Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Họa Mi & Lê Tấn Quốc

  • Họa Mi & Lê Tấn Quốc:  
  • Download 30 bản nhạc SAXO của Lê Tấn Quốc: http://tinyurl.com/utbinh1127
  • http://www.audiospace.vn/wp-content/uploads/2012/06/hoamifront.jpg
  • Gặp lại nhau trong âm nhạc và tâm hồn
http://media1.thegioinhac.vn/Library/Images/23/2009/10/5/h%20mi/2.jpghttp://img843.imageshack.us/img843/9620/vn024cover1.jpg
 Đối với sinh hoạt về đêm ở Sài Gòn trước cũng như sau năm 75 và cho đến hiện nay, Lê Tấn Quốc là một nhạc sĩ sử dụng kèn được nhiều người biết tới. Một phần vì khả năng nhuần nhuyễn của anh qua các loại kèn saxo, nổi bật hơn cả là Tenor sax. Phần khác, anh là một nhạc sĩ khiếm thị, nhưng tài nghệ đã khiến nhiều người trong nghề cảm phục.

http://www.dongnhacxua.com/non-wp/uploads/hoa-mi-diemxuacafe-dongnhacxua.com_.jpg 
Lê Tấn Quốc sinh tại Sài Gòn năm 1953. Song thân anh có 7 người con, không kể một số con riêng của cha anh với 2 đời vợ trước. Lê Tấn Quốc còn có hai người anh cũng là những nhạc sĩ quen thuộc của các vũ trường Sài Gòn từ rất lâu, biệt danh là Paul và Jacques.
Lê Tấn Quốc lập gia đình với ca sĩ Họa Mi 1976.

Đến tháng giêng năm 88, Họa Mi sang Pháp trình diễn. Sau đó, Họa Mi đã quyết định ở lại và không hề báo cho Quốc biết trước quyết định này.
http://m.f9.img.vnexpress.net/2010/01/01/9-1345689114_480x0.jpg

Lê Tấn Quốc tâm sự thêm là sau khi Họa Mi ra đi, anh biết là cuộc sống hôn nhân của anh đã chấm dứt:

“Khi Họa Mi đi coi như xong rồi, coi như tan vỡ rồi. Đó là định mệnh”. 

http://cafevannghe.files.wordpress.com/2011/10/ns-le-tan-quoc-1.jpg 

Và khi biết Họa Mi không trở lại Việt Nam:

“Lúc đó mình thấy cũng hụt hẫng lắm. Đi làm về thấy 3 đứa con nằm ngủ lăn lóc rất tội nghiệp.”

Lê Tấn Quốc cho rằng Họa Mi đi Pháp ở là do tình trạng kinh tế khó khăn của gia đình chứ không có lý do gì khác. Vì sau đó vợ anh cũng đã hoàn tất thủ tục cho chồng con cùng sang đoàn tụ tại Pháp.

Năm 1990, Lê Tấn Quốc cùng 3 con sang Pháp với Họa Mi. Vấn đề đầu tiên là hai người tìm cách chữa trị bệnh mắt của anh. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho biết họ cũng bó tay.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgiYqAgSYWBSVbJPHExnCwDMiRs53e6WVkoZURSYD3fA1f_dmeEZywG08_V9EAGsR7JcPVtywfFqZOTg3LVrv_n83k0f5mg4nY1FHzHX7j08N5B3YWC1dBK8fnyFKR_8zeHJXm0wu_U1JKZ/s320/MotMaiEmDi-HoaMiLeTanQuoc+disc1.jpg 

Sau vài tháng ở Pháp, Họa Mi đề nghị làm thủ tục để Quốc được hưởng qui chế tỵ nạn, nhưng Quốc nhất định từ chối, anh quyết định quay trở lại Việt Nam. Anh cũng không giấu diếm những mặc cảm của mình. Anh cho biết sẽ chỉ ở lại nếu mắt của mình có thể chữa được. Anh nói:

“Tới bây giờ em chưa bao giờ ân hận vì đã trở về. Em để các con ở lại cho chúng nó ăn học”.

Lê Tấn Quốc quay trở lại Sài Gòn vào cuối năm 1990, để lại 3 con sống với Họa Mi. Con trai lớn của 2 người năm nay 31 tuổi và đã có gia đình, người con trai kế 27 tuổi và cô con gái út năm nay 24.

http://cafevannghe.files.wordpress.com/2011/10/hoa-mi-tan-quoc.jpg 
Lê Tấn Quốc cũng cho biết Họa Mi đã không giấu diếm khi tâm sự với anh là có cảm tình với một người Việt lớn hơn chị 12 tuổi trong thời gian sống ở Pháp. Người này là giám đốc một công ty sản xuất kem và bánh ngọt. Anh mừng cho Họa Mi đã gặp được một người tốt.

Nguyên nhân khiến họ chia tay không phải đến từ sự đổ vỡ hạnh phúc. Và cũng chẳng phải do lỗi lầm của một ai hoặc do một sự xung đột nào đó. Mà chỉ do đầu óc thực tế của cả đôi bên. Vì thật sự cho đến lúc quyết định như vậy, cả hai đều vẫn dành cho nhau những tình cảm rất tốt đẹp sau khi đã có với nhau 3 người con.

Câu chuyện gia đình giữa một nhạc sĩ kèn khiếm thị và một nữ ca sĩ nổi tiếng này đã có một thời kỳ gây nhiều xúc động nơi mọi người.

Và sau đây mời độc giả nghe một số nhạc phẩm qua tiếng kèn saxophone tuyệt vời nhưng cũng đầy nuối tiếc về một thời đã yêu và đã xa của Lê Tấn Quốc:

http://www.audiospace.vn/wp-content/uploads/2012/06/CDVN49-front.jpg 

Để download: Bấm mouse phải và “Save target as” để save vào máy
Ru Ta Ngậm Ngùi: 
Download
If you go away: 
Download
Thành Phố Buồn:
Download
Đêm Đông:
Download
Con Thuyền Không Bến:
Download
Mưa Nửa Đêm: 
Download
Hoài Cảm:
Download
Love Story: 
Download
Hận Tình Trong Mưa, nguyên tác Nhật Koibito Yo, nhạc Mayumi Itsuwa: 
Download
Ướt Mi: 
Download
Qua Cơn Mê: 
Download
Rồi Như Đá Ngây Ngô:
Download
Đôi Ngã Chia Ly: 
Download
Buồn Tàn Thu:
Download
Không Bao Giờ Quên Em (Anh):
Download
Dư Âm:
Download
Tình Khúc Buồn:
Download
Hoa Học Trò:
Download
Định Mệnh:
Download
Tôi Ru Em Ngủ:
Download
Đường Xưa Lối Cũ:
Download
Em Ra Đi Mùa Thu:
Download
Xóm Đêm:
Download
Tiếng Xưa:
Download
Trở Về Mái Nhà Xưa:
Download
Cô Láng Giềng:
Download
Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay:
Download
Vẫn Hát Lời Tình Yêu:
Download
Phút Cuối:
Download
Mưa Trên Biển Vắng, nhạc E. Dimitrov và P. Carli:
Download
Ai Về Sông Tương:
Download
Chuyển Bến:
Download
  •  

Ca sĩ Họa Mi

Chuyện tình giữa ca sĩ Họa Mi và nhạc sĩ Lê Tấn Quốc có tất cả tính chất bi tráng, oan khiên và hệ lụy của những cặp tình nhân, đã gặp nhau, yêu nhau, cưới nhau và xa nhau trong hoàn cảnh nghiệt ngã của một giai đoạn lịch sử đầy thảm khốc.

Chàng nhạc sĩ khiếm thị ngày nay có thể không còn nhìn rõ mặt người yêu như những ngày đầu còn mặn nồng 1976 và cô ca sĩ ngày nay trên chiếc thuyền mới của cuộc đời với tất cả trách nhiệm gia đình trên đôi vai bé nhỏ.

Thế nhưng trong tâm hồn họ vẫn còn một góc dành cho nhau, và góc riêng tư đó không cần nhìn bằng đôi mắt, góc riêng tư đó không có thời gian và không có không gian, góc riêng tư đó chỉ có tiếng chim Họa Mi hót bên dòng suối Saxo ngọt ngào mãi mãi.

NguoiVietBoston giới thiệu
Em Đi Rồi: (Nhạc sĩ Lam Phương viết nhạc phẩm này cho cuộc phân ly của Lê Tấn Quốc và Họa Mi)
Download
Một Mai Em Đi: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Biển Nhớ: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Nghìn Trùng Xa Cách: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Tình Khúc Buồn: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Rồi Mai Tôi Đưa Em: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Chiều Một Mình Qua Phố: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
Xin Thời Gian Qua Mau: (với saxophone Lê Tấn Quốc)
Download
  •  



Cây saxo Lê Tấn Quốc.

Căn bệnh thoái hóa võng mạc sắc tố đã làm đôi mắt anh giờ đây như bị che phủ bởi một làn khói trắng. Vậy mà hằng đêm, người nghệ sĩ không còn khả năng nhìn rõ màu sắc, sự vật ấy vẫn thành công trong vai trò chỉ huy ban nhạc.

Lê Tấn Quốc tâm sự:

"Từ năm 11 tuổi, tôi được người dượng rể, thường gọi là nghệ sĩ Sáu già (Nguyễn Quang Thế Sang) dạy thổi kèn. Ông gom 15 đứa con nít trong xóm lại dạy không lấy tiền, còn kiếm nhạc cụ cho học, thỉnh thoảng dắt chúng tôi đi đây đó xem biểu diễn văn nghệ. Đầu tiên, ông dạy tôi thổi flute (sáo tây), rồi sang saxophone. Ông vốn là người thích ngao du, từng có ý định đi vòng quanh thế giới bằng xe Lambretta hai bánh, nhưng đến Thái Lan thì bị tai nạn gãy chân phải trở về. Lúc về nước, ông mang theo cây kèn clarinette và thế là tôi được học thêm loại nhạc cụ này".

Năm 15 tuổi, Lê Tấn Quốc đã ôm cây saxo đến phòng trà. Tối đi làm, ngày đi học văn hóa. Sài Gòn giải phóng, anh đến làm việc ở Đoàn Ca nhạc Kịch Kim Cương sau khi đã “ráng kiếm cây clarinette” như yêu cầu của ban nhạc. Và rồi cùng các thành viên của ban Shotgun (cũ), anh bắt đầu làm quen với nhạc cách mạng: Những Lá đỏ, Tình Bác sáng đời ta, Bóng cây Kơnia, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh,... trở thành những giai điệu quen thuộc với Lê Tấn Quốc.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc sinh thời, cũng dành cho anh nhiều lời ưu ái. Ông nói rằng những “tác phẩm chết” của mình đã được tiếng kèn của Lê Tấn Quốc thổi hồn vào làm cho sống dậy. Những luyến láy với cách “nhả” âm nặng, nhẹ của anh cho người nghe cảm giác như anh đang nghiền ngẫm từng câu hát. Đêm nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mất, anh đã làm cả khán phòng cùng khóc qua tiếng saxo bài Đêm đông.

“Người ta gọi tiếng kèn của tôi là tiếng kèn tâm sự. Bởi khi chơi, tôi đặt hết tâm hồn mình vào giai điệu. Đôi mắt mập mờ thì đôi tai phải choàng hết phần việc còn lại. Cuộc đời tôi vướng nhiều nỗi buồn nên tiếng kèn cũng mang theo số phận...”.

Khi đôi mắt của anh bắt đầu bị mờ, Họa Mi (ca sĩ - vợ cũ của anh) đã cố sức đưa anh sang Paris chữa bệnh nhưng các chuyên gia người Pháp cho biết, ngay ở nước Pháp, người bị bệnh này cũng không thể chữa khỏi. Hội người mù ở Paris đã gửi thư đến an ủi và hứa sẽ tìm cách giúp anh nhận trợ cấp tàn tật suốt đời. Tuy nhiên, nghệ sĩ nhất quyết về lại VN vì không muốn trở thành gánh nặng cho vợ và vì không muốn rời xa âm nhạc.

Trải qua 35 năm làm nghề, là người được đứng chung sân khấu với nhiều thế hệ, anh vui khi thấy luôn có hiện tượng tre già măng mọc. Nghề thổi kèn, theo anh, cần có thể lực, khối óc và trái tim. Nghệ sĩ giỏi là người phối hợp nhịp nhàng được ba yếu tố này.

Một trong những “măng mọc” thuộc thế hệ sau mà anh vừa quý mến vừa ngưỡng mộ là nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Anh ca ngợi:

"Đó là một tiếng kèn có học".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét