Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

CHÈ THÁI NGUYÊN VÀ SẤU BAO TỬ

ANH CƯƠNG ĐÃ CHO ÚT BỈNH VÀO MÊ HỒN TRẬN CỦA HÀ NỘI RỒI. NHƯNG CÒN MỘT MÓN MÀ ÚT BỈNH CHƯA THƯỞNG THỨC MẶC DÙ ĐÃ Ở HÀ NỘI 5 NGÀY. ĐÓ ANH CƯƠNG ĐÓ LÀ MÓN GÌ ??? KỲ TỚI RA HÀ NỘI AANH DẪN ĐI ĂN MÓN ĐÓ NHÉ !!!!




















Ngọt giòn Ô MAI SẤU BAO TỬ

by Nông Sản Ngon (Notes) on Wednesday, November 2, 2011 at 3:16am
Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc, giống như tên gọi, quả sấu… không đẹp, hình tròn, chua, khi non có màu xanh, dần dần càng già, da quả sấu càng sần sùi, khi chín thì có màu vàng.
Mùa sấu thường bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 Dương lịch. Những quả sấu non đầu mùa được gọi với tên sấu bao tử vì có thể ăn được cả hạt. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử và sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Đây là món khoái khẩu của nhiều chị em.




Ô mai sấu bao tử chế biến khá đơn giản. Sấu làm sạch để nguyên cả quả, để ráo nước, cho vào bình, lọ… sạch, sau đó đổ đường khô, rắc 1 ít gừng giã nhỏ và ớt tươi lên trên (không được pha hay cho một chút nước nào vào bình sấu), cứ một lớp đường lại cho một lớp sấu, đóng nắp kín. 1kg – 1,5 kg sấu sử dụng với 1kg đường. Sau một tuần là ăn được, sấu này có thể để quanh năm, ăn bất cứ khi nào mình muốn, khi ăn nhớ sử dụng đồ múc một lần không được để nước hay thìa đang ăn vào bình sấu sẽ làm cho sấu bị váng, lên men. Đối với các chị em không có nhiều thời gian hoặc ngại cầu kì, có thể mua ô mai sấu làm sẵn tại Nông Sản Ngon, Hồng Lam hoặc Tiến Thịnh.
Món sấu ngâm nước mắm ớt thì chế biến rất đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên. Chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh thì tuyệt vời, còn quả sấu thì có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cực ngon.
Theo Internet

Ô mai Hàng Đường
 Hàng Đường là phố ô mai nổi tiếng nhất đất Hà Thành, nhưng quán ô mai được "truyền miệng" ngon nhất lại nằm ở phố Hàng Da. Có 5 món ô mai bạn không thể bỏ qua dịp Tết này.
Với nhiều người, trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món ô mai bé nhỏ. Một món thiết khách và để ăn chơi truyền thống lâu đời. Trong Nam gọi ô mai là xí muội, ngoài Bắc ô mai mới đầu chỉ đơn giản là các loại quả như mận, mơ được sấy khô, tẩm ướp các hương liệu thành một loại quà vặt có vị cay cay, ngọt ngọt...
 
Ngày nay, xí muội miền Nam hay ô mai miền Bắc đều có những đặc trưng riêng. Ô mai miền Bắc giờ đã mở rộng thành cả trăm loại với hình dáng, cách chế biến khác nhau. Ngay cả các loại quả để làm ô mai cũng đã phong phú hơn rất nhiều, thậm chí, cả cánh hoa hồng mỏng manh cũng thành ô mai hoa, hay quả cà chua bi bé nhỏ thành ô mai cà chua bị vị chua chua ngọt ngọt.
Người ta nhắc tới ô mai Hà Nội như một sự gợi nhớ về hương vị đặc biệt giúp người xa quê cảm thấy ấm lòng, người khách tới chơi cảm thấy lưu luyến. Ô mai hàng Đường ngày xưa đơn giản chỉ là từng lọ ô mai trong suốt, khách mua nhiều hay ít, chủ quán đều xúc ra túi bóng kính.
 
Ngày nay, để thuận tiện cho việc bảo quản và đẹp mắt, hầu hết các cửa hàng ô mai đều đã đóng hộp. Những thứ ô mai mận, mơ, quýt, đào giờ nằm gọn gàng trong những chiếc hộp xinh xinh nhìn đã thấy ngọt ngon thèm thuồng.
Nếu có dịp ghé qua phố cổ Hà Nội dịp Tết nguyên Đán Tân Mão đang cận kề. Muốn mua một thứ gì đó đặc sản Hà Nội về làm quà Tết và để thưởng thức, bạn hãy nghĩ tới món ô mai đầy hấp dẫn ở phố hàng Đường. Hay hiệu ô mai với mặt tiền chỉ 1 m2 nhưng chứa đựng sâu trong lòng cả trăm loại ô mai tuyệt hảo ở phố Hàng Da.
Ô mai cũng là món không thể thiếu trong danh mục sắm Tết của nhiều chị em phụ nữ. Ẩm thực365cũng xin gợi ý cho bạn những địa điểm mua ô mai ngon trong dịp Tết.
1. Lâu đời ô mai Hàng Đường
Nói tới ô mai Hà Nội, nhiều người nhắc ngay tới hàng Đường, phố bán ô mai nhiều nhất, lâu đời nhất tại mảnh đất Kinh Kỳ. Ngày xa xưa, ô mai Hàng Đường chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội với loại ô mai truyền thống là mơ.
Nhưng giờ đây, cùng với sự mở rộng về giao thương và đáp ứng nhu cầu của khách thập phương, ô mai Hàng Đường giờ có cả trăm loại. Ô mai phải kể tới có mơ, mận, khế, cà chua, quất, quất hồng bì, sấu…. Mứt có khoai lang, dừa, mít khô đủ loại.
 
 
Những cửa hàng còn lại trên phố Hàng Đường như: cửa hàng ô mai Tiến Thịnh (số 21 Hàng Đường), Gia Lợi (16 Hàng Đường), Gia Thịnh (13 Hàng Đường), Hồng Lam (11 Hàng Đường),.. là những thương hiệu đã được nhiều người biết đến.
Thực ra, ô mai Hàng Đường giờ tỏa khắp các ngõ ngách Hà Nội và được bày trang trọng trong nhiều siêu thị lớn. Nhưng nếu muốn thưởng thức cả cái không khí của phố cổ và thỏa thuê nếm thử các loại ô mai thì Hàng Đường vẫn là địa chỉ lựa chọn số 1.
2. Hiện đại Ô mai Hồng Lam
Ô mai Hồng Lam làm thương hiệu tốt, quán này đi đầu trong việc “hộp hóa” ô mai. 3 sản phẩm đặc trưng nhất là Hồng Lam 1,2,3 là loại ô mai mơ không hột với vị chua, cay khác nhau.
Ngoài ra, các loại ô mai khác như mận, sấu bao tử, khế xào cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Điểm mạnh của loại ô mai này là sự đảm bảo vệ vệ sinh. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế bởi với nhiều người, ô mai ngon là phải được làm thủ công, có bàn tay chăm chút của người làm.
 
 
 
Giá mỗi loại ô mai tại đây dao động từ 7.000-15.000 đồng/lạng. So với nhiều cửa hàng khác, mức giá ô mai Hồng Lam thuộc loại trung bình, mẫu mã đẹp, thích hợp với việc mua làm quà biếu.
 
Địa chỉ: 11 Hàng Đường và nhiều cửa hàng khác nằm rải rác trên các phố Hà Nội
 
 3. Ô mai Vạn Lợi: hương vị đặc biệt
 
Không nằm ở phố ô mai, cửa hàng ô mai Vạn Lợi tách mình ra riêng biệt, khiếm tốn với mặt tiền chỉ nhỉn hơn 1 m2 ở phố Hàng Da. Ấy vậy nhưng với nhiều người sành ô mai tại đất Hà Thành thì đây là điểm lựa chọn số 1.
 
Cửa hàng nhỏ xíu, lại còn chắn một tủ kính ngay trước cửa, người béo... khó lọt qua! Nhưng hãy lựa vào một ngày giữa tuần, giờ giữa buổi, cố lách mình qua khe cửa hẹp bị chắn bởi chiếc tủ kính to đùng ở đây, bạn sẽ khám phá ra một thế giới ô mai với hương vị và màu sắc đầy quyến rũ.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét