Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

'Dị nhân' 80 năm sống trong rừng

'Dị nhân' 80 năm sống trong rừng

Con cái phương trưởng đề huề nhưng cụ ông 94 tuổi vẫn không chịu sống cùng ai mà lầm lũi ở trong rừng sâu 81 năm nay. Hễ bước chân về phố là ốm nên người trong vùng đã đặt biệt danh cho cụ là "dị nhân người rừng".

Thông thường, ông Đinh Văn Ưởng (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình) chỉ về nhà khi làm giỗ cho vợ rồi lại về rừng. Mới đây, ông bị các con ngăn cản quay lại rừng bởi năm nay ông đã 94 tuổi, vừa phải nhập viện vì bị đá đè. 
Con trai ông đã giấu chìa khóa và bảo người canh gác, không để ông bỏ trốn vào rừng. Nhưng ông Ưởng phản đối kịch liệt, bỏ ăn uống. Câu duy nhất ông nói với các con là: "Cho tao về lại quê hương tao đi. Tao nhớ quê hương lắm rồi".
Mỗi lần có người đến thăm, ông Ưởng thường nằm không nhúc nhích, cũng chả buồn trò chuyện. Nhưng khi nhắc đến rừng là mắt cụ sáng lên, tinh thần phấn chấn hơn hẳn. Ông nói: "Đi đi, đi vào quê hương tao nhé. Ở trong đó thích lắm". Nói rồi ông bật dậy và một mực đòi quay trở về "quê hương".
Bà Đinh Thị Sắng, con gái ông Ưởng, nước mắt ngắn dài năm nỉ xin cha đừng đòi vào rừng nữa mà hãy ở lại đây để các con chăm sóc nhưng ông không nghe. Sau rồi, bà Sắng phải nhượng bộ, đồng ý đưa ông về thăm lại rừng. Nhưng bà yêu cầu ông Ưởng phải hứa là chỉ vào thăm thôi, thăm xong nhất định phải quay về. Ông Ưởng gật đầu, bật dậy khỏi giường, tìm cây gậy.
Hang đá nơi cụ Ưởng sinh sống.
Hang đá nơi ông Ưởng sinh sống.
Suốt đoạn đường trên thuyền đến "quê hương" của ông Ưởng, nhiều người tò mò hỏi bà Sắng: "Sao nghe nói đợt này "bắt" cụ ở nhà cơ mà? Giờ lại cho cụ vào rừng à?"; người lại hỏi: "Thế không sợ vào đến đó rồi cụ cứ ở rịt trong đó thì làm sao?". Bà Sắng đáp lời: "Cụ hứa rồi. Cụ đồng ý chỉ vào thăm rồi về thôi".
Trời cuối hạ nắng như đổ lửa. Vậy mà ngồi trên thuyền ông Ưởng không ngừng ngâm thơ rồi kể chuyện cuộc sống hoang dã nơi rừng sâu cho mọi người nghe. Hỏi cụ có mệt không thì cụ lắc đầu bảo rằng: "Không. Phấn khởi lắm. Vào "quê hương" ai lại mệt bao giờ".
Ở quê, mỗi khi nhắc đến ông người ta thường gọi trêu là "dị nhân người rừng", còn các con thì vẫn than thở rằng ông có số "giời đày". Việc ông Ưởng gắn bó cả đời với rừng sâu ban đầu cũng có lý do.
Năm 13 tuổi, ông bị lính Pháp bắt đi phu. Sau một năm khổ sai, ông trốn vào rừng sâu. Thấy lính Pháp truy lùng gắt gao, ông ở rịt trong rừng luôn. Mấy năm sau mới dám trở về nhà thăm bố mẹ. Ông Ưởng về nhà cũng chỉ mắt trước mắt sau, biết tình hình của những người thân rồi lại quay về rừng sâu.
Ban đầu người nhà gàn rất nhiều, ai cũng nói "sóng gió" qua rồi cứ việc ở nhà thôi đừng vào lại đó nữa. Song ông không chịu, mọi suy nghĩ lúc nào cũng chỉ hướng về rừng, về những hang đá và những rặng cây đã tự tay gieo trồng, chăm bón.
Sau này đến tuổi lập gia đình, bố mẹ bắt ông về lấy vợ với hy vọng có vợ con sẽ giúp ông quên đi nỗi nhớ rừng và chấp nhận trở về cuộc sống của một người bình thường. Nhưng lấy vợ xong, mới qua tối động phòng thì ngay hôm sau ông Ưởng lại khăn gói về "quê hương".
Ông nói với vợ: "Tôi không thể sống thiếu "quê hương" được đâu. Cô đồng ý theo tôi vào rừng thì chúng ta cùng chung sống ở đó". Người vợ nước mắt ngắn dài nhưng cũng buộc phải chấp nhận bởi bà không muốn mang tiếng vừa lấy chồng mà đã bị bỏ rơi. Nhưng sống với chồng được một thời gian ngắn, bà không thể chịu đựng được cuộc sống quá hoang dã ăn hang ở lỗ, muỗi đốt khắp người, cái gì cũng thiếu nên đã phải khăn gói về lại quê.
Dù có vợ mới cưới nhưng thi thoảng lắm ông Ưởng mới lại chèo thuyền về thăm vợ. Hoặc nhiều khi gia đình phải có công có việc gì không đừng được thì ông mới chịu rời "quê hương" vài ngày.
13 tuổi, ông bắt đầu cuộc sống của một "Tazan" và đến nay đã 94 tuổi. Hơn 80 năm sống trong rừng sâu, mọi thứ sinh hoạt hằng ngày đều do ông tự kiếm. Lúa thì trồng trên núi, rau rừng và cá dưới sông. "Cơ ngơi" mà ông khai hoang được là những vạt rừng ngút ngát hoa trái, na, ổi, dâu da xoan, nhãn... Những thứ đó ông Ưởng không bán mà đem về chia cho con cháu hoặc những người lái thuyền trên sông vào khu du lịch. Ai đến ông cũng mời hoa thơm, trái ngọt. Khi về lại có quà mang theo.
Hằng ngày ông Ưởng thức dậy từ tờ mờ sáng, trèo lên các bậc núi để ươm thêm cây. Đôi khi lại bê những tảng đá xanh to để xây "nhà". Có vào "quê hương" của ông mới thấy được sự kỳ công và tình yêu mà ông dành cho những cái hang của mình. Xây "nhà" cũng là một thứ đam mê của ông. Lúc còn trẻ, sức khỏe dẻo dai, ông Ưởng rất thích công việc khám phá địa điểm đẹp để dựng "nhà".
"Nhà" của ông chính là những cái hang rộng, phía trên hở để không khí lọt vào. Phía dưới là những vạt đá to và phẳng để làm giường. Bước chân vào đây sẽ có cảm giác như đang chui vào phòng điều hòa mát lạnh. Nhưng sau này khi thấy ông tuổi đã cao, các con đã cùng nhau xây cho ông một căn nhà nhỏ phía bìa rừng để có nơi tránh mưa, tránh bão.
Một mình sống trong rừng sâu, ông Ưởng đã "bao phen mon men vào cửa tử, nhưng rồi chưa tới số nên lại bị đuổi ra". Để minh chứng cho lời của cha mình, bà Sắng kể lại: "Số cụ nhà tôi lạ lắm. Hình như ông trời cho sống để đày thêm thì phải. Có những lần tưởng chết mười mươi rồi mà vẫn qua được. Lần gần đây nhất, cụ đi lên núi, bị hòn đá xanh to rơi vào chân không giãy ra được. Cụ phải nằm bất động ở đó mấy ngày mới có người đi rừng phát hiện. Khi người ta cứu được thì cụ đã ngất vì đói, còn phần chân bị đá đè đã thối và có giòi bò".
Lần khác, theo lời kể của bác Sắng, ông Ưởng bị rơi từ trên vách núi xuống vực. Khắp người nham nhở, trầy xước nhưng cũng không làm sao. Trong lần đi vần đá về xây "nhà", ông bị tảng đá đè ngang ngực. Sau này có một người làng vào xin hoa quả, mới phát hiện ông nằm ở đó nên hô hoán mọi người vào cứu. Lần đó ông phải nằm viện mất 5 ngày.
Đường về nhà.
Ông Ưởng trên đường về "quê hương".
Lần nằm viện đó, vì nhớ rừng quay quắt ông rút cả ống truyền dịch rồi len lén trốn con để "mò" về rừng. Ông cười bảo: "Có làm sao đâu. Vào đến rừng là mọi bệnh tật tiêu tan hết. Đi trồng cây, đi bắt cá, hái quả là khỏe ngay mà". Trời phú cho ông có được sức khỏe diệu kỳ, 94 tuổi nhưng giọng hát vẫn ngân vang. 
Thăm "quê hương" xong, bà Sắng nói với cha là đã đến giờ về. Lần này ông Ưởng không năn nỉ, cũng không có hành động "ngoan cố" nào. Ông chống gậy theo con gái. Chốc chốc ngoái lại nhìn căn nhà nhỏ, những cái hang và bạt rừng. 
Theo Cảnh sát toàn cầu

Ý kiến bạn đọc (12)
Sống 80 năm ở trong rừng thì phải gọi là "siêu người rừng"! Tôi thấy cụ sống như vậy mà sướng, chẳng phải lo lắng, bon chen, tranh quyền đoạt chức, nay lo giá cái này tăng, mai sợ giá cái kia tăng, đồ ăn thức uống thì "siêu sạch" ...  
 
Tuyệt quá ông nhỉ, có núi, có sông, chim trời cá nước làm bạn, còn hơn trên tiên ấy! Cháu cũng muốn như ông nhưng gánh nặng trần đời còn nặng quá, chưa bỏ xuống được ông à!
BTP - 18 giờ trước
 
Ông cụ sống trong rừng không khí trong lành, chim trời cá nước gần gũi thiên nhiên nên gần 100 tuổi vẫn khẻo mạnh. Chúng ta sống ngoài Xã Hội văn minh mà không khí ô nhiễm, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại tràn lan nên bệnh ung thư ...  
 
hãy cho ông ấy về nơi ông ấy thuộc về
 
Mình cũng ao ước như ông cụ này để quên đi những bon chen đời thường!
 
Thật ra sống như vậy cũng có cái thú riêng
 
Bài báo miêu tả cuộc sống ở rừng của già Ương thấy mà ham! Rất độc lập, tự do và hạnh phúc đúng nghĩa của nó. Qua bài báo, ta thấy rõ :Quê hương là chùm khế ngọt. Sức hấp dẫn của quê hương quả thật là mãnh liệt. Nỡ ...  
 
Chắc nhờ sống ở rừng nên cụ mới thọ đến vậy :D
 
con người sống hoà với thiên nhiên là sẽ có sức khoẻ trên cả tuyệt vời. Chúc cụ mạnh khoẻ nữa để sống với rừng, với con cháu.
Dân - 18 giờ trước
 
thật là bá đạo...người nước ngoài mà biết tin này chắc họ shock luôn @@. Đây là cụ tarzan luôn rồi...

Xóm 'người rừng'

Dưới chân dãy Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, mấy hộ dân người Mày ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) sống theo phương thức săn bắn, hái lượm. Đêm họ không đèn, ốm không thuốc, con cái lớn lên không học hành.

Từ trạm biên phòng bản Dộ, vượt qua mấy con suối mới tới được xóm “người rừng”. Đang là mùa mưa, con suối Kà Rong dữ dằn hơn. Dòng nước đỏ ngàu, nước chảy băng băng cuốn phăng mọi vật cản trên dòng chảy. Vất vả lắm các chiến sĩ biên phòng mới giúp nhóm khách lạ vượt qua dòng nước dữ.
Xóm "người rừng" có 5 nóc nhà lợp lá cọ, có nhà xiêu vẹo sắp đổ. Xóm gồm 5 hộ với 40 nhân khẩu. Thấy đoàn người đi tới, mấy đứa trẻ ở trần, da đen như đồng hun đang tắm mưa chạy toán loạn.
Nhà của chị Hồ Phăng được làm bằng cây rừng kết lại. Trong nhà treo lủng lẳng cung, tên, nỏ, và cả những cây củi được coi là vật thiêng. Trên vách nhà còn có rất nhiều bộ da thú, trong đó có một bộ da báo rất to. Vừa bập bập tẩu thuốc trên môi, chị Phăng ra hiệu mời khách ngồi chơi. Thấy khách định hạ cái cung đã mòn vẹt xuống xem, chị Phăng hốt hoảng hua hua ra hiệu không được sờ.
xomnguoirung-1376473826_500x0.jpg
Cả xóm người rừng chỉ có 5 hộ dân. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Trung úy Hà Anh Đức, Đội trưởng Đội vận động quần chúng của Trạm biên phòng bản Dọ giải thích, ở đây họ kiêng kỵ nhiều thứ lắm. Theo tục của người Mày ở xã Trọng Hóa, người lạ không được đụng vào từ vật dụng cá nhân cho đến chỗ ngồi trong nhà.
Các hộ trong xóm "người rừng" sống quây quần bên dòng suối Kà Rong. Ngày mưa chỉ có phụ nữ ở nhà, đàn ông vào rừng săn bắn. Họ trồng lúa nương nhưng chỉ lơ thơ vài chòm, hàng ngày vào rừng tìm củ, quả về ăn. Dân trong xóm sống biệt lập, ít khi trao đổi hàng hóa với các bản ngoài trung tâm xã.
Chị Phăng có 6 người con. Đứa con trai cả là Hồ Đun đã lấy vợ. Hai đứa con gái lớn năm nay đã gần 20 tuổi mà chưa có ai hỏi. Chị Phăng đang lo chúng không lấy được chồng vì ở xóm này không có đứa trai bản nào cùng lứa với chúng.
Vợ chồng Đun đã ra ở riêng. Sang nhà Đun chỉ có mình vợ Đun là Hồ Thị Khâm ở nhà. Thấy có đông người vào nhà, Khâm tỏ ra ngại ngùng. Khâm ngồi sưởi ấm một mình bên bếp lửa, miệng cũng ngậm một tẩu thuốc. Ở cái xóm “người rừng” này ai cũng hút thuốc. Họ cho rằng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn nên chỉ trừ lúc ngủ và ăn mới không hút thuốc.
Khâm với Đun lấy nhau được 4 năm. Khâm đã 3 lần đẻ con nhưng chúng đều mất cả. Cũng như mọi người dân ở đây, Khâm sinh con tại nhà chứ không ra trạm y tế xã. Trong nhà Khâm chẳng có vật gì gợi nên sự no đủ. Ngoài số gạo cứu đói của Nhà nước do các chiến sĩ biên phòng mang đến, cuộc sống của vợ chồng trông cả vào rừng.
Trong căn nhà lá đơn sơ của ông Hồ Sun, người cao tuổi nhất xóm, mọi đồ dùng sinh hoạt đều do tổ tiên để lại. Trẻ em ở đây lớn lên cũng sống cuộc sống như bố mẹ chúng vậy. Khi đôi chân biết leo núi, cái tay biết căng dây nỏ cũng là lúc chúng được bố dạy cho cách tìm dấu vết của các con thú. Trong những chuyến đi rừng, chúng học cách phân biệt cây nào ăn được, cây nào có độc cần tránh. Đến tuổi trưởng thành, chúng đã thuộc nằm lòng cách sinh tồn giữa nơi hoang dã. Cuộc sống của nam giới nơi đây ở rừng nhiều hơn ở nhà.
Hỏi già Sun về Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu, già lắc đầu, cái đó chẳng nghe thấy bao giờ. Tổ tiên chỉ truyền lại cách săn thú, nhặt quả rừng, chứ đã bao giờ nói đến những thứ đó. Những đứa trẻ nơi đây lớn lên chẳng cần quan tâm tới chuyện học hành. Bởi lẽ, cuộc sống nay đây mai đó của họ cốt sao được ăn no, chứ có đứa nào biết mặt chữ là gì. Hơn nữa, từ nơi đây chúng ra đến trường học cũng mất thời gian khá dài. Cứ như thế hết năm này qua năm khác họ sống êm đềm cùng núi rừng, không cần quan tâm đến thế giới bên ngoài.
Ngoài 5 căn nhà lá, xóm còn có 5 cái lều nhỏ được dựng quanh đó. Đó là căn nhà ở của phụ nữ khi "đến tháng" hoặc sinh nở. Phụ nữ nơi đây đến chu kỳ kinh nguyệt phải mang xoong, nồi, quần áo ra đó ở, chứ không được ở nhà chính. Họ phải sống một mình khoảng 5 ngày và không được tiếp xúc với người trong nhà. Ngay cả chồng cũng không được bén đến đó.
Hỏi ông Hồ Sun vì sao phụ nữ thường phải ở một mình khi đến ngày đó, ông Sun lại đưa tẩu thuốc lên miệng bập bập mấy hơi rồi mới chậm rãi bảo: "Bao năm nay người dân chỉ sống trong rừng sâu núi thẳm. Các cụ miềng sống như thế, giờ miềng cũng phải theo chứ. Không bỏ được đâu".
xomnguoirung1-1376473826_500x0.jpg
Trẻ em ở xóm "người rừng". Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Khắt khe nhất là luật tục về phụ nữ sinh đẻ. Phụ nữ trong thời gian sinh con được gia đình làm cho một cái chòi để ở riêng. Đến khi nào con biết cười, vợ chồng mới làm lễ đuổi cái dơ bẩn, bệnh tật đi cho đứa con được sạch sẽ. Sau đó, gia đình mới đón cả 2 mẹ con vào nhà. Người dân cho biết khi làm lễ tục phải chu đáo, nếu không khi đưa con về nhà sẽ bị "con ma rừng" theo đuổi.
Lễ tục diễn ra với hình thức đào một cái hố sâu, rồi trải lá dong rừng xuống, lấy mấy viên đá nhặt ở khe suối về nung đỏ rồi đặt lên trên lá dong. Sau đó, cạo lấy 3 nắm rễ cây “lạng hang” bỏ vào, vợ chồng cầm 2 nhánh cây dầu thơm ngồi ở trên hố và dội nước vào. Khi khói bay lên thì giơ đứa con lên cho cái dơ bẩn, bệnh tật bay theo gió, theo mây. Cái mùi thơm của khói bay lên từ hố sẽ đuổi "con ma" về với rừng.
Ở đây, ốm đau, người dân chẳng dùng thuốc, ngay cả việc dùng lá cây rừng cũng không. Họ ốm rồi đợi bệnh tự khỏi. Bệnh nặng quá không qua được thì chết. Họ coi đó là sự chọn lọc tự nhiên.
Đồn biên phòng Ra Mai đang cố gắng vận động những cư dân “người rừng” này ra ngoài bản Dộ định cư. Tuy nhiên, sau nhiều năm các chiến sĩ biên phòng đi lại để dân vận, người dân vẫn cương quyết ở đây. Họ bảo, ở rừng thích hơn. Đến nay mới có một cháu trong xóm được đón ra ngoài bản Dộ học chữ.

Cấp đất cho cha con 'người rừng'

Lần đầu tiên hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được chính quyền huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cấp chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu và cấp đất xây nhà ở để hòa nhập cuộc sống cộng đồng dân làng.

Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết, huyện vừa hoàn tất thủ tục cấp chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu cho cha con ông Thanh vào gia đình ông Hồ Văn Tri (con ông Thanh) ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong. Ngoài ra huyện còn cấp 100 m2 đất cùng với khoản tiền của cơ quan chức năng, hội đoàn thể hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng để xây nhà ở gần sát nhà ông Tri, nơi có khu dân cư đông đúc. 
19-8-Anh-em-nguoi-rung-1376915306.jpg
Ông Hồ Văn Tri chăm sóc anh trai là "người rừng" Hồ Văn Lang ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Sau hai ngày chuyển từ Trung tâm y tế huyện Tây Trà lên tuyến trên theo dõi, điều trị, hai cha con ông Thanh được Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi bố trí nằm viện ở khu yêu cầu, khoa Ngoại Tổng hợp.
Bác sĩ Đặng Ngọc Anh, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi nhận định, hai cha con ông Thanh đều suy nhược cơ thể cần bồi dưỡng để sớm hồi phục sức khỏe. Riêng ông Thanh qua chụp phim, siêu âm đã phát hiện có nan thận hai bên nhưng kích cỡ còn nhỏ chưa cần phẫu thuật ngay. Dự kiến vài ngày tới, sức khỏe hai cha con ông cha con ông Thanh ổn định có thể xuất viện. Tuy nhiên, từ ngày chuyển đến đây điều trị, cả hai người luôn tỏ ra buồn bã vì nhớ núi rừng, hầu như không nói lời nào.
19-8-Anh-em-nguoi-rung-1-1376915306.jpg
Ông Hồ Văn Tri(giữa) ngồi bên cha Hồ Văn Thanh và anh trai Hồ Văn Lang ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Liên quan đến việc ông Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) đốt 2 căn chòi lá trên cây giữa rừng sâu của cha con "người rừng", anh Tri cho biết "không thể tin đó là sự thật". Lúc đưa cha và anh Lang từ rừng sâu trở về, ông Tri từng nhắc nhở ông Lâm đừng đốt hai căn chòi lá ấy bởi đó là vật kỷ niệm gắn bó với hơn nửa cuộc đời của họ.
"Hãy để thời gian rồi sẽ làm hỏng nó chứ đốt căn nhà ấy sẽ mang điều xui rủi, điều tối kỵ theo luật tục của đồng bào. Nếu ông Lâm đốt hai căn chòi lá là thật, khi trở về tôi đề nghị chính quyền địa phương, dân làng xử lý, phạt vạ bằng heo, gà mang lên cúng tạ lỗi với thần rừng", ông Tri quả quyết.

Nhận thức của họ không như chúng ta nghĩ, cái ta mong muốn không phải thứ họ muốn. Cứ tiếp tục giữ họ ở lại đây với hy vọng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và họ sẽ nhận ra được người thân, sẽ hoà nhập cuộc sống mới thì chẳng khác nào chúng ta đang “cầm tù” họ.

Câu chuyện về cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh thật ly kỳ, một chuyện lạ giữa đời thường mà tôi cứ ngỡ là trang tiểu thuyết nào của nhà văn Anh Daniel Defoe. Vào một năm khói lửa chiến tranh đầu thập niên 70, ngôi nhà ông Thanh bị bom Mĩ tàn phá, mẹ và 2 đứa con đầu mãi mãi ra đi.
Trước mất mát quá lớn đó, người cha ôm đứa con trai mới 1 tuổi bỏ vào rừng sâu trốn biệt, sống tách hẳn với xã hội trong tâm trạng hoảng sợ và buồn thảm. Mãi hơn 40 năm trong cuộc sống hoang dã, cha con ông Thanh đã được “giải cứu” để trở về với cộng đồng.
Chính quyền và người thân đã rất có trách nhiệm khi đưa cha con ông Thanh về với cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi mà ông Thanh đang bị ốm và cần sự giúp đỡ y tế. Tuy nhiên, theo tôi cha con ông Thanh sẽ rất khó khăn trong việc thể hoà nhập với xã hội hiện đại.
Bởi khi ông Thanh vào rừng thì ông đã là người trưởng thành, còn đứa con chỉ mới 1 tuổi. Tức là anh Lang (người con) từ nhỏ đã sống hoang dã, tách biệt với xã hội thì những khả năng nhận thức, trí tuệ của anh ấy về xã hội cũng rất khác, thậm chí giống như một đứa bé nhìn thấy thứ gì cũng đều lạ lẫm.
Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sống hoang dã (thường được chó sói, gấu, báo nuôi…) hoặc người trưởng thành đã sống đơn độc tách biệt với xã hội trong thời gian dài. Nghiên cứu những trường hợp này sẽ cho ta nhiều hiểu biết về trường hợp của cha con ông Thanh (sống hoang dã hơn 40 năm, một thời gian rất dài).
Chẳng hạn, một mục sư Mỹ phát hiện 2 bé gái được sói nuôi trong một khu rừng ở đông bắc Ấn Độ. Cả 2 đứa bé đều có một số đặc điểm như không biết nói, không biết lao động, sợ tiếp xúc với con người, thích ăn thịt sống và thịt đã thối rữa, mỗi ngày khoảng 3 giờ sáng thì vươn cổ lên hú như sói…
Sau khi về với xã hội loài người, mặc dù nhận được sự giáo dục, tình yêu thương của con người nhưng nhận thức phát triển hết sức chậm chạp. Đứa bé gái nhỏ lúc đó 2 tuổi, đã chết vì không thích ứng được với đời sống xã hội loài người. Đứa bé gái lớn thì sống được đến 16 tuổi, học được tổng cộng 45 từ đơn, cố gắng lắm mới học được vài câu hội thoại đơn giản, trong 3 năm cuối cùng đã biết ngủ vào ban đêm, bắt đầu không sợ bóng tối.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tuy đã là cô gái lớn nhưng trí lực của cô ta chỉ tương đương với đứa trẻ 3-4 tuổi bình thường trong xã hội chúng ta.
Cuối thế kỷ 19, một nông dân Pháp phát hiện một thiếu niên khoảng 11-12 tuổi sống trong rừng sâu, không có quần áo, không biết nói, không có khả năng ghi nhớ, phán đoán, tưởng tượng.
Trải qua điều tra, người ta biết được cậu bé đó khi 4, 5 tuổi đã bị bỏ rơi trong rừng, trong hoàn cảnh khốc liệt đó cậu ta buộc phải tìm mọi cách sinh tồn, phải sống độc thân mà chẳng được thú vật hay ai đó dạy. Về sau, cậu ta nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ của một bác sĩ, được đặt tên, nói được ít lời, sống tới 40 tuổi tuy nhiên trí lực lúc đó cũng chỉ ngang với đứa trẻ 6 tuổi mà thôi.
Như vậy, ta thấy rằng tình cảm, trí tuệ, nhận thức, khả năng ngôn ngữ… không phải tự nhiên mà có, con người cần phải nhận được sự giáo dục rất sớm từ xã hội thì mới có được.
Trở lại trường hợp của cha con ông Thanh, so với mấy trường hợp kể trên có vài điểm khác biệt căn bản như ông Thanh đã là người trưởng thành, người con sống với cha chứ không phải độc thân hoang dã hay với thú vật. Tuy nhiên, vẫn có điểm chung là sống đời hoang dã, tách biệt với xã hội loài người trong thời gian dài.
Ông Thanh vào rừng khi con còn rất nhỏ, đương nhiên đứa con chưa biết nói và ông phải sống trong môi trường không có sự giao tiếp. Sống như vậy trong khoảng thời gian dài cũng đủ để biến ông thành một “người rừng” rồi, ông sẽ quên đi rất nhiều từ vựng.
Khi con trai ông lớn hơn, đến tuổi bập bẹ nói như bao đứa trẻ khác thì suốt khoảng thời gian đó nó cũng chỉ nghe âm thanh của muôn thú, của gió rừng, của tiếng lá xào xạc… chứ không phải tiếng của con người, đương nhiên người cha cũng chẳng thể nào “thao thao bất tuyệt” để nó nghe nên sẽ không biết nói, khả năng về ngôn ngữ cùng với hàng loạt khả năng khác về nhận thức, trí lực không được phát triển.
Người con học được từ cha những kỹ năng sinh tồn theo cách bắt chước như trèo cây, bắt thú, trồng cây, chế biến đồ ăn… nó thiên về bản năng, sự bắt chước rập khuôn hơn là tư duy. Vì chỉ sống có 2 người, cha thì không được trò chuyện trong thời gian dài, họ thích nghi với cuộc sống hoang dã nên nhu cầu giao tiếp không nhiều, các sự vật hiện tượng được tiếp xúc chỉ trong phạm vi nhỏ, không có danh từ trừu tượng;
Khi lớn lên, người con (tức ông Lang bây giờ) sẽ có đặc điểm là không nói được thành lời, không giao tiếp được, căn bản không có quan tâm tới mọi thứ của xã hội loài người; Khả năng ghi nhớ, trí phán đoán, tưởng tượng, tư duy đều ở mức rất thấp; Hành vi thói quen sinh hoạt hết sức hoang dã.
Ông Thanh bây giờ sức yếu, tuổi cao (81 tuổi), một người bình thường vào tuổi của ông thì trí tuệ cũng đã sa sút đi nhiều, khả năng học tập cái mới rất kém. Hơn nữa, cuộc sống của ông đã thích nghi với sự đơn độc trong núi rừng, các thói quen hết sức hoang dã, chẳng hạn khi điều trị ở bệnh viện ông Thanh nửa đêm “bật dậy chui xuống gầm giường lẩn trốn, miệng gầm gừ như tiếng rên của loài thú”.
Các thói quen này rất khó thay đổi, việc hoà nhập với cuộc sống mới sẽ gian nan vô cùng và ông chẳng thể làm gì được trong thế giới hiện đại này hết. Người thân sẽ phải chăm sóc ông một cách vất vả đến cuối đời, còn bản thân ông thì như bị “cầm tù”. Nếu tuổi ông còn trẻ (dưới 40) và thời gian sống hoang dã không dài như vậy (dưới 20 năm) thì còn có chút hy vọng,
Có lẽ mọi người ai cũng biết câu chuyện về Robinson Cruso (một nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Anh Daniel Defoe), đã sống đời hoang dã trên đảo vắng hơn 28 năm, trong suốt thời gian đó ông luôn nổ lực không ngừng, một cuộc chiến đấu phi thường chống lại số phận nghiệt ngã, khi được đưa về đất liền, sau thời gian ngắn ông đã thích nghi với cuộc sống xã hội loài người, có vợ sinh con. Tác phẩm như một sự ca ngợi ý chí phi thường của con người nhưng đó chỉ là tiểu thuyết.
Nhiều người cho rằng ông Lang bây giờ đang còn lạ với cuộc sống mới, chưa biết gì, sau một thời gian nữa sẽ quen thôi, sẽ nói được, nhận ra đâu là người thân, sẽ biết các kỹ năng làm việc, sẽ sớm thay đổi thói quen sinh hoạt… thì tôi nghĩ họ sẽ phải chờ đến “mỏi mòn”.
Bởi, ông Lang bây giờ đã hơn 40 tuổi, người thường vào tuổi này mà học kỹ năng mới còn thấy khó khăn chứ nói gì “người rừng”. Nếu các bạn có kiến thức sâu về tâm lý học, các bạn sẽ hiểu việc giáo dục, giúp họ biết nhận thức, đọc được các từ vựng, nói vài câu giao tiếp đơn giản… trong suốt thời gian dài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì họ đã quen với cuộc sống trong rừng nên vấn đề nhận thức và trí lực của họ phát triển cực kỳ chậm chạp.
Nhận thức của họ không như chúng ta nghĩ, cái ta mong muốn không phải thứ họ muốn, thứ họ muốn thuộc về thế giới riêng của họ. Cứ tiếp tục giữ họ ở lại đây với hy vọng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và họ sẽ nhận ra được người thân, sẽ hoà nhập cuộc sống mới thì chẳng khác nào chúng ta đang “cầm tù” họ. Trong mấy ngày sống với người thân họ luôn đòi trở về “nhà”, đòi được ăn thức ăn của “rừng” và mấy đêm liền thức trắng.
Theo quan điểm của tôi, sau khi người cha hồi phục sức khoẻ nên để cha con họ trở về với cuộc sống vốn có của họ. Nếu có giúp đỡ thì sự giúp đỡ đó cần âm thầm, tế nhị. Họ không thuộc về xã hội hiện đại của chúng ta.
Mỗi người đều có cuộc sống riêng, thế giới riêng của mình, nếu áp đặt quan điểm sống của mình vào người khác một cách thiếu hiểu biết sẽ thường dẫn đến những đau khổ và đó cũng thường là những “bị kịch” của cuộc sống.

Cho rằng bị nhiều người làm phiền, chịu điều tiếng khi lấy người thân ra kinh doanh, ông Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) cho biết đã vào rừng sâu đốt hai căn chòi lá trên cây của hai cha con "người rừng".

Ông Hồ Minh Lâm (thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi) nhận đã tự tay đốt hai căn chòi lá làm trên cây cổ thụ giữa rừng sâu của hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang. Ông Lâm là cháu ruột của Thanh. 
 
17-8-Chla-1376747943_500x0.jpg
Căn chòi lá nằm trên thân chò già cùng hàng chục cây lồ ô chống đỡ bên dưới giữa rừng sâu là nơi sinh sống của hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang suốt 40 năm qua. Hiện căn chòi này đã bị ông Lâm (cháu ruột ông Thanh) thiêu rụi. Ảnh: Trí Tín.
 
"Tôi đốt hai chòi lá này là do thấy trên truyền hình bảo tôi lấy người thân ra kinh doanh lấy tiền. Do vậy, tôi đốt hết để mọi người không làm phiền nữa", ông Lâm phân bua. Trong hai căn chòi có một cái là chỗ hai cha con ông Thanh ở 40 năm qua, chòi còn lại dùng dự trữ lương thực.
 
Lý giải về chuyện "vòi tiền" phóng viên, ông Lâm giải thích, do tức giận một số người đến hỏi chuyện "người rừng", bảo dẫn đường vào căn chòi lá giữa rừng sâu nên mới nâng giá "tiền công" vài triệu đồng như vậy. 
 
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Ngọc Đông (Chủ tịch UBND xã Trà Phong) cho biết, nhận thông tin ông Lâm "vòi tiền" khi được hỏi về "người rừng", lãnh đạo địa phương đã gặp ông Lâm xác minh vụ việc. Ông Lâm xác nhận có "hét giá" tiền triệu với nhà báo là do bực dọc từ việc thường xuyên bị quấy rầy, ảnh hưởng công việc nương rẫy.
 
17-8-Chla-1-1376747943_500x0.jpg
Căn chòi lá chứa lương thực dự trữ ở trên cây cổ thụ, cách căn chòi hai cha con "người rừng" thường xuyên sinh hoạt khoảng 100m cũng bị ông Lâm thiêu rụi. Ảnh: Trí Tín.
 
Theo ông Đông, quan điểm của chính quyền là không chấp nhận chuyện ông Lâm lấy người thân, cụ thể là hình ảnh hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ra kinh doanh. Chuyện ông Lâm đốt hai căn chòi lá trên cây của cha con ông Thanh là sai trái, xâm phạm tài sản người khác, gây ảnh hưởng môi trường sinh thái rừng. 
 
Trước đó, chiều tối 16/8, Trung tâm y tế huyện miền núi Tây Trà đã chuyển hai cha con "người rừng" đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi vì họ cần được chăm sóc đặc biệt tại nơi có thiết bị y tế đầy đủ. Bác sĩ tại bệnh viện cho biết, ông Thanh bị nan thận hai bên, suy nhược cơ thể. Còn anh Lang sốt cao, viêm phế quản và suy nhược cơ thể.

Từng là bộ đội Quân khu 5, ông Hồ Văn Thanh tham gia kháng chiến chống Mỹ suốt 6 năm ở miền Tây Quảng Ngãi. Trước khi nhập ngũ ông từng là anh thợ rèn có tiếng cả vùng.

Nghe tin hai cha con "người rừng" trở về làng, ông Hồ Văn Biên (70 tuổi), nguyên Tiểu đội trưởng B28, bộ đội đặc công Huyện đội Trà Bồng chống gậy đến thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện miền núi Tây Trà thăm hỏi. 
11-7-Anh-Nguoi-rung-1376197239_500x0.jpg
Ông Hồ Văn Biên kể về những năm tháng quân ngũ của "người rừng" Hồ Văn Thanh. Ảnh: Trí Tín.
Ông Biên bảo còn nhớ như in những ngày tháng niên thiếu làm giao liên tại Huyện đội Trà Bồng đóng quân ở xã Trà Dinh, Trà Lãnh thuộc huyện Tây Trà bây giờ. Ông đưa thư, chuyển tin ngang dọc vùng đất phía Tây Quảng Ngãi trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hơn ai hết, ông biết rõ ông Hồ Văn Thanh từng tham gia bộ đội chính qui Quân khu 5. 
"Tôi từng gặp ông Thanh tham gia bộ đội, đóng quân ở núi rừng xã Trà Xinh suốt 6 năm trời. Thuở ấy thân hình ông vạm vỡ, giọng cười hào sảng, tính tình hiền hậu nhưng khi xông pha trận mạc thì có tiếng gan lì", ông Biên kể. 
Còn ông Hồ Văn Ban (80 tuổi) ở xã Trà Phong cũng xác nhận, 40 năm trước ông Thanh từng là đồng đội chung chiến hào trong những năm giao tranh ác liệt ở chiến trường miền Tây Trà Bồng Quảng Ngãi. 
Ngày ấy chiến tranh ngày càng khốc liệt, quân đội Mỹ mang B52 dội bom, ném nhiều can xăng xuống buôn làng. Lửa cháy hừng hực lửa thiêu rụi những cánh rừng miền Tây Trà Bồng Quảng Ngãi. Trong một đêm về thăm nhà năm 1972, ông Thanh chết điếng khi chứng kiến cảnh nhà cửa tan hoang, bom dội trúng căn hầm trú ẩn làm chết cùng lúc 26 dân làng chủ yếu người già và trẻ em.
Ông Thanh gào thét, khóc thảm thiết rồi trở nên ngơ ngẩn trước nỗi đau lớn khi mất mẹ già và 2 con trai thơ dại (đứa lớn 6 tuổi, nhỏ 4 tuổi) dưới căn hầm trú ẩn ấy. Lúc đó vợ và 2 con trai còn lại của ông kịp chạy vào rừng nên may mắn sống sót. 
11-7-Anh-1-Nguoi-rung-1376197239_500x0.j
Sau 40 năm xa cách, giờ đây Hồ Văn Tri mới đoàn tụ bên cha và anh ruột của mình. Ảnh: Trí Tín.
Anh Hồ Văn Tri (con ruột ông Thanh) đau xót nói, thuở nhỏ dân làng kể lại, cùng lúc mất 3 người thân trong gia đình, cha như người mất hồn, có dấu hiệu bệnh tâm thần nên không quay trở lại đơn vị nữa. "Sau đó, cha và mẹ bồng bế tôi (lúc ấy mới 3 tháng tuổi) và anh Lang hơn 1 tuổi qua làng khác ở xã Trà Khê sinh sống. Trong một lần lên cơn, ba đánh mẹ bị thương, dân làng phải dùng võng khiêng mẹ cùng tôi xuống trạm xá bên bìa rừng cấp cứu. Kể từ đó cha ôm anh Lang vào rừng trốn biệt tăm", anh Tri nói. 
Sau ngày vào rừng, ông Thanh vài lần trở về nhà dò hỏi tìm vợ con nhưng dân làng sợ ông lên cơn đánh vợ lần nữa nên bảo "chúng nó đã chết rồi". Từ đó ông không về làng nữa, mọi người cũng bảo với Tri rằng cha đã mất từ khi anh còn nhỏ. "Mãi đến năm tôi 12 tuổi, trước khi mẹ qua đời, bà mới nói sự thật về cha và anh trai tôi có thể còn sống ở rừng sâu. Mẹ nhờ người bác ruột dẫn tôi đi tìm họ", anh Tri ngậm ngùi kể.
Theo bác trèo đèo lội suối đi tìm người thân, song khi đặt chân đến căn chòi lá trên cây cao, cậu bé 12 tuổi đã bật khóc khi cha và anh ngơ ngác nhìn mình như người xa lạ. "Lần đầu tiên tìm được cha và anh lưu lạc giữa rừng sâu tôi mừng lắm nhưng cha cứ khăng khăng "Mẹ con nó chết từ lâu rồi, đừng phỉnh tao. Về đi đừng ở đây nữa", ông Tri kể mà mắt đỏ hoe.  
Theo người dân Trà Phong, lúc đầu hai cha con ông Thanh lên dựng chòi lá ở khu vực rừng núi thuộc xã Trà Xinh chỉ cách bản làng khoảng 1 tiếng đi bộ. Sau đó, do người dân làm nương rẫy ngày càng tiến dần đến căn chòi nên họ di chuyển sâu vào rừng sinh sống biệt lập với mọi người xung quanh.
Anh Hồ Minh Lâm (cháu ruột của ông Thanh) nhẩm tính, từ lúc 10 tuổi anh từng theo cha vào rừng săn bắt thú và từng nhiều lần ghé thăm cha con ông Thanh nên biết rõ từng khu vực họ làm chòi sinh sống. 
Theo anh Lâm, suốt 40 năm qua, cha con Thanh làm khoảng 8 căn chòi lá (một chòi lá làm trên triền đất dốc và 7 căn chòi trên đỉnh các cây cổ thụ) phòng tránh thú dữ. "Mỗi căn chòi lá làm trên cây cách mặt đất từ 5 đến 7m, vách làm bằng phên nứa lồ ô, mái lợp lá mây, lá chuối khô. Mỗi lần lên rừng, cha tôi nhiều lần khuyên ông Thanh đưa con về làng sinh sống thì ông bảo rằng không muốn về, chốn đông người làm rẫy không thoải mái", anh Lâm cho biết. 
DSC-0916-JPG-1376197239_500x0.jpg
"Bộ sưu tập" dụng cụ sản xuất, săn bắt thú do hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang tự chế từ những mảnh bom, vỏ can xăng nhôm sót lại từ thời chiến tranh vương vãi trong rừng. Ảnh: Trí Tín. 
Không chỉ trải qua thời gian dài trong quân ngũ, ông Thanh còn là thợ rèn giỏi nổi tiếng năm xưa ở bản làng vùng cao Trà Bồng (nay tách huyện Tây Trà). Ông Đoàn Phụng ở xã Trà Phong cho biết, trước khi đi bộ đội, ông Thanh từng hành nghề rèn vật dụng sản xuất và săn bắt nổi tiếng ở địa phương.
Theo ông Phụng, nhờ giỏi nghề rèn nên suốt thời gian dài 40 năm giữa rừng sâu, hai cha con ông Thanh đã sống sót kỳ diệu. "Bộ sưu tập" búa, rìu, giáo, mác sắc bén tự chế từ những mảnh bom, vỏ can xăng nhôm cháy sót lại từ thời chiến tranh vương vãi trong rừng cho thấy tay nghề đáng nể của ông.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Anh Ngọc - Chủ tịch UBND huyện Tây Trà chia sẻ, qua xác minh Cơ quan Quân sự huyện khẳng định ông Thanh từng là bộ đội chính qui Quân khu 5, đóng quân ở miền Tây Trà Bồng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. 
Nhằm tạo điều kiện cho họ sớm hòa nhập cộng đồng, huyện đã thống nhất nhập hộ khẩu hai cha con ông Thanh vào gia đình ông Hồ Minh Lâm (con bác ruột ông Thanh); đồng thời cấp đất gần khu dân cư, hỗ trợ lương thực cùng tiền làm nhà cho hai cha con ông.  Huyện cũng đang phối hợp huyện đội và ngành thương binh xã hội củng cố hồ sơ để sớm giải quyết chế độ chính sách thương, bệnh binh cho ông Thanh. 
Trước đó ngày 9/8, sau khi hai cha con ông Thanh từ rừng sâu trở về, Đảng ủy Bộ chỉ huy Quân sự cũng đã về huyện vùng cao Tây Trà thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cùng 5 triệu đồng giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt. 

Sau những ngày làm quen với cuộc sống hiện đại, cha con ông Hồ Văn Thanh vẫn khát khao trở lại căn chòi lá trên cây cổ thụ, làm rẫy khai hoang chốn rừng sâu. Ông cứ lẩm bẩm "Tra xú mờ gót" (nghĩa là muốn trở về núi rừng, thăm rẫy).

10-7-Anh2-Nguoi-rung-1376128736_500x0.jp
Sau ba ngày từ rừng sâu trở về, cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (phải) và Hồ Văn Lang (trái) mới có dịp gần nhau trò chuyện. Ảnh: Trí Tín.
Tròn ba hôm trở về làng sau 40 năm sống biệt lập ở núi sâu, cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang vẫn buồn bã, đêm gần như thức trắng. Kiệt sức nằm cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) nhưng mỗi khi mở mắt tỉnh dậy ông lại vùng vẫy muốn mọi người đưa về rừng.
Anh Hồ Văn Tri, chăm sóc cha ở bệnh viện kể, miệng ông Thanh cứ lẩm bẩm ngôn ngữ đồng bào Cor "Tra xú mờ gót" (nghĩa là muốn trở về núi rừng, thăm rẫy). "Hai hôm đầu ông chỉ uống sữa không chịu ăn, đến ngày thứ ba thì đòi ăn cháo nấu bằng gạo đỏ (lúa rẫy). Những đêm qua vợ chồng tôi thay phiên nhau thức trông ở bệnh viện, sợ ông bỏ trốn vào rừng lần nữa khó mà tìm lại được", anh Tri nói. 
Theo anh Tri, mỗi lần tỉnh dậy, ông Thanh hết nhìn ra cửa sổ rồi tìm kiếm dưới gầm giường, gặng hỏi mới biết cha đang lo cho anh Lang. Có đêm, khi đi tắt điện phòng cấp cứu cho các bệnh nhân dễ ngủ, các y, bác sĩ phát hoảng khi thấy ông Thanh bật dậy chui xuống gầm giường lẩn trốn, miệng gầm gừ như tiếng rên của loài thú. Các bác sĩ bật điện, thuyết phục mãi ông Thanh mới chịu lên giường. 
10-7-Anh-1-Nguoi-rung-1376128736_500x0.j
Bếp lửa là nơi kết nối tình cảm "người rừng" Hồ Văn Lang với người thân ở buôn làng. Ảnh: Trí Tín.
Trong khi đó, "người rừng" Hồ Văn Lang ở nhà người anh con bác ruột Hồ Minh Lâm ở xã Trà Phong cũng quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã hệt như cha mình. Sáng 9/8, những người thân gia đình ông Lâm tá hỏa khi phát hiện anh Lang bỏ đi.
"Lang ôm ống lồ ô đựng lá thuốc và lọ vôi ăn trầu chạy ra trước ngõ tìm đường trở lại rừng. May mà mấy đứa nhỏ quanh làng phát hiện gọi chúng tôi đến đưa Lang về", ông Lâm thuật lại.
* Ảnh: 'Người rừng' bỡ ngỡ trước cuộc sống hiện đại
* Video: Người rừng làm quen với cuộc sống mới
Trở về nhà, anh Lang ngẩn ngơ không hiểu vì sao nhiều người lại đưa mình và cha rời khỏi rừng sâu. Ông Lâm giải thích, do ông già Hồ Văn Thanh bị bệnh nặng nên phải đưa về cứu chữa, vật dụng của cha con anh vì thế cũng đem theo về.
Đăm đăm nhìn vào những vật dụng sinh hoạt, sản xuất, anh Lang lí nhí nói từng câu ngắt quãng bằng tiếng đồng bào Cor rằng, còn thiếu hai con dao lớn và nhiều ống lồ ô đựng ớt, thuốc lá ở rừng. Anh Lang lo sợ rẫy lúa, bắp bị thú rừng vào phá, những ống lồ ô đựng ớt, thuốc lá bị hư hỏng nên muốn về lại căn chòi lá ở núi sâu.
10-7-Anh3-Nguoi-rung-1376128736_500x0.jp
Bùi nhùi cạo từ vỏ cây đủng đỉnh được cha con ông Thanh gói bằng lá dong dùng để mồi lửa xẹt ra từ hai viên đá chạm mạnh vào nhau. Họ dùng lửa nấu ăn, sưởi ấm suốt 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín. 
Những ngày qua, rất đông dân làng kéo đến thăm hỏi cha con "người rừng". Một số người hỏi anh Lang bằng tiếng Cor "Xun manh lé" (Thích ở đâu), anh đáp gọn lỏn "Manh gốc" (Thích ở rừng). Rồi anh Lang đến góc nhà cầm chiếc rìu làm bằng cây rừng cong queo do mình tự chế lên săm soi và lặng lẽ cười. Thấy lạ, một số người hỏi thì anh cho biết, lưỡi rìu làm từ những mảnh bom nhặt trong rừng. 
Nhìn thấy những khúc cây ngoài sân, "người rừng" liền cầm chiếc rìu lao đến bổ từng nhát chắc nịch xuống thân gỗ. Chưa đầy 5 phút, khúc cây lớn rã ra thành nhiều thanh củi nằm vương vãi trên khoảng sân trước nhà. Vừa bổ củi xong thì cơn giông bất chợt ập đến, Lang cởi quần áo đứng ngoài sân tắm mưa như chốn không người.
Lần đầu tiên sau 40 năm sống hoang dã, anh được người thân tắm gội và cho đi dép. Trở về cuộc sống đời thường, "người rừng" 41 tuổi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước môi trường sống hiện đại. Lang chỉ biết quanh quẩn bên bếp lửa hay ngồi lặng lẽ nơi góc nhà ăn trầu. Thỉnh thoảng anh lấy lá thuốc trong ống lồ ô ra rồi dùng bùi nhùi (cạo từ vỏ cây đủng đỉnh trong rừng) mồi lửa xẹt ra từ 2 viên sỏi đánh vào nhau châm thuốc, nhả khói trầm tư.
Không chỉ cuộc sống cha con "người rừng" bị đảo lộn mà những ngày qua hai gia đình ông Hồ Minh Lâm (con của người anh ruột ông Thanh) và Hồ Văn Tri (con ruột ông Thanh) cũng phải tạm gác việc lên nương rẫy để gần gũi người thân sau 40 năm xa cách.
"Dù hiện tại cha và anh vẫn chưa nhận ra người thân thế nhưng gia đình được đoàn tụ sau bao nhiêu năm còn gì vui sướng hơn. Mong sao cha và anh sớm quen với cuộc sống ở buôn làng đừng chạy trốn vào rừng sâu thì niềm vui những ngày tới của gia đình tôi mới thật sự trọn vẹn", anh Tri tâm sự.

Hoảng loạn trước cái chết thảm thương của mẹ và 2 con trai khi bom Mỹ dội trúng nhà, anh bộ đội ôm đứa con hơn 1 tuổi chạy vào rừng sâu sống cách biệt suốt 40 năm.

la-thuoc-1375938361_500x0.jpg
Lá thuốc giúp cha con ông Thanh vượt qua thời tiết khắc nghiệt trong rừng sâu 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín
Vượt qua nhiều dốc cao dựng đứng, băng qua nhiều ghềnh thác suốt hơn 4 giờ, đoàn công tác của huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đi "giải cứu" cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi, dân tộc Cor) mới tiếp cận được căn chòi lá nằm chót vót trên thân cây cổ thụ ở đỉnh núi APon.
Nơi ở của cha con ông Thanh nhìn từ xa như một tổ chim lớn trên cây chò già và được chống đỡ bởi hàng chục cây lồ ô. Cách căn chòi lá vài mét là dòng suối chảy róc rách theo máng hứng làm bằng nửa thân cây lồ ô. Đây là nguồn nước sinh hoạt của cha con ông Thanh.
Muốn lên được căn chòi lá này, dân làng phải leo lên chiếc thang làm bằng thân cây rừng được buộc bằng những sợi mây. Mái chòi được lợp bằng các loại lá chuối khô, mây rừng và lá cây sộp đan chồng lên nhau. Ngôi "nhà" rộng chừng 2m2 ám đầy khói tro. Ngoài khoảnh nhỏ làm bếp để sưởi ấm, nấu ăn, khoảng trống còn lại chỉ đủ cho cha con ông Thanh nằm.
* Video: Đưa 'người rừng' về làng
Anh Hồ Văn Tri (con trai ông Thanh) bảo, người thân kể rằng năm 1972 cha anh đi bộ đội đóng quân gần nhà. Một hôm, nghe tiếng bom dội, ông Thanh tức tốc chạy về thì thấy căn nhà chỉ còn là đống đổ nát, mẹ và 2 con trai lớn tử vong.
"Trước mất mát quá lớn, cha hoảng loạn ôm anh Lang mới hơn một tuổi chạy vào rừng sâu lẩn trốn biệt, còn tôi vừa chào đời. Mãi đến năm 12 tuổi tôi mới theo bác ruột tìm gặp cha và anh trai sống trong căn chòi lá làm ở trên cây cao", ông Tri kể.
Sau lần gặp ấy, mỗi năm hai lần anh Tri gùi muối, dầu hỏa và cây rựa mang vào rừng sâu dù đến giờ cha và anh trai vẫn chưa nhận ra anh là người ruột thịt. Mỗi lần vào thăm anh Tri đều ngủ ven suối, không dám ngủ trên chòi với cha và anh trai mình vì... sợ.
[Caption]
Chiếc quần bộ đội mà "người rừng" giữ gìn suốt 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín
Theo anh Tri, nhiều lần dân làng vào rừng định khuyên cha và anh trở về nhà nhưng hễ thấy người lạ là họ lẩn trốn rất nhanh. Để tồn tại giữa rừng già hoang vắng, ngoài việc làm chòi lá trên cây cao tránh thú dữ, cha con ông Thanh còn biết ủ tro bếp giữ lửa hay đến những khu rẫy lân cận tìm giống lúa, bắp, mè, mía và thuốc lá mang về trồng. Vì thế, đoàn công tác đã rất bất ngờ khi đứng trước đám rẫy rộng gần một ha với đủ các loại lúa rẫy, bắp, mè, mía và cây thuốc lá... của cha con ông. Bên dưới căn chòi, những dây trầu mọc lên xanh tốt.
Ông Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) cho biết, nhiều lần dân làng lên núi làm rẫy đã mang quần áo, xoong nồi, rìu, rựa cho cha con ông Thanh nhưng ông lão vẫn gói lại để trong chòi, ít khi dùng đến. Hàng ngày hai cha con chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây, tự chế ra những dụng cụ để giã gạo lúa, mì thành bột. Hay mày mò làm ra rất nhiều lê, mác, cung tên, bẫy, rìu... để săn bắt thú rừng, sống cuộc đời hoang dã.
Theo ông Lâm, để vượt qua những mùa đông giá rét, cha con ông Thanh đã ủ lửa trong chòi và hút thuốc lá để làm ấm cơ thể. Kiểm tra căn chòi, dân làng phát hiện nhiều loại thịt thú rừng, trong đó có thịt chuột phơi khô và hàng chục ống lồ ô lớn chứa đầy lương thực dự trữ như lúa, mè và ớt khô. Cha con "người rừng" còn gói ghém cẩn thận răng và mật của nhiều loài thú dùng làm trang sức và chữa bệnh.
Ngoài ra, ông Thanh còn được cho là đã nghĩ cách nấu chín củ mì (sắn), sau đó dùng chày giã nát rồi lấy lá dong gói bánh cúng tế "thần rừng". Nhiều người bất ngờ hơn khi ông lão vẫn còn gói cẩn thận chiếc áo ấm màu đỏ của anh Lang lúc nhỏ và chiếc quần xanh của ông thời còn là bộ đội chống Mỹ.
"Không ngờ sau 40 năm sống biệt lập giữa rừng, với cuộc sống hoang dã khắc nghiệt, ông Thanh vẫn nuôi con trai sống sót từ lúc một tuổi đến giờ", ông Hồ Văn Xanh, người cùng làng thảng thốt khi lên đón họ về nhà.
8-7-Anh-4-Nguoi-rung-1375932248_500x0.jp
Sau 40 năm xa cách, anh Tri mới được trực tiếp chăm sóc cho cha mình. Ảnh: Trí Tín.
Hay tin cha con ông Thanh được đưa về làng sau 40 năm sống trong rừng sâu, suốt từ đêm qua, hàng trăm người dân ở khắp nơi đã đến chia vui cùng gia đình. Sức khỏe ông Thanh đã suy kiệt nên các y bác sĩ ở Trung tâm Y tế Tây Trà đang tích cực cấp cứu. Còn anh Lang bập bẹ vài tiếng như muốn hỏi thăm tình hình của cha.
Được đưa lên Trung tâm Y tế, vừa nhìn thấy cha nằm bẹp một chỗ, tay được gắn dây truyền nước biển, anh Lang ú ớ kêu to, đôi mắt đầy vẻ sợ hãi. Người đàn ông 41 tuổi ra hiệu cho mọi người mang cha về. Sau khi được người thân an ủi, anh đồng ý theo về nhà nhưng cứ ngồi lì một góc hút thuốc lá, ánh mắt u buồn.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện miền núi Tây Trà cho biết, sau khi cha con ông Thanh trở về, huyện đã đến thăm hỏi hỗ trợ lương thực giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Các cơ quan chức năng cũng được tăng cường, quản lý không để cha con ông Thanh quay lại rừng sâu.
Qua xác minh, huyện xác nhận ông Thanh từng là bộ đội chống Mỹ, nhà ông bị dội bom khoảng năm 1972 khiến mẹ và hai con trai của ông qua đời. Nhằm tạo điều kiện cho cha con ông sớm hòa nhập cộng đồng, huyện hỗ trợ xây nhà và xem xét giải quyết các chế độ chính sách thương, bệnh binh cho ông trong thời gian sớm nhất.

Sau 40 năm bỏ làng vào sống giữa rừng sâu, sáng 7/8, hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã được chính quyền địa phương cùng dân làng "giải cứu" về làng. 

7-8-Anh-1-1375870086_500x0.jpg
Hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) suốt 40 năm qua đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu được chống đỡ bởi hàng chục cây lồ ô già.
7-8-Anh-2-1375870087_500x0.jpg
40 năm trước, khi ông Lang tròn 1 tuổi, người cha Hồ Văn Thanh đã mang con vào rừng sống hoang dã. Từ đó đến nay họ chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây.
7-8-Anh-3-1375870087_500x0.jpg
Vào mùa lạnh, họ choàng thêm chiếc áo được bện bằng vỏ cây. Vật dụng dùng nấu ăn giữa rừng sâu suốt 40 năm qua được lượm lặt về.
7-8-Anh-4-1375870087_500x0.jpg
Gùi và những ống lồ ô chứa lúa, mè của hai cha con "người rừng"
7-8-Anh-5-1375870087_500x0.jpg
Rìu và dao tự chế của hai cha con.
7-8-Anh-6-1375870087_500x0.jpg
Sau hơn 4 tiếng vượt núi, băng rừng, lực lượng dân quân xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà cùng dân làng đã tiếp cận nơi ở, "giải cứu" hai cha con đưa về làng. 
7-8-Anh-7-1375870087_500x0.jpg
Ông Hồ Văn Thanh (81 tuổi) bị ốm nặng nên dân làng phải khiêng võng đưa từ rừng sâu về nhà chữa bệnh.
nguoi-rung-ok-1375872735_500x0.jpg
Do lo sợ ông Lang hoảng sợ, bỏ trốn vào rừng, lực lượng công an xã luôn phải giữ vai để dẫn đi.
7-8-Anh-9-1375870088_500x0.jpg
Trong đoàn đi giải cứu hôm nay, Chính quyền xã Trà Xinh đã bố trí y sĩ đi theo để chăm sóc hai cha con "người rừng"




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét