1. Đừng hoang phí tiền mua thiết bị đắt tiền ngay
Không cần máy ảnh xịn và đắt tiền bạn vẫn có thể cho ra đời những tấm ảnh cực đẹp. Càng chụp nhiều, bạn sẽ càng biết được loại máy nào phù hợp với mình.



Ảnh chụp bằng máy ảnh thông minh Samsung. Chỉ cần chụp nhiều, quen tay, bạn sẽ có những bức ảnh đẹp như máy chuyên nghiệp


2. Chân máy, tại sao không?

Chân máy giá trung bình rất đáng để mua, đặc biệt là khi tay bạn dễ bị run như tay tôi. Khi tôi sử dụng chân máy, tôi rất hài lòng với ảnh chụp. Mách nhỏ, để đảm bào ảnh không bị run khi chụp, hãy cài đặt chức năng hẹn giờ và để máy trên chân máy.



Một chân máy dành cho Note II khá thú vị. (Source: ebay)


3. Để máy luôn sẵn sàng “chiến đấu”
Có những khoảnh khắc tuyệt vời nhưng lại qua đi rất nhanh. Bạn nên để máy trong một chiếc túi nhỏ để có thể lấy ra sử dụng ngay khi bắt gặp những thời điểm đó. Nếu điện thoại bạn có camera, hãy tận dụng nó.



4. Lên danh sách những nơi muốn chụp
Khi gặp cảnh đẹp nhưng không mang máy ảnh theo bên mình, bạn nên ghi chép vào cuốn sổ tay địa điểm đó để bạn quay lại và chụp ảnh lần sau. Chắc chắn rằng bạn đã ghi chép những chi tiết quan trọng, như ánh sáng, thời tiết… Tiện lợi hơn, bạn có thể sử dụng điện thoại để lên danh sách thay vì sổ tay.






Sử dụng sổ tay hay điện thoại, máy tính bảng để ghi chép các địa điểm


5. Không bỏ qua các chủ thể quá bình thường khi chụp ảnh
Bạn sẽ không cảm thấy thú vị để chụp ảnh phòng khách, sân vườn, ban công nhà bạn. Nhưng thử nhìn ngắm những nơi quen thuộc ấy bằng con mắt tươi mới, bạn sẽ tìm thấy một góc độc đáo, hay bố cục ánh sáng đặc biệt hay vài bông hoa dại trong vườn. Thông thường, chủ thể đơn giản sẽ tạo nên một tấm ảnh đẹp.


Chỉ một bông hoa dại, hay một chiếc lá cũng có thể trở thành một chủ thề độc đáo


6. Đi đây đó để học tập
Một phần quan trọng với sở thích nhiếp ảnh là có rất nhiều thứ để học. Nguồn cảm hứng có ở khắp nơi quanh bạn. Hãy nhìn mọi thứ bằng đôi mắt của một nhiếp ảnh gia, bạn sẽ thấy những khoảnh khắc mà bạn chưa bao giờ nhận ra.

7. Tận dụng các bài học miễn phí

Tìm kiếm những tấm ảnh đẹp trên Flickr hay những trang web nhiếp ảnh để tìm cảm hứng và học hỏi bí quyết. Đồng thời, tham khảo sách nhiếp ảnh trong thư viện. Nếu bạn thích học cách chỉnh sửa ảnh, hãy tải và sử dụng thử những phần mềm ứng dụng đó.

8. Tìm hiểu kĩ cài đặt của máy
Những tấm ảnh của bạn có thể linh hoạt và sống động hơn bạn nghĩ. Hãy đọc kĩ cẩm nang hướng dẫn sử dụng để biết ứng dụng của các ký hiệu trên máy. Vừa tìm hiểu vừa chụp nhiều bức ảnh với nhiều kiểu khác nhau sẽ giúp bạn biết được hiệu ứng bạn thích là gì. Khi xem ảnh trên máy tính, nhớ kiểm tra EXIF data để gợi nhắc chức năng nào bạn đã sử dụng cho nó.



9. Học những điều cơ bản nhất
Số lượng thông tin về nhiếp ảnh rất rất nhiều trên các trang mạng. Hãy lắng nghe những nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm chia sẻ. Bạn phải nắm rõ luật trước khi phá vỡ nó. Nắm rõ 11 mẹo này cũng là một ví dụ.

10. Thường xuyên chụp ảnh

Cố gắng chụp nhiều ảnh mỗi ngày, về bất cứ thứ gì. Nếu bạn không làm vậy, bạn nên lên lịch tập luyện cho mình vài giờ một tuần để không quên những gì đã học.



11. Đừng sợ khi phải thử nghiệm
Nếu bạn sử dụng máy ành kĩ thuật số, bạn sẽ không bị mất mát gì nếu ảnh kém chất lượng vì bạn có thể xóa dễ dàng. Thoải mái lên! Bạn sẽ tìm ra được vài tấm ảnh đẹp vào phút chót và cũng sẽ học được rất nhiều điều trong suốt quá trình.