Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

BẢO MAI 17.7.2013

Cá nhím biển đe dọa các dải san hô Đại Tây Dương

image
Vì không có những kẻ thù thiên nhiên ở đó, cá nhím biển đã sinh sôi nảy nở mau chóng, và làm giảm bớt số lượng cá bản địa tới 80 phần trăm.

image
Các dải san hô tại vùng Ca-ri-bê và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi sự gia tăng số lượng cá nhím biển có tính tham ăn và xâm lược.

image 
Loài cá có sọc đỏ này, gốc từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một loại cá được ưa thích trong các bể nuôi cá và có lẽ đã được thả vào các vùng nước Đại Tây Dương hồi đầu thập niên 1990. Vì không có những kẻ thù thiên nhiên ở đó, cá nhím biển đã sinh sôi nảy nở mau chóng, và làm giảm bớt số lượng cá bản địa tới 80 phần trăm.

image 
Các nhà khảo cứu của Trường đại học Oregon mới đây đã tham gia một cuộc thám hiểm tới một vỉa đá nhân tạo ở độ sâu khoảng 90 mét ngoài khơi bờ biển Florida. Họ ngạc nhiên khi thấy một số lượng đông đảo các cá nhám biển lớn bất thường, dài khoảng nửa mét.

image 
Nhà khảo cứu của Trường đại học Oregon, Stephanie Green cảnh báo giống cá này có thể di chuyển đến vùng nước cạn hơn và nuốt hết các loại cá khác. Ngoài ra, có nhiều loại cá lớn sinh sản nhanh hơn các giống cá nhỏ.


10 sinh vật có gai nhọn nhất

image
Trong thế giới sinh vật, có vô số loài được tự nhiên phú cho một cơ chế riêng để tự vệ trước các loài động vật ăn thịt. Những loài động thực vật có gai sắc nhọn cũng nằm trong nhóm sinh vật ấy. Chính những chiếc gai nhọn trên cơ thể giúp chúng đứng  ngoài danh sách sinh vật dễ gặp nguy hiểm vì bị kẻ thù tấn công.
Trên thực tế, không phải tất cả các sinh vật hay các loài thực vật đều có cách thức phòng vệ riêng để chống lại kẻ thù. Trong đó, giun đất là một ví dụ điển hình vì chúng chẳng thể làm gì để tự cứu bản thân mình khi không may gặp phải lũ chim háu đói. Hay như loài cúc vạn thọ, tuy phát ra một thứ mùi tự nhiên vô cùng khó ngửi, chẳng hề hấp dẫn những kẻ săn mồi nhưng thứ mùi ấy không đủ để bảo đảm chúng hoàn toàn vô sự khi gặp một chú côn trùng “cứng đầu”.
Do đó, việc được phú cho những cơ chế tự vệ riêng, như các loài sinh vật có gai nhọn dưới đây, là một đặc ân vô cùng lớn của tự nhiên.

image
Loài thằn lằn Thorny Devil (Moloch horridus) sống ở vùng đất đá khô cằn miền trung nước Úc. Nó ăn các động vật nhỏ hơn, điển hình là kiến, nhện đen. Cơ thể loài này có thể đạt tới chiều dài 20,32cm. Toàn thân nó được bao phủ bởi gai cứng và sắc nhọn, cản trở các động vật ăn thịt tới gần. Nó cũng có thể tự ngụy trang bằng cách thay đổi màu sắc giống với môi trường xung quanh. Đặc biệt hơn, loài thằn lằn này còn biết đánh lừa kẻ thù. Nó có một cái đầu giả đằng sau cổ để khi một kẻ thù ăn thịt lượn lờ xung quanh, con thằn lằn có gai sẽ vùi cái đầu thật xuống cát. Thế là cái đầu thật của nó vẫn sẽ được bảo toàn.

image
Gai tua tủa quanh loài động vật này chính là công cụ phòng vệ của chúng để tránh khỏi hai kẻ thù lớn: con người và những chú rái cá biển. Mặc dù chẳng có mấy thứ ăn được trên mình một con nhím biển, song loài người thực sự thích nhặt chúng làm đồ trang trí. Nhím biển (Echinus melo) có hàng trăm chân nhỏ, chúng ăn những thực vật và động vật nhỏ. Kích thước của loài nhím biển vào khoảng 10cm, màu sắc của chúng rất khác nhau, phổ biến nhất là hai màu tía và hồng. Nhím biển có thể sống và sinh sản tới tận khi chúng 200 tuổi.

image
Tên gọi của loài cá nhím biển (Pterois antennata) sặc sỡ được đặt dựa trên hình dáng chiếc vây cá giống rẻ quạt và chiếc vây nhọn ở phần lưng  như một cái bờm sư tử khổng lồ. Cá nhím biển tự bảo vệ mình theo hai cơ chế chính: thứ  nhất, màu sắc cơ thể cho phép chúng ngụy trang trong môi trường sống; hai là, chúng có nọc độc trong những chiếc gai lưng. Chất độc này sẽ khiến kẻ tấn công chúng mất sức và khó thở. Kích cỡ của loài cá nhím biển dài khoảng một bàn chân. Đây cũng được xem là một trong những loài cá độc nhất trên thế giới.

image
Loài cá nóc nhím (Diodon nicthemerus) trông từa tựa như loài cá phồng, có điều, gai của chúng bao phủ hết các vùng da trên cơ thể. Loài này có thể to bằng 4 bàn chân, thậm chí còn lớn hơn thế và thay vì “cất giữ” nọc độc trong những chiếc gai, cá nóc nhím trữ độc trong cơ thể. Nếu vô tình ăn phải cá nóc nhím, toàn thân ta sẽ bị tê liệt hoặc có thể tử vong. Cá nóc nhím có những chiếc răng lớn chìa ra và những chiếc răng này không bao giờ ngừng mọc. Do vậy, chúng thích sống quanh các rặng san hô để mài răng. Khi bị một loài cá lớn hơn đe dọa, chúng sẽ phồng mình lên giống như loài cá phồng nhằm làm sụp đổ ý đồ của kẻ thù. Nhìn cách chúng bơi khá là khó nhọc, bạn có thể tưởng tượng ra ngay chúng không phải những “tay bơi lội” cừ khôi của đại dương.

image
Con nhím mỏ chim (Tachyglossus aculeatus) trong bức hình trên còn có một cái tên khác là thú ăn kiến có gai. Cơ thể của thú lông nhím có màu đen pha nâu và được phủ kín bởi những chiếc gai và những sợi lông thô. Tay của loài thú này rất khỏe với các móng vuốt làm nhiệm vụ đào xới. Miệng chúng dài, có hình ống nối liền với mũi, hỗ trợ chúng đánh hơi con mồi và “xử lý” nhanh gọn. Đồng thời, trong miệng thú lông nhím còn có một cái lưỡi nhầy giúp chúng bắt mồi. Và bạn có tin không, chúng có khả năng chọc lưỡi vào một tổ kiến và “chén” hàng trăm con kiến một cách ngon lành đấy. Ngoài ra, một số loài còn có gai trên mặt lưỡi. Tuổi thọ của thú lông nhím kéo dài từ 40 – 50 năm.

image
Trên cơ thể nhím Âu (Erinaceus europaeus) dày đặc những chiếc gai nhọn. Khi gặp nguy hiểm, loài nhím này sẽ cuộn tròn mình lại thành một quả bóng đầy gai để đâm vào bất cứ kẻ thù nào muốn ăn thịt chúng. Chiều dài tối đa mà nhím Âu có thể đạt khoảng 23-27cm. Những con nhím Âu luôn thích ăn các động vật nhỏ, sâu bọ, côn trùng, nhện và đôi khi là cả trứng chim. Có lẽ đó là nguyên nhân dẫn đến việc giảm sút số lượng nhím Âu. Vì ăn quá nhiều trứng của loài chim lội nước làm tổ trên mặt đất như chim dẽ giun, chim rẽ trán trắng , chim đỏ chân, chim te te… nên ở một số vùng, chúng bị coi như những động vật gây hại.

image
Loài nhện Gasteracantha cancriformis này có cái bụng khá cứng màu trắng, da cam hoặc màu vàng với nhiều chấm đỏ. Và tất nhiên gai của nó tỏa ra từ bụng, là cơ quan phòng vệ giúp nhện tránh bị tấn công và ăn thịt. Song, trên thực tế, kích cỡ nhỏ bé là lợi thế lớn để chú nhện nằm khuất khỏi tầm mắt của kẻ săn mồi. Đáng chú ý, đây là loài nhện điển hình chuyên bẫy sâu bọ có cánh làm bữa tối bằng những tấm mạng nhện phẳng. Chúng vô hại và chỉ lọt vào nhà bạn nếu ai đó hay thứ gì đó mang chúng tới.

image
Với những chiếc gai màu vàng bao quanh cơ thể, trông loài sâu bướm Automeris io này càng trở nên dễ thương đến độ bạn có thể muốn cầm nó lên và quan sát cận cảnh hơn. Nếu làm thế, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngứa hoặc nóng rát, phải cần tới thuốc để chữa trị. Bởi lẽ, gai của loài sâu bướm gắn với những tuyến độc – biện pháp tự vệ hữu hiệu khi phải đối mặt với kẻ thù. Thân sâu màu xanh xám, đan xen nhiều sọc vàng, đỏ dài khoảng 5cm. Mặc dù chúng khá bắt mắt nhưng bạn chỉ nên quan sát chúng từ xa thôi nhé! Sau khi lột xác, những con sâu bướm sẽ hóa thành những cô, cậu bướm đẹp nhất mà bạn từng thấy.

image
Châu chấu voi đầu nhọn (Panacanthus cuspidatus) có họ hàng với châu chấu và dế với thân hình màu xanh nhạt. Gai cũng mọc khắp cơ thể nó như một công cụ bảo vệ. Khi bạn chạm vào một trong những cái gai ấy, nó sẽ dễ dàng xuyên qua da bạn. Đầu của loài vật này lớn hơn đầu châu chấu và trên đỉnh đầu nhú lên những chiếc gai màu hơi đo đỏ giống hệt một chiếc mũ miện vậy.

image
Cuối cùng là một loài thực vật có những chiếc gai khủng khiếp ở tất cả các bộ phận – cây keoAcacia greggii. Những chiếc gai này có thể dài và thẳng, cũng có thể ngắn và cong. Chúng ngăn cản bất kỳ loài động vật nào trèo lên và ăn lá của chúng, trừ một số loài như hươu cao cổ – có lưỡi dai như da và không cảm thấy đau khi chạm vào gai. Nguy hiểm hơn, trường hợp bị tấn công, cây keo sẽ chiết xuất ra hóa chất khiến lá cây trở nên khó ăn. Ngoài ra, loài cây nói trên cũng tạo dựng được mối quan hệ tốt với lũ kiến lửa. Theo “thỏa thuận”, kiến sẽ đánh đuổi các loài côn trùng, còn cây sẽ để cho kiến sống trong những cái gai và thưởng thức món nhựa cây thơm ngon.
Phượng Trần (Theo Nature)

Những con cừu giàu có

image
TL: Mấy hôm nay có một Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1993) đang làm nên những cơn sóng trên mạng qua những bài viết ngắn của mình.  Rất nhiều người đã theo dõi và quan tâm, chia sẻ những gì Linh viết, suy nghĩ, cảm nhận…  Một cô bé chín chắn sớm so với tuổi của em.  Rất cảm phục những gì Linh viết.  Nhưng mình vẫn ao ước, giá mà tuổi ăn học của em được hồn nhiên, hạnh phúc, chớ phải ưu tư trước tuổi như thế này…  Một sự thật đang hình thành và đang dần khẳng định: có một lớp trẻ xứng đáng là chủ nhân lãnh đạo đất nước này.
 
Hôm qua, Linh có một cuộc trò chuyện khá thú vị với một anh sinh viên năm tư trường ĐH Bách khoa TPHCM, xin ghi lên đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm:
- Chào em.  Anh vẫn thường xuyên theo dõi các status của em, rất hay nhưng anh không giám like và comment, lý do thì chắc em cũng biết.

+ Anh có đọc là em vui rồi, em sợ các bạn sinh viên vừa đọc được vài câu đã tắt ngay.

- Anh thấy em nêu ra được những vấn đề khá cụ thể, tuy nhiên lại không thấy em đưa ra cách giải quyết những vấn đề đó ?

image

+ Mong muốn của em là mang sự thật đến với nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên, còn cách thức để giải quyết những vấn đề đó thì phải để những nhà trí thức yêu nước có kinh nghiệm và sự từng trải đưa ra.  Em nói thì có ai nghe, hơn nữa nếu em có đưa ra những ý kiến đó chắc có lẽ em sẽ vào tù sớm.

image
- Mà thực sự có cần thiết phải thay đổi không em, anh thấy đất nước hiện nay vẫn ổn mà ?  Dù sao cũng đỡ hơn nhiều so với thời bao cấp.

+ Anh thấy ổn đâu có nghĩa là những người khác cũng thấy ổn ?  Em đâu có nói là đất nước không đi lên, mà em chỉ nói là sự đi lên ấy quá chậm so với mong đợi.  Giống như người ta đi ô tô còn anh đi bộ, cho dù anh có tiến lên nhưng rồi anh sẽ bị người ta bỏ lại phía sau.

image
- Cứ cho là như thế nhưng anh nghĩ nói ra cũng đâu có được gì, lại còn đối mặt với nguy hiểm nữa. Chúng ta là sinh viên, tốt nhất là tập trung vào học hành.

+ Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, có lẽ cách nghĩ của anh không giống em.  Chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống mà mình cho là phù hợp.  Nếu ai cũng nghĩ như anh có khi đất nước sẽ lâm nguy mất?

image
- Em hay lo xa quá, anh cho rằng cứ tập trung học hành rồi vươn lên.  Những vấn đề chính trị không ảnh hưởng đến mình, mình cứ chăm chỉ học tập để sau này có một công việc tốt, có thu nhập ổn định là được.  Anh thấy có nhiều người đã vươn lên và đạt đến sự thành công.

+ Bây giờ em hỏi anh một số câu hỏi nhé, anh chỉ trả lời và đừng hỏi lại em?

- Ok.

+ Số người vươn lên được trong xã hội này chiếm tỉ lệ cao không, một đất nước mà chỉ có một số người giàu trong khi phần đông là nghèo khó thì có nghĩa là đất nước ấy không ổn.

-  Người nghèo thì ở đất nước nào mà chẳng có, Mỹ cũng vậy thôi!

+ Nhưng nhiều người nghèo ở Mỹ còn có ô tô để đi đó đây, những người thất nghiệp ở Mỹ chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp thôi cũng đủ tiền để qua Việt Nam du lịch rồi.  Còn Việt kiều qua đó làm nail cũng đủ tiền gửi về nuôi cả nhà ở Việt Nam !

-  Uh.

+ Em giả sử sau này anh giàu có đi, vậy lúc anh ra đường anh có sợ tai nạn giao thông không, có sợ bị cướp giật không?

image
-  Dĩ nhiên là có rồi, bây giờ ra đường thì sợ nhiều thứ lắm em à.

+ Nếu anh đi lên các cơ quan nhà nước để làm một thủ tục nào đó mà bị người ta hách dịch, vòi tiền anh có bực không?  Hay anh đi xin một cái giấy đăng ký kinh doanh mà phải đợi nửa năm trời mới có, anh sẽ cảm thấy thế nào?

image
- Bực chứ, nhưng biết làm sao được?

+ Vậy anh nghĩ mình là một con cừu giàu có à?

-  @@

+ Giả sử một ngày nào đó, chính quyền đến thu hồi đất nhà anh và đền bù cho anh với một cái giá rẻ mạt thì anh làm gì?

image

- Mình phải chống cự chứ, sao có thể như thế được!

+ Rồi họ đem mấy chục cảnh sát cơ động đến cưỡng chế thì sao?

-  Uh thì…

+ Anh có biết người dân Việt Nam đang còng lưng đóng thuế không ?  Anh đã từng nghe ở tỉnh Thanh Hóa có một xã mà có đến 500 cán bộ chưa ?  Có nghĩa là anh đang phải nuôi rất nhiều "đầy tớ" đó và những người dân khác cũng vậy.

image

- @@

+ Anh có biết một chiếc xe ô tô mua ở Việt Nam có giá đắt hơn gấp đôi so với khi mua ở Thái Lan không, lý do là do các loại thuế quá cao.  Các loại hàng hóa quan trọng như xăng dầu cũng đang chịu 5, 6 loại thuế đó.  Ngoài ra khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã phải đội lên một mức giá rất cao để bù lại những chi phí bất cập, trong đó có chi phí bôi trơn cho CSGT, hải quan, kiểm dịch…  Chẳng hạn khi anh mua 1 kg gạo với giá 15000, nhưng thực ra đúng giá của nó chỉ có 10000, 5000 còn lại là những loại phí oái oăm mà người dân phải cắn răng chịu đựng.

image
-  Uh em nói cũng đúng.

+ Em chỉ muốn nói với anh rằng bản chất của con người là xã hội và anh không thể tách ra khỏi xã hội, anh luôn bị xã hội tác động.  Nếu một xã hội bất ổn, nhiều người nghèo đói, nhiều kẻ côn đồ thì anh cũng bị ảnh hưởng.  Có thể khi anh ra đường, chỉ vì một vụ va quẹt xe nhẹ nhưng anh lại bị người ta rút dao đâm chết, và thế là cuộc đời anh đi bương!  Mà xã hội thì luôn phụ thuộc vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào cách điều hành quản lý của nhà nước, phụ thuộc vào lập pháp và hành pháp…

image
- Anh biết, nhưng dù sao anh vẫn muốn an toàn, an toàn cho bản thân và an toàn cho gia đình, dù nghèo đói còn hơn phải ở tù.  Sống ở xã hội này thì phải biết ngậm miệng hoặc nịnh hót để mà sống em à.

image
+ Em không biết nói gì nữa, vì anh và nhiều người khác đang chọn lối sống đó.  Nhưng em thì không …



Nguyễn Thùy Linh


Cần thay đổi nếp sống sau cơn đột quỵ hoặc đau tim

image
Muốn tránh tai biến mạch máu não cần giữ không bị cao máu, giảm cholesterol, không hút thuốc, và loại bỏ các yếu tố rủi ro khác.
Sau khi bị một cơn đau tim hay tai biến mạch máu não, các bác sĩ thường đề nghị thay đổi nếp sống - chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục hay ngừng hút thuốc lá. Một cuộc khảo cứu mới xem xét mọi người trên khắp thế giới xem họ có làm theo lời khuyên của bác sĩ hay không. Thông tín viên VOA Carol Pearson ghi nhận kết quả cuộc khảo cứu trong bài tường trình sau đây.


image
Chúng ta nghe quá nhiều những lời nhắn nhủ về cách thức sống một cách lành mạnh, nên khó lòng mà tưởng tượng có người chưa nghe về lời nhắn đó.

Bác sĩ Patrice Desvigne-Nickens làm việc cho Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia.

“Bệnh tim có thể ngăn ngừa được. Lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu các nguy cơ.”

Bác sĩ Desvigne-Nickens nói có 3 yếu tố chính để sống một cuộc sống lành mạnh.


image
“Ðừng hút thuốc, hãy giữ mức cân lành mạnh, hãy tập thể dục.”

Chỉ cần làm ngơ một trong những yếu tố này là có thể gia tăng rủi ro vị bệnh tim mạch, gồm các chứng đột qụy tim hay và tai biến mạch máu não, là nguyên nhân số 1 gây tử vong ở khắp thế giới.

Do đó, nhà nghiên cứu người Canada, ông Koon Teo, thuộc Bệnh viện Toàn khoa HamiltonOntariomuốn xem xét coi mọi người có thay đổi nếp sống sau khi trải qua một trong các biến có đó hay không. Ông theo dõi các bệnh nhân ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình.

image
“Những người đã bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não, khoảng 1 phần 5 những người này, vẫn tiếp tục hút thuốc lá, và chỉ có 1 phần ba trong số họ là có các sinh hoạt thể chất thường xuyên. Chỉ khoảng 2 phần 5 trong số họ ăn theo một thực chế mà chúng tôi xác định là lành mạnh.”

Và dường như điều đó không có liên quan gì đến nơi họ sinh sống.

“Các nước thu nhập thấp có thực chế tệ hại nhất, nhưng nếu nhìn vào những người sinh sống tại các nước có thu nhập cao, thì họ cũng không theo một thực chế tốt hơn bao nhiêu.”

Nói chung, chỉ khoảng 4 phần trăm các bệnh nhân tham gia vào cuộc khảo cứu là theo đúng các lời khuyên.

“Tất cả các nước cần phải nhìn vào kết quả khảo cứu này để tìm cách cải thiện và thu ngắn khoảng cách biệt về nếp sống lành mạnh, nhất là nơi những người đã bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não.”

image
Các nỗ lực ở cấp bậc quốc gia và quốc tế nhằm buộc mọi người theo dõi áp huyết và giảm mức tiêu thụ muối đang tăng tốc. Cả hai biện pháp này đều giảm thiểu rủi ro bị đột quỵ hay tai biến. Tại Hoa Kỳ, bà Janet Wright, trong cuộc vận động Một triệu Trái tim, đã đưa ra lời khuyên này:

“Hãy thực hiện một sự thay đổi nhỏ cho sức khỏe của mình và làm như thế mỗi ngày. Có thể là ăn thêm một thức rau trái. Có thể là đi dần đến chỗ tập thể dục tới 150 phút mỗi tuần.”


image
Y viện Clevelandcó một chương trình dành cho nhân viên đã giúp họ sống theo những nếp lành mạnh hơn. Bác sĩ Michael Roizen của Y viện này giải thích:

“Ðiều then chốt là khởi đầu. Mua một thiết bị đo số bước đi. Ghi chép hàng ngày. Ráng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.”

image
Nếu phải uống thuốc hạ áp huyết, thì phải uống theo đúng toa.

“Mỗi ngày áp huyết vượt ra khỏi tầm kiểm soát là hại đến tim, đến thận, đến mắt  và toàn bộ các mạch máu, gây nguy cơ cao cho con người bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não.”


image
Các chuyên gia này nhấn mạnh rằng sức mạnh để ngăn ngừa đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não nằm trong tay mình. Cuộc khảo cứu của Giáo sư Teo được đăng trong Tạp chí của Hội Y học Mỹ.



Carol Pearson


Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim
image
Đột quỵ và cơn đau tim là hai căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên hai căn bệnh này đôi khi dễ bị nhầm mặc dù có nhiều điểm khác nhau.
Đau tim (heart attack) và đột quỵ (strokes) tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng lại là những căn bệnh có nguyên nhân giống nhau. Cơn đau tim như tên gọi của nó đề cập đến tim, còn tai biến mạch máu não hay đột quỵ liên quan đến não. Đó là sự khác biệt lớn nhưng cả hai đều có thể dẫn đến tử vong và nguyên nhân chính là do lối sống tạo nên. Ngoài ra, về cơ bản, cả hai căn bệnh này đều gây nên bởi sự tắc nghẽn của động mạch cấp máu tới cho 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.

Hai thuật ngữ nói trên đôi khi cũng bị nhầm với các cơn co giật (seizures) và chứng thắt ngực (anginas). Trong khi co giật lại liên quan đến đột quỵ, còn đau thắt ngực lại liên quan đến cơn đau tim. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, trong khi đau tim ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đột quỵ ảnh hưởng đến não, và tùy thuộc vào bán cầu não bị ảnh hưởng mà bên cơ thể đối xứng với bán cầu não đó bị ảnh hưởng theo. Ví dụ, đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái, thì nửa bên phải của cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại. Ngược lại, cơn đau tim lại không ảnh hưởng đến bán cầu hoặc bất kỳ bộ phận đặc biệt nào của não hoặc cơ thể. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa cơn đau tim và con đột quỵ.
Đột quỵ
image
Về cơ bản đột qụy liên quan đến não.
Phần lớn trong các trường hợp đột quỵ, cơn đau là không đáng kể hoặc thậm chí không đau nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với bệnh đột quỵ, các động mạch mang máu đến não khi xuất hiện cục máu đông hoặc bị vỡ làm cho máu cấp não bị gián đoạn hoặc gây chảy máu trong não.
Đột quỵ được phân loại thành hai loại là đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ , tương ứng với hai dạng sự cố vỡ động mạch hoặc có cục máu đông của động mạch.

image
Tùy thuộc vào mức độ động mạch bị ảnh hưởng mà não bị ảnh hưởng nhiều hay ít nhưng nhìn chung toàn bộ não không bị ngừng hoạt động trong cùng một lúc.
Cơn đột quỵ có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể nhưng không phải là toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng mà phần cơ thể đối ứng bị ảnh hưởng teho, nghĩa là phần cơ thể được điều khiển bởi phần của não bị tổn thương.
Đột quỵ có thể dẫn đến tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đột quỵ dễ thấy như nói ngọng, lộn sộn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh ( nhất là lời nói), không thể tạo ra những câu nói hoàn chỉnh; Mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; Mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khắn ; Đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng
Đau tim
image
Những cơn đau phần lớn liên quan đến tim.
Trường hợp đau tim, yếu tố đau thể hiện rõ nét, đặc biệt là đau ngực.
Trong cơn đau tim, động mạch lại không bị vỡ, mà là do cục máu đông, làm ngưng việc cung cấp máu, bóp nghẹt trái tim và giết chết các cơ bắp của tim.
Các cớn đau tim thường không được phân loại cụ thể và toàn bộ tim bị ảnh hưởng.
Trong cơn cơn đau tim, không có bộ phận cụ thể nào của cơ thể bị chừa bởi tim làm nhiệm vụ cung cấp máu tới cho tất cả các bộ phận này.
Khi đau tim xảy ra, các cơ tim bị suy yếu trước tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tái phát do cơ tim đã bị yếu nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim thường thấy như đau ngực, đau hàm, thậm chí cả cổ nữa; Khó thở hoặc cảm giác co thắt, ép tim, hoặc tức ngực như có ai đè lên; Đau tay, đặc biệt là ở cánh tay trái, bả vai; Toát mồ hôi, bồn chồn lo lắng, khó thở hoặc thở dốc .
Làm gì khi bị đau tim, đột quỵ

image
Đỡ bệnh nhân để khỏi bị té ngã, chấn thương.
Cho bệnh nhân nằm, nghiêng qua một bên, nếu nôn ói thì móc hết đàm nhớt cho dễ thở.
Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chuyển tới bệnh viện xa, càng chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
image
Woman makes first aid for a man with heart attack in the street
Không nên để người bệnh nằm với hy vọng khỏe lại.
Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

image

Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN

image
Tình trạng người Việt Namvượt biên ra nước ngoài vẫn diễn ra thường xuyên ở thời điểm hiện tại.
Vừa có thêm một tàu chở người Việt đến Úc trong bối cảnh Úc lo ngại số thuyền nhân Việt Nam sẽ tăng lên kỷ lục.
84 người Việt xin tị nạn có mặt trên một con tàu bị phát hiện hôm 12/7 khi nó cách thị trấn Broome, miền tây Úc khoảng 51 cây số.

image
Đến tối hôm 14/7, họ bị giới chức biên phòng chở đi bằng xe, đi suốt 220 cây số đến trung tâm giam giữ Curtin ở thị trấn Derby.
Hồi tháng Tư, một con tàu chở 72 người Việt xin ti nạn cũng bị chặn ở địa điểm này.
Giới chức Úc nói tính cả số người vừa bị giữ mới nhất, trong năm nay đã có 759 người Việt đến Úc bằng tàu.

image
Đây là con số lớn nhất kể từ năm 1994, khi có 796 người Việt đi tàu đến Úc.
Nếu tiếp tục xu hướng này, có thể số người Việt vượt biên đến Úc trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục, vượt qua con số 868 người đến Úc năm 1977, hai năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Số người Việt vượt biên đến Úc đang ngày một tăng, khi năm 2010 chỉ có 31 người, và năm 2011 có 101 người Việt vượt biên đến Úc.

image
Nó diễn ra trong bối cảnh người nhập cư trở thành vấn đề chính trị lớn tại Úc.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr vừa bày tỏ lo ngại số lượng người xin tị nạn ở Úc sẽ tăng gấp đôi.
Hiện tại ước tính mỗi năm khoảng 40,000 người xin tị nạn ở Úc, nhưng ông Bob Carr nói nó có thể “dễ dàng tăng gấp đôi”.
Tuần này, Thủ tướng Úc Kevin Rudd đang ở Papua New Guinea để bàn về thương mại và tị nạn.
Úc có một trung tâm thanh lọc người tị nạn ở đảo Manus của Papua New Guinea, và nó vừa bị Liên Hiệp Quốc phê phán.

image
Chính phủ Úc nói việc đặt các trại này ở Nauru và Papua New Guinea là nhắm ngăn không để người tị nạn có hành trình nguy hiểm vượt biển đến Úc.
Nhiều con tàu đã bị chìm hoặc được giải cứu trong lúc tìm đường đến Úc.
Nhưng nhiều người nói chính sách của Úc là vô nhân đạo, không bảo vệ người tị nạn bị giữ trên đảo.

image

Úc mở điều tra sau khi một tàu chở người xin tỵ nạn tới đất Úc

image
Thuyền chở người xin tỵ nạn tới Cảng Geraldton. 10 April 2013
Chính phủ Úc vừa chỉ đạo mở cuộc điều tra để tìm hiểu việc làm thế nào một thuyền của người xin tỵ nạn có thể lọt qua được hệ thống bảo vệ biên giới và tới được đất Úc. 
Chiều thứ Ba 9/4 một thuyền chở 66 người Sri Lanka xin tỵ nạn đã tới Cảng Geraldton ở tiểu bang Tây Úc và tàu này chỉ bị chặn lại ở một nơi cách bờ 100 mét sau khi dân địa phương báo cho cảnh sát.
Geraldton cách đảo Christmas 1240 km về hướng Nam; đảo này là địa điểm người xin tỵ nạn thường tới khi họ trực chỉ Úc.

image
Nhóm người vừa nêu đã ngủ đêm trong một nơi bên trong Cảng Geraldton và được kiểm tra sức khỏe và an ninh. Sau đó xe buýt tới chở những người nam độc thân về Trung tâm Giam giữ Northam, cách Geraldton 460 km về phía Đông Nam; còn đàn bà và trẻ em thì được đưa tới một nơi ở thủ phủ Perth.
Bộ Di trú nói tất cả số người vừa nêu sẽ được thanh lọc ở đảo Christmas nhưng Bộ không nói bao giờ họ sẽ được thanh lọc.
Bộ trưởng Nội vụ Jason Claire nói ông đã chỉ đạo thực hiện cuộc duyệt xét để tìm hiểu làm thế nào chiếc thuyền chở những người này lọt được hệ thống theo dõi của Hải quan và tới được tiểu bang Tây Úc.

Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua một thuyền của người xin tỵ nạn đã tới được đất Úc.
Ông Claire nói ông đã được Bộ Tư lệnh Bảo vệ Biên giới cho biết chiếc thuyền này đã đi theo một lộ trình khác thường. Báo cáo ban đầu của Bộ Tư lệnh là thuyền này đã đi trực tiếp từ Sri Lanka tới Geraldton, tức là đi ở vùng phía Nam của khu vực theo dõi chính.

image
Hiện người ta vẫn chưa rõ làm thế nào tàu này lại có thể đi xuống tận phía Nam của khu vực theo dõi chính rồi vào Cảng Geraldton mà không bị phát hiện.
Chính phủ Úc không thể gởi những người xin tỵ nạn này sang Nauru hoặc đảo Manus để thanh lọc vì họ đã tới đất liền của Úc, nơi thuộc thẩm quyền của luật lệ liên quan tới khu vực di trú của Úc.
Luật sư David Manne thuộc Trung tâm Pháp lý Di trú và người Tỵ nạn nói nhóm người Sri Lanka này có quyền pháp lý khác với những người xin tỵ nạn khác vì họ đã thực sự đặt chân lên lãnh thổ Úc.
Ông Colin Barnett, Thủ hiến tiểu bang Tây Úc, nói rằng việc những người xin tỵ nạn tới được Cảng Geraldton là sự việc “vi phạm một cách nghiêm trọng, từ trước tới giờ chưa bao giờ xảy ra và không thể chấp nhận được vào vấn đề an ninh biên giới”.

Thủ lãnh phe đối lập, ông Tony Abbott, nói qua sự kiện vừa nêu, chính phủ đã “hoàn toàn thua cuộc” trong vấn đề bảo vệ biên giới và người xin tỵ nạn.

image
Cho tới thời điểm này của năm nay, 75 tàu, thuyền chở hơn 4500 người xin tỵ nạn đã tới hải phận Úc. 

image
Vit Nam Dân Ch Cng Hòa
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét