Có một Hạ Long khác
Nhắc đến Vịnh Hạ Long, người ta hay nghĩ ngay đến những cảnh đẹp đã được xếp vào hàng di sản Thế giới, là kỳ quan mới với hàng ngàn núi lô nhô như hàng ngàn con rồng đang vươn lên từ biển cả. Nhắc đến Hạ Long, người ta nghĩ đến những chuyến du lịch lênh đênh đi thăm thú hoặc tắm lội thoả thích ngoài Titov hay thưởng thức một đêm ngủ trên những chiếc tàu sang trọng năm sao neo ngoài vịnh.
Nhưng còn một Hạ Long khác. Một Hạ Long của những ngư dân quanh năm bám biển, sống lênh đênh trên những chiếc thuyền cá hay trên những ngôi nhà nổi quây quần với nhau lại thành làng. Tôi đã có gần một tuần lắc lư theo sóng trên một con tàu nhỏ, len lỏi khắp Hạ Long, Bái Tử Long, Lan Hạ, Vông Viêng, Cửa Vạn... chụp và chứng kiến cuộc sống đời thường của ngư dân nơi đây, được dự hẳn một đám cưới và cũng được chạy bão giữa đêm khuya 1 lần khi neo thuyền ngủ đêm gần Cống Rộc. Tôi may mắn vì đã được biết một Hạ Long khác, cũng đẹp chả kém những cảnh kỳ quan kia, một vẻ đẹp nhẹ nhàng của cuộc sống luôn sinh sôi, vận động...
Chợ cá họp sáng sớm ở Bến Do, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Là chợ cá đầu mới lớn nhất trong khu vực Hạ Long và Bái Tử Long. Các thuyền đánh cá tập trung về đây bán cá sau những ngày đánh bắt trên biển hoặc nuôi cá trên bè nổi trên vịnh.
Chợ cá Bến Do, Cẩm Phả là một trong những chợ cá lớn nhất khu vực Hạ Long, Bái Tử Long là nơi ngư dân mang những sản phẩm đánh bắt được về trao đổi, mua bán.
Chợ cá Bến Do, Cẩm Phả lúc sáng sớm.
Một con thuyền đang đánh cá trên Vịnh Hạ Long.
Những ngư dân đang thả lưới phía ngoài làng "nổi" Vông Viêng.
Một ngư dân ra khơi vào buổi sáng trong một ngày sóng lớn ở bến Cẩm Phả. Hai vợ chồng và đứa con nhỏ đều sinh hoạt trên chiếc thuyền nhỏ này.
Những gia đình sống bằng nghề đánh cá đến từ Hà Lam, Quảng Yên, Quảng Ninh đang neo thuyền trên Vịnh Hạ Long để chuẩn bị cho bữa cơm tối trong khi trăng Rằm đang lên. Mỗi tháng họ lại về quê 1 lần bằng đường bộ để thăm gia đình, con cái. Cũng có những gia đình mang cả con cái nếu chúng còn bé, chưa đến tuổi đi học.
Một ngư dân đang tắm sau một ngày lao động trên biển. Mọi sinh hoạt của dân đánh bắt đều diễn ra trên chiếc thuyền của mình.
Một bà mẹ trẻ đang chèo thuyền chở con đi mua đồ. Ở Vông Viêng các ngôi "nhà" nổi được buộc, xích vào nhau thành từng cụm, thường là vài gia đình có họ hàng, còn việc di chuyển sang nhà khác đều dùng thuyền mà dân địa phương ở đây gọi là mủng.
Một cô dâu ngồi trong thuyền đang đợi ra mắt nhà chồng. Thuyền đón dâu của nhà trai vừa cập vào làng Cửa Vạn ít phút trước.
Một em bé ngồi chơi trong chậu
"Siêu thị di động" cũng cấp thực phẩm, rau và các đồ tạp hóa cho cả làng
Chỉ 30 phút chạy vào bờ, nơi ánh sáng ấy là thành phố Hạ Long nhộn nhịp.
Ngắm cầu vồng sau mưa
Vì sao cầu vồng thường chỉ xuất hiện sau những cơn mưa?
Sau cơn mưa trời lại sáng. Ánh sáng ấy có khi lấp lánh thành chiếc cầu vồng rực sắc.
Thử nghĩ mà xem, cầu vồng xuất hiện sau mưa cũng giống như việc chúng ta tìm thấy được hạnh phúc sau những ngày giông bão. Bởi vì một lẽ rất giản đơn, một mình “ánh nắng” không đủ để làm nên cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc đời của mỗi người phải có vài “cơn mưa” đổ xuống. Có như vậy chúng ta mới thấy được “cầu vồng” của riêng mình.
Những hình ảnh tuyệt đẹp về cầu vồng từ khắp nơi trên thế giới cùng với lời nhắn nhủ: "Cầu vồng xuất hiện sau những cơn mưa chính là món quà mà thượng đế ban xuống hạ giới, để rồi nói với mỗi chúng ta rằng trong cả những khoảnh khắc tăm tối nhất, ta vẫn có thể nhìn thấy những tia sáng để hy vọng. Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết vượt qua những nỗi đau!".
Sài Gòn trước năm 1975
Những hình ảnh sống động của một Sài Gòn của những năm trước 75, một Sài Gòn đầy màu sắc, nhộn nhịp xe cộ với rạp chiếu phim, nhà thờ Đức Bà, khu chợ Bến Thành,...
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
Thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ nhưng nét thâm trầm, lắng đọng của dải đất miền Trung vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi của bao người.
Mới đây, trang Swan Point Studio đã chính thức công bố những hình ảnh của nhiếp ảnh gia quốc tế ghi lại Huế - Đà Nẵng những năm 1970.
Những bức ảnh màu cực hiếm này đã ghi lại đời sống của hai địa danh miền Trung đầy nắng và gió cách đây gần 50 năm giúp người xem có thể hình dung lại một thời để nhớ.
Huế
Xích lô năm 1970 tại Huế.
Nữ sinh Huế.
Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.
Một cảnh giặt đồ bên sông Hương.
Ngư dân bắt cá ở Lăng Cô.
Thuyền nhỏ ven sông.
Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.
Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.
Những căn nhà thuyền tại Huế.
Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.
Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
Đà Nẵng
Phòng nhạc tại Đà Nẵng.
Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.
Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.
Xóm chài.
Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.
Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Cư dân chuẩn bị ra biển. Tam Hải - Núi Thành
Rơi nước mắt với bộ ảnh "Ông bà ơi" của thầy Khắc Hiếu
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vừa đăng tải bộ ảnh mang tên "Ông bà ơi" với nhiều hình ảnh rất xúc động. Bộ ảnh này đã được hơn hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Thông qua bộ ảnh này, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu muốn gửi gắm thông điệp: "Người già là người dễ bị tổn thương, là những người không còn nhiều thời gian nữa. Họ đã dành sức khỏe, thời gian, tâm trí trong cuộc đời mình cho cháu cho con. Nhưng ngược lại, họ là những người dễ bị tuổi trẻ lãng quên và bỏ rơi nhiều nhất".
Vì khoảng cách của thế hệ, con cháu dễ bực bội, cáu gắt với người già. Tuổi trẻ dễ xem tuổi già là một gánh nặng, là sự phiền phức, là những người hồ đồ ốm yếu. Nhưng ta không nhận ra rằng: họ đau ốm là vì tuổi trẻ sức khỏe của họ đã dành cho con cháu, họ lú lẫn hay quên và vì đã dành trí tuệ cả đời để lo nghĩ cho cháu con.
Hai tiếng “gia đình” không chỉ có cha mẹ, con cái, anh chị em, mà còn có ông bà. Đừng bỏ rơi họ vì đó là những người đáng để ta trân trọng nhất. Hãy cùng nhau và cùng cha mẹ của mình hiếu kính ông bà, kẻo ta không còn kịp nữa…
Sau khi đăng tải, bộ ảnh đã khiến rất nhiều bạn trẻ xúc động. Thành viên Gemini Gonc Nguyễn chia sẻ: "Đọc xong, cổ họng nghẹn đắng và khóe mắt cay cay".
Những bộ lạc sắp biến mất khỏi trái đất
Nhiếp ảnh gia người Anh Jimmy Nelson đã mất 3 năm để chụp ảnh về 35 bộ lạc bí ẩn tại 5 châu lục có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Người Tsaatan ở phía Bắc Mông Cổ là một bộ lạc du cư sống phụ thuộc vào những con tuần lộc. Sống ở các khu rừng taiga ở cận Bắc cực, nơi nhiệt độ có lúc giảm xuống âm 50 độ C, Tsaatan là bộ lạc chăn nuôi tuần lộc di cư cuối cùng ở Mông Cổ.
Các bộ lạc Kazakh là những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ phần phía Bắc của Trung Á. Trong hơn 2 thế kỷ qua, những người đàn ông của bộ lạc luôn đi săn bắn trên lưng ngựa cùng các con đại bàng vàng.
Người Mursi là một bộ lạc du mục chăn nuôi gia súc ở Great Rift châu Phi, phía Tây Nam Ethiopia. Họ sinh sống chủ yếu nhờ vào việc săn bắn, hái lượm, chăn nuôi gia súc và trồng lúa dọc theo bờ sông Omo.
Bộ lạc Wigmen Huli cư trú ở Papua New Guinea và nổi tiếng với mái tóc giả cầu kỳ, nhiều màu sắc.
Người Gauchos ở Argentina sống du mục trên lưng ngựa và lang thang trên thảo nguyên từ đầu những năm 1700. Vào thế kỷ 19, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn vì các quy định chống người du mục. Người Gauchos có thú tiêu khiển như đánh bạc, uống rượu, chơi guitar và ca hát.
Bộ lạc Mustang ở Mun Tan, Tây Tạng là hậu duệ của Vương quốc Lo. Bộ lạc này nằm trên một cao nguyên lộng gió ở giữa tây bắc Nepal và Tây Tạng, một trong những vùng đất xa xôi hẻo lánh nhất thế giới. Đây là một trong những bộ lạc cuối cùng đang lưu giữ nền văn hóa cổ của người Tây Tạng. Người Lo có cấu trúc gia đình truyền thống, theo đó người con trai sẽ kế thừa tài sản của gia đình.
Maori là những người dân bản địa ở New Zealand, được nhìn nhận là những nhà thám hiểm tài năng, can đảm. Họ di cư từ các đảo Đông Polynesia đến New Zealand từ thế kỷ 13.
Chukchi là những người Bắc Cực cổ đại sinh sống chủ yếu ở bán đảo Chukotka. Người Chukchi chia ra 2 nền văn hóa khác biệt, gồm những người du mục chăn nuôi tuần lộc (Chauchu) sống sâu trong bán đảo Chukotka và những người săn bắn động vật biển (Ankalyn) sống dọc theo bờ biển Bắc Băng Dương.
Himba là một bộ lạc cổ xưa của những người chăn nuôi bán du mục. Từ thế kỷ 16, họ sống trong các khu định cư rải rác khắp khu vực sông Kunene ở phía Tây Bắc Namibia và tây nam Angola. Mặc dù bị tác động bởi cuộc sống hiện đại và dự án thủy điện trong khu vực, nhưng người Himba vẫn duy trì lối sống truyền thống từ đời này sang đời khác.
Người Ladakh sống trong những thung lũng núi cao nằm giữa 2 dãy núi Himalaya và Karakoram ở phía bắc Ấn Độ. Người Ladakh tôn thờ tôn giáo là Phật giáo Tây Tạng trong hơn 1.000 năm qua.
Bộ lạc bán du mục Maasai tại Đông Phi sinh sống ở phía Nam Kenya và phía Bắc Tanzania, dọc theo những vùng đất khô cằn của thung lũng Great Rift. Cuộc sống của họ dựa chủ yếu vào các cơn mưa đổ xuống khu vực để tìm thức ăn, nước và nuôi gia súc. Thực phẩm của người Maasai đều đến từ gia súc. Họ ăn thịt, uống sữa và thỉnh thoảng uống máu gia súc.
Bộ lạc Ni-Vanuatu gồm những người Melanesian sinh sống ở Cộng hòa Vanuatu, quốc đảo ở Tây Nam Thái Bình Dương. Nhiều bằng chứng cho thấy người Melanesian bắt nguồn từ New Zealand. Hiện nay, người Melanesian ở mỗi hòn đảo tại Cộng hòa Vanuatu đều có ngôn ngữ, văn hóa riêng. Họ sinh sống chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm và bắt cá.
Bộ lạc Drokpa hiện có khoảng 2.500 thành viên sống trong 3 ngôi làng nhỏ tại thung lũng Ladakh, nằm ở Jammu và Kashmir, một khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Họ là con cháu đích thực của người Aryan còn lại ở Ấn Độ.
Người Huaorani tự nhận là bộ lạc dũng cảm nhất vùng Amazon, Nam Mỹ. Dân số của bộ lạc này là khoảng 2.000 người, nhưng đang bị đe dọa do việc khai thác dầu và nạn chặt phá gỗ trái phép.
Chúng ta, Thế giới và những sắc màu
Bộ ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ nét nhất sự riêng biệt độc đáo giữa mối tổng hòa đa sắc của tôi, bạn, thế giới và những sắc màu.
Bộ ảnh này được chúng tôi chọn lựa để đăng tải vào ngày hôm nay, ngày 24/10. Năm 1948, ngày 24/10 được chọn là Ngày Liên Hợp Quốc. Ngày Liên Hợp Quốc là dịp để đề cao sự thấu hiểu giữa các dân tộc trên thế giới, tạo sự đoàn kết gắn bó, cùng tương trợ lẫn nhau để cùng đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - ông Ban Ki-moon đã khẳng định: “Trong một thế giới ngày càng kết nối dễ dàng hơn, con người càng cần phải đoàn kết hơn. Trong Ngày Liên hợp Quốc, chúng ta hãy cùng hứa với nhau rằng sẽ chung tay thực hiện những lý tưởng chung của loài người, vì một thế giới hòa bình, phát triển và nhân đạo”.
Thế giới - bức tranh đa sắc màu mà ở đó, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi con người, mỗi cá thể (như tôi và như bạn) đều có thể tìm thấy cho mình một mảng màu rất riêng.
Một phụ nữ Algeria sống ở sa mạc Sahara. Trên tay cô là một món đồ truyền thống - chiếc chìa khóa chạm khắc bằng đồng thau cho thấy cô là người nắm giữ vai trò “tay hòm chìa khóa” trong gia đình.
Những người phụ nữ Afghanistan đang đứng mua hàng trước một cửa hiệu nhỏ ở thành phố Herat. Trang phục quen thuộc của họ là chiếc khăn choàng burqa màu xanh, che kín từ đầu tới chân. Ngay cả đôi mắt cũng không để lộ ra ngoài, trên chiếc khăn choàng burqa, người ta gắn một tấm lưới nhỏ để phụ nữ có thể nhìn xuyên qua.
Những vũ công người Bhutan trong trang phục truyền thống. Bhutan là một đất nước khép kín, biệt lập nhằm bảo vệ nền văn hóa truyền thống đặc sắc đã được lưu truyền từ bao đời nay tại đất nước sùng bái đạo Phật.
Những vũ công trong trang phục truyền thống của người Khmer ở Campuchia.
Một lễ cưới truyền thống ở thành phố Mumbai, Ấn Độ.
Những phụ nữ Indonesia tham gia vào một đoàn rước vào đền Nusa Dua ở thành phố Bali. Họ đội những món đồ cúng trên đầu.
Một geisha với đôi môi mím chặt - biểu tượng của sự tự tôn. Geisha cũng là một biểu tượng văn hóa của Nhật.
Một cô dâu người Yemen (đất nước thuộc khu vực Trung Đông). Cô gái được chuẩn bị một bộ trang sức cầu kỳ cho lễ cưới.
Một cô gái trẻ người Mông Cổ trong trang phục truyền thống tham dự vào cuộc thi nhan sắc được tổ chức ở thành phố Darhan.
Những cô gái trẻ người Việt Nam trong trang phục áo dài trắng và đội nón lá - những trang phục truyền thống của phụ nữ Việt.
Những em nhỏ người Hàn Quốc xách đèn lồng trong lễ Đức Phật Đản sinh.
Thổ dân Úc nhảy múa lúc mặt trời lặn. Họ là những cư dân đầu tiên sinh sống tại châu Đại Dương. Từ hơn 40.000 năm trước khi người da trắng tìm tới nơi này, họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa thổ dân ấn tượng.
Hai cảnh vệ Hy Lạp đang đổi gác trước cửa tòa nhà Quốc hội.
Những người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đang nhảy một điệu truyền thống.
Trong nền văn hóa Argentina, cao bồi thường gắn liền với hình ảnh hiệp sĩ.
Một vũ công người Mexico trong trang phục truyền thống. Trong điệu nhảy mariachi nổi tiếng, người phụ nữ sẽ nắm lấy tà váy xòe rộng, phất ra trước và sau theo điệu nhạc.
Một đoàn diễu hành trong lễ hội carnaval được tổ chức ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Trong các lễ hội truyền thống của người Peru, phụ nữ thường ăn vận những quần áo sặc sỡ.
Lũng Cú rộn rã mùa lúa chín
Nhiều dân phượt đã không bỏ lỡ mùa lúa chín đẹp nao lòng.
Những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng cả không gian.
Ở Hà Giang, hình thức canh tác trên ruộng bậc thang tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh.
Những ngày tháng 10, Hà Giang không chỉ được trải hồng bởi những nhành hoa tam giác mạch mà còn được phủ vàng bởi màu lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang ở Lũng Cú, Yên Minh lúa chính vàng chảy tràn trên rẻo cao. Bà con dân tộc nơi đây bắt đầu rộn rã gặt lúa, các em nhỏ cũng ra ruộng phụ giúp gia đình.
Lũng Cú mùa này đẹp như tranh vẽ, bức tranh ấy càng đẹp hơn khi có những người phụ nữ đôi tay không ngừng gặt lúa và tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ.
Những thửa ruộng bắt đầu được gặt dần.
Hoàng hôn trên mảnh đất miền sơn cước.
Nhiều dân phượt đã không bỏ lỡ mùa lúa chín đẹp nao lòng này.
Hà Nội thập niên 80 đẹp lạ qua lăng kính nước ngoài
Ngược dòng lịch sử để ngắm nhìn Hà Nội thập niên 80 - một vẻ đẹp thanh bình và giản dị…
Kể từ sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Hà Nội bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển. Cho tới nay, trải qua gần 60 năm, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước.
Nhân dịp này, hãy cùng trải nghiệm những khoảnh khắc đẹp và hiếm về Hà Nội xưa cũ trong thập niên 1980 qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia nước ngoài.
1. Chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths
Bộ ảnh đầu tiên được nói đến thuộc về nhiếp ảnh gia xứ Wales - Philip Jones Griffiths (1936-2008) - người nổi tiếng với những bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Nhưng không chỉ có vậy, người ta còn biết tới một Griffiths với chùm ảnh thời bình ở mảnh đất hình chữ S. Những bức ảnh này được ông chụp vào những năm đầu tiên của thập kỷ 80 và được đăng trên trang web Magnum Photos.
Ghé thăm Việt Nam 5 năm sau ngày giải phóng đất nước, Philip Jones Griffiths đã ghi lại nhiều khoảnh khắc bình dị của cuộc sống người dân thời hậu chiến. Qua đó, ông muốn thế giới hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những ảnh hưởng mà chiến tranh đem tới cho người dân ở mảnh đất này.
Khung cảnh bên trong cửa hàng bách hóa tổng hợp ở Hà Nội đem lại cho người xem cảm giác thanh bình, yên ả của một Hà Nội sau giải phóng.
Hình ảnh chiếc máy bay MIG-21 huyền thoại đã bắn hạ “pháo đài bay” B52 của Mỹ được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội.
Lễ diễu hành của các chiến sĩ bộ đội về Nhà hát Lớn nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Một buổi lễ tại Nhà thờ lớn vào một sáng Chủ nhật năm 1980.
Khoảnh khắc thú vị khi Griffiths ghi lại một buổi tập quân sự của thanh niên Thủ đô tại công viên Lê-nin.
Sa bàn tái hiện chiến dịch giải phóng Sài Gòn được trưng bày ở Bảo tàng Quân đội.
2. Chùm ảnh của nhiếp ảnh John Ramsden
Dưới đây là những bức ảnh đen trắng về Hà Nội của John Ramsden - một nhà ngoại giao người Anh. Ở Hà Nội trong 3 năm, từ 1980 - 1983 với vai trò phó đoàn ngoại giao của đại sứ quán Anh, Ramsden đã đi khắp Hà Nội, chụp gần 2.000 bức ảnh mang tính phóng sự về quang cảnh, cuộc sống ở Thủ đô.
John Ramsden chia sẻ: “Thời gian đó quả thật rất khó khăn nên tôi vô cùng ngưỡng mộ con người Việt Nam. Bất chấp cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, họ vẫn giữ trọn phẩm giá, sự can đảm và cố gắng hết sức để duy trì những giá trị truyền thống của mình”.
Một Hà Nội nổi tiếng với 5 cửa ô đã đi vào thơ ca và âm nhạc.
Phố Tô Tịch ở Hà Nội nổi tiếng với nghề tiện gỗ.
Hà Nội vừa bước ra khỏi cuộc chiến nên vẫn còn nghèo và nhiều thiếu thốn.
Phố Lý Thường Kiệt những năm đầu thập niên 1980. Xa xa phía trung tâm khuôn hình là hình ảnh của trường Đại học Tổng hợp.
Cảnh người người đi lại tấp nập qua chợ Đồng Xuân.
Một người phụ nữ đang gánh rổ đi bán rong khắp phố phường.
3. Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia David Alan Harvey
Tiếp theo đây là bộ ảnh của David Alan Harvey - một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho hãng thông tấn Magnum. Năm 1989, để thực hiện 2 ký sự ảnh cho tạp chí National Geographic, Harvey đã tới Hà Nội trong 3 tháng chỉ để chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống ở Thủ đô của Việt Nam.
Ông đã chia sẻ rất nhiều kỷ niệm đẹp có được ở Việt Nam và một trong những điều đọng lại trong kí ức ông là đã có dịp gặp và trò chuyện với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến đi ấy.
Toàn cảnh Thủ đô Hà Nội từ trên cao. Hình ảnh Hồ Gươm với Tháp Rùa hiện diện ở góc phía trên, bên phải khuôn hình.
Ít ai tưởng tượng được rằng, bò vẫn chạy rông trước nhà B1 khu tập thể Giảng Võ thời ấy.
Sau một ngày làm việc, không ít người lao động trở về nhà qua cầu Long Biên - chứng nhân huyền thoại cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Không khí đón Tết rộn ràng trên khuôn mặt của người dân Hà thành từ già đến trẻ.
Người dân Hà Nội đi dâng hương tại một ngôi chùa vào dịp Tết Nguyên Đán.
Trẻ em trên đường phố Hà Nội ngày Tết.
4. Bộ ảnh của Edwin E.Moise năm 1989
Tuy không phải một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng năm 1989, Edwin E.Moise - một nhà toán học người Mỹ đã tới thăm Hà Nội. Ông vốn là một trong những giảng viên cao cấp của trường Đại học Harvard công khai phản đối chiến tranh Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1960.
Sau khi nghỉ hưu, ông theo đuổi nghệ thuật và đã du lịch tới thủ đô Hà Nội vào năm 1989. Dưới đây là những hình ảnh, khoảnh khắc ấn tượng trong tâm trí ông về mảnh đất hình chữ S.
Cảnh người dân Hà Nội tham gia giao thông gần Hồ Hoàn Kiếm.
Khung cảnh ven hồ Gươm yên bình và có phần vắng vẻ.
Đá cầu là trò chơi giải trí phổ biến của thanh thiếu niên ở khắp các vỉa hè Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bức ảnh được chụp vào buổi sáng sau một đêm biểu diễn hòa nhạc ở khoảng sân phía trước tòa nhà.
Hà Giang đẹp ngỡ ngàng qua ống kính phượt thủ
Vùng đất địa đầu Tổ quốc với cảnh sắc hoang sơ, cùng sự hòa quyện của đá và hoa như thể đưa người ta đến một vùng đất khác, một vùng đất mà đã đến rồi ắt hẳn sẽ yêu.
Vùng đất địa đầu Tổ quốc với cảnh sắc hoang sơ, cùng sự hòa quyện của đá và hoa như thể đưa người ta đến một vùng đất khác, một vùng đất mà đã đến rồi ắt hẳn sẽ yêu.
Núi đôi Quản Bạ.
Một ngôi nhà của người dân Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú.
Những chiếc váy thổ cẩm của đồng bào dân tộc.
Hà Giang có cung đường Mã Pì Lèng hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng, uốn lượn quanh núi, có dòng sông Nho Quế chảy vòng vèo len lỏi dưới vực sâu. Đứng trên Mã Pì Lèng nhìn dòng Nho Quế chỉ như một sợi chỉ mỏng vắt qua núi, qua đèo.
Những đứa trẻ đáng yêu.
Bạn có thể đi Hà Giang vào bất cứ mùa nào trong năm vì mỗi mùa Hà Giang lại mang một vẻ đẹp riêng rất lạ. Nếu đi Hà Giang vào đầu năm, khi xuân về Tết đến, bạn sẽ được thưởng thức hương vị của các món ăn từ 23 dân tộc thiểu số nơi đây.
Những món ăn đặc trưng của Hà Giang.
Vào tháng 6, tháng 7 sẽ ngắm nhìn một màu xanh phủ kín trong những màn mưa đẹp lạ kỳ.
Tháng 8, tháng 9 là mùa lúa chín ở Hà Giang, đi vào thời điểm này, bạn sẽ được ngắm những ruộng bậc thang vàng đẹp rực rỡ.
Tháng 10, tháng 11 là mùa dân phượt rủ nhau đi Hà Giang nhiều nhất. Lúc này ở Hà Giang như có hội bởi những cánh đồng hoa tam giác mạch – là “nàng thơ” khiến không ít kẻ đắm say. Ngoài tam giác mạch, cao nguyên đá Đồng Văn mùa này cũng trở nên lộng lẫy hơn bởi những dải hoa cúc dại màu vàng. Ảnh: Mạnh Phí.
Quyến rũ sắc vàng mùa gặt ở Lùng Khấu Nhin
Ghé thăm Lùng Khấu Nhin vào ngày đầu mùa gặt, du khách đắm say trước sắc vàng của những vạt ruộng bậc thang, mùi hương thoang thoảng của lúa Séng Cù cùng nụ cười ấm áp của người vùng cao...
Sắc vàng ruộm của một vạt lúa ngày thu hoạch
Xã Lùng Khấu Nhin thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Lúa Séng Cù là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Mường Khương.
Vừa gặt lúa, vừa trò chuyện rôm rả cánh đồng
Một em bé được lên nương cùng mẹ
Sau khi được xếp thành từng bó, lúa được phơi se hạt ngay trên cánh đồng
Năm nay, bà con Lùng Khấu Nhin phấn khởi vì vụ mùa Séng Cù thắng lợi.
Một thửa ruộng sau khi đã thu hoạch xong xuôi
Chùm lúa Séng Cù nặng hạt
Chùm lúa Séng Cù nặng hạt
VN bình dị qua góc nhìn du khách nước ngoài
Những hình ảnh mộc mạc, đời thường nhưng không kém phần lôi cuốn ở mọi miền đất nước được du khách ghi lại và chia sẻ trên National Geographic.
Vịnh Hạ Long mờ ảo trong sương mù bao phủ. Ảnh: Simone Fisher
Em bé chăn trâu ở Sapa. Đây cũng là hình ảnh rất quen thuộc ở những vùng thôn quê Việt Nam. Ảnh: Tiong Wee Wong
Ruộng bậc thang đặc trưng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Kim Harmassi
Em bé người Hmong ngủ ngon lành trên lưng mẹ tại chợ phiên Cao Sơn ở miền núi phía bắc Việt Nam. Ảnh: Doug Jones
Vườn quốc gia Ba Vì mang vẻ đẹp đầy cuốn hút sau cơn mưa. Ảnh: Seok Ping Goh
Xe cộ đi lại như mắc cửi trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lesley Williamson
Những gánh hàng rong bán hoa quả là hình ảnh thân thuộc trên khắp các phố phường. Ảnh: Shawn Hughes
Những cơn mưa chợt đến chợt đi ở TP HCM đã trở thành một nét đặc trưng. Ảnh: Ulysse Lemerise Bouchard
Người phụ nữ chèo thuyền trên sông Thu Bồn ở Hội An. Ảnh: Aaron Santos
Phố cổ Hội An lung linh, ấm áp khi trời dần về tối. Ảnh: Peter Cazenas
Những món ăn được bày bán ở khu phố cổ Hội An. Ảnh: Thomas Freeman
Người mẹ ôm con đứng chờ chồng đi đánh bắt cá xa bờ trở về. Hình ảnh được ghi lại tại Mũi Né. Ảnh: Vidal Nicolas
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét