Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Những nhà khoa học người Việt ở NASA

Những nhà khoa học người Việt ở NASA

image
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
Khi có dịp đến thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Houston, bang Texas, những người Việt Nam sẽ không khỏi cảm thấy tự hào khi thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh, đó là giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh, người đã vạch quỹ đạo cho những phi thuyền Apollo của Mỹ lên được mặt trăng.


image
Vạch quỹ đạo lên mặt trăng
Nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh đã nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về tính toán quỹ đạo tối ưu cho những chuyến bay lên mặt trăng dưới sự bảo trợ của Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ NASA. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình này.



image
Thăm viếng Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ Thái Bình Dương ở Honolulu (1962)
Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.


image
Quỹ đạo vệ tinh co lại do sự cọ xát với bầu khí quyển


Ngoài tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh, suốt 40 năm qua hàng trăm chuyên gia người Việt các thế hệ đã nối tiếp nhau để lại nhiều dấu ấn trong những thành tựu của NASA. Chỉ tính riêng cơ quan Ames Research Center của NASA ở Moffett Field, bang Californiađã có hơn 100 chuyên gia là người Việt. 

Bay vào vũ trụ dài ngày


image
Tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Hữu Châu (Eugene H. Trinh)

Một trong những chuyên gia người Việt như vậy là Tiến sĩ vật lý thiên văn Trịnh Hữu Châu (Eugene H. Trinh), làm việc trong Phòng thí nghiệm phản lực (Jet Propulsion Laboratory - JPL) của NASA. Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu sinh năm 1950 tại Sài Gòn, đỗ Tiến sĩ vật lý ứng dụng Đại học Yale năm 1977, ông đã trở thành nhà du hành vũ trụ trên chuyến tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50 năm 1992, bay lên trạm không gian Skylab trong chuyến bay dài 13 ngày - dài nhất trong toàn bộ chương trình tàu con thoi. 

Cùng làm việc ở Phòng thí nghiệm phản lực còn có tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc. 

Thế hệ khoa học 6X


image
Nhà khoa học Bùi Trí Trọng, người Mỹ gốc Việt, chuyên gia về động cơ hỏa tiễn của NASA.

Hiện nay, những gương mặt thuộc thế hệ 6X trở về sau chiếm đa số trong cộng đồng các nhà khoa học người Việt ở NASA. Trong đó, có thể kể tới Tiến sĩ hàng không và không gian Bùi Trí Trọng, hiện đang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Dryden Flight Research Centerở Edwards, bang California.


image
Bùi Trí Trọng, sinh 1965 tại Sài Gòn, đỗ Tiến sĩ tại Đại học Stanford, sau đó anh làm việc cho Glenn Research Center của NASA từ 1997 với công việc khởi đầu là kỹ sư hàng không, hiện anh đang làm việc với tư cách chuyên gia nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa. Tiến sĩ Bùi Trọng Trí là một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới.

Nhà khoa học 25 tuổi

Một trong những gương mặt trẻ tuổi nhất là nhà khoa học Đinh Bá Tiến. Năm 2004, khi mới chỉ 25 tuổi và đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh. Đinh Bá Tiến đã vượt qua hàng trăm ứng viên khác trên khắp thế giới và được tuyển chọn vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.

Tham gia chế tạo kính thiên văn


image
GS Nguyễn Xuân Vinh & Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiền 
Từ khi còn là học sinh cấp 2 ở Đà Nẵng, Nguyễn Trọng Hiền đã say mê Vật lý và Thiên văn học. Năm 1981, khi sắp tốt nghiệp cấp 3, anh đi sang Mỹ định cư theo sự bảo lãnh của người anh. Vừa đặt chân đến thành phố Los Angeles , với vốn tiếng Anh khá thành thạo đã được chuẩn bị từ khi còn ở Việt Nam , Nguyễn Trọng Hiền đã theo học khoa Vật lý của trường Đại học Berkeley ( University of California at Berkeley ). Tốt nghiệp, anh tiếp tục theo học bậc Tiến sỹ tại Đại học Princeton với chuyên ngành nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ. Anh là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sỹ tại đại học này.

Công việc Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền là phụ trách mảng nghiên cứu chế tạo thiết bị quan sát thiên văn vũ trụ. Dự án mới nhất anh đang thực hiện là nghiên cứu chế tạo kính thiên văn cho đài thiên văn vũ trụ hợp tác giữa NASA và Cơ quan không gian châu Âu (ESA), dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2007.



image
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền trước Đài thiên văn Keck.
Ngoài những công việc nghiên cứu tại NASA, Tiến sĩ Hiền còn cộng tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam . Được biết, anh cũng đang xúc tiến cùng các nhà khoa học trong nước thành lập một cơ sở đào tạo khoa học cho các em học sinh ở Việt Nam .

image
Đó mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hằng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.



Bí mật về chuyên cơ của các nguyên thủ

image

Mỗi chiếc máy bay khi chở những người đứng đầu nhà nước, chính phủ hay hoàng gia đều được coi là chuyên cơ. Những chiếc máy bay có trang bị rất đặc biệt và luôn nhận được quyền ưu tiên số một ở mọi nơi trên thế giới.


Chuyên cơ của tổng thống Mỹ

image

Chiếc Air Force One đang bay ngang qua đỉnh Rushmore, nơi có những bức tượng khổng lồ các tổng thống Mỹ tạc vào núi.


Hiện người đứng đầu Nhà Trắng sử dụng hai chiếc Boeing 747-200B đã được cải biến và mang số hiệu quân sự là VC-25A. Theo quy định, tín hiệu liên lạc của bất cứ chiếc máy bay nào đang chở tổng thống Mỹ đều có chữ One (Số một).
Do đó máy bay phản lực đi đường dài của lãnh đạo Mỹ được gọi là Air Force One, còn trực thăng cho nguyên thủ này công du ngắn thì được gọi là Marine One. Cũng chính vì nghĩa này mà chiếc ôtô đặc chủng của ông có tên là Cadillac One.
Mỗi lần Air Force One cất cánh đều được coi là đang thực thi một nhiệm vụ quân sự. Chiếc máy bay được chính phủ đặt hàng hãng Boeing chế tạo riêng, có khả năng phòng thủ cao nhờ các thiết bị chống tên lửa gắn kèm.
Hệ thống thông tin liên lạc trên Air Force One cũng cực kỳ hiện đại và có tính bảo mật tuyệt đối, giúp tổng thống Mỹ có thể điều hành công việc bình thường khi đang ở độ cao 13 km. Trên máy bay có 87 đường điện thoại khác nhau, trong đó có 28 đường tuyệt mật được mã hóa.
Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng Air Force One là John Kennedy với một phiên bản của chiếc Boeing 707. Hai chiếc đang phục vụ nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay là phiên bản của loại Boeing 747 có kích thước lớn hơn. Trên mỗi chiếc đều sơn cờ Mỹ ở phần đuôi và chữ United States of America (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) ở phần thân.

image
Tổng thống Mỹ George Bush cùng Thượng nghị sĩ Johny Isakson trên chiếc Air Force One.
Một số thông số chính của Air Force One: Phi hành đoàn 26 người (3 phi công còn lại là tiếp viên), dài 70,4 m, cao 19,4 m (tương đương hơn tòa nhà 5 tầng), sải cánh 59,6 mét, tốc độ tối đa 1.015 km/h, bay liên tục không phải tiếp dầu 12.550 km và trần bay là 13.700 m.
Trên chiếc Air Force One, nhân vật VIP được bố trí ngồi phía trước, tiếp đến là các trợ lý và phía sau cùng là các phóng viên tháp tùng. Máy bay có hai phòng bếp lớn sẵn sàng phục vụ khách vào mọi thời điểm. Khi không phục vụ, Air Force One nghỉ đỗ tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland, cách Nhà Trắng không xa.

Chuyên cơ của Trung Quốc
image
Một chiếc Boeing 767-300ER của Air China.
Công tác vận chuyển bằng đường không đối với chủ tịch hoặc các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc thì do hãng hàng không quốc gia Air China đảm trách.
Một chiếc Boeing 747-400 thường được sử dụng để phục vụ các chuyến công du xa của nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Khi thực hiện những chuyến đi có độ xa trung bình thì một chiếc Boeing 767 được huy động, còn các chuyến công du gần đã có một chiếc Boeing 737-800 sẵn sàng.
Chính phủ Trung Quốc từng đặt mua một chiếc Boeing 767-300ER cho Chủ tịch Giang Trạch Dân sử dụng năm 2000. Nhưng một năm sau xảy ra vụ rắc rối mang tính quốc tế liên quan đến chiếc máy bay này. Trung Quốc tuyên bố họ phát hiện có 27 con bọ điện tử nghe lén cài bên trong máy bay.
Bắc Kinh khi đó tin rằng chiếc máy bay hai động cơ này đã bị CIA gài bọ điện tử trong thời gian nó trải qua quá trình hoán chuyển để trở thành chuyên cơ tại San Antonio, bang Texas. Các máy nghe lén được giấu dưới các ghế ngồi, phòng vệ sinh và sàn máy bay.
Nhưng CIA và cả tổng thống Mỹ đều tuyên bố khẳng định họ không hề hay biết gì về thiết bị nghe lén nói trên. Có 22 sĩ quan quân đội và quan chức Trung Quốc giám sát việc chuyển đổi máy bay đã bị bắt vì cáo buộc tội tắc trách và ăn hối lộ.
Chiếc máy bay nói trên do hãng Boeing chế tạo và giao cho hãng hàng không Mỹ Delta Airlines tháng 6/2000 theo đơn đặt hàng. Ngay sau đó nó được bán lại cho Trung Quốc để hoán chuyển thành chuyên cơ chở lãnh đạo.
Nhiều nhà ngoại giao lo ngại sự kiện liên quan đến máy nghe trộm sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ Trung - Mỹ và danh tiếng của hãng Boeing ở thị trường đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, sau vụ rắc rối mối quan hệ song phương vẫn tốt đẹp và Trung Quốc quyết định mua chiếc Boeing 767-300ER.
Nhưng chiếc máy bay này không bao giờ được sử dụng làm chuyên cơ cho lãnh đạo nữa. Nó được thiết kế trở lại như máy bay tiêu chuẩn ban đầu và giao cho hãng hãng hàng không Air China khai thác như một máy bay chở khách thông thường.

Máy bay của tổng thống Nga
image

Chiếc chuyên cơ Ilyushin Il-96-300 đang chở Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ cánh xuống sân bay Munich, Đức, hôm 11/10/2006.
Hoạt động đi lại bằng máy bay của tổng thống do Công ty vận tải quốc gia Nga (Russian State Transport Company) phụ trách. Cơ quan này điều hành hai chiếc Ilyushin Il-96-300 chuyên dành để vận chuyển người đứng đầu điện Kremlin.
Ilyushin Il-96 là loại máy bay thân rộng tầm xa 4 động cơ do Nga chế tạo và có một số phiên bản khác nhau. Chuyên cơ dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện nay là phiên bản Ilyushin Il-96-300.
Một số thông số chính của chiếc Ilyushin Il-96-300: Dài 55,3 mét, sải cánh 60,11 mét, cao 17,5 mét, tầm bay 11.000 km (đủ sức bay thẳng từ Matxcơva tới các thành phố bên bờ biển phía tây nước Mỹ).
Chuyên cơ chở tổng thống Nga từng gặp một sự cố nghiêm trọng trong chuyến thăm Phần Lan tháng 8/2005. Chiếc Ilyushin Il-96-300 bị trục trặc tại bộ phận phanh, buộc Tổng thống Putin phải sử dụng máy bay dự phòng để về nước.
Sau sự cố trên, ngày 22/8/2005 Nga quyết định tạm ngừng khai thác tất cả những chiếc Ilyushin Il-96-300 cho đến ngày 3/10 để kiểm tra an toàn. Sự kiện này gây thiệt hại lớn về tài chính cho Aeroflot, hãng sở hữu 6 trên tổng số 13 chiếc máy bay loại này.

Các chuyên cơ của Nhật Bản
image
Một trong hai chiếc chuyên cơ Boeing 747-47C của Nhật Bản.
Nhật Bản sử dụng hai chiếc Boeing 747-47C chuyên dành cho thủ tướng, Nhật hoàng cùng hoàng hậu và các quan chức cao cấp của chính phủ đi lại. Lực lượng không quân thuộc Cục phòng vệ Nhật Bản phụ trách việc điều hành hai chiếc phi cơ đặc biệt này.
Những chiếc chuyên cơ đều được sơn dòng chữ "Nhật Bản" bằng tiếng Nhật và bằng tiếng Anh trên thân máy bay. Một vạch màu đỏ chạy ngang các cửa sổ máy bay từ phần mũi cho đến tận đuôi. Trên hai cánh máy bay và phần đuôi còn có hình biểu tượng mặt trời (Hinomaru).
Hai chiếc máy bay chuyên chở lãnh đạo Nhật đều nghỉ đỗ tại sân bay New Chitose gần Sapporo, nhưng chúng thường xuyên hoạt động tại sân bay Haneda ở Tokyo.

Máy bay chở thủ tướng Australia
image
Nội thất một chiếc BBJ tương tự chuyên cơ của thủ tướng Australia.
Năm 2002, không quân Australia mua hai chiếc máy bay mới vốn được đặt hàng làm máy bay riêng cho các doanh nhân do hãng Boeing chế tạo. Loại máy bay gọi tắt là BBJ này được chuyển đổi từ phiên bản Boeing 737, trên đó các hàng ghế thông thường được thay bằng những chiếc bàn họp, phòng làm việc, phòng ngủ và hệ thống liên lạc bảo mật.
Australia dành hai chiếc máy bay trên để các quan chức cấp cao như thủ tướng, ngoại trưởng và toàn quyền đi công cán. Những chuyên cơ được hãng Boeing cải tiến giúp chúng có khả năng bay xa hơn so với các máy bay cùng loại. Thủ tướng John Howard thường sử dụng chiếc chuyên cơ này để đi lại trong và ngoài nước.
Chuyên cơ của Australia cũng luôn sẵn sàng được trưng dụng để phục vụ cho các thành viên trong gia đình hoàng gia Anh mỗi khi họ tới xứ sở của loài chuột túi. Mới đây nhất, Thái tử Anh Charles đã đi trên chiếc máy bay này năm 2005 và Nữ hoàng Elizabeth cũng từng sử dụng nó trong năm 2006.
Phi đội số 34 của không quân Australia phụ trách điều hành các chuyên cơ và đóng căn cứ tại Fairbairn, Canberra. Trước khi Australia mua hai chiếc BBJ trên, thủ tướng nước này thường bay trên những chiếc Boeing 707 được lực lượng không quân cải biến thành chuyên cơ. So với BBJ, loại Boeing 707 có kích thước nhỉnh hơn một chút.
Ngoài những chiếc Boeing, trong đội chuyên cơ chuyên dành cho các VIP của Australia còn có một đội máy bay Bombardier Challenger. Tất cả các chuyên cơ tại nước này khi làm nhiệm vụ chở toàn quyền Australia, thành viên gia đình hoàng gia Anh hay thủ tướng Australia đều được gọi bằng biệt danh Commonwealth One.

Máy bay chở thủ tướng Anh
image
Thủ tướng Anh Tony Blair đang làm việc trên một chiếc máy bay thuê khi đi công cán
Mỗi nước có một chính sách khác nhau trong việc mua sắm chuyên cơ cho các nhà lãnh đạo của mình. Nhưng không phải bao giờ việc này cũng gặp thuận lợi mà trường hợp tại Anh là một ví dụ.
Việc đi lại bằng đường hàng không của Hoàng gia Anh và các quan chức cao cấp do phi đội số 32 của không quân hoàng gia (RAF) đảm nhiệm. Bên cạnh đó, những VIP như thủ tướng và các bộ trưởng thường xuyên phải sử dụng các máy bay thuê hoặc cả những chuyến bay thương mại bình thường để đi lại.
Chính phủ nước này đang có kế hoạch mua hai chiếc máy bay đặc biệt chuyên đưa đón các VIP của hoàng gia và chính phủ. Giới truyền thông Anh gọi chúng là Blair Force One, ám chỉ Thủ tướng Tony Blair và chiếc Air Force One của tổng thống Mỹ.
Theo nhiều nguồn tin, một trong số những chiếc chuyên cơ trên sẽ là loại máy bay tầm xa có khoảng 70 chỗ ngồi. Còn chiếc thứ hai có kích thước nhỏ hơn, chỉ có trên dưới 15 chỗ và chuyên dành cho những chuyến bay ngắn.
Kế hoạch mua Blair Force One của Anh liên tiếp gặp sóng gió trên chính trường. Đề xuất về việc này được đưa ra vào năm 1998 và chính phủ của phe Công đảng kiên quyết ủng hộ việc mua một chiếc máy bay riêng cho các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên nó trở thành đề tài chỉ trích của nhiều chính trị gia vì vấn đề tài chính.
Năm 2003, kế hoạch mua chuyên cơ lại được nhen nhóm khi Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội Anh ủng hộ dùng máy bay riêng cho thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng để đảm bảo an toàn. Tháng 12/2004 kế hoạch trang bị chuyên cơ được giao cho cố vấn Sir Peter Gershon nghiên cứu một cách tỉ mỉ.
image

Chiếc Boeing 777-236ER chở Thủ tướng Tony Blair thuê của hãng British Airways đang hạ cánh xuống Auckland, New Zealand.
Theo đó chiếc máy bay mới phải được trang bị hệ thông liên lạc tối tân, có khả năng chuyên chở cả đội ngũ phóng viên tùy tùng cùng hệ thống an ninh hiệu quả nhất. Để giảm chi phí, những chiếc chuyên cơ này sẽ không được mua đứt mà là thuê dài hạn. Dự kiến nhanh nhất phải đến cuối năm 2007 chuyên cơ của Anh mới bắt đầu phục vụ.
Ước tính kế hoạch trên mỗi năm tiêu tốn 12,3 triệu bảng Anh và đắt hơn chi phí thuê máy bay hiện nay của giới lãnh đạo Anh khoảng 2,7 triệu bảng. Số tiền trả cho việc dùng các chuyên cơ mới nói trên sẽ do phía sử dụng chi trả, ví dụ văn phòng thủ tướng, Bộ Quốc phòng hay hoàng gia.
Tuy vậy, kế hoạch mua chuyên cơ vẫn tiếp tục bị nhiều nhóm chính trị “đánh đập” dữ dội. Đảng Bảo thủ chỉ trích đó là dự án lãng phí còn các chính trị gia khác lo ngại việc tiêu tốn tiền của người đóng thuế chỉ để giúp các quan chức đi lại cho “sành điệu”.
Bên cạnh đó, đảng Dân chủ Tự do và các tổ chức về môi trường như như Transport 200 và Friends of the Earth lên án kế hoạch trên vì lo ngại các tác động môi trường từ những chiếc máy bay phản lực riêng.
Cho đến nay Anh vẫn là nước duy nhất trong G8 chưa có chuyên cơ. Trong khi đó, báo cáo về kế hoạch mua máy bay mới cho lãnh đạo cũng chỉ ra rằng, phương thức dùng máy bay thuê hiện nay của Anh có nhiều rủi ro về an ninh và gây bất tiện cho chuyện công cán của các VIP như Thủ tướng Tony Blair.
Các chuyên cơ của Canada
image
Đây là chiếc Bombardier Challenger do cựu thủ tướng Canada Jean Chretien thường sử dụng.
Phi đội 437 thuộc Bộ tư lệnh không quân Canada đang điều hành một chiếc Airbus A310-300 đã được chuyển đổi thành máy bay chở VIP để phục vụ việc đi lại của thủ tướng, các quan chức chính phủ cao cấp và những thượng khách nước ngoài.
Bên cạnh đó, phi đội số 412 của không quân Canada còn phụ trách 4 chiếc máy bay hiệu Bombardier Challenger 604 chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển các VIP của nước này.
Đây là một sản phẩm nội địa của Canada do hãng Bombardier Aerospace chế tạo. Bombardier là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn thứ tư trên thế giới sau Boeing, Airbus và Embraer.

Phi đội chuyên cơ của các nhà lãnh đạo Pháp
image
Chiếc chuyên cơ Airbus của Tổng thống Pháp Jacques Chirac đang được chuẩn bị cho một chuyến công cán của ông.
Các quan chức cấp cao của Pháp đi lại bằng máy may do phi đội ETEC (tức phi đội vận tải, huấn luyện và kiểm tra), một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, phụ trách. ETEC sử dụng 6 chiếc Falcon 900 để các nhà lãnh đạo công cán bên trong lục địa châu Âu và 2 chiếc Airbus A319 cho các chuyến bay tầm trung và tầm xa.
 Mới đây Pháp còn mua thêm 2 chiếc Airbus A340-200 của hãng hàng không Áo Austrian Airlines để phục vụ các nhà lãnh đạo đi công tác xa. Bên cạnh đó, chính phủ Pháp còn thuê máy bay của hãng Air France để phục vụ các VIP. Khi Concorde vẫn còn tung hoành trên bầu trời thì đây là sự lựa chọn quen thuộc nhất.

Các chuyên cơ của Đức
image
Chiếc chuyên cơ mang tên Theodor Heuss thường được dùng để chở tổng thống Đức.
Những quan chức cao cấp của Đức sử dụng hai chiếc Airbus 310-304 để đi lại. Trước đây những chiếc phi cơ này thuộc sở hữu của hãng hàng không Đông Đức Interflug. Sau đó chúng được tập đoàn Lufthansa Technik thiết kế lại để trở thành máy bay chuyên chở VIP trong những chuyến bay tầm trung và tầm xa.
Hai chuyên cơ Airbus 310-304 của Đức được đặt tên là Konrad Adenauer (thủ tướng đầu tiên của Tây Đức sau Chiến tranh thế giới II) và Theodor Heuss (tổng thống đầu tiên của Đức).
Bên cạnh đó, một đơn vị đặc biệt của không quân Đức Flugbereitschaft còn điều hành 6 chiếc phản lực Challenger 601 và 3 chiếc trực thăng Eurocopter Cougar AS532 để phục vụ nhu cầu đi lại cho các quan chức chính phủ, quốc hội và quân đội.

Việc đi lại của các nhà lãnh đạo Italy và Vatican
image
Chỗ ngồi được chuẩn bị đặc biệt dành cho Giáo hoàng Benedict XVI trên chiếc Boeing 737-45D thuê của hãng hàng không Ba Lan LOT, khi ngài từ thành phố Krakow của Ba Lan trở về Vatican ngày 28/5/2006.
Không quân Italy sử dụng hai chiếc Airbus Corporate Jet làm chuyên cơ cho các nhà lãnh đạo nước này. Trong số đó một chiếc được thiết kế thành 30 chỗ ngồi dành cho thủ tướng hoặc tổng thống đi lại. Chiếc kia có 50 chỗ ngồi cũng được sử dụng cho nhu cầu di chuyển của các quan chức chính phủ khác.
Ngoài ra, Italy còn sử dụng những chiếc máy bay có kích thước nhỏ hơn là Dassault Falcon 50 và Dassault Falcon 900 làm chuyên cơ. Hai chiếc trực thăng hiệu Agusta SH-3D Sea King do Mỹ sản xuất cũng được dành riêng cho tổng thống, các quan chức chính phủ và cả giáo hoàng sử dụng.
Riêng trường hợp của giáo hoàng, tất cả những chiếc máy bay mà người đứng đầu tòa thánh Vatican có mặt đều được gọi là "Shepherd One". Theo truyền thống, giáo hoàng đến thăm một nước trên chiếc phản lực thuê của hãng Alitalia và khi trở về ngài sẽ đi trên chiếc máy bay thuê của hãng hàng không quốc gia vừa thăm viếng.
Ví dụ khi Giáo hoàng Benedict XVI trở về Vatican từ chuyến thăm thành phố Đức Cologne nhân Ngày Thanh niên thế giới năm 2005, ngài đã đi trên một chiếc Airbus A321 thuê của hãng hàng không Đức Lufthansa.
Nội thất của những chiếc chuyên cơ được thiết kế đặc biệt, thậm chí còn theo gu của từng nhà lãnh đạo. Chiếc máy bay của quốc vương Brunei giống như một cung điện trên không thể hiện rõ điều này.

Cung điện bay của Quốc vương Brunei
image
Chiếc Boeing 747-437 của quốc vương Brunei đang cất cánh từ sân bay Helsinki, Phần Lan, ngày 11/9/2006.
Quốc vương Brunei sở hữu một số máy bay riêng được thiết kế thành chuyên cơ để đưa ông và các nhân vật quan trọng khác trong hoàng gia đi công cán. Trong số này, chiếc Boeing 747-430 V8-ALI được sử dụng thường xuyên nhất.
Boeing 747 là loại phi cơ chở khách thông dụng và có khả năng chở nhiều người nhất trên thế giới hiện nay. Nó bắt đầu được đưa vào khai thác thương mại năm 1970 và giữ kỷ lục là máy bay chở khách lớn nhất thế giới trong hơn 35 năm mới bị chiếc Airbus A380 qua mặt.
Bên cạnh đó còn có những máy bay khác luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của quốc vương Brunei. Đó là một chiếc Airbus A340-200 và một Boeing 767-200ER. Ngoài ra, ông còn sở hữu chiếc Boeing 747SP V8-AC1 nhưng nó đã được bán cho tập đoàn Bahrain Amiri Flight.

image
Chuyên cơ Airbus A340-200 của quốc vương Brunei.
Riêng nội thất của chiếc Airbus A340-200 không giống bất cứ máy bay nào khác trên thế giới. Nó được một công ty Mỹ thiết kế lại bằng các chất liệu cực kỳ sang trọng. Những trang thiết bị vốn thường thấy trong các cung điện hay khách sạn siêu sang trọng đã được ứng dụng, biến chuyên cơ của ông thành một "cung điện bay".

Dưới đây là những bức ảnh về nội thất của chiếc chuyên cơ Airbus A340-200.
image
Các bồn rửa trong phòng vệ sinh trên máy bay được dát vàng sáng choang.

image
Bộ bàn tiếp khách trên máy bay.

image
Phòng ngủ giống trong khách sạn 5 sao.

image
Hành lang trải thảm.

Máy bay chở tổng thống Philippines
image
Một chiếc Boeing 737-322 thuê của hãng Philippines Airlines đang chở tổng thống nước này hạ cánh xuống sân bay Kuala Lumpur, tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN từ 12 đến 14/12/2005.
Phi đội vận tải số 250 của không quân Philippines được giao nhiệm vụ đảm bảo chuyện đi lại bằng đường không của tổng thống nước này diễn ra thuận lợi và an toàn. Ngoài ra đơn vị còn phụ trách việc vận chuyển các quan chức chính phủ, nguyên thủ quốc gia đến thăm và các thượng khách của đất nước.
Phi đội chuyên cơ của Philippines gồm một chiếc Fokker F28 chuyên phục vụ các chuyến bay trong nước của tổng thống, một chiếc Fokker F-27 Friendships, 4 chiếc trực thăng Bell 412, 3 trực thăng Sikorsky S-76, hai trực thăng Aerospatiale SA-330 Puma và một trực thăng Sikorsky S-70.
Đối với các chuyến công du nước ngoài của tổng thống, không quân Philippines huy động một chiếc Bombardier Learjet 60 hoặc thuê từ hãng hàng không Philippines Airlines. Trước năm 1962, không quân nước này thường thuê chuyến của hàng không Mỹ Pan America World Airways.
Đối với các chuyến bay tầm ngắn, máy bay thuê dành cho tổng thống thường là Boeing 737 và Airbus A320. Còn khi thực hiện các chuyến bay tầm trung và tầm xa, một chiếc Boeing 747-400 hoặc Airbus A340-300 sẽ được huy động.
Philippine Airlines quy định, bất cứ chuyến bay nào chở tổng thống nước này đều được cấp mật khẩu liên lạc là PR 001.

Chuyên cơ của Thái Lan
image
Đây là chiếc Airbus A340-642 thuê của hãng Thai Airways chở ông Thaksin Shinawatra đang hạ cánh xuống New York để dự họp tại Liên Hợp Quốc. Trong khi đó một cuộc đảo chính hôm 19/9 tại quê nhà đã lật đổ chính phủ của ông.
Phi đội vệ binh hoàng gia số 602 của không quân Thái Lan phụ trách một chiếc Airbus A310-300 và một chiếc Boeing 737-200 làm chuyên cơ chở các VIP. Những chiếc máy bay này sẽ được thay thế bằng một chiếc Boeing 737-800 kể từ cuối năm 2006.
Ngoài ra, chính phủ Thái Lan còn sử dụng một chiếc Airbus A319CJ được đặt tên là Thai Ku Fah làm chuyên cơ. Bên cạnh đó, Bangkok cũng thuê máy bay của hãng hàng không quốc gia Thai Airways để phục vụ các quan chức cao cấp.
Bên cạnh các máy bay phản lực, một đơn vị khác của không quân Thái Lan là phi đội vệ binh hoàng gia số 402 còn điều hành một tổ trực thăng Bell 412ST để phục vụ hoàng gia. Chúng luôn được bảo dưỡng cẩn trọng và thay mới ngay khi sắp hết hạn phục vụ các chuyến bay VIP.

Chuyên cơ của Malaysia
image
Chuyên cơ Boeing 737-7H6 BBJ của Malaysia đang đỗ tại sân bay Kota Bharu khi chở thủ tướng nước này tới thăm bang Kelantan.
Thủ tướng Malaysia và các thành viên cao cấp của hoàng gia sử dụng một chiếc máy bay Boeing 737-7H6 BBJ. Không quân Malaysia là cơ quan phụ trách điều hành chiếc chuyên cơ có số hiệu M53-1 được sơn phía dưới lá quốc kỳ ở phía đuôi này.
Trước khi trở thành chuyên cơ, chiếc Boeing nói trên thuộc sở hữu của hãng hàng không Malaysia Airlines và số đăng ký là 9M-BBJ. Chính phủ mua chiếc Boeing này vào năm 2003 để làm phương tiện phục vụ các quan chức cấp cao.
Chiếc Boeing 737-7H6 BBJ được thiết kế lại từ bên ngoài cho tới nội thất để phù hợp với công năng sử dụng mới. Vỏ ngoài của chuyên cơ được sơn theo tông màu tiêu chuẩn dành cho máy bay VIP do không quân hoàng gia Malaysia quy định.
Ngoài ra, thủ tướng Malaysia còn có một chuyên cơ khác là Bombardier BD-700-1A10 Global Express cũng do không quân quản lý. Chiếc máy bay này có kích thước nhỏ hơn nhưng có cùng tông màu bên ngoài như chiếc Boeing 737-7H6 BBJ. Nó có biệt danh là Perdana Zero One.

image

Chuyên cơ Perdana Zero One đang chở Thủ tướng Badawi quay lại căn cứ không quân Subang, sau chuyến thăm nửa ngày tới thành phố Kuching ngày 5/8/2006.
Một trong những chuyện gây tranh cãi nhất liên quan đến chuyên cơ là trường hợp Tổng thống Zaire Mobuto Sese Seko. Chiếc Concorde thuê không chỉ dùng để ông đi công cán mà còn phục vụ vợ con nhà độc tài này đi mua sắm tận châu Âu.

Các chuyên cơ của Zaire
image
Chiếc chuyên cơ Boeing 707-382B của ông Mobutu đang nằm mốc meo tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Mobutu Sese Seko sinh năm 1930 và mất ngày 7/9/1997, làm tổng thống Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) trong suốt 32 năm. Nhà độc tài này giành được quyền lực qua một cuộc đảo chính quân sự năm 1965 và sau đó bị lật đổ vào năm 1997.
Vào đầu những năm 1990, Tổng thống Mobutu thuê hẳn một chiếc siêu âm Concorde của Air France và đưa về Gabadolite “ăn trực nằm chờ” phục vụ các nhu cầu đi lại của ông. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng của chiếc chuyên cơ này là đưa những người trong gia đình tổng thống tới các thành phố lớn ở châu Âu mua sắm.
Quốc gia không lấy gì làm giàu có ở phía nam châu Phi này còn có một chiếc Boeing 707-382B dùng làm chuyên cơ và rất hiếm khi được tổng thống đoái hoài. Suốt từ năm 1996 đến nay nó được cất giữ tại Lisbon, Bồ Đào Nha và xuống cấp dần theo thời gian. Ngoài ra, Zaire còn có một chiếc Boeing 727 và một chiếc McDonnel Douglas DC-8-72 chuyên phục vụ lãnh đạo.

Chuyên cơ của Kenya
Tổng thống Kenya Daniel Arap Moi có một chiếc Fokker 70 để sử dụng riêng. Chiếc chuyên cơ được chính phủ của ông cho mua mới hoàn toàn vào năm 1995. Quyết định này bị chỉ trích là quá tốn kém, trong khi GDP của Kenya rất thấp, nợ nước ngoài nhiều và nạn đói nghèo còn tràn lan.
Đây là dòng máy bay sang và hiện đại nhất lúc đó của nhà sản xuất Fokker với giá xấp xỉ 50 triệu USD. Chiếc máy bay có 70 chỗ ngồi nguyên bản được thiết kế lại thành 28 chỗ. Trên đó có 3 căn phòng sang trọng, một phòng tắm và một phòng bếp. Nó cũng được trang bị hệ thống thông tin liên lạc tối tân.
Trước khi mua chiếc Fokker 70, Tổng thống Kenya Daniel Arap Moi thường thuê chuyến của hãng hàng không Anh British Airways để thực hiện các chuyến công du nước ngoài.

Chuyên cơ của tổng thống và thủ tướng Pakistan
image
Chuyên cơ Airbus A310-308 chở Tổng thống Pervez Musharraf rời Canberra, sau chuyến thăm chính thức tới Australia ngày 15/6/2005.
Chính phủ Pakistan có một nhà vận chuyển hàng không riêng chuyên làm nhiệm đưa đón các quan chức cấp cao. Cơ quan này điều hành hai chiếc chuyên cơ thường được gọi là Pak One, gồm một chiếc Airbus A310-308 và một chiếc Gulfstream Aerospace G-IV Gulfstream VI-SP để tổng thống và thủ tướng sử dụng.
Trước khi những chiếc chuyên cơ nói trên được đưa vào khai thác, chiếc máy bay đầu tiên dành cho tổng thống Pakistan là Boeing 707. Cựu tổng thống Muhammad Zia-ul-haq thì sử dụng một chiếc Lockheed C-130 để đi lại. Còn hai cựu thủ tướng Nawaz Sharif và Benazir Bhutto dùng một chiếc Boeing 737.
Không quân Pakistan có kế hoạch mua thêm một chiếc Gulfstream V để làm phương tiện vận chuyển cho các quan chức chính phủ cao cấp và những thượng khách ngoại quốc. Tất cả chuyên cơ của Pakistan đều đỗ tại căn cứ không quân Chaklala, gần thủ đô Islamabad.

image
Chiếc Gulfstream Aerospace G-IV Gulfstream VI-SP, một trong hai chuyên cơ được sử dụng nhiều nhất của Pakistan.
Gulfstream V là một loại máy bay riêng khá thông dụng hiện nay và là một sản phẩm của hãng Gulfstream Aerospace, một công ty con của tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị quốc phòng Mỹ mang tên General Dynamics.

Chuyên cơ của Ấn Độ
image
Chuyên cơ Boeing 747-237B của hãng Air India chở thủ tướng Ấn Độ.
Ấn Độ sử dụng hãng Air India và Indian Airlines làm nhà chuyên chở các quan chức cấp cao đi công cán nước ngoài. Air India dùng một chiếc Boeing 747-237B làm chuyên cơ cho thủ tướng và tổng thống với số hiệu liên lạc AI 001. Các bộ trưởng cũng có thể đi AI 001 nhưng phải được thủ tướng cho phép.
Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ còn mua 3 chiếc máy bay hạng sang Boeing BBJ làm chuyên cơ trong những trường hợp khác nhau. Khi trở thành máy bay VIP, những chiếc chuyên cơ này có thể chở 10 đến 30 người thẳng từ Ấn Độ tới Anh, Nhật Bản hay các địa điểm khác.
Chuyên cơ của Ấn Độ được trang bệ hệ thống an ninh hiện đại có thể làm chệch hướng các quả tên lửa. Mỗi chiếc chuyên cơ Boeing BBJ tiêu tốn của chính phủ khoảng 60 triệu USD. Ấn Độ cho biết họ mua phiên bản đặc biệt của Boeing BBJ với thân máy bay là của dòng Boeing 737-700 còn cánh là của dòng Boeing 737-800.

image
Nội thất tiêu chuẩn một chiếc Boeing BBJ.

Rắc rối chuyện chuyên cơ của Hy Lạp
image
Chiếc chuyên cơ Gulfstream V chở Thủ tướng Costas Simitis tới thăm Malta ngày 13/5/2003.
Chính phủ Hy Lạp đang sử dụng một chiếc Gulfstream V làm chuyên cơ cho thủ tướng và do lực lượng không quân điều hành. Chiếc máy bay này do Thủ tướng Costas Simitis (cầm quyền từ 1996-2004) mua, nhằm phục vụ cho thời kỳ Hy Lạp làm chủ tịch EU năm 2003 và chuẩn bị cho Olympic Athens năm 2004.
Trong hai thập kỷ trước đó, Hy Lạp có hai chiếc chuyên cơ và chúng đã gây ra những tranh cãi gay gắt. Trong số này có một chiếc Dassault Falcon 900, vốn liên tục mắc các trục trặc kỹ thuật. Đỉnh điểm của những sai sót là vụ tai nạn ngày 9/9/1999 tại Bucharest, làm chết Thứ trưởng ngoại giao Giannos Kranidiotis.
Do đó, ngay từ năm 1992 chính phủ của Thủ tướng Constantine Mitsotakis quyết định bổ sung một chuyên cơ khác vốn được thiết kế lại từ chiếc Boeing 727. Việc làm này gặp phải sự chỉ trích vì bị coi là quá phung phí. Người kế nhiệm ông Mitsotakis là Andreas Papandreou quyết định chuyển chiếc Boeing 727 thành một máy bay thuê vào năm 1994.
Những chiếc máy bay tổng thống luôn được ưu tiên số một tại mỗi quốc gia, nhưng cũng có những chiếc vẫn được sử dụng ngay cả khi đã quá cũ kỹ như chuyên cơ Fokker F28 của nhà lãnh đạo Colombia.

Colombia là một trong những quốc gia có chuyên cơ sớm nhất trên thế giới. Năm 1933, nước này mua một chiếc Junkers Ju 52/3M hiện đại bậc nhất vào thời đó làm phương tiện dành riêng cho tổng thống. Chiếc chuyên cơ đã phục vụ cựu tổng thống Colombia Enrique Olaya Herera cho tới tận khi hết hạn sử dụng vào năm 1950.

image
Chiếc chuyên cơ nhiều tai tiếng Fokker F28-1000 Fellowship chở Tổng thống Colombia Alvaro Uribe thăm Panama ngày 13/3/2005. Đây là lần cuối cùng nó phục vụ vì sau đó chuyên cơ của Colombia được thay bằng chiếc Boeing 737-700 BBJ.
Từ năm 1953 đến năm 1972, Colombia mua một chiếc hiện đại hơn là Douglass C-54 Skymaster làm chuyên cơ cho nhà độc tài khi đó là Gustavo Rojas Pinil.
Kể từ năm 1972, chuyên cơ của Colombia được thay bằng một chiếc Fokker F28-1000 Fellowship mới toanh dưới thời Tổng thống Misael Pastrana Borrero (1970-1974). Chiếc máy bay này có một tiếng xấu trong thời gian phục vụ Tổng thống Ernesto Samper Pizano (1994-1998).
Ngày 22/9/1996, người ta phát hiện có 3,5 kg heroin được giấu bên trong chiếc chuyên cơ Fokker F28 của Colombia, chỉ vài giờ trước khi nó cất cánh đi New York để đưa Tổng thống Samper dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Vụ rắc rối trên trở nên rất nghiêm trọng khi Mỹ quyết định hủy visa nhập cảnh của ông Samper với cáo buộc ông này có liên quan đến các trùm ma túy được cho là đã ủng hộ tài chính cho chiến dịch tranh cử của ông. Cuối cùng tổng thống Colombia đến Mỹ bằng một visa ngoại giao trên một chiếc máy bay thuê.

image
Chiếc chuyên cơ mới Boeing 737-700 BBJ của Tổng thống Uribe, tháng 9/2005.
Năm 2005, tổng thống mới của Colombia là Alvaro Uribe Velez hối thúc quốc hội mua một chiếc máy bay mới do lo ngại đến vấn đề an toàn và môi trường. Sau 33 năm phục vụ, chiếc Fokker F28 đã quá cũ kỹ và gây tiếng ồn nghiêm trọng và bị người Colombia đặt cho biệt hiệu là Bình cà phê của tổng thống.
Hơn nữa, trong rất nhiều trường hợp chiếc chuyên cơ nói trên đã suýt va chạm trong khi chuyên chở tổng thống đi công tác. Chiếc Fokker F28 này đã hơn một lần bị phạt vì vi phạm quy định về tiếng ồn tiêu chuẩn của các sân bay. Thậm chí nó đã từng bị cấm hạ cánh do gây ô nhiễm môi trường.
Mãi tới tháng 7/2005, chiếc Fokker F28 nói trên mới được nghỉ hưu và chính phủ Colombia mua một chiếc Boeing 737-700 BBJ làm chuyên cơ cho tổng thống. Mật mã liên lạc của chiếc máy bay mới này là FAC 0001 hay Fuerza Aerea Colombiana 0001 (tức Colombian Air Force 0001).

Máy bay của tổng thống Brazil
image
Chiếc chuyên cơ Boeing KC-137 của tổng thống Brazil tại Vienna, Áo.
Brazil có chuyên cơ cho tổng thống kể từ năm 1941, khi ông Getulio Vargas cho mua một chiếc Lockheed Lodestar để sử dụng. Năm 1959, Tổng thống Jusscelino Kubitschek thay thế máy bay này bằng hai chiếc Vickers Viscounts.
Nhưng đến năm 1967, nhà lãnh đạo mới của Brazil là Artur da Costa e Silva quyết định mua một chiếc BAC-111 làm chuyên cơ. Nó phục vụ cho đến năm 1976 khi Tổng thống Ernesto Geisel cho thay bằng hai chiếc Boeing 737-200. Cũng chỉ 10 năm sau, không quân Brazil thiết kế lại một trong 4 chiếc KC-137 của họ (phiên bản quân sự của chiếc Boeing 707) thành chiếc chuyên cơ phục vụ tổng thống.
Chiếc Boeing KC-137 này được sử dụng cho tới tháng 5/2003 thì Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva cho mua một chiếc Airbus A319 Corporate Jetliner hoàn toàn mới làm chuyên cơ. Chiếc máy bay đặc biệt này được gọi bằng biệt danh FAB Uno (Brasilian Air Force One).

image
Chiếc chuyên cơ mới FAB Uno Airbus A319 mới của Brazil.
Chiếc chuyên cơ mới của Brazil còn có tên gọi khác là Santos Dumont và không đụng hàng với những chiếc Airbus A319 tiêu chuẩn nhờ những thiết kế đặc biệt về an ninh và nội thất. Cabin máy bay được chia thành 3 khu vực tách biệt với chức năng khác nhau.
Khu vực thứ nhất gần buồng lái là nơi dành riêng cho tổng thống, gồm một phòng làm việc, một phòng nghỉ sang trọng và một phòng họp. Khu vực kế tiếp nằm được bố trí thành 8 chỗ ngồi hạng nhất dành cho quan chức đặc biệt đi theo. Khu vực cuối cùng ở đuôi máy bay có 20 ghế hạng doanh nhân dành cho phóng viên và đoàn tùy tùng.
Trên chiếc FAB Uno còn được trang bị các thiết bị quân sự như những quả pháo sáng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Chuyên cơ này còn có một phòng cấp cứu hoàn chỉnh và 3 phòng đặc biệt nối trực tiếp với vệ tinh liên lạc của quân đội Brazil Siscomis, dùng để chứa các loại tại liệu, hình ảnh và băng ghi âm tối mật.

image
Khu vực thứ hai trên chiếc chuyên cơ FAB Uno gồm 8 ghế hạng nhất, dành riêng cho các quan chức và khách đặc biệt.

Chuyên cơ của tổng thống Argentina
image
Boeing 707-387C, chuyên cơ cũ của tổng thống Argentina. Chiếc máy bay này đang chở Tổng thống Carlos Menem tới thăm Áo tháng 12/1991.
Argentina có một đơn vị riêng chuyên phục vụ các chuyến bay nhà nước mang tên Agrupación Aérea Presidencial, điều hành một phi đội nhỏ những chiếc máy bay và trực thăng đặc biệt dành cho tổng thống cùng gia đình và các quan chức cấp cao của chính phủ.
Mặc dù các chuyên cơ thuộc sự quản lý của không quân Argentina nhưng đơn vị trên nằm dưới sự điều hành trực tiếp của bộ phận an ninh bảo vệ tổng thống Casa Militar. Một số phi công dân sự cũng được trưng dụng để lái những chiếc chuyên cơ này.
Máy bay chính thức của nhà lãnh đạo Argentina có vỏ ngoài được sơn những vạch màu trắng và xanh theo quốc kỳ nước này. Chuyên cơ chính của Argentina hiện nay là một chiếc Boeing 757-23A có biệt danh Tango 01, bắt đầu được đưa vào phục vụ năm 1995 thay cho một chiếc Boeing 707-387C.
Trong hơn một thập kỷ qua, chiếc Tango 01 trở thành đề tài của các cuộc tranh cãi chính trị, đặc biệt là trong cuộc bầu cử năm 1999. Báo chí và nhiều chính trị gia chỉ trích chiếc chuyên cơ này là quá xa hoa và đôi khi thực hiện những mục đích không chính thức như phục vụ gia đình, bạn bè và các đồng minh của một số đời tổng thống.
Ngoài chiếc Tango 01, trong đội chuyên cơ của tổng thống Argentina hiện nay còn có hai chiếc Fokker F28 (biệt danh T-02 và T-03), một chiếc Learjet 60 (T-10) và một chiếc Rockwell Sabreliner (T-11). Tư lệnh không quân Argentina cũng thường sử dụng những chiếc máy bay này.
Phi đội trực thăng của nhà lãnh đạo Argentina có hai chiếc gồm một chiếc Sikorsky S-70 (biệt danh H-01) và một chiếc Sikorsky S-76 (biệt danh H-02). Bên cạnh đó, những chiếc Bell 212 của quân đội cũng luôn sẵn sàng phục vụ tổng thống và các quan chức bất cứ lúc nào.
Các tổng thống Argentina từng nhiều phen thót tim khi đi trên những chiếc chuyên cơ. Ngày 19/9/1993, chiếc trực thăng chở Tổng thống Carlos Menem bị rơi khi đang thăm một địa phương trong nước nhưng may mắn không có thương vong. Ngày 1/4/1998, cũng Tổng thống Menem lại trải qua một khoảnh khắc nguy hiểm khi chiếc chuyên cơ Tango 01 gặp trục trặc vì gió mạnh khi hạ cánh xuống Wellington, trong một chuyến thăm chính thức New Zealand.

image
Chiếc chuyên cơ Tango 01 tại Buenos Aires ngày 18/12/2003.
Hôm 19/10/2004, chiếc Tango 01 hạ cánh khẩn cấp thành công xuống căn cứ không quân El Palomar ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Buenos Aires vì một động cơ bị cháy. Chiếc động cơ này sau đó được đưa tới Israel đại tu toàn bộ và hoạt động trở lại từ giữa năm 2005.
Trong thời gian chiếc chuyên cơ phải nghỉ bảo dưỡng, Argentina thuê hai chiếc Boeing 747 của hãng hàng không quốc gia Aerolineas Argentinas để làm phương tiện công cán nước ngoài cho tổng thống. Ngay cả khi Tango 01 hoạt động trở lại, Tổng thống Nestor Kirchner vẫn tiếp tục sử dụng những chiếc Boeing 747 đi thuê cho các chuyến bay tầm xa.

Chuyên cơ của Peru
image
Chuyên cơ Boeing 737-528 của Tổng thống Peru Alejandro Toledo đang hạ cánh xuống căn cứ không quân ở thủ đô Lima.
Máy bay chính thức của tổng thống Peru là chiếc Boeing 737-528 được mua từ thời ông Alberto Fujimori còn cầm quyền. Vỏ ngoài của chiếc chuyên cơ được lấy cảm hứng từ lá quốc kỳ Peru với màu chủ đạo là trắng. Dòng chữ đen Republica del Peru nổi bật trên nền trắng ở thân máy bay, cạnh hình quốc huy.
Không quân Peru được giao nhiều vụ điều hành chiếc máy bay phục vụ các chuyến công du của tổng thống với số hiệu FAP 356. Ngoài chiếc Boeing, trong phi đội chuyên cơ của Peru còn có những chiếc DC-8 cũ kỹ đang được không quân nước này duy tu và quản lý.



Đình Chính

Tổng thống Mỹ được bảo vệ như thế nào?

image

"Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải ra hết sức bằng thân mình và lập vành đai an toàn. Tôi che xong, chỉ trong một giây rưỡi, hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe, các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ", một vệ sĩ của tổng thống Mỹ kể.

image
Xe Cadillac One của tổng thống Mỹ.
Các tổng thống Mỹ được bảo vệ bởi Secret Service (sở mật vụ Mỹ) theo quy định của Quốc hội Mỹ kể từ sau vụ ám sát tổng thống William McKinley năm 1901.
Trước đây, USSS có nhiệm vụ chống tội phạm kinh tế, làm bạc giả, chi phiếu giả...). Năm 2003, USSS còn trực thuộc Bộ Ngân khố Mỹ. Cho đến khi Bộ An ninh Nội địa ra đời, USSS mới trực thuộc bộ này. Nhân viên USSS mang tên mật vụ bởi khi hành sự họ không được tiết lộ thân phận mình là ai, mà như kiểu nhân viên FBI tông cửa vào, tay chĩa súng, miệng quát um: "Đứng yên! FBI đây".

image
USSS có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, phó tổng thống cùng các quan chức khác trong chính phủ cùng thân nhân trực tiếp của họ; các cựu tổng thống và phu nhân (trong thời gian 10 năm sau khi thôi chức); các nguyên thủ quốc gia, chính phủ đến công du Mỹ; các ứng viên tổng thống và phó tổng thống trong thời gian 120 ngày trước tổng tuyển cử.
Nhân viên mật vụ là ai?
USSS có khoảng trên 5.000 người gồm 2.100 nhân viên đặc vụ, 1.200 nhân viên cảnh vệ mặc sắc phục và 1.700 nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, hành chính... Để gia nhập USSS, họ phải trung thành với phương châm "Lãnh đạn thay tổng thống", có trình độ cử nhân bên cạnh các điều kiện thể chất khác, có ngoại ngữ ở trình độ S-3, tức là có thể đàm thoại trong các tình huống giao tiếp xã hội và nghề nghiệp.

image
Nhân viên mật vụ sử dụng súng ngắn Sig Sauer P229, được coi là "khẩu súng tốt nhất cần có trong một vụ đọ súng" và súng tiểu liên mini Uzi của Israel cùng tiểu liên MP5KA4.
Họ được đãi ngộ như sau: tiền thưởng khi nhập ngũ lĩnh một lần bằng 3 tháng lương, phụ cấp ngoại ngữ, cứ 5% lương cho một ngoại ngữ, thân nhân được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (vốn rất cao ở Mỹ).
Ronald Young, một nhân viên mật vụ, giải thích lý do yêu nghề: "Đầu tiên là đi đến đâu ai cũng đều ấn tượng. Là một người da đen, tôi rất tự hào là một nhân viên mật vụ. Chỉ có 185người da đen trong số 2.000 nhân viên đặc vụ. Kế đến là di chuyển: tôi đã đi hết 50 tiểu bang và 89 quốc gia".

image
Lấy thân che đạn cho tổng thống
Trong lịch sử của USSS đã ó những trường hợp lãnh đạn cho tổng thống. Năm 1950, khi hai hung thủ người Puerto Rico mưu sát Harry Truman, sĩ quan mật vụ Coffelt đã lấy thân mình làm lá chắn và bị tử thương.
Một lần khác là vào năm 1981 khi nhân viên mật vụ McCarthy chắn đạn cho tổng thống Ronald Reagan khi ông vừa nhậm chức chưa đầy hai tháng. Lần đó Reagan vừa đọc xong một bài diễn văn tại khách sạn Hilton, sắp lên xe ra về thì một kẻ lạ mặt rẽ đám đông xông tới nhằm bắn 6 phát. Video quay lại cho thấy nhân viên mật vụ trên đã nhảy bổ ôm chầm lấy ông Reagan, lấy ngực mình hứng đạn.

image
Sau này, khi được truyền hình hỏi: "Phản ứng thông thường là nhào xuống đất, thu mình tránh đạn. Song anh thì lại nhảy xổ đến đứng chắn trước tổng thống. Đó có phải là kết quả đào tạo huấn luyện các anh hay không?". McCarthy trả lời: "Cảnh sát quân đội khi thấy nổ súng thì đều ẩn náu. Họ được huấn luyện như thế và đã làm đúng bài bản huấn luyện. Còn chúng tôi được huấn luyện để che chắn và di tản tổng thống.

"Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải dài ra hết sức bằng thân mình chứ không co rúm lại tìm chỗ tránh, và thiết lập vành đai an toàn. Tôi che xong, nội vụ chỉ diễn ra trong một giây rưỡi thì hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe rồi, trong khi các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ. Thành ra, ai có hỏi gì tôi cũng chỉ trả lời là chẳng có gì to tát hay xả thân, mà là do phản xạ có được từ huấn luyện".

image
Trong công tác bảo vệ yếu nhân, quan hệ giữa người bảo vệ và được bảo vệ càng gắn bó và hiệu quả. Tháng 11/2004, tại hội nghị APEC ở Chile, khi thấy cận vệ của mình bị chặn lại, ông Bush đã trở ra, và trước ống kính truyền hình, ra tay lôi người cận vệ này vào.
Bảo vệ tổng thống ở nước ngoài
Công tác bảo vệ khi tổng thống công du nước ngoài thường bắt đầu từ việc cử các nhóm tiền trạm đến quan sát, thăm dò từng vị trí mà tổng thống và các thành viên trong đoàn sẽ đến. Từng ngã ba ngã tư, ngõ hẻm cắt ngang qua các tuyến đường mà đoàn xe đi qua, lưu lượng giao thông, tập quán giao thông ở từng đoạn đều được ghi nhận trong từng chi tiết và tập hợp thành nhiều kịch bản khác nhau, kể cả các trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch bảo vệ được thử nghiệm rồi chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần.

Công tác tiền trạm có khi kéo dài cả năm. Một bộ chỉ huy tiền phương được thiết lập, gồm nhiều cơ quan khác nhau, cộng tác với cơ quan an ninh nước chủ nhà. Bảo vệ trên biển còn có một hàng không mẫu hạm túc trực ngoài hải phận quốc tế, cả tầm xa lẫn tầm gần, chưa kể tàu ngầm.

image
John Barletta, nguyên là cận vệ chính của cựu tổng thống Ronald Reagan, năm ngoái tổ chức chuyến công du Gruzia cho Nhà Trắng, cho biết trên BBC: Trong chuyến đi đó có đến 250 nhân viên mật vụ, mấy chục cố vấn an ninh, mấy toán cảnh khuyển... hộ Tống tổng thống Bush.

Không chỉ an ninh trên bộ, mà trên không và trên biển cũng được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong chuyến công du này, các nguồn tin Nga cho biết máy bay do thám mặt đất U2 của không quân Mỹ bay tới bay lui trên không phận dãy Kavkaz nhiều ngày liền, chưa kể hai chiếc máy bay AWACS trang bị radar cảnh giới nguy cơ trên không như tên lửa hay vệ tinh, máy bay. Ngoài ra còn một phi đội máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời.

image
Thực ra, không phải đến khi tổng thống sắp lên đường USSS mới ra quân làm việc tại điểm đến. USSS có chi nhánh tại Anh, Brazil, Bulgaria, Canada, Colombia, Đức, Mexico, Nam Phi, Nga, Pháp, Trung Quốc, Italy và tại trụ sở Interpol cùng Europol thường xuyên cập nhật thông tin thực địa.
image
Ngay cả chuyện ăn uống của tổng thống Mỹ cũng do các đầu bếp riêng của Nhà Trắng đi theo chăm lo. Thường thì tổng thống Mỹ di chuyển trên bộ bằng chiếc Cadillac One và trên không bằng Air Force One. Từ sau vụ 11/9, mỗi đoàn xe của tổng thống gồm ít nhất 30 chiếc.

image
"Khi tổng thống công du, cả Nhà Trắng cùng đi theo, từ xe cộ đến thức ăn, nước uống", John Barletta tóm tắt.

Chỉ dấu của lòng nhân đạo, hòa giải?

image
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ, một trong các dấu tích lịch sử cuộc chiến VN

Tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có đến thăm và thắp hương tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, nơi chôn cất 16 nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà từ binh nhì đến cấp tướng đã tử trận trong cuộc chiến Nam Bắc vào thế kỷ trước.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản Việt Nam bày tỏ nghĩa cử tưởng nhớ đối với tử sĩ Việt Nam Cộng hoà, những chiến binh của phía thua cuộc.
Gần 40 năm đã qua từ ngày chiến tranh chấm dứt với chiến thắng thuộc về phía miền Bắc và đã đem đến biết bao tù ngục, cay đắng, cùng chính sách kỳ thị lý lịch đối với cựu quân cán chính quyền miền Nam mà hệ lụy còn kéo dài đến nay, như thế tại sao lúc này lãnh đạo Hà Nội lại có hành động tưởng niệm những tử sĩ thuộc về phe thua trận? Đây là vấn đề nhân đạo, hòa giải hay chính trị?
Cùng đi thăm nghĩa trang với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng hoà, cựu tù cải tạo và hiện là chủ tịch hội Vietnamese American Foundation (VAF).
Sau chuyến viếng thăm của quan chức Hà Nội, ông Thành lại tháp tùng phái đoàn của Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn là ông Lê Thành Ân đến nghĩa trang thắp hương tưởng niệm.
Hai sự kiện này đang gây xôn xao dư luận hải ngoại với những nhận định, phê phán cùng tìm hiểu về mục đích, chủ trương đối với một địa danh mang tính lịch sử của miền Nam và về chính sách hòa giải của nhà nước Việt Nam.
Chuyến thăm viếng trên cho thấy lãnh đạo Hà Nội một lần nữa muốn chứng tỏ với người Việt hải ngoại về chính sách hòa giải được ban hành từ năm 2004 bằng Nghị quyết 36. Nhưng tiến trình đi đến hòa giải đã tiến hành rất chậm.
image
Từ năm 2004, cùng lúc với Nghị quyết 36 được ban hành, vấn đề Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã được một số người Việt đặt ra với ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Phó trưởng Ban văn hoá tư tưởng, trong một dịp ông đến vùng Vịnh San Francisco. Khi nghe được những quan tâm này, ông Bình cho biết lãnh đạo đang bàn đến việc dân sự hoá nghĩa trang.

Cuối năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển việc quản lý khu đất nghĩa trang từ quân đội sang dân sự.
Trước sự việc này, từ hải ngoại đã có những quan ngại cho tương lai nghĩa trang sẽ không còn thuần túy là nơi an nghỉ của chiến binh Việt Nam Cộng hòa mà sẽ cho phép chôn cất cả dân trong đó để dần sẽ mất đi tính lịch sử của nó.
Điều 7 của Quyết định: “Yêu cầu các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương khẩn trương và phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện nội dung của Quyết định này. Báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2007”.
'Khó khăn hơn trước'
Có dư luận lo ngại nghĩa trang có thể bị giải tỏa cho mục đích kinh tế vì quyết định ghi rõ là chuyển mục đích “sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương”.
Báo cáo và đề nghị của giới chức tỉnh Bình Dương lên trung ương gồm những gì thì không thấy phổ biến.
Từ đó đến nay, sau khi được chuyển giao từ quân đội qua dân sự, nghĩa trang đã được bắt đầu sửa sang và cũng không có người dân nào được chôn cất trong đó. Nơi này nay chính thức có tên “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.
Tuy nhiên việc thăm viếng lại có phần khó khăn hơn trước. Tin riêng từ quê nhà vào đầu năm nay cho biết muốn thăm nghĩa trang phải xác định danh tính tử sĩ thì mới được phép vào.
image
Sau khi hình ảnh về hai chuyến viếng thăm nghĩa trang của quan chức Việt và Mỹ được hội VAF phổ biến, có dư luận tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Hà Nội vì những thông tin đó chỉ nhắm vào người Việt hải ngoại. Nếu nghĩa cử của một quan chức là thuần túy nhân đạo thì sao truyền thông trong nước lại không nhắc gì đến.
Từ hơn thập niên qua, hội VAF của ông Nguyễn Đạc Thành đã khởi động việc tìm hài cốt cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa chết trong tù cải tạo để đưa về với gia đình hay để chôn cất cạnh đồng đội trong nghĩa trang quân đội cũ.
VAF đã đưa được hài cốt một số tù cải tạo về với gia đình họ. Nhưng liên quan đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ thì VAF mới được cho phép trùng tu sơ khởi và việc thực hiện còn nhiều khó khăn vì sự nhạy cảm của vấn đề đối với cả hai phía, chính quyền đương thời của Việt Nam và những cựu binh sĩ Việt Nam Cộng hoà. Có người ủng hộ việc làm của VAF và cũng có người phản đối.
'Nghĩa cử hòa giải?'
image
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, mặc áo vàng, viếng nghĩa trang Biên Hòa
Những sự kiện gần đây liên quan đến nghĩa trang, dù được nhấn mạnh là mang tính nhân đạo, có phải là nghĩa cử hòa giải của Hà Nội?

Chuyện hòa giải thường được lãnh đạo Việt Nam nhắc nhở, đặc biệt là với Việt kiều Mỹ. Nhưng lời nói của quan chức thì nhiều hơn những hành động cụ thể.
Từ việc có ý hướng để tiến tới chính sách hòa giải quốc gia còn là một con đường dài. Hòa giải luôn là một nghĩa cử cao đẹp. Nhưng những người có ý hòa giải cần một không gian mở để thể hiện ước vọng của mình. Chẳng hạn như chuyến thăm viếng nghĩa trang của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam được dư luận đón nhận ra sao, đó có phải là điều cần được tôn vinh hay không thì trong nước chưa tạo môi trường thảo luận để ước nguyện đó được thăng tiến.
image
Với người Việt ở nước ngoài, những ai muốn hòa giải theo tinh thần Nghị quyết 36 thì có người ủng hộ, có người phản đối. Nhưng muốn thực hiện hòa giải chưa chắc đã được lãnh đạo Việt Nam chấp nhận. Nhiều người danh tiếng đã mở rộng con tim, nhưng kết quả được nhà nước đáp lại như thế nào thì đã rõ.
Tướng Kỳ về nước chỉ mong khi chết được chôn cất tại quê hương. Nhưng ước nguyện của ông đã không thành.
Hồi hương từ năm 2005 và thường phát biểu ủng hộ chính sách hòa giải của nhà nước, nhưng cho đến khi ông qua đời vào đầu năm nay phần lớn gia tài âm nhạc của Phạm Duy vẫn chưa được phép hát.
Thiền sư Nhất Hạnh trở về và được lãnh đạo trân trọng đón tiếp. Nhưng chỉ ít năm sau tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng với hằng trăm tăng ni theo thiền sư tu tập đã phải dẹp bỏ.
Vì thế có dư luận bày tỏ nghi ngờ về chuyến thăm viếng Nghĩa trang Quân đội của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
image
Nếu lãnh đạo Việt Nam ngày nay đã thay đổi cách nhìn và thực sự tôn trọng những hy sinh của những người lính Cộng hòa, Hà Nội hãy đẩy nhanh tiến trình hòa giải bằng một quyết định chính thức chọn Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa cũ là di tích lịch sử quốc gia cần được bảo tồn.
Một quyết định như thế là dấu chỉ rất thực về chủ trương và chính sách hòa giải mà nhiều người Việt trong và ngoài nước đang mong đợi.
Bùi Văn Phú



Hỏi đáp Y học: Trúng gió - cảm lạnh

image

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Kiệt Nguyễn, ở New Orleans, bang Louisiana, gởi email đến câu hỏi như sau:

“Kính thưa bác sĩ

Khi tôi còn ở Việt Nam trước đây, mỗi khi ớn lạnh, khó chịu trong người thì người lớn nói là ‘trúng gió’ và mang ra ‘cạo gió’, ngủ qua đêm rồi hôm sau thức dậy, phần lớn là thấy khỏe khoắn trở lại.

Nay tôi ở Mỹ, mỗi khi nói bị ‘trúng gió’ thì bị bọn trẻ cười, cho là nhà quê, có đứa còn nói ‘lần sau thấy gió thì nhớ né đừng để trúng gió’. Nhưng cũng có lúc tôi thấy bọn trẻ bị cảm lạnh và nói bằng tiếng Anh là ‘catch a cold’, nếu dịch từ theo từ thì tôi hiểu có nghĩa là ‘bắt phải cảm lạnh’, và đứa khác đùa là ‘told you – not to catch a cold’ và tôi cũng hiểu đại khái là ‘đã bảo rồi -- đừng có bắt cảm lạnh mà.’

Xin hỏi Bác sĩ:

Cảm lạnh (cold) đó có phải người mình vẫn gọi là ‘trúng gió’ đó không?

Kính nhờ Bác sĩ giải thích cho."

image
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:
(Cold, catching a cold and syncope)

Trúng gió

Chúng ta nói ” trúng gió”, giống như người Trung Hoa giải thích lắm chuyện bệnh tật bằng chữ "phong". Phong là gió, và trong chữ "phong" (với nghĩa là “ bệnh phong, bệnh điên cuồng” theo Đào Duy Anh) cũng có chữ 'phong" là gió trong đó. Một từ chúng ta thường nghe "thượng mã phong" ( death during sex) cũng có thể nói nôm na là "trúng gió lúc trên lưng ngựa".

Có lẽ gần với khái niệm gió gây ra bệnh của chúng ta, người tây phương cũng nghi trong không khí có gì đem đến gây ra bệnh. Ví dụ chúng ta biết là bệnh sốt rét do muỗi cắn chích vào cơ thể ký sinh trùng Plasmodium nhiễm vào máu rồi sinh sôi nẩy nở, phá huỷ các tế bào hồng cầu trong máu chúng ta. Nhưng đó là nhờ các khám phá mới đây. Hippocrates (460-370 TTC), ông thầy của tây y, mô tả “miasma” như là những khí độc bay từ dưới đất lên, gây ra bệnh nóng sốt, lạnh run, bệnh mà chúng ta bây giờ gọi là bệnh sốt rét mà tiếng Anh gọi là malaria. Malaria do gốc tiếng Ý có nghĩa là "không khí xấu" (mal+aria), tương tự như khi chúng ta nói "sơn lam chướng khí".

image
Nó như vậy để thấy, đông với tây cũng có nhiều chỗ gặp nhau trong y khoa.
‘Catch a cold” or “catch cold”.

Từ tiếng Anh "to catch a cold" do tin tưởng rằng ra lạnh làm chúng ta bệnh cảm mạo, bị cúm ("flu"). Y khoa căn cứ trên thực chứng (evidence based medicine ) hiện nay cho rằng nghĩ như vậy là sai. Người ta từng cho một đám thanh niên khoẻ mạnh tình nguyện ra ngoài trời băng giá và thấy so sánh với nhóm control, chẳng bị cảm cúm gì nhiều hơn nhóm kia.

Theo y khoa chính thống (mainstream) thì chỉ có các siêu vi bệnh cúm, bệnh cảm (rhinovirus, influenza virus) mới làm cho bạn cảm, cúm. Đi mưa bị ướt đầu, gội đầu không làm cho bạn cảm cúm. Cho nên, lúc phụ huynh đem em bé khám bệnh vì sốt cao, bác sĩ bảo đem nó tắm nước ấm đi cho bớt nóng sốt, thì ông nội ông ngoại tức thì cản lại, sợ trúng gió, trúng nước.


image
Tuy nhiên, tôi nghĩ thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chúng ta đang khoẻ mạnh, nhưng trong mũi chúng ta mang sẵn virus cảm cúm, nếu chúng ta ra lạnh, các mạch máu trong mũi, trong họng chúng ta co lại, nhiệt độ trong đường hô hấp giảm xuống làm virus (đang ở sẳn trong đó) sinh sôi nẩy nở lẹ hơn và gây bệnh thật sự.

Bởi vậy, trong một thí nghiệm ở Cardiff, Anh, người ta cho một số người nhúng chân vào nước đá 20 phút và những người này bị cảm nhiều gấp đôi so với người khong nhúng chân vào nước lạnh. Một ví dụ khác, người mắc bệnh suyễn có phế quản nhạy cảm với nhiệt độ không khí hít vào. Nếu ra lạnh, không quấn khăn quàng cổ, mặc áo ấm đầy đủ, có thể lên cơn suyễn (cold- induced asthma), khó thở, ho.. giống như bị cảm.

Nguyên nhân có thể gây "trúng gió"

Về vấn đề "trúng gió" thì cũng phức tạp như vậy. Thường chúng ta gặp một người bề ngoài đang mạnh khoẻ đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh nhân sự, thì chúng ta nói "trúng gió".

Tất nhiên, có thể là


image
- Tim đập loạn nhịp (arrhythmia) làm máu không lên kịp tới đầu, cơn đau tim đột ngột (heart attack), tai biến mạch máu não

- Thường hơn cả là chỉ vì bệnh nhân bị syncope, ngất xỉu tạm thời vài giây, do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu dãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khoẻ lại như thường.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp mà người ta chứng minh là "gió" là thủ phạm đích thực. Ví dụ có trường hợp bệnh nhân dị ứng với protein con ngựa, bệnh nhân chỉ đến gần con ngựa, hay trong gió có "mùi” của nó, và bị phản vệ (anaphylactic reaction), ngất xỉu, shock. Cũng như vậy, người dị ứng với đậu phộng có thể phản ứng chỉ vì người bên cạnh mở gói đậu phộng ra ăn, gió bay "hơi" đậu phộng qua. Cho nên trên máy bay, người ta không dọn món ăn có đậu phộng nữa.

Mề đay do lạnh (cold urticaria)

Ngoài ra, một số người bị ứng mề đay với lạnh (cold urticaria). Những người này có thể bị mề đay ngứa lúc ra ngoài thời tiết lạnh, gió lạnh, lúc chảy mồ hôi, gió thổi bốc hơi nước mồ hôi làm da lạnh, lúc ăn nước đá, cà rem. Mở tủ lạnh, ngăn đóng đá cũng có thể gây triệu chứng. Nguy hiểm nhất là, nếu nhảy vào hồ tắm lạnh đột ngột, họ có thể bị shock phản vệ (tụt huyết áp, hypotension) và chết nếu không cứu kịp thời.

Định bệnh: đặt nước đá trên một vùng da nhỏ, để 4-5 phút. Lấy ra, đợi 10 phút xem mề đay có nổi lên hay không.


image
Chữa trị: chất kháng histamin cyproheptadin (*trước đây hay dùng để trẻ em ăn ngon miệng, lên cân).

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

[1]Leung A. K. C. Photo Essay: Factitious dermatitis.
http://69.167.169.64/content/photo-essay-factitious-dermatitis
[2]” Although mimicking the lesions of trauma, it is not a harmful procedure, and no complications are known. A survey of 50 Vietnamese living in the United States since 1975 and 1976 has shown marked distrust of American Physicians, owing largely to actual or perceived criticism of cao gío. Acceptance of cao gío as a valid cultural practice will facilitate compliance and adequate medical follow-up.”
[3] Pich Lan. Cao gio (Coin rubbing or Coining)
http://healthpsych.psy.vanderbilt.edu/CAOGIO.htm


Nghẹn ngào bản rap "Người mẹ nghèo"

image

Nghẹn ngào bản rap "Người mẹ nghèo"
Câu chuyện "Người mẹ nghèo" hi sinh vì con là nội dung bản rap của một bạn trẻ đang lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng.
Người mẹ nghèo vì muốn cho hai đứa con nhỏ dại có được bộ quần áo lành lặn để ăn Tết mà phải chịu đòn roi gây xúc động cho rất nhiều cư dân mạng. Clip nhạc rap mới được tung lên mạng đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem.

image
"Người mẹ nghèo" thu hút dân mạng không phải nhờ sự độc đáo, mới lạ mà bởi sự đồng cảm mà nó mang lại. Clip sử dụng nhiều hình ảnh chân thực trong cuộc sống về những người mẹ già tần tảo sớm hôm, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì dù nhọc nhằn, đắng cay để “khúc ruột” của mình có được nụ cười hạnh phúc như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.

image
Người mẹ trong bài rap thậm chí đã ăn cắp quần áo để con mặc Tết:

"Tận mắt chứng kiến cảnh một người mẹ bị người dân đánh đập
Vì ăn cắp hai bộ quần áo đã cũ mà người ta phơi trên hàng rào
Khi bà vô lấy bị bắt gặp...

image
Chủ nhà thấy rồi lôi bà ta ra đường đánh
Người dân xung quanh bu lại đứng nhìn
Với một ánh mắt vô hồn và lạnh tanh

Người mẹ già ấy cắn răng chịu đựng những trận đòn roi lên thân xác
Nhưng bà vẫn không kêu la mà chỉ lặng im cho dù vết thương đang đau rát

Đến khi hỏi tại sao bà lại làm thế trong khi ngày Tết đang cận kề
Thì bà cố gắng gượng dậy chỉ tay về phía hai đứa con nít

Đang đứng nhìn mẹ nó mà nước mắt dầm dề
"Ông có đánh tui ra sao thì tui cũng chấp nhận hết mà

Chỉ xin ông cho tui hai bộ đồ cũ để con tui nó mặc
Trong ba ngày tết để nụ cười nó được nở chứ không phải là nước mắt"

(trích bài rap)

image

Cư dân mạng không trách cứ hành động trộm cắp của người mẹ nghèo mà tỏ ra thương cảm cho bà.
"Cảm ơn bạn. Nghe bạn hát mình đã không kìm được nước mắt. Cầu mong điều tốt lành sẽ đến với những người mẹ", bạn Thu Hàng, TP. Hải Phòng chia sẻ.
image
Bạn Nguyễn Thịnh bình luận trên Youtube: "Bài này hay lắm bạn ạ. Nước mắt mình rơi xuống chỉ vì những lỗi lầm mình gây ra cho mẹ. Thật đáng trách trong khi bản thân chỉ nghĩ cho riêng mình mà không cảm nhận được sự yêu thương của mẹ. Con yêu mẹ rất nhiều. Hãy tha thứ cho con. Mong mẹ sống với con suốt đời, luôn hạnh phúc".
"Nghe bài này xong tí nữa thì khóc, cứ phải nghe tí một tí một để nước mắt không tràn ra. Căn bản mình đã làm cho mẹ khóc rất nhiều, đến bây giờ gần 3 chục tuổi đầu rồi mà chưa đền đáp được gì cho mẹ. Hối hận quá", bạn Hoàng Nam Trung chia sẻ.
image
Dù giọng rap bị đánh giá là còn "non" và chưa rõ lời nhưng ca khúc của rapper trẻ tuổi này đã có thể chạm tới trái tim của nhiều người. Qua câu chuyện về người mẹ nghèo, tác giả clip đã nói lên một thông điệp ý nghĩa:
image
“Trên cuộc đời này có thứ gì có thể sánh ngang được với tình mẹ
Sẵn sàng chịu đựng hi sinh tất cả mọi thứ chỉ để chở che cho con...
Tấm lòng người mẹ sẵn sàng chấp nhận tất cả sự đau đớn
Vì nụ cười, vì ánh mắt hồn nhiên của con thơ”.


image

Mai Châm





Nghĩa trang Biên Hòa 38 năm sau.

image

Đêm canh thức 1974
Ngày 1 tháng 11 năm 1974 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn chính phủ, các tướng lãnh lên làm lễ tưởng niệm tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Hiệp định Paris đã ký kết. Mỹ đã rút quân về. Quân Bắc Việt vẫn nằm lại miền Nam. Trận chiến dành dân lấn đất vẫn đổ máu. Nền hòa bình giả tạo đang che đậy những ngày bão nổi sắp đến.
Dù vậy toàn quốc miền Nam vẫn còn nhớ đến 16 ngàn tử sĩ nằm tại nghĩa trang Biên Hòa. Từ hôm trước, sinh viên sỹ quan quân trường Thủ Đức tham dự đêm canh thức. Trên cánh đồng mộ chí 125 mẫu bao la, một nửa đã có phiến xi măng sơn trắng. Một nửa còn đắp đất.
Hàng trăm cây đuốc thắp sáng những con đường và chung quanh nghĩa dũng đài. Hàng ngàn nén hương được cắm xuống. Chiến binh của trung đội thao diễn danh dự trong quân phục liên quân gác quanh vành khăn tang trên Nghĩa Dũng đài. Sinh viên sỹ quan chia nhau đảm trách 24 trạm gác tư thế thao diễn nghỉ. Một tiểu đoàn địa phương quân tiểu khu Biên Hòa lo an ninh vòng ngoài. Đêm canh thức hết sức vĩ đại và bi tráng. Khi tiếng kèn truy điệu nổi lên trong canh khuya. Khói hương bay tỏa lên trời và những giọt nước mắt chảy xuống trên mặt các sinh viên sỹ quan trừ bị 20 tuổi. Nếu chưa bao giờ sống trong cảnh tượng vĩ đại đó thì làm sao nói chuyện nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Sẽ không bao giờ hiểu được lúc nào là giây phút người chết và người sống gặp nhau.


image
Lễ Tưởng Niệm ngày 1-11-1974

Thùng dầu thô của ông Thiệu.
Sau 1 đêm dài gần như không ngủ, các sinh viên, binh sĩ và sỹ quan trách nhiệm từ bộ tổng tham mưu đến công binh và quân nhu bắt đầu chuẩn bị cho ngày đại lễ.
Xe của các tướng lãnh và thành viên nội các đến trước 9 giờ. Nghĩa trang hình con ong quay đầu ra xa lộ. Trên ngọn đồi nhỏ có đền liệt sĩ là đầu ong với mũi kim chạy dài ra đến tượng Thương Tiếc. Chiến binh dàn chào từ xa lộ, qua tượng chiến sĩ, cổng tam quan, đền tử sĩ cho đến nghĩa dũng đài.
10 giờ sáng trực thăng của tổng thống và chủ tịch quốc hội hạ cánh.
Sau nghi lễ khai mạc tưởng niệm và dâng hương, tổng thống Thiệu châm lửa đốt một thùng dầu thô lấy từ mỏ dầu  Bạch Hổ. Lúc đó có tin những dàn khoan dầu Hoa Hồng, Bạch Hổ và các nơi khác tại biển Đông trong vùng lãnh hải tại Việt Nam đã có dầu.
Bằng tiếng nói nghẹn ngào, tổng thống nói rằng: "Bây giờ Mỹ đã bỏ đi, chúng ta phải chiến đấu một mình.. Cầu trời giúp cho có dầu, chúng ta có phương tiện để tiếp tục cuộc chiến".

image
Tiếp theo phái đoàn chính phủ tham dự buổi thuyết trình của công binh về công tác Nghĩa dũng đài.
Phần căn bản của Kiếm đài hùng vĩ này sẽ phải hoàn tất tháng 4 -1975. Sau đó phía trong và ngoài vành khăn tang sẽ khắc hình ảnh các chiến dịch lịch sử giữ nước ngày xưa cho đến các trận Quảng Trị, Bình Long sau này.
Đại lễ khánh thành toàn diện nghĩa trang quân đội Biên Hòa dự trù sẽ tổ chức ngày 19 tháng 6 năm 1975.

image
Ngày đó không bao giờ tới.
Nhưng riêng ngày 1 tháng 11 năm 1974 thì các phu nhân và các nữ quân nhân thay nhau thắp nhang trên những ngôi mộ.
Đó là ngày đại lễ tưởng niệm cuối cùng của 16 ngàn tử sĩ nằm tại nghĩa trang Biên hòa.
image
Những nén hương lịch sử
Đầu tháng 4, 1975 phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua thăm Việt Nam để ước lượng tình hình lần cuối.
Bộ tổng tham mưu VNCH đem vũ khí tối tân chiến lợi phẩm của cộng sản ra trưng bày. Chuẩn bị buổi thuyết trình qua đề tài yêu cầu quân viện. Đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua nhưng không ghé lại theo chương trình. Phái đoàn Mỹ cũng chạy ngang qua nghĩa trang Biên Hòa nhưng chẳng ai quan tâm hỏi han. Lên bộ tư lệnh quân đoàn III để hỏi tin tức chiến trường. Họ có ý lấy thành tích ra tận mặt trận nghe tiếng pháo của Bắc quân. Không kèn, không trống rồi các ông bà dân biểu về Mỹ, đó là lần sau cùng lập pháp Hoa Kỳ quay lưng lại Việt Nam.
Nhưng có 1 người dừng lại.
image
Đại tướng Frederick C. Weyand

Đại tướng Frederick C. Weyand, nguyên tư lệnh quân lực Mỹ cuối cùng tại Việt Nam lúc đó là tham mưu trưởng lục quân. Ông được tổng thống Mỹ ủy nhiệm qua Việt Nam lượng định tình hình quân sự vào giờ chót. Trên đường thăm quân đoàn III, trực thăng của đại tướng đã bất ngờ đáp xuống nghĩa trang Biên Hòa. Cuộc viếng thăm hoàn toàn ngoài chương trình. Toàn thể liên đội chung sự lúc đó chỉ có 1 chuẩn úy Thủ Đức mới ra trường là sĩ quan trực.


image
Là giáo sư bị động viên, anh sĩ quan có đủ chữ nghĩa để hướng dẫn ông đại tướng từ Ngũ Giác Đài và phái đoàn đến thăm. Mộ sơn trắng là tử sĩ chết từ 1968. Mộ đắp đất có bia là chết từ 72, 73. Mộ chưa có bia là vừa hy sinh trong tháng qua. Mộ có cắm cờ là mới đem về. Thi hài các chiến binh Xuân Lộc thuộc sư đoàn 18 còn nằm trong nhà xác.


image
Ông tướng hỏi tổng số bao nhiêu mộ. Thưa hơn 16 ngàn. Tiếp theo, anh chuẩn úy đã theo đúng nguyên tắc nên chỉ dẫn cho đại tướng làm theo thủ tục. Đưa đại tướng ra phần mộ chiến sĩ vô danh. Đưa hương cho ông tướng tưởng niệm. Đại tướng làm đúng theo lời hướng dẫn. Ông chắp tay rồi quỳ gối trước phần mộ và cắm hương. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn III đứng yên lặng phía sau.


image
Đại Tướng Weyand thắp hương trước mộ Chiến Sĩ Vô Danh

Đại tướng Weyand đã làm một cử chỉ đẹp nhất của người chiến binh Hoa Kỳ đối với tử sĩ Việt Nam vào ngày giờ sau cùng. Bắt tay anh chuẩn úy bằng cả 2 tay, đại tướng từ giã nghĩa trang quân đội VNCH. Anh phóng viên của AP chụp hình, nhiếp ảnh gia của Stars and Tripes đi theo đã quay được những thước phim vô cùng xúc động.

image
Đại tướng về Mỹ báo cáo tình hình cho tổng thống. Dù biết rằng bất khả nhưng ông vẫn ghi rằng muốn chặn đứng Bắc quân cần có ngay lời tuyên bố quyết liệt của Hoa Kỳ và B52. Nhưng chuyện nghĩa trang Biên Hòa ông giữ cho riêng ông. Lúc còn tại chức ở Việt Nam, tướng Weyand luôn luôn tin tưởng rằng nếu được yểm trợ đầy đủ về tinh thần và vật chất, QLVNCH sẽ chiến thắng. Chuyến đi Việt Nam lần cuối vào tháng 4-75, ông tướng thấy lòng tan nát. Ông đã mất tháng 2-2010, thọ 93 tuổi. Mong rằng sau này có người chiến binh Cộng Hòa ghé lại nghĩa trang quốc gia vùng Thái Bình Dương tại Honolulu, tìm mộ đại tướng và thắp một nén hương.


image
Nghĩa Trang Quốc Gia Honolulu

Những nén hương sau 75.
image
Cuối tháng 4-75 cơn hồng thủy ập đến, chẳng còn ai quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Đơn vị công binh phụ trách công trường nghĩa dũng đài vẫn tiếp tục công tác. Những tấm ciment cuối cùng đã đổ xong và kéo lên đỉnh ngọn kiếm. Anh lính công binh đứng trên đỉnh kiếm của Nghĩa dũng đài ngó về Saigon thấy trực thăng Mỹ lần lượt bốc người đi. Ngó ra xa lộ thấy quân dân từ Long Khánh tất tả rút về.

image
Bên dưới liên đội chung sự tràn ngập xác đưa về bằng các loại phương tiện. Cả dân lẫn quân, tất cả các binh chủng. Nhiều gia đình có thân nhân tự lo tẩm liệm, nhận quan tài và đào huyệt chôn cất lấy. Chiều 30 tháng tư qua ngày 1 tháng 5-1975 hàng trăm xác còn lại đã được chôn tập thể. Không còn nén hương nào dành cho người nằm dưới lòng đất quê hương. Phải đến đầu thập niên 80 các gia đình tại Việt Nam mới tìm lên thăm mộ. Có nhà cải táng về quê, có gia đình tu sửa tại chỗ.

image
Năm 1985 anh em tù “tập trung cải tạo” được tự do mới trở về thăm chiến hữu. Năm 1990 hải ngoại bắt đầu nhớ tới nghĩa trang Biên Hòa. Đại tá Lê Đình Luân luẩn quẩn trên nghĩa trang mấy ngày trước khi HO qua Mỹ. Ông làm báo cáo nhưng không biết gửi cho ai. Thượng sĩ Trần Văn Tảo đại diện anh em thương binh Biệt Khu thủ đô bắt đầu những lần tảo mộ có quay phim chụp hình. Những chuyến viếng thăm đầy nước mắt, những nén hương tình nghĩa đã thắp lên. Những cô con gái của quốc gia nghĩa tử đã họp đoàn thăm mộ cha anh. Những nén hương cắm xuống đôi khi còn kèm theo một điếu thuốc lá với rất nhiều nước mắt.
          
Những nén hương thời sự.


image
Trong suốt 38 năm qua nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua những giai đoạn hết sức đau thương nhưng đặc biệt là vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mười năm đầu nghĩa trang bị tàn phá, phế bỏ và xâm lấn chung quanh trên các phần đất chưa có mộ và người ta vô tình chiếm dụng cả những nơi nhiều xác vô danh chôn tập thể bên dưới. Một đơn vị huấn luyện tân binh trồng cây và xây tường chung quanh để làm nơi tập lính. Vẫn còn có tử sĩ và mồ tập thể bên ngoài bức tường. Khi đơn vị rút đi, nghĩa trang được giao cho dân sự với tên mới là Bình An. Tuy gọi là nghĩa địa nhân dân nhưng thực sự không có dân sự nào được chôn tại đây. Các công trình chung xuống cấp, hư hỏng và hoang phế. Đồng hương và chiến hữu về tảo mộ chui nên làm được đến đâu hay đến đó. Chính quyền địa phương quản trị nghĩa trang không có lệnh chính thức từ trung ương nên quyết định rất tùy tiện.
image
Cho đến cuối tháng 2 vừa qua, những hình ảnh phổ biến đã cho những tin tức mới về một nghĩa trang xưa đầy kỷ niệm.
Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành hướng dẫn ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao của chính quyền cộng sản Việt Nam lên thăm nghĩa trang Biên Hòa. Phái đoàn thắp hương khấn vái. Nén hương của thứ trưởng là nén hương chính trị. Ai cũng biết rõ như thế. Nhưng sự hiện diện của nhân vật cao cấp cộng sản là một thứ chỉ thị bất thành văn cho chính quyền địa phương. Dù bất cứ dưới danh nghĩa gì thì chúng ta cũng có thể hy vọng sự tồn tại của nghĩa trang Biên Hòa. Và sẽ dễ dàng cho việc tu bổ dù là khiêm nhượng cho cả một công trình vĩ đại trước 1975. Cụ thể nhất là dọn sạch nghĩa dũng đài và đưa mộ tập thể dưới lòng đất vào bên trong. Một tuần sau, thiếu tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành lại hướng dẫn ông lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon lên thăm nghĩa trang cùng với viên chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Cũng lại thắp hương khấn vái. Nén hương của ông lãnh sự là nén hương ngoại giao. Nhưng ông là người Mỹ gốc Việt nên mùi nhang khói có tình quê hương. Điều quan trọng trên hết là sự hiện diện của ông mang dấu ấn của Hoa Kỳ. Trước sau chỉ có nén hương của Nguyễn Đạc Thành là có tình chiến hữu.
Mục tiêu đơn giản
image
Năm 1975 chúng ta mất cả miền Nam. 50 thành phố, thủ đô Saigon, bộ tổng tham mưu và dinh tổng thống. Riêng nghĩa trang quân đội dường như 16 ngàn chiến hữu vẫn nằm yên dưới lòng đất. Các công trình kiến trúc tuy hoang phế và chịu đầy thương tích nhưng vẫn còn đó.
Bây giờ 38 năm sau, ông cựu thiếu tá thiết giáp QLVNCH 72 tuổi, quê Bến Tre, nguyên chỉ huy trưởng trung tâm hành quân tiểu khu Châu Đốc, tóc bạc, quần áo chững chạc, phong thái điềm đạm lại là người dướng dẫn cho các viên chức cao cấp cộng sản Việt Nam và tư bản Hoa Kỳ viếng thăm nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Chúng ta không thể có được hình ảnh như vậy từ 10, 20 hay 30 năm trước.
image
Khỏi phải đoán già đoán non, chẳng phải nghe cộng sản nói hay nhìn cộng sản làm. Ai cũng biết với Hà Nội đây là thủ đoạn chính trị. Cộng sản bày tỏ tinh thần hòa giải muộn màng qua hình ảnh nghĩa trang. Phía Hoa Kỳ dù có thiện chí nhân đạo nhưng cũng có nhu cầu ngoại giao. Phía chúng ta đơn thuần là tình chiến hữu. Ông già Bến Tre Nguyễn Đạc Thành chỉ có mục đích lo cho xác anh em, lo chỗ anh em ta nằm được sạch sẽ. Tìm cách đưa anh em dưới mộ tập thể vùi dập bên ngoài vào bên trong gần kề các chiến hữu. Ngày xưa đất nghĩa trang trên 120 mẫu, 16 ngàn tử sĩ an táng trên lưng con ong theo vòng cung từ tâm điểm Nghĩa dũng Đài ra phía ngoài. Năm 75 quân dân chánh phe cộng sản mặc sức chiếm ngụ chung quanh phần đất chưa xử dụng. Nhìn vào bản đồ không ảnh, ta thấy việc chiếm đóng vô tội vạ lấn cả vào khu có mộ chính thức cũng như khu mồ tập thể. Bức tường xây quanh hiện chỉ còn 60 mẫu. Biết rõ chuyện xẩy ra như thế, không tìm cách cấp cứu, các công trình xây cất quy mô bên ngoài sẽ đè lên xương cốt chiến hữu, làm ngơ sao đành?
Chuyện tao, tao tính.
image
Ở San Jose có một góa phụ của tù cải tạo, quê Cần Thơ.  Bà tả lại chuyện ra Bắc thăm chồng. Dẫn các con nhỏ dưới trời mưa tầm tã đứng bên hai bờ rào nhìn thấy chồng trong trại đau ốm gần chết. Cộng sản không cho thăm. Hai bên rào cùng khóc dưới trời mưa. Người tù miền Nam biết đây là lần cuối nên ra dấu cho vợ tìm đường nuôi con. Bà vợ ông trung tá vùng 4 nói rằng: Tụi cộng sản này vô nhân đạo, không có lương tri, không nói được. Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Bà về lại Sài Gòn đóng tàu đem con vượt biển. Sau khi định cư ở Mỹ, bà trở về tìm xác chồng ở miền Bắc đem chôn tại miền Nam.
Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Đó chính là con đường đấu tranh của chúng ta đối với chiến dịch nghĩa trang Biên Hòa.

image
Sau 38 năm tảo mộ chui, 16 ngàn chiến sĩ nằm trong lòng đất lại bị bưng bít không có khói hương tưởng niệm. Nay là lúc nghĩa trang Biên Hòa phải đưa ra ánh sáng. Giữa thanh thiên bạch nhật, hình ảnh nghĩa trang phải được thân nhân biết đến, 90 triệu dân trong nước biết đến. Đồng minh Hoa Kỳ phải biết đến. Toàn thể đồng bào hải ngoại phải biết đến. Và sau cùng chính quyền cộng sản phải biết đến.
Còn chuyện bên trong, việc mày mày tính , việc tao tao tính. Tới luôn đi bác Thành.
Câu chuyện bên lề.
image
Tôi đem chuyện nghĩa trang Biên Hòa nói với các chiến hữu. Bác sĩ đại tá mũ đỏ Hoàng cơ Lân từ bên Pháp qua thăm viện bào tàng ở San Jose hết sức quan tâm. Ông là người gởi cho tôi tài liệu về các nghĩa trang của nhiều phe thù nghịch sau đệ nhị thế chiến tại Âu châu. Ông nói rằng đồng hương về Việt Nam nên thăm nghĩa trang. Đó là cách giữ cho nghĩa trang tồn tại.
Nhẩy dù Bùi Đức Lạc nói rằng mũ đỏ vẫn tảo mộ hàng năm. Trung tướng Lâm quang Thi nói rằng không biết đầu đuôi ra sao mà trên nét nó chửi quá. Ông chưa cho biết ý kiến riêng.
Tôi hỏi thăm 2 chiến hữu thiết giáp. Đại tá Hà mai Việt, bạn thân từ tiểu học. Anh thành thật nói rằng bây giờ đang bỏ hết ngày giờ cuối của cuộc đời cho tác phẩm sau cùng viết về chuyện Việt Nam thời kỳ 50-60. Anh không tin cộng sản. Anh gián tiếp quản ngại rằng nếu tôi tham dự vào việc này có thể bị cháy.

image
Tôi thưa rằng, mình đã 80 tuổi. Cháy được sẽ thành than. Còn không thì trước sau cũng hỏa thiêu mà thôi. Nhưng thôi không chọc quê bạn Việt nữa. Để hôm nào sách hoàn tất sẽ lo cho bạn ra mắt tại San Jose, nếu chưa bị cháy.

image
Tôi lại quay sang hỏi ông thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, thủ khoa khóa Nam Định, nguyên tư lệnh sư đoàn 3 BB, gốc thiết giáp. Ông nói chuyện này cần ủng hộ. Bèn gửi cho ông 1 bản tôi lên tiếng ủng hộ thiếu tá Nguyễn Đạc Thành. Nói riêng với các bạn thân cao niên Bắc Kỳ, hình như anh em ta suy tính nhiều quá, người anh hùng đất Thăng Long ngày xưa bỗng mệt mỏi. Phen này trận nghĩa trang Biên Hòa đành phải để phe Nam Kỳ ông già Bến Tre phối hợp với ông lãnh sự Mỹ Gò Công hợp đồng tấn công cho anh em tử sĩ được nhờ.

image
Đây là đấu tranh chính trị, đây là tiếp tục cuộc chiến chứ có hòa bao giờ. Việc nó nó tính, việc mình mình tính. Bà quả phụ Cần Thơ đã nói thế. Bà quả phụ Sa Đéc, Khúc Minh Thơ khi gặp phe cộng sản tại Nữu Ước cũng nghĩ như thế. Chị em chúng tôi mà ngồi chờ các ông cứ mãi mãi can trường trong chiến bại thì bao giờ mới có HO.

image
Vào đất địch lo chuyện chung sự cho chiến hữu là chuyện khó nhất. Cộng sản nó đứng chình ình khắp nơi không đánh, các bạn trẻ cứ quân ta mà dã, các cậu làm cho các bạn tôi đọc bài chửi bới mất mẹ nó tinh thần.

image
Tới luôn đi bác Thành. Năm 20 tuổi không sợ. Vì không thấy quan tài không đổ lệ. Trên 70 tuổi, điếc không sợ súng. Còn gì nữa đâu mà quản ngại. Hãy nhớ rằng anh có hàng trăm tử sĩ đã được bốc mộ luôn luôn phù hộ. Và 16 ngàn chiến binh các quân binh chủng nằm chờ. Đã bắt đầu mà không đi tới, sau này ở quân khu chín suối, gặp lại anh em, biết ăn nói làm sao.
image
Tới luôn đi bác Thành.



BMH
Washington, DC
 

Người già : Ở với ai?

image
Hôm qua tôi nói chuyện mình rồi – có nghĩa là tôi không nói chuyện thiên hạ sự nữa mà nói chuyện của tôi.
Hôm nay tôi có chuyện này – cũng là chuyện của tôi - đem ra bàn mí cụ.
Đó là cái chuyện, hai vợ chồng già, khi một người ra đi thì người còn lại nên ở với ai ?
Với con trai hay ở với con gái hay là ở một mình, hay là đi tìm một mình mới để cho có người bầu bạn ?

Những vấn nạn này, chẳng phải đợi đến khi một anh khoác áo chinh nhân lên đường cứu quốc, lúc đó mới đặt ra câu hỏi thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây, mà chúng đã được đặt ra từ khi các khỉ con đã có vợ có chồng, có gia đình riêng, ra ở riêng tất cả, trong nhà chỉ còn lại hai con khỉ già ngồi nhìn nhau hết ngày này qua ngày khác.
Ngày xưa ở Việt Nam, chẳng làm gì có những chuyện này mà cần phải đặt thành vấn đề.
Vì theo tập tục, cha mẹ già là ở với con trai lớn.
"Trẻ cậy cha già cậy con" là lý trí đương nhiên. Chẳng có gì cần bàn cãi. Nhưng ngày nay, đây lại là cả một vấn đề lớn.

Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời.
Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư.

image
Hình minh họa
Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên.
Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính.
Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à.
Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con.
Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.

Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này
- cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái.
Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột.
Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái
- bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu.
Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi.
Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng.
Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng ...
- nó ở nhà mình thì mình là chủ , nhưng nó vẫn coi là nhà của nó..
- nhưng mình ở nhà nó là không được, vì
- nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.

image

Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh.
Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ.
Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con.
Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng.
Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn.
Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão.
Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.

Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế.
Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả.
Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ.
Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện.
Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!

Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu.
Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không?
Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ.
Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ.
Đúng không thể chê vào đâu được.
Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi.

image
Hình minh họa
Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi.
Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác.
Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi.
Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa.
Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy.
Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.
Cũng nhờ tôi không sợ ma, cho nên tôi sống với hình ảnh của ông , cùng với hộp tro của ông cũng không thấy sợ, mà còn cảm thấy ấm cúng.
Tôi không cảm thấy là tôi đang sống một mình, mà vẫn sống hai mình như thường.
Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!


Bà Ba Phải
Kim Anh Vũ

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét