VẠCH MẶT MỘT NGHỀ KINH DOANH
MỘT VỐN NGHÌN LỜI : XÂY CHÙA TO
NGÀY 5.11.2013
TÁC GIẢ: ÚT BỈNH
Một sự thật phủ phàng mà ai là phật tử đa số đều tránh né không muốn tìm hiểu cho tận nguồn cội. Đó là tiền cúng chùa đi về đâu ????????????????????
Tôi thấy rằng chùa càng lớn thì thập phương bá tánh càng đi cúng lễ phật thì càng nhiều. Chùa càng nhỏ hoặc chùa nhà lá chỉ có một tượng phật nhỏ xíu ở giữa nhà thì phật tử lai rai đến vài người trong ngày cúng bái. Dĩ nhiên “thu nhập” khác nhau xa một trời một vực.
Người phật tử họ rất rộng rải cúng một vài triệu có khi cà trăm triệu dâng 2 tay kính cẩn đặt bó tiền gói cẩn thận trong bao thư, mắt lim rim hồn tựa nơi bồng lai tiên cảnh, vái vái cùng bó tiền vài cái trước mặt sư ông và miệng lắp bắp: “con xin cúng dường”. mặt sư ông rạng rở hào quang dơ tay đón nhận bao thư bồi theo câu: “nam mô a di đà phật”. sau đó nữ tín chủ thụt lui vài bước rồi mới quay ra sau bước đi mà trong lòng thơi thới, hân hoan vô biên tưởng chừng mình đang lạc bước bống lai tiên cảnh vì vừa dâng lên Đức Phật món tiền lớn. nhưng thật tội nghiệp cho bà ta, bà ta có biết đâu bà vừa dâng lên cho một người phàm mắt thịt có đủ cả 5 nhục dục thì số tiền đó sẽ đi về đâu ?? Phàm là phật tử thì họ cho là khi cúng dường tam bào là cúng cho chùa tu bổ, cho chi phí cúng tế, cho các chi phí và phật sự. quan niệm như vậy là đúng nhưng thử tìm hiểu cặn kẻ hơn xem sao. Phật tử cho rằng nếu tìm hiểu sâu là không tin vào phật pháp vô biên. không phải vậy đâu bạn đâu có thấy phật bao giờ đâu. ở đây là bạn đang cúng cho một ông thầy chùa. nếu đó là chân tu thì không đặt thành vấn đề nghi ngờ gì cả. Nhưng nếu đó là “tu hú” thì sao? Số tiền cúng bái ở chùa lớn không phải là ít. khi cho tiền ai thì bạn xét nét so đo tiêu xài hỏi han còn đưa cho chùa thì không bao giờ bạn dám hỏi tiêu xài cái gì ?
Nếu đã còn 5 ngũ giới đó thì bạn làm sao tránh tiêu xài hoang phí trong lúc đó bên ngoài xã hội còn nhiều hoàn cảnh đáng thương cần bàn tay trợ giúp của bạn ??? Hình như đa số các thầy bây giờ đếu xài smart apple phone, tablet xịn, vi tính khủng . Tóm lại cái gì xịn thì mua xài thoải mai . ăn uống thì toàn đồ siêu chay cả mà thôi. bạn thử đặt vào hoàn cảnh đó thì sao ? Tiền thì quá nhiều, xài không ai kiểm soát, vật chất và ước muốn thì vô tận thôi thì cỏi trần ai tạm bợ ngắn ngủi này cờ vào tay sao không phất ??
Tóm lại chùa càng lớn = phật tử đến càng đông = cúng càng lớn = xài càng đã mà không ai dám hỏi xài cái gì, xài hết bao nhiêu tiền, có chia cho ai không ? bây giờ các phật tử nên quản lý cái vốn cúng vĩ đại đó mà chi đúng mục tiêu cho phật sự và cho xã hội. đồng tiền của các bạn làm ra đổ mờ hôi sôi nước mắt đặc biệt chi tiêu khác các bạn đều ghi chép kiểm soát rành rẻ sao việc này bạn tránh đụng chạm vào. bạn sợ sau này không đi đầu thai được vì lở so đo xét nét với các sư trụ trì chùa to đoàng ????
Tới giờ tôi hiểu ra ai cũng cùng nhau ganh đua xây chùa cho thiệt bự. Bạn nên tham quan chùa Bài Dính. chùa Ngả 3 Cát Lái. chùa Huê Nghiêm 2. chùa càng bự = phật tử đến càng đôn. Công thức này hiệu nghiệm vô cùng. Có bàn tay nào đằng sau công cuộc đầu tư xây chùa vĩ đại này. Ông Phật nào có đòi vào chùa bự ở đâu, chỉ có con người cố tình xây chùa bự nhét ông phật vào đó . Tội nghiệp cho Ông Phật làm cách máy đi nửa thì Tượng Ông Phật không thể nào to cho tương xứng với cái chùa vĩ đại của con người sắm cho Đức Phật. Xây chùa to đùng, vĩ đại và hơn chùa to khác, ganh đua xây chùa to ngày càng nhiều, tiền của đổ ra ào ào không thương tiếc vì “một vốn mười lời” cơ mà, để thiện nam tín nữ ùn ùn vào cúng bái , chụp ảnh kỷ niệm và dĩ nhiên tiền thu vô càng nhiều. vào túi ai, có chia ai không ? Đây là một nghề mới, một kỹ thuật siệu lừa mới: Xây chùa to, phật tử nhiều, thu hoạch vĩ đại. đơn giản chỉ có vậy.
Bài này viết ra vạch mặt một thủ đoạn mới đang xảy ra dồn dập tại Việt Nam này. chân tu càng ngày càng hiếm, chỉ có bọn đầu cơ trục lợi không từ nan một thủ đoạn nào kể cả ’’buôn thần bán thánh ».
Bởi vậy có câu : « tiền chùa ». là món tiền xài vô tội vạ mà không cần biết từ đâu mà có, có bao nhiêu, xài thoải mái không cần phải suy nghĩ viễn vong cho hao hơi mệt xác..
Sự thật mất lòng phải không các bạn. Út Bỉnh cũng đau dùm cho bạn (nhất là bạn nữ)
KHÔNG PHẢI BỊ LƯỜNG GẠT. VÌ TIỀN CẢ MÀ THÔI
Không còn có thể hiểu nổi nữa khi mà những cán bộ chủ chốt của Ngân hàng Chính sách Xã hội, là những Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, thủ lĩnh Công đoàn, Đoàn Thanh niên… khúm núm, há hốc mồm nghe một kẻ lừa đảo phán bảo và chỉ trỏ những nơi có hài cốt. Rồi lại cả những nam thanh nữ tú của ngân hàng mê muội đi theo một người đang bị “vong nhập”.
Những hình ảnh trên đã được Đài Truyền hình Việt Nam phát trong một phóng sự vạch trần sự thật về gã mà được người ta ngu muội gọi là “cậu Thủy”.
Xem phóng sự ấy, người ta căm giận cái gã tên là “cậu Thủy” ấy một thì căm giận, ghê sợ một số cán bộ chủ chốt của Ngân hàng Chính sách Xã hội mười.
Ừ thì cái gã “cậu Thủy” là kẻ lừa đảo, từng có tiền án về tội lừa đảo 10 năm tù, gã sống bằng nghề lừa đảo, lợi dụng sự mê tín của người dân để làm giàu… đó là bản chất của gã.
Nhưng những cán bộ như ông Tổng giám đốc rồi một số Phó tổng giám đốc, rồi cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên… thì họ là những người được học hành tử tế, có quá trình công tác và rõ ràng họ là những người có hiểu biết. Ấy vậy mà họ đã ngu muội để cho gã lừa đảo kia dẫn đi hết sai lầm này đến sai lầm khác. Trong vụ việc lừa đảo hài cốt liệt sĩ đang gây chấn động dư luận vừa bị công an, quân đội phát giác thì rõ ràng họ không thể vô can.
“Cậu Thủy” đang “chỉ đạo” đào bới phần mộ liệt sĩ
Họ đã cung cấp tiền bạc một cách rộng rãi cho gã “ngoại cảm” này, rồi họ còn tác động tới nhiều ngành, nhiều cấp để tạo điều kiện cho gã lừa đảo trên xương máu của những anh hùng liệt sĩ.
Những người này không đáng được gọi là đảng viên, là cán bộ Nhà nước đang được giao cho trọng trách to lớn ấy là dùng tiền của Nhà nước, của dân để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Một điều kỳ lạ nữa là khi biết bị kẻ lừa đảo kia đưa vào bẫy, biết mình đã sai nhưng họ vẫn cố tìm cách bào chữa, rồi giải thích, thuyết phục các cơ quan chức năng “chấp nhận”, những khúc xương lợn, xương trâu, bò, những cục xi măng… kia là xương… là hài cốt liệt sĩ.
Chắc chắn cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ động cơ, mục đích của những cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội trong cái gọi là “chương trình đi tìm mộ liệt sĩ” do gã lừa đảo kia đạo diễn.
Người ta sẽ tự hỏi là tại sao những người có hiểu biết như lãnh đạo của ngân hàng này lại có thể dễ dàng nghe theo một kẻ lừa đảo như vậy? Và có thực họ ngu muội đến mức thế hay không? Hay đằng sau sự việc ấy có “hơi tiền”?
Những năm gần đây, phải thừa nhận một thực tế rằng, tình trạng mê tín dị đoan đang tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Người dân trí thấp thì thôi không nói làm gì nhưng rất nhiều cán bộ cũng “chăm chút phần âm”, rất chịu khó đi cầu cúng, lễ bái; xem ngày, xem giờ, chọn hướng chỗ ngồi, hướng văn phòng; thậm chí khi khai trương động thổ những công trình họ cũng phải xem xét, lễ bái hết sức cầu kỳ, tốn kém…
Ừ thì người xưa có câu, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Câu đó nhằm khuyên bảo người dương gian là phải biết kính trọng những người đã khuất, những người có công với dân, với nước; những người được nhân dân kính trọng, công ơn của họ đã ghi sâu vào trong tâm khảm người đang sống; và người dương gian đừng có xúc phạm người đã khuất.
Nhưng tình trạng lễ bái một cách vô lối như hiện nay thì quả là khó chấp nhận. Hầu như cái gì người ta cũng phải xem “phần âm” trước khi tiến hành công việc trên “phần dương”.
Cứ nhìn cái cảnh người ta chen chúc, xô đẩy nhau khi đi xin ấn đền Trần, rồi đi cầu cúng đền chùa, miếu mạo ngày một đông thì thấy rõ điều này.
Trong một xã hội đang phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ, vậy mà chuyện mê tín dị đoan, xem ra cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tại sao có chuyện như vậy?
Tại sao dân trí ngày một cao mà những suy nghĩ, những việc làm ngu muội như kiểu các vị lãnh đạo của Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa rồi lại càng nảy nở?
Tại sao khắp nơi khắp chốn tu bổ đình chùa miếu mạo hoặc xây mới trong khi chúng ta thiếu trường học, thiếu bệnh viện? Người ta sẵn sàng bỏ tiền bỏ của ra để xây dựng những khu chùa, những khu vườn tâm linh với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ? Chả thế người ta bảo rằng, không gì lãi bằng đầu tư vào đền chùa. Những đền chùa có từ xưa, thờ thần phật, thờ những người có công với nước đã đành, mà những ngôi chùa mới mọc lên với những thứ kiến trúc tạp nham, chẳng phải ta, chẳng phải Tây và cũng chẳng phải Tàu, ấy thế mà vẫn nườm nượp người đến khấn vái, cầu xin.
Điều dễ nhận thấy rằng, xã hội hiện nay đang chứa đựng quá nhiều những rủi ro, bất trắc và bản thân mỗi cá nhân không còn đủ tự tin để làm việc, để sống.
Một người đang khỏe mạnh có khi chỉ sau một bữa ăn, bị nhiễm độc thực phẩm là lăn ra ốm đau, bệnh tật đã đành nhưng có khi còn mất mạng.
Một người đang ngồi trong nhà, có khi bị xe ôtô lạc tay lái hoặc do một gã lên “cơn vật” thiếu thuốc… lái xe lao vào.
Rồi ô nhiễm môi trường gây nên đủ các căn bệnh quái ác; rồi tai nạn giao thông; rồi trật tự an toàn xã hội… và vô vàn những điều rủi ro khác đang chờ đợi, rình rập, không từ bất cứ một ai.
Rồi lại những chuyện tiêu cực trong xã hội nảy nở ngày một nhiều, len lỏi vào khắp các lĩnh vực… khiến người ta không còn tin vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân nữa. Chính vì vậy mà người ta đành phải dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên nào đó.
Nhiều năm nay Đảng, Nhà nước đã có những biện pháp nhằm cố gắng hạn chế tình trạng mê tín dị đoan, nhưng mới chỉ tập trung ở mức vận động người dân tổ chức ma chay, cưới hỏi tiết kiệm, không tổ chức cầu kỳ tốn kém và làm những việc mang nặng yếu tố tâm linh. Nhưng tất cả những cuộc vận động đó chẳng có một chút kết quả nào cả, nếu như không nói đang trở thành… chuyện đùa!
Bây giờ người ta đi lễ quanh năm và hình như cán bộ, đảng viên chăm đi lễ hơn người dân. Người dân thường đi lễ chỉ có thẻ hương; đĩa hoa quả… Còn người giàu đi lễ thì có khi họ chở cả xe tải vàng mã đến đốt cho người âm. Và sự lễ bái đã trở thành trò cười khi họ đến cửa Phật xin phù hộ cho trúng đề; thắng cờ bạc… Rồi được thăng quan, tiến chức. Hình như mọi người không biết rằng, thần phật không cho ai những gì thuộc về lợi lộc.
Có một câu cửa miệng là, với người bệnh thì phải “Đông Tây y kết hợp với… cúng”, rồi quan chức muốn được thăng tiến thì lại nhủ nhau rằng “cúng người âm và phải biết lễ người dương…” nghe mà thấy buồn làm sao!
Chuyện lễ bái bây giờ không còn là một “nét đẹp văn hóa truyền thống nữa” mà đang trở thành một vấn nạn và có tác động tiêu cực đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội.
Có một điều lạ là không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền hẳn hoi lại là những người “đầu têu” trong việc lễ bái, cầu cúng và người dân thì thường cứ trông người trên mà làm theo. Đây mới là cái họa cho xã hội. Một khi cán bộ, đảng viên không gương mẫu, sa đà vào mê tín dị đoan và đã có những việc làm tiếp tay cho những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh để lừa đảo thì đúng là không còn gì để nói nữa.
Bài học đau xót của các cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tiếp tay cho kẻ lừa đào Nguyễn Thanh Thúy là một ví dụ điển hình.
Đến cửa chùa, đền miếu, đứng trước bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương để tưởng nhớ và tâm niệm học theo những phẩm chất tốt đẹp của người xưa, đó là việc nên làm và phải coi đó là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tâm linh.
Nhưng mê muội đến mức nhất nhất làm theo chỉ dẫn của “thầy”, nghe theo những lời phán bảo nhăng cuội và trông mong người cõi âm phù hộ, giúp đỡ để có tài có lộc, để được lên chức ông nọ bà kia thì đúng là ngu muội lắm.
THEO PETROTIMES
COMMENTS CÙA 1 CÔ GIÁO Ở LA NGÀ:
Cái này em biết mà không dám đụng tới vì em đạo Chúa.
Nhưng em chồng em (ở ngoài Tuy Hòa) làm sui gia với 1 gia đình kinh doanh kiểu này, gia đình đó xây chùa, giữ chùa, thu tiền. Đặc biệt hơn là cô con gái , tức là chị chồng của cháu gái em thì ... bầy hầy với sư trụ trì - người nhà ai cũng biết nhưng làm ngơ.
Ngao ngán.
Và nữa: Ba má chồng em lúc sống cúng chùa chiền khắp nơi, bằng khen treo đầy nhà. vậy mà lúc má em nằm liệt giường muốn nghe kinh không có ai tới tụng kinh, chỉ vì phân chia khu vực làm ăn (cái này em chồng em kể cho em nghe), sau cùng gia đình phải mời 1 chùa sư nữ ở xa. trước khi tới ghi ra 1 tờ giấy kê đủ mọi món phải mua - đâu hơn 1 triệu, kèm theo lời dặn: Phải đem ô tô tới đón. Sau đó cúng tạ 1 tr nữa.
Ngày mẹ e chết thì có 1 đoàn 3 thầy tới cúng, vì coi ngày kg được nên để tới 6 ngày mới chôn. tối ngày thứ 5 xuất hiện 1 ông thầy lạ hoắc tới phúng viếng, dù ngày đó đã cúng 3 lần rồi nhưng nhà chồng em vẫn mời thầy cúng tiếp buổi tối.
Sáng bữa sau đi chôn kg có gì xảy ra, nhưng tới ngày mở cửa mã thì đoàn 3 thầy hôm trước giận khg tới (chắc vì thấy có ông thầy lạ). Thành ra hôm mở cửa mã má em kg có thầy cúng, chỉ có trong gia đình thôi (có được bài tế là nhờ đứa em chồng nhờ sui gia ngoài chùa Tuy Hòa email vô).
Hôm 49 ngày vừa rồi thì tới 7 ông (thuộc 3 nhóm) tranh nhau cúng - hết tập này tới tập khác. Chắc tại thấy mấy bữa trước gia đình cúng tạ hậu hỉ quá hay sao. Mà ra giá đàng hoàng nhen, chị dâu em hỏi là cúng tạ 500k/ng được không?. thầy trả lời Ít nhứt phải 700k/người. rốt cuộc gia đình bỏ vô 1tr cho mỗi phong bì.
Nhưng có 1 điểm chung là: Phải đưa xe ô tô đón thầy. May là gia đình chồng em có 3 chiếc xe mới đi đón đủ.
Em nói với chị dâu cả: Nghèo mà vô được Niết bàn còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.
Chị dâu em đồng ý: Ừ, nghèo thì lấy đâu ra người tụng kinh cho mà lên Niết bàn.
Chị dâu em đạo Phật nhen. Tóm lại: má em chết, chi phí nặng nhất là chi cho thầy.
Em khg chỉ bó tay mà còn bó toàn tập luôn
Ngũ dục
Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là ngũ trần.
1. sắc dục : ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.
2. thinh dục : ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….
3. hương dục : ham muốn mùi thơm ngạt ngào….
4. vị dục : ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…
5. xúc dục : ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….
+ ngũ dục còn có 5 thứ sau :
1. tài dục : ham muốn của, vàng ngọc.
2. sắc dục : tham sắc đẹp mỹ miều.
3. danh dục : tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.
4. thực dục : tham muốn thức ăn ngon nhiều.
5. thùy dục : tham muốn ngủ nghỉ nhiều.
ngũ dục cũng kêu là ngũ độc tiển( năm mũi tên độc hại) ngũ dục là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhơn loài thần tiên, nếu mình không điều phục ngũ căn( nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) để cho sa đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẽo ác lụy. tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
niết bàn kinh quyển 21 : bồ tát ma ha tát biết pháp ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. người mê theo ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như cây trái đầu đường mà người đời ném chọi, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như bọt trên mặt nước, như dấu vẽ trên nước, như kẻ thù bị bắt ra khoảng chợ để thọ hình, ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.
trong kinh di giáo đức phật có dạy rằng :” tỳ kheo các ông! đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục. thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng ngũ căn…chạy theo ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố…”
theo phds của thích nữ đức trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét