Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

BẢO MAI 5.11.2013

Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh

image
Kỹ nghệ thức ăn nhanh (fast food) đang là một kỹ nghệ phát triển rất mạnh ở Hoa Kỳ. Hàng năm, có thêm trên dưới 10 ngàn tiệm mới được tung ra khắp nơi trên toàn quốc, trong đó khoai nhúng trong dầu là một món thông dụng của kỹ nghệ nầy, chiếm số thương vụ 100 tỷ Mỹ kim hàng năm.
image
Khoai nhúng trong dầu có nhiều tên gọi khác nhau như French Fries hay Fries ở Hoa Kỳ, Chips ở Anh Quốc và Liên hiệp Anh. Trong lúc đó chữ Chips ở Bắc Mỹ dùng để chỉ những lát khoai cắt thật mõng, và món nầy ở bên Anh gọi là Crips. Quý vị nếu có đi du lịch qua Anh nhớ cẩn thận khi mua hàng.
Khoai nhúng trong dầu là những que khoai được cắt theo nhiều kích thước khác nhau do đó mang những tên khác nhau tùy theo thương hiệu riêng của từng công ty.

Lịch sử của khoai nhúng trong dầu

image
Khoai nhúng trong dầu thường được người Việt gọi là khoai chiên để chỉ các loại French Fries. Thực ra khoai chiên nầy đã xuất hiện lần đầu tiên tại Bỉ (Belgium) vào thế kỷ thứ 18, và tên French Fries có từ thế kỷ 19, do động từ “frire” của Pháp dịch qua tiếng Anh là “fry” và có nghĩa là “deep-fat frying”. Nhưng tên gọi đúng nhất của món nầy là “pommes de terre fritées” (deep-fried potatoes). Trong lúc đó, chữ “French fried” đúng nghĩa là dùng để chỉ những cách nấu như gà chiên (fried- chicken), hành chiên (fried onion ring) v.v… chứ không hẳn là món khoai chiên.

image
Khi thưởng thức món nầy lần đầu tiên trong lúc viếng thăm Pháp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1801- 1809) có để lại thủ bút ghi lại tên của món khoai chiên là “potatoes deep-fried while raw, in small slices”.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2003, Cty nhà hàng Beaufort, North Carolina, nơi cung cấp thức ăn cho các văn phòng của Hạ viện Hoa Kỳ đã đổi tên French Fries thành tên Freedom Fries để phản đối thái độ của chính phủ Pháp phê phán và kết án việc tấn công Iraq của Hoa Kỳ. Mãi cho đến ngày 2 tháng 8, 2006, tên French Fries mới được gọi trở lại. Tuy nhiên, kể từ đó, trong dân gian (Hoa Kỳ) danh từ French ghép trong thức ăn được đổi lại là Freedom như Freedom Bread thay vì bánh mì Pháp, hoặc Freedom kiss (nụ hôn tự do!) thay vì French Kiss.

image
Theo thống kê vào năm 1960, một người Mỹ trung bình hàng năm ăn 81 cân Anh khoai nhúng dầu làm bằng khoai tươi, và chỉ độ 4 cân Anh, khoai đông lạnh. Nhưng đến năm 2004, họ chỉ còn ăn 49 cân khoai tươi và 34 cân khoai đông lạnh.

Cách làm khoai nhúng dầu (khoai chiên)

Tùy theo công ty thức ăn nhanh, nguyên liệu khoai được chuẩn bị khác nhau như: Cty Mc Donalds và Burger King dùng khoai đã cắt sẵn, để đông lạnh nhiều ngày; cũng như một số cty nhỏ mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại dùng nguyên liệu khoai tươi trước khi nhúng vào chảo dầu sôi như cty In-N-Out Burger.

image
Sau đó, khoai nhúng dầu được thêm muối, bột bắp, bột tỏi, bột hành, tiêu bột, bột paprika và nhiều mùi khác nhau để sau cùng cho ra một hượng vị đặc biệt cho mỗi thương hiệu. Các phụ gia nầy cũng như cân lượng của chúng trong khi pha trộn là một bí mật cho mỗi công ty. Tùy theo hình dạng của khoai nhúng dầu, chúng có tên khác nhau như: khoai cắt dầy (thick cut), khoai dây giày (shoestring), khoai quắn (curly) v.v…

Tuy các phụ gia dự phần vào việc gây ra hương vị đặc biệt cho từng công ty, nhưng yếu tố dầu xử dụng (xem bài viết Thức ăn chay: Dầu ăn trong maithanhtruyet.blogspot.com) trong việc nấu khoai là một yếu tố quyết định mang lại hương vị đặc biệt cho khoai. Và cả hai yếu tố trên cũng mang lại nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi đi học vì đại đa số các thức ăn trưa đều có French Fries hay Chips trong thực đơn của nhà trường.

image
Trước năm 1990, Cty Mc Donalds dùng hỗn hợp dầu gồm 7% dầu từ hột bông vải và 93% dầu trích từ các mô mỡ của bò (beef tallow); do đó, trong French Fries của Cty nầy chứa rất nhiều chất béo bảo hòa của bò, nhiều hơn cả chất béo trong chính món hamburger bò.

Vì vậy, Mc Donalds bị chỉ trích rất nhiều trên toàn quốc qua cung cách nấu khoai nhúng dầu trên. Nhưng kể từ năm 1990 trở đi, Cty đã chuyển hướng và dùng toàn dầu thực vật.

Nhưng vấn đề nảy sinh từ đây là làm thế nào để giữ được hương vị của khoai giống như trong thời gian dùng dầu mở bò! Do cần phải cố gắng giử đúng hương vị như đã quảng cáo trước kia là “hương liệu tự nhiên” (natural flavor), Mc Donalds phải thêm một số phụ gia khác nữa để không làm thay đổi mùi vị khi thay thế dầu mỡ bò.

image
Chất phụ gia để thêm vào cho mỗi cty là một bí mật, cho nên kỹ nghệ tạo mùi vị và màu khác nhau là một kỹ nghệ có thương vụ cao trong kỹ nghệ thức ăn nhanh. Cty International Flavors & Fragrances (IFF) ở New Jersey là một cty sản xuất hương liệu lớn nhất thế giới. Do tính cách bí mật của thương vụ, cho nên chỉ có cấp lãnh đạo của công ty mới có thể biết được tất cả giai đoạn để tổng hợp một mùi vị đặc biệt do cty đặt hàng mà thôi.

Cty IFF sản xuất đủ mọi hương liệu cho thực phẩm, mang lại thương vụ cho Hoa Kỳ lên đến 1,4 tỷ Mỹ kim hàng năm, gồm hương liệu cho bánh mì, khoai từ bắp, các loại bánh ăn chơi (cracker), ngũ cốc ăn sáng (cereal), thậm chí những mùi đặc biệt cho thức ăn chó, mèo nữa. IFF còn làm mùi đặc biệt cho cà rem, các loại bánh ngọt cookies, đèn sáp (nến), kem đánh răng, nước súc miệng, các dung dịch dùng cho vệ sinh cơ thể như dầu gội đầu, thuốc giặt, thuốc rữa chén, hóa chất khử mùi (deodorant).

image
Trong kỹ nghệ nước giải khát như nước trà, trái cây, nước có hơi carbonic, sữa đậu nành, bia, các loại rượu cất (liquors) từ ngũ cốc v.v… cũng có sự hiện diện của Cty IFF. Nên nhớ, Cty IFF cũng là tác giả của một số thương hiệu nước hoa nổi tiếng trên thế giới là Estée Lander’s Beautiful, Clinique’s Happy, Lancôme’s Trésor, và Calvin Klein’s Eternity.
Trở lại các mùi cho thêm vào trong French Fries, chính những mùi nầy sẽ tạo ra hương vị đặc biệt cho từng thức ăn để có vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị mặn, và vị tạo ra mùi tự nhiên của các mô hữu cơ (astringent). Và còn có một mùi đặc biệt nữa là mùi umami do các nghiên cứu gia người Nhật khám phá ra. Mùi nầy cho chúng ta có cảm giác ăn một thức ăn giàu protein và amino acid như nấm, sò, hến, và các loại rong biển.

Nguồn gốc của bắp trong thức ăn nhanh

image
Ngoài một số nguy cơ về thức ăn nhanh kể trên, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm vào phần thịt gà hay thịt bò là thành phần chính trong thức ăn nhanh. Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Hawaii, TS Hope Jahren đã thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng về sự liên quan giữa hai thành phần thịt trên và bắp.

Việc trồng bắp trên mãnh đất Hoa Kỳ nầy đã từng bị chỉ trích là không theo quy định quản lý môi trường và đây là một sự khai thác không bền vững, nghĩa là việc trồng tỉa đòi hỏi quá nhiều năng lượng so với mức lợi ích của thành phẩm là bắp. Thêm nữa, bắp đã được chuyển giống pha trộn thêm nhiều hormone tăng trưởng, cùng sử dụng quá nhiều phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật.

TS Jahren đã phân tích Carbon và Nitrogen trong 500 mẫu burger, fries, gà chiên. Bắp dùng để nuôi bò hay gà được ghi dấu đồng vị của carbon nhằm mục đích nhận diện được trong phân tích. Nitrogen trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng được đánh dấu đồng vị như carbon.

image
Trong vòng hai năm nghiên cứu trên các tiệm Mac Donald’s, Burger King, và Wendy ở Los Angeles, San Francisco, Detroit, Denver, Boston, va Baltimore, kết quả thu lượm được là 100% thịt gà và 93% thịt bò đều chứa bắp đã được ghi dấu trong các tế bào, cũng như sự hiện diện của Nitrogen từ phân bón.

Các khám phá trên cho thấy nguy cơ bị nhiễm độc lâu dài do những yếu tố độc hại đến từ việc chăn nuôi và cung cách nấu nước của thức ăn nhanh.

image

Ảnh hưởng của mùi lên thói quen ăn uống

Hệ thống thần kinh khứu giác (olfactory system) của con người bị kích thích khi có một mùi lạ qua hương vị của thức ăn (hay nước hoa, hay mùi hương đặc biệt của mỗi người). Các hương vị đó là do hơi bốc ra sau khi chúng ta cho thức ăn vào miệng, và hương vị nầy dự phần đến 90% trong mùi của thức ăn.

image
Khi chúng ta ăn uống, mút cà rem, hay nhai kẹo, mùi hương thoát ra từ mỗi động tác. Cấu tạo của các mùi nầy là những chất hữu cơ nhẹ, chúng bay ra từ miệng, lên đến mũi, hay thoát ra từ đốc vọng của miệng (khi ợ ra). Mùi nầy kích thích tế bào biểu bì thần kinh khứu giác có tên là olfactory epithelium, nằm dưới mũi gần mắt chúng ta. Ngay sau đó, óc sẽ tiếp nhận những tín hiệu phức tạp từ lưởi và mũi; từ đó cho chúng ta biết có phải là mùi vị mà chúng ta muốn ăn hay không?

Một món ăn được gọi là thích khẩu thường thường được xác định từ những năm đầu trong đời sống của con người. Từ đó, con người có thể xác định được cá tính và cung cách hội nhập vào xã hội khi lớn lên, sau khi tiếp nhận những hương vị khác nhau của thực phẩm ở những giai đoạn khác của đời sống.

image 
Thông thường trẻ con thích ngọt và không chấp nhận các vị đắng. Lớn lên một chút, các em thích thử thức ăn nóng và cay, tùy thuộc vào cha mẹ hay những người cùng ăn trong gia đình. Bộ óc của mỗi người trong chúng ta có những phản ứng hoàn toàn không giống nhau trước cùng một mùi. Mùi thích hợp cho người nầy có thể gây dị ứng cho người khác và ngược lại. Sự cảm nhận về mùi rất phức tạp do nhiều yếu tố tâm lý và điều kiện bên ngoài. (Chính vì vậy mới có những mùi đặc biệt tiết ra từ giống đực và giống cái, từ đó đưa đến việc phối hợp thành vợ chồng, phải không các bạn?)

Có những mùi hương làm chúng ta nhớ mãi, nhất là khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, trong kỹ nghệ thực phẩm như fast food, mùi hương cố định sẽ giữ khách lại, vì, người trưởng thành, một khi đã trở thành thói quen, họ sẽ khó thay đổi để đi qua các tiệm ăn khác. (Có thể điều nầy đúng với kỹ nghệ ăn uống, nhưng không đúng với phái nam. Vì bản chất của đa số phái nam là thích mùi hương lạ (?), từ đó đưa đến “của” lạ chăng? Thích ăn Phở hơn ăn Cơm?).

image
Một thí dụ là, khi còn nhỏ, các em được cha mẹ thường cho ăn Happy Meals của Mc Donalds. Điều nầy có nghĩa là (không phải tuyệt đối) khi lớn lên, các em nầy sẽ thường xuyên đi đến Mc Donalds. Trung bình một người Mỹ ăn bốn túi khoai nhúng dầu trong một tuần lễ.

Cũng cần nên nói thêm là kỹ nghệ tạo mùi là một công nghệ sinh hóa cao cấp. Sự tổng hợp và cân lượng có thể được tính đến một phần tỷ của nhiều hóa chất hợp lại. Thí dụ như mùi dâu (strawberry) là mùi tổng hợp của trên 350 hóa chất xuất hiện cùng một lúc qua khứu giác của chúng ta. Do đó, kỹ nghệ nầy cũng cần có những người ngửi mùi đặc biệt gọi là flavorist để thử các mùi vừa tổng hợp ở phòng thí nghiệm xem có giống như mùi “tự nhiên” không. Từ đó mới có những danh xưng như “mũi một triệu” (million dollar nose) trong việc thử mùi rượu chát.

image
Tóm lại, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy gà Mc Nuggets của Mc Donalds có mùi bò, cũng giống như sandwich gà của Wendy. Trong lúc đó mùi của ức gà của Burger King lại có mùi khói tự nhiên (natural smoke flavor).

Ảnh hưởng lên sức khỏe của thức ăn nhanh
Như đã nói ở phần trên, việc chuẩn bị và nấu nướng những thức ăn trong các nhà hàng ăn nhanh hoàn toàn khác hẳn với cung cách nấu nướng của một nhà hàng thông thường. Nguyên liệu nấu nướng có thể là những nguyên liệu có thể đã được trữ trong phòng lạnh từ nhiều tháng trước đó. Việc pha chế đòi hỏi phải có thêm các phụ gia hay hương liệu phức tạp. Do đó, dù muốn dù không, một khi tiêu thụ những thức ăn nầy thường xuyên trong một thời gian dài, sức khỏe của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian dài sau đó.

image
Đối với khoai chiên, có chứa nhiều chất béo bảo hòa dưới dạng “trans” sẽ làm tăng nguy cơ của các bịnh về tim mạch nhiều lần hơn so với những người ít ăn fast food. Bác sĩ Walter Willert, Đại học Harward đã ước lượng hiện tượng ăn thức ăn fast food là nguyên nhân của trên 30 ngàn trẻ em chết thiếu tháng (premature death) hàng năm.

Dĩ nhiên, một số thức ăn chơi khác cũng chứa chất béo bảo hòa như khoai lát mõng, các loại bánh nướng (cookies), nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu cùng đưa đến một kết luận đồng thuận là khoai tây nhúng dầu đã chuyển tải lượng chất béo bảo hòa vào cơ thể nhiều nhất so với các thức ăn khác.

image
Vào cuối tháng sáu, 2002, Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tật một phiên họp khẩn cấp để xem lại mức ảnh hưởng lên sức khỏe của những loại thức ăn nhanh như khoai tây nhúng dầu, khoai lát mỏng, và một số thức ăn nhúng dầu hay nướng. Hai thức ăn đầu tiên là hai món ăn căn bản trong thực đơn của các em học sinh tiểu học. Theo các nhà dinh dưởng, thức ăn trên cung cấp rất nhiều chất béo nhưng không tạo ra năng lượng cho cơ thể (calories).

Dường như ai cũng thông hiểu những điều kể trên, nhưng câu chuyện ăn uống cũng giống như “câu chuyện thường ngày ở huyện”, nghĩa là, biết để mà biết, nhưng vẫn tiếp tục ăn và cho con cái ăn như thường lệ vì đỡ mất thì giờ nấu nướng. Trong các học khu trường học chẳng hạn, nhà trường vẫn tiếp tục để nhà thầu cung cấp thức ăn chẳng những không bổ dưỡng mà còn độc hại cho trẻ em.

image
Cũng như hầu như mọi người đều biết, dầu trong khi nấu sôi, một số phân tử dầu đã biến thể và chuyển hóa thành hóa chất acrylamide, một hóa chất đã được EPA chứng minh là nguyên nhân gây nguy hại cho chuỗi DNA, ảnh hưởng lên sự sinh sản (có thể tạo ra dị tật bẩm sinh) và nguy cơ gây ung thư. Chất nầy hoàn toàn bị cấm hiện diện trong nước uống, nhưng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vẫn không đưa ra giới hạn nồng độ của hóa chất trên trong thực phẩm. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, acrylamide hiện diện trong khoai chiên có hàm lượng cao gấp 500 lần hơn định mức cho phép của hóa chất nầy có trong nước uống.

Theo thống kê, 30% trên tổng số bịnh ung thư là kết quả của thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể acrylamide là tác nhân chính của những chứng bịnh ung thư nầy. Cũng tại hội nghị khẩn cấp của LHQ vừa nêu trên, các nhà nghiên cứu của phái đoàn Thụy Điển, Na Uy, Anh, Đức, và Hoa Kỳ đều đưa ra những nhật xét tương tự. Hội đồng cũng khuyến cáo rằng các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về nguy cơ của hóa chất acrylamide, một chuyển hóa chất trong dầu nấu sôi, cũng như nghiên cứu thâm sâu và định lượng mầm móng ung thư của hóa chất đó.

image
Đồng thời, Hội đồng WHO cũng khuyến cáo các nhà sản xuất thức ăn nhanh, đặc biệt là các thực phẩm được chế biến từ phương pháp nhúng trong dầu sôi cần phải cải tổ quy trình sản xuất để hạn chế sự hiện diện của acrylamide trong thức ăn.

Qua những thông tin vừa kể trên, người viết hy vọng từ đó, mỗi người trong chúng ta tự rút ra được kết luận trong việc ăn uống cho chính mình và những người thân trong gia đình, ngõ hầu có được một cơ thể không vướng bận những bịnh thường xảy ra cho tuổi già như cholesterol cao, áp huyết cao, lượng đường trong máu cao có thể đưa đến những chứng bịnh làm cho chúng ta dở sống dở chết trong những ngày cuối của cuộc đời, và nhất là không làm phiền con cháu trong thời gian còn lại nầy.



TS.Mai Thanh Truyết

Nhiều mì gói ở VN có độc tố phá hủy DNA

image




Cơn sốc vì thực phẩm chứa DEHP chưa qua thì người tiêu dùng lại "rùng mình" vì mì chứa phẩm màu Tartrazine (E102).
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v… Hiện dư luận đang e ngại trước thông tin mì ăn liền chứa E102 (hay phẩm màu Tartrazine) có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy DNA...

image
Mì gói ở VN chứa chất độc phá hủy DNA (Hình minh họa)

Những nghiên cứu khoa học trên thế giới cho đã cho thấy ở lứa tuổi từ 3-9, nếu sử dụng liên tục sản phẩm thực phẩm có chứa E102 một thời gian dài, sẽ bị ảnh hưởng. Mà rõ nhất là tăng sự hiếu động, dễ cáu gắt, kém tập trung của trẻ và ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ có một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì nhãn mác để người tiêu dùng có sự lựa chọn. Riêng Nhật Bản là nước cấm không được sử dụng E102 trong chế biến mì.

image



Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: "Ở Việt Nam, năm 2010 đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới trong tiêu thụ mì ăn liền".

Trong khi đó, từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên. Vì thế, dư luận quan tâm trước thông tin này là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

imageSản phẩm mì gói được cho là có chứa phẩm màu Tartrazine (E102)

"Mì gói là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn và ưa thích. Đặc biệt là lũ trẻ nhà tôi luôn ăn mì gói buổi sáng trước khi đến trường. Mới đây tôi đang rất lo ngại vì thạch rau câu, giờ lại thêm mì ăn liền nữa thì người tiêu dùng chúng tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình." - Chị Nguyễn Thị Hảo (Tam Trinh - Hà Nội) lo lắng nói.

"Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10 lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Vì con trai rất ngại nấu nướng, công việc của tôi cũng bận rộn nên không mấy khi đi ăn tử tế được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi thì sống chết có số cả" - Anh Hoàng Đức Long (Trần Khát Chân - Hà Nội) cho biết.

image

Có thể thấy, trong thời gian gần đây người tiêu dùng đã nhận được không ít những thông tin liên quan đến sức khoẻ của cá nhân họ và gia đình. Cơn sốc vì thực phẩm chứa DEHP còn chưa qua thì mì gói có sử dụng phẩm màu E102 lại tiếp tục "giáng xuống" khiến không ít người, hoặc là có cái nhìn bi quan thực sự về thực phẩm, hoặc tự tìm cách an ủi mình theo kiểu "sống chết có số".



image 


Cũng từ những hoang mang, lo ngại từ người tiêu dùng mà trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nêu rõ: Đây là vấn đề mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hết sức quan tâm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia và  đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ (4-10/7/2011).

Theo đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận định rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966; 1975;1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được ADI  0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.

image
Sản phẩm mì gói được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng và siêu thị, được người dân Việt Nam ưa thích.

Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Dù vào thời điểm hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có một thông báo chính thức hay một cuộc nghiên cứu nào liên quan đến các sản phẩm mì gói bán trong nước có sử dụng phẩm màu E102. Nhưng có thể nhận thấy, với việc các công ty sản xuất mì gói tại Việt Nam có sử dụng phẩm màu tổng hợp để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất thì dù hàm lượng có nằm trong tiêu chuẩn quy định hay vượt quá ngưỡng cho phép đều khiến người dân không khỏi hoang mang, lo ngại.



image


Mặt khác, với những thông tin đang được cảnh báo từ nước ngoài như việc Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phẩm màu E102 thì đây là một vấn đề cần được lưu tâm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cũng chính vì lý do đó, trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã trấn an người tiêu dùng khi cho rằng: cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật trên cơ sở tư vấn của ban kỹ thuật phụ gia thực phẩm thuộc Ủy ban Codex Việt Nam và phân tích các tài liệu khoa học của thế giới đối với E102 để đưa ra các khuyến nghị kịp thời và chính xác nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.



image
  
Còn với ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng) thì "dù chất E102 hiện nay vẫn nằm trong danh mục được phép sử dụng ở VN nhưng nếu đặt lợi ích, quyền lợi NTD lên trên, đặc biệt là vấn đề sức khỏe thì DN phải chủ động trong việc tìm 1 thứ phẩm màu an toàn khác thay thế. Như vậy mới được coi là đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm với NTD. Bởi sự độc hại của chất này, chúng ta đã biết thế giới đã công bố những nghiên cứu, gần đây nhất, tháng 3/2011, ở VN đã có 1 cuộc hội thảo về phụ gia phẩm màu thực phẩm, thì việc này đã được công khai hóa. Một câu hỏi đặt ra là những DN này đã đặt quyền lợi của NTD lên hàng đầu hay chưa?"
image 

"... Theo thông tin mà chúng tôi được biết, từ trước tháng 3/2011 hầu hết doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để tiết kiệm chi phí sản xuất từ 50-100 VND/gói mì so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên. Nếu nhân với 5 tỷ gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất kinh doanh đã thu được 1 khoản lợi nhuận rất lớn. Trước vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng NTD, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN đã và đang có những hành động cụ thể. Trong vụ việc chất phẩm màu E102 chúng tôi cũng đang theo dõi rất chặt chẽ việc xử lý của các cơ quan chức năng. Chúng tôi sẽ có công văn chính thức kiến nghị Bộ Y tế đưa chất E102 ra khỏi danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/QD BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế." - Ông Nguyễn Mạnh Hùng - P. Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam cho biết.

Duyên Duyên


Bún chả Hà Nội thơm lừng nhờ phụ gia lạ của TQ

Đa số các loại hương liệu, dầu trát này đều được giới thiệu là hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, không phải phẩm công nghiệp.
Hương liệu chế thịt nướng “made in China”.
Khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân luôn đông nghẹt khách, lối đi nhỏ khách hàng muốn mua hàng phải chen khéo để đi. Trong vai một người khách hàng muốn mua hương liệu làm quán nướng, món quay người bán hàng chào đón rôm rả.

Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất nhiều, đa chủng loại sử dụng vào các mục đích khác nhau: nào là hoa hồi, hoa trà, hoa quê, quế, tinh dầu bò, tinh dầu lợn, tinh dầu gà và các phụ gia thực phẩm khác. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.

Tại quầy hàng N. H người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và giới thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng. Ngoài ra, các loại tinh dầu có mùi vịt, mùi gà khách muốn mua phải đặt hàng trước người bán hàng sẽ lấy về.

Người bán hàng tên Huyền cầm lọ phụ gia chi chít chữ Trung Quốc cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng đã có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ".

 
image
Những hộp phụ gia thực phẩm có cả tác dụng làm vàng thịt nướng

Người bán hàng khẳng định thêm màu nước hàng (nước dùng ăn bún chả) cho vào chỉ làm cho thịt nướng vàng, không thơm như loại phụ gia này. Thông thường người làm hàng sẽ phải ướp các loại gia vị nhưng khi sử dụng lọ gia vị tổng hợp này thì người làm hàng không cần cho thêm các loại tinh dầu, hương liệu khác.


Chúng tôi ghé sang hỏi loại phụ gia dùng cho ngan quay, vịt quay, gà quay người bán hàng rôm rả giới thiệu loại phụ gia đựng trong lọ thủy tinh, nhìn thoáng qua người mua sẽ tưởng đó là những lọ si rô. Những chai lọ này chúng có màu vàng sậm được người bán hàng cất kỹ, khi có khách hỏi mua người bán hàng mới mang ra cho khách.


Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những phụ gia đóng chai còn có các loại phụ gia đựng trong túi dùng cho các món thịt xiên nướng, thịt nướng chả (làm trong quán bún chả). Giá cả của những mặt hàng này rất rẻ từ 30 đến 50 nghìn đồng/bình 1000 mg..


Kinh hoàng chất tẩy gây loét nội tạng?


Không chỉ có các phụ gia giúp lên đời thịt nướng ngon. Các cửa hàng còn bán cả phụ gia tẩy rửa thịt giúp thịt hết mùi.


Đa số những loại hóa chất này đều được khuyến cáo là không nên lạm dụng. Một số chủ cửa hàng còn có thể dùng nước vôi giúp thịt hết mùi hôi và trắng không đen.


Chúng tôi ghé qua phố Hàng Buồm để hỏi mua chất tẩy rửa thịt khiến thịt bớt hoi. Lấy lý do thịt lợn nuôi công nghiệp nhiều nên có mùi gây, hoi cần mua một phụ gia để tấy bớt mùi.


Tại của hàng N.M phố Hàng Buồm, chị chủ quán mang ra một bịch bột màu trắng và quảng cáo “bột này giúp tẩy bớt mùi thịt, không chỉ hoi hay gây mà tinh bột nay ngâm vào nước còn giúp thịt ôi thiu thành thịt tươi".


Chị hướng dẫn nếu dùng 2 kg thịt lợn thì chỉ cần hai thìa bột và cho vào một xô nước ngâm khoảng 4,5 phút là vớt ra. Lúc này mùi hôi, mùi thiu của thịt sẽ biến mất. Ngoài ra, hóa chất này còn giúp thịt trông tươi hơn.
image
Bột có tác dụng tẩy trắng trên phố Hàng Buồm


Phóng viên tìm đến Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trao đổi về việc tẩy mùi thịt ôi một cán bộ trong viện khẳng định có thế chất đó là Sunfua dioxit (SO2). SO2 ở dạng bột hòa với nước sau đó nhúng thịt vào. SO2 là chất được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm với mục đích kéo dài thời gian bảo quản và chống vi khuẩn xâm nhập.


SO2 có thể làm thịt ôi mất mùi ôi thiu, nếu người sử dụng dùng trong chế biến sẽ khiến khách hàng không biết thị ôi thiu. Nhưng dùng để ngâm thịt ôi bán sống thì không làm mất màu thâm của thịt sẽ phải dùng thêm hóa chất khác.


SO2 dùng tẩy mùi thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ gây loét nội tạng như thành ruột, dạ dày, tá tràng…

(Theo Giáo dục Việt Nam)

Măng đắng và xấu vì thiếu ... hóa chất

Hóa chất không chỉ làm rút ngắn công đoạn ngâm, luộc măng mà còn giúp măng trắng giòn và để được lâu. Vì lợi nhuận mà "công nghệ" này được cả nhà sản xuất và phân phối khai thác triệt để.

Khâu nào cũng cần hóa chất

Vì có người thân bán măng ở chợ nên tôi được dặn dò rất kỹ: "Nếu muốn ăn măng tươi thì phải báo trước 2 - 3 ngày, chị dặn người ta luộc riêng cho. Măng lấy về ngâm nước muối để trong tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 2 - 3 ngày, lâu hơn là hỏng", chị Nguyễn Thu Hằng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội cho biết. Nhiều hôm có khách đột xuất, chạy ra cửa hàng định mua ít măng về dùng, thấy măng trắng ngon và đẹp, được ngâm đầy các thùng nhưng chị bắt về mua thứ khác mà ăn. "Măng này người nhà không ăn được", chị Hằng nói.

Trong vai một nhân viên vừa được thuê bán hàng, tôi được một chủ chuyên giao măng tại chợ Hà Đông tâm sự rất thực khi chỉ vào đống hóa chất: Không có các loại hóa chất này thì luộc măng chết tiền củi, tiền công, măng lại xấu chẳng ai mua, thậm chí vớt ra là thâm đen. Cho chút này, măng mềm và giòn, rất hấp dẫn.

Anh còn hướng dẫn: Chất màu trắng là bột tẩy, giúp măng sạch, có độ dai và không hư hỏng. Màu vàng là dùng để luộc măng củ, măng vầu lên màu ánh vàng bắt mắt. Khi luộc măng thì cho chút đường hóa học măng mới ngọt, chứ không đắng và ngái khó ăn. Nhờ thuốc bột tẩy trắng, thời gian ngâm măng tươi chỉ mất vài ngày thay vì hằng tháng trời như trước đây. Đối với măng khô, muốn ngâm, luộc để bán không nát và hỏng thì cứ cho chút bột trắng vào, tối luộc sáng bán ngay. Ngâm chất này bán cả tháng măng vẫn vàng, mềm, đẹp.

Sau khi măng được các chủ đầu mối giao cho tư thương, một lần nữa măng lại được lên đời bằng thuốc bảo quản. Chủ một cửa hàng măng tại chợ Thành Công, Hà Nội cho biết, không có hóa chất bảo quản măng sẽ chua, thâm đen và nấm mốc xâm nhập ngay. Măng tươi bán cả năm, trong khi thu hoạch thì có mùa. Không có hóa chất thì đổ đi hết, người tiêu dùng lấy gì mà ăn. Đây là các hóa chất được phép sử dụng, an toàn, không sao. Tại chợ Hà Đông, những củ măng dập nát, thâm đen, xấu xí, được cắt bỏ qua, cho vào ngâm trong chậu nước, một lúc sau măng trở lên trắng và hấp dẫn.
image
Quầy bán măng tại chợ Hà Đông

Tìm hiểu về việc măng ngâm hóa chất đối với các cơ quan quản lý về thực phẩm thì đều nhận được câu trả lời, thực phẩm tươi sống được kiểm tra thường xuyên, riêng mặt hàng măng, gần như không được kiểm tra, xét nghiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, trưởng phòng Y tế quận Hà Đông cho biết, chưa bao giờ măng được lấy mẫu xét nghiệm.

Dễ như mua hóa chất "ngâm" măng

Trong vai một người đi tìm mua hóa chất cho cơ sở sản xuất măng, chúng tôi được các chủ cửa hàng măng giới thiệu lên hàng khô tại chợ Hà Đông để mua. Chị H. chủ một cửa hàng giới thiệu đon đả: Muốn mua chất chống thối cho măng chứ gì, loại nào cũng có hết. Làm trắng thì mua bột trắng, thích vàng thì mua bột vàng, ngọt thì thêm đường hóa học, giòn thì có hàn the... Mỗi loại lại có đến vài ba loại từ có nhãn mác được sản xuất từ Mỹ đến các loại không nhãn mác đóng trong bao bì, chủ hàng tự ghi chất chống thối, chất tẩy trắng măng, thực phẩm... Chị bảo, muốn chọn loại nào thì chọn, mua bao nhiêu cũng có, các cơ sở sản xuất lớn thì thường mua loại đóng trong bao tải to cho rẻ. Thậm chí, có cả các loại phụ gia thực phẩm bị cấm như hàn the cũng được bán công khai.

Khảo sát cho thấy, các cửa hàng ở đây đều bán các loại hóa chất chống thối với các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Natri Benzoat, Kali benzoat của Mỹ được bán với giá 65.000 - 70.000đ/kg; Bột muối, bột chống thối, thuốc chống thối, bột trắng măng có nhãn mác Trung Quốc hoặc chủ bán hàng tự ghi tên được bán với giá từ 30.000 - 50.000đ/kg tùy loại hoặc 75.000đ/2kg, phẩm vàng - bột sắt: 10.000 - 30.000đ/kg, hàn the 7.000 - 15.000đ/kg tùy loại...

Theo chị H. chủ một cửa hàng hướng dẫn, chỉ cần 1kg thuốc chống mốc thối chua này có thể dùng để ngâm 1 - 1,5 tạ măng. Theo chị, loại hóa chất này, chị bán không chỉ để ngâm măng mà còn ngâm các loại thực phẩm phẩm tươi sống, rau củ quả gồm: ngó sen, giá đỗ, bắp chuối, nấm tuyết, nấm kim châm, nho khô, táo khô, chanh muối, khoai tây chiên đông lạnh, tôm tươi đông lạnh...

Theo Bee

Ảnh Hưởng Của Nắng Trên Cơ Thể

image


Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống. Bình thường thì nắng bức tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều và ban đêm.
Nhiệt độ trong không khí thường thấp hơn sức nóng mà ta cảm thấy vì ảnh hưởng của độ ẩm tương đối.  Độ ẩm không khí càng cao ta càng cảm thấy nóng khó chịu hơn.
Cơ quan khí tượng đã lập ra một biểu đồ sức nóng (Heat Index Chart) trên đó có ghi nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối. Giao điểm đường nối của hai số này là nhiệt độ thực cảm thấy (Heat Index).
Thí dụ nhiệt độ đo trong không khí là 90 F, độ ẩm 80% thì sức nóng thật sự cảm thấy cao hơn, 113 độ F. Khi Heat Index dưới 90 độ F thì cơ thể còn chịu đựng được chứ lên trên 100 độ thì nhiều tai nạn do hơi nóng  sẽ dễ dàng xảy ra.


image

Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng. Đó là:
Mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi. Các hạch mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được  hoặc khi có những nguy cơ  tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra. Các nguy cơ này có thể là:
* Yếu tố gây tăng nhiệt trong cơ thể gồm có: sự vận động của bắp thịt, lên kinh phong, nóng sốt do nhiễm trùng, vật vã cơ thể khi người ghiền thiếu nhớ cần sa bạch phiến hoặc do tác dụng của thuốc tâm thần.
* Yếu tố đưa đến suy yếu sự thoát nhiệt: tuổi cao, người quá mập mỡ giữ nhiệt, khô nước trong người, mặc quần áo bó sát, khi có bệnh tim, bệnh ngoài da hay do tác dụng của thuốc chữa bệnh tim, thuốc thông tiểu tiện.
Các bệnh do nắng gắt gây ra
Các tai nạn này thường xảy ra vào mùa hè khi khí trời vừa nóng vừa ẩm. Lý do là sự ẩm thấp của không khí trì hoãn bốc hơi trên da.
Người già và em bé thường hay bị hơn tuổi khác vì sức đề kháng với bệnh kém hữu hiệu. Riêng nữ giới dường như ít gặp rủi ro này hơn nam giới vì quý bà quý cô hiểu rõ khả năng chịu đựng cho nên sớm tránh né trước khi lâm nguy.
Tia nắng có thể xuyên qua lớp da không quần áo làm tổn thương cho các phân tử DNA, nhiễm thể của tế bào da. Tia cực tím của nắng gắt vào mùa Hè dễ làm da tổn thương, đưa tới mau già, ung thư da.
Sau đây là một số bệnh do nắng  gắt gây ra:


image


Ban đỏ da
Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, bể vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc.
Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ.
Khi đã nổi ban, thoa và uống thuốc chống dị ứng như Bénadryl hoặc bôi kem Caladryl.TRước đó, nên chừom khăn lạnh trên da để giảm ngứa rát.

image

Chuột rút

Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút (Cramp).
Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối sodium trong thời gian vận động.
Không nên dùng muối viên vì muối làm sót bao tử đồng thời nước vẫn chưa được thay thế.



image

Ngất xỉu

Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước.
Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị xỉu thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.


image


Kiệt sức

Nhiều nhà  chuyên môn tin tưởng rằng kiệt sức sẽ đưa tới trúng cảm nhiệt (Heat stroke).
Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều.
Lực sĩ vận động cật lực, người lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước là hay bị kiệt sức vì nóng.
Ngoài ra, quý lão niên đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này.
Để tránh kiệt sức vì nắng,  nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.


image



Trúng cảm nhiệt

Đây là một cấp cứu sinh tử, bệnh nhân cần được điều trị tức thì tại bệnh viện với các phương tiện hữu hiệu. Nếu  chậm trễ,  nạn nhân có thể bị thiệt mạng.
Trúng nhiệt (heat stroke) xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.

Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trúng nhiệt:
a- Người cao tuổi, người đang bệnh hoạn suy nhược, người mập béo hoặc khi sống tĩnh tại trong căn phòng hầm hơi, nóng ẩm.b-Trẻ em trúng cảm nhiệt khi ngồi trong xe đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.c- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu, có bệnh tim, bị khử nước (dehydrated).đ- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngưng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 41? C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, tính tình cáu kỉnh, gây gổ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt bán thân, hôn mê, đôi khi chết.

Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân:

a- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ mát râm, cắt bỏ quần áo để máu huyết lưu
thông và cơ thể thoáng thoát.
b- Dội  hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.
c- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.
đ- Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.
e- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Tylenol, Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho lá gan.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Kinh nghiệm thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các rắc rối vì hơi nóng thường hay tái phát cho nên phòng ngừa lại càng quan trong hơn.
Sau đây là một số dự phòng:


1- Nếu biết là sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen đi.

2- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khỏe.

image

3- Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng.

4- Tránh  nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đi tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước.

5- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi.

6-Vải ka ki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng.
Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester.
Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.


7- Đầu đội nón rộng vành, mắt mang kính râm.

8- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.

9- Du di thời khóa biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.

10- Không để trẻ em đợi trong xe dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 65 độ C (150 độ F) 11- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng vừa ẩm thấp.
Uống nhiều nước trước khi, trong khi và sau khi tập, chứ đừng đợi tới khi khát mới uống.
Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.
12- Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên nghỉ tay, vào bóng râm thư giãn một lúc, “uống ly chanh đường”  uống ly nước lạnh cho “phẻ” mát rồi hãy tiếp tục.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
 

6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt

image


Ăn nhiều thịt cả về số lượng và chất lượng có thể mắc một số bệnh rất nguy hiểm.
Cách ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do ăn không đúng theo khoa học.

Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.

Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc, nên dẫn đến bệnh tật.

Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

image
Ăn nhiều thịt dễ mắc một số bệnh nguy hiểm

Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.

Như vậy, ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.



Một vài nghiên cứu cho thấy : trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống... Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh. Tác dụng của ăn uống người ta thấy: dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

image

6 kiểu chế biến thịt không nên ăn nhiều
Thịt là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm cho cơ thể nhưng ngày nay có nhiều loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn các loại thịt chế biến sau.
Thịt chế biến
Thịt chế biến có thể kể là hot dogs, xúc xích, thịt bò khô, thịt heo xông khói và một số loại thịt được sử dụng trong các sản phẩm súp đóng hộp... Hầu như tất cả đều được chế biến có sodium nitrit, như là một chất bảo quản. Một nghiên cứu của Đại học Hawaii cho thấy, sodium nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Thịt chiên
Thực phẩm chiên trong dầu thường rất nóng và một phần đã bị oxy hóa dầu. Những thực phẩm dạng này từng được y học chứng minh là góp phần gây ung thư, tăng cân và các nguy cơ sức khỏe khác nếu tiêu thụ thường xuyên.

Thịt tái chín
Từ lâu, trong thực đơn của bạn không thể thiếu các món tái, nào là bò tái chanh, bò tái nhúng giấm đến thịt dê tái... Nếu các loại thực phẩm này mang mầm bệnh dịch tả hay thương hàn, chúng sẽ dễ dàng truyền qua con người. Bạn nên hạn chế và thận trọng khi ăn các món tái, sống. Muốn ăn thịt tái, phải ngâm thịt vào giấm đậm đặc ít nhất là năm tiếng rưỡi trở lên. Đồng thời, bạn cần tẩy sán lãi 6 tháng/lần nếu thường xuyên ăn rau sống và thịt chín tái.

image
Thịt chiên
Thịt xay
Thịt xay nếu bạn tự làm thì rất an toàn, nhưng nếu bạn mua từ những nguồn không đáng tin cậy thì thường là thịt kém chất lượng. Nguy cơ chứa các mầm bệnh như E.coli rất cao. Đặc biệt là khi bạn không thể quan sát bề mặt của thịt để phát hiện bệnh. Một phần thịt xay không được bảo quản trong chân không hay vô trùng, thường phơi ngoài chợ nên rất mất vệ sinh.

Thịt nướng
Nướng thịt ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra rất nhiều độc tố, thịt nướng càng cháy thì hàm lượng độc tố trong thịt cao. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

Thịt heo, bò tăng trọng
Ngày nay khi nuôi bò heo thì người ta thường trộn các chất tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc cho heo bò. Việc tồn dư hormone và dư lượng kháng sinh đang là vấn đề. Vì hormone tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Ví dụ, tồn dư hormone khi vào cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết tố trong người, tim mạch, gây mọc nhiều lông ở phụ nữ…
Thịt nạc, coi chừng hóa chất cực độc
Để tạo ra nhiều thịt heo nạc nhằm thu lời, thương lái thu mua gia súc gia cầm đã bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe khi cho vật nuôi ăn các chất cấm (chủ yếu là các loại hoóc-môn tăng trưởng độc hại) trở thành những con vật siêu nạc trong thời gian ngắn.
Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác hại của những chất cấm này, nhưng sự nguy hiểm của nó đến mức chính những người chăn nuôi tại Đồng Nai và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa lên tiếng kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.

“Thần dược”… tăng trọng (?)
Bà Nguyễn Thị Ng., nuôi heo tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, bà từng chứng kiến một vụ nuôi heo sử dụng chất cấm mua từ các lái heo tạo nạc cho heo trước khi xuất chuồng 15 – 20 ngày và hiệu quả thì đúng là… kinh người. Từ một con heo 120kg sau khi dùng “thần dược” siêu nạc, xương cơ co rút, thời gian này chỉ cần ngoại lực tác động nhẹ lên con heo, có thể dùng bàn tay vỗ lên lưng heo cũng khiến con vật rú lên vì đau đớn. Không đầy 3 tuần lễ trọng lượng heo chỉ còn 100kg nhưng ngoại hình rất bắt mắt, mông, vai đều nở căng, da bóng, hồng...
Thương lái sẵn sàng trả giá những con heo siêu nạc này cao hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với giá thị trường. “Nhìn tác dụng thần kỳ như vậy, tui không dám nghĩ đến việc ra chợ mua thịt heo ăn nữa…”, bà Ng. nói. Nhiều người nuôi heo tại địa phương thường xuyên được các thương lái chào mời những loại “thần dược” tăng trọng hay siêu nạc cho heo.

image
Không khó nhận ra heo được sử dụng chất cấm...
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, việc phát hiện chăn nuôi sử dụng chất cấm rất dễ dàng, với những người trong nghề có thể nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cách đây chưa đầy 3 tuần, đơn vị này kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi heo trên huyện Thống Nhất (địa phương nuôi heo với số lượng nhiều nhất), kết quả có 6/6 mẫu có chất cấm (chất tăng trọng) thuộc hai lô heo sống có giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y địa phương cấp ngày 16/1 đạt yêu cầu. Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất, cho biết trước đó ngày 16/12/2011, phát hiện, bắt giữ một đối tượng vận chuyển 5kg chất tạo nạc (Salbutamol Sulphate) bán cho người chăn nuôi.

Theo ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm còn phần lớn là do thương lái đem tới và “ép” các nhà chăn nuôi cho heo ăn nếu không sẽ không mua. Bằng cách ra điều kiện, nếu mua và cho heo ăn “chất tạo nạc”, thuốc tăng trưởng, thương lái sẽ mua cao hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg so với… heo thường. Riêng với những loại chất tạo nạc cho heo, theo ông Hải, người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi về trọng lượng vì tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi… nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán…”, ông Hải nói.

Độc lực hại người

PGS.TS. Dương Thanh Liêm, Khoa chăn nuôi Đại học Nông lâm Sài gòn, cho biết: từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn, với mục đích tăng trọng lượng vật nuôi, tạo nạc nhanh… đó hầu hết là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chẳng hạn, những hoóc-môn có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy protein, tích lũy chất béo, giữ nước được sử dụng nâng cao năng suất tích lũy vật nuôi làm cho tăng trọng nhanh hơn từ 15 - 20%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 10 - 15%. Hay một nhóm chất khác có tác dụng kích thích, thúc đẩy tái hấp thu nước làm cho súc vật lên cân nhanh. Các chất tổng hợp, có khả năng chống viêm, kích thích heo ăn nhiều, ngủ nhiều tăng cân nhanh… Chất làm cho sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô nghèo chất béo nên làm giảm khẩu vị, làm cứng chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến…

Đối với gia súc, gia cầm sử dụng những chất cấm khi giết thịt có thể quan sát được những bất ổn ngay trên quầy thịt như: thịt mất đi sự mềm mại, mất mùi vị thơm ngon, vị béo của thịt, có những vết bầm tím do rút cơ khiến vật nuôi vỡ các mao mạch, máu tung tóe ra có thể thấy trên bò, cừu, heo khi bị stress trước lúc giết mổ.
TS. Liêm cảnh cáo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như đồng tính, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể… Đó còn chưa kể tới những hoóc-môn có tác động lên hệ tim mạch và trao đổi chất. TS. Liêm còn cho biết, một số chất tồn dư trong thức ăn cho bò sữa có thể quan sát thấy những bé gái uống sữa của những bò sữa có sử dụng hoócmôn sinh trưởng làm cho tuyến vú của chúng tăng trưởng nhanh không bình thường…

image
...Nhưng khi đã giết mổ thì mắt thường không thể thấy “ẩn họa” bên trong
Theo Th.S Lê Thị Thu Hà, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, do những tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khỏe của người tiêu dùng, các chất cấm này đã bị Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hộ nuôi không hề đơn giản, mắt thường của người tiêu dùng cũng khó có thể phân biệt loại thịt nào ngoài chợ dùng chất cấm, loại nào không. Xem ra họ chỉ có thể trông chờ vào lương tâm của chính những người chăn nuôi.
Heo siêu nạc nhờ "thần dược"
Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Từ thông tin người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại để tăng trưởng và tạo nạc cho heo, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương đã lấy mẫu thịt ngẫu nhiên bày bán ở chợ đi kiểm nghiệm và cảnh cáo đến người tiêu dùng vì loại hóa chất này gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Chẳng biết sau những thông tin cảnh cáo đó, cơ quan chức năng chuyên môn vào cuộc như thế nào, ngăn chặn được đến đâu, nhưng thông tin ấy vô hình trung đã “dọn đường” để người nuôi heo sử dụng loại hóa chất đó một cách bí mật hơn, còn người bán bắt đầu cảnh giác và nếu không quen, không có người giới thiệu thì bất cứ ai hỏi cũng nhận được câu trả lời “không biết, không dùng và không bán”.

“Thần dược” tạo nạc
PV đã có nhiều ngày thâm nhập giới nuôi heo ở các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom… (tỉnh Đồng Nai) - nơi được xem là nguồn cung cấp heo lớn ra thị trường và là nguồn cung cấp chủ yếu cho những lò mổ ở TP.HCM.
Ngay ngày đầu tiên trong vai “người nuôi heo”, đâu đâu chúng tôi cũng đều ghi nhận từ lái heo đến người nuôi heo những lời đồn đại về loại hóa chất siêu tạo nạc, trữ nước cho heo như một loại “thần dược”.

Khi heo nuôi bằng cám ăn thẳng được khoảng 80 kg đến 100 kg là đến lúc họ bắt đầu sử dụng “thần dược” siêu nạc. Loại hóa chất này không hề có nhãn mác, dạng bột màu trắng được các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở địa phương bán lẻ với giá 500.000 đồng/kg. Hóa chất này có tác dụng “biến” một con heo đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn. Đặc biệt, "thần dược" còn có tác dụng “đánh tan” mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da làm các lái heo không thể chê vào đâu được, hớp hồn người tiêu dùng ngay ở quầy thịt heo, tạo sức hút vô hình những tay thợ làm giò chả chuyên nghiệp.
Việc sử dụng hóa chất (người nuôi heo gọi bằng thuốc tạo nạc, trữ nước) cho heo ăn rất đơn giản, theo công thức truyền tai nhau.

Những người chăn nuôi “trời ơi” này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng. “Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết, nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…”, T. - người từng nuôi heo bằng loại hóa chất trên, nay chuyển sang làm lái heo, tiết lộ với chúng tôi.

Mỗi ngày tăng 2 kg!
T. ngụ ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai), chuyên đi thu mua heo trang trại và những hộ dân ở một số huyện, như: Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Trảng Bom, rồi vận chuyển về TP.HCM giao cho những lái buôn, sau đó vào các lò mổ.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.

image
Heo đang được cho ăn “thần dược”
T. đưa chúng tôi đến một trại heo tư nhân ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nơi có hàng trăm con heo lớn nhỏ và có 30 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng. Trại heo khá rộng, hai công nhân đang tất bật với công việc tắm heo và bê những thùng cám ăn thẳng cho heo đổ vào máng tự động. Trại heo được chia ra nhiều chuồng nhỏ. Mỗi chuồng có khoảng 30 con, lớn nhất khoảng 1 tạ, nhỏ khoảng 20 kg. Ông chủ nuôi heo tên H. dẫn chúng tôi ra xem bầy heo 30 con. Bầy heo nhìn khá bắt mắt, con nào con nấy mông vai căng tròn, mũm mĩm đang nằm ngủ li bì dưới nền chuồng còn vương vãi những hạt cám heo ăn thẳng.
Trước khi lên xe đi xem bầy heo nhà kế bên, ông H. đòi tăng giá bán, nhưng T. không đồng ý vì cho rằng giá heo đang rớt từ sau tết đến nay. Tâm sự với chúng tôi, ông H. than: “Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ”.

Giống như bầy heo trong trang trại nhà ông H., trang trại của ông S. ở Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) cũng chuẩn bị xuất chuồng với khoảng 40 con; con nào mông, vai cũng căng tròn, nằm la liệt. Khi chúng tôi có mặt thì đến giờ cho heo ăn chiều. S. lấy muỗng múc một thìa bột màu trắng ngà đổ vào chiếc thùng đang ngâm cám, rồi lấy cây quậy đều, sau đó đổ vào máng cho cả bầy heo tranh nhau ăn ngon lành. “Bầy này em mới cho ăn thuốc được 7 ngày, đang tính tuần sau bán mà giá xuống thấp quá…”, S. than thở.

image
Đổ thức ăn thẳng ra trộn với hóa chất trước khi cho heo ăn

image
Những con heo ăn phải hóa chất mông vai căng tròn

image
Không dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động

image
Heo ăn phải hóa chất nằm la liệt
 

Công dụng tuyệt vời từ rau quả

image

Mẹo hay từ cà chua
Từ lâu, cà chua đã được biết là một loại quả tuyệt vời với hàng loạt công dụng giúp tăng cường sức khỏe.


image

Như một “kho” dồi dào lycopene, beta caroten, vitamin C…, cà chua là lá chắn bảo vệ tim mạch, chống ung thư, trị chảy máu chân răng, loét miệng... Cà chua còn có tác dụng chống say nắng, hạ huyết áp và trị chứng lang ben do phơi nắng nhiều (dùng 4 muỗng nước cốt cà chua hòa với 2 muỗng tương cà chua, thoa lên vùng bị lang ben trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch).


Ngoài công dụng chữa bệnh, cà chua còn là sự lựa chọn thường xuyên của các cô gái thích làm đẹp từ các sản phẩm thiên nhiên. Làm đẹp da là công dụng phổ biến nhất. Nước cốt cà chua pha với một tí nước chanh bôi lên mặt có thể làm nhỏ lỗ chân lông. Nước cốt cà chua hòa với sữa có công dụng trị da rám nắng. Nước cà chua pha với mật ong thì làm sáng da. Còn nếu da bạn có nhiều mụn? Hãy ăn thật nhiều cà chua cùng các loại rau trái khác.
Một ít nước cốt cà chua pha với nước ấm bôi vào “vùng da nhạy cảm” còn có công dụng trị hôi nách.
Ngoài ra, cà chua cũng có thể làm sạch các đồ dùng trong gia đình nếu bạn biết tận dụng nó:
- Vỏ, hạt cà chua nấu với nước trong chảo, nồi nhôm bị bẩn, ố sẽ làm sạch vết bẩn.
- Những đồ dùng bằng thiếc bị đen, bẩn sẽ phải chịu thua trước một miếng cà chua chà trực tiếp lên vết bẩn.
- Nước cốt cà chua cũng sẽ nhanh chóng xóa vết mực dính trên tay bạn.
Mẹo trị vết muỗi đốt

Chúng ta ai cũng không tránh khỏi có lần bị muỗi cắn và khó chịu với những biểu hiện ngứa ngáy, sưng.

image


Vậy làm cách nào để nhanh chóng giảm ngứa, sưng?

1. Bôi nước xà phòng
Bôi nước xà phòng lên vết muỗi đốt sẽ nhanh chóng giảm ngứa. Đó là nhờ chất sodium (muối Natri) kết hợp với nước sẽ có tính kiềm sẽ trung hòa chất gây ngứa có tính axit.

2. Bôi amoniac chặn ngứa
Tác dụng tương tự như bôi nước xà phòng.

3. Bôi dầu gió
Nếu chỗ bị muỗi cắn rất ngứa, đầu tiên chúng ta có thể dùng ngón tay đập đập nhẹ vào đó, sau đó bôi dầu gió vv.

4. Bôi nước muối
Dùng nước muối bôi lên chỗ ngứa hoặc đắp vào chỗ ngứa, như thế sẽ làm cho vết sưng
tấy do muỗi cắn giảm sưng đi đồng thời còn có tác dụng trị ngứa hữu hiệu.

5. Bôi dung dịch lô hội nguyên chất
Có thể dùng dung dịch chiết ra trong lá lô hội để chặn ngứa và giảm sưng.

6. Nước bọt
Nước bọt cũng có tính kiềm giúp trung hòa chất gây ngứa mang tính axit.

7. Dùng nước tỏi bôi lên chỗ ngứa
Lấy một nhánh tỏi cắt đôi, áp mặt cắt vào chỗ ngứa để cho nước tỏi dính vào, một lúc sẽ hết ngứa. Với da mẫn cảm và trẻ nhỏ thì không nên dùng cách này.
Công dụng tuyệt vời của trái bưởi

Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì mùi vị thơm ngon, bổ, mát. Nhưng không phải ai cũng biết được những lợi ích của bưởi đối với sức khoẻ.

image
Bưởi là 1 loại trái cây nhiệt đới họ cam quýt rất quen thuộc trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là 6 lợi ích của bưởi đối với sức khoẻ:

1. Giàu vitamin C
Là thành viên của gia đình họ cam quýt, bưởi cũng là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Bưởi còn là một chất chống oxy hoá, vitamin C bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp…

Stress có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ, đồng thời có liên quan đến một số bệnh ung thư như miệng, cổ họng, dạ dày, phổi và đại tràng. Vitamin C cũng giúp bổ sung lượng vitamin E trong cơ thể.

2. Giảm cholesterol
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Hoá học nông nghiệp và thực phẩm được thực hiện trên 57 bệnh nhân đã có phẫu thuật tim.
Một nhóm người tham gia thêm bưởi đào vào chế độ ăn uống, một nhóm khác thêm bưởi vàng và nhóm thứ ba không thêm bất kỳ một loại bưởi nào. Kết quả cho thấy rằng những người ăn bưởi đào sẽ giảm cholesterol và giảm lượng chất béo của họ. Cả hai loại bưởi đều giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần một cách đáng kể trong một tháng.

3. Ngăn ngừa sỏi thận
Bưởi có một hợp chất gọi là d-limonene ngăn ngừa sự hình thành và làm tan sỏi thận. Một nghiên cứu của tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy rằng phụ nữ uống nửa lít đến một lít nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu của họ, qua đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã được điều trị các vấn đề về thận, nước ép bưởi có thể cản trở hiệu quả của thuốc mà bạn đang xài.

4. Phòng chống ung thư
Như đã biết ở trên bưởi rất giàu chất chống oxy hoá như vitamin C, góp phần làm giảm nguy cơ stress có liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đồng thời một nghiên cứu gần đây cho thấy một hợp chất trong quả bưởi được gọi là naringenin có hiệu quả chống lại ung thư tuyến tiền liệt, vì nó giúp sửa chữa hư hỏng DNA trong các tế bào tuyến tiền liệt của con người.Trong những quả bưởi màu đỏ còn có lycopene một chất chống oxy hoá khác.
Theo một nghiên cứu khác bưởi còn chứa một chất được gọi là limonoids, giúp ngăn ngừa các khối u bằng cách thúc đẩy một loại enzyme tác động lên gan thúc đẩy trục xuất chất độc ra ngoài cơ thể. Limonoids còn trợ giúp chống lại ung thư miệng, da, phổi, dạ dày. Phần ruột bên trong bưởi có chứa glucarates, một loại phytochemical đã được chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư vú.

5. Giảm cân
Bản thân bưởi không có chất béo, có chứa một số enzyme đốt cháy chất béo cao. Các nghiên cứu cho thấy chúng góp phần thay đổi nồng độ insulin, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi chất cao.

6. Làm đẹp da
Với lượng vitamin A cao cùng với vitamin C đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, bưởi giúp duy trì đủ độ ẩm trong da, bảo vệ da khỏi bị khô, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và nếp nhăn.
8 lời khuyên bảo vệ các khớp xương

Viêm khớp, đau và sưng khớp khiến bạn khó chịu, vận động khó khăn. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn phòng tránh những vấn đề về khớp.

image
Vận động
Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng.
Dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…

Giảm cân
Cân nặng dư thừa sẽ gây thêm gánh nặng đè lên các khớp xương, thậm chí có thể làm thoái hóa các đốt sụn.
Hơn nữa, mỡ thừa trong cơ thể còn làm phát sinh thêm các chất gây viêm, khiến cho các cơn đau khớp ngày càng trầm trọng. Nguy hiểm nhất là mỡ tập trung ở vùng bụng có khả năng làm gia tăng các chất tiền viêm - cykotine.

Không giãn căng cơ thể trước khi luyện tập
Các chuyên gia khuyên bạn không nên giãn căng cơ thể trước khi luyện tập vì nó làm co thắt các cơ, làm tăng nguy cơ rách cơ. Những người thường xuyên bị đau hoặc bị viêm khớp, động tác giãn căng cơ thể trước khi luyện tập có thể khiến các khớp xương bị tổn thương thêm.
Có nhiều động tác khởi động phù hợp với mỗi hình thức vận động như với bơi lôi, có thể lần lượt đá hai chân vào khoảng không với mục đích làm ấm cơ bắp và giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn.

Chọn tư thế tốt
Dù bạn đứng hay ngồi, hãy luôn luôn giữ người thật thẳng. Tư thế tốt sẽ bảo vệ cho các khớp xương của bạn.

Chườm đá lạnh khi khớp sưng đau
Đá lạnh là thuốc chống đau tự nhiên rất hiệu ngiệm. Nó làm giảm sự đau đớn và sưng phồng.
Nếu như các khớp xương của bạn đang “biểu tình”, hãy chườm đá lạnh lên chỗ đau khoảng 20 phút. Tuy nhiên, trước khi chườm, hãy bọc đá trong một túi vải nhỏ. Không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.

Hạn chế dầu hướng dương và dầu ngô
Hai loại dầu này đều mang đến quá nhiều các chất béo thuộc nhóm Omega-6 nên nếu sử dụng quá nhiều dầu hướng dương, dầu ngô trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm các khớp xương.

Thêm gia vị trong nấu nướng
Thêm vào món ăn những gia vị như gừng, nghệ có tác dụng giảm nguy cơ bị viêm khớp và làm chậm quá trình viêm.

Ăn cá
Các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ… mang đến các axit béo Omega 3 (EPA và DHA) có khả năng kháng viêm khớp xương.
7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan

Chăm sóc gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.



image
Cà rốt
Gan có thể được coi là một cơ quan có chức năng giải độc của cơ thể. Một số các chức năng của gan bao gồm: điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, và trợ giúp tiêu hóa.
Gan đồng thời cũng là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải “chăm sóc” hai lá gan hết sức cẩn thận.
“Chăm sóc” gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một loạt các loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng gan. Mục sức khỏe chỉ đưa ra 7 loại thực phẩm tiêu biểu dưới đây:

1. Cà rốt
Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể.
Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.

2. Tỏi
Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.

image
3. Chanh
Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.

image
Không chỉ vậy, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, những vùng tiêu hóa, và phổi. Thêm nước cốt của nửa quả chanh với một cốc nước nóng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.

4. Các loại rau lá xanh
Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu.

image
Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…

5. Rễ củ cải
Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.

image
Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.

6. Cây ké sữa (Milk Thistle)
Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.

image
7. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.

image
Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm tới một trong những phương pháp làm sạch gan quan trọng nhất là uống nhiều nước. Bạn không nhất thiết phải tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm bên trên, nhưng ý thức lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Trị cao huyết áp bằng vị thuốc từ cần tây

Cần tây là loại rau ăn cao cấp dùng để chế biến nhiều món ăn ngon nên được trồng rộng rãi trên thế giới, nhất là ở những nước có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Rau cần tây còn là loại cây giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc và chữa được nhiều bệnh.

image
Trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol
Cách bào chế thuốc: dùng rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ đều có lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày cho uống như vậy 3 lần, mỗi lần 40ml nước cốt rau cần tây hỗn hợp này. Đã trị cho 16 người mắc chứng cao huyết áp ở giai đoạn 1 và 2. Kết quả thấy tốt cho 14 người, còn lại 2 người không thấy tác dụng. Trong 14 người này thấy lượng cholesterol giảm từ 1/3 đến 1/2 so với ban đầu. Đặc biệt lô thử nghiệm này có cả những người mắc chứng cao huyết áp đã lâu năm cũng có biểu hiện giảm tốt. Kết quả theo dõi còn cho biết thường thì sau khi uống thuốc được 1 ngày huyết áp đã bắt đầu hạ, cá biệt có người mãi đến ngày uống thứ 4 mới bắt đầu hạ áp và cholesterol. Tất cả khi uống đều thấy ăn ngủ tốt, lượng nước tiểu tăng.

Trị huyết áp cao và làm hạ cholesterol theo cách 2
Một thử nghiệm lâm sàng khác thực hiện ở 10 người. Dùng bằng rễ cây cần tây. Cách bào chế và kết quả theo dõi như sau: lấy 10 bộ rễ tươi (dùng rễ tươi tốt hơn rễ khô) của 10 cây rau cần tây. Cũng rửa sạch, sau rửa lại bằng nước chín, giã nát, cho vào 10 quả táo tàu (loại bán ở hiệu thuốc Bắc), tất cả sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi đợt trị liệu khoảng từ 15 - 20 ngày, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt trên các người bệnh được thử nghiệm.

Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa
Cách bào chế và theo dõi kết quả như sau: dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả theo dõi trên 6 người mắc chứng bệnh này thấy rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày thì nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

Tại các nước phương Tây dùng rau cần tây để làm thuốc lợi tiểu, còn Trung Quốc dùng làm thuốc thanh nhiệt, giảm ho, ăn ngon, hạ huyết áp và đã áp dụng như sau.
Chữa cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: lấy toàn bộ cây nấu nước uống trong ngày.
Chữa nhọt, viêm nhiễm: giã nát rau cần tây đắp lên chỗ mụn nhọt, nơi viêm nhiễm.
Chữa viêm gan mạn (rối loạn chức năng gan): dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống rất tốt.

Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Ngoài ra, còn thấy trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

Chữa sâu răng: đặc biệt, trong cần tây còn chứa hợp chất lưu hóa có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có loại vi khuẩn biến đổi hình dạng liên hoàn như vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy khi ăn cần tây còn phòng ngừa được chứng sâu răng, làm hạ áp và lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, bệnh khó tiêu, thiếu máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...
Ngâm chân nước nóng rất tốt cho chân và não

image
Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Liệu pháp ngâm rửa chân
Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...

Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Ðông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược...

Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Phương pháp thực hiện

1. Ngâm, rửa chân bằng nước nóng:
Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàngdụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy vớ, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

2. Nước thuốc ngâm, rửa chân:
- Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.
- Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau gỗ hay thau sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày làm 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

image
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ, chữa mất ngủ rất hữu hiệu
Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm rửa chân
1. Mất ngủ: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.
2. Di tinh, xuất tinh sớm: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.
3. Giải trừ mỏi mệt: Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài, dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.
4. Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
5. Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g, huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
6. Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.

7. Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
8. Phù chân: Dùng ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
9. Ðau ngứa mắt: Dùng nước nóng ngâm rửa chân, hay dùng cúc hoa 60g nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-3 lần.
10. Chữa cao huyết áp, chóng mặt, hoa mắt: Hạ khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 20g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.
11. Ðau răng do nhiệt: Ðịa cốt bì 60g, đơn bì 10g, thạch cao 60g, phòng phong 15g, cúc hoa 30g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Ðồng thời kiêng dùng các thức ăn nhiều mỡ béo, cay, nóng; Giảm bớt phần ăn.
12. Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
Những điều cần lưu ý:
- Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.
- Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
- Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
- Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).
- Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.
3 lợi ích sức khỏe từ giá đỗ

Là một loại rau quen thuộc với mọi nhà nhưng có rất nhiều lợi ích sức khỏe ẩn chứa trong nó mà bạn có thể chưa biết!

image
Giá trị trong việc chữa bệnh

Các nhà khoa học Nhật bản phát hiện, trong quá trình hạt đậu xanh nảy mầm một phần protein có thể phân giải thành axit amin, từ đó làm tăng hàm lượng axit amin vốn có của nó.

Trong giá đỗ còn có chất chất xơ, nếu như khi trộn cùng với rau hẹ vừa có tác dụng an toàn vừa có hiệu quả tốt đối với bệnh táo bón ở trẻ em và người già. Ăn giá đỗ có thể giúp điều trị các chứng bệnh như là bệnh quáng gà do thiếu Vitamin A, bệnh viêm miệng viêm lưỡi và viêm tinh hoàn do thiếu  vitamin B2, hoại huyết do thiếu vitamin C...
Khi nấu giá đỗ tốt nhất bạn nên cho thêm một chút giấm ăn, như vậy có thể khiến cho porotein ngưng kết nhanh, vừa duy trì mỹ quan của từng sợi giá lại có thể giữ lại được chất dinh dưỡng tốt. Đồng thời khi chế biến, bạn nên chảo nóng và nấu nhanh tay để không làm mất đi chất vitamin C có trong giá đỗ.

Giá trị dinh dưỡng cao

1. Trong giá đỗ có chứa hàm lượng vitamin C rất phong phú, có thể rất hữu ích trong việc điều trị hoại huyết.

2. Giá đỗ có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol và chất béo chất đống trong thành mạch máu, phòng chống các bệnh về tim mạch.

3. Giá đỗ còn chứa chất riboflavin rất thích hợp đối với những người hay mắc bệnh lở loét khoang miệng.

image
4. Nó còn chứa lượng chất xơ phong phú là loại thực phẩm rất tốt đối với các bệnh nhân mắc bệnh táo bón. Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa ung thư ở một số cơ quan trong hệ tiêu hoá như là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng...
5. Nhiệt lượng trong giá đỗ rất thấp mà lượng nước và chất xơ lại cao nếu thường xuyên ăn giá đỗ còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Tác dụng giảm cân

Giá đỗ vốn chứa rất ít năng lượng nhưng lại chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng rất có công hiệu trong việc giải độc làm đẹp, tiêu mỡ, nhuận tràng chống ôxi hoá..

image
Từ góc độ về dinh dưỡng mà nói, nhiệt lượng trong giá đỗ thấp cứ mỗi 100g giá đỗ chỉ chứa 8 calo nhiệt lượng mà lại chứa lượng chất xơ phong phú giúp thúc đẩy sự nhu động của đường ruột và có tác dụng nhuận tràng, chỉ những đặc điểm này đã có thể đã có thể chứng minh được tác dụng giảm cân hữu hiệu từ giá đỗ.
Đu đủ – Thiên thần của các loại quả

Vì những lợi ích vượt trội của nó với sức khỏe con người mà từ lâu, Christopher Columbus đã gọi đu đủ với các tên trìu mến “Thiên thần của các loại quả".

image
Vài nét về đu đủ
Ban đầu, đu đủ ban chỉ có ở miền nam Mexico và các nước lân cận. Sau đó, nó được trồng phổ biến ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới.

Đây là loại trái cây hình cầu hoặc hình quả lê. Thịt của đu đủ là một màu cam hoặc có màu sắc phong phú của sự kết hợp giữa màu vàng và màu hồng. Các khoang bên trong của quả là những hạt đen tròn. Đu đủ ăn được hạt, mặc dù hương vị cay của nó có phần cay và đắng.

Từ lâu, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã gọi đu đủ với cái tên trìu mến “Thiên thần của các loại quả”. Thực tế, đu đủ là một trong những nguồn giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại quả khác.

Trong quả đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh có chứa papain, một loại enzyme giúp tiêu hóa protein trong cơ thể. Ngoài ra, enzyme này cũng được sử dụng để điều trị chấn thương khi chơi thể thao hoặc ứng phó với các nguyên nhân khác gây chấn thương, dị ứng khác.



image
Lợi ích sức khỏe của đu đủ

Bệnh tim: đu đủ có thể rất hữu ích cho công tác phòng chống xơ vữa động mạch và bệnh tim, tiểu đường.

Chất chống ô xy hóa mạnh mẽ: Đu đủ là một nguồn vitamin C tuyệt vời cũng như một nguồn vitamin E và beta-carotene dồi dào. Đây được coi là 3 chất chống oxy hóa rất mạnh, có lợi cho sức khỏe con người.

Giảm đau tim, đột quỵ: Những dưỡng chất trong đu đủ còn giúp ngăn chặn sự oxy hóa cholesterol. Khi cholesterol bị oxy hóa sẽ có thể dính và tích tụ trong thành mạch máu, tạo thành mảng bám nguy hiểm mà cuối cùng có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Giảm cholesterol cao: đu đủ cũng là một nguồn chất xơ dồi dào nên có tác dụng giảm mức cholesterol cao.

image

Axit amin lành tính: Các acid folic được tìm thấy trong đu đủ cần thiết cho việc chuyển đổi chất gọi là homocysteine thành các axit amin lành tính, có lợi cho cơ thể.

Bởi vì nếu chất homocysteine không được chuyển đổi có thể gây thiệt hại cho các thành mạch máu và được xem là một nguy cơ quan trọng tạo nên những cơn đau tim hoặc đột quỵ.

image

Chống ung thư: Chất xơ trong đu đủ có thể liên kết với các chất độc gây ung thư trong ruột kết và làm cho chúng đi ra khỏi các tế bào ruột già.

Ngoài ra, đu đủ có nhiều folate, vitamin C, beta-carotene và vitamin E được kết hợp để giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các dưỡng chất này bảo vệ cho tế bào ruột kết, chống lại thiệt hại của các gốc tự do. Do đó, bạn nên tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng có trong đu đủ bởi nó thực sự tốt cho những người bị ung thư ruột kết.

Giảm viêm nhiễm: Các enzym có trong đu đủ có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và cải thiện những vết bỏng từ nặng đến nhẹ.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong đu đủ cũng rất tốt trong việc giảm bệnh suyễn, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp nên bạn tích cực ăn đu đủ nhiều. Những nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu vitamin C như đu đủ rất tốt cho những người bị viêm khớp dạng thấp ở hai hoặc nhiều khớp.

Các lợi ích khác: Các chất xơ được tìm thấy trong đu đủ cũng có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.



image
Tăng cường hệ miễn dịch: Ngoài vitamin C, đu đủ còn có nhiều vitamin A cần thiết cho các chức năng  trong cơ thể và tạo nên một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đu đủ là một trái cây lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh như nhiễm trùng tai tái phát, cảm lạnh và cảm cúm.
Các chuyên gia sức khỏe còn coi chất papain có trong đu đủ là một phương thuốc hiệu quả điều trị cho chứng rối loạn bụng. Vì thế, nó là một loại thuốc tốt cho bệnh lỵ, khó tiêu, quá nhiều lượng a xit  và táo bón.

Làm đẹp da: Nếu như bạn bị nổi mụn, bạn có thể lấy nhựa màu trắng của đu đủ xanh để cọ xát vào mặt. Điều này sẽ giúp điều trị mụn, mang đến cho bạn một làn da căng mịn và loại bỏ nếp nhăn.



BM
 

Những con số hên cho sức khỏe

image

Bà con mình nhiều người tin tưởng rằng nếu có một vài con số sẽ mang lại Hên Vui cho đời sống thì cũng có con số đưa tới không vui, nên tránh.
Còn nhớ trước đây ở quê nhà, nhiều người đều sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để có được bảng số xe với mấy con số 9 hoặc 8 hoặc 6 liền nhau. Nhiều người cầu kỳ còn muốn có 9 nút cho số điện thoại, số nhà, số chương mục ngân hàng.
Con số mà không mấy người ưa là số 13 vì « «sui tận mạng ». Phòng khách sạn nhẩy từ số 12 lên 14, bỏ rơi chú 13. Việc đại sự là phải tránh ngày 13 thứ Sáu.
Lại còn khi bị bạn bè gán cho con số 35 thì mấy ông giãy nẩy như đỉa phải vôi, nhưng trong lòng thầm nghĩ « Còn dê được là còn mùa Xuân cuộc đời ». Chứ mà trên bảo dưới không nghe thì, ôi thôi cũng vô tích sự.
Riêng đối với sức khỏe thì cũng có những con số tốt, số hên mà ai cũng muốn có. Các số này thay đổi tùy theo chức năng bộ phận cơ thể.
Xin cùng tìm hiểu một vài con số cần có và đáng ghi nhớ.

Huyết áp

image

1-Trước hết xin định nghĩa “huyết áp là gì”? 
Huyết áp (HA) là áp suất của máu lên thành động mạch chính khi máu được tim bơm vào. Áp suất tùy thuộc sức cản của động mạch và số lượng máu. Cao khi hai yếu tố này cao và ngược lại.
HA được ghi nhận bằng milimét thủy ngân mmHg và đo bằng huyết áp kế đặt ở động mạch cánh tay là nơi áp suất giống như áp suất khi máu rời trái tim.
Áp suất cao nhất khi tâm thất co bóp (HA tâm thu- systolic) đẩy máu ra khỏi tim. Huyết áp thấp nhất khi tâm thất giãn ra (HA tâm trương-diastolic) để tiếp nhận máu.
Huyết áp chấp nhận được thay đổi từ 90-140/60-90mmHg
Huyết áp bình thường thay đổi tùy theo tuổi.
Ở một người trưởng thành, khỏe mạnh và trong tình trạng nghỉ ngơi, huyết áp dưới 120/80mmHg được coi là bình thường, lý tưởng là khoảng 117/75. 
Hoạt động gắng sức, cảm xúc mạnh, căng thẳng tâm thần đều làm tăng HA tâm thu. Ngược lại  khi ngủ thì HA này lại  thấp nhất. Huyết áp thấp ở trẻ em, tăng dần với tuổi.
Hệ thần kinh giao cảm và vài kích thích tố trong cơ thể điều chỉnh giữ HA ở mức độ bình thường. 
2- Và thế nào là cao huyết áp?
Khi áp suất trong động mạch lên tới 140/90mmHg là cao huyết áp.
Huyết áp 120/ 80 là Tiền Cao HA và ta đã phải lưu tâm theo dõi rồi.
Chỉ cần một con số trên mức bình thường là đã bị bệnh cao H.A. Thường thường bệnh được tìm ra khi ta đi bác sĩ khám bệnh hoặc tình cờ nhờ bạn bè đo.
3-Thế nào là huyết áp thấp
Các nhà y học cũng đồng ý với nhau là huyết áp thấp khi một trong hai kết quả bằng hoặc dưới 90 cho tâm thu, 60 cho tâm trương. Như vậy nếu có kết quả
115/50 thì là huyết áp thấp.
Đây là con số chung chung, với người này là thấp nhưng lại bình thường với người khác vì họ không có các khó khăn dấu hiệu bệnh như chóng mặt, sỉu hoặc bất tỉnh.
 Người tập luyên cơ thể, các lực sĩ thường hay có huyết áp và nhịp tim hơi thấp hơn bình thường mà họ vẫn khỏe mạnh.

Nhịp tim

image

Tim co bóp do một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở vách sau của tâm nhĩ phải khởi xướng và quyết định số nhịp đập của tim. Ðó là nút- xoang- nhĩ (sino-atrial node), một máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) tự nhiên.
Nút phát ra những xung lực điện, được những sợi cơ tim đặc biệt dẫn truyền tới kích thích các ngăn của tim co bóp. Âm thanh co bóp được diễn tả bằng hai âm tiết “lubb” và “dupp”, nghe được khi ta đặt tai vào ngực để nghe. Âm “lubb” trầm, dài hơn, khi tâm thất bắt đầu bóp và các van nhĩ thất khép lại. Âm “dupp” thanh nhưng ngắn hơn khi tâm thất bắt đầu thư giãn và các van bán nguyệt khép lại.

image

Mạch (pulse) là do sóng áp suất chuyển tới động mạch mỗi khi trái tim co bóp, đẩy máu ra ngoài.  Mạch được nhận ra dễ dàng trên các động mạch nổi gần mặt da như động mạch quay (radial artery) ở cổ tay động mạch cảnh (carotid artery) ở cổ, động mạch ở cổ chân, ở bẹn, ở thái dương....
Mạch được tính theo số lần tim đập trong một phút và có thể đếm dễ dàng bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và chỏ lên một động mạch nổi trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy chuyển động nhè nhẹ của sóng áp lực trên mạch máu đó.  Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.
Khi bắt mạch, nên thoải mái, thư giãn, vì nếu hồi hộp, lo lắng, nhịp tim thường nhanh hơn một chút. Ðếm mạch trong 1 phút hoặc trong 30 giây rồi nhân đôi để có số nhịp tim.
Nhịp tim bình thường tùy thuộc tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thời gian trong ngày...Buổi sáng trước khi thức giấc, nhịp thấp nhất. Khi hít thở vào, nhịp hơi nhanh hơn và khi thở ra, nhịp hơi chậm. Nhịp phải đều đặn, có nghĩa là thời gian giữa hai nhịp phải bằng nhau.
 Sau đây là số nhịp trung bình trong 1 phút:
                        - Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 tới 160 nhịp/ 1phút
                        - Trẻ từ 1 tới 10 tuổi: 70 tới 120 nhịp/1phút
                        - Người từ 10 tuổi trở lên: 60 tới 120 nhịp/ 1phút
                        - Vận động viên thể thao: 40 tới 60 nhịp/1 phút.
Phụ nữ có nhịp tim nhanh hơn nam giới khoảng 5 lần tim đập và được giải thích là tim quý bà hơi nhẹ hơn tim quý ông, mà nhẹ thì co bóp hơi nhanh hơn, nhiều hơn.
Mặc dù tim đập là do chính trái tim điều khiển, nhưng nhịp tim có thể bị chi phối bởi hệ thần kinh và nhiều yếu tố khác.
Tập luyên cơ thể đều đặn làm cơ tim mạnh hơn và tăng lượng máu đẩy ra mỗi lần tim đâp. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu máu được thỏa mãn với nhịp tim chậm. Do đó nhịp tim ở các vận động viên thể dục, thể thao đều chậm. 
Nhịp tim có thể cho biết nhiều chi tiết về tình trạng khỏe mạnh hoặc đau yếu của cơ thể. Các vị thầy thuốc y học cổ truyền chỉ cần bắt mạch mà chẩn đoán được vô số bệnh của lục phủ ngũ tạng.
Với y khoa hiện đại, mạch là một trong 4 dấu hiệu chính cần được kiểm soát mỗi khi đi khám bác sĩ. Ðó là Mạch, Nhịp Thở, Thân Nhiệt và Huyết áp.
Ngoài ra, sinh hoạt điện của tim có thể được ghi bằng tâm-điện-đồ (EKG).

Nhiệt độ cơ thể
image

Một trong những đặc tính của động vật có vú là khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc dù có thay đổi trong môi trường sinh sống.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nhiệt độ trung bình của cơ thể. Với một số tác giả, 37°C (98.6°F) là bình thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho hay thân nhiệt trung bình là 98.0°F hoặc thấp hơn.
Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút.
Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang
ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều.

image

Vì vậy, thân nhiệt trung bình có thể du di giữa 36.°C- 37.4°C  (97°- 99.4°F).
Thân nhiệt tăng khi ăn uống tiêu hóa thực phẩm, vận động cơ thể, cơ bắp co căng, có kinh nguyệt, có thai, khí hậu nóng ấm, mặc nhiều quần áo, cảm xúc mạnh, run lạnh.
Nhiệt độ hơi giảm khi thời tiết giá lạnh.
Sự tăng giảm này đều có tính cách tạm thời, ngắn hạn.
Cần lưu ý tới sự thay đổi nhiệt độ bình thường ở người cao tuổi và trẻ thơ. Họ đều dễ dàng thất thoát nhiệt độ khi tiếp xúc với khí hậu lạnh và đưa tới thiểu nhiệt (hypothermia). Ở lớp tuổi này, nhiều khi dù đã bị nhiễm trùng mà nhiệt độ chưa tăng, cho nên khi tìm ra bệnh thì quá trễ.

Đường Huyết


image

Ðường huyết thay đổi rất nhanh sau khi ăn, vận động cơ thể hoặc sau khi chích insulin.Đây là đường glucose do sự chuyển hóa thực phẩm có chất carbohydrat mà ra.
Với người không bị tiểu đường, đường huyết trung bình thay đổi từ 70mg/dl- 99mg/dl đo sau 8 giờ nhịn ăn. Từ 100-125mg/dl là Tiền Tiểu Đường. Trên 126mg/dl là bị tiểu đường.
- Dưới 200mg/dl (11mol/l) hai giờ sau khi ăn là bình thường.
Đo đường huyết ở nhà, kết quả có thể không chính xác nếu:
- Cồn lau lẫn vào máu. Nếu lau ngón tay với cồn, nên đợi ngón tay khô hẳn trước khi chích kim.
- Nước hoặc xà bông dính trên đầu ngón tay.
- Giọt máu lớn quá hoặc nhỏ quá.
- Que thử bị ẩm ướt.
Kết quả thử nghiệm chính xác hay không là tùy theo loại máy, giấy thử cũng như người thực hiện có làm đúng như hướng dẫn. Ngoài ra, kết quả còn tùy thuộc vào mấy điểm sau đây :
- Số lượng hồng huyết cầu (hematocrit): người có hồng cầu cao thì đường huyết thấp hơn ở người có hồng cầu trung bình. Ngược lại, khi hồng cầu thấp thì kết quả thử nghiệm đường cao hơn.
- Một vài hóa chất nhu acid ascorbic, acid uric...làm thay đổi kết quả thử nghiệm. Do đó, nên coi kỹ bảng hướng dẫn để tránh các chất có ảnh hưởng tới việc đo đường huyết.
- Thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, độ cao so với mặt biển cũng ảnh hưởng tới giấy thử và kết quả. Cần cất giữ máy đo theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Máy đo có thể cho kết quả không đúng nếu cơ thể thiếu nước, đang trong tình trạng căn thẳng.
- Dùng giấy thử khác hiệu có thể cho kết quả không chính xác. Nên mua loại giấy thử cùng hãng với nhà sản xuất máy.
Hiện nay có nhiều máy đo đường huyết ở nhà mà không cần giấy thử có hóa chất xúc tác.
Thường thường máy đo đáng tin cậy để theo dõi và điều trị tiểu đường, nhưng máy cũng không toàn hảo. Kỹ thuật dùng trong máy đo tại nhà không chính xác bằng thử nghiệm được thực hiện tại bệnh viện hoặc các phòng thí nghiệm.

Ðếm tế bào máu.


image

Tiếng Anh gọi là Complete Blood Count (C.B.C). Kết quả thử nghiệm này cho ta biết thiếu hoặc thừa tế bào máu, ung thư máu, máu loãng hoặc đặc. Ðây là thử nghiệm mà hầu như mỗi lần khám bệnh là ta đều được làm.

C.B.C nhắm vào các tế bào sau đây:
a- Hồng Huyết cầu (R.B.C)- Hồng cầu được sản xuất từ mô tạo máu của tủy sống.  Vì không có nhân nên H.H.C  không phân bào được. Mỗi H.C. cần 6 ngày để thành hình và có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Ở người trưởng thành, mỗi giây đồng hồ có 3 triệu hồng cầu được sinh ra để thay thế HC già nua mệnh một.
H.C. chứa huyết cầu tố mà chức năng chính là chuyên chở dưỡng khí nuôi tế bào và loại khí độc CO2 ra ngoài.

Bình thường người trưởng thành có khoảng từ 4 đến 5 triệu  H.C./ 1 mm ³ máu. Phụ nữ hơi thấp hơn nam giới một chút nhưng chẳng sao, quý tỷ muội nhỉ. Cho người ta hơn cái này thì mình lấy cái khác nhiều hơn và da vưỡn trắng vưỡn hồng là được rồi. Quàng thêm chuỗi ngọc trai trên cổ thì hồng cầu xuống tí ti cũng gật đầu.
b- Bạch Huyết Cầu (W.B.C.)- B.H.C. có ba loại chính là bạch cầu hạt, đơn bào và
lymphô nhân.

Nhiệm vụ của B.H.C là chiến đấu chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bảo vệ cơ thể bằng cách “sơi tái” các phần tử nguy hại lạ; sản xuất và chuyên trở kháng thể.
Khi ta bị đứt da tay, nhiễm trùng thì B.H.C. được động viên kéo tới vết thương đề tòng quân diệt giặc. Xác chết quân ta và địch lẫn với bạch cầu sống sót tạo thành chất mủ.

image

Số lượng bình thường B.H.C. là 4000-5000/mm³. B.H.C có đời sống ngắn ngủi hơn trong mạch máu, khoảng từ 6-8giờ, nhưng một số lớn vào trú ngụ tại các tế bào thì tồn tại có khi cả năm.
c- Tiểu cầu (Platelets)- Gọi là tiểu cầu vì tế bào này có hình dạng tròn dẹp khác nhau. Ðây là những tế bào nhỏ nhất của máu, không có nhân hoặc DNA, được  tạo ra từ tủy sống. Mỗi mm³ máu có từ 150,000-450,000 tiểu cầu. Tuổi thọ trung bình là 10 ngày.
Nhiệm vụ chính của tiểu cầu là tạo sự đông máu. Khi công chúa gọt quả soài tượng, chẳng may đứt da tay chẩy máu thì tiểu cầu chạy tới, kết tụ với nhau thành một cái nút lấp kín mạch máu hở. Ngón tay công chúa hết chẩy máu, nàng tiếp tục thưởng thức soài tượng chấm với muối ớt.
d- Huyết cầu tố (Hemoglobin)-  Máu cần một số lượng đầy đủ H.C.T. để chuyên trở dưõng khí.
Người trưởng thành có khoảng từ 14-17 g/ 100mL máu. H.C.T. Thấp dưới mức này là dấu hiệu của thiếu máu (anemia).

Chất béo

image

Ðây là những chất mà bà con ta lưu tâm nhiều nhất, quen thuộc nhất và cũng mang lại nhiều e ngại, thắc mắc. Và y giới cũng dành nhiều công sức để nghiên cứu các chất béo này vì khi quá cao trong máu, chúng có thể gây ra nhiều rủi ro bệnh hoạn.
Thử nghiệm máu nhắm vào mấy loại chất béo chính Cholesterol, Triglycerides, LDL, HDL.
a- Cholesterol.
Cholesterol có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó là thành phần cấu tạo màng bao che các tế bào, mô thần kinh não bộ; cần thiết cho sự tổng hợp kích tố steroids, mật; sinh tố D.
Hầu hết cholesterol được gan tạo ra nên nhiều khi ta không phải ăn thêm thực phẩm có chất này.
Cholesterol có nhiều trong chất béo động vậy và hầu như không có trong thực vật.

image

Trong máu, cholesterol được chất đạm protein chuyên chở, nên có tên gọi là lipoprotein.
Mức độ Cholestretrol Toàn Phần lý tưởng là dưới 200 mg/ 100ml;
từ 200 -240 mg/ 100ml thì tạm chấp nhận được nhưng cần giảm tiêu thụ chất béo, vận động cơ thể;
trên 240 mg/ml thì đến lương y ngay để khám nghiệm thêm rồi điều trị, dinh dưỡng đúng cách ngõ hầu mang con số trở lại bình thường.
b- LDL- LDL viết tắt của chữ Low Density Lipoprotein, một thứ cholesterol do protein cõng với  tỷ trọng rất thấp. Thấp nhưng lại hay gây bệnh hoạn cho cơ thể nhất là bệnh tim mạch khi mức độ trong máu lên cao.
 Dưới 100 mg/100ml máu là tốt, trên số này là hổng có được, phải giảm tiêu thụ mỡ, uống thuốc.
c-HDL viết tắt của High Density Lipoprotein là cholesterol tỷ trọng cao, được coi như lành tính có ích cho cơ thể.
Dưới 35 mg/100 ml là không tốt mà càng cao là càng tốt.
d- Triglycerides dưới 200 mg/100 ml là bình thường mà trên số này là có rủi ro gây bệnh tim.
Và cuối cùng là:

Số giờ ngủ


image

Nhu cầu ngủ nhiều hay ít thay đổi tùy theo với tuổi tác.
Trẻ sơ sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hơn.
Tới 6 tháng tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ.
Kể từ khi bước chân vào đại học tới tuổi trưởng thành thì cần từ 7-8 giờ mỗi ngày.
Như vậy thì nếu thọ tới tuổi 75, con người đã dành cho sự ngủ một khoảng thời gian khá dài: một phần tư thế kỷ, vị chi là 25 năm.

Kết luận
Số Hên cho sức khỏe còn nhiều, chẳng hạn như chỉ số trung bình chức gan, thận, chất điện phân trong máu…Nhưng nếu có được những con số trên đây thì cũng có đủ sức khỏe để được an hưởng tuổi vàng, “Bách Niên Giai Lão” rồi.
Thân chúc bà con có được những con số Hên vừa kể.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D. Texas-Hoa Kỳ.
 

Nỗi oan hủ tiếu gõ

image
Phải điều tra kẻ gây ra "nỗi oan hủ tiếu gõ"!

image
Từ ngày có thông tin hủ tiếu gõ nấu bằng thịt chuột cống, người bán hủ tiếu này đành ăn hủ tiếu thay cơm vì ế

Trong 70 ý kiến phản hồi bài “Không có chuyện chuột cống trong nồi hủ tiếu gõ” có rất nhiều lời chia sẻ với những người bán hủ tiếu gõ, đồng thời đề nghị phải tìm ra và xử lý người đã tung ra câu chuyện không có căn cứ này.

Nói lấy được
Đây là một bài viết không có chứng cứ, không có cả thông tin tối thiểu được xác thực. Tác giả này có lẽ ngồi một chỗ hóng hớt nghe chuyện tầm phào ngoài quán cà phê rồi phóng tác. Cái đáng nói nhất là hình như tác giả viết theo lối “nói lấy được” không cần kiểm chứng thông tin mà còn cố ý vơ đũa cả nắm. Hơn nữa, bài viết ngoa truyền này đã gián tiếp làm hại những người - đa số là nghèo túng - làm nghề bán mì gõ. Tôi cho rằng sau khi bài viết này ra đời và bị những người ưa chuyện giật gân, thích thú tiếp tay lan truyền mà không kèm theo lời suy xét, phê phán thì bát cơm của không ít đồng bào miền Trung nghèo khó tha hương sẽ vơi bớt đi. Mồ hôi sẽ loang rộng nhiều hơn nữa trên lưng áo của các anh các chị đang thâu đêm đẩy xe mì gõ trên lề đường, góc phố Sài Gòn. Nhiều ánh mắt trẻ thơ trong những phòng trọ nóng nực, tối tăm sẽ nhòe đi vì không hiểu tại sao ba mẹ chúng không có tiền mua cho con manh áo mới.
LÊ BÌNH
Đau lòng
Cách đây mấy chục năm, thời bao cấp ở Hà Nội cũng có tin đồn này, chỉ khác là chuột trong nồi nước phở. Chắc người viết bài này đã “xào” và cho chuột vào nồi nước lèo của hủ tiếu vì chẳng có bằng chứng nào chứng minh trong bài viết này cả. Bỗng thấy xót xa cho những người bán hủ tiếu bị ảnh hưởng tới miếng cơm vì cái tin cũ rích được mang ra xào lại của một kẻ thiếu lương tâm...
Lê Văn Tân
Tin đồn hại người
Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, việc lợi dụng nó để phát tán, xuyên tạc những nội dung thiếu căn cứ là cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của không chỉ người trong cuộc mà còn gây tâm lý hoang mang lo sợ cho cả xã hội. Gần chỗ tôi ở (Q.Tân Phú, TP.HCM) có một người quê ở Quảng Nam vào sống bằng nghề bán hủ tiếu gõ. Đêm nào cũng bán đến hơn 2g sáng. Chừng 6g30 sáng lại tiếp tục cặm cụi rửa xương, chặt xương rồi cho vào nồi đun đến 3-4 giờ chiều. Như vậy, rõ ràng để có tô hủ tiếu thơm ngon cho chúng ta thưởng thức, anh này phải bỏ thời gian cho một quá trình chế biến vất vả, nghiêm túc. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra làm rõ nội dung mà bài viết nêu để xử lý nghiêm những người cố tình gây hoang mang trong xã hội.
Thành Công
Cần xử lý
Đề nghị các cơ quan vào cuộc làm rõ nội dung bài viết đó độ chính xác như thế nào để có cơ sở xử lý người viết bài. Đừng làm ảnh hưởng đến cuộc mưu sinh của rất nhiều người dân lương thiện chỉ vì sự ích kỷ của một cá nhân muốn nổi tiếng bằng cách tung tin thất thiệt qua một bài viết giật gân, câu khách. Cộng đồng mạng cần có cái nhìn sâu hơn vào vấn đề này, đừng hùa theo những tin tức sai lệch mà gây tác hại lớn.
Quang Trần

Không có chuyện chuột cống trong nồi hủ tiếu gõ


image
Ông Lương Tấn Túc (53 tuổi, quê Quảng Ngãi) bỏ than vào lò đốt để giữ nóng cho nồi nước lèo, phía sau là dãy bàn ghế vắng khách
Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao quanh một bài viết về xe hủ tiếu nấu nước lèo bằng chuột cống tại TP.HCM, đăng tải trên một trang web.
Câu chuyện trên đã chất thêm gánh nặng lên vai những người bán hủ tiếu mưu sinh, vốn đã khốn khó.

Không có phóng viên theo trinh sát
Để kiểm chứng nội dung câu chuyện, chúng tôi lần lượt kiểm tra thông tin theo đúng lộ trình của tác giả kể. Trung tá Nguyễn Lê Hùng, đội trưởng đội hình sự đặc nhiệm - đơn vị chuyên trách về công tác phòng chống cướp, cướp giật và tội phạm trên tuyến giao thông thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP, khẳng định: “Thời gian qua không có phóng viên nào đi chung với các trinh sát của đội. Không thể có chuyện trinh sát hình sự đặc nhiệm đi làm nhiệm vụ lại chở phóng viên ngồi sau xe mà truy đuổi cướp trên đường phố như lời kể được, làm vậy hết sức nguy hiểm, không ai cho phép. Chúng tôi cũng không nghe báo cáo về vụ việc truy đuổi, bắt cướp rồi phát hiện ra nồi hủ tiếu nấu bằng thịt chuột”.

Đường Nguyễn Chí Thanh bắt đầu từ đường Hùng Vương tới điểm cuối là đường Nguyễn Thị Nhỏ, đi qua tám phường thuộc ba quận (5, 10 và11). Ngày 26-10, lãnh đạo công an các quận 5, 10 và 11 đã kiểm tra toàn bộ công an các phường trên có ghi nhận vụ việc như tác giả bài viết kể hay không, lãnh đạo công an các quận khẳng định hoàn toàn không ghi nhận vụ việc như vậy.

Tác giả bài viết khẳng định theo chân trinh sát của PC45 đi tuần tra, truy đuổi cướp và có mặt công an địa phương khi phát hiện “xâu chuột cống” trong nồi nước lèo. Tất cả các đơn vị được tác giả đề cập đã khẳng định không có vụ việc như tác giả kể.

Quá nhiều lời đồn quanh tô hủ tiếu
Như thường lệ, sáng sớm 26-10 vợ chồng ông Ba (quê Quảng Ngãi, trú tại Q.2) ra chợ Thảo Điền chọn mua mấy ký xương heo, một số loại rau gồm xà lách, rau thơm... để chuẩn bị cho buổi bán hủ tiếu bắt đầu từ 15g kéo dài đến 22g ở góc đường Nguyễn Bá Lân (P.Thảo Điền, Q.2). Thực khách tìm đến ăn hủ tiếu ngoài anh xe ôm, tài xế taxi, nhân viên văn phòng... còn có cả các vị khách người nước ngoài. “Đó là những khách quen lâu năm” - ông Ba nói.

Ông Ba cho biết năm 1994, khi cậu con trai lớn đậu vào Trường đại học Bách khoa TP.HCM cũng là lúc ông Ba cùng vợ dắt díu nhau vào Sài Gòn bán hủ tiếu gõ nuôi con ăn học. Và cũng từ xe hủ tiếu gõ ấy, lần lượt ba đứa con kế tiếp cũng vào đại học và ra trường có việc làm ổn định. Gần 20 năm gắn bó với nghề bán hủ tiếu gõ, ông Ba coi chiếc xe đẩy như là một người bạn tri kỷ. “Nó là cần câu cơm của cả gia đình, nhờ nó mà vợ tôi chăm lo được cuộc sống hằng ngày và con cái học hành tử tế” - chỉ tay vào xe bán hủ tiếu, ông Ba tâm sự.

Thông tin về “nước lèo hủ tiếu gõ nấu bằng chuột cống” tuy không ảnh hưởng nhiều đến lượng thực khách đến ăn hủ tiếu của mình nhưng cũng khiến vợ chồng ông Ba hết sức bức xúc. “Không biết vì mục đích gì nhưng cách đây ít năm cũng có thông tin nấu nước lèo hủ tiếu bằng trùn chỉ, chuột... Cứ mỗi lần tin đồn tung lên là những người bán hủ tiếu gõ lại một phen khổ sở” - ông Ba nói. Vừa trò chuyện, ông Ba mở nắp nồi hầm xương đang sôi sùng sục, vớt xương và thịt ra chứng minh: “Để có được nồi nước lèo ngon, ngọt xương phải được hầm từ sáng sớm” - ông Ba giải thích.

Ăn hủ tiếu thay cơm
Chị Nguyễn Thị Quyên (40 tuổi, quê Vĩnh Long) bán hủ tiếu trên đường Nguyễn Văn Hưởng (P.Thảo Điền, Q.2) bức xúc: “Vừa rồi có vị khách đến ăn cũng kể về chuyện nước lèo hủ tiếu gõ nấu bằng chuột cống. Dù mình làm ăn đàng hoàng nhưng vẫn thấy chạnh lòng lắm”. Chị Quyên cho biết gia đình chỉ có hai mẹ con thuê phòng trọ nương tựa nhau và bán hủ tiếu trên đường Nguyễn Văn Hưởng kiếm kế mưu sinh được sáu năm nay. Trung bình mỗi ngày bán được 60 tô hủ tiếu, số tiền kiếm được đủ chi tiêu trong gia đình, lo tiền học cho con và thỉnh thoảng gửi về quê đỡ đần cha mẹ già.

Tại khu vực bến xe miền Đông, chúng tôi gặp chị Hà Thị Thu (quê Quảng Ngãi) ngồi bên chiếc xe hủ tiếu gõ, mặt buồn rầu. Cạnh đó, bốn chiếc bàn kê sát mép đường Đinh Bộ Lĩnh chỉ có một thực khách ngồi ăn. “Mấy ngày nay ai đến ăn hủ tiếu cũng e dè, dò hỏi về nước lèo. Dù mình làm ăn đàng hoàng nhưng khi nghe mọi người đồn thổi cũng bức xúc lắm” - chị Thu tâm sự. Theo chị Thu, ngày bình thường chị bán khoảng 50 tô, nhưng mấy ngày trở lại đây số lượng hủ tiếu bán ra giảm còn 35-40 tô.
Là người Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi, ông Trần Văn Thời và vợ là bà Nguyễn Thị Phấn (49 tuổi) rời quê vào Sài Gòn bán hủ tiếu ngót 20 năm. Từ khi có thông tin hủ tiếu nấu bằng chuột cống khiến xe hủ tiếu của ông bà đẩy từ hẻm nọ sang hẻm kia mà không bán được bao nhiêu. “Mấy bữa nay chỉ bán cho khách quen không hà, ế quá chừng luôn”. Do bán ế nên bữa trưa, bữa tối của cả gia đình bà đều là hủ tiếu. “Bán không được, nên vợ chồng con cái ăn thay cơm cho đỡ xót ruột”.

Cách chỗ vợ chồng bà Phấn đứng bán hủ tiếu không xa, trên vỉa hè số 283 Nguyễn Chí Thanh là xe hủ tiếu gõ của vợ chồng ông Lương Tấn Túc (cũng người Đức Phổ). Bày ra từ 12g nhưng đến 3g chiều ông Túc không bán được bao nhiêu: “Bình thường mỗi ngày (từ 12g đến 2g sáng hôm sau) bán được chừng 15kg cả hủ tiếu cả mì. Nhưng mấy bữa nay ế quá. Tui bưng đồ cho khách quen ăn người ta hỏi chọc, có bỏ thịt chuột vô không đấy. Tui nghe mà tức quá”. Ông Túc nói và lật chiếc vung nồi nước lèo đang nghi ngút khói để vớt những phần xương heo dưới đáy nồi lên phân bua: “Ngày nào cũng mua 12 ký xương heo kèm 6 ký thịt thăn, tui bán ở đây từ năm 1989 đến nay rồi, ba đứa con tôi lớn lên bằng xe hủ tiếu này, bữa trưa hay tối đều ăn hủ tiếu. Nước lèo dùng không hết để chan cơm ăn bữa sáng chứ đâu có làm ăn tầm bậy tầm bạ mà người ta nói như vậy”.



G.Minh - H.Điệp - H.Lộc

Hình ảnh hủ tiếu ngõ phở ngõ ở Việt Nam:

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
  


Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"

image
Tô phở thịt bò Kobe được cho là có giá đắt nhất Việt Nam, với hai mức giá hiện có là 650.000 đồng và 850.000 đồng một tô.
Các ông, các bà "thợ nói" trên các đài phát thanh (radio station) của người Việt ở OC ra rả quảng cáo cho phở bò KOBE (cỡ $10-15/tô), nhưng theo bài báo này, tất cả quảng cáo thịt bò KOBE là xạo !!!! Chả có bò KOBE nào bán ra xứ ngoài cả !!!!!. Cả nước Nhật chỉ có 3000 con bò loại này thì lấy thịt ở đâu mà xuất cảng ?.

image
Người chủ nhà hàng, một Việt kiều, ông Tôn Lâm, thưởng thức món phở mà nhiều người gọi là phở "đại gia", vì phần lớn khách hàng là người giàu.

Ở Mỹ thỉnh thoảng có một vài tiệm phở có một vài cô trẻ đẹp bưng tô phở ra cho thực khách và như vậy là à CÔ BÊ....... phở 

“Lời nói dối về thịt bò Kobe”

image
Tạp chí Forbes mới đây đã khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, tất cả những thứ được gọi là “thịt bò Kobe” trên đất Mỹ chỉ là trò bịp.
Trong bài viết mang tên “Food’s biggest scam: The great Kobe beef lie” (tạm dịch: “Vụ lừa đảo thực phẩm lớn nhất: Lời nói dối  về thịt bò Kobe”), tác giả Larry Olmsted của Forbes cho biết, không thể mua được thịt bò Kobe ở Mỹ.

image
“Bạn không thể mua được thịt bò Kobe ở đất nước này, cho dù trong cửa hiệu, qua thư, hay ở các nhà hàng. Cho dù bạn có chi bao nhiêu tiền, nhà hàng bạn đến sang trọng đến đâu, thì bạn đều bị lừa với thứ mà họ gọi là “thịt bò Kobe”. Thật tiếc khi phải nói với bạn điều này, nhưng nếu bạn không ở châu Á thì gần như chắc chắn bạn chưa từng được nếm món thịt bò Kobe nổi tiếng của Nhật.
“Bạn chỉ có thể đã được ăn món thịt bò “nhái Kobe” từ vùng Midwest, Great Plains, Nam Mỹ hoặc Australia, nơi người ta sản xuất loại thịt bò mà tôi gọi là “Faux-be”. Cũng có thể bạn đã được ăn thịt bò Kobe giả nhập khẩu từ Nhật trước năm 2010. Hiện nay, luật của Mỹ cấm nhập khẩu, thậm chí là xách tay, bất kỳ sản phẩm thịt bò nào từ Nhật Bản. Trước năm 2010, chỉ có thể nhập thịt bò tươi sống không xương từ Nhật, nhưng không có sản phẩm nào là thịt bò Kobe thật. Theo luật của Nhật, thịt bò Kobe chỉ có thể là sản phẩm của vùng Hyogo mà Kobe là thủ phủ, mà ở đó lại không có một nhà giết mổ gia súc nào được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USDA) chứng nhập để xuất hàng vào Mỹ.

image
Theo Hiệp hội Marketing, phân phối và phát triển thị trường thịt bò Kobe của Nhật Bản, nơi Thịt bò Kobe là một nhãn hiệu thương mại được đăng ký, thì Macao là thị trường duy nhất nhập khẩu chính thức loại thịt này, và cũng chỉ mới nhập là năm ngoái. Bởi thế, giả sử nếu bạn được ăn thịt bò Kobe thật ở Mỹ, thì có lẽ ai đó đã âm thầm giấu thịt đó trong hành lý của họ để mang vào Mỹ”.
Trên thực tế, các món thịt bò gọi là Kobe vẫn xuất hiện đầy rẫy trên các chương trình truyền hình của Mỹ, bên cạnh những gương mặt đầu bếp nổi tiếng, và trên thực đơn của các nhà hàng khắp nước Mỹ. Mua thịt bò Kobe trên mạng ở Mỹ cũng thật dễ dàng. Nhiều bài báo trên tờ báo uy tín The New York Times cũng hết lời ca ngợi món “thịt bò Kobe” ở những nhà hàng hạng sang thuộc khu Manhattan.

Chẳng lẽ tất cả đều là thịt bò Kobe giả mà nhà chức trách Mỹ lại làm ngơ?
image
Bài viết đưa ra câu trả lời đơn giản: Mặc dù Thịt bò Kobe, Thịt Kobe và Gia súc Kobe là các nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ ở Nhật, các nhãn hiệu này lại chưa hề được đăng ký hay bảo hộ theo luật Mỹ. Chính điều này đã tạo cơ hội để người tiêu dùng bị móc túi.
“Ở Nhật, để được gọi là thịt bò Kobe, sản phẩm thịt phải đảm bảo những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo. Đó phải là thịt của con bò giống Tajima-gyu thuần túy, bò lai không được chấp nhận. Con bò phải được sinh ra ở vùng Hyogo, nuôi lớn bằng cỏ, nước và trong điều kiện khí hậu ở đây suốt đời. Đó phải là một con bò đực hoặc bò cái chưa qua sinh nở. Thời gian nuôi một con bò Tajima-gyu cho tới lúc được lấy thịt cũng lâu hơn các giống bò khác, khiến chi phí đội thêm. Khi giết mổ, con bò phải được làm thịt tại một nhà giết mổ ở Hyogo, sau đó trải qua một cuộc thẩm định ngặt nghèo của nhà chức trách.

image
Hiện chỉ có khoảng 3.000 đầu gia súc được xem là Thịt bò Kobe trên toàn thế giới, và không có con nào ở ngoài biên giới Nhật Bản. Quy trình còn ngặt nghèo đến nỗi, khi thịt bò Kobe được bán đi, cho dù trong cửa hiệu hay nhà hàng, thịt đó phải mã số bao gồm 10 chữ số để người tiêu dùng biết đó là thịt đến từ con bò Tajima-gyu nào”.

image
Trò “lập lờ đánh lận con đen” với thịt bò Kobe ở Mỹ còn được đẩy lên mức cao mới khi các nhà cung cấp đưa ra những tên gọi như “thịt bò Kobe kiểu Mỹ”, “thịt bò Wagyu”. Đến nhà hàng, khách hàng có thể được lý giải rằng, Wagyu là tên của giống bò cho ra thịt bò Kobe. Nhưng như tác giả đã giải thích, thịt bò Kobe phải là giống Tajima-gyu thuần chủng, còn Wagyu lại có nghĩa là “gia súc Nhật Bản”, dùng để chỉ toàn bộ các giống gia súc ở đất nước mặt trời mọc.

Theo tác giả bài báo, lý do duy nhất khiến có thứ thịt bò “gọi là Kobe” được bán ở Mỹ là bởi vì Chính phủ Mỹ để các nhà cung cấp gọi nhiều thứ là thịt bò Kobe. Còn lý do để người tiêu dùng mua những thứ thịt đó là bởi ngành công nghiệp gia súc ở Kobe đã dành một quãng thời gian nhiều năm ròng xây dựng uy tín về sự tuyệt hảo của sản phẩm, một thứ uy tín đã bị đánh cắp.

image
Trước đây, các nhà hàng và các công ty phân phối thực phẩm ở Mỹ thường cho bất kỳ loại thịt bò nào đến từ Nhật là thịt bò Kodbe. Trong hai năm trở lại đây, khi Mỹ không nhập thịt bò Nhật nữa, thì các món thịt bò Kobe theo cách gọi của họ chỉ còn điểm chung duy nhất là thịt bò, còn xuất xứ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Báo ngoại quốc chê quán phở ở Hà Nội là 'thô lỗ'

image
Một quán phở vỉa hè ở Hà Nội.

Những người làm việc tại quán phở này bị ký giả hãng AFP chê là “ăn nói cộc cằn, thô lỗ.”

Báo mạng Việt Nam Plus dẫn lời một nhân chứng, cư dân Hà Nội là ông Trần Văn Hưng 39 tuổi nói rằng ông đã ăn phở Lò Ðúc suốt 20 năm qua. Ông cho biết: “Những người bán hàng ở đây luôn cộc cằn với tôi. Nhưng tôi quen rồi. Tôi không quan tâm.”
Còn theo ký giả AFP, món phở nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Việt, kể cả du khách ngoại quốc. Vì vậy, theo báo này, mặc dù người bán hàng lúc nào cũng ăn nói “kém nhẹ nhàng,” quán phở vẫn đông nghịt.
Từ trước, Hà Nội còn nổi tiếng có nhiều quán thuộc loại “bún mắng, cháo chửi.” Ðiều lạ là các quán loại này vẫn... đông khách. Có người lại còn tỏ ra thú vị, cho rằng “có lẽ không nghe chửi thì lại... ăn chẳng ngon.”

image

Tại Sài Gòn hiện nay cũng không ít quán thuộc “phong cách” trên. Có quán ở quận 3, Sài Gòn, người tính tiền sẵn sàng ném tiền vô mặt thực khách chỉ vì họ giành nhau trả tiền. Còn nhan nhãn khắp nơi ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam, không dễ gì thực khách tìm thấy nụ cười ở nhân viên bán quán.

image

Có lẽ “phong cách mắng chửi, không thích cười” đã trở thành quen thuộc và thông dụng đến nỗi không ai còn thấy lạ, trừ những người ngoại quốc.

Một số cư dân khác cho biết đã ngay lập tức nhận ra “điều bất thường” này khi ông từ quê ở miền Trung đến Hà Nội. Ông còn kể, đã được giải thích rằng có nhiều quán ăn “cha truyền con nối” cũng có nhân viên, chủ quán mang thái độ “thiếu thanh lịch” đối xử với khách hàng.

image
Có người còn thú nhận, dân Hà Nội hàng chục năm đã quen “ăn chửi” nên không còn thấy lạ.



An Huy

Vòng quanh thế giới với PHỞ

http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/787 
 
Phở đã xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới. Từ châu Âu như Pháp, Anh, Đức cho đến châu Mỹ như Hoa Kỳ , Canada , đi đâu cũng thấy tiệm phở của người Việt. Riêng tại Mỹ có khoảng hơn 600 tiệm phở Việt Nam, đó là chưa kể đến món phở ‘lai’ của người Trung Quốc, Hàn Quốc…
Cùng với sự phát triển của người Việt định cư tại nước ngoài, món phở mà người Mỹ gọi là Vietnamese Beef Noodle Soup đã chinh phục thế giới với cái tên viết từ nguyên gốc Phở (có chữ ‘ơ’ kèm dấu hỏi) hoặc chỉ đơn giản là Pho không dấu. Kho từ vựng tiếng Anh cũng được phong phú thêm với các từ mới như Phonatic (người thích ăn phở), ‘tín đồ’ của phở là Phofan và danh từ Satis-pho-ction là sự hài lòng (satisfaction) khi thưởng thức một tô phở.
Nhà báo Chuck Mindenhall, trên tờ Los Angeles Weekly, lại còn chế ra các từ Anh ngữ phoundationphoster dựa theo 2 từ foundationfoster. Ông giải thích: phoundation là nền tảng phở, và phoster culture, nơi hội họp và dung nạp văn hoá phở! Vào Google hay Yahoo, gõ Phở hay Pho, có đến hàng chục nghìn trang web, thậm chí còn có cả website mang tên Phởfever, cơn sốt thèm phở.
 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/788
Một cách marketing Phở  
 
Trên các trang web về phở, có người chọn Phở 14Phở Sông Hương nằm trên đường Choisy (Paris), là những tiệm phở hàng đầu ở Pháp. Ở Melbourne (Úc) có những tiệm phở nổi tiếng như Phở Hiền Vương, Phở Hùng Vương, Phở Tân ĐịnhPhở Chú Thể tại khu chợ Footscray của cộng đồng người Việt. Vancouver , Montreal hay Toronto cũng có hàng loạt những tiệm phở của người Việt lẫn người Hoa kinh doanh món phở truyền thống trên đất nước Canada .
Bên cạnh đó, tại các nước Đông Âu như Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc các tiệm phở cũng xuất hiện như thể cũng muốn tranh đua cùng những đồng hương người Việt đang sinh sống tại các nước phương Tây. Rồi dần dần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: Phở Cyclo bên nước Anh,  Phở chợ Sapa ở Cộng hòa Séc…
Theo thống kê không chính thức tại Mỹ, trong số hơn 600 tiệm phở với doanh thu hàng năm lên đến 500 triệu đô la, tiểu bang California chiến gần nửa, kế đến là Texas với hơn 100 tiệm và Washington xấp xỉ cũng gần 100 tiệm phở. Tại các tiểu bang có ít người Việt định cư nhưng vẫn thấy xuất hiện phở: tiểu bang Nebraska có 1 tiệm, Alaska lạnh giá cũng có 2, Maine (3), Wisconsin (4) và South Corolina (5).
Chỉ riêng tại tiểu bang California, San Jose có đến 23 tiệm phở, Los Angeles 21 tiệm, San Diego 19, San Francisco 18 và Oakland 12… Những con số thống kê này luôn thay đổi theo thời gian nhưng cũng cho thấy sự phổ biến của món phở trên đất Hoa Kỳ.
Tiệm phở tại Mỹ được đặt tên theo nhiều cách, phổ biến nhất là dùng tên những tiệm phở đã một thời nổi tiếng ở Sài Gòn như Phở Tàu Bay, Phở Pasteur, Phở Hòa ở Sài Gòn hay Phở Bằng ở Đà Lạt.
Tiệm phở cũng có thể dùng các con số làm thương hiệu: Phở 54 hàm ý loại phở Bắc đã du nhập vào Nam năm 1954, Phở 14 có xuất xứ từ địa chỉ 1436 Park Road NW ở Washington D.C. cũng giống như Phở 79 là tiệm phở ngày xưa ở số 79 Võ Tánh (bây giờ là Nguyễn Trãi, quận 1, Sài Gòn).
 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/789
Phở 14, số 1436 Park Road NW, Columbia Heights, DC
 
Ngay trung tâm New York đắt đỏ là thế mà tiệm Phở 89 (số 89 Đông Broadway) cũng đưa ra giá khá mềm, chỉ 5 đô là một tô "xe lửa". Đặc biệt ở đây còn có phở tôm, phở “đồ biển" (sea food) và cả phở chay.
Ở Oklahoma City, nơi khá đông người Việt sinh sống, nhà hàng phở đầy rẫy trong quận châu Á gần khu vực Đại lộ Classen: Phở Hòa, Phở Bình, Phở Thái Nguyên (hay Thái Nguyễn không chừng). Thậm chí nhà hàng tên rất Nhật là Mirama cũng bán phở.
Người Mỹ mê phở, đó là điều được khẳng định. Tiệm Phở 2000 trên đường Lê Lai, bên hông chợ Bến Thành, đã đón tiếp gia đình Tổng thống Bill Clinton đến thưởng thức nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Từ đó trở đi, chủ nhân mạng lưới Phở 2000, Việt kiều Huỳnh Trung Tấn, đã có thêm logo quảng cáo “Phở for the President”!
Phở ở Mỹ nên cũng có tiệm mang tên Mỹ. Chẳng hạn như Phở USA ở San Jose, chỉ cách tổng hành dinh của hãng vi tính Sun Microsystems vài bước chân. Tiệm phở này hình như khai trương từ năm 2001 và cũng được báo chí viết bài nên khá đông khách.
Tôi chưa có thì giờ nghiên cứu kỹ tại sao lại có tiệm lấy tên là Phở Shizzle. Hình như chủ tiệm muốn chơi chữ theo kiểu “Fo' Shizzle my Nizzle”, một lối nói hàm ý "Fo' sure, my nigga" như kiểu… chắc như đinh đóng cột của Việt Nam ta (?).  
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/790
Phở Shizzle
 
Tại Mỹ còn có những tiệm phở mang tên… không giống ai. Ở Bellevue , tiểu bang Washington , có tiệm phở mang tên What the Phở trong khi tại Chicago lại có Tank Noodle (Phở Xe Tăng). Chắc ông chủ tiệm Phở Xe Tăng nhớ đến các nhãn hiệu Phở Xe Lửa, Phở Tàu Bay ngày xưa ở Sài Gòn nên chọn tên Phở Xe Tăng cho… đủ bộ?
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/791
What The Phở, Bellevue , WA
 
Nhưng có lẽ cái tên… đầy thách thức phải kể đến Phở Challenge ở San Franciso. Chủ tiệm thách thức khách nếu ăn hết ‘thau’ phở trong vòng 1 giờ sẽ được miễn phí. Nguyên văn lời quảng cáo: Free if you can finish it in one hour. Giá một ‘thau’ phở ở đây lên đến 22 đô la nhưng nhờ quảng cáo ‘giựt gân’ nên cũng có nhiều thực khách tò mò tìm đến. Đa số khách sau khi thử đành ‘đầu hàng’ và vui vẻ trả tiền… Để không bị mang tiếng nói ngoa, người viết xin đăng kèm bức ảnh 3 thực khách cầm cờ trắng có câu “I surrunder” và “I failed” trước ‘thau’ phở bỏ dở:  
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/792
‘I surrender’ và ‘I Failed’ tại Phở Challenge, San Francisco
 
Cái tên gây nhiều tranh cãi về vấn đề ngôn ngữ là Phở Dũng ở Houston , Texas . Chắc hẳn tên của ông chủ tiệm là Dũng nhưng với người Mỹ, dung lại là… phân súc vật. Ở các khu Richmond , Footscray và ngay tại trung tâm thành phố Melbourne bên Úc cũng có tới 3 tiệm phở mang cùng tên: Phở Dzũng Tân Định. Có điều chắc chủ nhân sợ người bản xứ hiểu lầm nên tên Dũng được viết thành Dzũng, có thêm chữ z, trong khi bảng chữ cái tiếng Việt mình không có! 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/793
Phở Dzũng Tân Định, Richmond , Melbourne , Australia
 
Tiệm phở tại Mỹ thường được đánh số thứ tự mỗi bàn, trên đó bày đủ các đồ ‘phụ tùng’ như tương đen, tương đó (ớt), nước mắm, tiêu, khăn giấy và bình thủy đựng nước trà. Tuy nhiên, món rau thơm và giá sống hay giá trụng (chụng) chỉ được đem ra cùng tô phở. Các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, chanh, ớt (xanh hoặc đò) được coi là rất quý mặc dù người Việt trồng ngay trên đất Mỹ.
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/794
Phở Long,  Corona Hills, California
 
Một tô phở loại ‘tô nhỏ’ tại Mỹ cũng bằng hoặc to hơn ‘tô lớn’ ở Việt Nam . Tô lớn ‘king size’, có nơi gọi là ‘tô xe lửa’ (từ hay dùng tại tiệm phở Tàu Bay ở Sài Gòn), có quá nhiều thịt và bánh phở khiến người ăn chạnh lòng nhớ đến thời kỳ ‘phở không người lái’ tại miền Bắc với phong cách phục vụ theo kiểu “bún quát, phở đuổi, cháo chửi” mà chỉ ở Hà Nội mới có!
Nhiều tiệm dùng loại tô đựng phở cầu kỳ, in riêng logo của tiệm như Phở Hòa hay Phở Ao Sen ( Oakland , California )… Một tô phở ở Mỹ giá chót cũng phải từ 5 đô la trở lên, khoảng 80.000 đồng tiền Việt. Có nơi lên đến 8 hay 9 đô, đó là chưa kể thêm chén tái nước, chén gân hoặc nước tiết hột gà từ 2 đến 3 đô nếu thấy chưa đủ ‘đô’. Đã thành một thói quen tại Mỹ, khi ăn xong khách thường tự ra quầy thâu ngân để tính tiền chứ ít khi thanh toán tiền tại bàn như ở Việt Nam .
 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/795
Phở Ao Sen, Oakland, CA, với thương hiệu in trên tô
 
Khách có thể gọi phở theo ý thích: tái, tái bằm, tái nạm, gầu, gân, sách, bò viên hay phở gà gồm lườn, đùi, da, lòng gà hoặc trứng non. Có nơi còn phục vụ cả ngầu pín (bộ phận sinh dục của bò), tả pín lù (thập cẩm, đủ thứ). Lại còn phở đuôi bò, phở chay (vegetarian phở), phở chua, phở áp chảo, phở xào hoặc phở dĩa (thịt để riêng ra dĩa).
Tại Seoul, Hàn Quốc, tôi đã có dịp ăn thử phở có thịt bày riêng ra dĩa ở một tiệm mang tên Phở Việt Nam nhưng chủ nhân lại là người Hàn. Đặc biệt ở đây, từ chủ tiệm đến người phục vụ, không nói được một câu tiếng Việt nào (!). Loại ‘phở dĩa’ này cũng đã xuất hiện tại nhiều quốc gia nhưng… ngoại trừ Việt Nam .
 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/796
Phở Hoàng, Austin , Texas
 
Bánh phở ở Mỹ có phần trong hơn bánh phở ở Việt Nam . Hình như ngoài bột gạo họ còn pha thêm bột năng nên khi ăn có cảm giác sợi phở dai hơn. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của phở là nước lèo mà người miền Bắc gọi là nước dùng. Mỗi tiệm phở đều có ‘bí quyết cha truyền con nối’, phải chăng vì vậy mà có ông chủ lấy luôn tên tiệm là Phở Gia Truyền?
Nước phở, ngoài xương bò, xương heo phải kể đến các vị như quế, hồi, thảo quả, gừng, thậm chí trong công thức pha chế còn có cả mắm tôm, mắm ruốc… Công thức và liều lượng cho việc hầm một mồi nước phở là cả một bí mật.
Sinh viên Đại học CSU tại Sacramento, thủ phủ tiểu bang Cali, cũng có một tiệm phở để ghé vào ăn trưa, uống cà phê sữa đá tại Saigon Bay, ngay trong khuôn viên trường. Bên ngoài khuôn viên Đại học San Jose cũng thấy rải rác vài tiệm phở phục vụ sinh viên và nhân viên nhà trường. Điều này chứng tỏ phở đã trở thành một món ăn bình dân ở Mỹ.
 
http://nguyenngocchinh.multiply.com/photos/hi-res/1M/797
Phở Sacramento, Đại học CSU, California
 
Nói chung, cũng như tại Việt Nam , người ta có thể ăn phở vào bất cứ lúc nào trong ngày, sáng-trưa-chiều-tối, around the clock. Cũng vì thế, phở Việt đã đi vào cuộc sống hàng ngày của xã hội Mỹ vốn là một melting pot, nơi có thể dung hòa các nền văn hóa ẩm thực một cách dễ dàng.
Thay lời kết, xin trích dẫn nhận xét của Didier Courlou, đầu bếp chính người Pháp tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, trong cuốn sách xuất bản bằng 3 thứ tiếng Pháp-Anh-Việt mang tựa đề Phở. Courlou đã vinh danh món ăn ‘quốc hồn, quốc túy’ của người Việt như sau:
“… Việt Nam là một đất nước có đủ sức lôi cuốn và cởi mở, giản dị như là món phở, mà đối với tôi, đó là một trong những món ăn ngon nhất thế giới”. 
 

Bún bò Huế

image

BaoMai


Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.

Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì, người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu; mì làm bằng bột mì.


image

Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏđịnh cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.


image

Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?


image

Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam, rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.


image

Nếu phở là “Soupe de Chinoise” thì tô phở chắc phải theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của Thiên Triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc cách chế biến một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu phần triệt để.


image

Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
 

image

Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò “định cư” ở Cố Đô thì nó có phần “thay da đổi thịt”. Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: “Bún bò giò heo” (Không ai gọi “Bún bò thịt heo”). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật.


image

Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.

image

“Bò teo heo nở” là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì vậy, trước khi bị miếng giò heo “bề thế” tấn công, các miếng thịt bò đã vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả, ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.


image

Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở, nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn.


image

Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn.
Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.

Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.



image

Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải “loạn xà ngầu” giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá sống nửa Nam nửa Trung.

Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.


image

Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa “hiện đại” như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy, cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước phở xào chớ không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty


image

Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa.

Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!



image

Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.


image

Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.


image

Vốn có cuộc sống “kín cổng cao tường”, các bà các cô gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miến thịt heo to, ớt đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra, có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc “cao điểm” của một tô bún bò ngon.

Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.



image

Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.
 


image

Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để “làm một chầu cho đã nhớ”. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chã ở đây vẫn ngon hơn chã Quốc Hương trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội, nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng chã để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng chả đang ăn.


image

Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến “Bún Bò Quốc Việt” trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn là khách văn nhân; nhưng tô Bún Bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì về Huế thì vễnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta thích lắm, muốn “ăn cho biết”. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: “ỚÙt thế làm sao ăn, sợ quá!”


image

Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò. Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon.

Bún bò cũng không sống nỗi với Cọng Sản, chúng cũng vượt biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.



image

Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: Thêm một miếng Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là nuốt vào lòng “sợi nhớ sợi thương”./

(*) Dẻo như cơm nếp. Có khi người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc.
(*) Bắp chuối xắt thành từng lát thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh chua như người Nam.



hoànglonghải

Ăn gì cũng có thể chết !!

image
Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư  Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.
image
Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình.
Các cụ ta đã dạy "thượng bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".
Ăn gì cũng có thể chết !!
image
Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất".

image
Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.
Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.

Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.
Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu
image
Nhập viện vì bị ngộ độc
Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.

image
Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.

image
Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)

image
Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.
Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như:
- Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.

Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp

image
Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả  sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.
Dừa tẩy trắng độc hại

image
Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất
Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường".
Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội
image
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là "rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Khi tìm hiểu từmột số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng"phê" thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.

image
Do uống phải rượu độc, không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

Chơi cũng chết

image
Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc
Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..

Không liều thì .. sang Tây mà sống
Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.
Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!
Văn Quang

Mar 21, 2013
Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui ...
Jun 20, 2011
SAIGON (VB) -- Vào tháng 5/2011, qua các cuộc kiểm tra độc lập của mình, tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Hòa Bình Xanh (Greenpeace) thông báo đã phát hiện khoảng 70% mẫu đồ chơi trẻ em được lấy mẫu tại Thượng ...
Oct 28, 2012
Vừa qua, theo tin của 24h.com, nhiều bác sĩ đều đồng tình là khó phân biệt thuốc Đông y thật hay giả và những loại thuốc càng đắt, càng dễ làm giả. Mới đây, thông tin càng khiến người dân bị sốc là tại chính một số bệnh ...
Sep 24, 2013
Nguy cơ nhiễm chất độc hại. Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì ...
Jul 01, 2013
Ngày 16/6, tờ South China Morning Post đăng tải thông tin từ Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết có 30 cơ sở sản xuất trứng vịt bắc thảo bằng hóa chất độc hại trên địa bàn huyện Nam Xương thuộc tỉnh ...
May 05, 2011
Tuy nhiên điều quan trọng mà người xử dụng trà không được biết là phản ứng của nó ra sao, khi dùng lâu ngày thì có gây phản ứng độc hại gì không ? Theo quan niệm thông thường của dân chúng thì chỉ là trà mà thôi thì ...
Jul 27, 2012
Thứ nước tẩy rửa này còn độc hại hơn cả các chất dơ dính trên các dụng cụ ăn uống. Nhưng anh T, một người vừa là chủ vừa là người giao hàng nước rửa chén giá rẻ nói: “Hóa chất Trung Quốc rẻ thì dù có độc hại thì đã ...
Nov 02, 2012
Các loại thực phẩm và các thức ăn uống ở Việt Nam ngày nay đều pha chế các loại hóa chất độc hại giết người. Những giai đoạn chế biến các món ăn gọi là bắt mồi cho dân nhậu, chế biến các chân gà, chân bò, gân bò ...
Jul 11, 2011
Bởi sự độc hại của chất này, chúng ta đã biết thế giới đã công bố những nghiên cứu, gần đây nhất, tháng 3/2011, ở VN đã có 1 cuộc hội thảo về phụ gia phẩm màu thực phẩm, thì việc này đã được công khai hóa. Một câu hỏi ...
Jul 22, 2012
Mai Thanh Truyết: “Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ 'nghe nói' mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn chia ...
Mar 01, 2013
Ông Từ Minh Thiện nói: "Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì?". Vì vậy, câu trả lời còn bỏ ngõ. image. Trở lại vụ cháy nổ xảy ra mấy ngày ...
Feb 27, 2013
Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán nhựng thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA ...
Jan 09, 2013
... tra của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 8-1 tiết lộ thông tin gấy sốc về vi cá mập bán tại các nhà hàng ở Bắc Kinh, Quảng Đông, Chiết Giang và Phúc Kiến: Hầu hết đều được làm từ hóa chất độc hại!
Aug 07, 2012
image
NHA TRANG_NV - Vụ hai nữ du khách một quốc tịch Mỹ và một quốc tịch Canada chết bí ẩn tại thành phố Nha Trang hôm 30 tháng 7 và 2 tháng 8, tiếp tục được báo Tuổi Trẻ Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân.
 



 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét