Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Chiến hạm hàng đầu của Pháp đến Việt Nam

Chiến hạm hàng đầu của Pháp đến Việt Nam

Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre có khả năng tiếp nhận 16 chiếc trực thăng hạng nặng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe tăng, 450 binh lính... vừa ghé thăm Việt Nam.
> Chiến hạm bậc nhất của hải quân Pháp sắp đến Việt Nam

Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (Pháp) đã cập cảng Baria - Secere (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu chuyến ghé thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Do kích thước quá lớn, tàu không thể cập cảng ở TP HCM mà phải đến Baria - Secere vào sáng 18/6.
Tàu Tonnerre là chiến hạm ưu tú của Hải quân quốc gia Pháp. Đây là một trong 3 tàu đổ bộ tấn công hiện đại hàng đầu châu Âu và thế giới hiện nay. Đơn giá mỗi tàu 420-600 triệu USD.
Tàu có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199 m, rộng 32 m và mớn nước 6,3 m.
Trung tá Benoit De Guibert, Phó thuyền trưởng tàu Tonnerre giới thiệu về chiến hạm.
Sân bay rộng 5.200 m2 của tàu Tonnerre nhìn từ phòng chỉ huy. Tàu Tonnerre có khả năng chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ (trực thăng vận tải, chiến đấu).
Ngoài khả năng chở máy bay, Tonnerre có thể chở 4 tàu đổ bộ cao tốc, 70 xe tăng hay xe thiết giáp và 450 binh sĩ.
Tàu chỉ huy Tonnerre nhìn từ sân bay trực thăng của tàu.
Bên hông tàu chỉ huy Tonnerre là những chiếc xuồng zodiac chuyên dùng cho lính đổ bộ.
Cùng đi với tàu chỉ huy Tonnerre ghé thăm Việt Nam lần này, tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues cũng đã cập cảng Sài Gòn (TP HCM) vào sáng 18/6.
Đây là loại tàu có lượng giãn nước 4.500 tấn, trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Excet, tên lửa đối không tầm thấp và ngư lôi tàu chống ngầm.

Bên trong chiến hạm Tonnerre

Buồng lái tàu chỉ huy Tonnerre.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu, radar hiện đại hàng đầu thế giới.
Thang máy bên trong tàu.
Phòng Internet dành cho binh lính.
Phòng tập thể hình, thể lực.
Khu "bệnh viện" của tàu Tonnerre được trang bị gần 70 giường với đầy đủ các phòng chức năng từ nha khoa đến nội soi.
Phòng chụp Xquang và CT.
Hành lang trên tàu trông như hành lang của khách sạn hạng sang.
Một chiếc trực thăng dưới khoang tàu đổ bộ.
Khoang tàu đổ bộ của Tonnerre.

Chiến hạm bậc nhất của hải quân Pháp sắp đến Việt Nam

Ngày 18-21/6, hai chiến hạm của Hải quân Pháp là tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre cùng tàu hộ tống Georges Leygues sẽ ghé thăm Việt Nam.
> Tàu sân bay Mỹ đón khách Việt Nam

Do quá khổ nên tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre của thuyền trưởng - đại tá Jean-François Quérat không thể cập cảng TP HCM mà sẽ vào cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu. Còn tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues do trung tá Romuald Bomont chỉ huy sẽ thực hiện chuyến thăm xã giao tới TP HCM.
Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre sẽ cập cảng tại Vũng Tàu do quá lớn không thể vào TP HCM. Ảnh: bpctonnerre.free.fr.
Tàu chỉ huy Tonnerre là chiến hạm ưu tú của Hải quân quốc gia Pháp. Đây là một trong 3 tàu đổ bộ tấn công hiện đại hàng đầu châu Âu và thế giới hiện nay. Con tàu thuộc lớp Mistral do hãng đóng tàu DCNS Pháp thiết kế chế tạo (đơn giá mỗi tàu 420 - 600 triệu USD).
Tàu Tonnerre có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199 m, rộng 32 m và mớn nước 6,3 m. Có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người, trong đó có 20 sĩ quan. Tàu có khả năng chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ (trực thăng vận tải, chiến đấu).
Ngoài khả năng chở máy bay, Tonnerre có thể chở số lượng lớn binh lính, phương tiện cơ giới bọc thép, phương tiện đổ bộ dưới khoang đáy tàu. Khi thực hiện hoạt động đổ bộ, các phương tiện sẽ di chuyển ra ngoài bằng cửa đuôi.
Chuyến cập cảng này nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành Jeanne d'Arc 2013. Đây là khóa huấn luyện đã được bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cuối tháng 7/2014, sau khi thực hiện các hải trình qua Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và biển Đông.
123 sĩ quan học viên của Trường huấn luyện thực hành học viên sĩ quan Hải quân (GAEOM) thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ngoài các quốc gia châu Âu, những nước như Togo, Ả rập Xêút, Indonesia và cả Brazil cũng gửi học viên tham gia khóa huấn luyện Jeanne d'Arc 2013.
Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ năm Pháp - Việt Nam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, một sĩ quan học viên của Hải quân Việt Nam sẽ tham gia khoa huấn luyện này tạo nên sự phong phú về sự tham gia của học viên các nước trên tàu cũng như là tăng cường mối quan hệ hợp tác Pháp - Việt.

Tàu sân bay Mỹ đón khách Việt Nam

Ngôi sao của Hạm đội 7 Mỹ USS George Washington đón đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đến thăm, khi con tàu qua vùng biển quốc tế gần Việt Nam lần thứ ba trong ba năm.
> Tàu sân bay Mỹ lượn khắp Thái Bình dương

Được xem là một thành phố độc lập, USS George Washington (mã hiệu CVN-73) với lực đẩy là hai lò phản ứng hạt nhân, có thể chạy 800 km mỗi ngày. Hàng không mẫu hạm này hiện mang theo gần 70 chiếc máy bay và được mệnh danh là "ngôi sao của Hạm đội 7" của Mỹ, với phạm vi hoạt động chủ yếu ở Thái Bình dương.
Trao đổi với VnExpress ngày 20/10, Thuyền trưởng Gregory J. Fenton, người điều khiển con tàu cho biết, dù ra đời cách đây đúng 20 năm, nhưng USS George Washington luôn được nâng cấp thường xuyên với lượng máy bay chiến đấu và vũ khí tinh nhuệ. Năm ngoái và năm 2010, con tàu này cũng từng hiện diện ở vùng nước quốc tế ngoài khơi Việt Nam.
Hiện có hơn 5.500 người đang làm việc trên tàu, sức chứa tối đa của hàng không mẫu hạm này là 6.250 người. USS George Washington có trên 3.000 buồng và phòng, số lượng bữa ăn cung cấp hàng ngày là 18.000.
Một nhân viên điều khiển đang chuẩn bị cho chiếc F/A-18 Super Hornet cất cánh. USS George Washington có 4 động cơ đẩy, cho phép hai phi cơ cất cánh cùng lúc.
Tiếng gầm rú của động cơ máy bay mỗi khi cất và hạ cánh rất lớn. Người làm việc, khách tham quan phải đội mũ bảo hộ riêng, nhét bông vào tai và đeo mũ trùm tai mỗi khi lên đường băng.
Vệt khói kéo dài sau khi máy bay cất cánh. Nhiệt độ tỏa ra cực cao trên đường băng gây nóng rát các vùng da không được che đậy.
Một máy bay đang chuẩn bị hạ cánh trên tàu.
Mỗi khi xuống, máy bay được mắc với một dây đón bắt móc sau đuôi. Phi công phải điều khiển để "câu liêm" móc vào một trong bốn sợi cáp chăng sẵn.
Máy bay sau khi hạ cánh được chuyển về một khu vực riêng.
Một chiếc máy bay đang bay ngang qua tháp điều khiển trên tàu.
Một máy bay chiến đấu phía trên tàu USS George Washington.
Video chiến đấu cơ cất và hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay Mỹ đón khách Việt Nam

Tháp rađa được gọi là Air Boss (Ông sếp lớn của bầu trời), giúp kiểm soát mọi hoạt động cất, hạ cánh cũng như sự di chuyển các máy bay trong đường băng.
Phòng điều khiển trung tâm, nơi ghi nhận các chuyến bay cất và hạ cánh.
Phòng điều khiển dịch chuyển với các máy bay mô phỏng bằng mô hình và các nút quy ước nhiều màu sắc.
Thuyền trưởng Gregory J. Fenton, người điều khiển USS George Washington, đang trao đổi với các phóng viên Việt Nam được mời lên tàu.
Cửa vào trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
Một chiếc máy bay vừa được đưa về trung tâm sau khi hạ cánh.
Phòng sửa chữa có thể ngăn chia làm ba để cho các mục đích khác nhau.
Một nhân viên trong tàu giới thiệu thiết bị tiếp nhiên liệu của máy bay.
Hình ảnh Tổng thống đầu tiên của Mỹ, George Washington, trên tường nhà kho, nơi có chứa các thiết bị và vũ khí.
Mỗi vị khách thăm tàu đều được cấp một chứng chỉ ghi rõ ngày lên tàu, vị trí của tàu khi đó. USS George Washington đã thăm Malaysia trước khi đi qua vùng biển gần Việt Nam. Dự kiến hàng không mẫu hạm này sẽ đến thăm Philippines từ ngày 24/10.
Hiện một tàu sân bay khác của Mỹ là USS John Stennis cũng hiện diện tại tây Thái Bình dương, tạo nên sự chú ý trong bối cảnh khu vực đang tồn tại các tranh chấp chủ quyền về biển đảo. Từ năm ngoái, Mỹ đã công bố và thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình dương.
Quốc Huy

Tàu sân bay Mỹ lượn khắp Thái Bình dương

Hàng không mẫu hạm USS George Washington di chuyển khắp khu vực châu Á - Thái Bình dương trong thời gian qua, sẵn sàng bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ và đồng minh.
> Chiến hạm các nước đổ về Biển Đông
> Mỹ điều tàu tới tây Thái Bình dương

Tàu USS George Washington di chuyển tại Thái Bình dương trong nhiệm vụ tuần tra thông thường hôm 12/9. Theo tạp chí TIME của Mỹ, tàu sân bay này thuộc một nhóm tàu chiến đấu được điều tới khu vực châu Á - Thái Bình dương, cùng với một nhóm tàu khác có hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Mỗi tàu sân bay nói trên có 80 chiến đấu cơ. Mỗi nhóm tàu chiến đấu mà hai tàu này tham gia còn có nhiều tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu hậu cần.
Hôm 21/9, USS George Washington tới đảo Guam trong chuyến thăm cảng kéo dài 4 ngày.
Các thủy thủ kéo các kiện hàng trên boong tàu USS George Washington hôm 2/10. Chiến hạm này hiện cùng với phi đội máy bay chiến đấu của nó đang hợp thành một lực lượng sẵn sàng, nhằm bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ cùng các đồng minh, đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình dương.
Các thủy thủ kéo một đường ống trên tàu USS George Washington trong khi thực hiện việc tiếp liệu trên biển với tàu chở dầu USNS Pecos hôm 2/10.
Binh sĩ Mỹ giới thiệu về tàu USS George Washington cho người dân địa phương và thành viên Lực lượng Vũ trang Malaysia trong một tour tham quan con tàu hôm 10/10.
Binh sĩ Mỹ rước quốc kỳ nước này cùng cờ của hải quân và cờ riêng của tàu USS George Washington hôm 13/10, khi tàu đang ở eo biển Malacca, phía nam của Malaysia.
Các phóng viên Malaysia và quốc tế theo dõi chiếc chiến đấu cơ đáp xuống boong tàu hôm 12/10, khi USS George Washington đang hoạt động tại biển Andaman, phía đông của Ấn Độ Dương.
Một chiếc E-2C Hawkeye từ từ đáp xuống boong tàu USS George Washington hôm 15/10. Sự xuất hiện của các tàu sân bay Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình dương gây nhiều chú ý, do khu vực này đang có những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa một số nước, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua.
Hai thủy thủ trên siêu tàu sân bay Mỹ cùng tham gia một bài tập cảnh báo an ninh hôm 16/10.
Chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS George Washington trong một chuyến bay thông thường ngày 17/10.
Hà Giang(Ảnh: Facebook USS George Washington)

Siêu tàu sân bay hạt nhân Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Một nhóm tàu tấn công của hải quân Mỹ, do siêu tàu sân bay USS Nimitz dẫn đầu, sẽ có mặt ở Hàn Quốc vào cuối tuần này để tham gia tập trận.
> Triều Tiên dọa đáp trả tập trận Mỹ-Hàn
> Mỹ-Hàn ngừng tập trận, Triều Tiên sẽ làm gì

Siêu tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: blogspot
Ngoài tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Nimitz, nhóm trên bao gồm các tàu khu trục và tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường, AFP dẫn thông báo của quân đội Mỹ hôm nay, nhưng không tiết lộ quy mô cụ thể.
"Những chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ là một biểu tượng rõ ràng cho cam kết của Mỹ đối với khu vực này và thể hiện mối quan tâm liên tục về việc đảm bảo một môi trường cho sự thịnh vượng về kinh tế và ổn định khu vực", thông báo viết.
Theo thông báo này, tàu sân bay Nimitz dự kiến cập cảng thành phố Busan, phía nam Hàn Quốc vào ngày mai. Con tàu có trọng tải 97.000 tấn là một trong những chiến hạm lớn nhất trên thế giới.
Tàu sẽ tham gia vào các hoạt động diễn tập tìm kiếm và cứu hộ, cũng như tập trận quanh bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối xác nhận những thông tin cho rằng, cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tuần tới dọc các bờ biển phía đông và phía nam.
Triều Tiên trước đó đã tỏ phản ứng cứng rắn trước việc Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tập trận. Hai nước đồng minh cũng mới kết thúc hoạt động diễn tập chung rầm rộ suốt hai tháng qua trong không khí căng thẳng tột độ trên bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Triều Tiên gần biên giới tranh chấp ở Hoàng Hải đã được lệnh đáp trả lại dù "chỉ một viên đạn" rơi vào vùng lãnh hải của họ, tư lệnh quân đội Triều Tiên cho biết trong một thông báo hôm 7/5.
"Bất kỳ sự phản công tiếp theo nào sau đó cũng sẽ dẫn đến một sự đáp trả quân sự, trong đó các đảo ở biên giới của Hàn Quốc sẽ bị chìm trong biển lửa", thông báo đe dọa.
Triều Tiên từng nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hồi tháng 11/2010, khiến 4 người thiệt mạng và làm dấy lên lo ngại chóng vánh về một cuộc xung đột toàn diện.
Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên dâng cao trong những tháng gần đây, khi Bình Nhưỡng liên tiếp đưa ra những lời đe dọa trước các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn mà nước này xem là "diễn tập xâm lược Triều Tiên".
Căng thẳng lắng dịu trong tuần qua sau khi cuộc tập trận chung của hai đồng minh kết thúc hồi cuối tháng 4. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Triều Tiên đã di chuyển hai tên lửa tầm trung khỏi các bệ phóng.






Mỹ tập trận rà phá thủy lôi lớn nhất vùng Vịnh

Hải quân từ hơn 40 nước trên thế giới hôm qua tập trung ở Bahrain để tham gia vào cuộc tập trận rà phá thủy lôi do Mỹ dẫn đầu.

Tàu vận tải đổ bộ USS Ponce của Mỹ trong cuộc tập trận IMCMEX năm ngoái. Ảnh: US Navy
Theo Gulf News, cuộc tập trận chống thủy lôi quốc tế IMCMEX do Tư lệnh Trung ương Các lực lượng Hải quân và hạm đội 5 của Mỹ đóng ở Bahrain chủ trì, kéo dài đến 30/5 tới.
Thông báo từ Hạm đội 5 cho hay, IMCMEX gồm 3 giai đoạn, là "cuộc tập trận lớn nhất thuộc loại này trong khu vực và sẽ bao gồm nhiều hoạt động phòng thủ được thiết kế để bảo vệ thương mại quốc tế, an ninh hàng hải và cơ sở hạ tầng hàng hải".
Hôm qua, 41 nước tham gia vào IMCMEX đã tiến hành các bước chuẩn bị cho bài tập chính trên biển diễn ra vào tuần tới. 35 tàu, 18 phương tiện dưới nước không người lái và hơn 100 thợ lặn xử lý chất nổ sẽ cùng nhau diễn tập chống thủy lôi.
IMCMEX phản ánh mối lo ngại mang tính quốc tế và khu vực về vùng Vịnh, một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, dễ bị tổn thương bởi các loại thủy lôi, nhất là sau khi Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz.
IMCMEX diễn ra lần đầu vào năm ngoái, đúng thời điểm Iran đưa ra lời đe dọa trên, dưới áp lực từ bỏ chương trình hạt nhân của phương Tây. Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ khẳng định cuộc tập trận không nhằm vào Iran hay bất cứ nước nào mà chỉ nhằm tăng cường khả năng chống thủy lôi của các đồng minh và đối tác


Siêu tàu sân bay tham gia tập trận Mỹ - Hàn

Hàn Quốc và Mỹ dự kiến diễn tập hải quân chung trên vùng biển quanh bán đảo Triều Tiên tuần này, với sự tham gia của một siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có tải trọng gần 100.000 tấn.
> Mỹ, Hàn ngừng tập trận, Triều Tiên sẽ làm gì?

Ảnh:
Tàu sân bay Nimitz (CVN-68). Ảnh minh họa: nol.navy.mil
Cuộc tập trận chống tàu ngầm được thực hiện vào khoảng cuối tuần qua, các nguồn tin quân sự cho biết. Các tàu khu trục Aegis của cả hai nước, máy bay tuần tra P-3C và tàu ngầm sẽ được triển khai trong cuộc tập trận, và một siêu tàu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, với tải trọng 97.000 tấn dự kiến cũng tham gia diễn tập.
Đây là cuộc tập trận thứ hai trong chuỗi những cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn dự kiến diễn ra trong năm nay.
Triều Tiên có một đội tàu ngầm lớn, một trong số đó bị Hàn Quốc cáo buộc là đã phóng thủy lôi vào một tàu chiến nước này hồi năm 2010, làm 46 thủy thủ Hàn thiệt mạng. Bình Nhưỡng luôn bác bỏ cáo buộc trên.
Mỹ và Hàn Quốc tháng trước kết thúc cuộc tập trận thường niên mang tên Đại bàng Non, vốn bắt đầu từ tháng ba, trong bối cảnh căng thẳng liên Triều dâng cao do những lời đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng và cuộc thử hạt nhân hôm 12/2.
Mặc dù thường gọi cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn là sự diễn tập xâm lược, những phát ngôn của Triều Tiên trở nên thù địch hơn vào năm nay, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un. Trong hai tháng qua, nhiều lần Bình Nhưỡng dọa sẽ tấn công hạt nhân vào Mỹ và Hàn Quốc. 

"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ

 |

Có thể người Trung Quốc tự hào với súng trường bắn tỉa hạng nặng có tên BQU-10, nhưng nếu so sánh với Anzio của Mỹ thì QBU-10 vẫn chỉ là 1 cậu bé.

Với cỡ nòng 12,7 mm, QBU-10 được xem là "người khổng lồ" trong dòng súng trường của TQ nhưng báo chí TQ vẫn cảm thấy thẹn khi mang loại súng này so với súng trường hạng nặng Anzio của Mỹ có cỡ nòng lên tới 20mm...
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Theo báo chí TQ thì Anzio là khẩu súng trường đầu tiên được Mỹ thiết kế có cỡ nòng lớn hơn 12,7 mm, điểm tới hạn của các nhà sản xuất vũ khí tại TQ...
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Ngoài biến thể chính được sản xuất với số lượng lớn nhất sử dụng đạn 20 x 102 mm vốn dùng cho pháo 6 nòng Vulcan, Anzio còn được bán với các biến thể sử dụng đạn 12,7 x 99 mm BMG và 20/50...
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Hình ảnh vỏ đạp khủng của Anzio khiến nhiều người cảm thấy... choáng.
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Giống như những khẩu súng trường cỡ đạn 20 mm, Anzio có kích thước cực kỳ lớn với chiều dài 2,03 m (trong đó nòng súng dài 1,25 m).
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Súng có khối lượng từ 26,8-59 kg nếu lắp đủ đạn và các phụ kiện như giá đỡ nòng 2 chân, giá đỡ báng súng, hệ thống giảm giật đầu nòng, kính ngắm.
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Do có tầm sát thương tối đa tới gần 5 km, Anzio thường đi kèm với kính ngắm có độ khuếch đại từ 32 - 64x (các loại súng bắn tỉa tầm xa thông thường sử dụng đạn 12,7 mm của Mỹ như Barrett M107 chỉ đi kèm với kính ngắm 14x ).
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Động năng của một viên đạn 20 mm bắn từ Anzio lên tới 51.500 J, vượt qua đạn của “pháo cầm tay” RT-20 và gấp hơn ba lần so với động năng của đạn súng bắn tỉa 12,7 mm thông thường.
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Theo báo chí TQ thì Anzio hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “gã khổng lồ“ của các loại súng trường cỡ nòng lớn.
"Người khổng lồ" bắn tỉa của quân đội Mỹ
Hiện nay số lượng súng Anzio được biên chế trong quân đội Mỹ chỉ dừng lại ở con số nhất định do loại súng này có kích thước khủng nên việc bảo đảm tính cơ động chính là điểm yếu cố hữu của nó...

Kỹ năng đối phó của lính Mỹ khi rơi vào tay địch

 |

Đối với những chuyên gia tình báo quân đội, những tù binh chiến tranh là các mỏ vàng.

Đối với bất kỳ một lính Mỹ nào, việc bị bắt làm tù binh cũng bị coi là tình cảnh tồi tệ nhất.
Chết là một kết cục nhanh chóng, bị thương thì có thể được đưa về tuyến sau, tuy nhiên nếu bị bắt giữ, lính Mỹ sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ như tra tấn, nhồi sọ tẩy não hay bị phơi bày trước truyền thông như thành quả chiến thắng của đối phương. Vì điều này, binh sĩ của họ luôn được huấn luyện khả năng đối phó với trường hợp bị bắt làm tù binh ở mức cao nhất.
Là đội quân thiện chiến và chuyên nghiệp bậc nhất thế giới, lẽ dĩ nhiên Quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị trước cho binh lính của họ những hướng dẫn chi tiết nhất về kỹ thuật tránh bị bắt giữ làm tù binh và làm thế nào để sống sót, bảo vệ bí mật và trốn thoát sau khi bị bắt giữ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tránh né ngắn hạn
Một quân nhân Mỹ được dạy phải thực hiện các kỹ thuật tránh né ngắn hạn nếu như đội của họ đang tạm thời bị tách rời và mất liên lạc với lực lượng chính.
Điều này có thể xảy ra khá thường xuyên trong các chuyến tuần tra, đặc biệt là tuần tra tầm xa (thường được gọi với thuật ngữ LURPS trong quân đội Mỹ).
Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được khuyến cáo là bỏ mũ sắt trước khi đầu hàng để được đối xử tốt hơn.
Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được khuyến cáo là bỏ mũ sắt trước khi đầu hàng để được đối xử tốt hơn.
Khi người lính bị tách ra khỏi lực lượng chính, kỹ năng sống sót cơ bản và tìm đường là những yếu tố sống còn. Chừng nào họ biết đích xác vị trí của mình cũng như điểm đến tiếp theo, chừng đó mạng sống của họ còn được đảm bảo.
Ngoài ra, các kỹ năng khác như khả năng di chuyển qua các vùng đồng bằng, thành phố sẽ giúp họ nhanh thoát khỏi tình cảnh khó khăn.
Sau tránh né ngắn hạn, khi gặp lại đơn vị mình, lính Mỹ cũng phải thực hiện những yếu lĩnh cơ bản:
1. Chọn vị trí ở gần tiền tuyến sẽ có nhiều cơ hội gặp lại đơn vị.
2. Luôn quan sát và bình tĩnh chờ đợi những nhóm tuần tra của quân mình.
3. Hãy để cho đơn vị đi về phía mình, không chủ động chạy về phía họ.
4. Không được để lộ vị trí của mình hay của nhóm tuần tra đồng minh cho đối phương biết.
5. Chuẩn bị sẵn cờ trắng.
6. Hô to khẩu lệnh bí mật.
7. Đừng làm gì ngu ngốc. Đơn vị đồng minh có thể sẽ nghĩ bạn là đối phương đang dùng kế trà trộn, do đó hãy bình tĩnh chứng minh nhân thân.
Tránh né lâu dài
Rất ít người lính sẽ phải tránh né lực lượng đối phương trong thời gian dài hay phải di chuyển một quãng đường cực kỳ xa trong khu vực của đối phương.
Những trường hợp phải thực hiện kỹ thuật tránh né lâu dài thường là tổ lái máy bay bị bắn hạ hay các tù binh chiến tranh trốn thoát, hãn hữu là một vài trường hợp tổ tuần tra bị điều đi quá xa trong khi tình thế chiến tranh thay đổi nhanh.
Trong trường hợp này, người lính cần phải cố gắng bình tĩnh và thư giãn. Nỗi sợ hãi và căng thẳng sẽ khiến họ mặc thêm sai lầm.
Trong tình cảnh tránh né lâu dài, thời gian không phải là kẻ thù của họ vì mục đích của họ là chỉ cần về được với đơn vị, không nhất thiết là phải mất bao nhiêu thời gian, kể cả nhiều tuần hay nhiều tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Lính Mỹ luôn được khuyến cáo đầu hàng nếu ở trong tình trạng đơn độc và không có vũ khí.
Lính Mỹ luôn được khuyến cáo đầu hàng nếu ở trong tình trạng đơn độc và không có vũ khí.
Theo các bộ luật của Mỹ, một binh sĩ phải cố gắng bằng tất cả mọi cách để trở về đơn vị mình. Nếu anh ta bị bắt giữ, sứ mệnh của anh ta là phải trốn thoát (có rất ít người làm được điều này).
Việc bị bắt lại sẽ khiến trốn thoát lần sau khó khăn hơn nhiều, do đó, người lính phải thực hiện tất cả mọi thủ thuật về ngụy trang, lẩn trốn để tránh khỏi tai mắt của đối phương.
Luôn phải tự thân vận động
Trong hoàn cảnh phải tránh né đối phương, người lính chỉ được tin tưởng vào chính bản thân mình, họ không được phép tin tưởng những người dân xung quanh trừ khi bắt buộc phải làm vậy.
Quân đội Mỹ là quân đội viễn chinh, do đó lính Mỹ có thể sẽ phải rơi vào những vùng có phong tục hoàn toàn khác so với họ. Những cử chỉ thân thiện trong văn hóa Mỹ có thể lại là những tín hiệu thù địch đối với người dân xung quanh.
Việc đóng giả thành dân địa phương là một trong những ý tưởng tồi tệ nhất. Ngay cả khi ngoại hình và trang phục của người lính giống như người bản địa thì ngôn ngữ, hành động đặc trưng của họ cũng khiến họ bại lộ. Một sai khác nhỏ trong chất giọng hay cách dùng từ có thể khiến người dân địa phương nhận ra ngay những người kia không phải đồng minh của mình.
Nếu một lính Mỹ có đủ may mắn để liên lạc được với nhóm người địa phương có cảm tình thì anh ta có thể trông chờ vào sự chỉ dẫn của họ. Tuy nhiên, anh ta nên nhớ những người dân này hoàn toàn không được bảo vệ bởi bất kỳ một điều luật hay công ước nào, do đó, hậu quả đối với họ có thể là rất khủng khiếp.
Vì vậy, nhiệm vụ của người lính là luôn phải giữ khoảng cách đối với những người giúp mình khi có cơ hội. Ví dụ, nếu anh ta bắt buộc phải di chuyển cùng nhóm giúp mình, quân nhân Mỹ phải tránh ngồi cùng và nói chuyện với họ hết sức có thể. Tốt nhất, mọi trao đổi nên dùng những cách ra dấu đặc biệt thay vì phải nói chuyện.
Cuối cùng, trong hoàn cảnh này người lính luôn phải sẵn sàng với tình huống tách rời nhóm những người giúp mình và không mang theo bất kỳ thứ gì có thể làm lộ hành động của họ như tên, địa chỉ được ghi chép trong sổ tay hay dấu đánh trên bản đồ.
Giao tiếp
Nếu người lính có cơ hội tiếp cận dân địa phương và cảm thấy đủ an toàn để xin sự giúp đỡ, giao tiếp thường là vấn đề lớn vì hai bên không hiểu ngôn ngữ của nhau. Để làm giảm bớt khó khăn cho tình huống này, chính phủ Mỹ đã trang bị cho mỗi quân nhân của họ một tấm phiếu được gọi là “Blood Chit”.
Cờ ăn xin của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Cờ ăn xin của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Tấm phiếu này là một lá cờ Mỹ bằng vải được in những câu giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh và các thứ tiếng của địa phương nơi diễn ra cuộc chiến.
Quan trọng hơn, trên phiếu “Blood Chit” có in số hiệu đặc biệt để nhận dạng người lính sở hữu nó. Bất kỳ người dân nào giúp quân nhân Mỹ cũng có thể được trao thưởng bằng cách đọc ra số hiệu trên “Blood Chit” của người lính được giúp đỡ.
Cứu giúp người bị thương
Nếu có người nào bị thương trong nhóm, anh ta sẽ được ưu tiên trốn thoát trước, tuy nhiên nếu vết thương quá nặng, quân nhân Mỹ được luật pháp cho phép người này đầu hàng để giữ mạng sống.
Không phải đội quân nào cũng tuân thủ công ước Geneva về tù nhân chiến tranh, do đó, khi bị bắt giữ, lính Mỹ sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng khủng khiếp nhất ví dụ như những binh lính Mỹ bị quân Somalia bắt giữ tại Mogadishu năm 1993 trong ảnh này.
Dù vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu hàng, điều kiện thực tế cũng cần được xem xét, ví dụ đối phương đã nổi tiếng về việc giết tù nhân bất chấp công ước Geneva thì việc đầu hàng không giúp gì người bị thương cả.
Luôn cố gắng cập nhật thông tin bên ngoài
Lính Mỹ cũng được hướng dẫn phải luôn cập nhật thông tin về cuộc chiến khi ẩn tránh vì cuộc chiến có thể kết thúc sớm hơn họ dự định. Trên thực tế, đã có một số người lính Nhật Bản cố gắng ẩn náu trên một hòn đảo tại Nam Thái Bình Dương đến 25 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Họ không hề hay biết chiến tranh đã kết thúc.
Nếu điều xấu nhất xảy ra, quân nhân Mỹ bị bắt giữ, họ có thể lựa chọn giữa việc đầu hàng và chống lại. Nếu đơn độc và không có vũ khí, lựa chọn ưu tiên là đầu hàng, tuy nhiên nếu họ có một nhóm với đầy đủ vũ khí thì cơ hội chiến thắng đối phương sẽ rất cao vì họ có yếu tố bất ngờ.
Khi bị bắt, một quân nhân Mỹ được quy định chỉ khai báo 4 thông tin sau: Tên tuổi, cấp bậc, số hiệu quân nhân và ngày tháng năm sinh. Họ không được phép nhắc đến đơn vị mình hay sĩ quan chỉ huy của mình hay trưởng nhóm vì những thông tin này có thể rất hữu dụng cho đối phương.
Trong cẩm nang hướng dẫn của quân nhân Mỹ, các binh sĩ được dạy phải nhớ 9 điều khi thực hiện các kỹ thuật tránh né, lẩn trốn:
1. Một nhóm lớn thường dễ bị phát hiện. Nếu nhóm binh sĩ cần tránh né có số lượng lớn, tốt nhất là họ nên chia ra thành các tổ bốn người, điều này sẽ khiến đối phương khó truy lùng hơn.
2. Chừng nào người lính còn mặc quân phục, họ có quyền tấn công các mục tiêu quân sự của đối phương. Tuy nhiên, họ không được tấn công thường dân.
3. Không được cải trang thành dân địa phương trừ khi có thể làm điều này một cách hoàn hảo. Chỉ một lỗi nhỏ trong ngôn ngữ hay hiểu biết về phong tục cũng có thể nhanh chóng khiến thân phận người cải trang bại lộ.
4. Nếu quân nhân tiếp đất bằng dù, anh ta phải luôn giả định rằng quân địch đã nhìn thấy khi anh ta đang hạ xuống, do đó, anh ta cần phải rời khỏi vị trí tiếp đất ngay sau khi hạ xuống.
5. Tuyệt đối tuân theo các luật về cải trang, ẩn náu và di chuyển.
6. Di chuyển bình tĩnh, vội vàng sẽ khiến người lính kém cảnh giác với xung quanh và nhanh chóng mệt mỏi.
7. Luôn tránh các vùng đông dân cư và các tuyến đường hay có người qua lại hết sức có thể. Nếu bị tiếp cận bởi người lạ, hãy giả điếc, câm hay ngớ ngẩn.
8. Nếu được giúp bởi dân địa phương, đừng đánh dấu vào bản đồ vì nếu bạn bị bắt, đó sẽ là đầu mối để kẻ địch tìm ra ai đã giúp đỡ bạn.
9. Quan sát cẩn thận hướng di chuyển của quân địch, các vị trí quân sự, vũ khí khí tài, tuy nhiên đừng ghi bất kỳ thứ gì lại vì nếu bị bắt bạn có thể bị xử thêm tội gián điệp.

Uy lực "Đại bàng" F-15: Tiêm kích "trăm trận bất bại" của Mỹ

 |

F-15 là máy bay tiêm kích "trăm trận bất bại", đánh dấu trang sử hào hùng trong lịch sử nước Mỹ.

Tổng cộng có 1.200 chiếc F-15 Eagle cũng như các biến thể trang bị trong không quân Mỹ, Arab Saudi, Israel, Nhật Bản và một số nước khác.
Tuy đây không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng nó được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới.
Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên.
F-15 có thể lên tới trần bay 10.000m trong khoảng 60 giây.
F-15 có chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.
F-15 được trang bị một hệ thống điện tử đa năng gồm radar điều khiển hỏa lực tầm xa, màn hình HUD, hệ thống dẫn đường, hệ thống chế áp điện tử.
Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được thông qua một máy kết hợp.
Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên đã chứng minh thành tích vượt trội của loại máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Nó đã bắn hạ được 36 trong tổng số 39 chiếc máy bay của Iraq bị bắn rơi.
Không quân Iraq sử dụng những chiếc MiG-25 (của Nga) tuy có tốc độ cực cao nhưng cơ động kém hơn.
Ngoài nhiệm vụ không chiến, các biến thể F-15E đảm nhiệm thêm vai trò không kích mục tiêu mặt đất.
Các phi công F-15 thậm chí còn bắn rơi trực thăng Iraq bằng...bom.
Trong suốt các cuộc chiến, F-15 đã tham gia 104 trận không chiến, một nửa trong số đó của phi công Israel.
Ngoài vũ khí tên lửa và bom, F-15 còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm dùng cho không chiến tầm gần.
F-15 có khả năng mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.
Sau những thành công lớn trong chiến đấu, Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 làm "bệ phóng" cho tên lửa chống vệ tinh ASM-135.
Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Mỹ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa chống vệ tinh có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.
Chương trình dùng F-15 phóng tên lửa chống vệ tinh đã thành công ít nhất một lần nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ.
Trong tương lai, F-15 sẽ sớm được thay thế bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn trong Không quân Mỹ.

Điểm lại những thử thách “rợn người” với lính Mỹ trong "Hổ mang vàng"

 |

(Soha.vn) - Trong cuộc tập “Hổ mang vàng” tại Thái Lan, các binh sĩ Mỹ đã phải trải qua những thử thách khắc nghiệt để tồn tại trong rừng nhiệt đới.

Cuộc tập trận “Hổ mang vàng” diễn ra vào tháng 2/2013 ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) với sự tham gia của 13.000 binh sĩ của nước sở tại và Mỹ. Binh sĩ của hai nước đã tham gia huấn luyện tác chiến bộ binh, chia sẻ kinh nghiệm về y tế và tìm ra những cách tốt nhất để sống sót ở giữa rừng nhiệt đới.
Các binh sĩ đã trải qua rất nhiều thử thách từ tìm côn trùng để ảnh, tìm nước uống cho đến tránh rắn độc và thậm chí ăn thịt, uống máu của chúng. Họ cũng phải trải qua một lớp họp phân biệt 90 mẫu lá, rễ cây, trái cây và côn trùng khác nhau.
Cuộc tập trận “Hổ mang vàng” nhằm mục đích giúp binh sĩ Mỹ và Thái Lan có những kinh nghiệm chiến đấu thực tế trong rừng nhiệt đới.
Các binh sĩ tham gia lớp học phân biệt trái cây và lá ở vùng nhiệt đới.
Lớp học dạy các kỹ năng sống sót trong rừng nhiệt đới do các chuyên gia quân sự Thái Lan giảng dạy.
Cách khống chế rắn hổ mang.
Các binh sĩ Mỹ tỏ ra rất hứng thú với kỹ năng khống chế rắn hổ mang.
Cách vặt lông gà.
Các nấu chín thực ăn trong điều kiện thiếu thốn.
Một binh sĩ ăn sâu vẫn còn sống.
Một binh sĩ khác thử một loại trái cây của vùng nhiệt đới.
Một chuyên gia Thái Lan hướng dẫn cách bóc vỏ dừa bằng răng.
Một nữ binh sĩ Mỹ thử khống chế rắn hổ mang chúa.
Một số binh sĩ thậm chí còn tình nguyện uống máu rắn.
Một lính Mỹ dùng đuôi rắn hổ mang nhét vào mũi.
Một lính Mỹ thực hành cách giết một con gà bằng răng trong khuôn khổ cuộc tập trận Hổ mang vàng 2013 tại Thái Lan ngày 20/2.

'Quái vật' Mỹ thường trú Biển Đông có gì đáng gờm?

 |

Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore. Đây là một trong những động thái của Mỹ nhằm đối phó với nguy cơ từ điểm nóng ở Biển Đông.

Tầu tuần duyên LCS là lớp tầu tác chiến tàng hình trên vùng nước nông, vùng biển gần bờ, có khả năng tác chiến độc lập hoặc liên kết phối hợp với các binh chủng khác trong lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển.
Giới quân sự cũng như báo chí Trung Quốc rất chú ý đến động thái trên và liên tục có các bài phân tích về loại chiến hạm vô cùng tối tân này cùng với những nhiệm vụ của nó ở Biển Đông.
Tầu chiến tuần duyên ( LCS) là lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu nổi mới của Hải quân Mỹ. Tầu LCS là mẫu tầu chiến cao tốc, có khả năng cơ động cao, có khả năng kết nối mạng tác chiến trên biển, lớp tầu tuần duyên này là là mẫu tầu chuyên biệt của thế hệ tầu nổi tương lai của Mỹ, chương trình phát triển thế hệ tầu nổi tương lai này có tên là DD(X).
Sơ đồ kết hợp động cơ Diezen và động cơ turbingas DODOG cho các tầu có khả năng tăng tốc đột ngột. Có khả năng chống ngư lôi tầu ngầm và tên lửa chống tầu.
LCS được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cấp bách cho tàu hoạt động trong các vùng nước nông (vùng nước ven biển) để ngăn chặn các mối đe dọa đang tăng lên bởi xuất hiện nhiều khả năng chiến tranh "phi đối xứng" từ các loại thủy lôi, mìn ven biển, các tàu ngầm diesel có độ ồn rất thấp (lớp Kilo), khả năng tấn công bằng chất nổ của những lực lượng đặc công nước vànhững nhóm khủng bố được vũ trang, sử dụng những tầu, xuồng cỡ nhỏ, có tốc độ cao, được vũ trang bằng các loại vũ khí nhẹ.
Tháng Năm năm 2004, Bộ Quốc phòng Mỹ và Hải quân Mỹ thông báo đã ký hai hợp đồng thuộc lĩnh vực quốc phòng riêng biêt với hai công ty là Lockheed Martin and General Dynamics đồng thời tiến hành thiết kế lớp tầu mới, thiết kế chi tiết và đóng hai tầu thử nghiệm mẫu số 0 (áp dụng thử), lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu tương lai LCS.
Lockheed Martin Corp. phối hợp với công ty thiết kế Gibbs & Cox (Arlington, VA), 2 xưởng đóng tàu Marinette Marine Corp. (Marinette, WI) và Bollinger (Lockport, LA).
Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng đóng con tàu đầu tiên, LCS 1, trong tháng 12 năm 2004. Con tầu LCS 1 được đặt tên là USS freedom, được bắt đầu đóng vào tháng Sáu năm 2005 tại xưởng đóng tàu Marinette Marine tại Wisconsin. Nó đã được hạ thủy vào tháng Chínnăm 2006.
Tầu được bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng Bảy năm 2008. Tầu LCS được bàn giao choHải quân Mỹ vào tháng 9 năm 2008 và được biên chế đầy đủ vũ khí trang bị vào 8 tháng 11, 2008.
Tầu đỗ tại căn cứ hải quân tại San Diego. 16 Tháng 2 Năm 2010, USS Freedom rời căn cứ Hải quân Mayport để bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tiên của nó, hai năm trước kế hoạch.
General Dynamics đã nhận được hợp đồng thiết kế và đóng tầu USS Independence, LCS 2, vào tháng 10 năm 2005. Con tầu được bắt đầu đóng vào tháng Giêng năm 2006 tại xưởng đóng tàu Austal USA tại Mobile, Alabama.
Nó đã được hạ thủy vào tháng Tư năm 2008 và chính thức đặt tên USS Indefendence vào tháng 10 năm 2008. Con tàu hoàn thành thử nghiệm trên biển củanhững nhà thiết kế và đóng tầu vào tháng 10 Mười năm 2009 và được bàn giao cho Hải quân Mỹvào tháng 5 2009. Nó được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào tháng Giêng năm 2010.
Model tầu LCS - 2.
General Dynamics Bath Iron Works và các hãng Austal USA (Mobile, Alabama), BAE Systems (Rockville, MD), GD Advanced Information Systems (Fairfax, VA), L3 Communications Marine Systems (Leesburg, VA), Maritime Applied Physics Corporation (Baltimore, MD) và Northrop Grumman Electronic Systems (Baltimore, MD). Cần nói thêm là Austal USA là chi nhánh của công ty chuyên thiết kế và đóng các thương thuyền và chiến hạm bằng nhôm.
Hãng Austal có 5 cơ sở sản xuất: 3 tại Úc, 1 tại Margate, Tasmania và 1 tại Mobile, Alabama. Lockheed Martin dùng thiết kế cổ điển với thân tàu bằng thép và thượng tầng kiến trúc bằng nhôm trong khi đó General Dynamics dùng kiến trúc ba thân ghép lại (tri-hulled-trimaran design) vỏ bằng nhôm. Thiết kế chung cho cả 2 loại :
Cả hai có lườn tàu lườn thấp hơn tàu chiến thông thường để dùng trong các khu vực sát bờ biển (cạn hơn 20 ft) được gắn động cơ diesel cùng với động cơ phản lực (gas turbine) để đạt vận tốc trên 45 hải lý. Ống hơi nước (waterjet) điều khiển được dùng để lái tàu thay vì chân vịt và bánh lái giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.
Cả hai chiếc đều có sân trực thăng lớn gấp rưỡi so với các chiến hạm khác, đủ chỗ cho 2 trực thăng loại MH-60 Seahawks và các trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout cũng như hệ thống cẩu thả và kéo các xuồng cao tốc (có nhân viên hay điều khiển vô tuyến) từ lái tàu và 2 bên hông gần mặt nước.
Thay vì trang bị cố định như các chiến hạm thông thường, chiến hạm loại này có thể nhanh chóng thay đổi vũ khí trang bị để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Vũ khí trang bị có thể sử dụng là của Mỹ, Nga hoặc các nước công nghiệp thuộc khối NATO. Việc thay đổi trang bị có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng với nhu cầu chiến trường và giảm chi phí cho những khách hàng tiềm năng khi xuất khẩu.
Được trang bị hệ thống chia sẻ thông tin chiến thuật hiện đại mới nhất (advanced networking capability to share tactical information) để phối hợp tác chiến với các máy bay chiến đấu, chiến hạm, tàu ngầm và đơn vị bạn trong vùng.
Những đặc điểm độc đáo
Kiến trúc 3 thân với chiều rộng gấp đôi chiến hạm thường với một sân bay rất rộng (1,030 m² - 11,100 sq ft) và cân bằng có thể chứa 2 trực thăng loại SH-60, các trực thăng không người lái UAV hay 1 trực thăng hạng nặng CH-53 hoạt động trong tình trạng biển động cấp 5. Trực thăng loại SH-60 có thể dùng để chuyên chở, cứu cấp, săn tàu ngầm cũng như tấn công các chiến hạm của địch
Tầng hầm boong tầu kiến trúc rất rộng nên có thể chứa đến 4 làn xe cơ giới và các quân nhân cơ hữu biên chế trên tầu, được đưa lên xuống bằng các cửa hông.
Công ty Austal còn đề nghị một thiết kế nhỏ và chậm hơn, bằng nữa loại LCS-2 đặt tên là Multi-Role Vessel hay Multi-Role Corvette có thể dùng để tuần tiễu biên giới, ngăn chặn buôn lậu trên biển hay chống hải tặc.
Hai mẫu tàu này, được gia tăng tiến độ thực hiện hai năm sớm hơn dự định vì Hải quân Mỹ muốn có các chiến hạm hoạt động được những nơi sát bờ biển. Giá thành khởi điểm cho tàu loại LCS vào khoảng $220 triệu USD một chiếc. Tuy nhiên chi phí trong thời gian qua lên cao vì các thay đổi của Hải quân và nhu cầu muốn thu ngắn thời gian nên giá chiếc LCS-1 đã tăng lên 637 triệu USD và chiếc LCS-2 là 704 triệu USD.
Hải quân Mỹ dự trù sẽ giao cho Lockheed Martin hay General Dynamics, chứ không cả hai, để đóng tàu được chọn. Loại tàu này sẽ hoạt động từng phân đội 2-3 chiếc trong vùng nước cạn yểm trợ cho các tàu lớn hơn hay lực lượng bạn với 2 thủy thủ đoàn thay phiên nhau hoạt động từng 4 tháng. Thủy thủ đoàn dự kiến khoảng 40 người và khoảng 35 binh sĩ thuộc phi hành đoàn, đội bảo trì và bảo đảm kỹ thuật trực thăng và đổ bộ.
Tháng 4 năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch cho hai công ty đóng 3 LCS. Đây là các tầu trước đây đã có dự kiến ​​đặt hàng 9 con tầu (A1) (thế hệ thứ hai) của tầu tuần duyênLCS trong năm 2008 và 2009, các tầu sẽ được đưa vào biên chế và nhận nhiệm vụ vào thời gian2010 đến 2012.
Số lượng tàu LCS dự kiến đóng chưa chính xác nhưng đã có thông tin dự kiến đóng từ 56 đến 60 tàu LCS, trong tổng số tàu chiến hạng nhẹ của Hải quân Mỹ là 375 chiến hạm. Người Mỹ đang có dự định giảm kinh phí đóng tầu bằng cách chia sẻ những gói thầu với các nước phát triển nhằm tận dụng được nhân công giá rẻ, đồng thời tìm kiếm đối tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng khu vực.
Thông số kỹ chiến thuật
Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tầu PAM, LAM, SeaRAM
Các hệ thống tên lửa sử dung trên tầu đều là những hệ thống tên lửa kiểu containers, được đóng gói thành các thùng, khi sử dụng hết có thể thay thế bằng thùng tên lửa tiếp theo.
Riêng hệ thống tên lửa PAM, LAM cũng có tính năng đặc biệt về khả năng ngụy trang, tên lửa hành trình được đóng gói trong các thùng vận tải thông thường, có thể đặt trên bất cứ phương tiện vận tải nào, phóng và điều khiển tên lửa bằng hệ thống điều khiển vô tuyến.
Hệ thống tên lửa hành trình đa dụng cận âm LAM và PAM.
Hệ thống tên lửa đa dụng SeaRAM 11.
Trong tương lai gần, xu hướng phát triển các tầu tuần biển, tuần duyên sẽ là sự kết hợp của tốc độ cao, công nghệ tàng hình và tác chiến liên kết phối hợp với sự kết nối và chia sẻ thông tin cao của các tầu chiến, không quân hải quân và phòng thủ bờ biển. Các chiến hạm đồng thời cũng là phương tiện vận tải máy bay trực thăng, lính thủy đánh bộ, hải quân đặc nhiệm trong tác chiến đa phương hóa, đa dạng hóa chiến trường.
Sơ đồ tác chiến của tầu LCS bảo vệ tuyến biển nông.

Người Mỹ xả stress tình dục cho quân nhân như thế nào?

 |

Để giúp binh sĩ giải tỏa nhu cầu về thể xác, sau những giờ chiến đấu căng thẳng, chính quyền Mỹ phải dùng đến sách mát mẻ, tàu tình yêu hay đội thiên nga xinh đẹp.

Nỗi buồn bực và sự ức chế về tình dục của quân nhân luôn là vấn đề làm đau đầu giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều lính Mỹ phải ra trước vành móng ngựa ở những nước cho quân Mỹ đồn trú vì bị cáo buộc liên quan tới tình dục như cưỡng dâm trẻ vị thành niên, hiếp dâm tập thể.
Con số thống kê của Lầu Năm Góc mới công bố gần đây cho thấy, từ 10/2006 - 10/2007, quân đội Mỹ đã để xảy ra 2.688 trường hợp có hành vi quấy rối tình dục, trong đó 60% là cưỡng dâm và 574 trường hợp bị người địa phương cáo buộc. Điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quân đội Mỹ. Do đó làm thế nào để xả stress tình dục cho quân nhân là một vấn đề rất được giới chức Lầu Năm Góc quan tâm.
Một trong những cách thức mà quân đội Mỹ vẫn làm lâu nay là sử dụng những ấn phẩm, băng đĩa mát mẻ để giúp binh lính hạ hỏa. Trong lực lượng quân sự Mỹ đóng ở nước ngoài thường có một bộ phận gọi là phòng phục vụ đặc biệt mà nhiệm vụ của nó không gì khác ngoài việc cung cấp các loại sách báo, băng đĩa sex cho quân nhân như Playboy, “Penthouse (sau chiến tranh Afghanistan năm 2003 bổ sung thêm tạp chí Drill).
Nếu có dịp tới thư viện nội bộ trong các căn cứ quân sự của Mỹ, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi thể loại văn hóa phẩm này được đặt ở những vị trí dễ nhìn nhất. Đương nhiên, nó thường nằm trong tầm ngắm của các quân nhân Mỹ để sau đó những chi tiết đặc tả và cảnh nóng trong phim trở thành chủ đề bàn luận túm năm tụm ba.
Để bổ sung những hiểu biết cần thiết về tình dục cho quân nhân, gần đây, người Mỹ còn cho ra đời một loại tú lơ khơ đặc biệt - tú lơ khơ kiến thức tình dục. Tại mặt sau của mỗi quân tú lơ khơ, người Mỹ cho in sẵn những kiến thức liên quan đến tình dục như sức khỏe tình dục là gì, cuộc sống tình dục sau hôn nhân ra sao…
Biết rõ việc thiếu bạn tình là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hành vi tình dục thiếu lành mạnh, nên mấy năm trở lại đây, người Mỹ cho thực thi một chính sách mới, chưa từng có trong lịch sử: cho phép những quân nhân đã kết hôn đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu Iraq được sống chung với vợ (chồng) của mình.
Đây thực sự là một bước đột phá lớn bởi trước đó quân đội Mỹ tỏ ra rất nghiêm ngặt trong việc quản lý quân nhân khác giới. Nữ quân nhân và nam quân nhân đang làm nhiệm vụ ở tiền tuyến phải sống ở hai khu khác nhau cho dù đó là vợ chồng.
Cũng nhằm giúp binh lính “thả lỏng” một chút sau những ngày chiến đấu căng thẳng, trong thời gian Chiến tranh vùng Vịnh, người Mỹ đã thuê hẳn một chiếc tàu du lịch cải tạo thành “tàu tình yêu”, tới đậu ở một cảng lớn bên bờ biển Baranh. Tất cả những binh sĩ tham chiến nếu có nhu cầu đều có thể lên “tàu tình yêu” “thư giãn”.
Đối với những tàu chiến Mỹ hoạt động lâu ngày trên biển, khi cập cảng nào đó ở Thái Lan, Singapore hoặc Nhật Bản, sĩ quan chỉ huy cũng sẽ cùng với các binh sĩ dưới quyền tìm đến “khu đèn đỏ” tìm trò tiêu khiển. Chris Tucker, cựu binh sĩ từng phục vụ trong lực lượng Mỹ đóng ở Thái Lan và Nhật Bản thậm chí còn cho biết, khi binh lính dưới quyền có nhu cầu và được phép ra khỏi doanh trại, sĩ quan chỉ huy sẽ phát cho anh ta vài chiếc bao cao su.
Ngoài ra, quân đội Mỹ còn cho thành lập những “đội thiên nga” với sự tham gia của những diễn viên điện ảnh, người dẫn chương trình nổi tiếng, hoa hậu bang đến tận chiến trường trò chuyện, biểu diễn nghệ thuật nhằm động viên tinh thần binh sĩ. Có thể kể ra đây một số ví dụ: tháng 2/1954, ngôi sao màn bạc Marilyn Monroe thực hiện chuyến đi tới Hàn Quốc cổ vũ tinh thần những binh sĩ Mỹ đang đóng tại đây và đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.
Phóng viên Robert Jennings của tờ Pacific Star and Stripes nhớ lại: tin Marilyn Monroe sẽ sang Hàn Quốc biểu diễn như một luồng điện gây xúc cảm lớn đối với toàn thể binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Một số binh sĩ khi nghe tin này thậm chí đã bật khóc. Tháng 6/2003, một số ngôi sao của kinh đô điện ảnh Hollywood, trong đó có Brittany Murphy, Alyssa Milano đã tới vùng Vịnh, lên tàu sân bay Nimitz biểu diễn cho binh sĩ Mỹ xem.

2 loại vũ khí "khủng" của Mỹ đứng đầu thế giới về… bay chậm

 |

Công ty Lockheed Martin vừa hoàn thành thử nghiệm tính tin cậy loại tên lửa tấn công liên hợp không đối đất ngoài khu vực phòng không AGM-158 JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) đợt thứ 6. Trước đó, vào tháng 1 họ cũng đã hoán tất thử nghiệm JSOW C-1.

Trong chương trình thử nghiệm có tên là RAP này, không quân Mỹ đã phóng 2 quả tên lửa để thử nghiệm nhiều tính năng của JASSM. Thử nghiệm thứ nhất diễn ra tại thao trường thử nghiệm Utah, máy bay mẹ đã phóng 1 quả tên lửa bay với vận tốc 0,71 Mach từ độ cao 35.000 feet (15.876m).
Thử nghiệm thứ 2 diễn ra tại trường thử nghiệm White Sands - bang New Mexico, một chiếc máy bay chiến lược B-1B phóng quả tên lửa thứ 2 từ độ cao 25.000 feet (11.340m) với vận tốc 0,85 Mach. Cả 2 quả tên lửa đều bay theo đúng lộ tuyến đã vạch ra và phá hủy mục tiêu cố định giả tưởng.
Trước khi cuộc thử nghiệm này diễn ra, nhóm thực nghiệm của chương trình đã hoàn tất hợp đồng triển khai vũ khí trên các loại máy bay F-15E của không quân Mỹ và F/A-18 “Super Hornet” của không quân Phần Lan. Loại vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không này có thể lắp đặt các đầu đạn xuyên và đầu đạn phá, có thể tấn công cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa được lắp đặt đầu dẫn hồng ngoại và hệ thống chống nhiễu tín hiệu số định vị GPS, có thể lắp đặt trên tất cả các loại máy bay của không quân Mỹ, từ máy bay ném bom B-52, B-1, B-2 đến các loại máy bay tiêm kích F-16, F-15E. Đồng thời, tên lửa này cũng có thể dùng trên các máy bay tiêm kích hạm của lực lượng hải quân là F/A-18 A/B, trong tương lai nó sẽ lắp đặt trên cả máy bay tiến công liên hợp (Fighter Joint Strike) F-35 “Lightning”-II.
JASSM lắp đặt dưới cánh máy bay F/A-18
Trong một động thái khác, cuối tháng 1 vừa qua hải quân Mỹ cũng đã khảo nghiệm tính năng tấn công mục tiêu cố định mặt đất của hệ thống vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không AGM-154 JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon), hoàn tất cả 2 tính năng tấn công mục tiêu cố định và di động trên biển và trên đất liền.
Trong điều kiện ban ngày, một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F “Super Hornet” đã phóng một quả tên lửa từ khoảng cách xa hơn 17,5 hải lý (khoảng 32,4km) trên độ cao 29.000 feet (tương đương 13,154km). Tên lửa bay đúng theo quỹ đạo thiết kế với vận tốc 0,83 Mach, tham chiếu theo các điểm dẫn đường, tấn công chính xác và phá hủy một hầm bê tông trên mặt đất.
Máy bay B-52 phóng JASSM trong cuộc thử nghiệm
Lần thử nghiệm thứ 2 của JSOW C-1 cũng cũng được tiến hành với một mục tiêu cố định là một boong ke ngầm dưới mặt đất trong điều kiện ban đêm, với máy bay mẹ vẫn là một chiếc F/A-18F “Super Hornet”. Chiếc F/A-18F bay trên độ cao 25.000 feet (7,62km), phóng một quả tên lửa theo hành trình đã vạch sẵn với vận tốc 0,81 Mach, phá hủy hoàn toàn boongke mục tiêu, sau đó truyền hình ảnh tiêu diệt mục tiêu theo đường trao đổi Link-16.
Tuy vậy, qua 2 cuộc thử nghiệm JSOW C-1 và JASSM người ta thấy có một vấn đề nổi cộm là tốc độ của 2 loại vũ khí này còn kém ngưỡng siêu âm khá xa, có thể nói thuộc dạng thấp nhất thế giới. Với vận tốc chưa tới ngưỡng siêu âm, khả năng tấn công nhanh của chúng là quá kém, tầm bắn thấp, hành trình bay dài làm hạn chế khả năng tác chiến của nó.
Với vận tốc thấp như vậy, JSOW C-1 và JASSM chỉ có khả năng xuyên phá qua các hệ thống phòng thủ tên lửa yếu kém chứ với những hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất và trên các khu trục hạm hiện đại thì nó khó mà chiến thắng được.
JSOW C-1 tấn công mục tiêu giả định là một thương thuyền trên biển
Hiện trên thế giới, đối thủ chính của Mỹ là Nga đã vượt xa họ về kỹ thuật tên lửa, các loại tên lửa Nga có độ chính xác chẳng kém nhưng mà vận tốc lại cao hơn ít nhất 3 lần. 
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, 2 loại vũ khí tấn công tầm xa này vẫn tiếp tục phải nâng cao tốc độ bay để nâng cao khả năng cơ động và khả năng xuyên phá để thoát khỏi sự phát hiện và đánh chặn của các hệ thống phòng thủ tên lửa, nếu không dù bắn chính xác đến máy, JSOW C-1 và JASSM cũng sẽ trở thành vô dụng.

Bí ẩn chiến binh tàng hình "Rồng xám" F-117A của Không quân Mỹ

 |

(Soha.vn) - Không chỉ là máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới, F-117A còn là một máy bay tàng hình bí mật nhất từng được Không quân Mỹ phát triển.

Được khởi xướng cho các nhiệm vụ bí mật ban đêm, máy bay ném bom tàng hình F-117A Nighthawk chỉ được giới hạn bay trong bóng tối. Thực tế cũng vậy, trong cuộc chiến ở Iraq năm 1989 và cho tới năm 2003, các máy bay tàng hình F-117A chỉ được xuất kích sau khi mặt trời lặn.
Thậm chí, trong suốt hoạt động liên minh ở Serbia, thiết kế độc đáo của máy bay F-117A với các góc cạnh pha trộn các góc độ khác nhau đã làm cho nó gần như tàng hình, khiến các hệ thống phòng không của đối phương khó phát hiện ra. Nhờ thế, chỉ duy nhất một chiếc F-117A bị bắn hạ gần Belgrade.
Tuy nhiên, khả năng tránh sự bộc lộ đối với tín hiệu radar là không đủ để nó (F-117A) chắc chắn không bị kẻ thù phát hiện.
Không quân Mỹ cho rằng F-117A phải được sơn màu đen đề hòa vào bầu trời đêm mà không bị phát hiện
Trong quá trình phát triển, công ty Lockheed Martin của Mỹ khám phá ra rằng, nếu F-117A có thể tàng hình bằng mắt thường thì sự sống còn và tính bí mật trong hoạt động của nó sẽ được tăng cường đáng kể. Vì thế, Lockheed Martin đã tạo ra một mẫu thử nghiệm F-117A với màu sơn xám có nhiều sắc thái khác nhau.
Thế nhưng, kể từ khi F-117A chỉ thực hiện các nhiệm vụ bay đêm, Không quân Mỹ cho rằng Nighthawk phải được sơn màu đen đề hòa vào bầu trời đêm mà không bị phát hiện.
Một thử nghiệm đã được thực hiện năm 2003, trong đó, một chiếc F-117A được sơn màu xám để xác định xem liệu nó có thể hoạt động tốt vào ban ngày hay không. Nighthawk được đặt biệt danh là “The Dragon” (Rồng), các hoạt động thử nghiệm chiếc máy bay này được thực hiện tại căn cứ không quân Holloman, bang New Mexico, do phi đội đánh giá và thử nghiệm bay số 53 đảm nhiệm.
Màu sơn xám giúp F-117A hoạt động hiệu quả hơn vào ban ngày.
Với 2 nhiệm vụ bay mỗi ngày, các phi công có thể phát hiện ra khả năng hoạt động ban ngày và những hạn chế của F-117A.
Kết quả cho thấy các máy bay F-117A với màu sơn đen hoạt động không được tốt vào ban ngày. Trong khi đó, màu sơn xám của F-117A The Dragon thể hiện tốt hơn.
Trong quá trình kiểm tra, The Dragon cũng đã được nâng cấp phần cứng và phần mềm mới. Ngoài ra, màu sơn mới được đánh giá qua các chỉ số tác động của màu xám ở khâu bảo trì.
Tất cả các thử nghiệm này là cần thiết để đánh giá chính xác hoạt động ban ngày của F-117A với màu sơn xám, nhằm đảm bảo rằng F-117A The Dragon chắc chắn sẽ tàng hình 24/24 giờ trên các chiến trường tương lai.
Năm 2005, Không quân Mỹ đã ra lệnh sơn lại toàn bộ các phi đội máy bay F-117A thành màu xám nhưng loại máy bay này không lâu sau đó đã được cho "nghỉ hưu".
F-117A màu xám thực hiện chuyến bay cuối cùng của mình vào ngày 12/3/2007 ở căn cứ Holloman trước khi được đưa về "nghỉ hưu".

Trung Quốc sở hữu siêu máy tính mạnh nhất thế giới

 |

Chiếc Tianhe-2 của Trung Quốc đã vượt qua Titan để trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới với tốc độ lên tới 33,86 petaflop.

Theo thông tin mới đây nhất, Trung Quốc đang là quốc gia sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới, những siêu máy tính của Mỹ xếp vị trí thứ 2.
Siêu máy tính Tianhe-2 được phát triển bởi Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc đã đạt tốc độ xử lý lên tới 33,86 petaflop (1 triệu tỷ phép tính mỗi giây) trong thử nghiệm gần đây, con số này đã đưa Tianhe-2 dẫn đầu 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
 Siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc.
Siêu máy tính Tianhe-2 của Trung Quốc.
Trong khi đó siêu máy tính Titan của Mỹ đạt được 17,59 petaflop, được đánh giá rất cao khi ra mắt và dự kiến sẽ đánh bại nhiều siêu máy tính của Trung Quốc nhưng Titan lại thể hiện chỉ bằng một nửa so với Tianhe-2.
 Siêu máy tính Titan tụt xuống vị trí thứ 2 khi có hiệu năng chỉ bằng một nửa Tianhe-2.
Siêu máy tính Titan tụt xuống vị trí thứ 2 khi có hiệu năng chỉ bằng một nửa Tianhe-2.
Ngoài ra trong thông báo này cũng cho hay 10 chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới thì có tới 5 chiếc đang ở Mỹ, 2 chiếc ở Trung Quốc, 2 chiếc ở Đức và chiếc còn lại ở Nhật Bản.
 Siêu máy tính K của Nhật Bản được sản xuất bởi hãng Fujitsu.
Siêu máy tính K của Nhật Bản được sản xuất bởi hãng Fujitsu.
Siêu máy tính Tianhe-2 hay còn được biết dưới cái tên Thiên Hà 2 đánh dấu sự trở lại của nền công nghệ Trung Quốc sau khi Thiên Hà 1 xếp vị trí dẫn đầu vào tháng 11 năm 2010. Đây có thể nói là những lần hiếm hoi ngôi vị dẫn đầu không thuộc về Mỹ hay Nhật Bản.
Giống với những thế hệ siêu máy tính trước, phần lớn linh kiện trong Tianhe-2 đều được sản xuất tại Trung Quốc, ngoại trừ bộ vi xử lý được thiết kế và sản xuất bởi Intel, Mỹ.
Nhưng, thông tin này không có nghĩa là Mỹ đang bị thụt lùi về công nghệ, quốc gia này vẫn dẫn đầu về ngành công nghiệp sản xuất siêu máy tính khi có tới 252 chiếc trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất. Con số này gấp đôi so với Châu Âu - 112 chiếc và cả Châu Á - 119 chiếc.
1 bình luận
anhbanbian
nguyễn ngọc quang vũ · 23h26, ngày 18-06-2013 · Thừa Thiên Huế
Trung Quốc sở hữu máy tính nhanh nhất thế giới và cũng là máy tính nhanh hư nhất thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét