng trường Copley, góc dưới bên phải. Địa điểm số 1 là Viện đại học Công nghệ Massachussets, số 2 là Phố Ba ở Cambridge, nơi hai nghi phạm cướp chiếc xe Mercedes SUV của một người đàn ông và thả ông ở địa điểm số 3 tại trạm xăng Memorial Drive ở Cambridge.
Địa điểm số 4 và 5 là Watertown, nơi xảy ra cuộc đọ súng, tiêu diệt được Nghi phạm Một và bắt được Nghi phạm Hai một ngày sau đó. Đồ họa: CNN
- Thứ hai, 15/4: Hai quả bom phát nổ gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế Boston Marathon, tại quảng trường Copley, ở thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chưa rõ ai là kẻ đứng sau vụ tấn công nhưng yêu cầu chính phủ của ông làm mọi việc cần thiết để hỗ trợ các nạn nhân và tìm ra thủ phạm.
- Thứ ba, 16/4: Các bác sĩ cho biết nạn nhân dính thương tích trong vụ nổ bom là vị bị trúng những viên bi, mảnh bom và nhiều vật nhọn. Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết không có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm và các nhà điều tra đang xem xét một loạt các nghi phạm.
Tổng thống Obama gọi hành động đánh bom là hành động khủng bố và là "một hành động tàn ác và hèn nhát".
Một bức thư gửi tới cho tổng thống được phát hiện có chất độc chết người ricin, tuy nhiên chưa có lời khẳng định nó có liên quan đến vụ đánh bom ở Boston.
- Thứ tư, 17/4: Nhà chức trách bác bỏ thông tin đã bắt được một cá nhân có liên quan đến vụ đánh bom, nhưng cảnh sát cho hay họ có những bức ảnh của một nghi phạm từ camera giám sát tại hiện trường và ảnh chụp được gần vạch đích vào thời điểm quả bom phát nổ.
- Thứ năm, 18/4: Tổng thống Obama tham dự một lễ cầu nguyện đặc biệt ở một nhà thờ tại Boston cùng với các nạn nhân, nhân viên cứu hộ và các quan chức của thành phố Boston và bang Massachusetts. Ông thề sẽ truy tìm không ngừng nghỉ kẻ đã giết hại Martin Richard, 8 tuổi, Krystle Campbell, 29 tuổi và Lu Lingzi, một sinh viên Trung Quốc 23 tuổi.
Cùng ngày, FBI công bố những bức ảnh và video của hai nghi phạm liên quan đến vụ tấn công, đề nghị người dân giúp đỡ nhận dạng các nghi phạm.
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
Tối cùng ngày, một cảnh sát tại Viện đại học Công nghệ Massachusetts ở ngoại ô Boston bị bắn chết trong khuôn viên của trường sau cuộc đọ súng với các nghi phạm đang chạy trốn. Một cảnh sát khác bị thương trong vụ việc.
- Thứ sáu, 19/4: Một trong hai nghi phạm đánh bom ở Boston bị cảnh sát tiêu diệt ở Watertown, ngoại ô Boston. "Nghi phạm Một" được nhận dạng là Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, có gốc gác Chechnya.
Một cuộc truy lùng gắt gao được mở ra để tìm kiếm "Nghi phạm Hai", Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, em trai của "Nghi phạm Một", trong khi hệ thống giao thông công cộng ở Boston ngừng hoạt động, trường học, hàng quán đóng cửa và người dân được yêu cầu ở trong nhà.
Tối thứ sáu theo giờ địa phương, cảnh sát Boston chính thức thông báo bắt được Nghi phạm Hai của vụ đánh bom tại khu nhà của hai kẻ tình nghi ở ngoại ô Boston. "Bắt được nghi phạm! Cuộc săn đuổi đã kết thúc, việc tìm kiếm đã hoàn thành, khủng bố chấm dứt và công lý đã chiến thắng", tài khoản Twitter chính thức của cảnh sát thành phố Boston viết.
Câu hỏi đặt ra hiện nay với giới điều tra cũng như người dân Mỹ là: tại sao những thanh niên được đào tạo ở Mỹ lại đánh bom nhằm vào những người vô tội đang tham gia một cuộc thi marathon - biểu tượng của hòa bình và sức khỏe của con người. 

Boston biến thành 'đô thị ma'

Thành phố Boston và các khu vực khác của đại đô thị cùng tên bị phong tỏa và người dân được khuyến cáo ở trong nhà, đóng chặt cửa để cảnh sát truy lùng nghi phạm nguy hiểm của vụ đánh bom.
> Boston - Nội bất xuất, ngoại bất nhập
> Thảm kịch dồn dập tấn công nước Mỹ

Chỉ có vài người đi bộ trên quảng trường Harvard ở Cambridge, một phần của đại đô thị Boston thuộc bang Massachussets. Các cửa hàng và trường học phải đóng cửa, xe buýt và taxi ngừng hoạt động sau một đêm hỗn loạn của cuộc vây bắt Nghi phạm Một và truy lùng Nghi phạm Hai.
Khu phố nhộn nhịp thường ngày nay như bị bỏ hoang.
Một người vội vã đạp xe trong tại khu vực quảng trường vắng vẻ.
Lối vào công viên Fenway bị phong tỏa. Trận đấu giữa hai đội Kansas City Royals và Boston Red Sox bị hủy bỏ trong ngày 19/4.
Jader DeJesus Medina, đầu bếp ở quán bar Black Rose, nhìn ra phố từ cửa sổ nhà hàng đóng chặt cửa. Người dân được khuyến cáo nên ở trong nhà và chỉ mở cửa khi biết chắc chắn đó là cảnh sát.
Các tay súng bắn tỉa phục kích trên nóc một tòa nhà ở Watertown, nơi nghi phạm được cho là đang lẩn trốn.
Hàng nghìn cảnh sát được trang bị vũ khí hạng nặng tham gia cuộc truy bắt nghi phạm 19 tuổi sau khi anh trai của y bị tiêu diệt vào sáng sớm hôm qua. Hai anh em gốc Chechnya được cho là nghi phạm chính trong vụ đánh bom đẫm máu vào cuộc thi chạy Boston Marathon làm ba người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em, và gần 180 người bị thương.
Cùng với xe buýt và taxi, du thuyền thăm quan cảng Boston cũng ngừng hoạt động, một số chuyến bay đi đến Boston cũng bị tạm hoãn. Trạm bán vé ở Long Wharf phải đóng cửa.
Công viên Fenway cửa đóng then cài.
Một góc vắng lặng bên ngoài Faneuil Hall.
Một phụ nữ ở phố Belmont, khu Watertown, nhìn ra ngoài cửa trong khi lực lượng đặc nhiệm đang đi tìm kiếm nghi phạm ở từng căn nhà trong khu vực.
Lực lượng đặc nhiệm SWAT tuần tra xung quanh khu vực Watertown.
Thành phố Boston như thời chiến tranh với rất nhiều cảnh sát, đặc nhiệm và các xe cộ, vũ khí hạng nặng. Nhà chức trách Mỹ từng tuyên bố sẽ truy lùng bằng được nghi phạm của vụ đánh bom, dù phải "lục tung trái đất".

Boston - Nội bất xuất, ngoại bất nhập

Toàn thành phố Boston hôm qua bị phong tỏa trong khi 9.000 cảnh sát được hỗ trợ bởi trực thăng và xe bọc thép để truy tìm nghi phạm gây ra vụ đánh bom đẫm máu còn đang bỏ trốn.
> Nghi phạm là người gốc Chechnya
> Nghi phạm đánh bom Boston bị tiêu diệt

Cảnh sát kiểm tra chiếc túi của một người dân để đảm bảo an ninh cho cuộc tìm kiếm nghi phạm đánh bom, tại khu Watertown. Ảnh: AFP
Cuộc săn lùng nghi phạm 19 tuổi, Dzhokhar Tsarnaev, khiến hàng trăm nghìn người dân Boston phải cố thủ trong nhà sau một đêm hỗn loạn tiếng súng nổ, biến một trong những đô thị lớn của nước Mỹ trở thành một chiến trường.
Jonathan Crespo nói ông đang xem phim "Zero Dark Thirty", bộ phim về cuộc săn đuổi trùm khủng bố Osama bin Laden, tại nhà ở khu Watertown, ngoại ô Boston thì Tsarnaev và em trai Tamerlan đi qua trước khi cuộc truy đuổi diễn ra.
"Vợ chưa cưới của tôi nói cô ấy nghe thấy tiếng xe cảnh sát. Tôi nghĩ rằng cô ấy bị ám ảnh bởi bộ phim. Nhưng sau đó tôi nhìn thấy rất nhiều xe và nghe thấy rất nhiều tiếng nổ, có thể là một quả pháo sáng hay lưu đạn gì đó", Crespso nói.
Ngay sau đó, Tamerlan Tsarnaev, người được xác định là Nghi phạm Một, đã chết vì trúng đạn của cảnh sát. Một nhân viên cảnh sát cũng bị thương trong cuộc truy đuổi.
"Những tiếng nổ làm tôi tỉnh giấc. Tôi đã khá sợ. Tôi không ngờ sự việc lại diễn ra như thế", Crespo cho hay.
Một người khác, Yvonne Alaykib, cho biết bà nghe thấy tiếng súng máy và tiếng bắn súng trong đêm tối. "Giống như một trận giao chiến, một bên bắn đi, một bên bắn lại, rất đáng sợ", bà nói.
Sau khi cho nổ bom ở quảng trường Copley ở gần vạch đích của cuộc thi chạy Boston Marathon làm ba người chết và 170 bị thương, hai kẻ tình nghi bỏ trốn và bắn chết một nhân viên cảnh sát trong khuôn viên Viện đại học Công nghệ Massachusetts, khiến các sinh viên phải trốn trong phòng thí nghiệm và tắt đèn suốt ba giờ đồng hồ.
"Chúng tôi đã nghe rất nhiều luồng thông tin", Pallavi, một nghiên cứu sinh, cho biết. "Chúng tôi đã ngồi trong bóng tối, khóa chặt cửa, nhắn tin và nghe ngóng tin tức từ những bạn bè ở bên ngoài".
David Schoenfeld, một bác sĩ sống ở Watertown, nghe thấy tiếng nổ và quyết định đến nơi làm việc là bệnh viện Beth Israel. Ông đến đó vừa kịp để chữa trị cho nghi phạm 26 tuổi Tamerlan Tsarnaev ở phòng cấp cứu.
"Khi bệnh nhân đến, anh ta ở trong tình trạng nguy kịch", Schoenfeld nói với AFP. Vết thương do bị bắn và do vụ nổ quá nặng nên không qua khỏi.
Lực lượng đặc nhiệm được trang bị súng lục và súng trường, lục soát từng căn nhà tại khu Watertown, nơi hai nghi phạm sinh sống trước khi gây ra vụ đánh bom. Ảnh: AFP
Hôm nay, hàng nghìn cảnh sát bao vây quanh khu vực Watertown. Nơi đây vốn là một khu vực yên tĩnh với 33.000 dân và là nơi có nhà của hai anh em Tsarnaev. Những chiếc xe buýt đặc biệt được điều động để sơ tán người dân ra khỏi đây. Lực lượng đặc nhiệm đi từng nhà để tìm Dzhokhar Tsarnaev. Những người không đi sơ tán được cảnh báo chỉ mở cửa khi biết chắc chắn đó là cảnh sát.
Cuộc truy tìm được tập trung trong khoảng diện tích 3,8 km2 của Watertown. Các trực thăng bay lượn trên các nóc nhà ở phố Norfolk, nơi hai anh em sinh sống. Hàng chục nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) tuần tra trên phố.
Nhà chức trách tạm dừng dịch vụ vận chuyển công cộng gồm xe buýt và taxi trong khu vực Boston và yêu cầu hàng trăm nghìn người dân ở nhà, khóa chặt cửa để khoanh vùng các nghi ngờ. Cảnh sát được trang bị súng ngắn và súng trường tự động và các đặc nhiệm mặc thường phục được trang bị ít nhất một khẩu súng lục trong quá trình theo dõi diễn biến của vụ việc.
Vụ đánh bom kép xảy ra gần vạch đích của cuộc đua Boston Marathon hôm 15/4 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất ba người, đồng thời làm bị thương hơn 170 người. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Hai anh em nhà Tsarnaev được coi là hai nghi phạm của vụ này.

Thảm kịch dồn dập tấn công nước Mỹ

Nước Mỹ tuần qua liên tiếp phải đón nhận những tin chẳng lành, từ vụ đánh bom đẫm máu tại cuộc thi chạy ở Boston đến vụ nổ nhà máy hóa chất ở Texas, với con số thương vong và thiệt hại rất lớn.
> Nghi phạm đánh bom Boston bị tiêu diệt
> Nổ 'như bom hạt nhân' ở Mỹ

Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 hôm qua theo giờ địa phương, tức hơn hai giờ sau khi các vận động viên đầu tiên chạy qua vạch đích. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley.
Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 ngày 15/4 theo giờ địa phương ở địa điểm gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế thường niên Boston Marathon. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley, ở thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Ảnh: BostonGlobe
Ảnh: DobsonAgency
Vụ nổ làm 3 người chết, trong đó có một trẻ em 8 tuổi, và hơn 170 người bị thương. Các nhân chứng mô tả vụ nổ "giống như tiếng nổ của đại bác vậy". Những bức ảnh được chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người được đưa đi trên cáng, có người đàn ông được đưa lên xe đẩy với máu dính đầy trên mặt và chân. Ảnh: DobsonAgency
Các nhà điều tra xem xét hiện trường vụ đánh bom kép đẫm máu và thề sẽ tìm ra thủ phạm của vụ việc dù có phải "lục tung trái đất". Ảnh: AFP
Theo những hình ảnh của camera giám sát ghi lại được, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố chân dung hai kẻ bị tình nghi gây ra vụ đánh bom và tiến hành truy đuổi. Kẻ đội mũ đen ban đầu được gọi là Nghi phạm Một, sau được xác định có tên Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi. Tên này trúng vài phát đạn khi bị cảnh sát truy đuổi trong ngày 19/4 và sau đó chết trong bệnh viện vì bị thương nặng. Trong quá trình chạy trốn, Nghi phạm Một chạy qua Viện Đại học Massachusetts ở ngoại ô Boston và làm một cảnh sát tại đây thiệt mạng. Kẻ đội mũ trắng, Nghi phạm Hai, cũng đã được xác nhận danh tính là Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, em trai của Nghi phạm Một. Ảnh: CNN
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
Hai tên này là anh em một nhà và có nguồn gốc Chechnya (một nước cộng hòa thuộc Nga). Nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev vẫn đang lẩn trốn và đội đặc nhiệm SWAT được huy động lùng sục tên này ở từng ngôi nhà trong thành phố Boston. Giao thông công cộng bị đình trệ, trường học phải đóng cửa và cảnh sát khuyên người dân nên ở trong nhà và không mở cửa cho người lạ. Ảnh: AFP
Giới chức liên bang Mỹ coi vụ đánh bom là hành vi khủng bố và lên tiếng sau vụ nổ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói: "Bất kể cá nhân hay tổ chức nào chịu trách nhiệm về vụ tấn công đều sẽ bị trừng phạt thích đáng trước công lý". Ông cũng ca ngợi Boston là một thành phố kiên cường và mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh rằng người Mỹ sẽ sát cánh cùng các công dân của thủ phủ bang Massachusetts. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, chính ông Obama cũng là mục tiêu để những kẻ tấn công nhắm đến. Hôm 17/4, Mật vụ Mỹ thông báo một bức thư chứa vật thể khả nghi được phát hiện tại một điểm rà soát thư ở bên ngoài Nhà Trắng. Sau đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay lá thư gửi Obama dương tính với chất độc gây chết người ricin. Một nghị sĩ khác cũng nhận được bức thư có chất độc tương tự và đến buổi chiều cùng ngày, một nghi phạm, được xác định là Kenneth Curtis, ở Tupelo, bang Mississippi, bị bắt giữ. Ảnh: Therealdeal
Không lâu sau vụ đánh bom chết người ở Boston, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra lúc 19h50 ngày 17/4 tại nhà máy phân bón West ở bang Texas. Vụ nổ tương đương với một trận động đất 2,1 độ Richter, được miêu tả to "như bom hạt nhân", san phẳng nhiều tòa nhà và khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Nhà chức trách chưa thu thập được con số thương vong chính xác mà chỉ ước tính có khoảng 5-15 người chết và hơn 160 người bị thương. Ảnh: CNBC
Đồ vật, xe cộ biến dạng sau vụ nổ.
Đồ vật, xe cộ biến dạng trong đám cháy. Diễn biến ban đầu là một đám cháy ở nhà máy, tiếp đó đến vụ nổ khiến một quả cầu lửa lớn bốc lên trời, khói đen dày đặc. "Lúc đầu đám cháy nhỏ thôi nhưng sau đó khi nước được phun vào chất ammonia nitrate, nó nổ như quả bom ở thành phố Oklahoma", một nhân chứng kể và nhắc đến vụ nổ bom từng làm chết 168 người năm 1995. Ảnh: AP
Một ngày sau vụ nổ, khói vẫn cuồn cuộn trên đống đổ nát của nhà máy, những ngôi nhà lân cận bị tốc mái và một lượng lớn kim ngoại bị bắn ra cánh đồng ngô. Đội cứu hộ đi đến từng căn nhà trong đống đổ nát tại khu vực gần nhà máy, viện dưỡng lão lân cận và cả ở trong nhà máy để tìm kiếm thi thể nạn nhân và những người có thể còn sống sót. Ảnh: AFP
Người dân tập trung ở nhà thờ St. Mary ở gần nhà máy để cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ nổ. Ảnh: AFP
Tại Boston, nhiều người cũng đặt hoa tại khu vực quảng trường Copley với những lời an ủi, động viên "Hãy kiên cường, Boston", cũng chính là lời động viên với toàn nước Mỹ vượt qua những thảm kịch liên tiếp. Ảnh: AFP


Nghi phạm đánh bom Boston là người gốc Chechnya

Tên tuổi của hai nghi phạm đánh bom khủng bố cuộc đua Boston Marathon vừa được cảnh sát Mỹ công bố, không lâu sau khi một trong hai tên bị tiêu diệt trong cuộc truy lùng gắt gao.
> Nghi phạm đánh bom Boston bị tiêu diệt
> Mỹ công bố hình ảnh hai nghi phạm

Hai nghi phạm đánh bom cuộc đua Boston Marathon. Kẻ đội mũ đen là Tamerlan Tsarnaev, đã chết. Tên còn lại là Dzhokhar Tsarnaev đang chạy trốn. Ảnh: AFP
Nghi phạm đầu tiên, trước đó được gọi là Nghi phạm Một, có tên Tamerlan Tsarnaev. AFP đưa tin. Người đàn ông 26 tuổi này đã trúng vài phát đạn trong khi chạy trốn cảnh sát, sau đó qua đời trong bệnh viện. Một bác sĩ tại bệnh viện Beth Israel cho biết tên này bị đa chấn thương do trúng đạn và một vết thương gặp phải sau một vụ nổ.
Nghi phạm Hai là Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi. Theo AP, tháng 5/2011, Dzhokhar khi đó còn học lớp 12 ở một trường trung học danh tiếng, đã được nhận học bổng 2.500 USD từ thành phố Cambridge để học đại học.
Hai tên này là anh em một nhà và có nguồn gốc Chechnya (một nước cộng hòa thuộc Nga).
"Con trai tôi là một thiên thần thực sự", ông Anzor Tsarnaev, bố của hai nghi phạm, nói qua điện thoại từ thành phố Makhachkala, Nga. "Dzhokhar là sinh viên dược năm thứ hai tại Mỹ. Nó là một thằng bé thông minh. Chúng tôi đã mong nó về đây nghỉ lễ".
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
Hai nghi phạm bị cảnh sát truy đuổi một cách gắt gao với nhiều tiếng nổ và tiếng súng, khiến nhiều người dân ở Boston và các thị trấn lân cận phải trốn trong nhà suốt đêm qua và rạng sáng nay theo giờ địa phương. Giao thông công cộng trong vùng đã bị gián đoạn, trong khi tất cả các trường học bị đóng cửa.
Trong khi Tamerlan đã chết, em trai hắn là Dzhokhar vẫn đang tiếp tục chạy trốn. Cảnh sát đang tiến hành một cuộc lùng soát từng ngôi nhà một để tìm cho ra tên này. Gần 900.000 người ở vùng Boston được yêu cầu ở nguyên trong nhà.
"Chúng tôi yêu cầu mọi người ở trong nhà", Thống đốc bang Massachusetts Deval Patrick nói. "Hãy ở yên trong nhà và khóa chặt cửa, không mở cửa cho bất cứ ai ngoài nhân viên hành pháp có danh tính rõ ràng".
Cảnh sát trưởng Boston Ed Davis cho hay một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng và một người khác bị thương trong chiến dịch truy đuổi các nghi phạm. Ông cũng xác nhận nghi phạm bị tiêu diệt chính là Nghi phạm Một trong những hình ảnh được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố trước đó.
Dzhokhar Tsarnaev, tức Nghi phạm Hai, đang chạy trốn. Ảnh: AFP
Ông Davis cho biết kẻ đang chạy trốn có vũ khí và nguy hiểm. "Chúng tôi tin rằng đây là một tên khủng bố, chúng tôi tin rằng đây là kẻ tới đây để sát hại người khác", cảnh sát trưởng Boston nhấn mạnh.
Theo thông tin từ cảnh sát, nghi phạm đã chết mang theo nhiều chất nổ trong người. Vì vậy, có lo ngại rằng kẻ còn lại đang chạy trốn cũng mang theo những qua bom bên mình.
Hai tên này ban đầu cướp một tiệp tạp hóa vào cuối ngày hôm qua ở Cambridge, gần Boston. Chúng sau đó chạy tới Viện Công nghệ Massachusetts, một trong những đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, một sĩ quan cảnh sát của trường bị bắn chết.
Hai kẻ khủng bố sau đó cướp một chiếc Mercedes trước khi thả tài xế tại Watertown, một thị trấn gần Viện Công nghệ Massachusetts. Cuộc truy đuổi của cảnh sát tiếp tục tại thị trấn này, nơi hai nghi phạm ném chất nổ ra bên ngoài từ chiếc xe chúng cướp được.
Trong cuộc đọ súng, Nghi phạm Một bị bắn chết. Một cảnh sát cũng bị thương. Nghi phạm Hai, kẻ đội mũ trắng trong những hình ảnh được công bố, đã kịp trốn thoát.
Cảnh sát với những khẩu súng trường lăm lăm trong tay đã đổ ra những con phố ở Boston, trong khi những chiếc trực thăng tuần tra trên bầu trời. Còi hú vang khắp thành phố khi các đội rà phá bom tiến hành lục soát từng ngôi nhà.
Vụ đánh bom kép xảy ra gần vạch đích của cuộc đua Boston Marathon hôm 15/4 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất ba người, đồng thời làm bị thương hơn 170 người. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.

Một nghi phạm đánh bom Boston bị tiêu diệt

Cảnh sát trưởng Boston Ed Davis sáng sớm nay xác nhận một trong các nghi phạm đánh bom cuộc đua Boston Marathon bị tiêu diệt, trong khi cuộc săn lùng kẻ thứ hai có vũ khí và nguy hiểm vẫn đang diễn ra.
> Cảnh sát bị bắn chết giữa đại học ở Boston> Mỹ công bố hình ảnh hai nghi phạm đánh bom ở Boston

Hai nghi phạm đánh bom cuộc đua Boston Marathon. Ảnh: AFP
"Một nghi phạm đã chết. Kẻ còn lại đang chạy trốn", AFP dẫn thông tin Davis viết trên trang Twitter chính thức của ông. "Hắn có vũ khí và nguy hiểm. Hắn là kẻ đội mũ trắng".
Nghi phạm đã chết là kẻ bị cảnh sát bắt trước đó tại Watertown, trong một cuộc truy bắt trên đường phố mà người ta nghe thấy có cả những tiếng nổ và tiếng súng. Các kênh truyền hình địa phương đưa tin hắn không qua khỏi trong bệnh viện vì bị trúng vài phát đạn. Đây là kẻ được gọi là Nghi phạm Một. Danh tính thật sự của hắn chưa được tiết lộ.
Một cảnh sát cũng thiệt mạng trong khi một người khác bị thương trong chiến dịch truy bắt, cảnh sát trưởng Davis xác nhận.
Các nghi phạm ban đầu cố cướp một cửa hàng ở Cambridge. Chúng sau đó chạy vào Viện Công nghệ Massachusetts. Đây là nơi một cảnh sát của trường này bị bắn vài phát đạn và không qua khỏi. Bộ đôi nghi phạm sau đó cướp một chiếc Mercedes rồi thả người tài xế tại Watertown.
Cảnh sát thông báo với cư dân của thị trấn Watertown gần Boston rằng cần ở trong nhà và tránh xa các cửa sổ, khi họ tiếp tục truy lùng nghi phạm thứ hai. Kẻ này được gọi là Nghi phạm Hai.
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
Thông tin về hai nghi phạm nói trên được đưa ra không lâu sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố các bức ảnh và đoạn video ghi lại hình ảnh của hai nghi phạm đánh bom cuộc đua Boston Marathon hôm 15/4.
Trong các bức ảnh và đoạn video của camera giám sát được FBI công bố, cả hai nghi phạm đi bộ riêng rẽ trên phố Boylston, gần vạch đích của cuộc thi, ngay trước khi các vụ nổ xảy ra làm 3 người chết và 180 người bị thương. Một kẻ đội mũ lưỡi trai tối màu, tên còn lại đội mũ màu trắng.
"Tên "số 2" được nhìn thấy đặt chiếc ba lô tại địa điểm vụ nổ thứ hai "chỉ trong vài phút" trước khi phát nổ", đặc vụ Rick DesLauriers, người đứng đầu văn phòng FBI tại Boston cho hay.
Ít nhất ba người đã chết và hơn 170 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Nước Mỹ tuyên bố sẽ lùng bắt đến cùng các nghi phạm dù có phải "lục tung trái đất".

Cảnh sát bị bắn chết giữa đại học ở Boston

Một cảnh sát bị bắn chết trong vụ xả súng "cực kỳ nghiêm trọng" trong khuôn viên Viện Công nghệ Massachusetts, ngoại ô thành phố Boston, chỉ vài ngày sau vụ đánh bom đẫm máu trong cuộc thi chạy Boston Marathon.
> Hiện trường hỗn loạn sau vụ đánh bom ở Boston
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon Mỹ

Cảnh sát phong tỏa hiện trường khu vực vụ xả súng tại Viện Công nghệ Masssachusetts. Ảnh: EPA
Vụ xả súng xảy ra vào lúc 22h48 ngày 18/4 theo giờ địa phương (8h48 sáng nay giờ Hà Nội). Nhân viên cảnh sát bị bắn bị thương "đe dọa đến tính mạng" và không qua khỏi sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, cảnh sát địa phương cho hay.
Tòa nhà xảy ra vụ việc nhanh chóng bị vây quanh bởi lực lượng phản ứng nhanh. "Khu vực đã bị phong tỏa. Hãy tránh xa khu vực này cho đến khi có thông báo thêm", cảnh sát thông báo với các sinh viên.
Các cảnh sát khu vực và một trực thăng tìm kiếm được điều tới hiện trường để truy tìm thủ phạm.
Đài truyền hình Boston dẫn nguồn tin từ trường đại học cho biết tình hình "cực kỳ nghiêm trọng" và cảnh báo các sinh viên nên ở trong nhà. Trường đại học đặt trong trạng thái khẩn cấp sau vụ xả súng.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nằm ở ngoại ô Boston. Cũng tại thành phố thủ phủ của bang Massachusetts, vụ đánh bom kép hôm 15/4 ở gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế Boston Marathon đã khiến ba người chết và hơn 170 người bị thương. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khẳng định hai vụ việc có liên quan.

Mỹ công bố hình ảnh hai nghi phạm đánh bom ở Boston

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hôm qua công bố các bức ảnh và video của hai người đàn ông bị tình nghi gây ra vụ đánh bom chết người tại cuộc thi chạy Boston Marathon.
> Người đàn ông khả nghi trong vụ đánh bom ở Boston
> Mỹ quyết tìm kẻ đánh bom Boston dù phải 'lục tung trái đất'

FBI công bố chân dung hai kẻ bị tình nghi gây ra vụ đánh bom đẫm máu trong giải chạy marathon quốc tế ở Boston. Ảnh: CNN
Trong các bức ảnh và đoạn video của camera giám sát được FBI công bố, cả hai nghi phạm đi bộ riêng rẽ trên phố Boylston, gần vạch đích của cuộc thi hôm 15/4, ngay trước khi các vụ nổ xảy ra làm 3 người chết và 180 người bị thương. Một kẻ đội mũ lưỡi trai tối màu, tên còn lại đội mũ màu trắng.
Tên "số 2" được nhìn thấy đặt chiếc ba lô tại địa điểm vụ nổ thứ hai "chỉ trong vài phút" trước khi phát nổ, Đặc vụ Rick DesLauriers, người đứng đầu văn phòng FBI tại Boston cho hay.
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
"Người dân là bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người nhà của những người bị tình nghi có thể có thông tin về họ. Và mặc dù có thể sẽ rất khó khăn nhưng đất nước trông đợi vào những thông tin đó, chúng tôi mong muốn các bạn cung cấp thông tin cho chúng tôi", CNN dẫn lời DesLauriers nói.
Ông cũng cảnh báo rằng những người này có thể có vũ khí và "cực kỳ nguy hiểm" và ngoại trừ lực lượng chức năng, mọi người không nên đến gần hoặc khống chế kẻ bị tình nghi mà hãy thông báo cho cảnh sát.
DesLauriers nói ban đầu các nhà điều tra tập trung vào một kẻ khả nghi, sau đó phát hiện ra y còn hợp tác với một người nữa. Qua những bức ảnh và video, hiện chưa rõ nghi phạm khủng bố là người địa phương hay người nước ngoài, nhưng các hình ảnh sẽ được gửi đi quốc tế.
Nghi phạm thứ 2, đội mũ trắng, đi trong đám đông. Ảnh: CNN
Nhà chức trách tin rằng ít nhất một trong số những quả bom là một nồi áp suất kín chứa thuốc nổ cũng như các mảnh đạn và có thể được giấu trong ba lô. Trước khi những hình ảnh chính thức được công bố, nhiều người đã tự khoanh vùng những người đeo ba lô, tuy nhiên các quan chức không đồng tình với những suy đoán như vậy.
Một chiếc nắp nồi áp suất bị bẹp rúm được tìm thấy trên nóc tòa nhà gần hiện trường được tin là một phần của quả bom. Bộ phận này và những mảnh khác đang được phân tích trong phòng thí nghiệm của FBI. Một cục pin và nhiều mảnh bom cũng được thu hồi và đang được xử lý.
Theo Fox News, bảng mạch bị nghi là được dùng để kích nổ ít nhất một quả bom đã được tìm thấy, và các nhà điều tra đang xem xét các dữ liệu điện thoại di động thu được để có thể xác định những dấu hiệu cuộc gọi sử dụng để kích hoạt hai vụ nổ từ xa.
Boston Marathon lần đầu được tổ chức năm 1897 và là cuộc thi chạy thường niên lâu đời nhất thế giới. Trong mùa giải lần thứ 117 năm nay, có gần 27.000 vận động viên bao gồm cả chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp các nước trên thế giới như Mexico, Nhật Bản, Nga, Ethiopia, Kenya... dự thi.
Giải thể thao ý nghĩa này năm nay không diễn ra trọn vẹn khi phải hứng chịu hai vụ nổ bom liên tiếp lúc 14h45 ngày 15/4, biến một ngày kỷ niệm ý nghĩa thành cảnh tượng hỗn loạn và đẫm máu.

Nhiều kẻ tình nghi trong vụ đánh bom Boston

Giới chức Mỹ đang phân tích hàng nghìn bức ảnh và video liên quan đến hiện trường vụ đánh bom ở Boston, và đặt nghi vấn với không chỉ một người trong các bức ảnh.
> Người đàn ông khả nghi trong vụ đánh bom ở Boston> Bom nổ ở Boston "làm từ nồi áp suất"

Ảnh: AFP
Các nhà điều tra xem xét hiện trường vụ đánh bom kép ở Boston. Ảnh: AFP
Washington Post dẫn lời hai nguồn tin chính thức hôm qua cho hay các nhà điều tra đang muốn thẩm vấn một người đàn ông tình nghi xuất hiện trong một đoạn video. Đoạn video, cho thấy một người đàn ông đeo chiếc ba lô lớn đừng gần vạch đích rồi bỏ lại món đồ, đang làm dấy lên hy vọng về một sự đột phá trong công tác điều tra. Một quan chức thành phố Boston cho biết đoạn video "nhận được sự quan tâm đặc biệt" của các nhà điều tra.
Trong khi đó, CNN dẫn lời một quan chức hành pháp vừa cho biết cảnh sát đang tìm kiếm hai người đàn ông đứng gần đích trong những bức ảnh chụp giải chạy marathon Boston không lâu sau khi hai quả bom phát nổ. Những bức ảnh không được công bố vì lo ngại ảnh hưởng đến công tác điều tra. Hai người được cho là nghi phạm tiềm năng vì vị trí đứng trong một thời điểm nhất định và thứ họ mang trên người.
Một trong hai người đàn ông trong ảnh đeo chiếc ba lô dường như giống với những gì thu thập được sau vụ tấn công. Người còn lại cũng có chiếc ba lô tương tự.
Mỹ đang trải qua ngày thứ hai của cuộc điều tra vụ khủng bố giải chạy marathon ở thành phố Boston làm ba người thiệt mạng và ít nhất 176 người bị thương. Dòng chảy thông tin cho thấy sức mạnh phi thường mà công nghệ đem lại cho công tác điều tra hình sự, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ. Khi chính quyền địa phương đề nghị công chúng giúp đỡ hồi đầu tuần, họ nhận được hàng nghìn video và hình ảnh vụ nổ bom.
Nhiều người tự tham gia tìm kiếm và lan truyền những bức ảnh đám đông, trong đó cho thấy những người đeo ba lô giống chiếc bị rách bươm trong ảnh do Cục điều tra liên bang Mỹ FBI công bố. Nhưng dường như những chiếc ba lô đen khá phổ biến, khi một bức ảnh cho thấy có 5 người liền cùng đeo ba lô đen trong đám đông trên phố Boylston, khiến một số người chỉ trích và lo ngại những người vô tội có thể bị hại khi bị coi là nghi phạm.
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy rất nhiều người đeo ba lô đen tại giải chạy marathon. Ảnh: Reddit
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy rất nhiều người đeo ba lô đen tại giải chạy marathon. Ảnh: Reddit
Một số khác đặt dấu hỏi về việc liệu ba lô đen có thực sự là đầu mối quan trọng nhất hay không và nhắc lại vụ tìm kiếm chiếc xe tải màu trắng từng làm lạc hướng điều tra trong vụ bắn tỉa ở Washington D.C một thập kỷ trước.
Các nhà điều tra tin rằng những quả bom, ít nhất một trong số đó có thể là một quả bom nồi áp suất chứa chất nổ và mảnh đạn, có thể được chứa trong ba lô.
Một chiếc nắp nồi áp suất bị bẹp rúm được tìm thấy trên nóc tòa nhà gần hiện trường được tin là một phần của quả bom. Bộ phận này và những mảnh khác đang được phân tích trong phòng thí nghiệm của FBI. Một cục pin và nhiều mảnh bom cũng được thu hồi và đang được xử lý.
Theo Fox News, bảng mạch bị nghi là được dùng để kích nổ ít nhất một quả bom đã được tìm thấy, và các nhà điều tra đang xem xét các dữ liệu điện thoại di động thu được để có thể xác định những dấu hiệu cuộc gọi sử dụng để kích hoạt hai vụ nổ từ xa.
Hiện vẫn chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm với vụ khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ kể từ vụ 11/9/2001 này.

Trung học CATS Academy Boston cấp học bổng 50%

Trường đang có các chương trình học bổng 10%, 25% và 50% cho học sinh Việt Nam có kết quả học tập tốt.

Cambridge Education Group là tập đoàn giáo dục hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo học thuật, tiếng Anh và các chương trình học tập sáng tạo của Anh. Tháng 9/2012, trường CATS Academy Boston, Mỹ được đưa vào hoạt động. Được xây dựng dựa trên kinh nghiệm hơn 60 năm, Cambridge Education Group cung cấp hai chương trình chất lượng cao và có uy tín ở Boston - thành phố giáo dục hàng đầu tại Mỹ.
CATS Academy Boston là một trường trung học tư nhân nội trú nhận học sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Trường học được xây dựng vào năm 1893, từng là ngôi trường Công Giáo của học sinh trong nước. Du học sinh quốc tế được đảm bảo trải nghiệm đầy đủ cuộc sống của một học sinh Mỹ. Trường có khả năng thu nhân hơn 400 học sinh với 15 lớp học rộng rãi và tiện nghi, sân thể thao ngay trong trường. Học sinh được tham gia nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa và các em được đi đến trường bằng xe buýt màu vàng truyền thống của học sinh Mỹ.
CAB giúp học sinh phát triển toàn diện, trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đặt chân vào những trường đại học mơ ước. Đội ngũ giảng viên của trường là các giáo viên nhiều kinh nghiệm, từng tốt nghiệp các trường danh tiếng như trường Đại học Harvard, Columbia University and Boston College.
Chương trình giảng dạy có cấu trúc như sau:
Các môn cơ bản (tiếng Anh, toán, khoa học...)
Các môn tự chọn (thống kê, viết sáng tạo, lý thuyết chính trị...)
Các lớp chuyên, năng khiếu và nâng cao.
Luyện tiếng Anh.
Luyện SAT.
Ký túc xá nằm ngay trong Boston, là nơi an toàn và tiện lợi cho học sinh trong việc đi lại đến trung tâm thành phố và các khu tham quan giải trí trong khu vực. học sinh tại CAB có cơ hội kết bạn với các bạn đến từ khắp nơi trên thế giới, giúp học sinh trải nghiệm môi trường học quốc tế và nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.
Thầy Charles tốt nghiệp trường Đại học Columbia đã có kinh nghiệm trên 40 năm trong ngành giáo dục và đã giữ vị trí Hiệu trưởng hơn 30 năm tại Trung học CAB chia sẻ: “Chúng tôi mang đến cho học sinh sự hỗ trợ ưu việt. Các giáo viên trong trường đến từ những trường nổi tiếng như Harvard, Brown, Stanford, Columbia, Vermont và New York. Họ biết rõ hơn ai hết những điều gì sẽ mang đến thành công cho học sinh thành công”.

Đội quân 'chó an ủi' đến Boston

Những chú chó nhỏ dễ thương được đưa từ thành phố Chicago đến Boston để an ủi tinh thần người dân tại đây sau vụ nổ bom kép xảy ra hôm thứ hai.
> Nước Mỹ đau buồn sau vụ đánh bom kép ở Boston

Hai chú chó từ Chicago sẽ đến Boston để an ủi tinh thần người dân. Ảnh: Lutheran Church Charites.
Tổ chức từ thiện nhà thờ Lutheran, bang Illinois , đã gửi 5 chú chó lông vàng đặc biệt tới Boston để giúp đỡ những người bị chấn động tâm lý sau vụ nổ bom tại cuộc thi Boston Marathon.
Những chú chó này đã được huấn luyện trong gần 1 năm để có thể tương tác với con người, khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và thoải mái tâm lý hơn.
Today.com dẫn lời Chủ tịch của Tổ chức từ thiện nhà thờ Lutheran, nói: "Mọi người có thể trò chuyện với những chú chó này. Chúng giống như những nhân viên tư vấn vậy. Đây cũng là một cách giúp đỡ những người vẫn đang bàng hoàng sau vụ việc xảy ra tại Marathon Boston".
Hồi cuối năm ngoái, vụ xả súng kinh hoàng ở một trường tiểu học tại bang Connecticut hồi cuối năm ngoái cướp đi tính mạng của 20 em học sinh và 6 người lớn. Tổ chức từ thiện nhà thờ Lutheran sau đó đã gửi 3 chú chó tới trường tiểu học này để cùng chơi với các em nhỏ, giúp các em quên đi nỗi buồn và vơi bớt sự sợ hãi.

Nữ sinh Trung Quốc thiệt mạng trong vụ đánh bom Boston

Trung Quốc đang tưởng niệm nữ sinh có tên Lu Lingzi, được xác định là nạn nhân thứ ba thiệt mạng trong vụ đánh bom kép ở Boston, Mỹ.
> Một gia đình tan tác sau vụ nổ bom ở Boston
> Cụ 78 tuổi cán đích dù bị bom quật ngã


Nạn nhân Lu Lingzi. Ảnh: Telegraph
Theo Telegraph, Lu, 23 tuổi, đến từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh đông bắc Liêu Ninh. "Cô gái Thẩm Dương Lu Lingzi đã bị giết trong vụ đánh bom Boston", trang tin tức Liaoshen Evening News của thành phố này viết trên tài khoản mạng xã hội Weibo.
Lu, người dùng tên tiếng Anh là Dorothy Lu ở Mỹ, được cho là đang đợi hai người bạn gần vạch đích của cuộc đua marathon thì hai quả bom phát nổ. Một trong những người bạn này, Zhou Danling, đã ổn định về sức khỏe vào tối qua, sau khi trải qua hai ca phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Boston. Người bạn còn lại không bị thương gì.
Thông tin về cái chết của Lu được đưa ra sau khi một số bạn bè quan tâm viết trên mạng xã hội rằng cô đã "mất tích". Một người đăng một số điện thoại lên Twitter với thông điệp: "Xin hãy giúp chúng tôi tìm cô ấy! Chúng tôi không thể biết cô ấy ở đâu cả".
Cha của nữ sinh này, ông Lu Jun, cũng bày tỏ nỗi hoang mang trên một tờ báo địa phương hôm qua. "Chúng tôi không thể liên lạc với con bé. Tại sao nó lại không điện thoại báo cho chúng tôi biết nó đã an toàn?", ông nói.
Lu Lingzi lớn lên ở Liêu Ninh và học tại một trường học của Thẩm Dương. Yang Yongkun, một giáo viên cũ, mô tả Lu là một học sinh "đặc biệt thông minh và khiêm tốn".
"Tôi vẫn nhớ rất rõ về em ấy, dù Lu đã tốt nghiệp nhiều năm rồi", ông nói, trước khi tin Lu thiệt mạng được xác nhận.
Lu ra trường năm 2008 và theo học ngành thương mại quốc tế ở Học viện Công nghệ Bắc Kinh. Năm 2010, Lu thực tập hai tháng ở Ngân hàng Trung Quốc tại Liêu Ninh. Cô cũng từng làm việc cho công ty tư vấn Deloitte ở Bắc Kinh từ năm 2011 đến 2012.
Cuối năm ngoái, sau khi tốt nghiệp, Lu sang Mỹ để học bằng thạc sĩ ngành thống kê ở đại học Boston (BU).
"New Hampshire là một nơi tuyệt vời!", Lu viết trên trang Facebook cá nhân hôm 7/10 năm ngoái. Nữ sinh đại học Boston đã ghi lại sự khởi đầu của chuyến chu du nước Mỹ trong album ảnh online "Khởi đầu mới ở BU".
Sau thời gian đó, Lu tham gia một nhóm sinh viên quốc tế đến Toah Nipi, một nơi tu hành ở nông thôn dành cho các tín đồ Kito giáo, cách Boston khoảng 90 phút lái xe. Cô nữ sinh này là một fan của âm nhạc cổ điển. Facebook của cô có một đường dẫn đến trang web của dàn nhạc giao hưởng Boston.
Đến sáng nay, bạn bè và các bloger đã đăng hơn 5.000 tin nhắn lên tài khoản Weibo của Lu, bên dưới một bức ảnh cô đưa lên chỉ vài giờ trước khi thiệt mạng ở Boston. Bức ảnh, chụp vào sáng hôm đó, có dòng chú thích "Bữa sáng tuyệt vời của tôi".
Lu là một trong ba người thiệt mạng trong vụ đánh bom kép ở giải marathon Boston hôm 15/4. 176 người khác bị thương trong vụ khủng bố chưa tìm ra nghi phạm này.

Không ngán khủng bố, Anh vẫn tổ chức giải marathon

37.000 vận động viên vẫn sẽ tham gia giải chạy quốc tế London Marathon vào ngày 21/4, tức là không lâu sau vụ đánh bom kép ở giải Boston Marathon.
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon ở Mỹ
> Kẻ khả nghi trong vụ đánh bom ở Boston

Cuộc đua London Marathon năm ngoái. Ảnh minh họa: AP.
Sau cuộc họp cấp cao với cảnh sát và các nhà chức trách, ban tổ chức của London Marathon xác nhận vẫn sẽ tiến hành cuộc thi theo đúng kế hoạch.
Ông Nick Bitel, trưởng ban tổ chức London Marathon, cho biết điểm tuyệt vời của cuộc thi marathon quốc tế là mọi người đều có thể đăng ký tham gia chạy hoặc đứng ngay sát đường đua để cổ vũ cho các vận động viên, theo AP.
Sau sự việc xảy ra tại Boston Marathon, ban tổ chức London Marathon sẽ tăng cường an ninh và có những biện pháp thích hợp để cuộc thi diễn ra an toàn. Họ đã liên lạc với các cơ quan, tổ chức có vận động viên tham gia và không ai trong số đó có ý định rút khỏi cuộc thi.
Hoàng tử Anh Harry, người bảo trợ cho London Marathon, sẽ có mặt tại đường đua vào chủ nhật tới và vinh danh những người thắng cuộc trong số gần 37.000 vận động viên tham gia.
Bộ trưởng Thể thao Anh Hugh Robertson cho hay, nước Anh không hề ái ngại với vụ nổ bom như ở Boston bởi nước này có lực lượng an ninh "tốt nhất thế giới".
Ông nói: "Cách tốt nhất để chúng ta phản ứng lại với những gì đã xảy ra tại Boston là tiếp tục chặng đua vào chủ nhật tới. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta có thể đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra sự kiện. Đây cũng là cách thể hiện tình đoàn kết với Boston".
London, Tokyo, Boston, Berlin, Chicago và New York là 6 thành phố cùng tổ chức thi marathon quốc tế.
Thủ đô Belgrade của Serbia vào cuối tuần này cũng sẽ tổ chức một cuộc chạy marathon. Đại diện ban tổ chức, ông Dejan Nikolic cho biết đây sẽ là một "lễ hội chạy tuyệt vời" và Serbia sẽ thắt chặt an ninh trong suốt cuộc thi.
Vụ nổ bom kép gần vạch đích cuộc đua Boston Marathon xảy ra lúc 14h45 ngày 15/4 theo giờ địa phương tại thủ phủ Boston của bang Massachusetts, Mỹ. Hơn một thập kỷ sau vụ tấn công11/9/2001, nước Mỹ một lần nữa đối mặt với một vụ khủng bố gây chấn động. 

Nước Mỹ đau buồn sau vụ đánh bom kép ở Boston

Hơn một thập kỷ sau vụ khủng bố 11/9/2001, nước Mỹ mới lại hứng chịu một vụ tấn công đẫm máu cùng cảm giác hoang mang không biết hiểm họa đến từ đâu.
> Người đàn ông khả nghi trong vụ đánh bom
> Bom nổ ở Boston "làm từ nồi áp suất"

Một lễ cầu nguyện được tổ chức hôm qua tại công viên Boston Common
Một lễ cầu nguyện được tổ chức hôm qua tại công viên Boston Common, sạu vụ đánh bom kép tại giải chạy marathon, làm ba người chết và hơn 180 người bị thương.
Một lễ cầu nguyện được tổ chức hôm qua tại công viên Boston Common.
Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Đây được coi là vụ khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.
Cô gái mặc áo chạy marathon
Cô gái mặc áo của giải chạy marathon Boston không kìm được nước mắt tại lễ cầu nguyện.
Họ viết những thông điệp bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, kêu gọi hòa bình, vực dậy tinh thần cho thành phố Boston,
Họ viết những thông điệp bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, kêu gọi hòa bình, vực dậy tinh thần cho thành phố Boston.
Những lời nhắn "Boston mãi mạnh mẽ", "Hận thù không bao giờ có thể diệt hận thù. Chỉ tình yêu mới có thể làm điều đó", hay "Tiếp tục chạy vì Boston".
Những lời nhắn "Boston mãi mạnh mẽ", "Hận thù không bao giờ có thể diệt hận thù. Chỉ tình yêu mới có thể làm điều đó", hay "Hãy tiếp tục chạy vì Boston".
Hiện trường vụ đánh bom Boston Marathon
Video vụ nổ gần vạch đích
A man carries balloons, flowers and flags to a memorial for victims blocks away from the scene of yesterday's bombing attack at the Boston Marathon on April 16, 2013 in Boston, Massachusetts.
Cách hiện trường vụ đánh bom vài tòa nhà, một người đàn ông hôm 16/4 cũng mang hoa và cờ tới lễ tưởng niệm các nạn nhân.
Hoa và cờ đặt la liệt bên hàng rào bảo vệ tại hiện trường.
Hoa và cờ đặt bên hàng rào bảo vệ tại hiện trường.
Tối cùng ngày, người dân Boston tụ họp tại nhà thờ
Tối cùng ngày, người dân Boston tụ họp tại Nhà thờ Phố Arlington để thắp nến cầu nguyện.
Video cầu nguyện cho các nạn nhân ở Boston
Nước mắt lăn trên má một cô gái trong lễ cầu nguyện.
Nước mắt lăn dài trên má cô gái trong lễ cầu nguyện. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay phạm vi các nghi phạm và động cơ tấn công vẫn còn rất rộng. Chưa có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ nổ bom kép.
Người dân cầu nguyện cho cậu bé
Người dân cầu nguyện cho cậu bé Martin Richard, 8 tuổi, đến từ Dorchester, một trong ba người thiệt mạng trong vụ đánh bom.
Students from the Clifden Academy hold an American flag and candles during a vigil ceremony April 16, 2013 in Dorcester, Massachusetts, honoring the Richard family, who's 8-year-old son Martin was killed, and sister Jane, who lost a leg and had danced at the school, and mother Denise, who was also seriously injured when bombs exploded at the finish of the Boston Marathon April 15th.
Sinh viên học viện Clifdencầm cờ và nến trong lễ cầu nguyện hôm qua tại Dorchester, bang Massachusetts. Trong gia đình bé Martin, chị gái Jane của bé bị mất chân, còn mẹ Denise bị thương nghiêm trọng trong vụ nổ tại vạch đích.

Nước Mỹ đau buồn sau vụ đánh bom kép ở Boston

Cờ để rủ tại điện Capitol.
Cờ treo rủ tại điện Capitol để tưởng niệm ba người chết trong vụ đánh bom kép. Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh để quốc kỳ treo rủ tại Nhà Trắng, các tòa nhà công cộng, các đồn bốt quân sự, hải quân, tàu hải quân đến ngày 20/4.
Cờ rủ gần nhà thờ Trinity
Cờ rủ gần nhà thờ Trinity ở Boston.
An ninh đượt siết chặt.
An ninh đượt siết chặt ngay sau vụ nổ tại Boston. Một cảnh sát hôm 15/4 đứng gác trước Nhà Trắng.
"Chúng tôi sẽ mở cuộc điều tra trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi sẽ đi đến tận cùng của trái đất để tìm ra đối tượng hoặc những đối tượng phải chịu trách nhiệm cho tội ác hèn hạ này và chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để đưa chúng ra trước công lý",
FBI tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra trên phạm vi toàn cầu. "Chúng tôi sẽ đi đến tận cùng của trái đất để tìm ra đối tượng hoặc những đối tượng phải chịu trách nhiệm cho tội ác hèn hạ này và chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để đưa chúng ra trước công lý", người đứng đầu cuộc điều tra cho biết.
Investigators in white jumpsuits work the crime scene on Boylston Street following yesterday's bomb attack at the Boston Marathon April 16, 2013 in Boston, Massachusetts.
Các nhà điều tra mặc đồng phục trắng tại hiện trường vụ án trên phố Boylston, một ngày sau vụ đánh bom.
FBI hôm qua công bố bức ảnh những đồ vật có thể là nồi áp suất được tin là một phần của quả bom.
FBI hôm qua công bố ảnh đồ vật có thể là nồi áp suất họ tin là một phần của quả bom.
Những món đồ vô thừa nhận bỏ lại tại vạch đích cuộc thi marathon.
Những món đồ vô thừa nhận bị bỏ lại tại vạch đích cuộc thi marathon khi mọi người bỏ chạy tránh bom.
Báo đăng tin vụ khủng bố được đặt trên quầy báo trên phố Newbury ở Boston.
Tờ báo đăng tin vụ khủng bố hôm qua được đặt trên quầy báo ở phố Newbury tại Boston.
Bữa ăn còn dang dở bị bỏ lại khi mọi người chạy trốn tại một nhà hàng ngoài trời gần hiện trường đánh bom.
Bữa ăn còn dang dở tại một nhà hàng ngoài trời gần hiện trường đánh bom.

Người đàn ông khả nghi trong vụ đánh bom ở Boston

Diễn biến vụ đánh bom cuộc đua Boston Marathon được dựng lại, trong đó một người đàn ông khả nghi bị phát hiện từ những bức ảnh được chụp tại hiện trường.
> Bom nổ ở Boston 'làm từ nồi áp suất'
> Khoảnh khắc kinh hoàng của vụ đánh bom
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon Mỹ

Bản đồ mô tả đoạn cuối của tuyến đường chạy marathon, vạch đích và vị trí hai vụ nổ xảy ra chiều 15/4 theo giờ địa phương tại thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đồ họa: MCT
Sơ đồ mô tả chi tiết hai vụ nổ. Đồ họa: Google Maps
Bức ảnh chụp bởi một người dân ngay trước khi các quả bom phát nổ trên phố Boylston. Trong ảnh, một chiếc túi được đặt cạnh thùng thư và phía ngoài hàng rào chắn trên vỉa hè. Ảnh: Whdh
Bức ảnh được chụp ở cùng một khung hình cho thấy chiếc túi biến mất giữa cảnh hỗn loạn sau vụ nổ. Ảnh: Whdh
Hai quả bom phát nổ cách nhau không lâu về thời gian và không xa về địa điểm đã khiến ít nhất ba người chết và hơn 170 người bị thương. Ảnh: DobsonAgency
Hiện trường vụ đánh bom Boston Marathon
Video vụ nổ gần vạch đích
Một người đàn ông mặc đồ đen bị phát hiện có hành vi khả nghi. Trong khi mọi người co rúm lại vì bất ngờ trước vụ nổ, người đàn ông này lại chủ động chạy khỏi hiện trường. Ảnh: 7News
Hành vi của người đàn ông khả nghi tạo cảm giác người này không hề hoảng loạn hay bất ngờ vì vụ nổ. Ảnh: 7News
Người đàn ông khả nghi nhanh chóng di chuyển khỏi hiện trường giữa cảnh hỗn loạn. Ảnh: 7News
Hai người đàn ông trong trang phục chống độc đang khám nghiệm hiện trường vụ nổ thứ nhất trên phố Boylston. Ảnh: AP
Những điều tra ban đầu cho thấy vật liệu nổ, bi sắt hoặc kim loại có thể được đặt trong một chiếc nồi áp suất. Trong ảnh, các mảnh vỡ của chiếc nồi được thu lượm tại hiện trường. Ảnh: Fox 5 Atlanta
Bức ảnh này cho thấy những mảnh còn lại của một bảng mạch điện tại hiện trường. Đây có thể là đầu mối để tìm hiểu cách các quả bom được kích nổ. Ảnh: Fox 5 Atlanta


Toàn cảnh vụ đánh bom Boston và cuộc vây bắt nghi phạm

Một gia đình tan tác sau vụ nổ bom ở Boston

Gia đình của Bill Richard tan tác chỉ trong chốc lát sau vụ đánh bom tại cuộc đua Boston Marathon, khi con trai 8 tuổi của ông thiệt mạng, vợ bị tổn thương não còn con gái 7 tuổi bị mất một chân.
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon ở Mỹ
> Khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ đánh bom

Gia đình nhà Richard, gồm bà mẹ Denise, ông bố Bill, con trai cả Henry, con gái Jane và nạn nhân thiệt mạng Martin. Ảnh: Facebook
Khi đứng đợi tại vạch đích của cuộc đua marathon nổi tiếng cùng gia đình, cậu bé Martin Richard nở nụ cười tươi và có thể là nhân vật chính trong bất cứ một khung hình đáng yêu nào. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, bé trai 8 tuổi, yêu bóng đá và đạp xe, mãi mãi không thể nở nụ cười được nữa. Martin nằm trong số ba nạn nhân thiệt mạng vì vụ nổ bom kép làm chấn động thành phố Boston và cả nước Mỹ.
Hiện trường vụ đánh bom Boston Marathon
Video vụ nổ gần vạch đích
Một chiếc nồi áp suất, chứa đầy chất nổ và kim loại rồi được đặt trong một chiếc ba lô màu đen, phát nổ từ vỉa hè nơi Martin đang cùng đứng với người cha Bill, bà mẹ Denise, em gái Jane và anh trai Henry. Martin thiệt mạng ngay sau vụ nổ, trong khi em gái Jane bị mất một chân còn người mẹ Denise bị chấn thương não nghiêm trọng.
"Chúng tôi cảm ơn gia đình và những người bạn, những người mà chúng tôi biết và những người chúng tôi chưa từng gặp, vì những suy nghĩ và lời cầu nguyện của họ", Telegraph dẫn lời ông Bill, một nhà hoạt động 42 tuổi, nói. "Tôi mong rằng các bạn sẽ tiếp tục cầu nguyện cho gia đình tôi khi chúng ta cùng nhớ về Martin".
Một ngọn nến đã được thắp lên bên ngoài căn nhà của gia đình Bill Richard trên con phố vắng tại Dorchester, một khu ngoại ô giàu có của Boston. Trên con đường dẫn vào ngôi nhà, chữ "Yên nghỉ" được một người hàng xóm viết bằng phấn.
Năm ngoái, tại lớp học ở trường Neighborhood House, Martin đã cẩn thận viết một poster với nội dung "Đừng làm đau mọi người nữa". Ảnh: Telegraph
Nạn nhân không qua khỏi thứ hai của vụ đánh bom là Krystle Campbell, một phụ nữ 29 tuổi khi đó đang cùng bạn trai tham gia cuộc đua marathon. Người thiệt mạng thứ ba là một sinh viên Trung Quốc đã tốt nghiệp đại học Boston. Người này gặp nạn khi cùng xem cuộc đua marathon với hai người bạn. Danh tính của công dân Trung Quốc chưa được cảnh sát công bố.
Vụ nổ bom gần vạch đích cuộc đua Boston Marathon xảy ra lúc 14h45 ngày 15/4 theo giờ địa phương tại thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Hơn một thập kỷ sau vụ tấn công11/9/2001, nước Mỹ một lần nữa đối mặt với một vụ khủng bố gây chấn động.

 

Cụ 78 tuổi cán đích dù bị bom quật ngã

Bill Iffrig, 78 tuổi, cố gắng chạy tới đích của cuộc đua marathon sau khi ông và những người xung quanh bị quật ngã bởi vụ đánh bom liên hoàn ở thành phố Boston, Mỹ.
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon ở Mỹ
> Cảnh sát Boston vô hiệu hóa thêm hai thiết bị nổ

Ông Bill Iffrig (áo cam) được vây quanh bởi các nhân viên cảnh sát sau khi hai quả bom phát nổ. Ảnh: AP
Bức ảnh chụp lại ông Bill Iffrig, đến từ Washington, nằm sõng soài trên mặt đất, bao quanh là đám đông đang hoảng sợ, đang trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên mạng. Vụ đánh bom xảy ra vào chiều qua giờ địa phương.
Trả lời phỏng vấn của The Herald of Everett, Iffrig cho biết ông chỉ kịp nhận ra có một tiếng nổ lớn phát ra ngay gần mình, và sau đó là một khung ảnh hỗn loạn chưa từng có.
"Chắc nó chỉ cách tôi khoảng 5 feet", ông nói. 5 feet tương đương 1,5 mét.
May mắn là Iffrig chỉ bị thương một chút trên đầu gối, và các nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng giúp ông đứng dậy. Tất cả những gì Iffrig có thể làm sau đó là hoàn tất cuộc đua bằng cách bước qua vạch đích và chạy thật nhanh về khách sạn.
Con trai của ông, Mark Iffrig, nói với hãng tin AP rằng anh thấy lo sợ khi nhìn thấy một bức ảnh chụp lại khung ảnh đường đua sau vụ đánh bom, và nhận ra cha mình trong chiếc áo màu cam, đang nằm ngay sát nơi một trong hai quả bom phát nổ.
"Thật đáng sợ. Bố tôi bảo đó là một vụ tấn công kinh hoàng và ông rất choáng váng. May là đã có người giúp ông đứng dậy", Mark Iffrig cho biết, nói thêm rằng sau khi định thần trước những gì vừa xảy ra, cha anh đã nhanh chóng đứng lên và hoàn thành những bước chạy cuối cùng.
"Ông ấy chỉ cách đích 10 feet nữa."
Biên tập viên nổi tiếng của kênh truyền hình CNN, Piers Morgan, sau đó đã viết trên mạng xã hội Inagist, rằng: "Vẫn không thể tin nổi cuộc phỏng vấn với Bill Iffrig, 78 tuổi, bị hạ gục bởi những quả bom, nhưng vẫn đứng dậy và hoàn thành cuộc đua".
Khi được hỏi thêm về sở thích của cha mình, Mark Iffrig cho biết, "Ông ấy chạy rất nhiều và rất nhanh".

Mỹ quyết tìm kẻ đánh bom Boston dù phải 'lục tung trái đất'

Cục Điều tra Liên bang Mỹ thề sẽ "đi đến tận cùng của trái đất" để tìm ra những kẻ đánh bom cuộc thi chạy marathon ở Boston, và khẳng định hiện "không còn mối đe dọa vật lý nào nữa" xung quanh khu vực.
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon Mỹ
> Cảnh sát Boston vô hiệu hóa thêm hai thiết bị nổ

Cảnh sát và nhân viên cứu hộ có mặt tại hiện trường và giúp đỡ các vận động viên sau vụ nổ bom. Ảnh: AFP
Điệp viên đặc biệt của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Rick DesLauriers nói với các phóng viên rằng các nhà điều tra đã tỏa đi khắp nơi ở Boston và hiện không còn nguy hiểm nào cho khu vực xung quanh vụ tấn công.
"Chúng tôi sẽ mở cuộc điều tra trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi sẽ đi đến tận cùng của trái đất để tìm ra đối tượng hoặc những đối tượng phải chịu trách nhiệm cho tội ác hèn hạ này và chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để đưa chúng ra trước công lý", AFP dẫn lời ông DesLauriers nói hôm qua.
Ông cũng cho biết FBI không nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo nào trước khi diễn ra cuộc thi chạy marathon. Các quan chức cung cấp con số thiệt hại vì vụ nổ bom đến nay là 3 người chết và hơn 170 người bị thương, trong đó nhiều người bị mất chân, cho thấy thiết bị gây nổ được đặt thấp ở gần mặt đất.
Thống đốc bang Massachusetts Deval Patrick nói chỉ có hai quả bom được sử dụng trong vụ khủng bố ngày hôm qua ở gần vạch đích của cuộc thi chạy và không có thiết bị nổ nào khác được tìm thấy mặc dù trước đó xuất hiện những thông tin ngược lại.
"Điều quan trọng cần phải làm làm rõ là có hai và chỉ hai thiết bị phát nổ được tìm thấy ngày hôm qua", ông Patrick nói. "Các bưu kiện khác, tất cả các bưu kiện trong khu vực vụ nổ, đều đã được kiểm tra. Không có thêm quả bom hay thiết bị nổ nào khác được phát hiện".
"Những suy nghĩ của chúng tôi chỉ tập trung tất cả vì những người bị thương và bị giết", ông nói.
Thành viên đội đặc nhiệm SWAT tới hiện trường vụ đánh bom Boston. Ảnh: AFP
Thành viên đội đặc nhiệm SWAT tới hiện trường vụ đánh bom Boston. Ảnh: AFP
Marathon Boston lần đầu được tổ chức năm 1897 và là cuộc thi chạy thường niên lâu đời nhất thế giới. Trong mùa giải lần thứ 117 năm nay, có gần 27.000 vận động viên bao gồm cả chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp các nước trên thế giới như Mexico, Nhật Bản, Nga, Ethiopia, Kenya... dự thi.
Giải thể thao ý nghĩa này năm nay không diễn ra trọn vẹn khi phải hứng chịu hai vụ nổ bom liên tiếp lúc 14h45 ngày 15/4, biến một ngày kỷ niệm ý nghĩa thành cảnh tượng hỗn loạn và đẫm máu.

Hiện trường hỗn loạn sau vụ đánh bom ở Boston

Khói bốc cao, người dân bỏ chạy hỗn loạn, nét kinh hoàng trên gương mặt các nhân chứng, đó là những gì được ghi nhận tại hiện trường vụ đánh bom giải Boston Marathon.
> Đánh bom đẫm máu tại giải marathon ở Mỹ

Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 hôm qua theo giờ địa phương, tức hơn hai giờ sau khi các vận động viên đầu tiên chạy qua vạch đích. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley.
Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 hôm qua theo giờ địa phương, tức hơn hai giờ sau khi các vận động viên đầu tiên chạy qua vạch đích. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley, ở thủ phủ Boston của bang Massachusetts.
Cảnh sát trưởng thành phố cho biết có ít nhất ba người chết, trong đó có một trẻ em 8 tuổi. Thống đốc bang Massachusetts cho biết hơn 100 người bị thương. Ảnh: BostonGlobe
Ảnh chụp màn hình một đoạn video ghi lại cho thấy
Ảnh chụp màn hình một đoạn video ghi lại cho thấy các nạn nhân trong vụ đánh bom hôm qua nằm trên con đường đầy máu gần vạch đích của cuộc thi chạy marathon ở Boston. Ảnh: AFP
Ảnh:
Vị trí hai quả bom phát nổ tại đường chạy marathon ở thành phố Boston, bang Massachusettes, Mỹ hôm qua. Đồ họa: BusinessInsider
Video vụ đánh bom cuộc thi chạy marathon Boston
Cô gái bật khóc sau khi vụ nổ xảy ra.
Cô gái bật khóc trong hoảng sợ sau khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: AFP
A swat team arrives at the corner of Stuart Street and Dartmouth Street after two explosive devices detonated at the finish line of the 117th Boston Marathon on April 15, 2013 in Boston, Massachusetts.
Một đội đặc nhiệm được cử đến góc giữa phố Stuart và Dartmouth, sau khi hai quả bom phát nổ. Ảnh: AFP
Hàng dài xe cứu thương và cứu hỏa đã đến khu vực để phục vụ công tác cứu nạn.
Hàng dài xe cứu thương và cứu hỏa đã được điều đến khu vực để phục vụ công tác cứu nạn. Ảnh: AFP
Những người tham gia chạy nói chuyện với cảnh sát. Giới chức liên bang Mỹ coi vụ đánh bom là hành vi khủng bố, nhưng hiện chưa rõ nó có nguồn gốc từ nước ngoài hay từ bên trong nước này.
Những người tham gia chạy nói chuyện với cảnh sát. Giới chức liên bang Mỹ coi vụ đánh bom là hành vi khủng bố, nhưng hiện chưa rõ nó có nguồn gốc từ nước ngoài hay từ bên trong nước này. Ảnh: AFP
Cảnh sát chưa có thông tin nào về kẻ đánh bom cuộc thi marathon nổi tiếng của thành phố Boston. Không có bất kỳ lời đe dọa đáng chú ý nào được đưa ra trước cuộc đua.
Cảnh sát chưa có thông tin nào về kẻ đánh bom cuộc thi marathon nổi tiếng của thành phố Boston. Không có bất kỳ lời đe dọa đáng chú ý nào được đưa ra trước cuộc đua. Ảnh: AFP
Những người chạy bộ tụ tập tại quảng trường Kenmore sau vụ nổ bom khủng bố. Ảnh: AFP
Những người chạy bộ tụ tập tại quảng trường Kenmore sau vụ nổ bom khủng bố. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng bất kể cá nhân hay tổ chức nào chịu trách nhiệm về vụ tấn công đều sẽ bị trừng phạt thích đáng. Ảnh: AFP


Vụ đánh bom khủng bố nhằm vào cuộc thi chạy Boston Marathon hôm 15/4 làm ba người chết, gần 180 người bị thương, kéo theo việc toàn thành phố Boston bị phong tỏa trong cuộc truy lùng nghi phạm gắt gao.
> Nghi phạm đánh bom ở Boston bị bắt
> Thảm kịch dồn dập tấn công nước Mỹ

Bản đồ toàn cảnh vụ đánh bom và cuộc truy đuổi của cảnh sát với hai nghi phạm. Địa điểm nổ bom là quảng trường Copley, góc dưới bên phải. Địa điểm số 1 là Viện đại học Công nghệ Massachussets, số 2 là Phố Ba ở Cambridge, nơi hai nghi phạm cướp chiếc xe Mercedes SUV của một người đàn ông và thả ông ở địa điểm số 3 tại trạm xăng Memorial Drive ở Cambridge.
Địa điểm số 4 và 5 là Watertown, nơi xảy ra cuộc đọ súng, tiêu diệt được Nghi phạm Một và bắt được Nghi phạm Hai một ngày sau đó. Đồ họa: CNN
- Thứ hai, 15/4: Hai quả bom phát nổ gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế Boston Marathon, tại quảng trường Copley, ở thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chưa rõ ai là kẻ đứng sau vụ tấn công nhưng yêu cầu chính phủ của ông làm mọi việc cần thiết để hỗ trợ các nạn nhân và tìm ra thủ phạm.
- Thứ ba, 16/4: Các bác sĩ cho biết nạn nhân dính thương tích trong vụ nổ bom là vị bị trúng những viên bi, mảnh bom và nhiều vật nhọn. Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết không có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm và các nhà điều tra đang xem xét một loạt các nghi phạm.
Tổng thống Obama gọi hành động đánh bom là hành động khủng bố và là "một hành động tàn ác và hèn nhát".
Một bức thư gửi tới cho tổng thống được phát hiện có chất độc chết người ricin, tuy nhiên chưa có lời khẳng định nó có liên quan đến vụ đánh bom ở Boston.
- Thứ tư, 17/4: Nhà chức trách bác bỏ thông tin đã bắt được một cá nhân có liên quan đến vụ đánh bom, nhưng cảnh sát cho hay họ có những bức ảnh của một nghi phạm từ camera giám sát tại hiện trường và ảnh chụp được gần vạch đích vào thời điểm quả bom phát nổ.
- Thứ năm, 18/4: Tổng thống Obama tham dự một lễ cầu nguyện đặc biệt ở một nhà thờ tại Boston cùng với các nạn nhân, nhân viên cứu hộ và các quan chức của thành phố Boston và bang Massachusetts. Ông thề sẽ truy tìm không ngừng nghỉ kẻ đã giết hại Martin Richard, 8 tuổi, Krystle Campbell, 29 tuổi và Lu Lingzi, một sinh viên Trung Quốc 23 tuổi.
Cùng ngày, FBI công bố những bức ảnh và video của hai nghi phạm liên quan đến vụ tấn công, đề nghị người dân giúp đỡ nhận dạng các nghi phạm.
Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
Tối cùng ngày, một cảnh sát tại Viện đại học Công nghệ Massachusetts ở ngoại ô Boston bị bắn chết trong khuôn viên của trường sau cuộc đọ súng với các nghi phạm đang chạy trốn. Một cảnh sát khác bị thương trong vụ việc.
- Thứ sáu, 19/4: Một trong hai nghi phạm đánh bom ở Boston bị cảnh sát tiêu diệt ở Watertown, ngoại ô Boston. "Nghi phạm Một" được nhận dạng là Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, có gốc gác Chechnya.
Một cuộc truy lùng gắt gao được mở ra để tìm kiếm "Nghi phạm Hai", Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, em trai của "Nghi phạm Một", trong khi hệ thống giao thông công cộng ở Boston ngừng hoạt động, trường học, hàng quán đóng cửa và người dân được yêu cầu ở trong nhà.
Tối thứ sáu theo giờ địa phương, cảnh sát Boston chính thức thông báo bắt được Nghi phạm Hai của vụ đánh bom tại khu nhà của hai kẻ tình nghi ở ngoại ô Boston. "Bắt được nghi phạm! Cuộc săn đuổi đã kết thúc, việc tìm kiếm đã hoàn thành, khủng bố chấm dứt và công lý đã chiến thắng", tài khoản Twitter chính thức của cảnh sát thành phố Boston viết.
Câu hỏi đặt ra hiện nay với giới điều tra cũng như người dân Mỹ là: tại sao những thanh niên được đào tạo ở Mỹ lại đánh bom nhằm vào những người vô tội đang tham gia một cuộc thi marathon - biểu tượng của hòa bình và sức khỏe của con người. 

Bom nổ ở Boston 'làm từ nồi áp suất'

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) vừa công bố những bức ảnh đầu tiên về thứ được tin là mảnh còn lại của quả bom sau khi phát nổ trong giải chạy marathon ở Boston, cho thấy nó có thể làm từ nồi áp suất.
> Cảnh sát Boston vô hiệu hóa thêm hai thiết bị nổ
> Khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ đánh bom tại Boston

Vỏ chiếc nồi áp suất được tin là thuộc một phần của quả bom nổ tại giải chạy marathon Boston. FBI tin rằng bom làm từ nồi áp suất chứa vòng bi và đinh, một phương pháp được dùng hàng thập kỷ nay trong các vụ đánh bom khủng bố. Ảnh: AP
Các nhà điều tra vừa thu hồi những mảnh của một tấm vải nylon đen họ tin là của những chiếc ba lô được dùng để chứa hai quả bom. Họ cũng tìm thấy "những mảnh đinh có thể nằm trong một chiếc nồi áp suất", The Guardian dẫn lời Rick DesLauriers, đặc vụ của FBI ở Boston, người đứng đầu cuộc điều tra, cho biết. Ông nói thêm rằng ông đang đề cập đến loại nồi áp suất cơ bản dùng trong nhiều căn bếp.
Thiết bị nổ còn lại cũng được đặt trong vật chứa bằng kim loại, nhưng đến nay chưa đủ bằng chứng để xác định đó là một chiếc nồi áp suất, theo tài liệu của Bộ An ninh Nội địa và FBI.
Những mảnh bằng chứng cùng những thứ khác có liên quan đang được gửi tới phòng thí nghiệm của FBI để kiểm tra và xác định xem liệu chúng có thực sự là một phần của quả bom hay không. Phòng thí nghiệm sẽ cố gắng dựng lại các thiết bị gây nổ để xác định nguồn gốc của chúng, NBC news dẫn lời DesLauriers nói.
Hai quả bom được kích nổ vào khoảng 2h45 chiều 15/4 theo giờ địa phương, tại hai địa điểm cách nhau khoảng 50 m ở giải chạy marathon ở Boston, bang Massachusetts, khiến tổng cộng 176 người bị thương, 17 người trong số này ở tình trạng nguy kịch. Ít nhất ba người đã thiệt mạng sau các vụ nổ.
Hơn 1.000 quan chức hành pháp từ 30 cơ quan bang và liên bang đang tham gia tìm kiếm kẻ gây ra vụ đánh bom kép, vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Tuy nhiên giới chức cho biết "phạm vi các nghi phạm và động cơ vẫn còn rất rộng".
"Điều quan trọng là người làm điều này có thể là bạn, hàng xóm, đồng nghiệp hay người thân của ai đó", ông nói và kêu gọi bất cứ người nào biết kẻ khả nghi thì hãy gọi cho FBI.
Ảnh: AP
Mảnh nylon đen rách bươm được FBI cho là của chiếc ba lô chứa bom.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét