CÔNG CỤ CƠ BẢN CHỈNH SỬA ẢNH: LEVELS (CTRL+l) - CURVES (CTRL+V) - COLOR BALANCE (CTRL+B)
Sử dụng công cụ Curves trong Photoshop
Nguồn: http://goo.gl/m51aEl
Tác dụng không thể thiếu của Adobe Photoshop đối với ảnh số có lẽ không cần phải nói nhiều. Với những công cụ chuyên nghiệp hiệu chỉnh chi tiết về ánh sáng, màu sắc, thậm chí là thay đổi hình dạng, phù phép cho ảnh số; thực sự Photoshop là hành trang không thể thiếu trong nhiếp ảnh cũng như thiết kế, in ấn. Nhưng nếu bắt buộc phải từ bỏ hết các công cụ hiệu chỉnh trong Photoshop chỉ giữ lại duy nhất 1 công cụ, phải chọn công cụ nào đây?
Đó chính là Curves.
Dài dòng một chút, thực ra bài này chính là để nói về Curves mà :)). Mình thích Curves, hầu như mình luôn sử dụng Curves khi phải dùng đến Photoshop. Nó chứa đựng sức mạnh có thể thoả mãn gần như toàn diện các mục đích hiệu chỉnh một tấm ảnh từ xấu lên đẹp. Tuy nhiên đây lại không phải là một công cụ dễ nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn, ít nhất là khi mới tiếp xúc, hoặc với người bắt đầu làm quen với Photoshop. Bài viết này rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu và thực hành của mình, ghi chép lại cố gắng theo cách chuyên nghiệp một chút để hệ thống hoá quá trình học Photoshop của bản thân, đồng thời hy vọng cũng giúp ích cho những người chưa biết.
Những tác dụng mà Curves tạo nên có thể gây ảnh hưởng riêng biệt đến 4 kênh màu: RGB, R, G và B. Trong đó mặc định là kênh RGB (trắng), và có thể chuyển đổi qua các kênh riêng khác: R (đỏ), G (xanh lá) và B (xanh dương). Điều này là dễ hiểu bởi 3 màu cơ bản đỏ, xanh lá và xanh dương khi hoà trộn vào nhau sẽ cho màu trắng. Như vậy có nghĩa là nếu chỉnh Curves ở kênh RGB thì sẽ có tác dụng thay đổi sáng/tối trên cả 3 màu cơ bản của tấm hình (nhưng vì hoà trộn vào sẽ được màu trắng nên mắt người chỉ nhận thấy tấm ảnh sáng đều hoặc tối đều từ đen tới trắng mà thôi). Nếu chỉnh Curves trên một kênh màu riêng thì sẽ chỉ có tác dụng sáng/tối trên phạm vi kênh màu đó. Ví dụ, chỉnh Curves trên kênh Red thì chỉ có những phần (cụ thể là những pixel) có sắc độ liên quan tới màu đỏ mới thay đổi độ sáng, tối - các sắc độ khác giữ nguyên.
Dựa vào biểu đồ pha trộn màu trên đây, có thể hiểu rõ hơn điều vừa viết. Ngoài ra nhờ biểu đồ này ta có thể nhận biết rõ vị trí của màu Cyan (trộn giữa xanh dương và xanh lá), Magenta (trộn giữa đỏ và xanh dương), Yellow (trộn giữa đỏ và xanh lá). Ba màu này (chính là Xanh Ngọc, Tím và Vàng) được ứng dụng rất nhiều trong các công cụ chỉnh màu của Photoshop.
Khái niệm Tonal Range là điều cần thiết nên biết để sử dụng tốt Curves. Thông thường điểm màu có giá trị tối nhất của mỗi tấm ảnh chưa chắc đã là màu đen, và điểm màu có giá trị sáng nhất chưa chắc là màu trắng; tuy nhiên một tấm ảnh tốt thì điểm tối nhất thường là màu đen và điểm sáng nhất là màu trắng. Khi độ tương phản đủ cao thì tấm hình trở nên rõ ràng dễ nhìn hơn. Đó là lý do phải dùng đến Curves.
Di chuột lên hình để xem biểu đồ về phạm vi sắc độ
Curve có nghĩa là đường cong, về mặt cơ bản, công cụ Curves cho phép ta chỉnh sửa độ sáng của màu sắc thông qua việc điều chỉnh một đường đồ thị. Đường này là tập hợp các giá trị sắc độ của hình ảnh từ tối nhất (đen) tới sáng nhất (trắng). Khi chưa chỉnh sửa gì, đường đồ thị đó là một đường thẳng, sau khi chỉnh sửa nó sẽ thành một (hoặc nhiều) đường cong.
Hình bên mô tả đường Curves mặc định, khi chỉnh sửa nên ngầm phân chia giá trị các sắc độ thành những khoảng khác nhau: Sáng nhất (White point), Sáng (Highlights), Trung tính (Midtones), Tối (Shadows) và Tối nhất (Black point); sau đó đánh giá tấm hình để tự đưa ra quyết định nên tăng hay giảm giá trị sắc độ ở khoảng nào.
Click chuột lên một điểm bất kỳ trên đường Curves, sẽ xuất hiện một dấu chấm tại điểm đó. Ta có thể giữ chuột và thay đổi vị trí điểm đánh dấu đó để thay đổi sắc độ. Cũng như mọi đồ thị khác, đồ thị Curves cũng có cột giá trị X và Y, ở đây là Input và Output.
Input được hiểu là dải giá trị sắc độ của hình ảnh trước khi chỉnh sửa, Output là dải giá trị sắc độ của hình ảnh sau khi chỉnh sửa. Khi chưa chỉnh sửa, đường Curves đi thẳng từ tối nhất lên sáng nhất, tại mọi điểm trên đường Curves, ta có Input=Ouput (X=Y)
Di chuyển điểm đánh dấu trên đường Curves. Sau khi di chuyển, những điểm màu mang giá trị sắc độ tương ứng trên dải Input sẽ biến đổi (sáng hơn hoặc tối hơn) thành giá trị tương ứng trên dải Ouput.
Hình bên phải minh hoạ cho cơ chế của Curves. Cùng một mục đích với công cụ Level, nhưng Curves mềm dẻo hơn rất nhiều, có thể tạo tối đa 14 điểm chỉnh sửa trên đường Curves (ngoài 2 điểm đầu và cuối).
Chỉnh Curves theo hình chữ S làm giảm độ tương phản ở các khoảng Shadows và Highlights, đồng thời tăng độ tương phản ở Midtones, nên làm tăng độ tương phản tổng thể của tấm ảnh. Trong khi chỉnh Curves theo hình chữ S ngược lại cho kết quả ngược lại.
Để cứu vãn tình thế, chỉ cần kéo điểm hiệu chỉnh trên đường Curves tại vị trí Black point (tối nhất) tới điểm bắt đầu của biểu đồ (Histograms), đồng thời kéo điểm White point (sáng nhất) lùi lại điểm cuối cùng của biểu đồ. Làm như vậy ta đã xoá bỏ các phạm vi sắc độ rỗng, và xác định lại điểm sáng nhất, tối nhất ở sắc độ hợp lý hơn.
Ngoài ra còn có một trường hợp hiếm gặp của Empty Tonal Range đó là khoảng trắng xuất hiện ở giữa biểu đồ, chia biểu đồ thành 2 khoảng về phía Shadows và Highlights, còn Midtones thì ít hoặc không có gì. Trường hợp này thực sự hiếm gặp và thường thấy ở những bức ảnh bị chỉnh sửa hỏng, tăng độ tương phản quá mức, các pixel quá tối hoặc quá sáng thì nhiều còn các pixel màu trung tính thì ít hoặc không có. Ở ảnh chụp gốc thì ít gặp trường hợp này vì hầu hết đều chỉ thiếu chứ không thừa tương phản bao giờ (trừ trường hợp dùng flash hỏng hoặc đặt chế độ White Balance không đúng). Khi gặp phải Empty Tonal Range ở giữa đồ thị, cách khắc phục là chỉnh thành hình chữ S ngược ở khoảng Midtones (cụ thể là khoảng bị Empty Tonal) để giảm Contrast nhằm cứu vãn tình thế. Tuy nhiên nếu ảnh chụp là file RAW thì mới có khả năng cứu, còn bằng file JPEG thì hầu hết là mất chi tiết ở những điểm sáng quá hoặc tối quá, khó mà cứu nổi.
Trường hợp này ít gặp hơn nên mình cũng chịu không có hình mình hoạ ^^!
Thông thường có thể khắc phục trường hợp này bằng cách giảm độ dốc của đường Curves ở khoảng Highlight (sáng nhất), và tinh chỉnh thêm nếu không muốn các vùng khác thay đổi theo nếu cần.
Như đã biết Curves có ảnh hưởng mặc định trên kênh màu RGB, nhưng có thể áp dụng riêng trên từng kênh màu R, G và B để tăng giảm sắc độ của từng kênh màu mà không ảnh hưởng đến kênh màu khác. Nguyên tắc chuyển màu trên từng kênh như sau:
Trong nhiều trường hợp khi chụp ảnh ta gặp phải tình trạng bị ánh sáng phản chiếu vào ống kính gây lệch sắc thái ở một màu nào đó (hiện tượng ám màu). Khi đó vẫn chỉ với Curves, ta có thể điều chỉnh lại. Trong hình dưới đây, qua nhận định ban đầu có thể thấy ảnh bị ám màu xanh (Blue) một chút ở những vùng tối. Mở Channel Blue trong Curves ra, ta thấy ngay có một chút Empty Tonal Range ở khoảng Shadows, như vậy những vùng tối của ảnh không đen như bình thường mà lại xanh nhiều hơn. Áp dụng các cách tinh chỉnh đường Curves, có thể điều chỉnh lại ngay sau vài giây, kết quả cho nước ảnh nhìn có cảm giác trong hơn.
Trong hình trên, ta thấy các phần Highlights của tấm ảnh đã đủ độ sáng, do vậy nên để nguyên không cần tăng thêm, chỉ giảm một chút ở vùng Shadows để viền thuỷ tinh ở phần chân chiếc cốc nét hơn một chút.
Có thể hiệu chỉnh cùng Blend Mode tinh tế hơn nhờ thay đổi Opacity của Adjustment layer.
Trên đây là những điều cần biết về công cụ Curves trong Photoshop. Trong lúc viết bài này, mình cũng thực hành không ít vì phải làm ảnh minh hoạ ^^, áp dụng thực tế một chút sẽ thấy dễ hiểu hơn nhiều. Ứng dụng của Curves có lẽ còn xa hơn những điều viết bên trên, tuỳ thuộc vào cảm quan đánh giá và sự linh hoạt của người sử dụng. Tuy nhiên muốn làm gì cho tốt thì trước tiên nên hiểu rõ về nó. Công cụ Curves mới đầu khó hiểu là vậy nhưng thực ra cũng chỉ xoay quanh nguyên lý sáng tối với những màu cơ bản, vận dụng tốt Curves chắc chắn sẽ mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian trong xử lý hậu kỳ ảnh số.
Cuối cùng, một số chú ý nhỏ:
Sử dụng công cụ Curves trong Photoshop
Nguồn: http://goo.gl/m51aEl
Thư viện hình ảnh:
Tác dụng không thể thiếu của Adobe Photoshop đối với ảnh số có lẽ không cần phải nói nhiều. Với những công cụ chuyên nghiệp hiệu chỉnh chi tiết về ánh sáng, màu sắc, thậm chí là thay đổi hình dạng, phù phép cho ảnh số; thực sự Photoshop là hành trang không thể thiếu trong nhiếp ảnh cũng như thiết kế, in ấn. Nhưng nếu bắt buộc phải từ bỏ hết các công cụ hiệu chỉnh trong Photoshop chỉ giữ lại duy nhất 1 công cụ, phải chọn công cụ nào đây?
Đó chính là Curves.
Dài dòng một chút, thực ra bài này chính là để nói về Curves mà :)). Mình thích Curves, hầu như mình luôn sử dụng Curves khi phải dùng đến Photoshop. Nó chứa đựng sức mạnh có thể thoả mãn gần như toàn diện các mục đích hiệu chỉnh một tấm ảnh từ xấu lên đẹp. Tuy nhiên đây lại không phải là một công cụ dễ nắm bắt và sử dụng nhuần nhuyễn, ít nhất là khi mới tiếp xúc, hoặc với người bắt đầu làm quen với Photoshop. Bài viết này rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu và thực hành của mình, ghi chép lại cố gắng theo cách chuyên nghiệp một chút để hệ thống hoá quá trình học Photoshop của bản thân, đồng thời hy vọng cũng giúp ích cho những người chưa biết.
Curves có những tác dụng gì?
Rất nhiều, và là những tác dụng cơ bản cần thiết khi hiệu chỉnh một tấm ảnh:- Chỉnh độ sáng, độ tương phản trên toàn bộ tấm ảnh, hoặc trên một phạm vi (miền) sắc độ
- Chỉnh độ sáng, độ tương phản trên từng khu vực riêng của tấm ảnh, hoặc trên một phạm vi (miền) sắc độ của khu vực đó
- Chỉnh màu cho tấm ảnh
Các khái niệm cơ bản
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Curves, có lẽ cần phải đi qua một số khái niệm đơn giản về màu RGB - hệ màu mặc định mà chức năng Curves sử dụng.Những tác dụng mà Curves tạo nên có thể gây ảnh hưởng riêng biệt đến 4 kênh màu: RGB, R, G và B. Trong đó mặc định là kênh RGB (trắng), và có thể chuyển đổi qua các kênh riêng khác: R (đỏ), G (xanh lá) và B (xanh dương). Điều này là dễ hiểu bởi 3 màu cơ bản đỏ, xanh lá và xanh dương khi hoà trộn vào nhau sẽ cho màu trắng. Như vậy có nghĩa là nếu chỉnh Curves ở kênh RGB thì sẽ có tác dụng thay đổi sáng/tối trên cả 3 màu cơ bản của tấm hình (nhưng vì hoà trộn vào sẽ được màu trắng nên mắt người chỉ nhận thấy tấm ảnh sáng đều hoặc tối đều từ đen tới trắng mà thôi). Nếu chỉnh Curves trên một kênh màu riêng thì sẽ chỉ có tác dụng sáng/tối trên phạm vi kênh màu đó. Ví dụ, chỉnh Curves trên kênh Red thì chỉ có những phần (cụ thể là những pixel) có sắc độ liên quan tới màu đỏ mới thay đổi độ sáng, tối - các sắc độ khác giữ nguyên.
Dựa vào biểu đồ pha trộn màu trên đây, có thể hiểu rõ hơn điều vừa viết. Ngoài ra nhờ biểu đồ này ta có thể nhận biết rõ vị trí của màu Cyan (trộn giữa xanh dương và xanh lá), Magenta (trộn giữa đỏ và xanh dương), Yellow (trộn giữa đỏ và xanh lá). Ba màu này (chính là Xanh Ngọc, Tím và Vàng) được ứng dụng rất nhiều trong các công cụ chỉnh màu của Photoshop.
Phạm vi sắc độ (Tonal Range) là gì?
Phạm vi sắc độ của một tấm ảnh (Tonal Range) có thể hiểu đơn giản là một dải giá trị thể hiện mức độ sáng/tối, chạy từ điểm màu có giá trị tối nhất tới điểm màu có giá trị sáng nhất của tấm ảnh đó.Khái niệm Tonal Range là điều cần thiết nên biết để sử dụng tốt Curves. Thông thường điểm màu có giá trị tối nhất của mỗi tấm ảnh chưa chắc đã là màu đen, và điểm màu có giá trị sáng nhất chưa chắc là màu trắng; tuy nhiên một tấm ảnh tốt thì điểm tối nhất thường là màu đen và điểm sáng nhất là màu trắng. Khi độ tương phản đủ cao thì tấm hình trở nên rõ ràng dễ nhìn hơn. Đó là lý do phải dùng đến Curves.
Di chuột lên hình để xem biểu đồ về phạm vi sắc độ
Hình 1 (Phạm vi sắc độ hẹp) | Hình 2 (Phạm vi sắc độ rộng) |
Tổng quan về hộp công cụ Curves
Như đã biết có 2 cách chỉnh Curves, đó là:- Images → Adjustments → Curves... (hoặc Ctrl + M)
- Layer → New adjustment layer → Curves... (hoặc creat adjustment layer ở Layer Palette)
Curve có nghĩa là đường cong, về mặt cơ bản, công cụ Curves cho phép ta chỉnh sửa độ sáng của màu sắc thông qua việc điều chỉnh một đường đồ thị. Đường này là tập hợp các giá trị sắc độ của hình ảnh từ tối nhất (đen) tới sáng nhất (trắng). Khi chưa chỉnh sửa gì, đường đồ thị đó là một đường thẳng, sau khi chỉnh sửa nó sẽ thành một (hoặc nhiều) đường cong.
Hình bên mô tả đường Curves mặc định, khi chỉnh sửa nên ngầm phân chia giá trị các sắc độ thành những khoảng khác nhau: Sáng nhất (White point), Sáng (Highlights), Trung tính (Midtones), Tối (Shadows) và Tối nhất (Black point); sau đó đánh giá tấm hình để tự đưa ra quyết định nên tăng hay giảm giá trị sắc độ ở khoảng nào.
Click chuột lên một điểm bất kỳ trên đường Curves, sẽ xuất hiện một dấu chấm tại điểm đó. Ta có thể giữ chuột và thay đổi vị trí điểm đánh dấu đó để thay đổi sắc độ. Cũng như mọi đồ thị khác, đồ thị Curves cũng có cột giá trị X và Y, ở đây là Input và Output.
Input được hiểu là dải giá trị sắc độ của hình ảnh trước khi chỉnh sửa, Output là dải giá trị sắc độ của hình ảnh sau khi chỉnh sửa. Khi chưa chỉnh sửa, đường Curves đi thẳng từ tối nhất lên sáng nhất, tại mọi điểm trên đường Curves, ta có Input=Ouput (X=Y)
Cơ chế hoạt động của Curves:
Di chuyển điểm đánh dấu trên đường Curves. Sau khi di chuyển, những điểm màu mang giá trị sắc độ tương ứng trên dải Input sẽ biến đổi (sáng hơn hoặc tối hơn) thành giá trị tương ứng trên dải Ouput.
Hình bên phải minh hoạ cho cơ chế của Curves. Cùng một mục đích với công cụ Level, nhưng Curves mềm dẻo hơn rất nhiều, có thể tạo tối đa 14 điểm chỉnh sửa trên đường Curves (ngoài 2 điểm đầu và cuối).
Các nút và chức năng trong Curves box
S-Curves và Inverted S-Curves
Chỉnh Curves theo hình chữ S và theo hình chữ S ngược là 2 kiểu thông dụng nhất. Bởi thông thường trong đa số trường hợp, chỉ có 2 mục đích chính là tăng hoặc giảm độ sáng (hay tương phản) của tấm ảnh một cách đồng đều. Trừ khi người thiết kế muốn chỉnh ảnh theo một mục đích quái dị.Chỉnh Curves theo hình chữ S làm giảm độ tương phản ở các khoảng Shadows và Highlights, đồng thời tăng độ tương phản ở Midtones, nên làm tăng độ tương phản tổng thể của tấm ảnh. Trong khi chỉnh Curves theo hình chữ S ngược lại cho kết quả ngược lại.
Chỉnh Curves theo hình chữ S
Biểu đồ (Histograms) và phạm vi sắc độ rỗng (Empty Tonal Range)
Như chú thích trong hình minh hoạ Curves box, nằm chìm phía trong đồ thị Curves là biểu đồ (Curves Histograms). Biểu đồ này thể hiện số lượng điểm ảnh (pixel) tại các khoảng sắc độ khác nhau. Bình thường khi chỉnh sửa ảnh có thể không mấy ai để ý tới biểu đồ này, tuy nhiên đối với những tấm hình có độ tương phản quá thấp, biểu đồ cung cấp cho chúng ta thông tin tuyệt vời để chỉnh sửa lại cho vừa đúng mà không sợ quá tay. Trong hình dưới đây, pixel tối nhất của tấm ảnh cũng chỉ màu xám một chút, và pixel sáng nhất của ảnh cũng không sáng hoàn toàn. Như đã biết ở các mục trên, tấm hình này được gọi là có phạm vi sắc độ hẹp. Tuy nhiên mức độ hẹp bao nhiêu thì phải xem biểu đồ mới chỉnh đúng được. Ở các tấm hình có Tonal Range hẹp như thế này, phía trước và phía sau đồ thị (trước điểm ảnh đầu tiên và sau điểm ảnh cuối cùng) thường có một khoảng trắng, vì không có điểm ảnh nào đạt sắc độ trong các khoảng đó cả. Khoảng trắng đó gọi là Phạm vi sắc độ rỗng (Empty Tonal Range).Để cứu vãn tình thế, chỉ cần kéo điểm hiệu chỉnh trên đường Curves tại vị trí Black point (tối nhất) tới điểm bắt đầu của biểu đồ (Histograms), đồng thời kéo điểm White point (sáng nhất) lùi lại điểm cuối cùng của biểu đồ. Làm như vậy ta đã xoá bỏ các phạm vi sắc độ rỗng, và xác định lại điểm sáng nhất, tối nhất ở sắc độ hợp lý hơn.
Khắc phục Empty Tonal Range
Trường hợp này ít gặp hơn nên mình cũng chịu không có hình mình hoạ ^^!
Giảm bớt độ sáng gắt (Clipped Highlights)
Trong một số trường hợp chụp nguồn sáng mạnh (như mặt trời hoặc đèn cao áp) mà không có filter UV hoặc filter Polarizer, ảnh rất có thể sẽ bị sáng loá hoặc gắt, gây khó chịu cho người xem. Không những thế ảnh chụp ra còn trông không thật, nhìn cứ như tranh màu nước. Curves có thể điều chỉnh tốt việc này để vùng sáng gắt trên ảnh chuyển tiếp mượt mà hơn với các vùng xung quanh.Thông thường có thể khắc phục trường hợp này bằng cách giảm độ dốc của đường Curves ở khoảng Highlight (sáng nhất), và tinh chỉnh thêm nếu không muốn các vùng khác thay đổi theo nếu cần.
Điều chỉnh cân bằng màu (Color Balance)
Curves không chỉ dùng để chỉnh sáng tối, nó thực sự còn thay đổi được tông màu, điều chỉnh lại cân bằng giữa các kênh màu cho chuẩn hoặc pha màu tấm ảnh theo mục đích riêng. Sau khi chỉnh Curves chữ S, hoặc khắc phục Phạm vi sắc độ rỗng, màu ảnh luôn tươi tắn hơn, nhưng đó chưa phải là tất cả đối với Curves. Photoshop có hẳn một chức năng Color Balance riêng, nhưng ngay trong công cụ Curves ta có thể làm điều đó mà kết quả không kém khác một chút nào.Như đã biết Curves có ảnh hưởng mặc định trên kênh màu RGB, nhưng có thể áp dụng riêng trên từng kênh màu R, G và B để tăng giảm sắc độ của từng kênh màu mà không ảnh hưởng đến kênh màu khác. Nguyên tắc chuyển màu trên từng kênh như sau:
- Kênh Red: tăng sáng được màu Đỏ, giảm sáng được màu Xanh ngọc (Cyan)
- Kênh Green: tăng sáng được màu Xanh lá, giảm sáng được màu Tím (Magenta)
- Kênh Blue: tăng sáng được màu Xanh dương, giảm sáng được màu vàng
Về bản chất, màu RGB gồm có 1 kênh màu pha trộn và 3 kênh đen trắng mang giá trị sắc độ của 3 màu Red, Green, Blue. Hình dưới đây minh hoạ lần lượt 4 kênh màu đó trong 1 tấm ảnh. Trong Photoshop, có thể bật Menu Windows → Channels... để so sánh rõ hơn sắc độ của từng kênh màu.
Trong nhiều trường hợp khi chụp ảnh ta gặp phải tình trạng bị ánh sáng phản chiếu vào ống kính gây lệch sắc thái ở một màu nào đó (hiện tượng ám màu). Khi đó vẫn chỉ với Curves, ta có thể điều chỉnh lại. Trong hình dưới đây, qua nhận định ban đầu có thể thấy ảnh bị ám màu xanh (Blue) một chút ở những vùng tối. Mở Channel Blue trong Curves ra, ta thấy ngay có một chút Empty Tonal Range ở khoảng Shadows, như vậy những vùng tối của ảnh không đen như bình thường mà lại xanh nhiều hơn. Áp dụng các cách tinh chỉnh đường Curves, có thể điều chỉnh lại ngay sau vài giây, kết quả cho nước ảnh nhìn có cảm giác trong hơn.
Khắc phục ảnh bị ám màu bằng Curves
Chế độ hoà trộn cho Curves (Blending Modes)
Khi sử dụng Adjustment layer cho Curves, ta còn có thể quy định ảnh hưởng của Curves chỉ có tác dụng trên màu của ảnh (Color) hoặc chỉ trên Độ sáng tối của ảnh (Luminosity). Dùng các Blending Modes (chế độ hoà trộn) cho Adjustment layer để thực hiện điều đó, cụ thể là blend mode Color và blend mode Luminosity. Khi chọn blend mode là Color thì Curves chỉ có tác dụng trên các kênh màu R, G, B (tức là độ sáng tối cho các kênh màu); còn khi chọn Luminosity thì Curves chỉ có tác dụng trên kênh chung RGB (sáng đều và tối đều nhau).Có thể hiệu chỉnh cùng Blend Mode tinh tế hơn nhờ thay đổi Opacity của Adjustment layer.
Trên đây là những điều cần biết về công cụ Curves trong Photoshop. Trong lúc viết bài này, mình cũng thực hành không ít vì phải làm ảnh minh hoạ ^^, áp dụng thực tế một chút sẽ thấy dễ hiểu hơn nhiều. Ứng dụng của Curves có lẽ còn xa hơn những điều viết bên trên, tuỳ thuộc vào cảm quan đánh giá và sự linh hoạt của người sử dụng. Tuy nhiên muốn làm gì cho tốt thì trước tiên nên hiểu rõ về nó. Công cụ Curves mới đầu khó hiểu là vậy nhưng thực ra cũng chỉ xoay quanh nguyên lý sáng tối với những màu cơ bản, vận dụng tốt Curves chắc chắn sẽ mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian trong xử lý hậu kỳ ảnh số.
Cuối cùng, một số chú ý nhỏ:
- Hãy thực hành Curves với ảnh mới chụp, đừng làm trên ảnh đã xử lý rồi
- Để hiệu quả thể hiện rõ rệt hơn, hãy chuyển sang chế độ màu 16 bit (Image → Mode → 16 Bits/Channel)
- Curves mà dùng kết hợp với chế độ Lab Color thì còn nhiều hiệu quả bất ngờ khác nữa ;)
THAM KHẢO THÊM:
Điều chỉnh tông màu Tông màu của một hình ảnh thể hiện độ tương phản hoặc chi tiết trên một tấm hình và được xác định bởi mức phân chia đồng đều của các đơn vị Px. Sắp đặt từ những Px tối nhất (màu đen) đến Px sáng nhất (Trắng). Bây giờ bạn sẽ học cách chỉnh sửa màu của một tấm hình bằng lệnh Levels. 1. Vào Image > Adjusment > Levels ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Thursday, 28 October 2010 | Hits: 510
... bướm (butterfly) ở bên tay trái của cô gái. Mở hình ảnh này: Cut con bướm và paste nó vào hình ảnh của chúng ta. Đặt nó trên layer “Girl”, sau đó điều chỉnh size và levels (Image > Adjustments > Levels) giống như hình dưới. Bước 23 Sử dụng công cụ Eraser Tool (E) để xóa phần của con bướm được bao phủ trên ngón tay cái của bàn tay. Sử dụng ...
Mục: Content | Thể loại: PS Photo Effects | Ngày: Friday, 06 April 2012 | Hits: 247
... là một bản nhân đôi của background. Tiếp theo hãy lật lại các layer đường sọc và thêm nhẹ Inner Shadow. Nó sẽ cho bạn một background texture gỗ tuyệt đẹp. Điều chỉnh Levels Adjustment và hiệu ứng bóng đổ. Bí quyết để có một texture đẹp là hãy tự do sáng tạo. Thay đổi kỹ thuật một chút, bạn sẽ có những kết quả tuyệt vời khác nhau. Giấy ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Friday, 06 April 2012 | Hits: 544
... + I để đảo ngược vùng chọn. Chọn thẻ Channels và kéo Channel màu xanh vào button “tạo Channel mới” ở dưới để nhân đôi nó. Với Channel Green Copy mới, nhấn Ctrl/Command + L để điều chỉnh Levels và thiết lập các giá trị như hình bên dưới. Sau đó nhấn OK. Bước 4 Ctrl/Command + Click vào hình thu nhỏ của Channel Green Copy để tạo vùng chọn xung ...
Mục: Content | Thể loại: PS Tổng hợp | Ngày: Friday, 06 April 2012 | Hits: 130
... và #000000. Chỉnh Blend Mode của Gradient Overlay layer thành Soft Light. Bạn sẽ tạo đưo75c cảm giác ấm áp Tạo một Layer mới ở trên cùng. Đổi tên Layer thành Black Border. Tô màu đen. Chọn công cụ Eraser với kiểu cọ mềm và kích thước 700pt, nhấp một lần hoặc hai lần ở trung tâm của hình để lộ cuốn sách một lần nữa. Tạo một Levels Adjustment ...
Mục: Content | Thể loại: PS Photo Effects | Ngày: Friday, 06 April 2012 | Hits: 384
... bạn thiết lập chế độ hòa trôn lả Color Dodge , Group 1 mặc định là Pass Through. Sau đó bạn lick vào layer trong Group 2 rồi vào Filter => Render => Cloud Kết quả Vào tiếp Layer => New Adjustment Layer => Levels : thiết lập lần lượt là 100 1.73 245 Tiếp theo bạn click vào layer ở Group 1 , và chọn Brush mờ size 1500 và fill màu ...
Mục: Content | Thể loại: PS Text Effects | Ngày: Friday, 15 June 2012 | Hits: 432
... hình gốc bằng phần mềm Photoshop CS5. Bức ảnh đen trắng thường có Mode là Grayscale. Muốn lên màu cho ảnh, bạn phải chuyển Mode như sau: Image > Mode > CMYK Color. Bước 2: Muốn làm cho bức ảnh thêm rõ nét, bạn ấn phím tắt Ctrl + L (chọn levels) và điều chỉnh thông số như sau: Ngay lập tức, bạn bật/tắt nút Preview để cảm nhận sự khác biệt. Bước ...
Mục: Content | Thể loại: PS Photo Retouch | Ngày: Saturday, 07 April 2012 | Hits: 154
... bằng cách sử dụng công cụ Gradient (G) thêm một gradient xuyên tâm bằng cách sử dụng những thông số màu chỉ ra dưới đây. Bước 2 Tiếp theo, mở hình ảnh Concrete stock sau đó nhấn Cmd / Ctrl + Shift + U để desaturate các hình ảnh. Tiếp theo, nhấn Cmd / Ctrl + L để hiển thị cửa sổ Levels sau đó điều chỉnh xử lý tương ứng với các giá trị chỉ ...
Mục: Content | Thể loại: PS Photo Effects | Ngày: Friday, 06 April 2012 | Hits: 100
... bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK • Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt. • Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M) • Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng ...
Mục: Content | Thể loại: Màu sắc & thiết kế | Ngày: Monday, 05 September 2011 | Hits: 460
... tấm hình riêng lẻ. IR có bộ công cụ xử lý màu cơ bản hơn bao gồm Levels, Auto Levels, Brightness/ Contrast, Hue/ Saturation, Destuarion, Invert, Variations và bộ lọc Unsharp Mask. Những bước cơ bản để xử lý ảnh Có 6 bước cơ bạn trong việc xử lý ảnh Kiểm tra chất lượng scan và chắc chắn rằng độ phân giải thích hợp với cách mà bạn sẽ dùng tấm hình Crop ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Thursday, 28 October 2010 | Hits: 568
... cơ bản đến các tình huống giao tiếp… Đây là tài liệu được tham khảo từ HaiPhongit.com nên khi dowload Haiphongit có đặt pass, các bạn thông cảm về sự bất tiện này, các file có thể dùng pass là haiphongit.com và pass Joining là wwww.haiphongit.com EFU – ENGLISH FOR BEGINNER LEVELS – 30 CD Teacher: Molly STONELesson 01 – Nice to meet you!Lesson ...
Mục: Content | Thể loại: Video Tutorials | Ngày: Friday, 20 August 2010 | Hits: 452
... color thành đen và trắng. Sau cùng vào Filter>Render>Difference Clouds. Layer sẽ trông hơi tối, vì vậy hãy vào Image>Adjustments>Invert, sau đó vào Image>Adjustment>Levels. Tăng phần giá trị của mảng màu trắng (white input) cho đến khi bạn có được tấm hình bên dưới. Bước 16 Thay đổi Blend Mode thành Color Dodge và vào Filter>Blur>Gaussian ...
Mục: Content | Thể loại: PS nâng cao | Ngày: Wednesday, 01 December 2010 | Hits: 359
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ trình bày các bước mà tôi đã thực hiện để tạo hiệu ứng Text tóe nước tuyệt vời trong Photoshop. Trong quá trình thực hành hướng dẫn, bạn sẽ học được cách làm thế nào có thể hợp nhất các bộ Brush Water Splash vào trong Text của bạn và tạo ra một hiệu ứng tuyệt vời từ đó. Chúng ta cùng thử nghiệm. Trong ...
Mục: Content | Thể loại: PS Text Effects | Ngày: Wednesday, 01 December 2010 | Hits: 565
... vẫn chưa hài lòng, sau khi sử dụng Black and White bạn có thể mở Level (Image -> Adjustments -> Levels hoặc Ctrl + L) và chỉnh độ sáng tối thêm nữa. Hãy thử so sánh hai bức tranh trắng đen thực hiện bằng hai cách. Sử dụng cách sau linh họat hơn và cho phép ta tạo ra những bức ảnh trắng đen ấn tượng hơn rất nhiều =) Project time! Bây giờ chúng ...
Mục: Content | Thể loại: PS Photo Effects | Ngày: Wednesday, 31 August 2011 | Hits: 206
... nút tắt cho Photoshop Sửa chữa nhiều ảnh với Photoshop Các bài hướng dẫn khác: How to Effectively Use Contrast, Auto Levels, and Batch Processing Free Yourself with Automated Batch Photographers, Let Photoshop Do the Work Photoshop Keyboard Shortcuts 18 Exceptional Photoshop Shortcuts 28 More Exceptionally Useful Photoshop Shortcuts Photoshop ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Saturday, 26 February 2011 | Hits: 485
... tôi sẽ thực hiện một số điều chỉnh cuối cùng để hoàn thành hình ảnh. Select the layer mask, go to Levels and change the white output level to about 240 to make the surface slightly transparent near the horizon. Chọn layer mask, Quyền hạn và thay đổi mức sản lượng trắng khoảng 240 để làm cho bề mặt hơi trong suốt gần đường chân trời . If ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Tuesday, 06 September 2011 | Hits: 127
http://plus.designplus.vn/tuts-psd/co-ban/641-huong-dan-tao-be-mat-nuoc.html Các hình minh họa trong bài học nếu không xem rõ,các bạn bấm vào hình đó để xem full size.
Các bạn có thể chỉnh sửa độ tương phản,độ sáng tối,sự cân bằng màu của một bức ảnh bằng lệnh Level.Có thể chỉnh sửa kết hợp cả 3 kênh màu cùng lúc hoặc trên từng kênh riêng lẽ.
Để thực hiện lệnh này ta có 2 cách:
-Cách 1: Từ Menu Image bạn chọn Adjustments \ Level (hoặc bấm Ctrl+L). Bằng cách này,bạn sẽ chỉnh sửa trực tiếp trên lớp ảnh.
-Cách 2: Từ Menu Layer chọn New Adjustments layer \
Level.Cách này gọi là dùng “lớp điều chỉnh”. Khi bạn sử dụng cách này,trên Palette Layer sẽ xuất hiện một lớp mới có tên chính là lệnh bạn đang thực hiện. Khi có nhiều lớp điều chỉnh,bạn có thể quay lại lệnh cũ để chỉnh sửa thêm cho vừa ý hoặc hủy bỏ lệnh bất cứ lúc nào bạn muốn.Một số người khuyên chúng ta nên dùng cách thứ 2,nhưng dùng cách nào là tùy ý bạn.
** Trong khi chỉnh sửa ảnh, tôi khuyên bạn nên tạo ra một bản sao của file ảnh để giữ lại phiên bản gốc,nếu lỡ tay chỉnh sửa quá mức làm hư file ảnh mà bạn lại lưu chồng lên ảnh gốc thì coi như buồn ….5 phút.Để tạo bản sao của file ảnh bạn bấm Alt+I+D hoặc chọn lệnh Image\Duplicate.
Dù bạn chọn cách nào đi nữa thì cũng sẽ xuất hiện hộp thoại Level.
Nếu trên file ảnh bạn đã tạo một vùng chọn thì chỉ bên trong vùng chọn mới có tác dụng khi chỉnh sửa,nếu không sẽ có tác dụng trên toàn bức ảnh.
Trên hộp thoại Level:
-Khu vực channel:Cho phép bạn chọn việc chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hay trên từng kênh riêng lẽ.
-Khu vực Input Levels:Các bạn thấy có 3 con trượt giống như hình tam giác. Tam giác màu đen (phía trái) đại diện cho vùng tối (shadow) của bức ảnh,tam giác màu xám (ở giữa) đại diện cho vùng tông giữa (midtones) và tam giác màu trắng (bên phải) đại diện cho vùng sáng (highlight) của bức ảnh.
Khi các bạn rê con trượt màu đen sang phải sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng vùng tối trên ảnh,lúc này hộp số ở vị trí tương ứng trên khu vực input level sẽ tăng từ 0 đến một giá trị nào đó tùy thuộc vào vị trí đã di dời của tam giác màu đen.Ví dụ bạn tăng giá trị trong ô này đến 10 thì khi kết thúc lệnh, toàn bộ những pixels mang giá trị 10 sẽ được trả về giá trị 0 (tức là biến thành màu đen) cho nên vùng tối trên bức ảnh sẽ được mở rộng thêm.
Khi các bạn rê con trượt màu xám (ở giữa) sang phải là làm tối vùng ảnh và rê sang trái là làm sáng vùng ảnh.Lúc này hộp số ở vị trí tương ứng cũng sẽ giảm hay tăng tùy theo hướng rê con trượt.
Khi các bạn rê con trượt màu trắng sang trái tức là làm tăng vùng sáng (highlight) của bức ảnh.Giá trị trong hộp số tương ứng sẽ giảm từ 255 đến một giá trị nào đó và giá trị này sẽ được trả về 255 khi kết thúc lệnh nên sẽ làm tăng vùng sáng trên file ảnh.
Công cụ set black point dùng để đưa giá trị màu mà bạn chọn trở thành màu đen.Bạn dùng công cụ này kích vào một điểm trên bức ảnh, khi đó những màu nào giống với màu của điểm đó sẽ chuyển thành màu đen.
Công cụ set white point cũng như vậy nhưng sẽ chuyển thành màu trắng.
Các bạn có thể thay đổi giá trị trong khu vực Output Level để tìm hiểu thêm,tuy nhiên các bạn không nên thay đổi giá trị trong khung này.
Các bạn nên luôn luôn kiểm nhận “nút” preview để thấy được sự thay đổi trên file ảnh,muốn xem trước kết quả chỉnh sửa các bạn “tắt, mở,tắt, mở….” liên tục nút preview.
Để trả các giá trị bạn đã thay đổi về mặc định ban đầu bạn mấm nút Reset , bấm phím Alt thì nút cancel sẽ biến thành reset.Khi đã hài lòng với kết quả chỉnh sửa,bấm ok để kết thúc lệnh.
Chúng ta sẽ dùng lệnh Level chỉnh sửa bức ảnh sau đây:
Nhìn vào bức hình trên bạn thấy nó không được sắc nét,trông có vẽ hơi “mù mù” do không đủ sáng và thiếu độ tương phản,chúng ta sẽ dùng lệnh Level để “xử lý” nó.
-Bấm Ctr-L để mở hộp thoại Level (bạn cũng có thể dùng lớp điều chỉnh tùy ý bạn,ở đây tôi hiệu chỉnh trực tiếp lên file ảnh) sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:
Các bạn thấy bức ảnh mờ nhạt là do sự phân bố pixel không hợp lý,thể hiện rõ trên đồ thị.Vùng tông giữa tập trung quá nhiều pixel trong khi vùng tối (đoạn A) và vùng sáng (đoạn B) thì quá thiếu pixels.Chúng ta sẽ chỉnh lạinhư sau
Kéo con trượt màu đen sang phải đến vạch đỏ và kéo con trượt màu trắng sang trái đến vạch đỏ như sau:
Khi bấm ok kết thúc lệnh thì file ảnh sẽ như sau:
-Bấm Ctr-L lần nữa(các bạn thấy những giá trị chỉnh sửa lúc đầu đã trở về mặc định).Nhìn trên đồ thị sẽ thấy vùng tông sáng (vùng B) cũng còn hơi thiếu, nếu đã vừa ý bạn rồi thì thôi, nếu như chưa thì chỉnh thêm chút nữa.Tiếp tục kéo tam giác màu trắng sang trái một đoạn như hình minh họa
File ảnh đã sáng hơn và đồ thị phân bố pixels cũng tương đối “đều”
Và đây là kết quả chỉnh sửa.
Trong khi chỉnh sửa ảnh, các bạn nên chú ý trên bức ảnh để giữ cho bức ảnh dù sáng và sắc nét hơn nhưng vẫn còn giữ được chi tiết, không nên căn cứ quá nhiều vào đồ thị phân bố pixels.Nếu đã lỡ chỉnh sửa quá “mạnh tay” bạn bấm ngay phím Ctr-Shift-F và giảm giá trị opacity trong hộp thoại Fade. Opacity bằng 0% nghĩa là lệnh không còn hiệu lực,Opacity=50% nghĩa là lệnh chỉ có hiệu lực 50%.Lệnh Fade (Ctr-shift-F) chỉ dùng được trong trường hợp bạn vừa kết thúc một lệnh chỉnh sửa nào đó.Sau khi kết thúc một lệnh mà bạn tiếp tục một vài thao tác nữa thì lệnh Fade không còn tác dụng.
Các bạn thử chọn từng kênh Red,Green,Blue trong khu vực channel của hộp thoại Level và di chuyển các con trượt để tìm hiểu thêm.
Bước 3:
Sử dụng Curves (chỉnh độ sáng tối)
Trên hàng thứ nhất trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Curves.
Trong panel LAYERS có một layer mới Curves 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Curves
Trong hộp thoại Curves chia ra làm ba điểm trên đường gạch chéo: Black point (điểm phía dưới) – Gray point (điểm chính giữa) – White point (điểm phía trên)
Phía trái có 3 ống nhỏ nước dùng lấy mẫu đen, gray hoặc trắng trong tấm ảnh.
Black point dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ sáng trong vùng tối. White point dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ sáng trong vùng sáng. Gray point thường bị black và white point điều chỉnh, hay được dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ trong vùng xám.
(theo hình dưới)
Dùng Black point nâng tỷ lệ sáng trong vùng tối, nhưng trong vùng sáng vẫn giữ nguyên tỷ lệ ánh sáng.
(theo hình dưới)
Dùng White point hạ tỷ lệ sáng trong vùng sáng, Black point nâng tỷ lệ sáng trong vùng tối, Gray point thường được Black và White point điều chỉnh.
(theo hình dưới)
Dùng Gray point nâng tỷ lệ sáng trong vùng xám, hai điểm Black và White point cùng tăng sáng theo Gray point.
(theo hình dưới)
Ngoài cách chỉnh một lúc cả ba channel RGB, còn có thể chỉnh cho từng channel mầu một, bằng cách chọn trong khu vực Channel:
(theo hình dưới)
Hoặc dùng chương trình đã chỉnh sẵn trong khu vực Curves:
(theo hình dưới)
Theo ảnh trong bài, Black point giảm thật nhẹ sáng trong vùng tối, White point nâng nhẹ tỷ lệ sáng trong vùng sáng.
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Curves) sang bước kế tiếp
Bước 4: Sử dụng Exposure (chỉnh thời gian phơi sáng)
Trên hàng thứ nhất trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Exposure.
Trong panel LAYERS có một layer mới Exposure 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Exposure.
Trong hộp thoại Exposure có 3 thanh kéo:
Exposure: Chỉnh thêm hoặc giảm thời gian phơi sáng.
Offset: Chỉnh ánh sáng hoà trộn cùng mầu sắc.
Gamma: Chỉnh Sắc độ ánh sáng và mầu.
Phía trái có 3 ống nhỏ nước dùng lấy mẫu đen, gray hoặc trắng trong tấm ảnh.
Theo ảnh trong bài kéo hai thanh Exposure và Offset. Exposure: -0.15 (giảm thời gian phơi sáng) Offset: -0.0025 (giảm ánh sáng trong mầu sắc) (theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Exposure) sang bước kế tiếp.
Bước 5: Sử dụng Vibrance (tăng hoặc giảm sắc độ của mầu sắc )
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Vibrance.
Trong panel LAYERS có một layer mới Vibrance 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Vibrance.
Trong hộp thoại Vibrance có 2 thanh kéo:
Vibrance: Chỉnh tỷ lệ mầu sắc.
Saturation: Hoà trộn ánh sáng vào mầu sắc.
Theo ảnh trong bài tăng nhẹ sắc độ của mầu sắc: Vibrance: + 5 (tăng tỷ lệ mầu sắc). Saturation: + 5 (tăng sáng trong mầu sắc)
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Vibrance) sang bước kế tiếp.
Bước 6: Sử dụng Hue/Saturation (tinh chỉnh mầu sắc)
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Hue/Saturation.
Trong panel LAYERS có một layer mới Hue/Saturation 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Hue/Saturation.
Trong hộp thoại Hue/Saturation có sáu mầu: Reds –Yellows – Greens – Cyans – Blues – Magentas, có thể chọn từng mầu để điều chỉnh hoặc chọn Master để điều chỉnh một lần sáu mầu (tuỳ theo từng tấm ảnh).
(theo hình dưới)
Theo ảnh trong bài chọn Master: Phía dưới khung Master có ba thanh trượt: Hue – Saturation – Lightness.
Hue: Dùng chọn mẫu mầu mới cho toàn hình, để mặc định.
Saturation: + 5 Tăng nhẹ cường độ tất cả mầu hiện có trong hình.
Lightness: Tăng hoặc giảm sáng của mầu trong hình, để mặc định.
(setup theo hình dưới)
Ngoài ra còn có thể dùng chương trình đã chỉnh sẵn bằng cách chọn trong khu vực Hue/Saturation:
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Hue/Saturation) sang bước kế tiếp.
Bước 7: Sử dụng Color Balance (hoà trộn mầu sắc)
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Color Balance.
Trong panel LAYERS có một layer mới Color Balance 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Color Balance.
Trong hộp thoại Color Balance có sáu mầu bên trong ba thanh trượt:
Thanh trượt trên cùng có mầu: Cyan – Red
Thanh trượt giữa có mầu: Magenta – Green
Thanh trượt dưới cùng có mầu: Yellow – Blue
Một tấm ảnh chúng ta có thể thêm vào hay bớt đi những mầu sắc để thể hiện rõ những đặc tính riêng biệt trong tấm ảnh, hoà trộn mầu sắc qua việc kéo ba thanh trượt.
Khi kéo thanh trượt trên cùng về hướng trái mầu Cyan, có nghĩa là thêm mầu Cyan vào tấm ảnh thì hiệu ứng bớt đi mầu Red sẽ xuất hiện trong tấm ảnh, hoặc kéo thanh trượt trên về hướng phải mầu Red, có nghĩa là thêm mầu Red vào tấm ảnh thì hiệu ứng bớt đi mầu Cyan sẽ xuất hiện trong tấm ảnh. (hai thanh trượt phía dưới cũng được áp dụng theo nguyên lý này)
Nhưng trước khi kéo chỉnh những thanh trượt phải xác định hoà trộn mầu sắc trong khu vực nào của tấm ảnh: Trong Shadows của ảnh, Midtones hay trong vùng Highlights.
Trong khu vực Tone: Ba tiện ích xác định ba vùng mầu trong tấm ảnh:
Shadows – Midtones – Highlights: Xác định và chọn một vùng mầu sau đó mới chỉnh các thanh trượt, khi đã hoàn tất một vùng mầu, tiếp tục chọn thêm vùng mầu khác và chỉnh các thanh trượt (tuỳ theo từng tấm ảnh).
Theo ảnh trong bài Tone: Chọn vùng mầu Midtones.
Thanh trượt trên cùng thêm mầu Red và bớt mầu Cyan = +2. Thanh trượt thứ hai mầu Green và mầu Magenta giữ mặc định = 0. Thanh trượt dưới cùng thêm mầu Blue và bớt mầu Yellow = +4
Hai vùng mầu Shadows – Highlights không thay đổi giữ mặc định.
(setup theo hình dưới)
Theo tấm ảnh trong bài hai vùng mầu Shadows – Highlights giữ mặc định.
Đóng bảng hiện hành (Color Balance) sang bước kế tiếp.
Viet Pham
... tôi sẽ thực hiện một số điều chỉnh cuối cùng để hoàn thành hình ảnh. Select the layer mask, go to Levels and change the white output level to about 240 to make the surface slightly transparent near the horizon. Chọn layer mask, Quyền hạn và thay đổi mức sản lượng trắng khoảng 240 để làm cho bề mặt hơi trong suốt gần đường chân trời . If ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Tuesday, 06 September 2011 | Hits: 127
... tôi sẽ thực hiện một số điều chỉnh cuối cùng để hoàn thành hình ảnh. Select the layer mask, go to Levels and change the white output level to about 240 to make the surface slightly transparent near the horizon. Chọn layer mask, Quyền hạn và thay đổi mức sản lượng trắng khoảng 240 để làm cho bề mặt hơi trong suốt gần đường chân trời . If ...
Mục: Content | Thể loại: PS Cơ bản | Ngày: Tuesday, 06 September 2011 | Hits: 127
Chỉnh ảnh sáng,tối bằng lệnh Level trong photoshop
Nguồn: http://goo.gl/oR96Qs
Chúng ta sẽ bắt đầu với lệnh Level.
Để thực hiện lệnh này ta có 2 cách:
-Cách 1: Từ Menu Image bạn chọn Adjustments \ Level (hoặc bấm Ctrl+L). Bằng cách này,bạn sẽ chỉnh sửa trực tiếp trên lớp ảnh.
-Cách 2: Từ Menu Layer chọn New Adjustments layer \
Level.Cách này gọi là dùng “lớp điều chỉnh”. Khi bạn sử dụng cách này,trên Palette Layer sẽ xuất hiện một lớp mới có tên chính là lệnh bạn đang thực hiện. Khi có nhiều lớp điều chỉnh,bạn có thể quay lại lệnh cũ để chỉnh sửa thêm cho vừa ý hoặc hủy bỏ lệnh bất cứ lúc nào bạn muốn.Một số người khuyên chúng ta nên dùng cách thứ 2,nhưng dùng cách nào là tùy ý bạn.
** Trong khi chỉnh sửa ảnh, tôi khuyên bạn nên tạo ra một bản sao của file ảnh để giữ lại phiên bản gốc,nếu lỡ tay chỉnh sửa quá mức làm hư file ảnh mà bạn lại lưu chồng lên ảnh gốc thì coi như buồn ….5 phút.Để tạo bản sao của file ảnh bạn bấm Alt+I+D hoặc chọn lệnh Image\Duplicate.
Dù bạn chọn cách nào đi nữa thì cũng sẽ xuất hiện hộp thoại Level.
Nếu trên file ảnh bạn đã tạo một vùng chọn thì chỉ bên trong vùng chọn mới có tác dụng khi chỉnh sửa,nếu không sẽ có tác dụng trên toàn bức ảnh.
Trên hộp thoại Level:
-Khu vực channel:Cho phép bạn chọn việc chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hay trên từng kênh riêng lẽ.
-Khu vực Input Levels:Các bạn thấy có 3 con trượt giống như hình tam giác. Tam giác màu đen (phía trái) đại diện cho vùng tối (shadow) của bức ảnh,tam giác màu xám (ở giữa) đại diện cho vùng tông giữa (midtones) và tam giác màu trắng (bên phải) đại diện cho vùng sáng (highlight) của bức ảnh.
Khi các bạn rê con trượt màu đen sang phải sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng vùng tối trên ảnh,lúc này hộp số ở vị trí tương ứng trên khu vực input level sẽ tăng từ 0 đến một giá trị nào đó tùy thuộc vào vị trí đã di dời của tam giác màu đen.Ví dụ bạn tăng giá trị trong ô này đến 10 thì khi kết thúc lệnh, toàn bộ những pixels mang giá trị 10 sẽ được trả về giá trị 0 (tức là biến thành màu đen) cho nên vùng tối trên bức ảnh sẽ được mở rộng thêm.
Khi các bạn rê con trượt màu xám (ở giữa) sang phải là làm tối vùng ảnh và rê sang trái là làm sáng vùng ảnh.Lúc này hộp số ở vị trí tương ứng cũng sẽ giảm hay tăng tùy theo hướng rê con trượt.
Khi các bạn rê con trượt màu trắng sang trái tức là làm tăng vùng sáng (highlight) của bức ảnh.Giá trị trong hộp số tương ứng sẽ giảm từ 255 đến một giá trị nào đó và giá trị này sẽ được trả về 255 khi kết thúc lệnh nên sẽ làm tăng vùng sáng trên file ảnh.
Công cụ set black point dùng để đưa giá trị màu mà bạn chọn trở thành màu đen.Bạn dùng công cụ này kích vào một điểm trên bức ảnh, khi đó những màu nào giống với màu của điểm đó sẽ chuyển thành màu đen.
Công cụ set white point cũng như vậy nhưng sẽ chuyển thành màu trắng.
Các bạn có thể thay đổi giá trị trong khu vực Output Level để tìm hiểu thêm,tuy nhiên các bạn không nên thay đổi giá trị trong khung này.
Các bạn nên luôn luôn kiểm nhận “nút” preview để thấy được sự thay đổi trên file ảnh,muốn xem trước kết quả chỉnh sửa các bạn “tắt, mở,tắt, mở….” liên tục nút preview.
Để trả các giá trị bạn đã thay đổi về mặc định ban đầu bạn mấm nút Reset , bấm phím Alt thì nút cancel sẽ biến thành reset.Khi đã hài lòng với kết quả chỉnh sửa,bấm ok để kết thúc lệnh.
Chúng ta sẽ dùng lệnh Level chỉnh sửa bức ảnh sau đây:
Nhìn vào bức hình trên bạn thấy nó không được sắc nét,trông có vẽ hơi “mù mù” do không đủ sáng và thiếu độ tương phản,chúng ta sẽ dùng lệnh Level để “xử lý” nó.
-Bấm Ctr-L để mở hộp thoại Level (bạn cũng có thể dùng lớp điều chỉnh tùy ý bạn,ở đây tôi hiệu chỉnh trực tiếp lên file ảnh) sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:
Các bạn thấy bức ảnh mờ nhạt là do sự phân bố pixel không hợp lý,thể hiện rõ trên đồ thị.Vùng tông giữa tập trung quá nhiều pixel trong khi vùng tối (đoạn A) và vùng sáng (đoạn B) thì quá thiếu pixels.Chúng ta sẽ chỉnh lạinhư sau
Kéo con trượt màu đen sang phải đến vạch đỏ và kéo con trượt màu trắng sang trái đến vạch đỏ như sau:
Khi bấm ok kết thúc lệnh thì file ảnh sẽ như sau:
-Bấm Ctr-L lần nữa(các bạn thấy những giá trị chỉnh sửa lúc đầu đã trở về mặc định).Nhìn trên đồ thị sẽ thấy vùng tông sáng (vùng B) cũng còn hơi thiếu, nếu đã vừa ý bạn rồi thì thôi, nếu như chưa thì chỉnh thêm chút nữa.Tiếp tục kéo tam giác màu trắng sang trái một đoạn như hình minh họa
File ảnh đã sáng hơn và đồ thị phân bố pixels cũng tương đối “đều”
Và đây là kết quả chỉnh sửa.
Trong khi chỉnh sửa ảnh, các bạn nên chú ý trên bức ảnh để giữ cho bức ảnh dù sáng và sắc nét hơn nhưng vẫn còn giữ được chi tiết, không nên căn cứ quá nhiều vào đồ thị phân bố pixels.Nếu đã lỡ chỉnh sửa quá “mạnh tay” bạn bấm ngay phím Ctr-Shift-F và giảm giá trị opacity trong hộp thoại Fade. Opacity bằng 0% nghĩa là lệnh không còn hiệu lực,Opacity=50% nghĩa là lệnh chỉ có hiệu lực 50%.Lệnh Fade (Ctr-shift-F) chỉ dùng được trong trường hợp bạn vừa kết thúc một lệnh chỉnh sửa nào đó.Sau khi kết thúc một lệnh mà bạn tiếp tục một vài thao tác nữa thì lệnh Fade không còn tác dụng.
Các bạn thử chọn từng kênh Red,Green,Blue trong khu vực channel của hộp thoại Level và di chuyển các con trượt để tìm hiểu thêm.
Bài viết liên quan
Sử dụng Photoshop CS5 (phần 2)
Nguồn: http://goo.gl/GBd2UQBước 3:
Sử dụng Curves (chỉnh độ sáng tối)
Trên hàng thứ nhất trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Curves.
Trong panel LAYERS có một layer mới Curves 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Curves
Trong hộp thoại Curves chia ra làm ba điểm trên đường gạch chéo: Black point (điểm phía dưới) – Gray point (điểm chính giữa) – White point (điểm phía trên)
Phía trái có 3 ống nhỏ nước dùng lấy mẫu đen, gray hoặc trắng trong tấm ảnh.
Black point dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ sáng trong vùng tối. White point dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ sáng trong vùng sáng. Gray point thường bị black và white point điều chỉnh, hay được dùng nâng hoặc hạ tỷ lệ trong vùng xám.
(theo hình dưới)
Dùng Black point nâng tỷ lệ sáng trong vùng tối, nhưng trong vùng sáng vẫn giữ nguyên tỷ lệ ánh sáng.
(theo hình dưới)
Dùng White point hạ tỷ lệ sáng trong vùng sáng, Black point nâng tỷ lệ sáng trong vùng tối, Gray point thường được Black và White point điều chỉnh.
(theo hình dưới)
Dùng Gray point nâng tỷ lệ sáng trong vùng xám, hai điểm Black và White point cùng tăng sáng theo Gray point.
(theo hình dưới)
Ngoài cách chỉnh một lúc cả ba channel RGB, còn có thể chỉnh cho từng channel mầu một, bằng cách chọn trong khu vực Channel:
(theo hình dưới)
Hoặc dùng chương trình đã chỉnh sẵn trong khu vực Curves:
(theo hình dưới)
Theo ảnh trong bài, Black point giảm thật nhẹ sáng trong vùng tối, White point nâng nhẹ tỷ lệ sáng trong vùng sáng.
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Curves) sang bước kế tiếp
Bước 4: Sử dụng Exposure (chỉnh thời gian phơi sáng)
Trên hàng thứ nhất trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Exposure.
Trong panel LAYERS có một layer mới Exposure 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Exposure.
Trong hộp thoại Exposure có 3 thanh kéo:
Exposure: Chỉnh thêm hoặc giảm thời gian phơi sáng.
Offset: Chỉnh ánh sáng hoà trộn cùng mầu sắc.
Gamma: Chỉnh Sắc độ ánh sáng và mầu.
Phía trái có 3 ống nhỏ nước dùng lấy mẫu đen, gray hoặc trắng trong tấm ảnh.
Theo ảnh trong bài kéo hai thanh Exposure và Offset. Exposure: -0.15 (giảm thời gian phơi sáng) Offset: -0.0025 (giảm ánh sáng trong mầu sắc) (theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Exposure) sang bước kế tiếp.
Bước 5: Sử dụng Vibrance (tăng hoặc giảm sắc độ của mầu sắc )
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Vibrance.
Trong panel LAYERS có một layer mới Vibrance 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Vibrance.
Trong hộp thoại Vibrance có 2 thanh kéo:
Vibrance: Chỉnh tỷ lệ mầu sắc.
Saturation: Hoà trộn ánh sáng vào mầu sắc.
Theo ảnh trong bài tăng nhẹ sắc độ của mầu sắc: Vibrance: + 5 (tăng tỷ lệ mầu sắc). Saturation: + 5 (tăng sáng trong mầu sắc)
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Vibrance) sang bước kế tiếp.
Bước 6: Sử dụng Hue/Saturation (tinh chỉnh mầu sắc)
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Hue/Saturation.
Trong panel LAYERS có một layer mới Hue/Saturation 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Hue/Saturation.
Trong hộp thoại Hue/Saturation có sáu mầu: Reds –Yellows – Greens – Cyans – Blues – Magentas, có thể chọn từng mầu để điều chỉnh hoặc chọn Master để điều chỉnh một lần sáu mầu (tuỳ theo từng tấm ảnh).
(theo hình dưới)
Theo ảnh trong bài chọn Master: Phía dưới khung Master có ba thanh trượt: Hue – Saturation – Lightness.
Hue: Dùng chọn mẫu mầu mới cho toàn hình, để mặc định.
Saturation: + 5 Tăng nhẹ cường độ tất cả mầu hiện có trong hình.
Lightness: Tăng hoặc giảm sáng của mầu trong hình, để mặc định.
(setup theo hình dưới)
Ngoài ra còn có thể dùng chương trình đã chỉnh sẵn bằng cách chọn trong khu vực Hue/Saturation:
(theo hình dưới)
Đóng bảng hiện hành (Hue/Saturation) sang bước kế tiếp.
Bước 7: Sử dụng Color Balance (hoà trộn mầu sắc)
Trên hàng thứ hai trong panel ADJUSTMENTS chọn icon Color Balance.
Trong panel LAYERS có một layer mới Color Balance 1.
Trong panel ADJUSTMENTS là hộp thoại Color Balance.
Trong hộp thoại Color Balance có sáu mầu bên trong ba thanh trượt:
Thanh trượt trên cùng có mầu: Cyan – Red
Thanh trượt giữa có mầu: Magenta – Green
Thanh trượt dưới cùng có mầu: Yellow – Blue
Một tấm ảnh chúng ta có thể thêm vào hay bớt đi những mầu sắc để thể hiện rõ những đặc tính riêng biệt trong tấm ảnh, hoà trộn mầu sắc qua việc kéo ba thanh trượt.
Khi kéo thanh trượt trên cùng về hướng trái mầu Cyan, có nghĩa là thêm mầu Cyan vào tấm ảnh thì hiệu ứng bớt đi mầu Red sẽ xuất hiện trong tấm ảnh, hoặc kéo thanh trượt trên về hướng phải mầu Red, có nghĩa là thêm mầu Red vào tấm ảnh thì hiệu ứng bớt đi mầu Cyan sẽ xuất hiện trong tấm ảnh. (hai thanh trượt phía dưới cũng được áp dụng theo nguyên lý này)
Nhưng trước khi kéo chỉnh những thanh trượt phải xác định hoà trộn mầu sắc trong khu vực nào của tấm ảnh: Trong Shadows của ảnh, Midtones hay trong vùng Highlights.
Trong khu vực Tone: Ba tiện ích xác định ba vùng mầu trong tấm ảnh:
Shadows – Midtones – Highlights: Xác định và chọn một vùng mầu sau đó mới chỉnh các thanh trượt, khi đã hoàn tất một vùng mầu, tiếp tục chọn thêm vùng mầu khác và chỉnh các thanh trượt (tuỳ theo từng tấm ảnh).
Theo ảnh trong bài Tone: Chọn vùng mầu Midtones.
Thanh trượt trên cùng thêm mầu Red và bớt mầu Cyan = +2. Thanh trượt thứ hai mầu Green và mầu Magenta giữ mặc định = 0. Thanh trượt dưới cùng thêm mầu Blue và bớt mầu Yellow = +4
Hai vùng mầu Shadows – Highlights không thay đổi giữ mặc định.
(setup theo hình dưới)
Theo tấm ảnh trong bài hai vùng mầu Shadows – Highlights giữ mặc định.
Đóng bảng hiện hành (Color Balance) sang bước kế tiếp.
Viet Pham
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét