Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

TRUYỆN CƯỜI 3.3.2013

Cười chút cho sảng khoái!

Những đứa con thời Internet
Một cậu bé hỏi bố là một kỹ sư công nghệ thông tin:
- Bố ơi! Con được sinh ra thế nào hả bố?
- À! Mẹ và bố cùng duyệt web trên một chiếc giường. Cha kết nối với mẹ. Cha upload một số dữ liệu từ một cái USB sang cho mẹ. Sau khi download hết về, mẹ sửng sốt thông báo là mẹ không cài một chương trình anti-virus nào cả, trong khi đó, bố cũng không cài đặt Fire Wall.
- Rồi thế nào nữa hả bố? - cậu bé sốt sắng.
Người cha bình tĩnh tiếp tục câu chuyện:
- Cả cha và mẹ đều cố gắng xoá bỏ số dữ liệu trên, thậm chí là format lại ổ nhưng không kịp. Vậy là sau 9 tháng 10 ngày, con được sinh ra đời.
Cô thư ký vui tính
Một lần, cô thư ký thấy giám đốc quên kéo khóa quần, liền nhắc khéo:
- Thưa ông! Ông có biết rằng trại lính của mình đang mở cửa không!
Giám đốc không hiểu ngay nhưng sau đó, ông ta tình cờ nhìn xuống và thấy khóa quần mình mở toang hoác. Lấy làm thú vị về tính hài hước của cô thư ký, ông giám đốc quyết định trêu cho cô một mẻ. Gọi cô vào phòng, ông hỏi:
- Tiện đây, tôi muốn hỏi, khi trại lính của tôi mở cửa, cô có thấy một anh lính đứng nghiêm trong đó không?
Cô thư ký nhanh trí đáp:
- Tất cả những gì tôi thấy là một cựu chiến binh già nua, thương tật đầy mình đang ngồi ủ rũ trên công sự
Bị lừa rồi!
Một cảnh sát bắt được tên trộm, trên đường giải về đồn công an, tên trộm nói với anh ta:
- Xin ông đợi tôi đi mua bao thuốc một lát.
Viên cảnh sát quát:
- Anh định biến tôi thành thằng ngốc chắc. Tôi cho anh đi để anh chạy à. Thôi thế này, anh đứng đây đợi tôi mua về cho...
Bí quyết
Phóng viên phỏng vấn một cầu thủ:
- Xin cho biết, trong cuộc đời cầu thủ, đã bao giờ anh sút bóng mà thủ môn chỉ biết sững sỡ, đứng ngây như pho tượng nhìn bóng bay vào lưới chưa?
- Nhiều không nhớ hết được.
- Xin cho biết bí quyết của những cú sút ấy?
- Đó là những lần tôi tự đá tung lưới nhà.
Chó khôn hơn chủ
Phát hiện một chú bécgiê đang điều khiển chiếc BMW một cách điêu luyện trên xa lộ, cảnh sát giao thông chặn chiếc xe lại:

- Bằng lái đâu?
Con chó dùng răng chìa ra một chiếc bằng xịn, ảnh của ông chủ nó. Viên cảnh sát xem qua rồi nói:
- Không phải bằng của mày! Phạt 100 USD!
Chú bécgiê tinh khôn lại đưa khoản tiền phạt ra. Chiếc xe được đi tiếp. Đồng nghiệp của anh cảnh sát thắc mắc:
- Sao cậu lại để con chó lái xe đi?
- À, còn hơn là để cho cái "con lừa" ngồi ở ghế sau cầm lái.
Biết viết, không biết đọc
Người cai tù hỏi một tù nhân mới nhập trại:
- Anh có biết đọc, biết viết không?
- Tôi biết viết, nhưng không biết đọc thưa ông.
- Vậy hãy viết tên anh vào đây!
Tù nhân viết vài chữ nghuệch ngoạc rất to vào quyển sổ rồi đưa cho cai ngục.
- Trời! Anh viết cái gì thế này?
- Tôi không biết. Tôi đã nói với ông là tôi không biết đọc mà.
Cảm ơn bác sĩ
Một người đàn ông tới gặp bác sĩ với túi quà trên tay. Anh ta nói:
- Tôi rất biết ơn bác sĩ vì đã chữa cho...
- Xin lỗi, hình như tôi chưa bao giờ chữa bệnh cho anh thì phải.
- Đúng. Nhưng ông đã chữa cho chú tôi, mà tôi là người thừa kế của ông ấy.
Thần dược
Ông già than với bác sĩ:
– Già rồi sức lực không còn dẻo dai như xưa khiến bà vợ cũng buồn.
Bác sĩ mỉm cười thông cảm và ghi cho một đơn thuốc.
Tuần sau ông già lại đến, miệng cười toe toét, nói:
– Thuốc của bác sĩ cho quả là thần dược. Thật đã quá sức!
Vị bác sĩ cũng vui lây, hỏi:
– Thế bà nhà bằng lòng lắm hả?
Ông già trợn mắt:
– Tôi đâu có biết. Cả tuần nay tôi không về nhà.
Gợi ý tế nhị
Trên xe buýt chật ních giữa giờ cao điểm, một cô gái kêu lên.
- Này anh bạn trẻ, cứ mỗi lần xe dừng bánh là anh lại áp chặt vào tôi, lần thứ ba rồi đấy.
- Nhưng xe chật thế này thì tôi có thể làm gì được?
- Thì anh cứ làm gì mà chẳng được?
Nhân viên tuyệt vời
Chủ cửa hàng hỏi một người đến xin việc:
- Chị muốn trở thành nhân viên bán hàng, thế chị có biết tính toán không?
- Có chứ!
- Tốt! Vậy 1kg có bao nhiêu gam?
- Khoảng 800 gam gì đó...
- Tuyệt vời! Chị có thể bắt tay vào việc ngay ngày hôm nay Copyright © easyvn.net
Từ điển tiếng Nghệ An


Mi : có nghĩa là Mày
Tau : có nghĩa là Tao
: có nghĩa là Đâu ?
(vd : mi đi mô đó? thì dịch ra giọng Bắc là Mày đi đâu đấy)
: có nghĩa là Kia
Ni : có nghĩa là Này
Rứa : có nghĩa là Thế
Răng : có nghĩa là Sao
(vd Răng rứa ? dịch ra giọng Bắc là sao thế? )
Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia
(vd:mốt tau mới về. dich ra giọng Bắc là Ngày kia tao mới về )
Đọi : có nghĩa là Bát ( miền nam gọi là chén)
Trôốc : có nghĩa là Đầu
Tru: có nghĩa là Trâu
: có nghĩa là Đùi
Nhễ : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối (mạnh hơn nhiều) or Bựa
Chộ : từ này có nghĩa là Thấy
Chi : có nghĩa là Gì ?
NỎ : có nghĩa là KHÔNG.
(Ví dụ Nỏ đi, NỎ cho...nhưng mà không có câu Đi NỎ hay Cho Nỏ đâu nhá...từ NỎ chỉ đứng trước động từ...)
Bổ : có nghĩa là Ngã
(vd : nó bị bổ xe. dịch là Nó bị ngã xe)
Trôốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối
Còn từ Khu mấn thì chứa giải thích đc, anh em giải thích dùm
Ngái : có nghĩa là Xa
(VD : Nhà mi cách trường có ngái ko? ~~> nhà mày cách trừơng có xa không?)
Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í, nác chè, nác sôi: nước chè, nước sôi)
Môi : có nghĩa là Muôi
(cái muôi chan canh í, miền nam gọi là cái Giá)
Su : có nghĩa là Sâu
(VD : Ao ni su ri ~~> Ao này sâu thế)
Hầy : có nghĩa là Nhở
(vd : Hay hầy ~~> Hay nhở or Ai đó hầy ~~> Ai đấy nhở )
Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nước
Cươi : có nghĩa là Sân
Nương : có nghĩa là Vườn
Rọng : có nghĩa là Ruộng
Mần : có nghĩa là Làm
(vd Cha mệ cháu đi mần rọng rồi ạ ~~> cha mẹ cháu đi làm ruộng rồi ạ)
Mệ : có nghĩa là mẹ
Con ròi : có nghĩa là con Ruồi
Choa : Có nghĩa là bọn tao
Một số điển tích trong việc sử dụng tiếng Nghệ
Có lần Cụ Phan Bội Châu lâm vào thế bí nhưng lại gỡ được rất hay. Đại để thế này (đoạn ni tui nhớ nó chính xác mấy), gặp mấy o đang ăn ngô rang, bị trêu:
Thiếp trao cho chàng một nạm ngô rang
Đúc nơi mô mà mọc, thiếp theo chàng về không.
Không phải tay vừa, cụ Phan ta mới mần 1 câu:
Ở mô mà nắng không khô,
Mà mưa không ướt, đúc vô mọc liền
(Dịch:
- Thiếp trao cho chàng một nắm ngô (bắp) rang
Gieo ở đâu mọc được, thiếp theo chàng về không
- Ở đâu mà nắng không khô,
Mà mưa không ướt gieo vào mọc ngay)
(theo Ninh Viết Giao - Hát phường vải)
Rồi em của mẹ thì gọi là Gì, Em của bố thì gọi là O,
Một số bài thơ biên dịch từ điển tiếng Nghệ
Nghệ an choa miền trung lắm gió
Có cửa lò biển hát quanh năm
Cùng quê bác xứ sở nước tương
Với thanh chương, nhút mặn chua cà
Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng
Đứa mô chưa ghé một lần
Ráng học cho kỹ điển từ sau đây
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con tru lại gọi là trâu
Bồ câu thì gọi cu cu đó nà
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi thì gọi con giòi nhớ chưa
Con bê còn gọi là me (con bò con)
Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha
Mả cha là ngôi mộ của ba
Mải Ông cha mi xéo là Ông bố mày *** đi
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy(ngượng)
Mà có nói thì bây mới biết
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi lắc lè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá
*** dê là quả cà dài
mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài(người) ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa
Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua
Cái "gầu" thì gọi cái "đài"
Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi"
"Chộ" tức là "thấy" em ơi
"Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em
"Thích" chi thì bảo là "sèm"
Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào (miền nam gọi là chén)
"Cá quả" thì gọi "cá tràu"
"Vo trôốc" là bảo "gội đầu" đấy em
***
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Khi "mô" sang "nhởi" nhà "choa"
Bà "o" đã nhốt "con ga" trong chuồng!
Em cười bối rối mà thương
Thương em một, lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói cũng nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Hơn nữa thì tiếng Nghệ An 1 số vùng rất nặng nên những dấu ~ (ngã) thì đọc thành . (nặng) (vd : cơn bạo số 7, đóng cựa lại, Đà Nặng, Hà Tịnh, cụng đc)--> (cơn bão số 7, đóng cửa lại, Đà Nẵng, Hà Tĩnh)
Copyright © easyvn.net

Cuộc đời và tiểu sử Bin Laden!










Copyright © easyvn.netHôn là gì?


Một nụ hôn thật thiêng liêng và cao quý... bạn có thể hôn một người khi họ buồn, khi họ vui... đó có thể là một lời chúc phúc... hay là sự thể hiện của tình yêu. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!



Tình yêu - sự khởi điểm của những nụ hôn



Và không phân biệt giàu nghèo



Cũng như màu da



Nụ hôn phải thật ngọt ngào



Và nồng nhiệt



Hãy vui khi bạn được hôn



Và hãy tin rằng một nửa kia cũng thế



Một nụ hôn có thể không biên giới



Hay thậm chí có thể hôn cả kẻ thù



Một nụ hôn xuất phát từ tình mẫu tử



Đôi khi bạn nhận được nụ hôn âu yếm vào mặt



"Vào mông hay vào eo... ơi"



Và đừng quên một chút cho mình


Hãy tận hưởng thông điệp tình yêu bằng tất cả tâm hồn của bạn... Và tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp. Chúc bạn một ngày vui!

chửi!!!

thực sự cũng k có gì cười lắm, cái này đọc suy ngẫm cũng thấy hay hay nên post cho toàn thẻ anh em đọc cùng Đ

Lời mở đầu: Bài này bàn về sự chửi và chửi thề. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng tránh dùng những chữ nghĩa đen mà chỉ dùng ẩn ý, nghĩa bóng, hoặc nói trại đi, hoặc dùng chữ có thể hiểu ngầm được cho các ngôn từ chửi. Nhưng rất tiếc, và ngoài ý muốn, nhiều lúc vẫn không thể hoàn toàn tránh được các trường hợp phát âm hoặc chữ viết với ý nghĩa thô tục. Xin nhấn mạnh là nếu đề tài này không thích hợp với quí vị độc giả thì xin phép quị vị dừng ở đây và xin miễn đọc những dòng kế tiếp. Ngôn từ để chửi đã có từ thời tiền sử lúc con người mới biết cách nói chuyện với nhau; và tiếng chửi thề cũng đã tiến triển theo văn minh con người qua vài ngàn năm. Mọi người đều tự nhiên biết chửi thề chứ môn chửi thề không có dạy ở trường nào cả. Chửi thề được dùng như một trong những phương tiện để diễn đạt tư tưởng của con người từ hình thức thấp nhất thấy ở cuộc sống của giới bình dân ít học, 'dân ngu khu đen,' cho đến hình thức cao nhất trong các mẩu đối thoại của giới thượng lưu, quí tộc và ngay cả trong thơ, văn đã được phổ biến rộng rãi.
Người ta nói âm nhạc là một ngôn ngữ quốc tế. Mọi người đều có thể nhận ra được ngay một bài nhạc ngoại quốc hay hoặc dở mặc dù chúng ta không hiểu lời của bản nhạc ngoại quốc đó như thế nào. Vấn đề chửi thề cũng y hệt như vậy. Sống ở đất Mỹ đã lâu, chúng ta thấy nhiều tiếng chửi thề trong Anh Ngữ nếu đem dịch ra tiếng Việt thì thấy nó cũng chẳng xa lạ gì cả. Như vậy, mặc dù địa thế cách xa nhau cả ngàn dặm, chữ dùng để chửi của tiếng Việt cũng tương tự như tiếng Mỹ. Thật lạ.
Sự chửi thề có thể làm cho người nghe rất bực mình hoặc nổi giận nếu được dùng không đúng chỗ và không đúng lúc. Đôi khi tiếng chửi thề, nếu dùng đúng lúc và với một giọng đặc biệt, có thể làm người nghe buồn cười. Trong sự gặp gỡ đối thoại giữa các bạn bè thân thiết, tiếng chửi thề có thể xem như chấp nhận được. Nhưng tiếng chửi thề, mặc dù là nhẹ nhàng nhất, không thể chấp nhận được nếu phát rất tự miệng của một trẻ em! Ta thấy cũng cùng một tiếng chửi thề, nếu được nói ra từ một người làm quan lớn, hoàng gia Anh chẳng hạn, thì thấy có vẻ khôi hài; nhưng ngược lại nếu nó nói ra từ một anh chàng tài xế xe đò thì chỉ thấy cái ý nghĩa tục. Ngoài ra, cùng một chữ chửi thề nhẹ được xem như vô thưởng vô phạt hôm nay có thể trở thành không thể chấp nhận được trong tương lai.
Giáo lý của các tôn giáo lớn đều đồng ý một điểm là: không nên chửi thề. Có tôn giáo còn cho việc chửi thề là một trọng tội, tuyệt đối không nên làm. Phật Giáo có về ôn hòa hơn, khuyến cáo đạo hữu là chửi thề sẽ làm nghiệp chướng của con người nặng nề thêm. Phật giáo cho rằng chúng ta chửi thề vì cái tâm của chúng ta không yên. Cứ mỗi lần chửi thề, chẳng khác nào như mình tự bỏ thêm một cục đá vô dụng vào cái túi hành trang của mình trên đường đi đến niết bàn.
Nho Giáo khắt khe hơn một chút dùng chữ tượng hình để chỉ trích việc chửi thề. 'Hàm huyết phún nhân,' chửi thề cũng như mình ngậm máu phun vào người khác. Chưa biết người khác có bị ảnh hưởng gì không nhưng chính miệng mình đã dơ bẩn truớc rồi ['Tiên ố ngã khẩu'] Thiên Chúa Giáo có vẻ tích cực và rõ ràng nhất trong việc nhắn nhủ giáo dân đừng chửi thề. Thiên Chúa Giáo cho rằng chửi thề là lời của ma quỉ không phải lời Chúa. Các lời răn thấy rất nhiều trong thánh kinh. Trong 10 điều răn tối cao nhất của Thiên Chúa Giáo [Ten Commandments] , điều thứ 3 nói là : 'đừng gọi tên chúa một cách vô ích.' Nói nôm na là 'đừng chửi thề.' Ephesian 4:29 khuyên: 'Chỉ dùng miệng mình để nói ra những lời tốt đẹp, hữu ích cho người nghẹ' Đại để cũng nhắc nhở là 'đừng chửi thề.' Peter 3:10 tuyên bố là :
'Người muốn có đời sống tốt đẹp thì tránh dùng những chữ thô tục của quỉ.' Rõ ràng và xúc tích nhất là James 3:9-12 : 'Tại sao chúng ta lại dùng chính cái miệng đã đọc kinh cầu nguyện, vinh danh Chúa để chửi những lời thô tục? Nước mặn và nước ngọt đâu có thể nào chẩy ra từ cùng một con suối được?' Lại một lần nữa phúc âm dậy 'đừng chửi thề.'
Trong thực tế, đời sống phức tạp làm cho chúng ta khó sống một cách thánh thiện ' có nghĩa là sống mà không chửi thề. Tao sao chúng ta phải chửi thề? Bởi vì chúng ta là con người với đầy đủ 'hỉ, nộ, ai', ố.' Thấy những điều trái tai gai mắt không thể bỏ qua được, không nhịn được. Mọi chuyện đều có nguyên dọ Nếu chúng ta tin tưởng là chúng ta có lý do chính đáng, thì chửi thề đuợc.
Tôi có lần chứng kiến tận mắt một tai nạn đụng xe trên phố Bolsa. Một tài xế người Việt định vượt qua đèn vàng để đi cho mau. Nhưng chỉ trong một vài giây, anh chợt nhớ là tại ngã tư có đặt máy chụp ảnh để chụp những xe vượt đèn vàng. Vì sợ bị phạt nặng, anh đổi ý, thắng xe lại khi xe của anh đã lấn qua lằn dành cho bộ hành băng qua đường. Anh vội vàng gài số 'dé cho xe lùi lại một chút. Mọi chuyện dường như tốt đẹp nhưng có một điều tại hại là anh quên không đổi từ số 'dé về số 'đi tới.' Đến khi xanh bật lên lại, anh tống ga một cái thì xe của anh chạy giật lùi và đụng vào đầu xe của một anh chàng Mỹ trắng đang đậu cùng hàng ngay phía sau xe của anh.
Anh chàng Mỹ bước ra khỏi xe nổi giận và gọi anh chàng VN là 'con của một con chó cái' [son of the *censored*]. Anh chàng VN nghe chửi thì cũng nổi nóng vì cả mẹ của anh lẫn anh đã bị anh chàng Mỹ nầy hạ thấp xuống ngang hàng với chó mẹ và chó con. Anh liền trả lễ lại bằng cách gọi anh Mỹ trắng là 'một tên vô lại loạn luân' ['Mother F+++++'] May mà người đi đường kịp thời nhảy vào ngăn cản sự ẩu đả và gọi cảnh sát đến can thiệp nếu không đã có chuyện 'phúc bất trùng lai họa vô đơn chí' xảy ra cho anh. Và rất có thể chiều tối hôm đó anh phải nằm trong nhà thương, hoặc trong nhà tù của County, suy gẫm lại sự đời!
Có trường hợp ngoại lệ là các anh chàng du đãng băng đảng dùng chữ chửi thề như để phô trương cái nhãn hiệu của mình. Các tay anh chị dùng chữ chửi thề như là dấu chấm câu trong các cuộc đối thoại bình thường của họ mỗi ngày, không phải là lúc nóng giận - Mở đầu một câu bằng tiếng chửi thề, và kết thúc câu bằng tiếng chửi thề khác.
Nhiều cuốn phim của Mỹ rất hay. Nhưng đạo diễn lại cố tình cho các tài tử dùng tiếng chửi thề rất tục để được xếp vào loại phim 'NC-17' hoặc 'PG' với mục đích cho phim được ăn khách hơn. Ngay cả các chương trình trên TV hàng ngày, các diễn viên cũng chửi thề rất tục một cách không cần thiết. Nhiều khi chúng ta không biết phải giải thích như thế nào cho con cái lúc cả gia đình cũng quay quần ngồi xem TV với nhau!
Một trong những lời nói được trích ra từ những cuốn phim hay của Mỹ và được công dân Mỹ xử dụng, lập lại nhiều nhất - là một câu chửi thề nhẹ 'Frankly, my dear, I don't give a damn. ...' trong cuộc đời thoại của hai nhân vật chính, là nàng Scarlett và anh chàng Rhett Butler, của phim Cuốn Theo Chiều Gió' [Gone With The Wind] như sau: Scarlett : 'Rhett, Rhett... Rhett, if you go, where shall I gỏ What shall I dỏ' Rhett Butler : 'Frankly, my dear, I don't give a damn. ...'
Người Mỹ còn dùng câu nói này và thay chữ 'damn' bằng những chữ có 4-mẫu tự [4-letter word] khác tục hơn. Cách chửi thề có thể phản ảnh trình độ hiểu biết, sự trí thức, của cá nhân nói ra chữ đó. Khi đối thoại, tiếng chửi thề nhiều khi được dùng để khỏa lấp sự dốt nát ' Có nghĩa là không thể tìm ra chữ nào thích đáng để diễn tả tư tưởng của mình. Ngoại trừ việc thuật lại cuộc đối thoại của các tay du đãng, văn viết mà có đệm chữ chửi thề thì mới thật đáng trách. Không như lúc nói chuyện, người viết có nhiều thời giờ suy nghĩ để tìm chữ cho đúng. Người đọc có thể bỏ qua lỗi chính tả, lỗi văn phạm, câu chuyện dở nhưng ít khi chấp nhận văn viết có chữ chửi thề. Trong văn học sử VN, có nhiều thi-sĩ chửi rất tài tình. Đứng đầu danh sách này có lẽ là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát làm hai câu thơ trước khi bị xử tử chém đầu vì tội làm quân sư cho một đám loạn quân:
"Ba hồi trống dục mồ cha kiếp
Một lưỡi gươm đưa bỏ mẹ đời."
Có nhiều văn bản ghi lại là 'đù chá thay vì 'mồ chạ' Theo tôi, vì luật đối chữ của hai câu thơ trên, chữ 'đù chá chỉnh hơn là 'mồ chạ' Sự sửa chữa ở đây có lẽ vì làm cho câu thơ bớt tục đi.
Người chửi nhiều nhất qua thơ phải kể đến thi sĩ Trần Tế Xương. Trần Tế Xương còn gọi là Tú Xương, chỉ thi đậu được bậc tú tài. Vào cái thời của ông, đậu tú tài không đủ để ra làm quan. Ông chỉ là nho sĩ trói gà không chặt, không tìm được việc làm để nuôi vợ con mà phải sống rất nghèo khổ, sống bám vào người vợ đảm đang buôn thúng bán mẹt quanh bờ sông. Ông hận đời và lên tiếng chửi bởi tứ tung. Ông chửi Huyện Đ làm chủ khảo trong một cuộc thi của ông là gian dối và dốt như sau:
"Thánh cắt ông vào chủ việc thi
Đêm ngày coi sóc chốn trường qui
Chẳng hay gian dối vì đâu vậy
Bá ngọ + thằng ông biết chữ gì"
(Chê Ông Huyện Đ)
+ Bá ngọ là tiếng chửi của nhà sư!
Ông chửi một cậu Ấm tên là Kỉ con một ông nhà giàu như sau: "Ấm Kỉ, này đây tớ bảo này:
Cha con mày phải cái này cay!
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa
Thằng Tiểu Phù Long nó chửi mày"
(Chửi Cậu Ấm)
Hết chửi người, ông quay ra chửi đất, nơi ông cụ ngụ: "Có đất nào như đất ấy không?
Phố Phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đầu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Bác Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?"
(Đất Vị Hoàng)
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ của Pháp đưa Nguyễn Văn Tâm ra làm Thủ Tướng bù nhìn, dưới sự lãnh đạo của vua bù nhìn Bảo Đại. Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm chỉ biết nhắm mắt nghe theo Tây chỉ đâu đánh đó chẳng làm được việc gì ích lợi cho dân cho nước cả. Khi về hưu, có một nho sĩ tặng ông một tấm liễn với 4 chữ như sau: 'Đại Điểm Quần Thần.'
Câu liễn đọc qua có ý nghĩa ca ngợi tài đức của Thủ Tướng trong quá trình phục vụ vua và dân Việt! Thủ Tướng treo tấm liễn nầy giữa đại sảnh một cách hoan hỉ. Đột nhiên một buổi đẹp trời, Thủ Tướng vội vàng cho người xé bỏ tấm liễn đị Lý do là có một cụ đồ nho khác giải thích cho Thủ Tướng Tâm về bốn chữ trên cái liễn đó như sau:
Đại là to.
Điểm là chấm.
Đại Điểm là chấm to.
'Chấm tó đọc ngược lại là 'chó Tâm.'
Cái màn chửi xéo này thật ngoạn mục.
Có nhiều chữ mang nghiã tục từ vùng này nhưng ở vùng khác lại không có nghĩa như vậy, Chẳng hạn như người Bắc đúng chữ 'Đồ' để chỉ bộ phận kín của phái nữ. Nhưng trong Nam chữ 'Đồ' lại được dùng một cách rộng rãi mà không có gì là tục cả. Gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư vào Nam năm 1954, bà cụ tôi phải mất một thời gian thật dài mới quen được cách dùng chữ 'Đồ' của người miền Nam : ăn đồ, mua đồ, bán đồ, giặt đồ, cầm đồ..v..v Bây giờ chúng ta thử phân tích hai chữ 'Đồ Ăn.' Đồ-Ăn chỉ có nghĩa đơn giản là thực phẩm, một vật cần thiết cho sự sinh sống của mọi người và hẳn nhiên là không có gì tục cả. Tuy nhiên, nếu tách riêng chữ 'Đồ' ra khỏi chữ 'Ăn' và ráp chữ 'Đồ' với các chữ khác [hoặc ráp chữ 'Ăn' với các chữ khác], cứ như vậy, tự chúng ta có thể lập thành một tự điển chửi thề: đồ điên, đồ khùng, đồ khốn nạn, đồ ngu, đồ mất dậy ' nếu tên một súc vật hoặc tên một nghề nghiệp đê tiện, bất hợp pháp được thêm vào sau chữ đó thì sự sĩ nhục có thể gia tăng gấp bội: đồ chó đẻ, đồ ngu như bò, đồ voi dầy, đồ khỉ ' đồ ăn cướp, đồ ăn trộm, đồ đ+ ngựa ' Câu chửi thề bắt đầu bằng chữ 'Ăn' mới đưa sự sĩ nhục đi đến mức cao nhất. Chẳng hạn các chất cặn bã do cơ thể bài tiết ra mà đem ghép với chữ 'Ăn' hoặc là các bộ phận kín của nam nữ nằm ở các vị trí mà ánh sáng mặt trời không bao giờ chiếu vào, được đem ghép với chữ 'Ăn.' [Xin tự hiểu ngầm!] Nếu chúng ta chẳng may bị nghe chửi bằng những chữ 'Ăn' này, có thể là sắp đến lúc phải đánh nhau rồi.
Tóm lại, đề tài chửi thề có thể viết thành nhiều cuốn sách. Tuy nhiên chữ chửi thề nếu được dùng một cách thích đáng hoặc có một mục đích rõ ràng nó có thể làm cho ngôn ngữ của chúng ta có thêm chiều sâu, thêm màu sắc và bớt khô khan. Ngoài ra, nếu chúng ta không thể tìm được chữ thích đáng để nói. Tốt nhất là đừng nói gì cả. Im lặng là vàng.
oOo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét