Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

TUẦN BÁO TIN HỌC SỐ 41

Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt

Cập nhật lúc 14h00' ngày 11/03/2013
Chỉ qua vài bước đơn giản với các phím tắt, bạn có thể chụp ảnh màn hình máy tính chạy Windows 8 mà không cần cài đặt thêm phần mềm của bên thứ ba.
Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt
Windows 8 có một phím tắt tiện lợi cho phép bạn chụp ảnh lại màn hình. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Trở lại màn hình Start Screen và chọn ứng dụng bạn muốn mở.
Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt
Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt
Bước 2: Để chụp ảnh màn hình, nhấn giữ phím Windows và nhấn phím PrtScn (Print Screen) trên bàn phím.
Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Win + E để mở Explorer và điều hướng tới thư viện ảnh trong bảng nằm phía bên trái. Tại đây, bạn sẽ thấy một thư mục mới tạo tên là “Screenshots”. Nhấp đúp chuột vào thư mục đó để mở ra.

Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt
Trong đó, bạn sẽ tìm thấy tất cả ảnh chụp màn hình mình vừa tạo ra. Ảnh được liệt kê theo trình tự thời gian.
Chụp ảnh màn hình trong Windows 8 chỉ bằng phím tắt
Theo ICTNews

Khi nào cần cập nhật driver máy tính

Cập nhật lúc 15h00' ngày 11/03/2013
Có một số nguyên tắc đáng giá mà bạn cần nhớ khi muốn cập nhật driver (trình điều khiển) cho máy tính. Đó là không hư không sửa, dùng driver thích hợp do Windows hay hãng sản xuất cung cấp.
Về cơ bản, driver là các chương trình máy tính giúp hệ điều hành Windows và các ứng dụng khác tương tác với thiết bị phần cứng. Máy tính vốn dĩ không biết cách dùng tất cả các tính năng của bo mạch chủ, card đồ họa hay các phần cứng khác, do đó chúng cần một “người” điều khiển riêng biệt cho mỗi thiết bị để thực hiện việc này. Giống như các chương trình máy tính khác cần phải cập nhật và có các gói dịch vụ để sửa lỗi hay thêm tính năng mới, các driver cũng cần như thế.
Nếu được hỏi ý kiến thì hầu hết các chuyên gia máy tính đều khuyên bạn nên cập nhật driver. Nhưng có thật sự cần thiết phải cập nhật driver hay không và khi nào nên cập nhật? Sau đây là một số nguyên tắc nên áp dụng khi cập nhật driver do trang HowtoGeek cung cấp, cũng như cách kiểm tra phiên bản và các bước thực hiện cập nhật driver.

Nguyên tắc khi cập nhật driver

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là: Không hư không sửa. Nếu một thiết bị trong máy tính có vấn đề, bạn nên nghĩ đến việc nâng cấp driver của thiết bị đó. Ngược lại, nếu chỉ muốn tăng tốc độ cho hệ thống, việc cập nhật driver với phiên bản mới nhất sẽ không phải là biện pháp cải thiện tốc độ kỳ diệu giúp bạn khỏi phải nâng cấp phần cứng cho chiếc máy tính chậm chạp của mình.
Nếu nâng cấp từ một phiên bản driver này lên một phiên bản khác, bạn chỉ có thể sửa được lỗi trong vài tình huống nào đó hay chỉ có thể làm tăng hiệu năng chút ít. Nhưng cũng có thể bạn sẽ làm hỏng một phần nào đó. Do vậy, nếu máy tính đang sử dụng tốt và không gặp vấn đề gì, hãy bỏ qua việc cập nhật driver.
Dĩ nhiên, nguyên tắc này sẽ có ngoại lệ. Nếu đang muốn bổ sung thêm một ít hiệu năng cho máy tính, hãy xem card đồ họa của mình có được cập nhật driver của hãng sản xuất hay không, và có thể bạn cũng muốn nâng cấp các driver cho bộ vi mạch xử lý, card mạng và card âm thanh. Việc chuyển từ các driver tích hợp sẵn trong Windows cho card đồ họa sang dùng driver chính thức của hãng như Nvidia hay ATI/AMD cũng sẽ giúp bạn cảm thấy hoàn toàn khác hẳn. Hãy luôn cập nhật các driver này để có thể giúp tăng tốc độ đáng kể cho hệ thống. Cơ bản là nếu có card đồ họa của AMD/ATI hay Nvidia và nếu đang dùng driver Windows cài sẵn thì bạn nên đổi. Ngược lại thì không cần phải thực hiện việc này.
Nguyên tắc thứ hai: Dùng driver thích hợp chứ không phải mới nhất. Khi lần đầu mua máy tính mới hay cài đặt lại hệ điều hành Windows trên máy tính cũ, người dùng cần phải xem là có dùng driver thích hợp không. Không phải lúc nào cũng cần cập nhật driver phiên bản mới nhất.
Bạn cũng không cần phải sử dụng một loại driver dùng chung của Windows trong khi có thể dùng driver riêng của hãng. Dù gì đi nữa, không nên dùng phần mềm tự động cập nhật driver khi tự mình có thể tự tìm kiếm và chọn trình điều khiển thích hợp.

Kiểm tra phiên bản driver

Khi nào cần cập nhật driver máy tính
Bạn có thể kiểm tra mọi thông tin của driver thiết bị trong thẻ Driver.
Khi thiết bị gặp trục trặc, bạn cần phải biết đang dùng phiên bản nào của driver. Để kiểm tra phiên bản driver, mở mục Device Manager, tìm trong danh sách, nhấn chuột phải vào driver cần kiểm tra và chọn Properties. Bạn sẽ thấy thông tin và ngày tháng của phiên bản trên thẻ Driver. Người dùng cũng có thể cập nhật, phục hồi, tắt hay gỡ bỏ một driver trong khung này, rất tiện dụng để kiểm tra và tìm ra vấn đề.

Cập nhật driver theo cách an toàn của Microsoft

Nếu thành phần nào đó bị trục trặc, thì có thể nhanh chóng nâng cấp driver lên một phiên bản mới hơn bằng cách mở Device Manager, nhấn chuột phải vào tên thành phần bị lỗi và chọn Update Driver Software. Ngay sau đó sẽ có một trình hướng dẫn giúp tìm kiếm driver mới nhất. Hay người dùng cũng có thể cài đặt thủ công các driver bằng cách dùng tùy chọn Browse.
Khi nào cần cập nhật driver máy tính
Tính năng Update Driver Software giúp tự động cập nhật driver của Windows.
Nếu để Windows tự động cập nhật, hệ điều hành sẽ cài đặt ngay và yêu cầu bạn khởi động lại máy tính sau khi hoàn thành. Nếu vấn đề không được khắc phục, có thể bạn phải phục hồi lại phiên bản driver trước đó.

Cập nhật driver của hãng sản xuất

Khi nào cần cập nhật driver máy tính
Driver của hãng sản xuất thường có phần hướng dẫn cài đặt.
Thường thì khi tải về driver từ một hãng sản xuất như Nvidia hay AMD/ATI, chúng thường có phần hướng dẫn cài đặt đầy đủ trong tập tin tải xuống. Do đó, bạn chỉ cần chạy trình hướng dẫn này để nâng cấp driver lên phiên bản mới nhất.
Theo VnExpress

10 thói quen công nghệ bạn nên có

Cập nhật lúc 08h20' ngày 11/02/2013
Có thể bạn đã nghe mọi người nói với bạn nên sao lưu dữ liệu máy tính hay bạn cần phải có mật khẩu bảo mật hơn. Các thói quen tốt trong công nghệ không chỉ dành cho chuyên viên máy tính mà chúng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền bạc, lưu giữ thông tin cá nhân của bạn an toàn.

10. Thường xuyên kiểm cài đặt cá nhân của bạn trên mạng xã hội

Bạn có thể đã biết rằng các mạng xã hội như Facebook không hề có chỗ cho sự riêng tư. Vì thế, cách duy nhất để giữ an toàn thông tin cá nhân của bạn là kiểm tra các cài đặt bảo mật của bạn thường xuyên và theo định kỳ.

9. Biết khi nào bạn đã trả quá nhiều cho một sản phẩm

Đồ công nghệ không hề rẻ tiền nhưng không phải lúc nào nó cũng làm bạn nhẵn túi, nếu biết cách chi tiền hợp lý cho công nghệ. Có rất nhiều thứ bạn không nhất thiết phải bỏ ra một số tiền lớn như vậy. Hãy nghĩ đến việc mua một thiết bị đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn tốt để có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho ví của bạn.
10 thói quen công nghệ bạn nên có

8. Giữ cho màn hình, ổ cứng sạch sẽ, gọn gàng

Khi để quá nhiều thứ trên màn hình desktop, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian khi tìm một file nào đó, thậm chí đây cũng là nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy tạo thói quen sắp xếp màn hình máy tính và ổ cứng luôn gọn gàng, ngăn nắp.

7. Tránh bị mã độc xâm nhập

Chúng ta đều biết virus là xấu, nhưng nhiều người trong chúng ta không biết chính xác làm thế nào để tránh nhiễm virus. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là cài đặt một chương trình phần mềm chống virus trên máy tính của bạn…

6. Sử dụng an toàn Wifi ở nơi công cộng

Khi sử dụng Wifi ở nơi công cộng, máy tính của bạn có thể gặp nguy hiểm và là đối tượng tấn công của nhóm tội phạm tin tặc. Bên cạnh đó, khi sử dụng chung đường mạng Wifi, không chỉ có một mình bạn mà có thể nhiều người cũng đang truy cập hệ thống mạng này, vì thế, họ có thể truy cập dữ liệu của bạn. Giữ an toàn khi bạn đang sử dụng Wifi công cộng bằng cách tắt chia sẻ và sử dụng SSL bất cứ khi nào có thể.
10 thói quen công nghệ bạn nên có

5. Cảnh giác trước mọi trò lừa đảo, spam trên Internet

Internet đầy rẫy những trò gian lận, lừa đảo và nhiều thông tin sai lạc khác mà đôi khi, có thể bạn không nhận ra. Điều này thực sự nguy hiểm. Ví dụ như một email giả mạo từ ngân hàng yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân và từ đó những kẻ xấu có thể lợi dụng để ăn cắp tiền.
Trong nhiều trường hợp, nó lại không gây nguy hiểm nhưng lại làm phiền và tốn thời gian của chúng ta. Do vậy, bằng nhiều cách khác nhau, bạn nên cố gắng tránh thành nạn nhân của những trò lừa đảo trên Internet.

4. Biết máy tính của bạn cần (không cần) bảo trì cái gì

Chúng ta điều biết một nguyên tắc là, sau một thời gian sử dụng, tất cả các máy móc cần được bảo trì và bảo dưỡng. Do đó, để máy tính của bạn hoạt động tốt, bạn cần thường xuyên sao lưu ổ cứng, xóa file tạm thời, xóa chương trình không dùng...

3. Sao lưu dữ liệu máy tính

Bạn đã có thể nghe người ta nói hàng triệu lần bởi đây là một trong những việc cần phải làm đối với người sử dụng máy tính. Bạn có thể nghĩ rằng, mất dữ liệu sẽ không xảy ra với bạn. Tuy nhiên, không thể nói trước được điều gì. Vì thế, bạn hãy làm việc này ngay lập tức và bạn sẽ thấy nó không hề vô bổ.
10 thói quen công nghệ bạn nên có

2. Sử dụng mật khẩu an toàn

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có một mật khẩu an toàn, có thể, bạn đã sai. Thủ thuật thông minh của ngày hôm qua không bảo vệ bạn trước sự tấn công của hacker ngày hôm nay. Việc lưu mật khẩu vào trình duyệt web cũng không phải là một cách an toàn bởi vì bất kỳ ai sử dụng máy tính của bạn cũng có thể truy cập sử dụng mật khẩu cung cấp sẵn đó.
Vì thế, bạn hãy thường xuyên thay đổi mật khẩu, nên chọn mật khẩu kết hợp cả số, cả chữ và chữ viết hoa.

1. Tìm kiếm Google một cách chuyên nghiệp

Với việc sử dụng thành thạo các kỹ năng tìm kiếm trên Google, bạn sẽ có được những thông tin mà bạn cần, những chỉ dẫn hiệu quả mà không cần ai trợ giúp cả.
Theo ICTNews

Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?

Cập nhật lúc 08h00' ngày 08/02/2013
Cách thức thông thường nhất để bảo vệ máy tính, laptop và một loạt các thiết bị khác - điện thoại di động và máy tính bảng – đối với người dùng Windows bây giờ là password. Tuy nhiên, Windows 8 đã đưa ra một tính năng mới vô cùng thú vị: Sử dụng một hình ảnh để thay thế cho mật khẩu.
Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?
Giờ đây, thay vì phải lưu giữ những mật khẩu rắc rối, người sử dụng có thể tự thiết kế hoặc lựa chọn một hình ảnh yêu thích để làm mật khẩu. Tính năng này có thể sử dụng trên màn hình cảm ứng, đồng thời cũng có thể sử dụng cùng với chuột trên máy tính tiêu chuẩn.
Dưới đây là những bước cụ thể để bạn có thể sử dụng tính năng này:

Sử dụng hình ảnh mật khẩu

Trước tiên, hãy vào phần Settings, và nhấp vào Change PC Settings ở phía dưới.
Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?
Nhấp vào Liên kết người sử dụng trong danh sách bên tay trái và sau đó click chuột phải vào "Tạo mật khẩu hình ảnh". Ngay lập tức, máy sẽ yêu cầu cập nhật nhập mật khẩu hiện có của bạn, điều này sẽ giúp ngăn chặn hacker hoặc những kẻ mạo danh gây rắc rối trên phần cài đặt của bạn. Đồng thời, cũng không một kẻ mạo danh nào có thể khóa bạn ra ngoài tài khoản của chính bạn bằng cách thiết lập một mật khẩu hình ảnh mới.
Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?
Để tiếp tục, nhấp vào "Chọn hình ảnh" để chọn hình ảnh bạn muốn sử dụng. Theo gợi ý của các chuyên gia, bạn nên chọn một hình ảnh rõ ràng, hình dạng được xác định hơn là một bức tranh trừu tượng khó nhớ.
Sau khi đã lựa chọn, nhấp vào "Sử dụng hình ảnh" và bạn sẽ được mời để thiết kế lại những cử chỉ bạn muốn sử dụng. Bạn sẽ bị giới hạn trong 3 cử chỉ, click chuột, đường thẳng và hình tròn.
Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?
Bạn sẽ phải nhớ chính xác cách bạn thực hiện những cử chỉ đã lựa chọn như thế nào. Khi bạn vẽ một vòng tròn, hoặc sử dụng một đường thẳng để kết nối hai điểm trên một hình ảnh, bạn phải nhớ chính xác nơi bạn vẽ, và cả hướng bạn vẽ. Sau khi hoàn tất thao tác này, bạn sẽ được yêu cầu lặp lại để chứng minh rằng bạn nhớ rõ những thao tác vừa thực hiện. Và thế là mọi việc đã xong!

Những điểm hạn chế

Về mặt lý thuyết, sử dụng một mật khẩu bằng hình ảnh được coi là vô cùng an toàn – Người sử dụng đã kết hợp vô số thao tác như click chuột, vẽ đường thẳng và tự thiết kế các hình khối – Nhưng sự thực không phải như vậy.
Điều đầu tiên cần ghi nhớ là mật khẩu hình ảnh thực chất chỉ là một hình thức ghi đè. Thiết lập một mật khẩu dựa trên cử chỉ hay hình ảnh không thay thế được mật khẩu hiện có của bạn. Khi màn hình bị khóa, máy tính sẽ đưa ra sự lựa chọn để trở về cách đăng nhập tiêu chuẩn ban đầu.
Sử dụng hình ảnh thay vì mật khẩu – Có nên sử dụng?
Mật khẩu hình ảnh cũng không tạo thêm được một lớp bảo mật, mà chỉ đơn thuần là một phương tiện thay thế đăng nhập. Vậy nên, người sử dụng nên chú ý rằng, sử dụng mật khẩu hình ảnh chỉ nên được xem là một phương pháp đăng nhập thú vị chứ không phải là một cái gì đó để đảm bảo thêm tính an ninh.
Theo XHTT

30 phím tắt cho IE, Firefox và Google Chrome

Cập nhật lúc 08h00' ngày 05/02/2013
Internet Explorer, Firefox, Google Chrome là 3 phần mềm quen thuộc với mỗi người sử dụng Internet. Dưới đây là 30 phím tắt rất hữu ích và tiện lợi khi sử dụng 3 phần mềm này.

Internet Explorer

1. Alt = Hiện thanh menu.
2. Alt + M = Điều hướng đến trang chủ của bạn.
3. Alt + C = Xem lịch sử trình duyệt Web, Feed.
4. Ctrl + J = Xem các File tải xuống.
5. Ctrl + L = Chuyển sang một địa chỉ mới.
6. Ctrl + D = Đánh dấu một trang web vào mục yêu thích của bạn.
7. Ctrl + B = Tìm kiếm mục yêu thích hoặc các trang đã được đánh dấu của bạn.
8. Ctrl + T = Mở một tab mới.
9. F5 = Tải lại trang web đang mở hiện tại.
10. Ctrl + F4 = Thoát khỏi một tab hiện tại. 
30 phím tắt cho IE, Firefox và Google Chrome

Firefox

1. Alt + D = Chuyển con trỏ lên thanh địa chỉ.
2. Alt + Homec= Trở lại trang chủ.
3. Ctrl+- = Giảm kích thước phần nội dung trong trang.
4.Ctrl++ = Phóng to kích thước phần nội dung trong trang.
5. Ctrl+S = Ghi lại trang Web đang xem.
6. Ctri+n = Tới Tab tương ứng (n là số thứ tự như 1, 2, 3...).
7. Alt+Shift+Delete = Xoá hết dữ liệu cá nhân đã dùng trên Firefox.
8. Ctrl+N= Mở cửa sổ Firefox mới.
9. Alt + < = Quay về trang trước.
10. Ctrl+F4 = Đóng Tab hiện thời.

Google Chrome

1. Ctrl++= Phóng to cỡ chữ.
2. Ctrl+-= Thu nhỏ cỡ chữ.
3. Ctrl+0 = Quay về cỡ chữ chuẩn ban đầu.
4. Ctril+U = Kiểm tra nguồn của trang Web.
5. Ctrl+F5 = Reload lại trang Web nhanh hơn.
6. Ctrl+H = Xem lại lịch sử truy cập.
7. Ctrl+Tab = Chuyển qua Tab tiếp sau.
8. Ctrl+T = Mở một Tab mới.
9. Ctrl+P = In trang web đang truy cập.
10. Alt+Home = Mở trang chủ.
Theo VTV

Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản

Cập nhật lúc 11h19' ngày 22/01/2013
Ngày nay, kiếm được một phần mềm anti virus hoạt động hiệu quả và không tốn quá nhiều tài nguyên máy không còn quá khó như một vài năm trước. Điểm danh những phần mềm miễn phí, ta có AVG, Avast, Avira, thậm chí việc kiếm key bản quyền xịn của những Kaspersky, Bitdefender cũng không còn quá khó và đắt đỏ.
Nhưng khi nói đến bảo mật, có rất nhiều khía cạnh ta cần lưu tâm, trong đó tìm kiếm và cài đặt một phần mềm antivirus tốt mới chỉ là một mặt của vấn đề. Hẳn trong các bài viết về bảo mật, bạn đã nghe phát chán những chuyện như tránh website khả nghi, chỉ download phần mềm từ các nguồn chính thức, để ý giao thức mã hóa SSL khi đăng nhập - sử dụng mật khẩu ở đâu đó, nhớ đăng xuất khi dùng máy công cộng... Nhân sự kiện về lỗ hổng bảo mật của java gần đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một chút về các lỗ hổng phần mềm.
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản

Lỗi phần mềm

Ngay cả những phần mềm tầm trung đơn giản, chỉ phục vụ một vài tác vụ chuyên biệt cũng đã tạo thành từ một lượng lớn code. Cấu trúc phần mềm được thiết kế bởi con người, và những dòng code trong đó cũng được viết bởi con người, vì vậy việc xuất hiện lỗi là không thể tránh khỏi. Trong phần lớn trường hợp, nếu một phần mềm được sản xuất một cách chuyên nghiệp – các lỗi này không thể có tác động gì quá lớn, nhất là đến các khía cạnh về bảo mật. Cùng lắm ta sẽ thấy một vài chức năng không hoạt động, đôi lúc phần mềm “treo” khi đang làm việc hoặc làm việc chậm chạp...
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản
Nhưng nói vậy không có nghĩa là những lỗi nghiêm trọng liên quan đến bảo mật không thể xảy ra. Nói cụ thể hơn một chút, đó là những lỗi phần mềm mà người ngoài có thể khai thác để tác động thay đổi cách phần mềm vận hành, đưa thêm vào các đoạn mã tự viết, xem các dữ liệu mà phần mềm quản lí... Ngoài các nguyên nhân chủ quan như sự bất cẩn khi sử dụng của người dùng (click vào đường link lạ, download các phần mềm độc hại), các lỗi này là một trong những khe hở chính mà tin tặc thường tập trung khai thác để xâm nhập vào các hệ thống máy móc – từ các máy chủ đến các máy cá nhân của người dùng cuối. Nếu lỗ hổng này thuộc về một phần mềm không phổ biến, chỉ phục vụ vài tác vụ đơn giản và không có vai trò quan trọng trong hệ thống, hiển nhiên hiểm họa về bảo mật vẫn có nhưng không nghiêm trọng. Nhưng hệ thống phần mềm càng phức tạp, đồ sộ thì hiển nhiên việc kiểm soát sự xuất hiện của những lỗi này càng khó – bất kể các kĩ sư thiết kế có trình độ cao đến đâu. Và chính những phần mềm này lại thường chiếm vai trò chủ chốt, cũng như tác động đến nhiều ngóc ngách của hệ thống. Nhờ len lỏi qua kẽ hở tạo ra bởi lỗi của những phần mềm này, kẻ xấu có thể thực hiện những thay đổi nhất định lên máy móc của người dùng, hay nắm được quyền điều khiển, truy cập các thông tin nhạy cảm.

Zero-Day Exploits – Đòn tấn công âm thầm

Thực tế, các lỗ hổng có thể bị khai thác sử dụng cho mục đích xấu tồn tại trên bất cứ phần mềm nào. Thậm chí có những phần của thiết kế khó có thể bị cho là lỗi cho đến khi xuất hiện những công nghệ cho phép người ngoài khai thác nó – khiến cho tác giả phải thiết kế lại cách sản phẩm của mình vận hành. Khi cập nhật phần mềm mới, ngoài việc đôi lúc thấy xuất hiện các chức năng mới, hay hiệu năng hoạt động được cải thiện, chắc hẳn không ít lần bạn thấy changelog(danh sách các thay đổi) xuất hiện một loạt các sửa chửa lỗi gần đây nhất. Những người tạo ra một sản phẩm dĩ nhiên phải là người hiểu rõ đứa con cưng của mình nhất – và sẽ cố hết sức để sửa chữa lỗi mỗi khi phát hiện ra (ít nhất thì phần lớn trường hợp là như vậy). Với sản phẩm phổ biến trên thị trường, được phát hành bởi các công ty- tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp, điều này càng đúng hơn.
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản
Nhưng không có gì là tuyệt đối. Sẽ có những lúc mà tác giả phát hiện lỗi sau người ngoài, hoặc thậm chí là không đủ khả năng phát hiện ra. Không phải bỗng nhiên mà các hãng lớn thường tổ chức những cuộc thi về khai thác lỗ hổng trên sản phẩm của mình, đồng thời tuyển mộ nhân lực từ các cuộc thi đó, cũng như tuyển mộ các tin tặc hoàn lương. Thực tế vẫn luôn như vậy: có người có tài, có người không. Thậm chí sẽ có những lúc hãng sản xuất phát hiện lỗi, nhưng thời gian để hoàn thành việc sửa chữa lại lâu hơn thời gian tin tặc cần để viết ra công cụ khai thác, đồng thời hoàn thành công việc phá hoại, gián điệp hay trộm cắp bằng công cụ đó. Đó cũng là một trong những lí do khiến ta thấy các bài viết về lỗ hổng bảo mật thường chỉ xuất hiện nhiều tháng sau khi lỗi đã được sửa. Các hacker mũ trắng quá hiểu rằng việc sửa lỗi đôi lúc khó khăn và phức tạp hơn nhiều lần so với việc lợi dụng lỗi cho mục đích xấu, vì vậy họ thường cho hãng sản xuất hàng tháng trời để sửa chữa sai lầm của mình trước khi công bố chi tiết về lỗ hổng mà mình phát hiện ra ngoài để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản
Còn kịch bản xấu nhất? Kẻ xấu phát hiện ra lỗi... và dĩ nhiên là không công bố cho ai biết, âm thầm đóng cửa tu luyện để hoàn thành công cụ khai thác lỗi và âm thầm phát tán (thường thấy nhất là dưới dạng virus, worm,trojan…). Thậm chí giới tội phạm có thể đem những thông tin này ra giao dịch, trao đổi ngầm với nhau, hay bán kèm trong những bộ kit được viết ra chuyên để phục vụ việc tìm hiểu, khai thác lỗ hổng. Hãng sản xuất hoàn toàn không biết sự tồn tại của lỗ hổng đó chứ đừng nói đến việc tìm cách sửa. Chỉ đến khi hậu quả đã sờ sờ ra trước mắt, họ mới có thể tá hỏa lên tìm cách khắc phục, đền bù cho người dùng, như vụ việc của Sony ngày trước. Cũng chính vì đòn tấn công được thực hiện khi hãng sản xuất hoàn toàn chưa biết đến sự tồn tại của các lổ hổng này, có "0 ngày" để tìm cách vá lỗi mà cái tên "zero-day" ra đời.
Tóm lại, việc một lỗi phần mềm tồn tại vốn không phải việc gì quá kì lạ, hiểm họa chỉ xuất hiện khi hãng sản xuất thua trong cả 2 cuộc đua: phát hiện lỗi và sửa lỗi.

Quá trình khai thác

Cần hiểu rằng, các công cụ về bảo mật hiện đại ngày nay như tường lửa, phần mềm anti-virus, anti-malware… thường có cơ chế hoạt động thông minh để phát hiện khi một đoạn mã nào đó có hành vi đáng ngờ, bất kể đoạn mã đó có sẵn trong cơ sở dữ liệu về virus, malware hay không. Cũng tương tự như một trinh sát dày dạn có thể phát hiện dấu hiệu khả nghi của một kẻ trộm mà không cần lệnh truy nã hay chữ “trộm” to đùng trước trán. Tuy vậy như đã nói, trường hợp xấu nhất là khi các tin tặc phát hiện lỗi chưa ai biết tới, viết một công cụ hoàn toàn mới để khai thác. Một kẻ nếu đủ khả năng để về đích đầu tiên trong cả 2 cuộc đua này (ở đây không nói đến những đối tượng sử dụng lại công cụ) hẳn nhiên thừa kinh nghiệm trong việc tránh ánh mắt dò xét của các công cụ bảo mật. Vì vậy cho đến khi lỗ hổng hoàn toàn được vá, mọi biện pháp mà các công cụ bảo mật cung cấp đều chỉ mang tính tạm thời. Chuỗi sự kiện điển hình thường là như sau:
1. Xuất hiện một lỗ hổng có thể bị khai thác bằng các công nghệ hiện có.
2. Kẻ tấn công phát hiện lỗ hổng.
3. Kẻ này lập tức tiến hành viết và phát tán công cụ khai thác lỗ hổng này.
4. Hãng sản xuất đồng thời phát hiện lỗi và lập tức tìm cách sửa chữa.
5. Lỗ hổng được công bố ra ngoài.
6. Các phần mềm anti-virus được cập nhật thông tin để phát hiện khi có các đoạn mã tìm cách khai thác lỗ hổng này.
7. Hãng sản xuất hoàn thành bản vá.
8. Hãng hoàn tất phát hành bản vá lỗi đến tất cả khách hàng.
Thời điểm của đợt tấn công đầu tiênt hiển nhiên nằm giữa bước 3 và 5. Theo một nghiên cứu mới đây của đại học Carnegie Mellon của Mỹ, giai đoạn này trung bình kéo dài 10 tháng. Tuy nhiên không phải lúc nào tất cả người dùng cuối cũng bị nguy hiểm trong giai đoạn này. Dạng tấn công tận dụng thời điểm hãng sản xuất chưa phát hiện (hoặc chưa sửa được lỗi) này có lợi thế lớn nhất là sự kín đáo – phù hợp cho việc lấy trộm thông tin hoặc phá hoại ngầm mà không bị phát hiện. Vì vậy giai đoạn này đối tượng bị nhắm đến thường là một nhóm người có thể đem lại lợi ích cụ thể cho kẻ tấn công để sau đó hắn có thể rút đi êm thấm. Mục tiêu dó có thể là các tổ chức, tập đoàn mà kẻ này muốn phá hoại hoặc các thông tin tài khoản có thể sử dụng để kiếm lời.
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản
Cũng theo nghiên cứu này, giai đoạn từ bước 5 đến 8 mới thực sự nguy hiểm. Đây là lúc thông tin về lỗ hổng được công bố, và cùng với các công ty phát triển anti-virus, những tin tặc chưa biết đến lỗi này cũng có thể tiếp cận được thông tin. Làn sóng tấn công lúc này không còn âm thầm, mà dồn dập hơn rất nhiều. Nếu ví đợt tấn công trước đó nguy hiểm như một nhát dao đâm sau lưng, thì đợt tấn công lúc này như một chuỗi đòn đánh trực diện, không hiệu quả với những ai cẩn thận đề phòng nhưng vẫn không kém phần nguy hiểm nếu như gặp đúng những người lơ là bảo mật hoặc nhỡ sử dụng công cụ bảo mật kém chất lượng, cập nhật chậm. Những đối tượng không có khả năng phát hiện lỗi, cũng như không có khả năng phát triển công cụ cũng tham gia từ thời điểm này, khiến việc phát tán và tìm đến những cỗ máy có hệ thống bảo mật yếu kém nhanh hơn rất nhiều. Khi số lượng kẻ tham gia tấn công tăng lên, động cơ và phương thức tấn công cũng đa dạng hơn chứ không thể chỉ thuần túy là len lỏi và trộm cắp nữa.
Lỗ hổng bảo mật - những hiểu biết căn bản
Sau khi đọc đến đây, chắc bạn đọc cũng hiểu rằng, khi nói đến việc bảo vệ thông tin và hệ thống của mình, ngoài việc cập nhật các biện pháp phòng thủ thì việc cập nhật thông tin cũng quan trọng không kém. Thường thì những lỗi nghiêm trọng của những hệ thống phổ biến và quan trọng như Java vừa qua sẽ được báo chí đăng tải nhan nhản ngay khi hãng sản xuất công bố. Tuy nhiên những phần mềm có danh tiếng và độ phổ biến “khiêm tốn” hơn thì thường không được ưu ái như vậy. Vì vậy ngoài việc chú ý nâng cấp bản vá lỗi, cần dừng việc sử dụng những phần mềm cũ kĩ không còn được chăm sóc, sửa lỗi ngay khi có thể. Ví dụ? Microsoft vẫn không ngừng kêu gào để những XP, IE6 được yên nghỉ đấy thôi...
Theo Genk

62 phím tắt Gmail

Cập nhật lúc 07h00' ngày 01/01/2013
Gmail được coi như một ứng dụng web. Các ứng dụng được cài trên máy tính của bạn đều hỗ trợ phím tắt để thao tác thuận tiện hơn, Gmail cũng vậy.
Mẹo này đặc biệt hữu ích với những người luôn phải đọc nhiều email của khách hàng, đối tác...Thao tác bằng phím tắt trên Gmail giúp giảm thời gian thao tác với hòm thư.
Để kích hoạt chế độ cho phép dùng phím tắt, bằng cách truy cập tại đây (Giải thích về chuỗi ký tự: ?kbd=1 ở cuối thanh địa chỉ: kbd là viết tắt của “keyboard”, tức “bàn phím”,giá trị “1” tượng trưng cho trạng thái được kích hoạt. Có thể chèn đoạn ký tự này vào đuôi địa chỉ trang web trên trình duyệt và nhấn phím Enter). Bạn cũng có thể bật tính năng này trong phần cài đặt (Settings) như trong hình:
62 phím tắt Gmail

Danh sách 62 phím tắt Gmail:

62 phím tắt Gmail
62 phím tắt Gmail
62 phím tắt Gmail
Bạn có thể tải về tại đây (đã dịnh dạng sẵn trên khổ giấy A4, chỉ cần đặt lệnh in).

Kinh nghiệm sử dụng thực tế:

  • Đọc thư Gmail trên trình duyệt Google Chrome để tương thích tốt nhất (Tại sao vậy? Bởi vì Google Chrome và Gmail cùng do Google phát triển).
  • Nếu sử dụng phím tắt mà không thấy kết quả, hãy bấm trỏ chuột vào một khoảng trống trong cửa sổ Gmail, sau đó thử lại.
  • Hãy luyện tập thao tác nhiều với phím tắt để ghi nhớ, các lượt đọc thư sau (check mail) sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Những phím quan trọng là: j: đi xuống thư sau, k: chọn thư phía trên, x: đánh dấu thư, Enter: đọc thư có con trỏ chuột đang ở vị trí đó.
  • Nếu chương trình gõ tiếng Việt đang hoạt động, có thể khiến phím tắt gõ vào bị máy hiểu sai lệch (Nếu sử dụng Unikey, sử dụng phím Ctrl + Shift để chuyển đổi nhanh chế độ gõ tiếng Anh và tiếng Việt, sẽ khắc phục được trở ngại này).
  • Kết hợp phím tắt điều hướng của trình duyệt.
  • Khi các bạn bị quên, hãy gõ Shift + / (chính là gõ dấu?) để hiện lên danh sách tra cứu nhanh phím tắt.
Theo XHTT

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet

Cập nhật lúc 14h06' ngày 25/12/2012
10 ứng dụng tốt nhất dưới đây sẽ giúp trải nghiệm máy tính bảng trở nên thuận tiện, dễ dàng và thú vị hơn.
10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet

1. Snapseed (cho Android, iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Những người nghiện Instagram sẽ thích Snapseed - ứng dụng cho phép áp dụng nhiều bộ lọc độc đáo vào ảnh chỉ qua vài cú nhấn màn hình. Snapseed có giao diện đơn giản, dễ sử dụng và tốc độ xử lý khá nhanh. Snapseed hỗ trợ nhiều tính năng nổi bật như Automatic (tự động hiệu chỉnh hình ảnh), Selective Adjust (điều chỉnh hình ảnh có chọn lọc) và các bộ lọc Black & White, Vintage, Drama, Grunge.. Ngoài ra, điểm hấp dẫn nhất của Snapseed nằm ở Center Focus, tính năng cho phép làm mờ khu vực xung quanh để làm nổi bật đối tượng chính trong bức ảnh.

2. Quickoffice Pro HD (cho Android và iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Bạn không cần chờ Microsoft ra phiên bản Microsoft Office cho iOS và Android thì mới có thể xem hoặc chỉnh sửa file Word, Excel và PowerPoint trên tablet. Quickoffice Pro HD sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Ứng dụng còn cho phép xem các file PDF. Phiên bản Quickoffice Pro HD mới nhất bổ sung các tính năng như hỗ trợ comment (bình luận), theo dõi các thay đổi đã tạo ra, kiểm tra chính tả và từ điển giải nghĩa những từ được tô sáng.
Người dùng Quickoffice Pro HD có thể dễ dàng đồng bộ tài liệu qua các dịch vụ lưu trữ đám mây như iCloud, Dropbox, Google Docs, Box.net..

3. Pulse (cho Android, iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Pulse là ứng dụng theo dõi tin tức cực kỳ hiệu quả cho iPad và tablet Android. Với Pulse, bạn có thể duyệt các nguồn tin một cách dễ dàng bằng cách vuốt màn hình theo chiều dọc. Với khả năng đồng bộ ngoại tuyến (offline), bạn có thể đọc báo trên đường di chuyển mà không cần kết nối Internet. Khi có kết nối Internet, Pulse giúp người dùng nhanh chóng chia sẻ thông tin với bạn bè qua email, Facebook và Twitter. Thông qua Pulse, bạn còn được phép cập nhật nội dung mới nhất trên Facebook, Twitter và Instagram.

4. iCookbook (cho Kindle, iPad, Windows 8)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
iCookbook là phần mềm tiện dụng cung cấp hơn 2.000 công thức nấu ăn cho iPad, Amazon Kindle Fire và thậm chí cả tablet Windows 8.
Chỉ cần đặt chiếc tablet trong nhà bếp và lựa chọn công thức nấu ăn từ các thương hiệu nổi tiếng như Nestlé, Butterball, Crock-Pot hoặc Swanson. iCookbook cung cấp chỉ dẫn nấu ăn qua từng bước cụ thể và chi tiết.

5. Evernote (cho Android, iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Evernote là ứng dụng ghi chú cho thiết bị di động phổ biến nhất hiện nay. Evernote cho phép bạn ghi chép, lên danh sách những việc cần làm, ghi âm nhắc nhở bằng giọng nói, đính kèm hình ảnh hoặc video vào ghi chú. Điểm nổi bật nữa của Evernote là ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu. Bạn có thể tạo ghi chú trên nhiều loại thiết bị có cài Evernote như máy tính, điện thoại, trình duyệt web.. Khi dùng điện thoại có cài Evernote, bạn có thể xem được ghi chú đã tạo trên máy tính. Sau khi tạo ghi chú, bạn có thể chia sẻ lên mạng xã hội Facebook, Twitter hoặc gửi email.
Nếu muốn truy cập ghi chú ngoại tuyến, người dùng phải trả thêm mức phí 5 USD/ tháng.

6. Dropbox (cho Android, iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Không phải chiếc tablet nào cũng có bộ nhớ “khủng”, vì thế hãy để dành chỗ trống cho các ứng dụng và nội dung giải trí bằng cách lưu trữ tài liệu lên “đám mây”. Dropbox cho phéo truy cập tài liệu, tranh ảnh và video trên đường di chuyển. Bạn cũng có thể chỉnh sửa tài liệu lưu trữ trong thư mục Dropbox bằng những ứng dụng tương thích với Dropbox, ví dụ như QuickOffice HD, sau đó lưu lại hoặc chia sẻ tài liệu qua đường link. Dropbox cung cấp cho người dùng 2 GB lưu trữ miễn phí. Nếu lựa chọn tự động tải ảnh và video quay bằng tablet lên Dropbox, bạn sẽ được tặng thêm 3 GB miễn phí.

7. Spotify (cho Android, iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Thư viện nhạc của Spotify có hàng triệu bài hát từ mọi hãng ghi âm nổi tiếng. Spotify còn nắm bắt được gu âm nhạc của bạn bằng cách theo dõi mỗi khi bạn lựa chọn thích hay không thích một ca khúc. Ngoài ra, người dùng Spotify còn có thể nghe ngoại tuyến playlist (danh sách ca khúc) do chính họ tạo ra. Điều này thực sự tuyệt vời khi bạn đang ngồi trên máy bay, tàu điện ngầm hoặc bất cứ nơi đâu không có kết nối Internet. Spotify còn tích hợp Facebook, giúp bạn dễ dàng chia sẻ trải nghiệm âm nhạc với mọi người.

8. Amazon Kindle (cho Android, iPad, Windows 8)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Có rất nhiều ứng dụng đọc sách cho máy tính bảng, nhưng Kindle vẫn là tốt nhất. Amazon cung cấp nhiều lựa chọn nội dung, bao gồm hơn 1 triệu cuốn sách và hơn 400 báo, tạp chí. Công nghệ Whispersync tuyệt vời cho phép ứng dụng lưu lại nội dung người dùng đang đọc dở trên điện thoại để đọc tiếp trên tablet cài Amazon Kindle. Với Amazon Kindle, bạn còn có thể tùy chỉnh mọi thứ từ cỡ chữ cho tới màu nền.
Phiên bản Amazon Kindle 3.5 cho iPad hỗ trợ thêm X-Ray, tính năng giúp người dùng hiểu thêm về các nhân vật, địa danh và thuật ngữ trong sách bằng cách tích hợp với Wikipedia và Shelfari.
Người dùng Amazon Kindle trên Windows 8 còn có thể đưa các cuốn sách hoặc tạp chí yêu thích ra màn hình Start để truy cập nhanh.
Nếu sở hữu một chiếc Kindle Fire và là thành viên cao cấp Amazon Prime, bạn có thể truy cập miễn phí hàng ngàn cuốn sách thông qua Lending Library của Amazon Kindle.

9. Paper (cho iPad)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Bất cứ khi nào bạn muốn ghi lại một ý tưởng tuyệt vời, phác thảo hoặc vẽ vời, Paper sẽ là một ứng dụng cực kỳ hữu ích. Giao diện của Paper khá đơn giản, với nền cơ bản là một tờ giấy trắng đi kèm nhiều loại ngòi bút và màu sắc. Paper có một công cụ hết sức ấn tượng là “Rewind”, cho phép đưa bức vẽ trở lại trạng thái cũ trong trường hợp bạn vẽ sai.
Người dùng iPad sẽ đánh giá cao việc Paper hỗ trợ độ phân giải cực cao của màn hình Retina.

10. Skype (cho Android, iPad, Windows 8)

10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet

Skype là phương tiện lý tưởng để liên lạc với gia đình và bạn bè vì ứng dụng này không bị giới hạn ở một nền tảng. Dù bạn đang dùng iPad, Kindle Fire HD hay Microsoft Surface, bạn đều có thể dùng camera mặt trước để trò chuyện mặt đối mặt qua Skype. Nếu thiết bị không có camera, bạn có thể thực hiện cuộc gọi thoại qua Skype.

Skype đặc biệt hấp dẫn trên những thiết bị chạy Windows 8 và Windows RT vì bạn có thể vừa chat video với bạn bè ở phía bên này màn hình, vừa sử dụng một ứng dụng khác ở phía còn lại còn lại.
10 phần mềm tốt nhất nên cài khi mới mua tablet
Trên những thiết bị chạy Windows 8 và Windows RT vì bạn có thể vừa chat video
với bạn bè ở phía bên này màn hình, vừa sử dụng một ứng dụng khác ở phía còn lại còn lại.
Theo ICTNews

Phần mềm ứng dụng có thể thay thế Microsoft Office

Cập nhật lúc 08h19' ngày 25/12/2012
Bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office ra đời đầu tiên vào năm 1995 với tên gọi là Office 97. Trải qua 17 năm phát triển, phần mềm này vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực văn phòng máy tính. Tuy nhiên đây là sản phẩm trả phí và một số bộ phận người dùng sẽ rất khó khăn để sở hữu nó.
Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề rất đơn giản, đó là sử dụng một phần mềm khác có chức năng tương tự và hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về hai lựa chọn có thể thay thế Microsoft Office.

1. OpenOffice.org

OpenOffice.org (gọi tắt là OpenOffice) là bộ ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở của Sun Microsystems. Phần mềm này có thể chạy trên rất nhiều phiên bản Windows, kể cả trên Windows 8 vừa ra mắt cách đây không lâu. OpenOffice có khả năng đọc, ghi và chỉnh sửa tài liệu được định dạng bởi Microsoft Office. Các thành phần cơ bản của ứng dụng văn phòng này bao gồm:
- Write: Soạn thảo văn bản (tương tự như Microsoft Word)
- Calc: Thao tác trên bảng biểu (tương tự như Microsoft Excel)
- Draw: Đồ họa cơ bản (tương tự như Microsoft Visio)
- Impress: Làm Slideshows (tương tự Microsoft PowerPoint)
- Base: Quản lý cơ sở dữ liệu (tương tự Microsoft Access)
- Math: Thiết lập công thức toán học (tương tự Microsoft Equation Editor)
Phần mềm ứng dụng có thể thay thế Microsoft Office
OpenOffice có giao diện rất dễ sử dụng, nhìn khá tương đồng với Microsoft Office phiên bản 2003.

2. Kingsoft Office

Kingsoft Office là ứng viên có thể thay thế tốt cho Microsoft Office. Phần mềm đảm bảo sự hài lòng của người dùng với ba tiêu chí: Nhỏ gọn, giao diện thân thiện và miễn phí hoàn toàn. Tương tự như OpenOffice, bộ ứng dụng văn phòng của Kingsoft được thiết kế hao hao như Microsoft Office phiên bản 2003 nhưng được bổ sung thêm một số cải tiến mới. Ngoài ra, do dung lượng chỉ có 39,1 MB nên Kingsoft Office chỉ hỗ trợ ba chức năng văn phòng cơ bản. Cụ thể:
- Writer: Soạn thảo văn bản (tương tự như Microsoft Word)
- Spreadsheets: Thao tác với bảng tính (tương tự như Microsoft Excel)
- Presentation: Làm Slideshows (tương tự như Microsoft PowerPoint)
Phần mềm ứng dụng có thể thay thế Microsoft Office
Điểm thuận lợi là người dùng có thể cài đặt sẵn phần mềm trên USB và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Theo Vnreview

Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer

Cập nhật lúc 08h00' ngày 11/03/2013
Một mẹo nhỏ khá thú vị mà chắc hẳn bạn chưa biết, đó là bạn có thể chạy các lệnh trực tiếp ngay trên thanh địa chỉ bên trong Windows Explorer.
Việc này hoàn toàn có thể áp dụng được một cách rất dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Ví dụ như khi bạn đang cần mở nhanh hộp thoại Command Prompt (cmd.exe), thay vì bạn phải thao tác gọi nhanh hộp thoại Run bằng phím tắt Windows + R (hay Start > Run) thì bạn có thể gõ ngay "cmd" ngay trên thanh địa chỉ của Windows ExplorerEnter. Lập tức hộp thoại Command Prompt sẽ xuất hiện ngay tức thì.
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
Ngoài ra, nếu bạn đang mở Windows Explorer với đường dẫn xác định, bạn có thể gọi nhanh tập tin đang nằm trong nó, ví dụ bạn cần mở nhanh tập tin "QuanTriMang.txt" bằng Notepad nằm ngay trên Desktop và hiện tại Windows Explorer cũng đang mở đường dẫn Desktop thì bạn chỉ cần gõ như hình
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
…sau đó nhấn Enter, lập tức tập tin QuanTriMang.txt sẽ được mở nhanh bằng Notepad như lệnh bạn đã đưa ra. Thật đơn giản phải không?
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các lệnh trực tiếp khác từ thanh địa chỉ của Windows Explorer. Ví dụ muốn biết tất cả các tập tin và thư mục hiện tại nằm trong Windows Explorer bạn có thể gõ lệnh "cmd /k dir" và nhấn Enter. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện lệnh này ngay trên thanh địa chỉ của Windows Explorer!
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
Gọi nhanh các lệnh hệ thống ngay trên Windows Explorer
Rất đơn giản và nhanh chóng phải không?
Theo VnReview

Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu

Cập nhật lúc 08h00' ngày 07/03/2013
Các trình duyệt ngày nay đều được thêm vào chức năng đồng bộ hóa dữ liệu duyệt web (Sync) với tài khoản người dùng. Với chức năng này, bạn có thể dễ dàng đồng bộ dữ liệu trình duyệt như các tab đang mở, bookmarks trình duyệt giữa các thiết bị như máy tính, điện thoại smartphone, máy tính bảng... nếu có dùng chung trình duyệt với nhau.
Internet Explorer của Microsoft dường như chậm một bước so với các trình duyệt khác về khoảng này, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng ứng dụng của bên thứ 3 để khắc phục.

Google Chrome

Google Chrome cho phép người dùng có thể đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt của mình, bao gồm lịch sử duyệt web, mật khẩu, bookmarks, các tab đang mở... với tài khoản Google của họ. Tính năng này sẽ được kích hoạt bằng việc đăng nhập tài khoản Google vào Google Chrome.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu
Bên cạnh đó, bạn có thể hoàn toàn chủ động hơn trong việc đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt với tài khoản Google của mình bằng việc có thể lựa chọn các mục cần hoặc không cần đồng bộ. Bạn cũng có thể lựa chọn mã hóa mật khẩu đã lưu trên trình duyệt hoặc mã hóa tất cả dữ liệu, ngoài ra bạn có thể thiết lập mật khẩu bảo mật cho việc đồng bộ dữ liệu mật khẩu tài khoản đã lưu.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu
Bạn có thể đồng bộ dữ liệu trình duyệt Google Chrome mà mình đã đồng bộ với tài khoản Google trước đó ở bất cứ máy tính nào, cho dù đang sử dụng hệ điều hành Windows, Linux, OS X hay thậm chí cả hệ điều hành Chrome OS. Hoặc ngay cả trên hệ điều hành iOS hay Android nếu có sử dụng trình duyệt Google Chrome thì bạn vẫn có thể đồng bộ dữ liệu hoàn toàn.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu 

Firefox

Firefox sử dụng tính năng Firefox Sync để đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt. Trong các phiên bản trước, Firefox Sync là một tiện ích bổ sung hoàn toàn riêng biệt cho Firefox, nhưng hiện tại đã được tích hợp sẵn vào trình duyệt Firefox. Bạn có thể tìm đến tính năng này bằng cách truy cập vào tùy chọn Options > Sync.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu 
Với Firefox Sync, bạn có thể đồng bộ hóa bookmarks, mật khẩu, dữ liệu lịch sử 60 ngày duyệt web gần nhất, các tab đang mở và các add-ons trình duyệt. Firefox sẽ mã hóa tất cả dữ liệu này. Firefox sẽ cung cấp cho bạn một dãy khóa để bảo vệ dữ liệu này, bạn sẽ không thể khôi phục dữ liệu trình duyệt nếu quên mất dãy khóa này.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu 
Tương tự như Google Chrome, Firefox Sync hoạt động trên mọi nền tảng Windows, Linux, OSX và ngay cả trên Android với ứng dụng Firefox, nhưng trừ iOS.

Internet Explorer

Khác với 2 trình duyệt trên, Internet Explorer lại hoàn toàn không cung cấp tính năng đồng bộ dữ liệu. Trước đây một số tính năng đồng bộ được cung cấp cho Windows Live Mesh nhưng nay nó đã ngưng hoạt động.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu 
Nếu như bạn đang sử dụng Windows 8, Windows có thể cung cấp cho bạn thiết lập đồng bộ danh sách các địa chỉ yêu thích (favorites) và lịch sử duyệt web. Tuy nhiên Microsoft lại không cung cấp tính năng nào giúp đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt giữa các thiết bị Windows của họ, bạn chỉ có thể đồng bộ giữa Internet Explorer với Windows 8.

Opera

Opera sử dụng tính năng Opera Link để đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt. Bạn có thể kích hoạt chức năng này tại menu của trình duyệt.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu
Tương tự các trình duyệt khác, Opera Link sẽ đồng bộ các dữ liệu trình duyệt bao gồm mật khẩu, lịch sử duyệt web, các ghi chú... với tài khoản Opera của bạn.
Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu 
Bạn có thể đồng bộ dữ liệu trình duyệt Opera trên các nền tảng hệ điều hành như Windows, Linux, OS X, Android hay trên iOS. Tuy nhiên, trên nền tảng mobile bạn chỉ có thể đồng bộ bookmarks, bộ máy tìm kiếm, và trang truy cập nhanh của trình duyệt.

Safari

Safari sử dụng iCloud để đồng bộ các tab đang mở, bookmarks và các dữ liệu khác của trình duyệt Safari. Bạn có thể dễ dàng đồng bộ chúng trên các máy Mac, iPhone, iPod hay iPad. Bạn cũng có thể đồng bộ chúng cho Safari phiên bản trên Windows, mặc dù trình duyệt này đã bị lỗi thời và ngưng phát triển tiếp trên Windows.

Phần mềm hỗ trợ trình duyệt

Đồng bộ hóa dữ liệu trình duyệt để sử dụng ở bất cứ đâu
Hiện nay có các phần mềm công cụ giúp bạn sao lưu và đồng bộ dữ liệu trên mọi trình duyệt, bạn có thể đồng bộ dữ liệu cho Internet Explorer hay dữ liệu trình duyệt Firefox cho thiết bị iPad hay iPhone. Nổi bật như:
LastPass: Là công cụ giúp sao lưu và quản lý mật khẩu tự động, hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau. Nó cho phép bạn thiết lập nhập tất cả tùy chọn lưu trữ mật khẩu, sau đó export sang dạng khác...để người sử dụng có thể tạo những chuỗi mật khẩu vô cùng bảo mật và an toàn để sử dụng trên nhiều trình duyệt khác nhau.
Xmarks: Là công cụ giúp bạn sao lưu và đồng bộ hóa bookmark giữa các trình duyệt và trên mọi nền tảng hệ điều hành. Thật là trùng hợp khi Xmarks hiện đang thuộc sở hữu của LastPass.
Đồng bộ dữ liệu trình duyệt với tài khoản trực tuyến giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng dữ liệu ở bất cứ đâu và trên mọi nền tảng. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng khôi phục lại nếu xảy ra sự cố với thiết bị. Thật là tiện lợi phải không?
Theo VnReview

6 bước để viết nội dung hay trong SEO

Cập nhật lúc 14h00' ngày 28/02/2013
Xu hướng SEO năm 2013 được nhiều người đánh giá là một năm cạnh tranh khốc liệt giữa những xu hướng tập trung vào nội dung, lấy nội dung làm nền tảng phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Xét theo khía cạnh tích cực mà nói thì nội dung không những giúp bạn có những traffic tập trung, nhắm đúng đối tượng cần hướng tới mà còn một phương pháp duy trì sự tương tác với độc giả về lâu dài. 
Cái khó khăn khi viết nội dung đó là ý tưởng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có ý tưởng rồi, nhưng viết như thế nào để bài viết đó có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi nó được đăng? Chúng tôi sẽ giúp các bạn một phần nào trả lời câu hỏi này ngay trong bài hướng dẫn viết nội dung theo chuẩn SEO sau đây.
6 bước để viết nội dung hay trong SEO

Bài viết theo chuẩn SEO là như thế nào?

Sau đây là các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm là như thế nào:
  • Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
  • Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPressCài blog WordPress.
  • Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
  • Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title>meta description.
  • Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
  • Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ H1.
  • Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ Heading (H2, H3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
  • Internal Linking nên dẫn tới các bài viết khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.

Sau đây là 6 bước viết bài theo chuẩn SEO:

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất:

Có một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.
6 bước để viết nội dung hay trong SEO
Vì vậy trước khi bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.
Vậy trong bài này sẽ chọn một chủ đề về SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do chọn chủ đề này:
  • Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này.
  • Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
  • Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013″, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang…
Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm:

6 bước để viết nội dung hay trong SEO 
Hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.
Quay trở lại đề tài, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:
  • Viết bài để SEO.
  • Cách SEO nội dung.
  • Viết bài thân thiện với Google.
  • Cách SEO từ khóa khi viết blog.
  • Bài viết theo chuẩn SEO.
Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?
Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools:
Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:
6 bước để viết nội dung hay trong SEO
(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ:
Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:
  • Lượng comment phải nhiều.
  • Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
  • Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.
Ngoài ra, còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề. Theo chủ đề Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:
6 bước để viết nội dung hay trong SEO
Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này phải suy nghĩ, liệu có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:
  • Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”… nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
  •  Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
  • Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết:

Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, cứ có từ khóa là có tất cả.
Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc… thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.
Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ Heading (từ H2 đến H4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. 

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO:

6 bước để viết nội dung hay trong SEO
Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.
Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.
Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết
Có thêm một yếu tố mà tất cả các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. 
Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại:
Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Sau đây là 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:
  • Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
  • Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
  • Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn:

Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:
  • Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
  • Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
  • Hấp dẫn, nhìn làm muốn bấm vào luôn.
Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:
  • Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm.
  •  Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm.
  • Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập.
Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Sau đây là phân tích từng tiêu đề:
  • Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.
  • Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.
  • Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.
Như vậy, ở đây sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết:

Như bước 4 có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Sau khi đăng bài nên làm gì?

Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc thường làm sau khi đăng một bài viết:
  • Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
  • Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
  • Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
  • Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
  • Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.

Lời kết

Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với bộ máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:
  • Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
  • Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
  • Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
  • Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
  • Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
  • Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?
Theo Thạch Phạm Blog

Mẹo tìm kiếm hiệu quả nhất bằng Google

Cập nhật lúc 08h00' ngày 28/02/2013
Mỗi lần tìm kiếm, Google luôn trả về số lượng kết quả khổng lồ. Nhưng cách sau sẽ giúp bạn tìm được nội dung mong muốn nhất trong môt số những kết quả search đó.
Mẹo tìm kiếm hiệu quả nhất bằng Google

Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google

Ngoài những thủ thuật tìm kiếm thông thường, Google còn cung cấp cho người sử dụng một tính năng tìm kiếm nâng cao rất hữu dụng mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Với tính năng tìm kiếm nâng cao này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo cụm từ hoặc theo từng từ riêng biệt.
Bạn cũng có thể tìm kiếm dưới dạng các file văn bản với các định dạng thông dụng… với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để sử dụng chức năng này của Google, bạn truy cập vào địa chỉ.

Sử dụng công cụ Google's Built-In

Nếu bạn biết đến Google đủ lâu để có thể tìm được những gì bạn cần tìm kiếm chỉ với một cú click vào link đầu tiên, thì chắc bạn phải biết hầu hết các từ tắt tìm kiếm trong Google là vô cùng hữu hiệu: Để tìm ngày phát hành của một trò chơi video, gõ ngày phát hành và tên của trò chơi. Những mẹo khác thì có vẻ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm.
Vì vậy hãy xem qua danh sách về các từ tắt tìm kiếm tốt nhất của Google để trau dồi kinh nghiệm của bạn với Google-Fu, cũng như 5 điều có ích cho bạn trong tính năng mới của Google’s new Knowledge Graph.

Tính năng xem nhanh tài liệu

Thật khó cho bạn nếu nhìn qua một loạt các văn bản nhàm chán và các liên kết để tìm thấy những gì bạn muốn tìm kiếm. May mắn thay, một số tiện ích của Google có thể giúp công việc này trở nên dễ dàng hơn.
Faviconize Google cho biết thêm các biểu tượng nhỏ bên cạnh mỗi kết quả, do đó, bạn có thể thấy những gì trang web được hiển thị một cách tóm tắt, và từ đó bạn có một vài trang web tin cậy. Hay sử dụng Locate Multiple Domains highlights sites you specify - Xác định vị trí tên miền các trang web nổi bật sẽ khiến bạn có các trang web đáng tin cậy ngay lập tức.

Sử dụng ký hiệu “?”

Ký hiệu này được dùng đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó. Chẳng hạn tìm kiếm: “fri??d” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong những kết quả mà bất cứ chữ cái nào thêm vào có thể có nghĩa trong dấu “?". Điều này sẽ hữu dụng cho những ai cần tìm kiếm 1 từ nhưng lại không biết làm sao để đánh vần từ đó.
Theo VnMedia

Khôi phục văn bản soạn thảo dở bị mất trên trình duyệt

Cập nhật lúc 08h00' ngày 26/02/2013
Một Extension (phần mở rộng) của Chrome và Firefox giúp bạn lấy lại phần văn bản đang soạn thảo dở trên trình duyệt thì bị mất do sự cố Internet, lỗi trình duyệt hoặc máy tính bị treo.
Bạn đang viết dở lời bình luận (comment) trên một diễn đàn hay soạn thảo dở email thì nhấn nhầm nút “Back” của trình duyệt, bị mất kết nối Internet hoặc máy tính bị treo? Đừng vội thất vọng, vẫn còn cơ hội để bạn lấy lại nội dung đang soạn thảo dở đó.
Khôi phục văn bản soạn thảo dở bị mất trên trình duyệt
Rất nhiều chương trình xử lý văn bản như Microsoft tích hợp sẵn tính năng auto-save (lưu tự động), nhưng hầu hết các website và blog không có tính năng này. Một extension (phần mở rộng) cho Chrome hoặc Firefox có tên Lazarus: Form Recovery có thể giúp bạn tránh sự cố trên trong lúc đang dùng các bảng biểu trực tuyến, viết email hoặc thậm chí là đăng bình luận lên các diễn đàn.
Trong quá trình người dùng gõ bàn phím, Lazarus sẽ lưu lại nội dung văn bản bằng cách sử dụng công nghệ mã hóa RSA và AES, vì thế bạn có thể khôi phục lại nội dung này trong trường hợp gặp sự cố.
Lazarus cung cấp hai lựa chọn “Recover Text” “Recover Form”, tất cả những gì bạn cần làm là nhấn chuột phải và chọn phần văn bản bạn muốn khôi phục.
Khôi phục văn bản soạn thảo dở bị mất trên trình duyệt
Dưới mục Options, bạn có thể chọn bảo vệ tài khoản Lazarus bằng mật khẩu, quyết định xem bạn có muốn extension lưu lại các mật khẩu hay không, tắt chế độ lưu mật khẩu trên một số website và thậm chí là cài đặt khoảng thời gian mà Lazarus lưu lại nội dung soạn thảo.
Khôi phục văn bản soạn thảo dở bị mất trên trình duyệt
Nếu bạn dùng chung máy tính với người khác, tốt nhất nên đặt mật khẩu trên extension này.
Theo ICTNews

Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7

Cập nhật lúc 08h00' ngày 23/02/2013
Nếu ở Windows XP, khi muốn chia hoặc gộp phân vùng ổ đĩa trên một ổ cứng, chúng ta không thao tác trực tiếp trong Windows được mà cần dùng những phần mềm bên ngoài (PQ Magic, Arconis, Paragon...). Còn với Windows 7, việc này trở nên dễ dàng vì tính năng đó đã được cải tiến.
Sau đây là bài hướng dẫn các bạn sử dụng tính năng trong Windows 7 để chia và gộp ổ một cách nhanh chóng mà hiệu quả chỉ với vài bước đơn giản trực quan. Phương pháp này còn có ưu điểm là không cần dùng soft bên ngoài cũng như không làm mất dữ liệu của bạn.
Bài ảnh dưới đây thực hiện chi tiết từng bước một nên có vẻ khá "dài dòng" một chút, nhưng khi trực tiếp làm các bạn sẽ thấy rất đơn giản chỉ với vài bước click. 

1. Cách chia ổ:

Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
4 ổ ban đầu trong máy tính (C; D; E; T)
Bấm chuột phải vào My computer > chọn Manage (hoặc ấn giữ phím cửa sổ + R > gõ diskmgmt.msc) để mở cửa sổ quản lý ổ đĩa trong máy
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Trong cửa sổ này chọn mục Disk Management (bên trái) > bấm chuột phải vào ổ muốn chia chọn Shrink Volume. Ở đây tôi chọn ổ T.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Bảng chia ổ hiện ra hiển thị thông tin của ổ chuẩn bị chia. Nhập dung lượng của ổ mới cần tạo (tính theo MB) vào ô "Enter the amount of space to shrink in MB" > sau đó bấm Shrink. Ở đây tôi nhập vào 30000 MB tương đương 30 GB sẽ là dung lượng ổ mới tạo ra.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ta thấy trong bảng quản lý ổ đĩa đã xuất hiện ổ mới chia nhưng chưa được định dạng. Cần chuột phải vào ổ mới này chọn New Simple Volume... để định dạng cho ổ này thì mới sử dụng được.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Bấm Next để tiếp tục
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ổ mới này có nhãn là G, có thể đổi thành nhãn khác > bấm nút xổ xuống > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Mặc định sẽ chuyển sang định dạng NTFS, có thể thay đổi sang định dạng khác tùy bạn > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ấn Finish để kết thúc. Như vậy phân vùng ổ cứng mới có nhãn G, dung lượng 30000 MB (tương đương 3 GB) đã được tách ra từ ổ T ban đầu đã sẵn sàng được sử dụng.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7

2. Cách gộp ổ

Lưu ý:
- Chỉ có thể gộp ổ nằm ngay cạnh nhau, ổ cách nhau không gộp được với nhau. Ví dụ nhìn trong bảng Computer Management bên dưới, ổ E nằm giữa hai ổ D và T nên có thể gộp ổ E với ổ D hoặc ổ E với ổ T. Còn ổ D với ổ T không nằm cạnh nhau nên không gộp được với nhau.
- Khi gộp ổ A vào ổ B để tạo thành ổ chung là C thì phải đưa 1 ổ (A hoặc B) về dạng mới (chưa được định dạng sử dụng) thì mới gộp vào được. Vì vậy cần backup dữ liệu của ổ định đưa về dạng mới sang ổ kia trước khi thực hiện để tránh mất dữ liệu.
Ví dụ cụ thể bên dưới với ổ G (dung lượng 30 GB) vừa mới tạo ra bên trên gộp vào ổ T (dung lượng 142 GB) bên cạnh để được một ổ dung lượng 172 GB.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Kích chuột phải vào khu vực ổ này > Delete Volume (đưa ổ về định dạng mới, chưa dùng được)
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp cảnh báo dữ liệu trong ổ này sẽ bị xóa, bạn backup trước đó rồi nên bấm Yes để tiếp tục
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Chuột phải vào ổ T > Extend Volume để gộp ổ
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp thoại hiện ra > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp thoại mới hiện ra, bảng Available liệt kê các ổ chưa định dạng nằm cạnh ổ T, có thể chọn Add (để đẩy sang mục lựa chọn Selected). Ở đây chỉ có 1 ổ G đã được chọn > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Chỉ sau vài giây là xong. Bấm Finish để kết thúc
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Như vậy ổ G đã được nhập vào ổ T
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Theo VnReview

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét