Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

NGUYÊN LÝ CHỤP ẢNH

Tìm hiểu ISO trên máy ảnh bài 1


     Tốc độ phim (Film speed) là thước đo độ nhạy của một tấm phim ảnh với cường độ ánh sáng môi trường. Các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành sử dụng chuẩn ISO để biểu thị độ nhạy phim thay cho chuẩn GOST từng được Liên Xô áp dụng cho các thiết bị quang học của mình trước năm 1987. Ba chuẩn ISO 5800:1987, ISO 6:1993 và ISO 2240:2003 sẽ được dùng lần lượt cho phim màu âm bản, phim đen trắng âm bản và phim màu đảo ngược. Chỉ số ISO càng nhỏ thì độ nhạy sáng của phim càng thấp nhưng tấm ảnh bạn thu được sẽ đỡ bị nhiễu và thể hiện được nhiều chi tiết hơn.
     Trong các thiết bị thu hình kỹ thuật số, ISO dùng để chỉ độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh (hay còn gọi là cảm quang). Tương tự nguyên tắc áp dụng cho phim ảnh, thiết lập ISO càng thấp thì cảm biến càng kém nhạy với ánh sáng môi trường, tức là bức ảnh xuất ra sẽ càng tối nếu đặt cùng một tốc độ màn trập. Bù lại, bức ảnh này sẽ mịn hạt và ít xuất hiện những chi tiết giả số. Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất linh kiện điện tử và các thuật toán xử lý dữ liệu đi kèm đã giúp nâng độ nhạy sáng ISO trên máy ảnh lên tới con số 102.400 (Nikon D3s, Canon 1D Mark IV), gấp 32 lần độ nhạy sáng cao nhất của phim ảnh (Kodak T-Max 3.200). Lưu ý rằng, giá trị ISO cũng ảnh hưởng đến độ tương phản động trên ảnh. ISO dao động trong khoảng 50 - 400 thường cho ra những bức ảnh có độ tương phản lý tưởng ứng với khả năng thể hiện dải màu tốt nhất của cảm biến.
 
 
  
Hai ảnh chụp cùng một đối tượng với thiết lập ISO 100 (trái) và ISO 3.200 (phải).
ISO càng thấp, ảnh càng đỡ bị nhiễu hạt và có dải tương phản rộng.
 
     Thông số phơi sáng (tính bằng giây) và nhạy sáng (tính bằng ISO) luôn là hai vấn đề gây nhiều phiền nhiễu nhất đối với người cầm máy, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Phần lớn máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường hiện nay đều hỗ trợ khá nhiều giá trị ISO, trong đó phổ biến nhất là dải ISO từ 100 đến 800. ISO càng cao, cảm biến càng nhạy với ánh sáng. Do đó, thời gian mở cửa trập sẽ càng nhanh, giúp bắt được chuyển động nhanh hoặc tránh nhòe ảnh do sự lung lắc của thân máy. Một số kỹ thuật nhiếp ảnh đặc biệt như chụp chậm, phơi đêm và đồng bộ chậm flash lại yêu cầu thời gian mở cửa trập khá lâu (1/20 cho đến hàng chục giây). Để đảm bảo bức ảnh không bị thừa sáng quá mức, bắt buộc bạn phải hạ thấp giá trị ISO và/hoặc khép sâu khẩu độ F-stop.
    
 
 
  
  
Những tình huống chụp khác nhau đòi hỏi người chụp linh hoạt trong việc điều
chỉnh các thông số, đặc biệt là giá trị nhạy sáng ISO. Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa 
     ISO 100 thường được coi là giá trị nhạy sáng mặc định (normal) để giúp bạn có được một bức ảnh chuẩn nhất với một lượng không đáng kể nhiễu hạt.
Khi thiết lập ISO, luôn phải đặt ra bốn câu hỏi trong đầu:


1. Ánh sáng - đối tượng đã đủ sáng chưa?
2. Nhiễu - bạn muốn một bức ảnh không có nhiễu hay hơi nhiễu một chút để tăng tính nghệ thuật?
3. Chân máy - có cần sử dụng chân máy hay không?
4. Đối tượng chuyển động - đối tượng của bạn đang chuyển động hay đứng yên?
     Với những tình huống chụp ngoài trời và chân dung đủ sáng, thông thường, nên đặt ISO 100 hoặc 200. Nếu thời điểm chụp là lúc trời âm u sắp mưa hoặc sáng sớm mà bạn lại không có chân máy, hãy đẩy ISO lên cao một chút (khoảng 400 đến 800). Một số tình huống bắt buộc phải thiết lập giá trị nhạy sáng ISO ở mức cao nhất có thể như nhiếp ảnh thể thao trong nhà, rạp hát, nhà thờ, phòng trưng bày nghệ thuật, những nơi không cho phép sử dụng đèn flash hoặc flash không có tác dụng rõ rệt.
Tìm hiểu ISO kỹ thuật số bài 2

Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau. Ảnh:
Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau.

Ảnh: Digitalphotopro.
Tony Lorentzen đã dùng máy ảnh Canon EOS 7D, để nắp che ống kính và ghi lại hình ảnh tại mọi ISO để xem mỗi chế độ sẽ tạo ra sự khác biệt về độ nhiễu hạt như thế nào (xem video). Cuộc thử nghiệm đã đem đến một kết quả khá ngạc nhiên: Độ nhiễu của hình ảnh không tăng theo tuyến tính khi ISO tăng cao, có nghĩa là, một bức ảnh với ISO 160 có thể ít nhiễu hơn ISO 100, hay một bức với ISO 640 có thể cũng chỉ nhiễu bằng ISO 100.
Vấn đề thực sự ở đây là gì?
Với phim, mọi chuyện có vẻ như rất đơn giản: Nếu bạn sử dụng một cuốn phim có ISO cao, hình ảnh sẽ bị nhiều hạt. Còn nếu khi bạn muốn chất lượng hình ảnh ở mức cao nhất, ít hạt nhất, hiển nhiên phải chọn phim có ISO thấp nhất.
 
Tuy nhiên, theo thử nghiệm của Lorentzen, ISO trên máy số không hoàn toàn như vậy. Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau. Thêm vào đó, các thông tin ảnh trên máy ảnh số còn được xử lý trước khi định hình thành ảnh xuất ra ngoài.
 
Phim ISO cao dễ bị nhiễu hạt hơn do các hạt tinh thể bạc bắt sáng lớn hơn (để thu được nhiều ánh sáng). Còn với máy ảnh số, ISO cao được điều chỉnh bằng cách khuếch đại tín hiệu đầu ra của cảm biến, và khi ISO càng cao, nghĩa là càng bị khuếch đại, ảnh sẽ càng bị nhiễu hơn. Nghe có vẻ ISO trên ảnh số cũng có thuộc tính thay đổi giống như trên ảnh phim. Nhưng trong trường hợp ngược lại, với ảnh phim, khi lắp một cuộn phim với ISO thấp, ảnh sẽ trở nên mịn. Còn với ảnh số, ISO nếu bị điều chỉnh thấp hơn mức ISO nội tại, sẽ lại bị can thiệp bởi bộ xử lý hình ảnh và sẽ giảm thiểu chất lượng hình ảnh đi so với ISO cao hơn. Đó thực ra cũng mới chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ tổng thể các yếu tố có thể sinh nhiễu trên máy ảnh số.
 
Trong khi trên phim, hình ảnh thu được là kết quả của việc các hạt bạc thu nhận ánh sáng và qua quá trình tráng phim rọi ảnh, thì trên máy ảnh số, hình ảnh là kết quả của quá trình ánh sáng đi vào các đi-ốt cảm quang trên cảm biến, đặc tính và kích cỡ của các cảm quang, bộ lọc RGB và low-pass, mạch cảm biến, bộ chuyển đổi tương tự/số, bộ xử lý hình ảnh và thuật toán xử lý riêng của từng hãng sản xuất nữa.
ISO nội tại là gì?
ISO nội tại của cảm biến chính là mức thu nhận ánh sáng mà ở đó hình ảnh ít được máy ảnh xử lý nhất. Về lý thuyết, ở mức nội tại này, chất lượng hình ảnh sẽ ở mức tốt nhất.
Các hãng sản xuất máy ảnh không bao giờ công bố ISO nội tại của máy, nhưng thông thường nó sẽ rơi vào khoảng ISO 100 – 200. Họ chỉ đưa ra một câu chung chung kiểu như "dải ISO này cho phép người chụp có thể tùy chọn để có bức ảnh đẹp nhất, phù hợp với nhu cầu của người dùng nhất".
Đi-ốt cảm quang của một cảm biến có một độ nhạy nhất định với ánh sáng, từ đó hình thành nên một mức độ nhạy sáng định trước cho một cảm biến (ISO nội tại). Tuy nhiên, một mình đi-ốt cảm quang không làm nên hình ảnh. Đóng góp vào cả quá trình này còn có bộ chuyển đổi tương tự/số trong máy, bộ xử lý hình ảnh và thuật toán xử lý… Chính vì thế, ở máy số, tốc độ ISO là dành để nói về toàn bộ khả năng bắt sáng của máy ảnh chứ không chỉ về mỗi cảm biến như đối với máy phim.
Mỗi hãng sản xuất lại có phương thức bí mật đặc trưng riêng trong việc căn chỉnh các mức ISO khác nhau. Dưới đây là một ví dụ để người dùng dễ hình dung tại sao ảnh ở ISO thấp có thể còn có chất lượng tệ hại hơn là với ISO cao.
Ví dụ, một máy ảnh DSLR có ISO nội tại là 160. Để tăng ISO lên cao, bộ xử lý sẽ khuếch đại tín hiệu, kéo theo nhiễu hình ảnh cũng tăng do cũng bị khuếch đại theo. Để giảm ISO thấp hơn, bộ xử lý lại "nhào nặn" tín hiệu xuống, cũng kéo theo sự suy giảm chất lượng hình ảnh. Chẳng hạn, khi cần đẩy ISO lên 320, dữ liệu thu được từ ISO 160 nội tại sẽ được khuếch đại lên gấp đôi. Nhưng để đạt được ISO 250, bộ xử lý hình ảnh lại lấy tín hiệu đã được khuếch đại ở ISO 320 và điều chỉnh xuống ISO 250. Vì thế mà chất lượng ở ISO 250 còn tệ hơn so với tín hiệu tại ISO 320. Về đại thể, mỗi cấp ISO cách nhau một giá trị gấp đôi, nên nếu một ISO nội tại của máy ảnh là 160 thì mức đặt ISO tối ưu sẽ là 160, 320, 640… Các mức 100/200/400/800… sẽ là bước "lỡ cỡ" vì thế sẽ bị xử lý nhiều hơn, chất lượng sẽ suy giảm hơn.
ISO số là gì?
Thử nghiệm ISO trên máy ảnh Pentax K-5. Ảnh: Digitalphotopro.
Mức ISO được đặt ra trên cơ sở các tiêu chí chuẩn hóa từ Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization_ISO). Tổ chức này đặt ra chuẩn chung cho hầu hết mọi vấn đề.
Như đã đề cập, ISO số đề chỉ mức độ bắt sáng chung cho toàn bộ máy ảnh chứ không chỉ riêng cho cảm biến, bởi lẽ hình ảnh số là tổng hợp các quá trình xử lý liên hoàn giữa cảm biến, bộ xử lý hình ảnh, bộ chuyển đổi tín hiệu… Mục tiêu của việc chuẩn hóa thông số ISO cho cả máy phim và máy số là: nếu người dùng đặt thông số phơi sáng là ISO 100, lắp phim 100, chụp với tốc độ 1/100 và độ mở f/16, thì hình ảnh thu được phải có độ sáng tương đương như khi chụp bằng máy kỹ thuật số với ISO đặt ở 100, tốc độ đặt ở 1/100 và độ mở ở f/16. Tuy nhiên, độ nhiễu trên máy phim và máy số sẽ khác nhau, bởi trong khi nhiễu của máy phim chỉ phụ thuộc vào mật độ các hạt bạc trên phim (ISO của phim) thì nhiễu trên máy số có thể sinh ra từ rất nhiều nguồn do hình ảnh từ lúc vào cảm biến đến lúc định hình phải trải qua rất nhiều quá trình xử lý khác nhau.
CMOS và CCD
Ở thời kỳ đầu của công nghệ hình ảnh, cảm biến CCD có chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn cảm biến CMOS vốn bị nhiễu nhiều hơn và độ cảm quang thấp hơn, khó có thể đặt được các mức ISO cao. Tuy nhiên, hầu hết DSLR ngày nay, kể cả những phiên bản cao cấp nhất có những mức ISO siêu cao cũng đã sử dụng cảm biến CMOS do những thế mạnh riêng của công nghệ này. Cảm biến CCD giờ vẫn tiếp tục được sử dụng trong các máy ảnh medium-format và các thân số (digital-back) dùng để gắn trên các máy phim. Có thể nói, với công nghệ hiện nay, cả hai loại cảm biến này đều cho phép máy ảnh chụp hình ảnh với chất lượng rất cao.
 
Chuẩn ISO 12232:1998 đã được sửa đổi năm 2006 và được đặt lại thành ISO 12232:2006. Chuẩn năm 2006 thêm vào hai phương pháp mới được Hiệp hội CIPA (Nhật Bản) đưa ra. Gần đây lại có thêm hai phương pháp điều chỉnh ISO khác là REI và SOS đang được phần lớn các máy ảnh số mới hơn áp dụng.
 
Về cơ bản, phương pháp SOS (Standard Output Specification) dùng cách đo lượng ánh sáng thuần túy của cả hệ thống hình ảnh (gồm cảm biến, bộ xử lý…), gần giống như cách xác định ISO trên máy phim. Còn phương pháp REI (Recommended Exposure Index) lại dựa trên kết quả hình ảnh đầu ra mà các nhà sản xuất cho là có chất lượng tối ưu nhất. Lưu ý, phương pháp SOS không áp dụng cho ảnh RAW và cả hai phương pháp SOS lẫn REI cũng chỉ áp dụng cho các ảnh với hệ màu sRGB. Vì thế, nếu người dùng chụp ảnh định dạng RAW với hệ màu Adobe RGB 1998 thì mức ISO hoàn toàn chỉ mang tính tham khảo (các máy ảnh gần đây của Canon, Nikon và Sony dùng chuẩn REI trong khi Olympus, Pentax và Samsung dùng chuẩn SOS. Còn Sigma thì không tiết lộ phương pháp của mình bởi hãng dùng cảm biến 3 lớp đặc trưng Foveon).
 
Thay đổi ISO
Các mức ISO nội tại. Ảnh:
Các mức ISO.

Ảnh: Digitalphotopro.
Khi người dùng muốn thay đổi ISO với máy phim, họ hoặc phải đổi phim có mức ISO tương ứng, hoặc dùng các kỹ thuật gia giảm (push/pull-process) trong quá trình tráng phim để kích hay bù sáng. Còn đối với máy số, khi thay đổi ISO người dùng chỉ cần chỉnh đến đúng mức mình cần bằng menu hoặc nút điều chỉnh. Vì thế, lợi thế máy số so với máy phim là người dùng có thể chụp một ảnh ở tất cả các mức ISO mình muốn.
Khi người dùng đổi một cuốn phim từ mức ISO này sang ISO khác, ví dụ đổi từ ISO 100 lên ISO 400, họ sẽ có một mức ISO mới với độ nhạy sáng gấp 4 lần ISO cũ, có thể chụp một hình ảnh với độ sáng tương đương nhưng tốc độ nhanh hơn 2 lần hoặc độ mở hẹp xuống hai khẩu. Còn nếu xử lý hậu kỳ lúc tráng phim bằng kỹ thuật gia giảm, đẩy phim ISO 100 lên độ sáng tương đương như ISO 400, thực tế là họ không làm tăng thêm độ nhạy vật lý của phim mà chỉ là khuếch đại ánh sáng thu được thông qua các phản ứng hóa học để có một hình ảnh tốt hơn.
Đối với máy số, khi người dùng đổi từ mức ISO này sang ISO khác, thao tác này sẽ tương tự như việc xử lý bằng kỹ thuật gia giảm trong khi tráng phim chứ không giống như khi thay phim. Như đã đề cập ở trên, cảm biến hình ảnh có một độ nhạy nội tại định trước với ánh sáng, do đó, các mức ISO điều chỉnh cao hơn hay thấp hơn độ nhạy nội tại này đều là các mức có được do khuếch đại hoặc điều chỉnh tín hiệu từ độ nhạy gốc, từ đó dẫn tới chất lượng hình ảnh cũng bị giảm đi, nhiễu tăng lên, giải tương phản thấp hơn và chất lượng màu sắc kém đi. Thậm chí kể cả hình ảnh được chụp với mức ISO nội tại của máy cũng đều đã qua xử lý, bởi lẽ thông tin trên cảm biến đơn thuần chỉ là thông tin cho đến khi các bộ xử lý hình ảnh xử lý và chuyển thành hình ảnh có thể xem được.
Dải ISO thường và ISO mở rộng
Trước khi được xử lý, hình ảnh số chỉ là những dữ liệu điện tử. Kể cả hình ảnh được chụp với ISO nội tại cũng phải qua quá trình xử lý mới có thể hiện hình được. Vì thế,hình ảnh chụp tại các mức ISO khác so với ISO nội tại còn bị xử lý nhiều hơn.
Trong máy ảnh, dải ISO thông thường là dải mà các nhà sản xuất đưa ra với ý nghĩa dù được xử lý nhưng chất lượng hình ảnh vẫn trong khoảng được coi là đẹp. Nhiều máy ảnh hiện nay cho phép mở rộng dải ISO cao hơn hoặc thấp hơn dải thông thường (chẳng hạn ISO 80 – 12.800 so với thông thường ISO 100 – 6.400). Chất lượng trên các mức ISO mở rộng rõ ràng sẽ còn bị suy giảm nghiêm trọng hơn bởi chúng được xử lý nhiều hơn. Nhưng không phải là không có mặt tích cực. Khi bạn cần ảnh hơn chất lượng, bạn có thể chụp với mức ISO lên tới 102.400 trên Nikon D3S hay Canon EOS-1D Mark IV. Rõ ràng bạn sẽ thấy ngay nhiễu rất nhiều, nhưng với tiêu chí có ảnh còn hơn không thì số nhiễu này rõ ràng vẫn còn quá hợp lý so với một mức ISO "khủng" như vậy.
Vậy ISO nào là tốt nhất?
Trong khi các nhà sản xuất vẫn "ém nhẹm" thông tin về ISO nội tại, tốt nhất người dùng tự thử nghiệm mức ISO nào là lý tưởng (gần với ISO nội tại nhất) trên máy của mình. Tất nhiên,cũng đừng vì thế mà ham chụp đúng ISO nội tại trong những điều kiện thiếu sáng để kết quả là một hình ảnh mịn nhưng lại mờ do tốc độ quá thấp.
Nếu mốn thử xem độ nhiễu trên các mức ISO của máy mình ra sao, có thể dùng cách chụp ảnh với nhiều mức ISO khác nhau nhưng không mở nắp ống kính. Hình ảnh thu được, mặc dù đều tối đen nhưng khi bạn mở trong Photoshop, tăng tỷ lệ phóng đại lên 100%, sử dụng tính năng Auto Contrast, bạn sẽ hình dung được nhiễu xuất hiện như thế nào trên từng hình ảnh khi so sánh những kết quả này.
Nếu DSLR của bạn có cả chức năng quay video, hãy thử nghiệm cả với tính năng này nữa bởi lẽ mức ISO lý tưởng cho video có thể không giống mức lý tưởng cho ảnh.
Nhưng đây cũng không phải là thử nghiệm duy nhất. Một khi đã biết được mức ISO tối ưu cho máy ảnh của mình xét về mức độ sinh nhiễu, bạn phải chụp cảnh thật cũng với nhiều mức ISO khác nhau để so sánh với kết quả chụp trong phòng, bởi lẽ ở cảnh thật độ nhiễu khó nhận biết hơn nhiều.
Tất nhiên là để có một bức ảnh đẹp, luôn phải tính đến điều kiện sáng tương quan kèm với ISO thôgn qua tốc độ, độ mở nữa. Đôi khi do hoàn cảnh, để có được một bức ảnh dùng được, bạn vẫn phải chụp với mức ISO thấp hoặc cao hơn ISO lý tưởng. Mức ISO của máy ảnh và của một bức ảnh được coi là tối ưu hay không, thực ra đều tùy thuộc vào con mắt đánh giá của chính người chụp nó.
 ( theo http://sohoa.vnexpress.net )

Tìm hiểu cảm biến máy ảnh số

Các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều sử dụng chip cảm quang, chứa hàng triệu pixel nhỏ bé để tái hiện thông tin về màu của một bức ảnh. Số lượng pixel càng lớn, ảnh có độ phân giải càng cao. Tuy nhiên, chất lượng ảnh (bao gồm độ nét, độ rộng của dải tương phản và độ bão hòa màu...) lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ống kính và cấu trúc cảm quang.
  
Khi nhấn nút chụp, ánh sáng sẽ đi qua hệ quang học phức tạp của ống kính và tạo ảnh trên bề mặt sensor. Quá trình phơi sáng (exposure) được thực hiện tại cảm biến cho đến khi cửa trập của máy ảnh đóng lại. Các điểm ảnh rất nhỏ trên cảm biến có một vùng đặc biệt để thu nhận ánh sáng gọi là "photosite". Tại đây, các lượng tử ánh sáng được "bẫy" và giữ lại. Khi quá trình phơi sáng kết thúc, photosite lập tức đóng và hệ thống mạch của sensor sẽ phân tích số lượng photon ánh sáng rơi vào "bẫy" quang học tí xíu này. Số lượng photon mà máy đếm được sẽ cho ra dữ liệu về cường độ sáng của từng kênh màu mà photosite thu nhận. Dữ liệu này tiếp tục được tập hợp để cho ra một ma trận điểm ảnh. Khả năng chính xác màu sắc mà sensor thu nhận được gọi là độ sâu màu. Chẳng hạn, ảnh có độ sâu màu 8 bit sẽ tái hiện được tối đa 255 màu.
Minh họa lượng tử ánh sáng và
Minh họa lượng tử ánh sáng và "bẫy" photosite. Ảnh: Cambridgeincolor.
"Bẫy" lượng tử có thể cùng lúc thu nhận các hạt ánh sáng với mức năng lượng khác nhau rơi vào. Tuy nhiên, hệ thống mạch hỗ trợ không thể phân biệt được "màu" của từng hạt riêng biệt. Kết quả, ta sẽ thu được một bức ảnh xám xịt với rất ít chi tiết nổi bật. Để tạo ra một bức ảnh màu hoàn chỉnh, mỗi "bẫy" được trang bị một màng lọc ngay phía trên. Các màng lọc sẽ chỉ cho ánh sáng có một màu nhất định đi qua. Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số hiện nay, bẫy được thiết kế để một trong ba màu cơ bản (đỏ, lục, lam) rơi vào. Hệ thống màng lọc màu này có tên gọi thông dụng là "dãy Bayer" (Bayer array).
Minh họa dãy Bayer trên sensor máy ảnh: Ảnh: Mellpc.
Minh họa dãy Bayer trên sensor máy ảnh: Ảnh: Mellpc.
Một dãy Bayer bao gồm những hàng có màu lục-đỏ và lục-lam xen kẽ nhau. Số lượng màng lọc lục lớn gấp đôi số màng lọc đỏ hoặc lam vì mắt người nhạy cảm với ánh sáng xanh lục hơn so với những màu còn lại. Mặt khác, một lượng lớn các điểm ảnh lục sẽ tạo ra hình ảnh có ít nhiễu và độ chi tiết cao hơn so với ảnh tạo bởi 3 màu cơ bản có mật độ ngang nhau. Điều này cũng lý giải tại sao nhiễu thường xuất hiện mạnh trên kênh đỏ và lam hơn là trên kênh lục.
Chú ý, không phải tất cả máy ảnh hiện nay đều sử dụng dãy Bayer để bẫy ánh sáng cho các photosite. Cảm biến Foveon trong model máy ảnh Sigma SD9 và SD9 có thể bẫy được tới 3 màu cho cùng một pixel. Các máy ảnh Sony còn có dãy màng lọc bắt được tới 4 màu: đỏ, lục, lam và xanh ngọc bíc.
Quá trình
Quá trình xử lý được thực hiện bằng cách kết hợp màu trong từng ô kích thước 2x2 chứa các giá trị đỏ, lục, lam. Máy sẽ kết hợp các ô 2x2 nằm gối lên nhau để tăng độ phân giải. Ảnh: Wikipedia.
Vì mắt người nhạy cảm với ba vùng quang phổ gần tương ứng với màu đỏ, lục, lam, nên chỉ cần dùng ba nguồn sáng này để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc trong tự nhiên. Như vậy, quá trình xử lý để tạo ra một bức ảnh được thực hiện bằng cách kết hợp màu trong ô kích thước 2x2 chứa các giá trị đỏ, lục, lam gần nhau nhất. Quá trình này sẽ tiếp diễn với ô kích thước 2x2 kế tiếp. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến số điểm ảnh theo mỗi chiều sẽ giảm đi một nửa. Biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất là máy sẽ kết hợp các ô 2x2 nằm gối lên nhau để tăng độ phân giải. Quá trình này cũng giúp tăng luôn tương phản và tăng sự mượt mà cho dải màu trên ảnh.
Lưu ý, máy sẽ cắt bỏ giá trị màu của hàng và cột ngoài cùng trên cảm biến vì các hàng và ô này không nằm gối lên nhau. Pixel thừa gọi là điểm ảnh không hiệu dụng, mặc dù chúng vẫn có ích trong quá trình xử lý. Một số thuật toán khác cũng được sử dụng để tạo ra hình ảnh với độ phân giải và chất lượng cao hơn nhiều mà lại ít gây ra nhiễu. Các vi xử lý cũng được tích hợp công nghệ loại bỏ các chi tiết giả nhằm cho ra bức ảnh với khả năng tái hiện chân thực nhất.
Minh họa một microlens với tác dụng hất phần ánh sáng bị bỏ rơi vào photosite. Ảnh: Digitalmedia.
Trên thực tế, cácphotosite không nằm sát cạnh nhau. Chúng chỉ chiếm khoảng nửa diện tích của cảm biến vì còn phải nhường chỗ cho các thiết bị vi điện tử khác. Điều này sẽ dẫn đến việc có rất nhiều lượng tử ánh sáng bị "bỏ rơi" do không được bẫy vào photosite. Các nhà chế tạo đã khắc phục hạn chế này bằng cách tăng độ lớn của mỗi photosite để chúng có thể thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời thiết kế một thấu kính nằm phủ phía trên photosite gọi là microlens. Các microlens này có nhiệm vụ hất những lượng tử ánh sáng bị bỏ rơi vào đúng chỗ của chúng trên photosite. Một sensor được thiết kế tốt với các microlen đặt chuẩn xác có thể cải thiện tốt màu sắc, độ sáng cũng như giảm tối đa nhiễu cho ảnh. Những nhà sản xuất chip cảm quang hàng đầu, như Canon hay Sony, đã biết cách tận dụng những cải tiến trong việc chế tạo microlens để giảm hoặc hạn chế noise mặc dù các photosite đã bị ép nhỏ tới mức "kinh hoàng" để tăng thêm độ phân giải cho máy ảnh.
Thiết lập các thông số của máy ảnh số

Ngoại trừ một vài thông số thông dụng có các nút chỉnh riêng còn các thông số khác khi muốn chỉnh phải truy cập vào Menu hay Function.
Sau đây là cách thiết lập các thông số cơ bản:
  • Focus (lấy nét): Chức năng điều chỉnh độ rõ cho ảnh chụp.
  • Auto Focus (AF): Lấy nét (tiêu cự) tự động với Multi AF (nhiều điểm trên ảnh) và Center hoặc Spot AF (điểm chính giữa ảnh, hoặc có thể tự chọn).
  • Manual Focus: Chỉnh nét bằng tay, dùng trong trường hợp lấy nét tự động không được hoặc không chính xác.
  • Focus mode: Chế độ lấy nét với Continuous AF (lấy nét liên tục kể cả khi không chụp) và Single AF (chỉ lấy nét khi chụp).
  • Metering Mode: Chế độ đo sáng, giúp cho máy ảnh nhận biết độ sáng của ảnh. Thông thường máy ảnh số có nhiều kiểu đo sáng để phù hợp với từng kiểu chụp.
 Evaluative: Lấy giá trị sáng trung bình toàn ảnh.
 Center-Weighted: Lấy giá trị sáng của toàn ảnh nhưng nhấn mạnh ở phần chính giữa (trọng tâm) của ảnh.
 Spot: Lấy giá trị sáng của một điểm duy nhất trong ảnh.
  •  Exposure : Độ phơi sáng của ảnh, do cơ chế tự động cân bằng độ phơi sáng của máy ảnh nên đôi lúc độ phơi sáng sẽ không thể chính xác với các trường hợp đặc biệt (hậu cảnh quá tối hoặc quá sáng). Khi đó cần thiết lập thông số này để can thiệp vào mức độ tối hoặc sáng của ảnh (0 là bình thường, giá trị - là giảm sáng, giá trị + là tăng sáng).
  • White Balance: Cân bằng trắng, thông số giúp máy ảnh nhận biết các nguồn sáng để cho ra đúng màu trắng trong cảnh chụp.
 Auto White Balance: Tự động cân bằng trắng, thường chính xác trong đa số trường hợp.
 Daylight: Ánh sáng mặt trời.
 Cloudy: Ánh sáng trong bóng râm.
 Tungsten: Ánh sáng của đèn sợi tóc (đèn tròn).
 Fluorescent: Ánh sáng đèn Neon thường.
 Fluorescent H: Ánh sáng trắng của đèn Neon.
 Custom: Tự chỉnh cân bằng trắng.
  • Flash: Đèn chớp sáng hỗ trợ chụp trong điều kiện thiếu sáng, với các chế độ:
 Flash Off: Không sử dụng Flash.
 Flash On: Sử dụng Flash.
 Flash Auto: Tự động Flash khi cần thiết.
 Red-eye: Giúp giảm hiện tượng bị mắt đỏ khi chụp ban đêm với đèn Flash.
 Flash Output: Điều chình ánh sáng Flash mạnh hay yếu.
  • ISO: Thông số độ nhạy sáng, thông số càng cao thì ảnh càng sáng. ISO giúp tăng sáng trong các trường hợp chụp ở nơi thiếu sáng mà không thể sử dụng Flash hay chụp ở tốc độ cao. Lưu ý nếu chỉnh thông ISO càng cao thì ảnh sẽ càng bị nhiễu hạt, trong trường hợp này có thể sử dụng chức năng Noise Reduction để giúp giảm nhiễu hạt cho ảnh.
  • Resolution: Độ phân giải của ảnh, thông số này sẽ quyết định đến kích thước của ảnh với các mức:
  • Small (VGA, 1MP): Độ phân giải thấp, ảnh thường chỉ được dùng để xem trên màn hình vi tính.
  • Medium (2MP, 3MP,...): Độ phân giải trung bình, dùng khi in ảnh có kích thước thông thường (10x15cm, 13x18cm,...).
  • Large (5MP, 6MP,...): Độ phân giải cao, dùng khi in ảnh có kích thước lớn (20x30cm hoặc hơn). 
  • Quality & Compression: Chất lượng và độ nén ảnh, độ nén càng cao thì chất lượng ảnh sẽ càng giảm. Thông thường có 3 cấp độ:
 Normal: Ảnh có chất lượng trung bình và dung lượng nhỏ, sẽ chụp được nhiều ảnh.
 Fine: Ảnh có chất lượng tốt và dung lượng lớn hơn Normal, đây là thông số thông dụng.
 Super Fine: Ảnh có chất lượng cao và dung lượng cũng lớn nhất, dùng thông số này khi muốn ảnh có chất lượng cao.
Tìm hiểu về định dạng ảnh RAW

Theo cách hiểu đơn giản, RAW là một mớ dữ liệu "thô" được máy ảnh "trộn" lên. Không như định dạng JPEG, ảnh RAW không được chỉnh nét hay tông màu ngay trên ảnh. Vì vậy, quá trình xử lý hậu kỳ phức tạp trên máy tính, như chỉnh màu và phơi sáng với định dạng này trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bên cạnh đó, file RAW giữ lại nhiều dữ liệu ở vùng sáng/tối giúp dễ dàng khôi phục lại chi tiết.
 
   Quá trình xử lý ảnh RAW. Ảnh: Letsgodigital.
 
Ảnh RAW thường được đánh giá cao hơn, nhưng định dạng này chỉ giới hạn cho dòng máy ngắm chụp cao cấp và DSLR. Tuy vậy, hầu hết máy ảnh, kể cả dòng DSLR, đều không thể chụp liên tiếp tốc độ cao trong thời gian dài khi ghi dưới    định dạng RAW. Lý do là bộ nhớ đệm của máy có giới hạn và bị "đầy" nhanh hơn so  với khi ghi dưới định dạng JPEG.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về định dạng ảnh này.
  
1. Khởi động chức năng ghi định dạng RAW trên máy.
Người chụp nên đặt trên menu tùy chọn nhanh một yêu cầu cho phép chuyển đổi giữa ghi định dạng RAW hay JPEG. Một số dòng máy cũng cho phép ghi đồng thời RAW và JPEG, tuy nhiên sẽ tốn bộ nhớ hơn, vì vậy hãy dùng thiết bị lưu trữ dung lượng lớn khi muốn chụp đồng thời RAW và JPEG.
Một số máy ảnh có khả năng ghi định dạng sRAW có dung lượng nhỏ hơn định dạng RAW chuẩn. Định dạng này hữu dụng khi người chụp chỉ mang thẻ nhớ dung lượng nhỏ, nhưng chú ý là độ phân giải ảnh thấp hơn nên không thể xuất ảnh in cỡ lớn được.
 
 
 
 
2. Các định dạng RAW khác nhau.
  
Canon
.CRW .CR2
Nikon
.NEF .NRW
Sony
.ARW .SRF .SR2
Pentax
.PTX .PEF
Olympus
.ORF
Hasselblad
.3FR
Leica
.RAW .RWL .DNG
Không phải tất cả ảnh RAW đều có chung định dạng file mở rộng. Máy ảnh của Canon thường xuất file .CRW hoặc .CR2, trong khi máy của Nikon xuất file .NEF. Người chụp sẽ cần các phần mềm khác nhau để mở các định dạng này. Chúng thường được cung cấp trong đĩa CD đi kèm khi mua máy.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hình ảnh đã và đang thúc đẩy các hãng sản xuất máy ảnh chuẩn hóa lại định dạng file RAW của mình. Định dạng .DNG (digital negative, có thể hiểu là "âm bản số") của Adobe đi đầu trong việc này, nhưng đến nay hầu hết các hãng đều chưa chấp nhận.
 
  
 
 
Ảnh của tác giả Đặng Trung Tú.
 
3. Phần mềm xử lý định dạng RAW.
Ngày nay, khi mua máy ảnh số, nhà sản xuất thường cung cấp kèm một đĩa CD phần mềm xem và chỉnh sửa hình ảnh. Nếu máy cho phép ghi file RAW, phần mềm đi kèm cần cho phép xem, chỉnh sửa và xử lý ảnh RAW. Nhưng phần mềm của hãng nào chỉ chỉnh sửa được định dạng RAW của hãng đó. Tuy vậy, vẫn có phần mềm của hãng thứ ba, ví dụ Lightroom của Adobe, có thể xử lý các định dạng RAW khác nhau, mặc dù phải mua riêng và có thể đắt.
4. 'Nghịch' RAW.
Hầu hết các phần mềm xử lý ảnh RAW đều có cả "tấn" thứ có thể thực hiện với hình chụp. Phía bên phải trên giao diện phần mềm là các bảng công cụ để thực hiện các thao tác chỉnh sửa cơ bản, như bù sáng hay chỉnh tông màu. Hãy điều khiển theo nhiều cách khác nhau và xem các loại hiệu ứng thể hiện trên ảnh thế nào.
Khi đã xử lý ảnh xong, hãy chuyển về định dạng JPEG nếu muốn tải lên các trình duyệt chia sẻ hình ảnh như Flickr. Nên nhớ là đừng lưu lại các chỉnh sửa đã thực hiện trên file RAW vì chúng sẽ thay đổi vĩnh viễn file RAW gốc. Hãy giữ file gốc lại.
 
5. Lưu ảnh RAW.
Phải sao lưu file RAW vào ổ cứng ngoài hoặc DVD. Bản lưu sẽ luôn an toàn khi vì có thể trong tương lai còn cần đến chúng. Hãy nghĩ định dạng file RAW như là phim âm bản 35mm, khi cất và bảo quản đúng cách, vẫn có thể sử dụng lại nhiều lần.
 
Tác giả bài viết: Lê Phương

Nguồn tin: sohoa.net

Xóa phông và khống chế độ nét. 30 phút làm chủ máy DSLR

Xóa phông và khống chế độ nét


Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng xoá phông:

+ Khoảng cách

+ Tiêu cự

+ Độ mở ống kính


1- Khoảng cách:

Có một nguyên tắc như sau:

- Hậu cảnh càng xa vật, xoá phông càng tốt và ngược lại - Khoảng cách (từ máy tới chủ thể) càng gần, xoá phông càng tốt Nếu có thể, ta tiến sát vật hay chụp một phần vật, đây là yếu tố “xoá” tốt nhất.


2- Tiêu cự:

Định nghĩa tiêu cự là:

khoảng cách từ film (sensor) đến điểm giữa của ống kính.

Tiêu cự xoá tốt nhất bình thường xếp theo thứ tự là ...135mm>100mm>85mm>50mm>35mm>24mm>… Có nghĩa 135mm xóa tốt nhất (cho trường nét mỏng) và 24mm sẽ xóa "yếu" nhất (cho trường nét sâu)


3- Khẩu độ(độ mở ống kính):

- Khẩu độ càng lớn (f=1.2, 1.4, 1.8, 2.0…) xoá phông càng tốt và ngược lại

- Khẩu độ càng nhỏ (f=32, 22, 16, 11…) xoá phông càng kém do độ nét rất sâu Nếu cùng khẩu độ, cùng tiêu cự thì lens fix xoá tốt hơn lenszoom rất nhiều.


4- Một số vấn đề khác:

* Một chiếc zoom lens rất rẻ tiền như 18-55mm cũng hoàn toàn có thể xoá phông tốt nếu biết vận dụng những yếu tố trên đây:

- Zoom vào 55mm thay vì 18mm hay 24mm…

- Mở rộng nhất f=5.6 (vì lens này chỉ mở được 5.6 ở 55mm)

- Chọn khoảng cách chụp gần vật nhất

- Chọn hậu cảnh xa vật chụp nhất

* Xoá bằng khẩu độ là an toàn nhất, tránh rung

* Xoá bằng tiêu cự là xoá đẹp nhất với bohker tròn trịa ảnh nổi khối

* Xoá bằng khẩu độ kết hợp khoảng cách làm vật nổi bật trên hậu cảnh nhưng rất dễ mất nét vì khoảng rõ nét rất ngắn.

                                                                            ***

                                         =============================================================


                                                                             Làm chủ máy ảnh DSLR chỉ sau 30 phút


Với giá thành ngày càng rẻ, các hãng ra đời liên tiếp nhiều Model DSLR với giá thành không cao hơn so với dòng PnS là mấy. Do đó số người dùng DSLR ngày càng nhiều. Thường tâm lí người mới cầm máy sẽ rất thiếu tự tin khi chưa làm chủ được máy. Xin chia sẻ những kinh nghiệm làm chủ DSLR chỉ sau 30 phút training ngắn ngủi. Điều đó tưởng chừng như hoang tưởng nhưng lại hoàn toàn là sự thật.


Tuân thủ theo những lưu ý sau:

1- Chọn chế độ thích hợp trên đĩa chức năng:

Nên dùng P (lập trình tự động không đèn flash) trong thời gian đầu hoặc khi muốn chụp nhanh.

Ở chế độ P khác hoàn toàn với chế độ AUTO (full auto) vì AUTO không hiệu chỉnh được iso, cân bằng trắng...

Dùng chế độ A ( tự động tốc độ):

Ở chế độ này, khẩu độ được chọn thích hợp chủ đề chụp, tốc độ sẽ tự động theo nguồn sáng:

ví dụ: f= 11, 16 nếu chụp phong cảnh. f= 3.5, 4.5, 5.6 nếu chụp chân dung...


2- Hiệu chỉnh thích hợp độ nhạy sáng trên máy:

Đơn vị độ nhạy sáng trên máy ảnh là ISO~ASA, có các tham số: 50-100-200-400-800-1600-3200...

Với trời nắng: chọn ISO 100 Với trời râm chọn ISO 200 Với thời tiết xấu, trong bóng râm, trong cửa nhà: chọn ISO 400 Với phòng sáng, sân khấu có ánh sáng tốt...: dùng ISO 800 hay 1600. Cảnh đêm ngoài trời, ánh sáng yếu...: dùng ISO1600-3200


Một lưu ý căn bản là:

Theo dõi thông số tốc độ >>>Để đạt tốc độ an toàn theo lý thuyết là TỐC ĐỘ = TIÊU CỰ SỬ DỤNG

Ví dụ: Dùng 1 lens 85mm thì cần tốc độ an toàn là 1/85s ~ 1/60s trên máy.

Dùng 1 lens 35mm thì tốc độ an toàn là 1/35s ~ 1/30s trên máy

Dùng 1 lens 200mm thì tốc độ là 1/200s...

Với những ống kính chống rung hay những cách cầm máy thiện xạ, tốc độ lí thuyết chống rung thấp hơn 2-3 fstop.


3- Làm chủ chế độ đo sáng và bù trừ EV tốt để có những file hình đúng sáng:

Hình cần được kiểm soát trên LCD máy chụp mới là chính xác. Quan sát bối cảnh của ảnh chụp, nếu bối cảnh tối hơn chủ thể >>>>Dùng bù trừ hay chế độ đo sáng điểm.

Nếu bối cảnh có chênh lệch tương phản không đáng kể (cảnh ngoài trời, chủ thể là người gối cảnh cây cối, núi non, nhà cửa...) thì không dùng bù trừ sáng mà để ở ngưỡng 0.

Những tình huống ngược sáng hay chủ thể tối hơn hậu cảnh (vật sẫm trên nền sáng - trắng) thì thay cho áp dụng bù +EV (cộng EV) ta thay bằng việc bồi đèn flash (nếu có) sẽ hiệu quả hơn.


4- Chọn tư thế cầm máy chắc chắn, gọn gàng:

Nếu có chỗ dựa, điểm tì cần tranh thủ: tựa vào cây, tường nhà, góc bàn - ghế...để tư thế thêm vững chắc.

Cầm máy đúng tư thế, tay trái cầm đỡ trọng tâm máy (nơi tiếp xúc giữa máy và lens), tì sát máy vào trán.

Bấm 1/2 cò để máy canh nét xong và bấm tiếp để chụp: Không bấm giật cục 1 lần.


5- Bố cục ảnh gọn gàng, tự tin và làm chủ tình thế:

Luôn có bố cục ảnh gọn gàng, không thừa và thiếu.

Đặc biệt lưu ý đến hậu cảnh phía sau chủ thể.

Với các tình huống sự kiện nên làm chủ và đoán trước diễn biến để có vị trí đứng tốt.

Không bấm tràn lan gây tâm lý chán nản với những khung hình chưa ưng ý.

Chỉ nên chụp khi chủ động và khuôn hình đã được chọn đẹp nhất.

bị máy và dụng cụ đầy đủ, tránh những bất ngờ khi thiếu đồ dùng cũng là một yếu tố tâm lí tốt.

tin với thiết bị mình đang sử dụng:

Người mới làm quen máy hay bị yếu tố tâm lí, hay cho là thiết bị của mình chưa tốt nhưng thực ra vấn đề không nằm ở chỗ đó. Một chiếc ống kính rẻ tiền như 18-55mm trong điều kiện bình thường hoàn toàn có thể cho ra những tấm ảnh đẹp, ưng ý, không khác quá nhiều với những ống kính đắt tiền.

Vấn đề vẫn chỉ là tâm lý
 
Theo xomnhiepanh.

Độ sâu trường ảnh

Một ví dụ về độ sâu trường ảnh.
Theo Cambridgeincolour, DOF phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính (khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính.
DOF và vùng trung gian chứa các chấm mờ (circle of confusion). Ảnh: Cambridgeincolour.
DOF và vùng trung gian chứa các chấm mờ (circle of confusion). Ảnh: Cambridgeincolour.
Một ví dụ về bokeh trên ống kính Canon 85 mm f/1.8. Ảnh: Wiki.
Một ví dụ về bokeh trên ống kính Canon 85 mm f/1.8. Ảnh: Wiki.
Sự thực, mỗi ống kính chỉ có khả năng cho ảnh nét nhất tại một khoảng cách nhất định, sau đó, độ nét giảm dần về 2 biên. Tuy nhiên, hiện tượng mờ dần này khá nhỏ và có thể coi như "sắc nét" trong mắt người quan sát. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người có thể nhận ra gọi là "Circle of confusion". Một điểm thuộc vật không còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25 cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm tương đối nét.
Lưu ý rằng, độ sâu trường ảnh chỉ tác động đến kích thước tối đa của vòng tròn mờ mà không diễn tả được hiện tượng gì sẽ xảy ra với những vùng thuộc vật nằm ngoài khoảng lấy nét. Khu vực mờ này lần đầu tiên có tên gọi chính thức là "bokeh" vào năm 1997 trên tạp chí Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh số tháng 3, 4. Nguồn gốc của từ xuất phát từ phiên âm "bo-ke" trong tiếng Nhật nghĩa là mơ hồ, mù mịt.
 
 
Độ sâu trường ảnh (DOF) trong các trường hợp chỉnh khẩu độ của cùng một ống kính. Ảnh: Nikonians.
Hai bức ảnh chụp cùng một vùng không gian với độ sâu giống hệt nhau có thể cho bokeh khác hẳn nhau do hình dạng các lá khẩu ống kính quyết định. Trên thực tế, các chấm mờ "Circle of confusion" không thực sự là một hình tròn hoàn hảo mà là một đa giác đều có từ 5 đến 8 cạnh hoặc thậm chí lớn hơn, tương ứng với số lá thép đặt chéo lên nhau trong lòng ống kính. Số cạnh càng nhiều, chấm mờ càng đạt trạng thái gần tròn. Khi khẩu độ ống kính mở hết cỡ, các lá thép xoay hết ra phía rìa ống kính và các chấm đạt trạng thái tròn hoàn hảo.
 
Kiểm soát độ sâu trường ảnh
Độ mở và khoảng lấy nét là hai yếu tố quyết định độ mờ của hậu cảnh, tức là kích thước của chấm mờ ngoài vùng lấy nét xuất hiện trên cảm biến máy ảnh.

 

Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chẳng hạn, khi sử dụng ống Nikon 105mm f/2.8 AF Micro lắp lên thân máy crop như D300, tại khoảng cách lấy nét 0,4m thiết lập khẩu độ f/4, DOF chỉ mỏng không quá 2mm - bất kỳ sự dịch chuyển nào của thân máy trong quá trình chụp cũng khiến bức ảnh thu được bị mờ. Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop.
Ống kính góc rộng và tele
Trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Ảnh: Flickr.
Trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Ảnh: Flickr.
Nếu vật thể chiếm cùng một diện tích trên kính ngắm máy ảnh, nghĩa là hệ số phóng đại là như nhau đối với các ống kính góc rộng và tele thì độ sâu trường ảnh đối với các ống kính này là tương đồng. Nhìn chung, trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Bảng sau sẽ cho thấy độ sâu trường ảnh tại thiết lập f/4,0 trên thân máy Canon EOS 30D (crop 1.6X).
Ngay cả khi tổng độ sâu trường ảnh là cố định thì sự phân phối vùng ảnh tương đối nét phía trước và sau khoảng lấy nét chính vẫn thay đổi theo độ dài tiêu cự.
Ví dụ:

Chính sự phân bố độ nét không đều làm tăng thêm sự phức tạp của khái niệm DOF, vốn chỉ giúp người ta mường tượng ra tổng độ sâu vùng nét trong một bức ảnh. Bạn không cần quan tâm nhiều đến các số liệu trong bảng, tuy nhiên, cần nhớ trong đầu một quy tắc tương đối đơn giản: với cùng một giá trị khẩu độ, khi càng tăng tiêu cự lên cao, vùng ảnh nét càng thu hẹp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, các ống kính có tiêu cự càng nhỏ (tức góc càng rộng) thì vùng ảnh tương đối nét phía sau điểm cần lấy nét càng sâu, rất thích hợp trong nhiếp ảnh đời thường và phong cảnh. Với ống kính tele thì điều này ngược lại, vùng hậu cảnh phía sau đối tượng lấy nét trở nên cực kỳ mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi.
Độ sâu trường ảnh và độ sâu tiêu cự
Độ sâu tiêu cự khi chỉnh khẩu độ ống kính. Ảnh: Cambridgeincolour.
Độ sâu tiêu cự khi chỉnh khẩu độ ống kính. Ảnh: Cambridgeincolour.
Độ sâu tiêu cự (Depth of focus hay Focus spread) là một khái niệm có liên quan đến kích thước các chấm mờ. Khi vật thể đã được lấy nét, cảm biến hay phim vẫn có thể di chuyển trong một khoảng nhỏ cỡ millimet mà ảnh thu được của vật vẫn nét. Khoảng cách này được gọi là độ sâu tiêu cự. Khi khẩu càng khép chặt, các chùm sáng đến từ điểm và đi qua ống kính càng có xu hướng bị thu hẹp. Kết quả là kích thước các chấm mờ nhỏ lại và cảm biến có thể di chuyển một khoảng khá dài mà ảnh vẫn tạm coi là sắc nét. Khi đó, độ sâu tiêu cự rộng hơn. Trường hợp ngược lại, khẩu mở to sẽ khiến độ sâu tiêu cự hẹp đi.


Cần phân biệt khái niệm này với khái niệm độ sâu trường ảnh để tránh nhầm lẫn khi đọc các tài liệu sử dụng ống kính và thiết bị nhiếp ảnh.
Một số chú ý khác
 
Phần lớn ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó, thường trong khoảng f/8 hoặc f/11. Việc giảm khẩu độ tới tối đa có thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng và ISO cao. Ngoài ra, khẩu độ khép quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ. Điều này cũng lý giải tại sao kích thước lỗ sáng trong máy ảnh pinhole không thể chế tạo nhỏ hơn cỡ milimet.
 
Các tác phẩm macro và chân dung thường đòi hỏi sự hoàn hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả "xóa phông" trên ống kính. Cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị out nét hay thu được một mớ lổn nhổn đằng sau như trên các máy compact cảm biến nhỏ.
Trần Hạ - sohoa.net

Giới thiệu về cân bằng trắng

Khi chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay, một trong số những chức năng của máy ảnh mà bạn có thể tinh chỉnh là cân bằng trắng. Nếu bạn đã từng phát hiện màu sắc trong các bức ảnh của mình có vẻ hơi sai lệch, thì đó có thể là do cân bằng trắng chưa được chỉnh đúng.
 
Nhiệt độ Màu
    
Các nguồn ánh sáng khác nhau sẽ đem đến màu sắc hay nhiệt độ khác nhau. Ví dụ, ảnh chụp dưới ánh đèn huỳnh quang sẽ có ánh màu lục trong khi màu của các bóng đèn trong nhà bạn (gọi là đèn dây tóc) sẽ có ánh màu vàng. Mắt của chúng ta có thể ngay lập tức phân biệt được các nguồn ánh sáng khác nhau và thường xuyên tự điều tiết để đảm bảo sự đồng nhất của các màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào làn da của mình dưới ánh sáng mặt trời và trong phòng kín dưới ánh đèn huỳnh quang, màu da của bạn vẫn giống nhau. Tuy nhiên, máy ảnh không thông minh như mắt của chúng ta - một bức ảnh được chụp trong nhà với cùng nguồn sáng huỳnh quang đó sẽ khiến da bạn trông có vẻ màu lục, trừ khi bạn giúp máy ảnh hiểu thông tin được thu vào cảm biến.
 
Màu được ghi chép theo thang độ Kelvin (độ K) và có phạm vi từ 10.000K của màu bầu trời trong xanh đến 2.500K của màu hoàng hôn. Màu thứ nhất được xem như rất lạnh, trong khi màu thứ hai được xem như rất nóng. Trong cuốn sách điện tử Photo Nuts & Bolts của mình, tác giả Darren Rowse đã đưa ra nhận định thú vị về màu sắc: “Màu sắc không thật sự tồn tại. Trên thực tế, nó chỉ là tưởng tượng nhân tạo của bộ não khi nổ lực diễn giải thế giới mà mắt chúng ta nhìn thấy”. Cho dù những chiếc máy ảnh có tinh vi và sử dụng công nghệ cao đến mức nào, thì chúng cũng sẽ không thông minh bằng bộ não của bạn.
 
Cloudy (Nhiều mây)
 
Những ngày nhiều mây cho ánh sáng lạnh và có thể hơi ngả sang màu xanh. Thiết lập cân bằng trắng là “Cloudy” sẽ giúp sưởi ấm bức ảnh với một nhiệt độ màu nóng hơn. Đôi khi, tôi thích sử dụng thiết lập này ngay cả khi trời không có nhiều mây để tăng thêm vẻ ấm áp cho bức ảnh.
Daylight (Ánh nắng) 
 
Những ngày nắng với bầu tời trong xanh mang lại ánh sáng và nhiệt độ màu nóng. Thiết lập cân bằng trắng này sẽ tính đến điều đó và làm mát ánh sáng để bức ảnh trông giống như mắt chúng ta nhìn thấy.
 
Fluorescent (Huỳnh quang)
Ánh sáng huỳnh quang rất lạnh và có ánh màu lục. Đây là thiết lập quan trọng sử dụng khi chụp dưới ánh đèn huỳnh quang nhằm làm ấm hơn cho màu sắc của bức ảnh.
 
Tungsten (Đèn dây tóc)
Các bóng đèn tròn trong nhà bạn toả ra thứ ánh sáng gọi là ánh sáng đốt nóng. Theo nhiệt độ màu, đây là ánh sáng nóng. Sử dụng thiết lập cân bằng trắng này sẽ làm mát ánh sáng xuống ở nhiệt độ bình thường.
Shade (Bóng râm)
 
Thiết lập này khá giống thiết lập “Cloudy” (nhiều mây) và sẽ sưởi ấm ánh sáng màu lạnh không tự nhiên do bóng râm tạo ra. Bạn có thể kiểm chứng điều này với nhiệt độ màu của bóng râm trên thang Kelvin.
Flash (Đèn flash)
 
Khi sử dụng nguồn sáng bổ sung từ đèn flash tích hợp hoặc đèn flash ngoại vi, vô tình nguồn sáng này đã làm tăng độ lạnh của ánh sáng. Khi đó, bạn có thể sử dụng thiết lập cân bằng trắng để trả lại vẻ ấm áp cho bức ảnh.
Nguyên lý Hoạt động của Cân bằng Trắng
Khi chụp ảnh dưới những ánh sáng có nhiệt độ khác nhau, bạn có thể cho máy ảnh biết nhiệt độ màu mà bạn mong muốn bằng cách chọn kịch bản cân bằng trắng thích hợp từ menu chỉnh tay. Cân bằng trắng là quá trình loại bỏ các ánh màu không có thật khỏi các bức ảnh và quá trình này có thể được thực hiện ngay trong máy ảnh hoặc trên phần mềm biên tập ảnh. Khi thiết lập cân bằng trắng cho máy ảnh bằng chế độ chỉnh tay, chúng ta cho máy ảnh biết màu nào sẽ được xem là màu trắng trong bức ảnh. Từ đó, máy ảnh có thể tính toán nhiệt độ màu hiện tại và điều chỉnh tất cả màu sắc theo màu được xem là trắng trong khung cảnh. Một số nhiếp ảnh gia sử dụng các phụ kiện như thẻ nhớ nơi mà đối tượng cần chụp có thể xuất hiện trong ảnh chụp thử. Bạn có thể sử dụng thẻ màu với thiết lập cân bằng trắng tuỳ chọn của máy ảnh DSLR, bằng cách chụp ảnh tấm thẻ để thiết lập cân bằng trắng thủ công cho bức ảnh của mình. Một cách khác, bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm soát chính xác nhiệt độ màu trong bức ảnh sau khi chụp bằng cách nhấp chuột lên các màu trên tấm thẻ để so sánh.
Chụp ảnh theo định dạng RAW (ảnh thô)
Một trong nhiều lợi điểm của việc chụp ảnh theo định dạng RAW là nếu bạn muốn hiệu chỉnh hoặc thử nghiệm các nhiệt độ màu, bạn có thể sử dụng một chương trình như Lightroom hoặc Photoshop để thay đổi các giá trị này ngay cả sau khi bức ảnh đã được chụp. Ví dụ, trong Light-room, bạn dễ dàng thử nghiệm các nhiệt độ màu và thiết lập cân bằng trắng khác bằng menu sổ xuống và một thanh trượt.
Biết cách thiết lập cân bằng trắng là một phần quan trọng trong việc học cách chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay và kiểm soát tốt hơn ảnh chụp của mình. Tất cả các máy ảnh Canon đều được trang bị chế độ cân bằng trắng tự động (AWB) rất hữu hiệu có thể tính toán chính xác nhiệt độ màu. Các cảm biến khác nhau, CMOS hoặc CCD, thực hiện việc này khác nhau thông qua các phương trình toán học và khoa học rất phức tạp. Hiểu được màu sắc của ánh sáng xung quanh sẽ tạo thuận lợi cho bạn khi muốn kiểm soát nhiều hơn hoặc sáng tạo hơn trong việc chụp ảnh kỹ thuật số.
Mẹo nhỏ: Nét Nghệ Thuật
Ngay cả khi mới bắt đầu cầm máy, bạn vẫn có thể tìm được nét nghệ thuật từ việc thử nghiệm các thiết lập khác nhau ngoài những kịch bản được đề nghị. Ví dụ, chụp ảnh một cậu bé trong một ngày nắng đẹp với thiết lập “Shade” (bóng râm) để tăng thêm vẻ ấm áp có thể đem lại cho bức ảnh cảm xúc của mùa thu và buổi hoàng hôn. Ngoài ra, hãy đọc phần hướng dẫn chụp ảnh theo định dạng RAW của chúng tôi để thu được nhiều hiệu quả hơn nữa từ cân bằng trắng.
Bài viết của Elizabeth Halford
Glacier Cake Studios - Hocvieneos
Nguyên lý và ứng dụng của ống kính tilt-shift

Ảnh chụp bằng máy Canon 5D, ống kính TS-E 24mm f/3.5L. Ảnh: Luminous Lanscape.
Ảnh chụp bằng máy Canon 5D, ống kính TS-E 24mm f/3.5L.

Ảnh: Luminous Lanscape.
Đôi khi bạn xem một bức hình rất bình thường, nhưng nếu thử chụp trong một bối cảnh tương tự thì lại cảm thấy bối cảnh trong hình bị nghiêng ngả, hoặc bạn không điều khiển được khu vực nét/mờ giống như ảnh mẫu. Ban đầu bạn sẽ nghĩ có thể tác giả đã chỉnh bằng Photoshop, nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp, những bức ảnh có hiệu ứng đặc biệt là do thiết kế của ống kính tilt-shift tạo ra. Các chính sửa hậu kỳ có thể giả lập tương tự, nhưng chất lượng hình ít nhiều bị ảnh hưởng.
Từ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhà khoa học người Đức Scheimpflug đã đưa ra nguyên lý Scheimpflug và được áp dụng rộng rãi cho các máy view camera, và sau đó là medium format rồi tới các ống kính của máy SLR, DSLR, giúp chụp được một số bối cảnh mà có thể coi là bất khả thi đối với các ống kính thông thường. Các ống kính tilt-shift đã thừa hưởng nguyên lý đó từ các máy view camera.
Nói một cách đơn giản:
Hình trên chụp với ống tilt-shift, hình dưới chụp thông thường.
Hình trên chụp với ống tilt-shift, hình dưới chụp thông thường.
Khi dịch chuyển mặt phẳng ống kính tịnh tiến lên xuống hoặc sang hai bên (shift), không còn chính diện với cảm quang (hoặc phim) thì phối cảnh sẽ thay đổi. Điều này rất có lợi khi chụp nhà cửa, nội thất, giúp không bị nghiêng ngả méo mó.
Hình ở trên với phối cảnh chuẩn, rõ ràng là trông bắt mắt hơn hình ở dưới với cách chụp thông thường.
Hình minh họa số 3.
Hình minh họa số 3.
Khi xoay nghiêng ống kính (tilt) sao cho không còn song song với mặt phẳng của cảm quang (hoặc phim) thì khu vực ảnh rõ cũng sẽ không còn song song với máy ảnh nữa, mà nằm nghiêng và có dạng hình chêm (khu vực màu xanh dương ở hình minh họa 3 ở trên) và như vậy có khả năng lấy nét được các chủ thể từ gần thậm chí tới vô cực mà không cần phải đóng khẩu thật nhỏ. Hoặc lựa chọn khu vực nét khá nhỏ không khi các khu vực khác lại mờ nhòe một cách rất lạ.
Hình chụp giả lập thu nhỏ bằng ống titl-shift.
Hình chụp giả lập thu nhỏ bằng ống titl-shift.
Ứng dụng chính của ống kính tilt-shift là chụp kiến trúc, nội thất và chụp nét sâu. Một vài ứng dụng khác là:
- Giả lập hình thu nhỏ (tuy chụp cảnh tự nhiên nhưng có cảm giác như mọi vật nhỏ như trong sa bàn, cũng là do khả năng lấy nét chọn lọc đặc biệt của tilt).
- Chụp gương phản chiếu nhưng không hề thấy máy ảnh trong đó (shift).
- Chụp panorama nhưng không phải xoay chuyển máy ảnh (bấm nhiều kiểu với ống kính shift)...
Chụp với ống tilt-shift – nét từ gần tới xa.
Những máy view camera và technical camera được thiết kế đặc biệt cho phép xoay chuyển dễ dàng vị trí ống kính (movement) mà không cần các ống kính chuyên biệt. Tuy nhiên với cấu tạo cố định, các máy SLR, DSLR cần phải có một vài ống kính chuyên tilt-shift (perspective control) để làm được điều này.
Vì các ứng dụng nói trên mà các ống kính tilt-shift tuy có giá vài nghìn USD, thao tác phức tạp, nhưng vẫn nằm trong danh mục thiết yếu của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như những tay máy tài tử muốn có những tấm hình đẹp.
Nguyễn Nhật Thanh - sohoa
Cảm biến 1.000 Megapixel nặng hơn 2 tấn

Cảm biến ảnh trên tàu Gaia có độ phân giải tới 1.000 Megapixel. Ảnh: ESA.
Cảm biến ảnh trên tàu Gaia có độ phân giải tới 1.000 Megapixel. Ảnh: Petapixel.
Trong năm 2013, cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (European Space Agency -ESA) sẽ ra mắt tàu vũ trụ Gaia để thực hiện các sứ mệnh khám phá và vẽ bản đồ các hành tinh khác trong không gian. Tàu vũ trụ này dự kiến sẽ phát hiện và chụp ảnh được khoảng 15.000 hành tinh.
Cảm biến ảnh được sử dụng bên trong Gaia có độ phân giải 1 Gigapixel là sự kết hợp của khoảng 106 cảm biến CCD riêng biệt đặt liền kề. Với cảm biến này, người chụp có thể đo được kích thước chính xác của một sợi tóc từ cách xa khoảng gần 1.000 km và từ mặt đất có thể phát hiện được cả hình ảnh một đồng xu trên mặt trăng.
Các nhà khoa học đang lắp đặt cảm biến. Ảnh: Petapixel.
Các nhà khoa học đang lắp đặt cảm biến. Ảnh: Petapixel.
Theo thông báo của ESA, cảm biến cùng bộ xử lý hình ảnh của nó có tổng trọng lượng lên tới 2.030 kg.
Trong suốt quãng thời gian hoạt động của mình trong 5 năm (từ năm 2013 đến 2018), tàu vũ trụ Gaia dự kiến sẽ chụp được trung bình mỗi ngày 250 chuẩn tinh, 30 sao lùn nâu, 10 ngôi sao với hành tinh quay xung quanh và 10 ngôi sao nổ tung trong các thiên hà khác. Công việc của Gaia là vẽ một bản đồ ba chiều trong không gian (tương tự Google Street View đối với Trái đất).
Hoài Anh - vnexpress
Xóa phông và khống chế độ nét. 30 phút làm chủ máy DSLR

Xóa phông và khống chế độ nét


Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng xoá phông:

+ Khoảng cách

+ Tiêu cự

+ Độ mở ống kính


1- Khoảng cách:

Có một nguyên tắc như sau:

- Hậu cảnh càng xa vật, xoá phông càng tốt và ngược lại - Khoảng cách (từ máy tới chủ thể) càng gần, xoá phông càng tốt Nếu có thể, ta tiến sát vật hay chụp một phần vật, đây là yếu tố “xoá” tốt nhất.


2- Tiêu cự:

Định nghĩa tiêu cự là:

khoảng cách từ film (sensor) đến điểm giữa của ống kính.

Tiêu cự xoá tốt nhất bình thường xếp theo thứ tự là ...135mm>100mm>85mm>50mm>35mm>24mm>… Có nghĩa 135mm xóa tốt nhất (cho trường nét mỏng) và 24mm sẽ xóa "yếu" nhất (cho trường nét sâu)


3- Khẩu độ(độ mở ống kính):

- Khẩu độ càng lớn (f=1.2, 1.4, 1.8, 2.0…) xoá phông càng tốt và ngược lại

- Khẩu độ càng nhỏ (f=32, 22, 16, 11…) xoá phông càng kém do độ nét rất sâu Nếu cùng khẩu độ, cùng tiêu cự thì lens fix xoá tốt hơn lenszoom rất nhiều.


4- Một số vấn đề khác:

* Một chiếc zoom lens rất rẻ tiền như 18-55mm cũng hoàn toàn có thể xoá phông tốt nếu biết vận dụng những yếu tố trên đây:

- Zoom vào 55mm thay vì 18mm hay 24mm…

- Mở rộng nhất f=5.6 (vì lens này chỉ mở được 5.6 ở 55mm)

- Chọn khoảng cách chụp gần vật nhất

- Chọn hậu cảnh xa vật chụp nhất

* Xoá bằng khẩu độ là an toàn nhất, tránh rung

* Xoá bằng tiêu cự là xoá đẹp nhất với bohker tròn trịa ảnh nổi khối

* Xoá bằng khẩu độ kết hợp khoảng cách làm vật nổi bật trên hậu cảnh nhưng rất dễ mất nét vì khoảng rõ nét rất ngắn.

                                                                            ***

                                         =============================================================


                                                                             Làm chủ máy ảnh DSLR chỉ sau 30 phút


Với giá thành ngày càng rẻ, các hãng ra đời liên tiếp nhiều Model DSLR với giá thành không cao hơn so với dòng PnS là mấy. Do đó số người dùng DSLR ngày càng nhiều. Thường tâm lí người mới cầm máy sẽ rất thiếu tự tin khi chưa làm chủ được máy. Xin chia sẻ những kinh nghiệm làm chủ DSLR chỉ sau 30 phút training ngắn ngủi. Điều đó tưởng chừng như hoang tưởng nhưng lại hoàn toàn là sự thật.


Tuân thủ theo những lưu ý sau:

1- Chọn chế độ thích hợp trên đĩa chức năng:

Nên dùng P (lập trình tự động không đèn flash) trong thời gian đầu hoặc khi muốn chụp nhanh.

Ở chế độ P khác hoàn toàn với chế độ AUTO (full auto) vì AUTO không hiệu chỉnh được iso, cân bằng trắng...

Dùng chế độ A ( tự động tốc độ):

Ở chế độ này, khẩu độ được chọn thích hợp chủ đề chụp, tốc độ sẽ tự động theo nguồn sáng:

ví dụ: f= 11, 16 nếu chụp phong cảnh. f= 3.5, 4.5, 5.6 nếu chụp chân dung...


2- Hiệu chỉnh thích hợp độ nhạy sáng trên máy:

Đơn vị độ nhạy sáng trên máy ảnh là ISO~ASA, có các tham số: 50-100-200-400-800-1600-3200...

Với trời nắng: chọn ISO 100 Với trời râm chọn ISO 200 Với thời tiết xấu, trong bóng râm, trong cửa nhà: chọn ISO 400 Với phòng sáng, sân khấu có ánh sáng tốt...: dùng ISO 800 hay 1600. Cảnh đêm ngoài trời, ánh sáng yếu...: dùng ISO1600-3200


Một lưu ý căn bản là:

Theo dõi thông số tốc độ >>>Để đạt tốc độ an toàn theo lý thuyết là TỐC ĐỘ = TIÊU CỰ SỬ DỤNG

Ví dụ: Dùng 1 lens 85mm thì cần tốc độ an toàn là 1/85s ~ 1/60s trên máy.

Dùng 1 lens 35mm thì tốc độ an toàn là 1/35s ~ 1/30s trên máy

Dùng 1 lens 200mm thì tốc độ là 1/200s...

Với những ống kính chống rung hay những cách cầm máy thiện xạ, tốc độ lí thuyết chống rung thấp hơn 2-3 fstop.


3- Làm chủ chế độ đo sáng và bù trừ EV tốt để có những file hình đúng sáng:

Hình cần được kiểm soát trên LCD máy chụp mới là chính xác. Quan sát bối cảnh của ảnh chụp, nếu bối cảnh tối hơn chủ thể >>>>Dùng bù trừ hay chế độ đo sáng điểm.

Nếu bối cảnh có chênh lệch tương phản không đáng kể (cảnh ngoài trời, chủ thể là người gối cảnh cây cối, núi non, nhà cửa...) thì không dùng bù trừ sáng mà để ở ngưỡng 0.

Những tình huống ngược sáng hay chủ thể tối hơn hậu cảnh (vật sẫm trên nền sáng - trắng) thì thay cho áp dụng bù +EV (cộng EV) ta thay bằng việc bồi đèn flash (nếu có) sẽ hiệu quả hơn.


4- Chọn tư thế cầm máy chắc chắn, gọn gàng:

Nếu có chỗ dựa, điểm tì cần tranh thủ: tựa vào cây, tường nhà, góc bàn - ghế...để tư thế thêm vững chắc.

Cầm máy đúng tư thế, tay trái cầm đỡ trọng tâm máy (nơi tiếp xúc giữa máy và lens), tì sát máy vào trán.

Bấm 1/2 cò để máy canh nét xong và bấm tiếp để chụp: Không bấm giật cục 1 lần.


5- Bố cục ảnh gọn gàng, tự tin và làm chủ tình thế:

Luôn có bố cục ảnh gọn gàng, không thừa và thiếu.

Đặc biệt lưu ý đến hậu cảnh phía sau chủ thể.

Với các tình huống sự kiện nên làm chủ và đoán trước diễn biến để có vị trí đứng tốt.

Không bấm tràn lan gây tâm lý chán nản với những khung hình chưa ưng ý.

Chỉ nên chụp khi chủ động và khuôn hình đã được chọn đẹp nhất.

bị máy và dụng cụ đầy đủ, tránh những bất ngờ khi thiếu đồ dùng cũng là một yếu tố tâm lí tốt.

tin với thiết bị mình đang sử dụng:

Người mới làm quen máy hay bị yếu tố tâm lí, hay cho là thiết bị của mình chưa tốt nhưng thực ra vấn đề không nằm ở chỗ đó. Một chiếc ống kính rẻ tiền như 18-55mm trong điều kiện bình thường hoàn toàn có thể cho ra những tấm ảnh đẹp, ưng ý, không khác quá nhiều với những ống kính đắt tiền.

Vấn đề vẫn chỉ là tâm lý
 
Theo xomnhiepanh.

Làm thế nào để chụp ảnh phong cảnh đẹp?

1. Tăng tối đa độ sâu trường ảnh
Đôi khi bạn muốn có thêm một chút sáng tạo hơn với độ sâu trường ảnh (Depth of Field -DOF) trong các bức ảnh chụp phong cảnh của bạn – cách giải quyết thông thường là bạn sẽ cố gắng sao cho có càng nhiều thứ trong bức ảnh của bạn được lấy nét thì càng tốt. Cách đơn giản nhất để làm điều này là lựa chọn một thiết lập độ mở ống kính nhỏ (chọn con số lớn, ví dụ f/16, để chọn khẩu độ nhỏ), bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn. (xem thêm Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh ).
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn tới được bộ cảm biến của máy ảnh, do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.
PS : Tất nhiên có những khi bạn có thể nhận được một số kết quả tuyệt vời với một DOF rất nông trong một bức ảnh phong cảnh. Hãy xem hiệu quả ánh sáng trong bức ảnh dưới đây.
chụp ảnh phong cảnh sao cho đẹp
Ảnh: Automatt
2. Sử dụng Tripod
Để có một tốc độ màn trập lâu hơn khi bạn cần bù sáng cho khẩu độ nhỏ, bạn sẽ cần phải tìm cách để đảm bảo máy ảnh của bạn là hoàn toàn yên tĩnh trong suốt thời gian phơi sáng. Trong thực tế, ngay cả khi bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập nhanh, việc sử dụng chân máy tripod luôn có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn nên xem xét sử dụng dây bấm hoặc thiết bị điều khiển không dây để thực hiện bấm máy từ xa, tăng thêm độ ổn định cho máy.
làm thế nào chụp ảnh phong cảnh đẹp
 Ảnh: hkvam
3. Hãy tìm một điểm nhấn cho ảnh
Tất cả các bức ảnh đều cần có một điểm thu hút người xem và ảnh phong cảnh cũng vậy.  Những ảnh phong cảnh mà không có điểm nhấn thì trông sẽ rất trống rỗng, và sẽ khiến người xem ảnh của bạn chỉ xem lướt qua ảnh mà không dừng lại, nghĩa là không có gì thu hút để họ xem kỹ bức ảnh của bạn.
Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ phong cảnh xung quanh, như một tòa nhà, một cái cây, một tảng đá, những gì mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem nên đặt đối tượng lấy nét đó của bạn ở đâu trong ảnh. Nên sử dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.
Ảnh: Darren Rowse
4. Suy nghĩ về tiền cảnh
Một yếu tố có thể giúp tạo sự khác biệt cho bức ảnh của bạn so với những bức ảnh khác, đó là tiền cảnh. Hãy suy nghĩ thật kỹ về tiền cảnh cho bức ảnh của bạn và đặt những điểm thú vị của tiền cảnh vào trong bức ảnh của bạn. Khi làm điều này, bạn sẽ cho người xem thấy một con đường đi vào bức ảnh của bạn, cũng như tạo một cảm giác có chiều sâu cho bức ảnh.
ảnh phong cảnh
Ảnh: OneEighteen
5. Hãy để ý đến bầu trời
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trong ảnh phong cảnh, đó là bầu trời.
Hầu hết các ảnh phong cảnh sẽ có một tiền cảnh hoặc một bầu trời chiếm lĩnh phần lớn bức ảnh. Nếu bức ảnh phong cảnh của bạn không có bầu trời hoặc tiền cảnh đẹp thì trông sẽ rất tẻ nhạt.
Nếu bầu trời nhạt nhẽo không có gì nổi bật, hãy đừng để nó choán chỗ quá nhiều trong bức ảnh của bạn. Hãy đặt đường chân trời ở phần 1/3 phía trên bức ảnh, tuy nhiên bạn cũng cần chắc chắn là tiền cảnh của bạn có gì đó thú vị. Nhưng nếu bầu trời có những màu sắc và những đám mây hình dáng độc đáo, hãy để nó lấp lánh trong ảnh bằng cách đặt đường chân trời xuống thấp hơn.
Bạn cũng nên xem xét việc tăng cường vẻ đẹp của bầu trời bằng phần mềm xử lý ảnh, hoặc sử dụng các kính lọc, ví dụ như kính lọc polarizing filter để tăng thêm màu sắc và độ tương phản cho ảnh.
chụp bầu trời
Ảnh: Christopher Crawford
6. Chụp các đường thẳng
Một trong những câu hỏi mà bạn hãy luôn tự hỏi mình khi chụp ảnh phong cảnh, đó là "mình sẽ làm thế nào để thu hút người xem đối với bức ảnh này?"
Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này (nhấn mạnh vào tiền cảnh hoặc bầu trời chẳng hạn), trong đó một trong những cách tốt nhất là cho người xem thấy những đường kẻ, những nét thẳng để dẫn họ vào trong bức ảnh.
Các đường thẳng, đường kẻ sẽ cho bức ảnh có chiều sâu, có bề rộng và có một điểm thú vị hấp dẫn mắt người xem và giúp mang lại những đường nét sáng tạo cho bức ảnh của bạn.
chụp đường thẳng
Ảnh: hkvam
7. Chụp chuyển động
Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất yên tĩnh, thanh bình và thụ động, tuy nhiên các cảnh quan thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị, khơi dậy tâm trạng cho người xem và tạo điểm nhấn thu hút người xem.
Các ví dụ về chuyển động: gió trên cây, sóng trên bãi biển, dòng nước chảy qua một thác nước, chim bay trên đầu, những đám mây di chuyển…
Chụp chuyển động thường đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn (đôi khi tới một vài giây). Tất nhiên điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ đánh vào cảm biến nhiều hơn và bạn sẽ cần phải giảm khẩu độ nhỏ lại, sử dụng một số bộ lọc hoặc thậm chí phải chụp vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày khi cường độ ánh sáng giảm đi.
chụp ảnh các chuyển động
Ảnh: Vladimir Antropov
8. Đừng bỏ qua các yếu tố thời tiết
Một cảnh vật có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thời tiết tại bất kỳ thời điểm nào. Kết quả là, chọn đúng thời điểm để chụp ảnh là thực sự quan trọng.
Nhiều người mới tập chụp ảnh khi nhìn thấy một ngày nắng đẹp thường nghĩ rằng đó là thời gian tốt nhất để đi ra ngoài với máy ảnh, tuy nhiên một ngày u ám, thậm chí có nhiều dấu hiệu sắp mưa có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt hơn để tạo ra những hình ảnh có tâm trạng và những sắc thái độc đáo. Hãy tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, những đám mây vần vũ, mặt trời chiếu xuyên qua bầu trời tối, cầu vồng, hoàng hôn và bình minh... và làm việc với các điều kiện thời tiết nhiều biến động ấy thay vì chỉ chờ đợi đến ngày nắng đẹp trời xanh.
chụp ảnh phong cảnh
Ảnh: 3amfromkyoto
9. Chọn "giờ vàng" để chụp
Rất nhiều nhà nhiếp ảnh cho biết kinh nghiệm của họ là không bao giờ chụp ảnh vào ban ngày, mà chỉ chụp lúc bình minh và hoàng hôn - bởi vì đó là khi ánh sáng tốt nhất và phong cảnh trở nên sống động.
Những giờ "vàng" này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có ánh vàng rất đẹp và phản chiếu vào ảnh rất lung linh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.
chụp ảnh giờ vàng
Ảnh: vô danh
10. Hãy suy nghĩ về các đường chân trời
Đây là một mẹo cũ nhưng tốt nhất. Trước khi bạn có chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy luôn xem xét đường chân trời theo hai cách.
Nó có thẳng không? Mặc dù bạn có thể chỉnh hình ảnh cho thẳng bằng xử lý hậu kỳ, nhưng tốt nhất hãy làm điều đó ngay từ lúc bạn chụp ảnh.
- Đặt đường chân trời ở đâu – một đường giao nhau giữa trời và đất thật tự nhiên để thể hiện chân trời chính là một trong các đường phân chia bức ảnh làm ba trong nguyên tắc 1/3, tức là đường 1/3 phía trên hoặc phía dưới, đừng để ở giữa bức ảnh. Tất nhiên quy tắc này vẫn có thể phá vỡ, nhưng trừ khi điều đó mang lại một tác dụng cực kỳ ấn tượng, còn thì nguyên tắc này luôn luôn đúng.
chụp đường chân trời
Ảnh: vô danh
11. Thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh
Bạn lái xe dọc theo địa hình để tìm cảnh chụp, đến khi thấy cảnh ưng ý là ra khỏi xe, lấy máy ảnh, bật nó lên, đi bộ đến một điểm nào đó, nâng máy ảnh lên mắt, xoay trái xoay phải một chút, phóng to thu nhỏ một chút, và chụp một vài bức ảnh, sau đó thì lại lên xe để đi tìm điểm chụp tiếp theo.
Chúng ta phần lớn đều làm như vậy khi đi chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên việc này khó mà có thể mang lại những bức ảnh bất ngờ mà ai cũng phải trầm trồ - mà đó mới là điều mà ta đang tìm kiếm.
Hãy chịu khó mất thêm một chút thời gian nữa cho các bức ảnh của bạn - đặc biệt là tìm kiếm một góc ảnh thú vị hơn. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm một vị trí khác để chụp, hay đi lang thang xuống các con đường, các lối mòn, thậm chí là những nơi chưa có lối đi, để tìm những góc chụp mới. Hãy thử tìm cách cúi xuống thấp hơn, hoặc đi lên phía cao hơn để tìm một điểm thuận lợi và chụp.
Khám phá môi trường và thử nghiệm với các điểm chụp khác nhau và bạn sẽ có thể tìm thấy một cái gì đó thật sự độc đáo.
chụp ảnh phong cảnh
 Ảnh: curious_spider
Vân Hà
Tự học chụp ảnh - Tốc độ cửa trập



Bên trong máy ảnh có một cơ chế cửa trập mở ra/đóng vào với tốc độ nhanh chậm khác nhau để điều chỉnh lượng sáng đi vào cảm biến. Tốc độ được coi là nhanh thường từ mức 1/125 giây hoặc hơn như 1/250 hay 1/500 giây. Tốc độ được coi là chậm từ mức 1/30 giây hoặc thấp hơn như 1/15 hay 1/8 giây. Tuy nhiên, các thông số nhanh chậm này không cố định mà còn phụ thuộc vào độ cầm máy chắc tay của người chụp.
Tốc độ nhanh.
Tốc độ nhanh cho phép đóng băng khoảnh khắc chuyển động, như trong ví dụ về các vận động viên bãi biển này. Ảnh: Shawn Low / Cnet.
Tốc độ nhanh cho phép đóng băng khoảnh khắc chuyển động, như trong ví dụ về các vận động viên bãi biển này. Ảnh: Shawn Low / Cnet.
Với đặc tính có thể đóng băng chuyển động, tốc độ nhanh rất hữu dụng trong việc chụp các vật thể chuyển động nhanh như ôtô đua hay vận động viên.
Với các vật thể chuyển động nhanh, nếu dùng tốc độ chậm để chụp (như ảnh trên) sẽ gây nên hiện tượng mờ ảnh do bị tác động bởi cả chuyển động nhanh của vật lẫn độ rung lắc do tay cầm máy gây nên. Ảnh: Ardelfin/Morgue
Với các vật thể chuyển động nhanh, nếu dùng tốc độ chậm để chụp (như ảnh trên) sẽ gây nên hiện tượng mờ ảnh do bị tác động bởi cả chuyển động nhanh của vật lẫn độ rung lắc do tay cầm máy gây nên. Ảnh: Ardelfin/MorgueFile.
Tốc độ cửa trập nhanh nghĩa là quá trình mở ra đóng vào của cửa trập nhanh hơn, ảnh sẽ không bị mờ do độ rung của tay bấm gây nên. Hầu hết máy ảnh du lịch hiện nay sẽ tự động tăng tốc độ chụp nếu ánh sáng nhiều (như chụp dưới ánh nắng). Tuy nhiên, vẫn có những cách có thể buộc máy ảnh tăng tốc độ chụp nhưng vấn đề này sẽ được bàn tới ở những bài sau. Ở bài này, người học chỉ cần nhớ tốc độ nhanh sẽ giúp đóng băng chuyển động và tránh cho ảnh khỏi bị mờ do độ rung của tay cầm máy.
Tốc độ chậm.
Tốc độ chậm được dùng cho ảnh chụp đêm. Tuy nhiên, nhớ mang thêm chân máy để tăng thêm độ vững chắc. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Tốc độ chậm được dùng cho ảnh chụp đêm. Tuy nhiên, nhớ mang thêm chân máy để tăng thêm độ vững chắc. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Tốc độ chụp chậm cho phép ánh sáng vào cảm biến nhiều hơn, vì thế nó thường được sử dụng để chụp ảnh trong những điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, máy ảnh luôn có xu hướng bị rung do tay cầm khi chụp ở tốc độ chậm khiến cho ảnh bị mờ, vì thế tốt nhất trong những trường hợp này là người chụp nên dùng chân máy.
Sử dụng tốc độ chụp chậm khiến cho dòng nước chảy trông mềm mại như lụa. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Sử dụng tốc độ chụp chậm khiến cho dòng nước chảy trông mềm mại như lụa. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Hình ảnh một dòng nước rõ nét có thể khiến bức ảnh trở nên nhàm chán. Các dòng sông hay thác nước (như ở bức ảnh trên) trông sẽ gợi cảm hơn nếu như được chụp bằng tốc độ chậm, tạo nên độ mờ ảo của hiệu ứng chuyển động chảy. Cách tốt nhất để tạo hiệu ứng này là sử dụng tốc độ chậm, độ mở nhỏ (f/11 tới f/22) và chân máy.
Tốc độ cửa trập hiển thị ở đâu?
Tốc độ cửa trập hiển thị ở đây là giá trị 1/13 giây. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Tốc độ cửa trập hiển thị ở đây là giá trị 1/13 giây. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Hầu hết máy ảnh du lịch không cho phép người chụp chỉnh tốc độ cửa trập, nhưng người chụp vẫn có thể xem giá trị thông số này khi bấm nhá lấy nét. Các thông số phơi sáng mà máy ảnh tính toán thường được hiển thị ở cạnh dưới của màn hình LCD.


Có thể thay đổi tốc độ cửa trập được không?
Như đã đề cập, hầu hết máy ảnh du lịch không cho phép chỉnh sửa tốc độ cửa trập. Tuy nhiên, ở các bài học sau về độ mở và ISO, bạn sẽ học cách chỉnh tốc độ cửa trập gián tiếp của việc điều chỉnh các thông số này.
Nguyễn Hà - sohoa.net
Tự học chụp ảnh - Tìm hiểu về máy ảnh

Máy ảnh số du lịch (dạng ngắm-chụp) ngày càng phổ biến với mức giá hầu như ai cũng có thể sở hữu một chiếc. Mặc dù đã được thiết kế tự động tối ưu để người dùng chỉ việc ngắm là chụp, đúng như tên gọi của sản phẩm, nhưng để có được những bức ảnh đẹp, một chút kiến thức về máy ảnh và nhiếp ảnh là điều cần thiết. Tạp chí công nghệ Cnet đã thiết kế một khóa học với những bài học ngắn gọn và dễ hiểu cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh, giúp họ có thể nhanh chóng nắm vững những vấn đề kỹ thuật cơ bản trong một thời gian ngắn ngủi.
Trước khi học về nhiếp ảnh, điều đầu tiên cần biết là hiểu máy ảnh của mình, hiểu chức năng của từng nút bấm, biết khi nào sử dụng chúng để có được bức hình mong muốn. Bài này sẽ chỉ trình bày những chức năng cơ bản nhất của một chiếc máy ảnh. Mỗi máy ảnh gồm 13 bộ phận chính. Nếu máy ảnh bạn đang sở hữu không có đủ hoặc có nhiều hơn 13 bộ phận này, bạn cần đọc thêm về chức năng của chúng trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình.
Máy ảnh compact có 13 bộ phận chính. Ảnh: Cnet.
Máy ảnh compact có 13 bộ phận chính. Ảnh: Cnet.
1. Đèn flash tích hợp trên thân máy giúp chiếu sáng đối tượng trong điều kiện chụp tối. Đèn có thể được cài đặt để chớp tự động (chỉ chớp khi cần thiết), chớp cưỡng bức (luôn chớp) hay tắt.
2. Đèn hỗ trợ lấy nét chỉ bật khi điều kiện ánh sáng môi trường chụp không đủ cho máy ảnh lấy nét. Một số máy ảnh cho phép bạn tắt tính năng này để tránh làm đối tượng mất tập trung.
3. Ống kính thu cảnh vật (ánh sáng) để hiển thị trên cảm biến. Một số ống kính máy ảnh được thiết kế dạng thò thụt khi bật/tắt máy, trong khi một số khác lại thiết kế ống kính trong lòng máy ảnh (không thò thụt ra ngoài).
Phần lớn màn hình LCD trên máy compact sẽ khoảng 2,5 tới 3,5 inch. Ảnh: Cnet.
Phần lớn màn hình LCD trên máy compact sẽ khoảng 2,5 tới 3,5 inch. Ảnh: Cnet.
4. Vòng chế độ cho phép chuyển đổi giữa các chế độ chụp khác nhau. Ngoài các chức năng mặc cảnh, hầu hết máy ảnh đều có chế độ P và chế độ A. Ở chế độ P (Program), máy sẽ tính toán các thông số phơi sáng, còn lại cho phép người chụp chỉnh một số thông số như đèn flash, ISO, cân bằng trắng. Còn chế độ A (Auto) là tự động hoàn toàn, máy sẽ lo tất cả các thông số liên quan, việc của người dùng chỉ là ngắm và bấm máy.
5. Màn hình LCD phía sau là nơi người chụp dùng để căn khung hình khi chụp cũng như xem lại ảnh vừa chụp. Có nhiều kích cỡ màn hình LCD khác nhau, từ 2,5 inch tới 3,5 inch tùy máy. Hầu hết thường có độ phân giải từ 230.000 điểm ảnh, nhưng ở một số máy ảnh cao cấp hơn, độ phân giải có thể lên đến 920.000 pixel. Màn LCD có thể cố định ở thân máy, có thể ở dạng lật xoay, hoặc có thể chỉ lật dùng trong các trường hợp chụp hất lên hoặc chúc xuống.
6. Phím điều hướng thường ở phía sau máy dùng để duyệt qua menu và các lựa chọn. Xung quanh sẽ có một nút hiển thị thông tin trên màn LCD (thường có tên DISPLAY) và nút xem lại hình vừa chụp (ký hiệu là hình tam giác). Các chức năng truy cập nhanh cũng được hiển thị bằng biểu tượng in trên nút điều hướng. Lưu ý, mỗi máy ảnh khác nhau sẽ có cách sắp xếp khác nhau.
Các nút chức năng ở rìa trên máy ảnh. Ảnh: Cnet.
Các nút chức năng ở rìa trên máy ảnh. Ảnh: Cnet.
7. Nút chụp ảnh có hai chức năng là lấy nét và chụp. Nếu bạn nháy nhẹ nút chụp, máy ảnh sẽ điều chỉnh ống kính để lấy nét, nếu bạn nhấn mạnh, máy sẽ chụp.
8. Nút điều chỉnh zoom dùng để thay đổi tiêu cự giữa góc rộng và tele thường được bố trí thành một vòng bao quanh nút chụp ảnh. Có những máy lại chọn kiểu thanh bấm hai nút hai đầu ở phía sau.
9. Nút công tắc nguồn dùng để bật/tắt máy ảnh.
Nắp che pin dưới đáy máy. Ảnh: Cnet.
Nắp che pin dưới đáy máy. Ảnh: Cnet.
10. Nắp che pin thường ở dưới đáy và thường được mở kiểu kéo trượt hoặc gạt lẫy để lắp pin và thẻ nhớ.
11. Lỗ lắp chân máy được đặt phía dưới đáy máy, cạnh nắp che pin.
Các cổng kết nối bên sườn máy. Ảnh: Cnet.
Các cổng kết nối bên sườn máy. Ảnh: Cnet.
12. Bên sườn máy ảnh thường là các cổng kết nối để nối máy ảnh với máy tính hoặc màn hình ngoài. Cáp cho các cổng này thường được đi kèm máy (cáp USB, cáp AV) hoặc có thể phải mua rời (cáp HDMI).
13. Lỗ xỏ quai đeo máy ảnh.
Trên đây là một số bộ phận cơ bản của một máy ảnh số du lịch thông dụng.
Bài tới sẽ về các kỹ thuật căn khung và tìm hiểu các chế độ mặc cảnh trên máy ảnh.
Nguyễn Hà - sohoa.net
Tự học chụp ảnh - Các nguyên tắc cơ bản



Các nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc phần ba.
Ảnh: Cnet.
Một số máy ảnh tích hợp sẵn đường lưới căn khung. Bạn chỉ việc bật lên bằng cách bấm nút DISPLAY hoặc DISP liên tục đến khi các đường này xuất hiện. Nếu không bạn phải xem thêm ở sách hướng dẫn. Ảnh: Cnet.
Đây là nguyên tắc cơ bản và nguyên thủy nhất của nhiếp ảnh, vốn bắt nguồn từ các họa sĩ của những năm 1797. Nguyên tắc này thực ra rất đơn giản, đó là chia cảnh thành 9 vùng bằng nhau với hai đường dọc, hai đường ngang (như hình trên). Sau đó người chụp chỉ việc đặt đối tượng chụp vào bất kỳ điểm giao nhau nào (4 điểm). Việc này nhằm tạo sự hợp lý về bố cục thay vì đặt cân đối trong khuôn hình.
Căn khung
Ảnh: Cnet.
Cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu bạn sử dụng kỹ thuật tạo khung cho ảnh. Ảnh: Cnet.
Đôi khi một cảnh sẽ trở nên đẹp hơn nếu bạn sử dụng kỹ thuật tạo khung cho ảnh. Chụp qua nan hoa bánh xe đạp hoặc sử dụng các cành lá phía trên, dưới hoặc hai bên làm khung che bớt những cảnh xung quanh, cảnh ở giữa khung trông sẽ nổi bật hơn và sẽ thu hút được sự chú ý của người xem hơn.


Phối cảnh
Ảnh: Cnet.
Cố gắng thử nhiều góc độ để tìm góc đạt phối cảnh ấn tượng nhất. Đặt máy ảnh xuống đất rồi hất lên hoặc giơ thẳng máy lên trời sẽ tạo một cách nhìn thú vị hơn là để máy ngang tầm mắt như thông thường. Ảnh: Cnet.
Sử dụng các đường nét để tạo cho ảnh có một độ sâu nhất định. Ví dụ khi chụp một tòa nhà từ dưới chân hất lên, bức ảnh sẽ tạo nên một cảm giác tòa nhà này cao hơn bình thường. Hoặc bạn cũng có thể dùng các đường nét để dẫn hướng người xem tới phần chính của đối tượng chụp. Với những cảnh kiểu này, bạn nên sử dụng tiêu cự rộng nhất có thể của máy để ảnh bao quát được nhiều đối tượng.
Bản mẫu (Patterns)
Nên sử dụng những mẫu đơn giản cho khung hình không quá rối rắm, gây mất tập trung cho người xem. Ảnh: Cnet.
Nên sử dụng những mẫu đơn giản cho khung hình không quá rối rắm, gây mất tập trung cho người xem. Ảnh: Cnet.
Hãy tìm mẫu với các đối tượng lặp đi lặp lại trong khung cảnh và đưa nó vào khung hình. Nếu ít, bạn có thể zoom lại gần để nó chiếm phần lớn khung hình và loại bỏ được các đối tượng gây mất tập trung. Như bức hình trên, người chụp đã zoom lại gần bức tường chắn trước khu nhà cao tầng với các lỗ gạch để tạo nên một mẫu nền rất thú vị.
 Các chế độ mặc cảnh cơ bản
Các chế độ mặc cảnh trên máy của bạn có thể giúp cải thiện chất lượng chụp ảnh nếu biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Dù tự động, nhưng các chế độ này vẫn cần thêm một chút điều chỉnh từ người chụp thì mới phát huy được hết tính năng.


Chế độ chân dung (Portrait)
Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Ảnh chụp bằng chế độ Portrait. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Một số người chụp thích để phía hậu cảnh mờ để nhấn mạnh hơn vào đối tượng. Thông thường, chế độ nhận diện khuôn mặt sẽ tự động canh nét vào mặt người chụp và chọn độ mở thích hợp (độ mở lớn) để tạo một ảnh chân dung nổi hơn trên nền hậu cảnh.
Chế độ phong cảnh (Landscape)
Ảnh chụp bằng chế độ Landscape. Ảnh:
Chụp bằng chế độ Landscape. Ảnh: Shawn Low/Cnet.
Chế độ phong cảnh khá hữu dụng cho việc chụp cảnh thông thường bởi ở chế độ này, tông màu lục và màu lam sẽ được kích lên để bức ảnh trông rực rỡ hơn. Máy ảnh ở chế độ này cũng sẽ lựa chọn độ mở thích hợp sao cho toàn bộ khung cảnh đều được nét.
Chế độ chụp bãi biển/tuyết (Snow/Beach)
Ảnh chụp bằng chế độ Snow/Beach. Ảnh: Chee-onn Leong/Cnet.
Chụp bằng chế độ Snow/Beach. Ảnh: Chee-onn Leong/Cnet.
Máy ảnh sẽ tự giảm phơi sáng để tránh hiện tượng cháy sáng do độ sáng chênh lệch giữa tuyết hoặc nước biển so với cảnh vật xung quanh. Vì thế, ảnh sẽ trông hơi tối hơn để có thể thể hiện các chi tiết vùng sáng rõ hơn.
Chế độ chụp đêm (Night mode)
Ảnh:
Chụp bằng chế độ Night Mode. Ảnh: Eugene Barzakovsky / Cnet.
Chế độ chụp đêm là dễ bị "bẫy" nhất. Thông thường, nhiều người phàn nàn rằng ảnh chụp ở chế độ này thường bị rung, mờ. Vấn đề chủ yếu do người dùng cầm máy không đủ chắc. Nên nếu không có chân máy, bạn cần đặt máy ở một mặt phẳng vững chắc để tránh rung tối đa chứ không nên cầm tay.
Nguyễn Hà - sohoa.net

Nhiếp ảnh làm cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn

Trước đây, tôi cũng là người rất ưa chụp ảnh, từ thuở còn máy phim. Tôi rất thích chụp ảnh con cái mình, từ những lúc chúng chào đời, bước đi, vui chơi, Noel, thăm ông bà, đi nghỉ… Khi xem lại quả thật đó là những khoảnh khắc tuyệt vời làm gợi lại không ít kỷ niệm. Nhưng tôi cũng chỉ dừng lại ở đó, bởi sau này những vấn đề khác của cuộc sống đã chiếm hết thời gian của mình. Tôi không chụp ảnh trong rất nhiều năm, bởi tôi bị vây quanh với bao trách nhiệm của một người mẹ, người chị, người con, người vợ và người làm công ăn lương nữa.
Nhưng rồi trong một dịp Giáng sinh, tôi được tặng một món quà là một chiếc máy ảnh mới. Từ đó tôi như được mở mắt với một cách nhìn hoàn toàn mới về nhiếp ảnh, và chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã học được bao nhiêu điều.
Tôi đã biết tập trung vào từng chi tiết trong mỗi góc nhìn. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Tôi đã biết tập trung vào từng chi tiết trong mỗi góc nhìn.

Ảnh: Digitalphotographyschool.
1. Nhìn
Giờ đây tôi luôn nhìn ngắm thế giới xung quanh, tập trung vào từng chi tiết trong mỗi góc nhìn. Tôi nhìn thật sự, theo đúng nghĩa của nó, nhìn xuống, nhìn lên, nhìn ra xung quanh. Không có chi tiết nào, dù lớn hay nhỏ mà tôi không nhìn ngắm và rồi tưởng tượng xem nó sẽ như thế nào khi xuất hiện trên ảnh, dù có khi lúc đó tôi không hề có máy ảnh. Trước khi tái khởi động niềm đam mê nhiếp ảnh của mình, tôi chỉ đi lòng vòng và chụp theo kiểu lấy dược các cảnh vật xung quanh. Nhưng giờ thì không còn như thế nữa, giờ tôi đã nhìn ngắm thế giới một cách chú tâm hơn.
2. Quan sát
Mặc dù đã cải thiện vấn đề nhìn ngắm của mình, tôi thấy rằng đôi khi chỉ nhìn không cũng chưa đủ, bạn còn phải quan sát nữa. Hãy biết cách quan sát các góc khác nhau, các mặt khác nhau, ánh sáng khác nhau hay chiều cao khác nhau từ các vị trí thuận lợi có thể chụp ảnh được.
3. Thời gian
Thời gian vốn dùng để đo xem đi từ nơi này đến nơi kia hết bao lâu. Nhưng giờ đây, với tôi, thời gian mang nghĩa khác hơn nhiều. Tôi tận dụng nó nhìn ngắm xung quanh một cách sáng suốt hơn, cố gắng nhìn và quan sát nhiều nhất có thể. Thời gian không chỉ là chiếc đồng hồ cứ lần lượt điểm tiếng này sang tiếng khác, mà nó giờ còn là vị trí, địa điểm chụp mà tôi có thể tính trước, giải thích tại sao tôi lại chọn đối tượng như vậy, hay làm thế nào tôi sử dụng thời gian như một lợi thế để bắt được những hình ảnh mà tôi đã quan sát được.
Ánh sáng là một phần không thể thiếu trong nhiếp ảnh của bạn. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Ánh sáng là một phần không thể thiếu trong nhiếp ảnh của bạn. Ảnh: Digitalphotographyschool.
4. Ánh sáng
Nghệ thuật và Nhiếp ảnh đều bắt nguồn từ cách hiểu đúng và sử dụng đúng ánh sáng. Giờ đây, tôi bắt đầu quan tâm ánh sáng bắt đầu từ đâu, mạnh yếu thế nào, mật độ ra sao, thời gian bao lâu và độ sáng tối như thế nào. Trước đây, tôi gần như chẳng quan tâm và thường có thái độ hờ hững với những điều này. Nhưng giờ, tôi nhận thấy khi bạn đã có máy ảnh ở trong tay mình, ánh sáng lúc này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.
5. Khoảng cách
Điểm nhấn của bức ảnh không chỉ là ánh sáng mà còn khoảng cách. Liệu một người đứng xa bao nhiêu thì vừa để có thể có được một bức ảnh đẹp vào đúng thời điểm? Thật kỳ diệu khi bạn có thể thấy trước được một khung cảnh hoàn hảo thế nào trên ảnh từ việc bạn chọn đối tượng nào, bạn sẽ đứng ở đâu và sẽ dùng ống kính gì.
6. Học hỏi
Như người xưa vẫn thường nói, bạn cần học hỏi không ngừng, nhất là đối với nhiếp ảnh, kể các các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Có rất nhiều trang web dạy về nhiếp ảnh trên mạng với các kỹ năng hay mẹo, các bài phân tích, giải thích kỹ lưỡng về ảnh… Kể cả khi học hỏi được những điều mới, những điều cũ cũng không hề mất đi tầm quan trọng, như cách chỉnh độ mở, tốc độ, cách lấy khuôn hình tỷ lệ chuẩn một phần ba. Thêm một điều nữa là hãy học hỏi từ những người đi trước. Họ là những kho tàng kiến thức nhiếp ảnh lớn và bạn sẽ học thêm được rất nhiều điều thú vị.
7. Đi lại
Tôi bắt đầu khám phá thông qua các chuyến đi, không cần phải là đi vòng quanh thế giới hay chờ đến kỳ nghỉ hè. Tôi đi hàng ngày tới những nơi xung quanh thành phố hay các vùng lân cận. Dù ở một đô thị to hay một làng nhỏ, nếu chịu khó đi và nhìn ngắm xung quanh mình, bạn sẽ thấy được nhiều nơi thật đẹp và sẽ chụp được nhiều bức ảnh độc đáo không ai có. Hãy nhìn, quan sát và nhận thức tất cả những cảnh vật xung quanh nơi mình đang sống. Việc này vừa thú vị, vừa rẻ tiền, lại giúp bạn học được thêm bao nhiêu điều về thế giới ngay xung quanh bạn.
Khám phá qua những chuyến đi. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Khám phá qua những chuyến đi. Ảnh: Digitalphotographyschool.
8. Giây phút
Trước khi có máy ảnh, giây đối với tôi chả nghĩa lý gì. Giờ đây khi bắt đầu nhận thấy thời gian liên quan tới vẻ đẹp của một bức hình thế nào, tôi mới thấy từng giây thôi cũng quan trọng không kém. Chỉ từng giây cũng đủ làm nên khác biệt giữa một cử động. Giây chính là sự chia nhỏ thời gian trong thời gian. Thời gian là chức năng của không gian và khoảng cách và đó sẽ mãi là vấn đề cho các nhiếp ảnh gia tìm hiểu.
9. Tập trung
Tập trung ở đây muốn đề cập tới sự tập trung cá nhân. Bạn cần phải biết hướng sự tập trung của mình vào những thứ tưởng chừng như bình thường như pin máy ảnh, các thông số cài đặt, đối tượng, môi trường chụp hay quản lý thời gian của mình. Không phải lúc nào bạn cũng chỉ quan tâm tới chụp ảnh mà còn bao nhiêu vấn đề sau này nữa không kém phần quan trọng, như xử lý ảnh hậu kỳ, đóng khung ra sao, tiếp thị ảnh theo cách nào… Hàng loạt công việc không tên khác dài dằng dặc của một nhiếp ảnh gia, đôi khi chính nó lại tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê chụp ảnh của chính mình.
10. Trân trọng
Với máy ảnh trong tay, tôi bắt đầu biết cách trân trọng từng nụ cười, từng điệu bộ, những cảnh hoàng hôn, ngôi nhà, đứa trẻ hay bãi biển… Tôi nhìn mọi thứ khác hơn, rõ ràng hơn. Ví dụ trên chỉ là một ít trong hằng hà sa số những điều bạn cần biết để trân trọng cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống cũng sẽ mang lại không ít quà tặng cho mỗi thành quả của riêng mình.
Nguyễn Hà
Theo sohoa.net

5 điều cần biết khi 'lên đời' với máy ảnh ống kính rời


DSLR ngày càng được chọn mua nhiều hơn. Ảnh: Huy Đức.
DSLR ngày càng được chọn mua nhiều hơn. Ảnh: Huy Đức.

Mùa hè là thời điểm nhiều người dùng mua camera cho các chuyến đi du lịch. Với khách hàng lần đầu tiên chọn DSLR, sẽ có những bất ngờ nhỏ khi chuyển từ model đơn giản sang sản phẩm lớn và nhiều tính năng hơn. Cnet đã tổng hợp 5 điều để bạn có thể tìm hiểu trước khi quyết định mua.
Chọn thương hiệu
Quyết định lựa chọn thương hiệu liên quan tới nhiều phụ kiện theo kèm. Mỗi nhà sản xuất đều cho các chuẩn ống kính, đèn flash khác nhau. Theo đó, lens của Nikon không thể sử dụng cho Canon và ngược lại.
Khác với máy ảnh compact, DSRL muốn chụp đẹp, cần phải có ống kính chuyên dụng. Việc lựa chọn thương hiệu, cho phép bạn mượn hoặc mua các lens phù hợp.
Ổn định hình ảnh
Sony, Olympus và một số nhà sản xuất khác tích hợp cảm biến ổn định hình ảnh trong máy. Trong khi đó, Canon, Nikon lại đưa lên ống kính. Người dùng Sony hay Olympus có thể sử dụng bất kỳ ống kính nào mà vẫn có chức năng chống rung. Các ống kính tích hợp chức năng chống rung đang ngày một rẻ dần. Tuy nhiên, người dùng Canon khi chọn các lens cao cấp mã L sẽ tốn thêm nhiều tiền.
Thông thường, ống kính tích hợp chức năng ổn định hình ảnh quang học làm việc tốt hơn cảm biến tích hợp. Tuy nhiên, bất kỳ lens nào, khi chụp các bức hình có tốc độ thấp hơn 1/8 giây, thì người dùng nên sử dụng chân đế.
Chức năng quay phim
Trước đây, chỉ có máy ảnh compact mới hỗ trợ quay phim. Tuy nhiên, phần lớn các mẫu DSRL giới thiệu gần đây đều tích hợp khả năng ghi hình HD hoặc full HD.
Hầu hết DSLR mới đều đi kèm với chức năng Live View. Vì vậy, cho dù bạn là một nhà quay phim tập sự hay chỉ chụp hình, bạn luôn luôn có tùy chọn để quay video. Tập tin video trên DSLR thường có chất lượng tốt hơn trên các máy compact, nên chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ trên máy tính. Hơn nữa, nhiều máy DSLR tầm trung có xu hướng mau hết pin hơn khi quay video hơn so với chụp hình.
Một số điều về máy ảnh compact cao cấp
Máy ảnh compact cao cấp được xem là cầu nối giữa máy ảnh compact và DSLR. Tuy nhiên, nó không thể thay được ống kính và do đó các máy này đều được đi kèm với ống kính siêu zoom có thể lên đến 42x. Với các nhà nhiếp ảnh muốn có chất lượng hình tốt hơn, thì DSLR vẫn là lựa chọn vì cảm biến lớn hơn hầu hết các máy compact cao cấp. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh trên DSRL cũng tốt hơn, đặc biệt là ở chế độ ISO cao.
Vài năm gần đây cũng xuất hiện một dòng máy ảnh mới là máy ảnh ống kính rời không gương lật. Những mẫu máy ảnh này cho phép thay đổi ống kính nhưng thiếu một tấm gương phản xạ. Các sản phẩm này nhỏ và nhẹ hơn so với hầu hết các máy DLSR.
Bảo vệ thiết bị của bạn
Sau khi đầu tư rất nhiều tiền vào thiết bị, bạn cần bảo vệ tốt nhất có thể cho chúng. Đầu tiên, người dùng cần đầu tư cho một chiếc túi chắc chắn cho máy khi ra ngoài chụp hình. Chú ý, túi phải thoải mái khi mang vác trong thời gian dài. Theo đó, loại đeo chéo phù hợp khi lấy máy nhanh, nhưng với người thích phong cảnh, du lịch thì balô là lựa chọn hợp lý.
Nếu bạn sống tại vùng nhiệt đới thì nên xem xét nghiêm túc việc cất giữ các thiết bị trong một tủ hay hộp khô và kính với các bịch hút ẩm. Điều này giúp bảo vệ ống kính và máy ảnh khỏi bị nhiễm nấm.
Việc mua một chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên có thể là kinh nghiệm khó khăn hay hứng khởi điều này tùy thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. Trước khi trả tiền cho máy ảnh, bạn nên cầm và xem qua nó nếu bạn cảm thấy thoải mái với tay cầm và trọng lượng của nó không.
Bạn nên làm thân với người bán hàng, bởi hầu hết họ đều hiểu biết về DSLR và có thể sẽ cho những lời khuyên. Và có thể, họ sẽ giảm giá cho bạn trong các lần mua sau.
Chọn kính lọc cho máy ảnh

Kính lọc là dụng cụ quang học bổ trợ máy ảnh, bao gồm một lớp kính có tác dụng nhất định đối với một hoặc vài thành phần ánh sáng, nhằm bảo vệ ống kính, cảm quang hay tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Ở một số máy du lịch cao cấp, kính lọc đã được tích hợp sẵn trong ống zoom và thường là loại kính giảm sáng để chụp trong điều kiện ánh sáng chói. Đối với các máy DSLR, chúng thường được gắn trên miệng ống kính và có nhiều chủng loại để chọn.
Dưới đây là bảng phân loại một số kính lọc phổ biến, dựa trên tác dụng của chúng theo trang web Cambridgeincolour.





1. Kính lọc phân cực
Kính lọc phân cực đường kính 67 mm. Ảnh: Wikipedia.
Kính lọc phân cực đường kính 67 mm. Ảnh: Wikipedia.
Kính lọc phân cực là loại quan trọng nhất trong chụp ảnh phong cảnh. Chúng giảm bớt một lượng đáng kể ánh xạ đi đến chip cảm quang. Do đó, những ảnh chụp bầu trời thường có sắc xanh đậm hơn, giảm khả năng cháy tại những vùng như mặt nước hoặc các bề mặt phản chiếu ánh sáng mạnh. Kính lọc thậm chí còn có tác dụng hạ bớt độ tương phản giữa các vùng ánh sáng đối lập như bầu trời - mặt đất hay trong nhà - ngoài trời.
Loại kính lọc đặc biệt này có thể điều chỉnh độ phân cực bằng cách xoay vòng quay bên hông kính. Bạn có thể sử dụng ống ngắm hoặc bật chế độ LiveView để xem trước hiệu ứng phân cực.
Hai bức ảnh được chụp bởi cùng một máy ảnh, trong đó, ảnh bên phải có sử dụng thêm kính lọc phân cực. Kính lọc phân cực có tác dụng giảm độ sáng tại những chi tiết quá sáng và tăng độ bão hòa màu. Ảnh: Wikipedia.
Hai bức ảnh được chụp bởi cùng một máy ảnh, trong đó, ảnh bên phải có sử dụng thêm kính lọc phân cực. Kính lọc phân cực có tác dụng giảm độ sáng tại những chi tiết quá sáng và tăng độ bão hòa màu. Ảnh: Wikipedia.
Tác dụng của kính lọc CPL phụ thuộc nhiều vào hướng đặt máy ảnh của bạn và hướng của nguồn sáng chủ đạo trong ảnh (như mặt trời). Hiệu ứng phân cực mạnh nhất khi máy ảnh của bạn hướng vuông góc với hướng ánh sáng. Điều này có nghĩa là khi mặt trời ở trên đỉnh đầu, vùng gần đường chân trời sẽ bị phân cực nhiều nhất. Tuy nhiên, loại kính lọc này cũng làm giảm đáng kể lượng sáng mà cảm biến ảnh thu nhận, thường từ 2-3 f-stop (tương ứng với 1/8 đến 1/4 lượng ánh sáng chính của cảnh). Điều này có thể khiến bạn phải tăng thời gian phơi sáng lên một chút, do đó, trong một số trường hợp, ảnh thu được từ những chuyển động nhanh sẽ bị nhòe. Kính lọc CPL đi với những ống kính góc rộng sẽ khiến cho những thước chụp bầu trời trở nên không thật do có một số vùng trên đó bị tối rõ rệt. Do vậy, bạn nên điều chỉnh kỹ càng trước khi sử dụng loại kính lọc này.
2. Kính lọc ND
Kính lọc ND loại 28 mm. Ảnh: MTU.
Kính lọc ND loại 28 mm. Ảnh: MTU.
Kính lọc ND cũng có tác dụng giảm lượng ánh sáng mà chip cảm quang thu nhận được. Loại màu xám này hữu dụng trong trường hợp muốn tăng thời gian phơi sáng cho ảnh khi ISO đã đặt ở mức thấp nhất. Do đó, hiệu ứng gián tiếp mà loại này gây ra cũng rất đáng chú ý.
  • Làm mượt dòng nước đang chảy, tạo cảm giác liền mạch.
  • Giúp tăng độ mở ống kính trong ánh sáng mạnh, nhờ đó thu hẹp độ sâu trường ảnh.
  • Giảm bớt nhiễu xạ ánh sáng, vốn là nguyên nhân khiến ảnh kém sắc nét khi mở khẩu.
  • Làm những chuyển động trở nên mờ ảo, có tác dụng nghệ thuật theo ý muốn tác giả.
Tác dụng của kính lọc có thể thấy rõ trên hình phải: Làm mượt dòng nước chảy, tạo cảm giác liền mạch thông qua quá trình kéo dài phơi sáng của cảm biến. Ảnh: Digital-photography.
Tác dụng của kính lọc có thể thấy rõ trên hình phải: Làm mượt dòng nước chảy, tạo cảm giác liền mạch thông qua quá trình kéo dài phơi sáng của cảm biến. Ảnh: Digital-photography.
Tuy nhiên, chỉ sử dụng loại kính lọc này trong một số trường hợp đặc biệt, do chúng có tác dụng cản sáng khá hiệu quả. Vài kính lọc còn có thể thêm lượng nhỏ thành phần màu đơn sắc nào đó vào ảnh. Không nên lắp kính lọc ND vào máy khi bạn cần "đóng băng" chuyển động của vật thể, khi cần độ sâu trường ảnh lớn hoặc khi bạn đã đặt máy ở ISO thấp mà cảnh lại thiếu sáng.
3. Kính lọc GND
Kính lọc GND có tác dụng chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Ảnh: Flickr.
Kính lọc GND có tác dụng chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Ảnh: Flickr.
Kính lọc GND đôi khi còn được gọi là kính lọc từng phần (split filters) do tác dụng đặc biệt của chúng: chuyển sắc xám từ nhạt đến đậm tùy theo lượng ánh sáng đi vào tại từng vùng trên mặt kính. Vì vậy, những ảnh chụp tại vùng có độ tương phản mạnh như mặt đất - bầu trời thường không bị hiện tượng mất chi tiết hay quá sáng. Bạn cũng có thể đạt được hiệu ứng tương tự nếu sử dụng máy số chụp hai ảnh với thời gian phơi sáng khác nhau của cùng một cảnh rồi kết hợp chúng lại hoặc sử dụng chức năng Linear gradient trong Photoshop. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường không thể sử dụng được nếu cảnh có những vật thể chuyển động hoặc có ánh sáng thay đổi thường xuyên. Bạn cũng có thể thao tác tăng sáng từng phần trên ảnh RAW, nhưng đồng thời cũng tăng luôn cả nhiễu ảnh và các chi tiết giả.
  
Ảnh trên chụp bằng ống kính không lắp kính lọc, bầu trời và mặt mẫu bị cháy. Ảnh dưới chụp qua kính lọc GND, ánh sáng mạnh của nền trời bị giảm xuống tối đa và màu sắc trở nên trung tính hơn. Ảnh: Strangeheart.
GND có nhiều loại. Điều quan trọng nhất khi chọn mua là phải xem xét hiệu ứng mà kính lọc này tạo ra từ vùng tối lên vùng sáng của ảnh. Các loại Soft Edge GND thường tạo ra một dải mờ trung gian khá dài, trong khi đối với kính Hard Edge GND, sự chuyển từ vùng tối sang vùng sáng đột ngột hơn. Hard Edge GND hữu ích khi chụp cảnh hoàng hôn có cả bầu trời và mặt đất mà không muốn mất đi chi tiết nào của cả hai đối tượng ấy. Một số kính lọc GND còn có tác dụng thêm hoặc bớt ánh sáng đi vào phần rìa ống kính, thông thường giúp giảm hiện tượng đen 4 góc ảnh.
Điều quan trọng thứ hai là sự khác biệt ánh sáng giữa 2 đầu của vùng bị giảm sáng gây bởi kính GND. Hầu hết ảnh chụp phong cảnh thường cần sự khác biệt này không quá 1 đến 3 f-stop. Các trường hợp đặc biệt như chụp một người dưới tán cây trong điều kiện ánh sáng của buổi trưa thì cần loại kính lọc tạo ra độ chênh lớn hơn 3 f-stop.
4. Kính lọc tử ngoại
Kính lọc tử ngoại. Ảnh: Tech2.
Kính lọc tử ngoại. Ảnh: Tech2.
Đúng như tên gọi, kính lọc tử ngoại có tác dụng bảo vệ những thành phần thấu kính nằm ở ngoài cùng khỏi sự tác động của tia tử ngoại, vốn là nguyên nhân làm biến dạng nhiệt thủy tinh và giảm tuổi thọ của lớp phủ bề mặt. Các kính này thường trong suốt do đó không làm ảnh hưởng nhiều đến độ sáng của ảnh. Với máy chụp phim, kính lọc UV còn có tác dụng giảm hiện tượng sương mù (mờ ảnh) và cải thiện độ tương phản bằng cách hấp thụ bớt tia tử ngoại gây hiệu ứng phụ lên mặt phủ bạc của phim.
Tuy nhiên, kính lọc UV cũng có thể làm giảm chất lượng ảnh do gây ra những mảng chóe sáng (lens flare) xấu xí, thêm vào một lượng nhỏ ánh đơn sắc hay giảm bớt độ tương phản. Một số còn được phủ thêm lớp chất liệu đặc biệt nhằm giảm hay làm thay đổi đáng kể hiện tượng chóe sáng. Giữ kính lọc sạch sẽ cũng là cách hiệu quả, dù rằng những vết xước nặng do lau rửa sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ nét của ảnh.
Đối với những ống kính đắt tiền, tác dụng của kính lọc UV thường lớn hơn nhược điểm mà chúng đem lại. Loại này có giá khá mềm nên đôi khi còn dùng làm "lá chắn" bụi và xước cho thấu kính bên trong.
5. Kính lọc sắc ấm/sắc lạnh
Kính lọc sắc lạnh có các dụng giảm gam màu nóng trên ảnh. Các phần mềm đồ họa như Photoshop cũng có
Kính lọc sắc lạnh có các dụng giảm gam màu nóng trên ảnh. Các phần mềm đồ họa như Photoshop cũng có "filter số" dành để tạo ra hiệu ứng này. Ảnh: Photoshopdaily.
Kính lọc sắc ấm/sắc lạnh có tác dụng thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đi vào cảm biến ảnh. Loại này có thể sử dụng để sửa chữa hoặc thay thế những thành phần màu giả như ánh nhợt nhạt của đèn neon hay sắc ấm thái quá của đèn dây tóc. Kể từ khi công nghệ ảnh số ra đời, chúng dần trở nên kém quan trọng do quá trình cân bằng trắng tự động của máy đã đảm nhiệm vai trò đó với độ chính xác cao hơn nhiều. Thậm chí, khi máy ảnh làm việc sai, bạn cũng có thể tác động vào quá trình cân bằng trắng bằng phần mềm xử lý file RAW hay "filter số" trong Photoshop.
Màu vàng trong bức ảnh trên được tạo ra từ đèn natri cao áp. Với loại ánh sáng đơn sắc đặc biệt này, hầu như các hệ thống cân bằng trắng tự động trên máy ảnh đều không cho ra đủ màu gốc của vật thể. Một kính lọc sắc ấm hay kính lọc đèn natri chuyên dụng có thể giải quyết được vấn đề trên.
 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cũng phải dùng đến kính lọc sắc, chẳng hạn, khi chụp với những nguồn sáng hiếm gặp hoặc chụp dưới nước. Kính lọc sẽ đảm bảo những thành phần màu đơn sắc được khôi phục như trạng thái tự nhiên trong ánh sáng trắng mà hầu như không làm tăng noise tại các kênh màu chủ đạo như công nghệ cân bằng trắng tự động thường làm.
6. Các vấn đề nảy sinh khi sử dụng kính lọc
Kính lọc thường được sử dụng khi cần tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho ảnh. Tuy nhiên, dù được chế tạo với chất lượng cao nhất đi chăng nữa, chúng cũng gây ra vài vấn đề. Trước hết, chúng hấp thụ một lượng nhỏ ánh sáng, làm giảm độ sáng, độ tương phản và độ sắc nét của toàn ảnh. Các kính lọc này cũng gây ra và làm tăng thêm hiện tượng chóe sáng vốn đã là yếu điểm của những ống kính phức tạp.
Kính lọc cũng tạo ra hiện tượng đen 4 góc ảnh (vignetting), đặc biệt khi bạn lắp một kính CPL lên một kính UV mà lại sử dụng ống góc rộng (độ dày của 2 kính này cộng lại đủ cản đường truyền của tia sáng tới thấu kính ngoài cùng). Nói chung, không nên lắp nhiều kính lọc lên nhau vì các vấn đề đã nhắc phía trên sẽ trở nên nghiêm trọng, chất lượng ảnh sẽ giảm sút tới mức có thể nhận ra.
7. Lưu ý khi chọn mua
Trước tiên, bạn phải xác định mục đích khi mua kính lọc. Các kính UV có giá khá mềm mà lại bảo vệ tốt ống kính nên có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Loại lọc sắc ít dùng hơn vì bạn cần có một chiếc máy xịn với khả năng tùy chỉnh cân bằng trắng ưu việt. Kính CPL hoặc ND/GND rất hữu dụng khi chụp phong cảnh hoặc tạo ra các hiệu ứng bất ngờ cho ảnh. Lưu ý, kính lọc phân cực có hai loại là Linear Polarizing Filters và Circular Polarizing Filters. Circular được thiết kế để hệ thống đo sáng và tự động lấy nét trên máy ảnh vẫn hoạt động tốt. Linear rẻ hơn nhiều nhưng không sử dụng được với hệ đo sáng ống kính (TTL) và tự động lấy nét trên đa số máy ảnh DSLR hiện tại.
Cũng phải chú ý tới kích thước kính lọc sao cho phù hợp với ống kính đang sử dụng. Có hai loại: screw-on (có ren xoáy vào thành ống kính) và loại lắp đằng trước ống. Loại lắp đằng trước hữu dụng hơn vì có thể lắp vừa hầu như mọi loại ống kính, tuy nhiên sẽ hơi cồng kềnh, mất thẩm mỹ vì nằm "hớ hênh". Loại có ren xoáy chỉ lắp được trên những ống có đường kính nhất định. Kích thước hỗ trợ kính lọc thường được ghi trên miệng hoặc thân ống kính, dao động trong khoảng 46-82 mm đối với các máy ảnh SLR thông dụng.
Bề dày của kính lọc cũng ảnh hưởng tới lượng ánh sáng đi vào sensor. Loại siêu mỏng (Ultra-thin) và một số filter đặc biệt có thể lắp vào ống góc rộng mà không tạo ra vignetting. Tất nhiên, chúng sẽ đắt và thường không hỗ trợ lắp thêm kính khác lên phía trên.
Trần Hạ - sohoa.net

Kinh nghiệm mua DSLR cũ

Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ cùng vòng đời ngắn ngủi của mỗi chiếc máy ảnh, thị trường máy ảnh cũ đang rất sôi động. Người mua có thể kiếm được những máy ảnh rẻ tiền mà còn gần như là cao cấp nhất do người chơi "dùng lướt".
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi chọn máy ảnh cũ.
Kiểm tra số lần chụp bằng cửa trập:
Màn trập của DSLR có tuổi thọ dao động từ 100.000 tới 150.000 lần. Ảnh: Goldfries.
Màn trập của DSLR có tuổi thọ dao động từ 100.000 tới 150.000 lần. Ảnh: Goldfries.
 
Thông thường cửa trập của các máy ảnh DSLR có tuổi thọ nhất định dựa trên số lần sử dụng, được các hãng máy ảnh công bố (dao động từ 100.000 hay 150.000 lần). Vì thế, khi mua máy cũ, cần lưu tâm hỏi ngay người bán hàng về thông số này.
Nếu có điều kiện cầm thực tế, có thể kiểm tra sơ bộ thông số bằng cách chụp và xem số thứ tự tên file ảnh. Nhưng cách này thực chất cũng không mấy tin cậy do các máy ảnh sau này đều có thể đánh lại từ đầu số tên file.
Phương pháp thứ hai là dùng các phần mềm từ các hãng thứ ba, như EOSInfo cho máy Canon. Ngoài ra, các phần mềm đọc ảnh EXIF với các thông số siêu dữ liệu kèm ảnh cũng có thể cho biết số lần cửa trập đã sử dụng.
 
Người mua cũng nên kiểm tra qua những yếu tố mang tính trực quan như chụp thử ở nhiều tốc độ cửa trập khác nhau để xem tiếng trập có đanh gọn hay không, có những âm thanh bất thường nàohay có bị kẹt chỗ nào không.
Kiểm tra cảm biến:
Cảm biến cũng cần được kiểm tra xem có bị dính bụi hay mạt bằng cách chụp một hình toàn màu trắng (giấy, tường hay bầu trời) với độ mở hẹp (f/22 chẳng hạn), rồi phóng to trên máy tính xem có vết đen hay vết bẩn nào không.
Hoặc cũng có thể kiểm tra bằng mắt thường bằng cách khóa gương lật và xem kỹ bề mặt cảm biến lộ ra có bị bụi hay xước.
Kiểm tra ống kính:
Nhiều người bán có thể bán kèm ống kit theo thân máy cũ hoặc một ống kính nào đó. Nếu muốn mua, trước tiên hãy kiểm tra kỹ bằng mắt thường xem ở phía trước hay phía sau thấu kính có bị xước hay bụi. Nếu ống kính có vòng chỉnh độ mở cơ học, kiểm tra xem các lá thép có di chuyển mượt mà hay không.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất đối với chất lượng thấu kính là nấm mốc. Ngoài việc xem xét trực tiếp, hãy khéo léo hỏi người bán về cách bảo quản ống kính để xem họ có cất trong tủ chống ẩm không hay chỉ để trong túi máy ảnh trong thời gian dài.
Nhớ kiểm tra luôn cả vỏ bề ngoài hay vòng xoay ống kính. Nếu là ống zoom, thử xoay ra xoay vào để xem chuyển động, sau đó lắp vào thân máy và chụp thử với các khoảng lấy nét khác nhau để kiểm tra tốc độ và độ chính xác của motor nét.
 
Kiểm tra màn hình LCD:
Máy ảnh cũ
Cần kiểm tra cả bảo hành khi mua máy ảnh cũ. Ảnh: Zenfolio.
 
Màn hình LCD của máy ảnh cũng cần phải được xem xét xem có dấu hiệu xây xước hay hỏng hóc gì. Chụp thử những tấm hình với một màu duy nhất để tìm xem liệu có điểm chết nào xuất hiện hay không.
Màu sắc trên màn LCD này nếu kém tươi tắn hoặc hoạt động chập chờn chứng tỏ máy cũng đã dùng một thơi gian nhiều hặoc được dùng quá liên tục. Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để có thể xác định mức giá chính xác cho độ cũ mới của máy ảnh.
 
Kiểm tra độ mòn:
Một cách khác kiểm tra việc máy ảnh có được sử dụng thường xuyên hay không là bạn có thể xem bề mặt của nút chụp ảnh có bị bóng nhẫy do mòn hay bị bong tróc. Bạn có thể xem thêm cả nắp ống kính và dây đeo xem đã sờn chưa. Do gần như được sử dụng cùng lúc với máy ảnh nên độ cũ của các chi tiết này có thể góp phần giúp bạn xác định tuổi thọ thực sự của máy.
Kiểm tra linh kiện đi kèm:
 
Nhiều người bán chỉ kèm những phụ kiện tối thiểu như pin, xạc… Hãy kiểm tra xem những phụ kiện này có hoạt động không. Đôi khi gặp may bạn có thể có được một bộ phụ kiện đầy đủ như mới, chưa kể còn được tặng thêm đầu đọc thẻ, pin dự phòng hay thẻ nhớ dự phòng nữa.
Kiểm tra bảo hành:
Một số cửa hàng bán đồ cũ có thể đưa ra những thời hạn bảo hành nhất định tại cửa hàng. Mua trực tiếp từ cá nhân có thể không có bảo hành, nhưng cũng có thể vẫn còn bảo hành chính hãng của nhà sản xuất. Hãy luôn nhớ hỏi về chính sách bảo hành của sản phẩm cũ, nếu cần hỏi luôn cả hóa đơn mua hàng trong trường hợp cần đối chiếu.
 
Với một số kinh nghiệm trên cùng với một chút tính cẩn thận, bạn sẽ tìm được chiếc máy ảnh ưng ý cho mình mà không quá lo lắng vấn đề ngân sách.
Nguyễn Hà - Sohoa.net
Kết nối cùng:
5 điều cần biết khi 'lên đời' với máy ảnh ống kính rời


DSLR ngày càng được chọn mua nhiều hơn. Ảnh: Huy Đức.
DSLR ngày càng được chọn mua nhiều hơn. Ảnh: Huy Đức.

Mùa hè là thời điểm nhiều người dùng mua camera cho các chuyến đi du lịch. Với khách hàng lần đầu tiên chọn DSLR, sẽ có những bất ngờ nhỏ khi chuyển từ model đơn giản sang sản phẩm lớn và nhiều tính năng hơn. Cnet đã tổng hợp 5 điều để bạn có thể tìm hiểu trước khi quyết định mua.
Chọn thương hiệu
Quyết định lựa chọn thương hiệu liên quan tới nhiều phụ kiện theo kèm. Mỗi nhà sản xuất đều cho các chuẩn ống kính, đèn flash khác nhau. Theo đó, lens của Nikon không thể sử dụng cho Canon và ngược lại.
Khác với máy ảnh compact, DSRL muốn chụp đẹp, cần phải có ống kính chuyên dụng. Việc lựa chọn thương hiệu, cho phép bạn mượn hoặc mua các lens phù hợp.
Ổn định hình ảnh
Sony, Olympus và một số nhà sản xuất khác tích hợp cảm biến ổn định hình ảnh trong máy. Trong khi đó, Canon, Nikon lại đưa lên ống kính. Người dùng Sony hay Olympus có thể sử dụng bất kỳ ống kính nào mà vẫn có chức năng chống rung. Các ống kính tích hợp chức năng chống rung đang ngày một rẻ dần. Tuy nhiên, người dùng Canon khi chọn các lens cao cấp mã L sẽ tốn thêm nhiều tiền.
Thông thường, ống kính tích hợp chức năng ổn định hình ảnh quang học làm việc tốt hơn cảm biến tích hợp. Tuy nhiên, bất kỳ lens nào, khi chụp các bức hình có tốc độ thấp hơn 1/8 giây, thì người dùng nên sử dụng chân đế.
Chức năng quay phim
Trước đây, chỉ có máy ảnh compact mới hỗ trợ quay phim. Tuy nhiên, phần lớn các mẫu DSRL giới thiệu gần đây đều tích hợp khả năng ghi hình HD hoặc full HD.
Hầu hết DSLR mới đều đi kèm với chức năng Live View. Vì vậy, cho dù bạn là một nhà quay phim tập sự hay chỉ chụp hình, bạn luôn luôn có tùy chọn để quay video. Tập tin video trên DSLR thường có chất lượng tốt hơn trên các máy compact, nên chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ trên máy tính. Hơn nữa, nhiều máy DSLR tầm trung có xu hướng mau hết pin hơn khi quay video hơn so với chụp hình.
Một số điều về máy ảnh compact cao cấp
Máy ảnh compact cao cấp được xem là cầu nối giữa máy ảnh compact và DSLR. Tuy nhiên, nó không thể thay được ống kính và do đó các máy này đều được đi kèm với ống kính siêu zoom có thể lên đến 42x. Với các nhà nhiếp ảnh muốn có chất lượng hình tốt hơn, thì DSLR vẫn là lựa chọn vì cảm biến lớn hơn hầu hết các máy compact cao cấp. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh trên DSRL cũng tốt hơn, đặc biệt là ở chế độ ISO cao.
Vài năm gần đây cũng xuất hiện một dòng máy ảnh mới là máy ảnh ống kính rời không gương lật. Những mẫu máy ảnh này cho phép thay đổi ống kính nhưng thiếu một tấm gương phản xạ. Các sản phẩm này nhỏ và nhẹ hơn so với hầu hết các máy DLSR.
Bảo vệ thiết bị của bạn
Sau khi đầu tư rất nhiều tiền vào thiết bị, bạn cần bảo vệ tốt nhất có thể cho chúng. Đầu tiên, người dùng cần đầu tư cho một chiếc túi chắc chắn cho máy khi ra ngoài chụp hình. Chú ý, túi phải thoải mái khi mang vác trong thời gian dài. Theo đó, loại đeo chéo phù hợp khi lấy máy nhanh, nhưng với người thích phong cảnh, du lịch thì balô là lựa chọn hợp lý.
Nếu bạn sống tại vùng nhiệt đới thì nên xem xét nghiêm túc việc cất giữ các thiết bị trong một tủ hay hộp khô và kính với các bịch hút ẩm. Điều này giúp bảo vệ ống kính và máy ảnh khỏi bị nhiễm nấm.
Việc mua một chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên có thể là kinh nghiệm khó khăn hay hứng khởi điều này tùy thuộc vào sự chuẩn bị của bạn. Trước khi trả tiền cho máy ảnh, bạn nên cầm và xem qua nó nếu bạn cảm thấy thoải mái với tay cầm và trọng lượng của nó không.
Bạn nên làm thân với người bán hàng, bởi hầu hết họ đều hiểu biết về DSLR và có thể sẽ cho những lời khuyên. Và có thể, họ sẽ giảm giá cho bạn trong các lần mua sau.
Khai thác khả năng chống rung trên máy ảnh

Sony SLT-A55, Olympus E-5 và Pentax K-5 là những máy ảnh áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh bằng cảm biến.
Chế độ ổn định hình ảnh trên thân máy và ống kính hiện nay cho phép có thể chụp được những bức ảnh sắc nét mà không cần phải dùng tới chân máy kể cả khi ở tốc độ rất thấp, thêm vào đó, các cảm biến siêu nhạy thậm chí còn cho phép một số máy DSLR chụp trong đêm. Có vẻ như thời của chân máy đang dần đi vào dĩ vãng.
Hầu hết các nhiếp ảnh gia có kinh nghiệp đều biết rằng để chụp một bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng, một chân máy vững chắc là công cụ tốt nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên với công nghệ ổn định hình ảnh ứng dụng trên cả ống kính lẫn cảm biến trên các DSLR hiện đại, liệu chân máy có đang dần trở nên lỗi thời và mất dần tính phổ biến trong vai trò hỗ trợ người chụp trong những điều kiện thiếu sáng hiện nay?
Câu trả lời thực ra không hề đơn giản bởi ngoài việc chân máy giúp máy ảnh ổn định khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, nó còn là một giá đỡ lý tưởng gánh trên lưng các thân máy chuyên nghiệp cỡ lớn và các ống kính siêu tele với kích cỡ cồng kềnh cố hữu của mình. Đó là còn chưa kể tới hàng loạt phụ kiện đi kèm như đế pin, bộ phát Wi-Fi hay một loạt các linh kiện mới xuất hiện trong thời đại máy ảnh DSLR quay phim HD hiện nay như microphone, các thiết bị hỗ trợ lấy nét hay các đèn quay video chuyên dụng. Cùng với sự phát triển các đầu khớp bi lỏng chuyên dụng để quay lia video gắn trên chân máy, chân máy vẫn giữ được mức độ phổ dụng của mình, dù vai trò của nó đang dần xa rời khỏi chức năng ổn định hình ảnh cho máy trong điều kiện thiếu sáng thuở ban đầu.
Canon EF 70-200mm ƒ/2.8L IS USM, Sigma 70-300mm ƒ/4-5.6 DG OS and Tamron 18-270mm ƒ/3.5-6.3 Di II VC là những ống kính có chống rung.
Ổn định hình ảnh trên ống kính hay trên cảm biến hiệu quả hơn?
Nếu là một nhiếp ảnh gia hay di chuyển, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn hành trang thật gọn nhẹ, và vì thế, chân máy sẽ là lựa chọn cuối cùng nếu bạn bắt buộc phải mang theo. Lựa chọn được ưu tiên trong trường hợp này sẽ là những ống kính tích hợp sẵn cơ chế chống rung quang học, hoặc ít nhất là một thân máy có cơ chế chống rung cảm biến.


Hai hệ thống ổn định hình ảnh này hoạt động hiệu quả ra sao và cơ chế nào tốt hơn thực ra còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan như hãng máy ảnh bạn đang dùng, các đặc điểm vật lý mỗi người và đối tượng mà bạn chụp. Hiện các nhà sản xuất như Canon, Nikon, Panasonic hay Sigma chỉ áp dụng hệ thống ổn định hình ảnh lên ống kính (với các ký hiệu như IS, VR, Mega O.I.S và OS) cho các máy DSLR của mình. Còn các hãng khác như Olympus, Pentax hay Sony lại lựa chọn ứng dụng tính năng chống rung dựa trên cảm biến. Cần lưu ý một điều là, ngay cả khi bạn mua một ống kính của hãng thứ ba có tính năng chống rung quang học, khi lắp trên các máy cũng có tính năng chống rung, bạn sẽ chỉ sử dụng được một trong hai cơ chế chống rung chứ không sử dụng cùng lúc cả hai được.
Theo lý thuyết, cả hai hệ thống ổn định hình ảnh có thể cải thiện từ 2 đến 4 stops so với tốc độ tối thiểu cho phép chụp cầm tay mà máy vẫn không bị rung. Điều này có nghĩa là nếu tốc độ thấp nhất cho phép là 1/200 giây thì khi áp dụng cơ chế ổn định hình ảnh, người chụp vẫn có thể chụp một bức ảnh với tốc độ xuống tới 1/12 giây (4 stops) mà ảnh vẫn không bị mờ nhòe. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng, các nhiếp ảnh gia nhiều kinh nghiệm cho biết, kể cả các ống kính chống rung tốt nhất hay cảm biến chống rung hiệu quả nhất thì độ tối ưu cũng chỉ trong khoảng chừng 3 stops, cộng thêm điều kiện là các ống sử dụng có tiêu cự phải dài hơn 100mm. Với các ống thường hay góc rộng, mức độ cải thiện chất lượng nhờ tính năng ổn định hình ảnh sẽ khó nhận biết hơn. Thêm vào đó, lợi thế của cơ chế ổn định hình ảnh có xu hướng giảm dần khi tốc độ cửa trập tăng lên. Ví dụ, nếu người chụp với ống 200mm và để ở chế độ 1/400 giây có thể bắt được đối tượng chuyển động mà không bị rung thì khi người chụp tăng tốc lên 1/600 giây để tạo hiệu ứng đông cứng chuyển động, vai trò của ổn định hình ảnh trong trường hợp này sẽ khó có thể nhận thấy rõ rệt.
Các công nghệ ổn định hình ảnh cũng có tác động nhất định đến cách thức bạn chụp và số tiền bạn đầu tư cho ống kính. Máy ảnh với công nghệ ổn định hình ảnh cảm biến hoạt động tốt với bất kỳ ống kính tương thích nào, kể cả các ống cũ. Còn các ống kính có cơ chế chống rung lại thường đắt hơn các ống kính không chống rung.
Thông thường, chỉ có ống kính có cơ chế chống rung mới có chức năng xem trước tác động ổn định hình ảnh qua khung ngắm quang. Tuy nhiên, một số thân máy chống rung cảm biến cũng cho phép xem trước tác động chống rung trong chế độ LiveView qua LCD hay khung ngắm điện tử. Một số người thì cho rằng chế độ xem trước hiệu ứng chống rung rất hiệu quả, trong khi số khác lại cho rằng nó chỉ làm cho máy ảnh tốn thêm pin.
Các ống kính chống rung cao cấp thường được trang bị các chế độ lia hoặc công tắc chuyên dụng khi cần chụp lia bám đối tượng. Tính năng này cho kết quả xuất sắc nhờ việc bỏ qua chuyển động ngang và chỉ giảm rung theo chiều dọc. Một số ống kính còn có thể nhận biết máy ảnh đang được đặt trên chân máy và tự động tắt chế độ chống rung để tiết kiệm pin.
Ở chế độ quay phim, có thể nói cả hai hệ thống chống rung đều phát huy hiệu quả xét về một góc độ nào đó, dù rằng công nghệ chống rung quang học trên ống kính có xu hướng yên tĩnh hơn do ít nhất chúng cũng ở vị trí xa micro thu âm tích hợp trong máy ảnh hơn. Hiện Panasonic đã sản xuất thế hệ ống zoom mới với cơ chế chống rung gần như hoàn toàn yên lặng.
ISO cũng góp phần thay đổi vai trò ổn định hình ảnh của chân máy.
Cả ống kính với độ mở lớn hay ISO đặt ở mức cao cũng đều giúp người chụp đẩy tốc độ chụp nhanh hơn trong điều kiện ánh sáng yếu nhất định. Tuy nhiên, các ống tele với độ mở lớn thường rất đắt và hiếm khi đưa được 2 stops so với các ống kính rẻ tiền hơn. Nhưng lợi thế 2 stops này (ví dụ f/2.8 và f/5.6) sẽ có giá trị nếu bạn là ngườI chuyên chụp ánh sáng yếu hoặc nếu bạn muốn xóa thêm phông nên bằng việc sử dụng độ mở lớn.
Tăng giá trị ISO trên máy ảnh để cải thiện khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu cũng có thể giúp bạn có thêm một vài stops lợi thế bên cạnh các ống kính độ mở lớn hay công nghệ ổn định hình ảnh. Nhiều máy ảnh "ngắm là chụp" hiện nay lấy giá trị ISO cao làm thành chế độ ổn định hình ảnh "điện tử" khi ở chế độ tự động toàn phần. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc tăng ISO là chất lượng ảnh sẽ bị suy giảm. Độ suy giảm bao nhiêu còn tùy thuộc vào máy ảnh và bản thân cảm biến của máy nữa. Hầu hết các máy DSLR hiện tại cho phép chỉnh ISO để cải thiện từ 3 tới 5 stops so với mức tiêu chuẩn trước khi chất lượng ảnh trở nên quá tệ. Ví dụ, một máy ảnh APS-C trung bình với ISO 100 là tiêu chuẩn, bạn có thể tăng giá trị ISO lên mức 800 (3 stops) hoặc 3200 (5 stops) mà ảnh thu được vẫn có thể thuộc dạng chấp nhận được.
Gần đây, các DSLR cao cấp như Canon EOS-1Ds Mark IV và Nikon D3S đã cho thấy công nghệ cảm biến và chíp xử lý hình ảnh trên các máy ảnh số hiện đại có khả năng đẩy ISO vượt ra ngoài các giới hạn thông thường từ trước tới nay. Cả hai DSLR đều có thể đặt giá trị ISO lên tới 102.400, cho phép máy ảnh chụp trong điều kiện gần như tối hoàn toàn so với chỉ 3.200 là cao nhất thời ISO máy phim (kể cả cộng thêm xử lý hậu kỳ cũng chỉ tới được 12.800). Rõ ràng, với mức giá trị ISO thêm tới gần 100.000 (cho dù ở mức này ảnh khá nhiễu hạt và nhiễu màu), các máy DSLR mới có đủ khả năng chụp với ISO 6.400 (6 stops hơn ISO 100) và 12.800 (7 stop) mà chất lượng ảnh vẫn đủ kinh ngạc, trong nhiều trường hợp thậm chí còn không hề thua kém các mức ISO 800 và 1.600 ở các phiên bản cùng hãng đời trước.
Khi kết hợp toàn bộ các lợi thế: từ ống kính chống rung, độ mở lớn, ISO cao, bạn có thể đạt được một mức từ 7 tới 10 stop với các phiên bản APS-C mới nhất và tới 13-14 stop khi chụp với các máy chuyên nghiệp. Hãy thử tưởng tượng lợi thế chụp thiếu sáng sẽ là như thế nào khi so sánh với các máy phim hay máy số thường với ISO 100 và một ống kính không chống rung có độ mở f/4 hay f/5.6.
Lợi thế này thực sự không chỉ còn nằm ở những thông số mà đã giúp các nhiếp ảnh gia chỉ cần cầm tay vẫn có thể chụp ảnh và quay phim ở những điều kiện vô cùng tối, điều kiện mà trước đây với máy phim hay kể cả với những máy số đời đầu nếu không có chân máy hay đèn phụ sẽ là điều không thể.
 
Nguyễn Hà - sohoa.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét