2 tỷ USD biết bay
Oanh tạc cơ tàng hình B-2 mà Mỹ vừa điều đến Hàn Quốc là máy bay quân sự đắt tiền nhất thế giới, có khả năng ném bom hạt nhân và đột nhập vào hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của đối phương.
> 10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ
> Oanh tạc cơ tàng hình Mỹ thao diễn tại Hàn Quốc
B-2 là loại máy bay ném bom tàng hình do hãng Northrop Grumman sản xuất. Nó thuộc hàng hiện đại bậc nhất thế giới và cũng là một trong những chiếc đắt đỏ nhất với đơn giá lên đến khoảng 2,2 tỷ USD. Hiện có 20 chiếc B-2 phục vụ trong không quân Mỹ. Ảnh: Defensetalk |
Là máy bay thả bom đa năng, B-2 có khả năng chứa 80 quả bom dẫn đường JDAM GPS nặng 230 kg hoặc 16 quả bom nguyên tử B83 nặng 1,1 tấn. Ảnh: Wiki |
Khả năng tàng hình trước radar giúp B-2 thâm nhập vào hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của kẻ thù và là mối đe dọa đối với những mục tiêu giá trị nhất, phòng vệ kỹ càng nhất. Theo Northrop Grumman, nó có thể bay 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu, và bay hơn 10.000 hải lý với chỉ một lần tiếp nhiên liệu. Ảnh: Defense.gov |
B-2 đã tham gia nhiều chiến dịch của Mỹ ở các nước, trong đó có Iraq, Libya. Ảnh: Defense.gov |
Thiết kế thân liền cánh máy bay và không có đuôi dọc giúp máy bay B-2 bay nhanh hơn các máy bay thông thường. Nó cũng làm giảm bề mặt và các góc cạnh nơi năng lượng radar thường phản xạ. Ảnh: Defense.gov |
Video máy bay B-2 quần thảo bầu trời |
Buồng lái của chiếc B-2. Ảnh: AirforceTechnology. |
B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay 4 người của B-1B và 5 người của B-52. Trong ảnh là máy bay B-2 và B-52. Ảnh: USAF |
Thông số kỹ thuật B-2
Tính năng chung
Chiều dài: ~21 m
Sải cánh: ~52 m
Chiều cao: ~5 m
Diện tích cánh: 460 m2
Trọng lượng không tải: 71.700 kg
Trọng lượng có tải: 152.600 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 171.000 kg
Động cơ: 4 động cơ turbofan General Electric F118-GE-100.
Tính năng bay
Tốc độ tối đa: 1.010 km/h
Tầm bay: 10.400 km
Trần bay: 15.000 m
Áp lực cánh: 329 kg/m2
Tỷ lệ lực đẩy/khối lượng: 0,205
10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ
Bạn hãy tưởng tượng một khối sắt thép khổng lồ có giá hơn 2 tỷ USD bay trên không trung. B-2 là một trong những phi cơ đắt giá nhất của quân đội Mỹ, những thứ từng khiến các nghị sĩ phải đau đầu tranh cãi về tiền.
Chiến đấu cơ F/A-18 Hornet: 94 triệu USD. Lần đầu phục vụ quân đội trong những năm 1980, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A 18 Hornet là chiếc tiêm kích tấn công đầu tiên của Mỹ, có thể tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất. Nó từng tham gia vào chiến dịch Bão táp Sa mạc và thuộc đội bay biểu diễn Thiên thần Xanh. F/A-18 được các nước Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sử dụng. |
Chiến đấu cơ EA-18G Growler: 102 triệu USD. Growler là phiên bản quân sự nhẹ hơn của chiến đấu cơ F/A-18. Growler không chỉ có khả năng tìm và làm gián đoạn radar chống máy bay, mà còn có thể làm nhiễu các phương tiên thông tin liên lạc của kẻ thù. |
Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey: 118 triệu USD. V-22 Osprey có tính năng cất cánh và hạ cánh như trực thăng nhưng lại có thể bay nhanh hơn và xa hơn như một chiếc máy bay cánh quạt. Nó được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2007. Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn sản xuất, chiếc Osprey đã gặp nhiều trục trặc về thiết kế và lắp ráp: máy bay đã cướp đi sinh mạng của 30 thủy quân lục chiến và dân thường riêng trong quá trình phát triển và cũng dính vào nhiều vụ tai nạn sau đó. Cựu phó tổng thống Dick Cheney đã nhiều lần cố gắng yêu cầu ngừng sử dụng máy bay này. Osprey mới đây được đưa đến Nhật Bản và gặp nhiều tranh cãi trong việc có đưa vào sử dụng hay không, do lo ngại về độ an toàn. |
F-35 Lightning II: 122 triệu USD. Hợp đồng năm 2001 của hãng sản xuất Lockheed Martin để lắp ráp máy bay chiến đấu tàng hình, siêu thanh này là hợp đồng quân sự lớn nhất vào thời điểm đó. Các máy bay F-35 được sản xuất để thay thế đội máy bay cũ kỹ. Việc phát triển nó là một phần của chương trình Máy bay tiêm kích tấn công kết hợp của Mỹ và các đồng minh và máy bay này bị chỉ trích là sức mạnh yếu và nặng nề, do đó dễ trở thành mục tiêu tấn công. Từ năm 2007 đến 2008, gián điệp mạng đã đột nhập vào hệ thống máy tính của chương trình này, làm dấy lên lo ngại đối thủ sẽ sao chép thiết kế và lợi dụng điểm yếu của F-35. |
Máy bay E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD. Là một bước tiến lớn đối với công tác do thám và trinh sát, hệ thống radar mới và mạnh mẽ của máy bay Advanced Hawkeye giúp tăng phạm vi lãnh thổ một chiếc máy bay có thể giám sát lên 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington từng phát biểu. |
Trực thăng VH-71 Kestrel: 241 triệu USD. Dự án trực thăng công nghệ cao này được phát triển nhằm thay thế đội máy bay lên thẳng cũ kỹ của tổng thống Mỹ, và đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách trước khi Barack Obama lên nắm quyền. Sau khi nhậm chức, tổng thống công bố kế hoạch loại bỏ các trực thăng này vì chi phí vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, Ủy ban Phân bổ Ngân sách của Hạ viện Mỹ sau đó đã đồng ý khôi phục 485 triệu USD để tài trợ cho những chiếc Kestrel. |
Máy bay P-8A Poseidon: 290 triệu USD. Máy bay phiên bản quân sự được tân trang từ máy bay 737 được Hải quân Mỹ sử dụng để tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và các vũ khí khác. P-8A dự kiến đi vào phục vụ trong năm nay. |
C17A Globemaster III: 328 triệu USD. Máy bay vận tải quân sự của Không quân Mỹ được sử dụng để di chuyển quân đội đến vùng chiến sự, thực hiện di tản y tế và các sứ mệnh thả dù. Có tổng cộng 190 chiếc C17A đang phục vụ quân đội Mỹ. Máy bay có bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy (cùng loại với động cơ của Boeing 757) và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Hoạt động từ năm 1993, nó đã được sử dụng để vận chuyển quân đội và tham gia hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan và Iraq. |
Chiến đấu cơ F-22 Raptor: 350 triệu USD. Được thai nghén lần đầu tiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để trở thành máy bay chiến đấu cạnh tranh với Xô viết, F-22 được nhà sản xuất Lockheed Martin chào hàng là chiến đấu cơ toàn diện tốt nhất thế giới, nhưng cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối thủ, bay đường dài với tốc độ siêu thanh và tránh được mọi loại radar định vị. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ từng bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự, với việc tiêu tốn 1,67 tỷ USD tiền thuế của dân, dù việc phát triển dự án này có thể tạo thêm 25.000 việc làm cho dân Mỹ. |
Máy bay ném bom B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD. Máy bay ném bom B-2 đắt đỏ đến nỗi Quốc hội Mỹ cắt giảm số lượng đặt hàng năm 1987 từ 132 xuống còn 21. Một vụ tai nạn máy bay năm 2008 khiến số lượng máy bay này giảm xuống còn 20. Máy bay B-2 khó bị phát hiện bằng các tín hiệu radar, hồng ngoại, điện từ, các tín hiệu âm thanh hay hình ảnh. Khả năng tàng hình khiến B-2 có thể tấn công kẻ thù với ít nguy cơ bị trả đũa hơn. Được sử dụng kể từ năm 1993, B-2 đã được triển khai ở cả Iraq và Afghanistan. |
Oanh tạc cơ tàng hình Mỹ thao diễn tại Hàn Quốc
Hai máy bay ném bom tàng hình B-2 vừa bay tập trên bầu trời Hàn Quốc, một diễn biến được quân đội Mỹ mô tả là nhiệm vụ phòng ngừa, nhưng đồng thời có thể khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng.
> Mỹ điều 'pháo đài bay' B-52 tới Hàn Quốc tập trận
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ. Ảnh minh họa: Defense.gov |
Hai chiếc B-2 có hành trình "khứ hồi" gần 21.000 km từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri của Mỹ tới Hàn Quốc trong một nhiệm vụ liên tục đơn lẻ. AFP dẫn một thông cáo báo chí của quân đội Mỹ cho hay, thay vì ném những quả bom thật, các phi cơ này đã thả quân nhu giả xuống một mục tiêu ở Hàn Quốc.
"Điều này cho thấy khả năng của Mỹ trong việc tiến hành các cuộc không kích chính xác ở phạm vi xa theo ý muốn", thông cáo khẳng định.
Hai phi cơ ném bom tàng hình cũng đang tham gia vào một cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, vốn khiến cho Triều Tiên tức giận và đưa ra lời đe dọa phát động một cuộc chiến tổng lực có sự yểm trợ của vũ khí hạt nhân.
Việc sử dụng các phi cơ tàng hình sẽ khiến cho căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên càng thêm gia tăng, bởi Bình Nhưỡng trước đó đã rất tức giận bởi sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 trong cuộc tập trận Mỹ - Hàn.
"Máy bay ném bom B-2 là một thành phần quan trọng trong khả năng phòng ngừa mở rộng lâu dài và mạnh mẽ tại khu vực châu Á - Thái Bình dương", thông cáo của quân đội Mỹ cho biết thêm.
Trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nhấn mạnh rằng mọi khả năng quân sự của Washington đều sẽ được sử dụng để yểm trợ Seoul, bao gồm "chiếc ô hạt nhân, các biện pháp tấn công thông thường và lá chắn tên lửa".
Triều Tiên hôm qua tuyên bố chính thức cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc. Quyết định được đưa ra vào thời điểm các lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên sắp nhóm họp vào những ngày tới, nhằm thảo luận về "một vấn đề quan trọng" và tạo ra "một bước ngoặt mạnh mẽ".
Đường dây nóng quân sự liên Triều bị cắt là sự kiện mới nhất trong chuỗi những hành động cũng như đe dọa của Bình Nhưỡng khiến bán đảo Triều Tiên nóng lên kể từ sau vụ phóng tên lửa tầm xa tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân tháng trước. Cả hai sự kiện này đều dẫn tới những lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố có thể tiến hành cuộc tấn công tổng lực với sự yểm trợ của vũ khí hạt nhân.
10 vũ khí quân sự hàng đầu Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc sở hữu hàng loạt các vũ khí hiện đại từ tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, xe tăng, chiến đấu cơ đến tên lửa liên lục địa và ngày một nâng cấp khả năng quân sự của mình.
> Trung Quốc xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới
> Tàu sân bay Liêu Ninh
> 10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ
Dưới đây là 10 vũ khí quân sự hàng đầu đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc.
1. Xe chiến đấu bộ binh ZBD-04
Đây là bản nâng cấp của xe ZBD-97, có thể hoạt động cả trên cạn và dưới nước, được thiết kế để cung cấp phương tiện di chuyển cho bộ binh trên chiến trường. Chiếc xe được trang bị hỏa lực yểm trợ cho lính bộ binh đồng thời có thể tấn công xe tăng hay xe bọc thép của đối phương. Xe có thể chở được 3 người điều khiển và 9 lính bộ binh Thông số Chiều dài: 6m Rộng: 3,5 m Cao: 3m Tốc độ: 90 km/h Vũ khí: Súng cỡ nòng 100 mm và 30 mm |
2. Tàu đổ bộ Kiểu 071
Thân tàu Kiểu 071 được thiết kế chống ngư lôi cao cấp, bên trong trang bị hệ thống vũ khí và thiết bị hiện đại, được đóng ở xưởng đóng tàu Hudong-Zhonghua. Tàu đầu tiên của kiểu tàu này là Côn Lôn Sơn 998, đi vào hoạt động từ năm 2006. Tàu thứ hai là Tỉnh Cương Sơn 999 được đưa vào hoạt động năm 2010 và tàu thứ ba là Trường Bạch Sơn năm 2011. Thông số Chiều dài: 210m Rộng: 28m Cao: 7m Trọng lượng rẽ nước: 18.500 tấn và 20.000 tấn khi đủ tải Tốc độ: 22 hải lý/h. Quân số: 120 người Phạm vi hoạt động: 6.500 hải lý. Vũ khí: Một súng AK-176 nòng 76 mm, 4 súng AK-630 nòng 30 mm CIWS (Hệ thống vũ khí đánh giáp lá cà). Các tàu/xe con: 4 tàu đệm khí đổ bộ hoặc 3 xe tăng chiến đấu trên cạn và dưới nước loại 63A hoặc 6 xe bọc thép loại 90. |
3. Tàu tên lửa tàng hình hai thân tấn công nhanh Kiểu 022
Đây là loại tàu mới, được trang bị tên lửa đối hạm. Nó bắt đầu hoạt động tại Thượng Hải từ năm 2004. Thiết kế tàu dựa trên công nghệ của Australia với hai thân và vỏ tàu chắn sóng vững chắc, ổn định hơn mọi loại tàu tên lửa trước đó trong điều kiện sóng to. Tàu này nổi tiếng với tốc độ cao, linh hoạt và bền vững, cũng như khả năng chống máy bay. Thông số Chiều dài: 40m Rộng: 10m Độ ngập nước: 0,8-1m Lượng rẽ nước: 220 tấn. Động cơ đẩy: 4 động cơ diesel Tốc độ: 45-47 hải lý/h. Vũ khí: tên lửa hành trình đối hạm tầm xa C803A. Ưu điểm: nhanh, yên lặng và tàng hình. |
4. Xe tăng chủ lực Kiểu 99
Xe tăng chủ lực Kiểu 99, còn có tên là ZTZ-99 hay WZ-123, là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực thứ ba do quân đội Trung Quốc tự sản xuất. Hỏa lực và các đặc điểm toàn diện của nó được đánh giá cao. Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Trung Quốc hiện nằm trong số 5 xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới. Thông số Chiều dài: 7,6 m Rộng: 3,5 m Cao: 2,37 m Quân số: 3 người Phạm vi hoạt động: 600 km. Tốc độ: 80 km/h. Vũ khí: Một súng xe tăng nòng trơn cỡ 125 mm, một súng máy chỉ huy 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. |
5. Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Kiểu 054
Đây là tàu chiến đa nhiệm, đưa vào phục vụ từ những năm 2000. Thân tàu được thiết kế chống thủy lôi và có bề mặt dốc, vật liệu hấp thụ radar và có cấu trúc thượng tầng gọn nhẹ. Với khả năng chống tên lửa và chống tàu mạnh mẽ, nó đã thay thế các tàu khu trục cỡ nhỏ Type 053H3. Thông số Chiều dài: 134 m Rộng: 16m Độ ngập nước: 5 m Tốc độ: 30 hải lý/h. Lượng rẽ nước: 4.053 tấn Động cơ đẩy: Động cơ diesel. Vũ khí: Tên lửa đối hạm, tên lửa phòng không, một súng hải quân tự động, súng CIWS, ống phóng ngư lôi và một trực thăng hải quân. |
6. Máy bay chiến đấu J-10
Đây là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm, được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với mục tiêu trên không hoặc trên bộ. Máy bay J-10 có một chỗ ngồi và phiên bản huấn luyện chiến đấu J-10S có hai chỗ. Máy bay do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô chế tạo. Thông số Chiều dài: 15,49m Sải cánh: 9,75m Cao: 5,43m Động cơ: Động cơ phản lực Salyut AL-31FN của Nga Lực đẩy: 7.770 kg và 12.500 kg sau khi cháy Tiếp liệu trong chuyến bay: Có Vũ khí: Một pháo cỡ nòng 23 mm, 11 giá treo vũ khí bên ngoài (5 bên dưới đường trung tâm thân máy bay, 6 dưới cánh), các tên lửa không đối không và không đối đất. |
7. Tàu khu trục tên lửa chống máy bay Kiểu 052C
Tàu khu trục chống máy bay loại này được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) với 4 anten tĩnh, có khả năng bao quát 360 độ. Radar này được sử dụng để liên kết với các tên lửa phòng không tầm xa HQ-9. Đây là tàu chiến đầu tiên của hải quân Trung Quốc được phân công cho các hạm đội xa bờ để bảo vệ phòng không. Thông số Chiều dài: 154 m Rộng: 17 m Độ ngập nước: 6,1 m Tốc độ: 29 hải lý/h Lượng rẽ nước: 7.000 tấn Động cơ đẩy: động cơ diesel Vũ khí: Tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa đất đối đất, đất đối không, ống phóng ngư lôi và trực thăng hải quân Ka-28 Helix. |
8. Tàu ngầm hạt nhân Kiểu 093
Đây là loại tàu ngầm đa năng, được trang bị vũ khí và hệ thống cảm biến tiên tiến. Trên tàu ngầm có nhiều tên lửa chống tàu và chống ngư lôi khác nhau. Thông số Chiều dài: 107 m Rộng: 11 m Tốc độ: 20 hải lý/h trên mặt nước và 30 hải lý/h khi lặn ngầm. Lượng rẽ nước: 6.200 tấn ngập nước Phạm vi hoạt động: Không giới hạn Động cơ: động cơ năng lượng hạt nhân Vũ khí: Ngư lôi, tên lửa hành trình và tên lửa chống tàu. |
9. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân Kiểu 094
Loại tàu này được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2s hiện đại, với tầm hoạt động lên đến 8.000 km. Trên tàu cũng có các tên lửa Yingji-12 chống tàu siêu thanh nhằm mục đích phòng vệ. Trung Quốc cho biết đang tiến hành xây dựng 4 chiếc tàu ngầm loại này. Thông số Chiều dài: 140 m Rộng: 12,5 m Tốc độ: 20 hải lý trên mặt nước và 26 hải lý khi lặn ngầm. Lượng rẽ nước: 8.000 tấn trên mặt nước, 12.000 tấn khi ngập nước. Phạm vi hoạt động: Không giới hạn Động cơ: động cơ năng lượng hạt nhân. Vũ khí: 16 tên lửa đạn đạo JL-2 và các tên lửa chống tàu siêu thanh Yingji-12. |
10. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31
Đông Phong 31 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa, cơ động, 3 tầng, nhiên liệu rắn, nằm trong loạt các tên lửa Đông Phong. Tên lửa này cung cấp khả năng tấn công mạnh mẽ và được cho là khó có thể ngăn chặn. Thiết kế của nó kết hợp các công nghệ tiên tiến, tương tự như các thế hệ tên lửa hiện tại của Nga, trong đó bao gồm cả xe phóng tên lửa (TEL), các vật liệu hiện đại của tên lửa và đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hạt nhân giả dùng để phá vỡ hệ thống cảnh báo và phòng thủ của đối phương, và thiết bị nhiên liệu đẩy rắn tiên tiến. Thông số Chiều dài: 13 m Khối lượng: 42 tấn Đường kính: 2,25 m. Phạm vi hoạt động: 8.000 km Đầu đạn: 700 kg Động cơ: nhiên liệu rắn. |
Trung Quốc lần đầu vào top 5 xuất khẩu vũ khí
Trung Quốc vừa trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thông thường lớn thứ 5 thế giới trong giai đoạn từ 2008 - 2012.
> So sánh phi cơ Trung - Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư
> Tương quan hải quân Trung - Nhật
Xe tăng duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc năm 1999. Ảnh: AFP |
RIA Novosti dẫn một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm nay cho biết, dựa trên những dữ liệu mới về các vụ chuyển giao vũ khí quốc tế, Trung Quốc vượt Anh, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc lọt vào top 5 nhà xuất khẩu vũ khí kể từ cuối Chiến tranh Lạnh.
Theo SIPRI, 5 nước xuất khẩu vũ khí thông thường lớn nhất trong giai đoạn 2008 - 2012 là Mỹ (chiếm 30% số vũ khí xuất khẩu toàn cầu), Nga (26%), Đức (7%), Pháp (6%) và Trung Quốc (5%). Đây là lần đầu tiên Anh bị loại khỏi top 5 kể từ ít nhất là năm 1950.
"Sự thay thế của Trung Quốc vào vị trí của Anh là thay đổi đầu tiên trong thành phần tốp 5 nhà xuất khẩu lớn nhất trong vòng 20 năm qua", báo cáo viết.
SIPRI cho hay lượng xuất khẩu các vũ khí lớn thông thường của Trung Quốc tăng 162% từ giai đoạn 2003 - 2007 đến 2008 - 2012, và tỷ lệ xuất khẩu vũ khí của nước này so với thế giới tăng từ 2 lên 5%.
Giáo sư Paul Holtom, giám đốc chương trình về chuyển giao vũ khí SIPRI cho hay đà tăng của Trung Quốc chủ yếu là do "các hợp đồng mua vũ khí quy mô lớn của Pakistan". Ông nói thêm rằng "một số hợp đồng mới đây cho thấy Trung Quốc đang khẳng định mình là một nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho ngày càng nhiều những quốc gia quan trọng".
Về tổng thể, các hoạt động chuyển giao vũ khí lớn thông thường của thế giới tăng 17%, giữa giai đoạn 2003 - 2007 và 2008 - 2012.
SIPRI được thành lập năm 1966, là một trung tâm phân tích độc lập, chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, vũ trang và kiểm soát vũ khí.
Trung Quốc diễn tập đổ bộ đảo ở Biển Đông
Các tàu thuộc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc tuần qua tiến hành cuộc tập trận đổ bộ lên đảo với sự phối hợp của các tàu chiến và trực thăng chiến đấu.
> Trung Quốc khoe ảnh tập trận ở Biển Đông
> Phản đối Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam
Truyền thông Trung Quốc hôm nay đăng tải những hình ảnh của cuộc tuần tra và huấn luyện chiến đấu tại vùng biển tây Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông. Ảnh: Chinamil |
Cuộc diễn tập lần này của Trung Quốc gồm 4 tàu chiến gồm Hoành Thủy 572, tàu hộ vệ đạn đạo Lan Châu 170, Ngọc Lâm 569 và tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn 999. Trong ảnh, các tàu nhỏ chui ra khỏi tàu mẹ Tỉnh Cương Sơn. Ảnh: Chinamil |
Tỉnh Cương Sơn là con tàu đổ bộ hiện đại nhất và có tải trọng lớn nhất của Trung Quốc, dài 210 m, rộng 28 m, có trọng tải 19.000 tấn. Ảnh: Chinamil |
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của tàu 3321, tàu đệm khí đổ bộ hạng trung, tốc độ cao thứ hai do Trung Quốc tự sản xuất, được mệnh danh là "ngựa hoang trên biển". Ảnh: Chinamil |
Binh sĩ trên các tàu đổ bộ chuẩn bị tiếp cận đảo dưới sự yểm trợ của trực thăng chiến đấu. Ảnh: Chinamil |
Cùng với các tàu hải quân, máy bay trực thăng Z-9 đưa các binh sĩ tiếp cận đảo trong cuộc diễn tập giả định. Ảnh: Chinamil |
Binh sĩ Trung Quốc tiếp cận đảo từ trực thăng. Ảnh: Chinamil |
Hạm đội hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ lên đảo được ký hiệu là đảo D. Ảnh: Chinamil |
"Các bài diễn tập sẽ được thực hiện theo yêu cầu của thực tế chiến đấu, với mục tiêu tăng năng lực của hải quân", ông Jiang Weilie, Tư lệnh hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cho biết. Ảnh: Chinamil |
Ngày 22/3, các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc tiếp tục hướng về phía nam và tiến tới các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Navy.81 |
Các tàu chiến Tỉnh Cương Sơn và Ngọc Lâm của Trung Quốc tới các bãi đá Subi, bãi đá ngầm Gaven và bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sáng 23/3. Ảnh: Navy.81 |
Binh sĩ của hạm đội Nam Hải trong cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Ảnh: Navy.81 |
Kim Jong-un trực tiếp thị phạm bắn súng
Nhà lãnh đạo Triều Tiên mới đây thị sát đơn vị đặc nhiệm 1973, chỉ đạo buổi tập bắn và đích thân thị phạm các binh sĩ cách bắn súng.
> Binh sĩ Triều Tiên sôi sục khí thế
> Kim Jong-un thị sát tiền tuyến
Ông Kim Jong-un cầm súng, hướng dẫn cho các binh sĩ ngắm bắn trong chuyến thị sát hôm 22/3. |
Những ngày này, ông Kim thường xuyên đi thị sát các đơn vị trong quân đội, đặc biệt là những đơn vị tiền tiêu, chỉ huy tập trận và kêu gọi các binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trong tình hình căng thẳng với Hàn Quốc và các nước phương tây. |
Sau khi theo dõi nhà lãnh đạo tối cao thị phạm, các binh sĩ đơn vị 1973 ngắm bắn. |
Các binh sĩ Triều Tiên luyện tập dưới sự hướng dẫn của ông Kim cùng các quan chức cấp cao trong quân đội. |
Truyền thông Triều Tiên cho biết chuyến thăm của ông Kim "có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc" đối với sự tập luyện và tinh thần quyết tâm của các binh sĩ. |
Ông trao khẩu súng mạ bạc cho các binh sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu. |
Triều Tiên gần đây liên tục đưa ra những lời đe dọa cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai dựa trên vũ khí hạt nhân như một biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, cũng như cuộc tập trận chung giữa Washington và Seoul. |
Bình Nhưỡng tuyên bố không thế lực nào có thể làm lay chuyển chính sách hạt nhân, "thanh gươm báu để bảo vệ đất nước", và Mỹ đã sai lầm khi nghĩ rằng nước này dùng vấn đề hạt nhân để thương lượng, trao đổi cho những gì Mỹ gọi là lợi ích về kinh tế. |
Các binh sĩ trong khắp các binh chủng quân đội Triều Tiên thể hiện lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và quyết tâm chiến đấu nếu chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai nổ ra. |
Binh sĩ Triều Tiên sôi sục khí thế
Truyền thông nhà nước của Triều Tiên hôm qua công bố những hình ảnh của các binh sĩ trong khắp các binh chủng quân đội thể hiện quyết tâm chiến đấu nếu chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai nổ ra.
> Triều Tiên dọa hành động với máy bay B-52 của Mỹ
> Kim Jong-un chỉ huy tập trận tấn công đảo Hàn Quốc
> Triều Tiên hâm nóng thị trường hạt nhân
Hãng thông tấn KCNA những ngày này công bố nhiều bức ảnh các binh sĩ Triều Tiên thể hiện lòng trung thành và quyết tâm chiến đấu nếu xảy ra chiến tranh. |
Quân nhân Triều Tiên giơ cao khẩu súng mạ bạc được nhà lãnh đạo Kim Jong-un đích thân trao tặng. |
Một binh sĩ ngắm mục tiêu. Các binh sĩ trong quân đội nước này nói luôn ở trong trạng thái sẵn sàng, một khi nhà lãnh đạo yêu cầu thì sẽ chiến đấu để bảo vệ đất nước và "cho Mỹ biến khỏi mặt đất vĩnh viễn". |
Các binh sĩ pháo binh hô vang khẩu hiệu trong một cuộc tập trận. |
Lính xe tăng tuyên thệ bảo vệ tổ quốc. |
Lực lượng không quân cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng đưa tin rầm rộ về các cuộc tập trận của các binh chủng bộ binh, pháo binh... dưới sự chỉ huy của đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un. |
Video: Triều Tiên tập trận |
Kim Jong-un thị sát tiền tuyến
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm qua tới thăm một đơn vị quân đội ở các đảo tiền tiêu phía tây nam nước này, khu vực từng xảy ra xung đột với Hàn Quốc.
Chuyến thị sát diễn ra trong thời điểm Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận đình chiến với Hàn Quốc có từ năm 1953, và trong lúc quân đội Hàn Quốc cùng Mỹ sắp tiến hành các cuộc tập trận quy mô, Xinhua cho hay.
Triều Tiên thường coi những hoạt động diễn tập quân sự của Hàn Quốc và Mỹ là sự chuẩn bị cho chiến tranh.
Ông Kim Jong-un là người đứng đầu chính quyền Triều Tiên, đồng thời cũng là Tư lệnh tối cao của quân đội Nhân dân Triều Tiên và chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia. Ảnh: AFP |
Biên giới trên biển ở phía tây nam Triều Tiên là nơi từng có những cuộc đụng độ đổ máu giữa hai nước. Tháng 3/2011, một tàu chiến của Hàn Quốc bị tấn công bằng ngư lôi khiến 46 thủy thủ chết. Cuối năm đó, Triều Tiên nã pháo sang đảo của Hàn Quốc để trả đũa việc Hàn Quốc tập trận đạn thật trên một hòn đảo, khiến 4 người Hàn thiệt mạng.
Khu vực này có "đường phân định phía bắc" do LHQ định ra sau chiến tranh, được coi như biên giới trên biển giữa Hàn - Triều. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cho rằng đường phân định phải lùi hơn nữa xuống phía nam.
Hoa anh đào nở rợp trời Tokyo
Đến với công viên Ueno, thủ đô Tokyo những ngày này, khách tham quan sẽ quên hết mệt mỏi, ưu phiền khi được ngắm những cánh hoa anh đào bung nở rợp trời (Nguyễn Bá Đức, Nhật Bản).
> Áo dài Việt tung bay ở Vatican
Hoa anh đào ở Tokyo năm nay nở sớm hơn một tuần so với mọi năm. Thông thường, tại Tokyo, hoa bắt đầu nở từ đầu tháng 4. Mỗi dịp hoa nở, người dân nô nức đến đây thưởng hoa, tổ chức tiệc ngoài trời. |
Những chùm hoa anh đào hồng khoe sắc, phủ kín bầu trời. |
Hoa anh đào (sakura) là quốc hoa Nhật Bản, biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo, sự bất khuất của người dân nơi đây. |
Những du học sinh Việt Nam từ nhiều trường đại học ở Nhật cũng không bỏ lỡ cơ hội này để mặc áo dài truyền thống, tạo dáng cùng anh đào trong dịp cuối tuần qua. |
Từ 6, 7 giờ sáng, người dân đã đến trải bạt trên sân để chọn chỗ đẹp nhất ngắm anh đào. Họ đem theo bia và rượu, rồi nướng thịt ngoài trời hoặc mang đồ ăn từ nhà, vừa trò chuyện, nấu ăn, vừa ngắm hoa đến tận chiều tối. Dù mọi người đến rất đông nhưng không có một chút rác nào bị vứt bừa bãi. Hệ thống thùng rác được bố trí rất hợp lý và mọi người cũng rất có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. |
Bữa ăn trưa được tác giả chuẩn bị sẵn từ nhà. |
Công viên Ueno có nhiều cây anh đào cổ thụ lớn, có cây tán rộng cả chục mét. Trong ảnh là một cây anh đào cổ thụ hoa trắng tỏa bóng xuống mặt đất. |
Nhiều khách tham quan và cư dân Tokyo đem theo máy ảnh để lưu lại vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Những chú chim đậu chi chít trên cành cây và trên mặt nước. |
Những chú chim ở đây khá dạn dĩ, sà vào lòng bàn tay người để ăn. |
Tác giả cũng tham gia cho chim ăn. |
Một khoảnh khắc thanh bình giữa lòng Tokyo náo nhiệt. |
Trong khung cảnh đầy chất thơ, các nghệ sĩ cũng phiêu cùng những nhạc cụ truyền thống và hiện đại. |
Một loài hoa khác cũng khoe sắc hồng rực. |
Công viên cũng là nơi nhiều doanh nghiệp đến để bán đồ ăn nhanh, nước uống, quà lưu niệm và cây cảnh. |
Hoa anh đào nở trong khoảng ba tuần. Thời điểm hoa tàn cũng thu hút rất đông người đến xem. Khi đó, những cánh anh đào rơi rụng đẹp đến nao lòng. |
Áo dài Việt tung bay ở Vatican
Được đến thăm Tòa thánh Vatican nơi có trái tim của hơn 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi sự nguy nga, tráng lệ của công trình nổi tiếng này.
> Bên trong Tòa thánh Vatican
Những ngày này, cả thế giới đang cùng hướng về Tòa thánh Vatican để theo dõi lễ đăng quang của tân Giáo hoàng Francis, Giáo hoàng thứ 266 trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội Công giáo. Gia đình chúng tôi từng có cơ hội đến thăm Vatican vào một ngày mùa hè đẹp trời cách đây hai năm. |
Không phải là tín đồ Công giáo nhưng đi đến đâu, hễ có nhà thờ là gia đình chúng tôi đều muốn được bước vào chốn linh thiêng này để cầu nguyện Chúa trời ban phước lành, bình an. |
Sau khi trải qua những vòng kiểm tra an ninh khắt khe hơn cả ở sân bay, chúng tôi được phép vào bên trong tòa thánh với điều kiện không ăn mặc hở hang, chụp ảnh không dùng đèn và tuyệt đối không sử dụng chân máy ảnh. |
Những lính gác Thụy Sĩ trong bộ trang phục sặc sỡ là cận vệ của Giáo hoàng suốt 500 năm qua. |
Được đến thăm Thánh đường Vatican là niềm mơ ước của chúng tôi. |
Chúng tôi đến thăm Thánh đường đúng vào ngày chủ nhật nên được tận mắt chứng kiến đức cha làm lễ, thả hồn vào chốn tâm linh cầu nguyện mưa thuận gió hòa, vạn vật, cỏ cây, con người cùng chung sống chan hòa dưới sự bao dung của Chúa trời. |
Bước vào bên trong Thánh đường, tâm hồn ai cũng cảm giác thanh thản hơn. Không khí nơi đây vừa trong mát lại vừa đầm ấm, thanh cao. |
Mái vòm bên trong thánh đường được trang trí bằng các tuyệt phẩm bích họa và được thiết kế để tận dụng ánh sáng tự nhiên. |
Đây không chỉ là công trình có ý nghĩa to lớn đối với các giáo dân mà còn với cả toàn nhân loại. Tòa thánh Vatican là công trình có giá trị về cả kiến trúc, là nơi chứa đựng những tác phẩm hội họa, thơ ca - tài sản của trí tuệ con người qua nhiều thế kỷ. |
Tên của các Giáo hoàng từng dẫn dắt Tòa thánh được khắc trên bia. |
Người phụ nữ Việt duyên dáng áo dài màu sen hồng bên cạnh công trình kiến trúc châu Âu đồ sộ. |
Chiều tà phủ một màu xanh tim tím lên không gian Tòa thánh uy nghiêm. |
Vaitcan chuyển sang màu vàng rực của ánh đèn khi đêm xuống. |
Châu Á tắt đèn trong Giờ Trái đất
Các tòa nhà và công trình biểu tượng trên khắp châu Á Thái bình dương, từ Australia cho đến Trung Quốc, đều đồng loạt chìm trong bóng tối một tiếng để hưởng ứng Giờ Trái đất 2013.
> Việt Nam tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất
Tại Thượng Hải, Trung Quốc, khi sự kiện Giờ Trái đất lần thứ 7 bắt đầu vào lúc 20h30 (giờ địa phương), các tòa nhà chọc trời đồng loạt tắt các bóng điện, còn người dân thì tập trung trên phố và thắp nến để hưởng ứng sự kiện môi trường này. |
Thủ đô Seoul náo nhiệt cũng chìm trong bóng tối để hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất thường niên. Trong hình, các sinh viên Seoul đang giương cao chữ Giờ Trái đất ghép từ các bảng đèn LED. |
Tòa Thị chính Seoul trước và trong khi tắt đèn. Chiến dịch Giờ Trái đất được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) sáng lập năm 2007, nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của biến đối khí hậu. |
Tháp Tokyo chọc trời hòa trong bóng tối cạnh chùa Zozoji trong suốt thời gian hưởng ứng Giờ Trái đất. |
Đặc khu hành chính Hong Kong trước và trong sự kiện tắt đèn chống biến đổi khí hậu năm nay. AFP cho hay có 3.800 tòa nhà và công trình ở Hong Kong hưởng ứng hoạt động này. |
Tòa nhà Đài Bắc 101 cao 508 m ở Đài Loan cũng nằm trong số những công trình hưởng ứng Giờ Trái đất. |
Biểu tượng của Australia, nhà hát Opera Sydney, trước và trong sự kiện Giờ Trái đất. |
Việt Nam tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất
Cuộc mít tinh hưởng ứng và thực hiện Giờ Trái đất diễn ra tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội với các màn biểu diễn nghệ thuật trong ánh sáng yếu. Đây là hoạt động nhằm kêu gọi mọi người nâng cao ý thức tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
> Học sinh tham gia Giờ Trái đất
> Hà Nội, TPHCM lung linh trong Giờ Trái đất
Các bạn trẻ ở Hà Nội hào hứng tham gia Giờ Trái đất hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh thành cũng tắt đèn trong Giờ Trái đất. Bộ Công thương, đơn vị chủ trì cho biết, đêm sự kiện chính diễn ra tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, trước Nhà hát lớn Hà Nội. Trụ sở các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp cá nhân và cộng đồng tối nay trên cả nước sẽ đồng loạt tắt đèn trong một giờ từ 20h30 đến 21h30 để ủng hộ, hành động vì môi trường bền vững.đất.
Các tòa nhà ở khu vực hồ Hoàn Kiếm như Ủy ban Nhân dân thành phố, tháp Rùa, các cao ốc gần nhà hát lớn, các cửa hàng đều tắt đèn trong Giờ Trái đất. Tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám không hề có nến như mọi năm, thay vào đó các bạn trẻ đeo vòng tay và vòng cổ phát quang, que phát sáng.
"Ở trường học mỗi khi ra khỏi lớp em đều tắt đèn. Em mong mọi người cũng quan tâm để bảo vệ môi trường", một sinh viên trường Đại học Giao thông, có mặt ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, nói.
Để hưởng ứng Chương trình Giờ Trái đất, trang chủ của VnExpress có hiệu ứng đặc biệt làm tối màn hình trong khoảng thời gian một giờ từ 20h30 đến 21h30. |
Chủ đề chiến dịch Giờ Trái đất 2013 "Tôi và bạn hãy cùng hành động" với mục tiêu tạo chuyển biến lớn trong hành động tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu của mỗi người dân và cộng đồng.
Năm nay, Giờ trái đất diễn ra vào tối thứ 7 trước thứ 7 cuối cùng của tháng ba, mọi người khắp thành phố trên thế giới sẽ tắt đèn trong khoảng một giờ đồng hồ. Nguyên nhân là do thứ 7 cuối cùng của tháng 3 là thời điểm bắt đầu mùa hè tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.
Các tổ chức hoạt động vì môi trường sẽ cử thành viên đi đến các đường phố kêu gọi mọi người hưởng ứng và hành động vì Giờ trái đất không ánh nến. Các tình nguyện viên sẽ nhắc nhở mọi người đừng đốt nến trong một giờ tắt đèn.
Con số 60+ biểu tượng của Giờ Trái đất được tạo bởi những vòng và que phát sáng, do các bạn trẻ ỏ Hà Nội xếp. Ảnh: Hoàng Hà |
Tại TP HCM, đêm chính sự kiện diễn ra từ 17h đến 22h ở sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên, mang tên "Chung tay tắt điện toàn cầu Giờ Trái đất năm 2013". Dự kiến, đêm hội thu hút 5.000 người tham dự và được truyền hình trực tiếp trên HTV1 từ lúc 20h. Gần 300 tình nguyện viên tham gia nhảy flashmob, in 10.000 dấu vân tay cam kết tắt điện, bảo vệ môi trường.
Trước đó, hàng loạt hoạt động nhằm hưởng ứng Giờ trái đất được phát động như cuộc thi làm phim ngắn, thu thập dấu vân tay thể hiện cam kết tiết kiệm năng lượng, tổ chức hành trình "Chuyển động xanh", đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất.
Giờ Trái đất tại Việt Nam năm nay dự kiện tiết kiệm được khoảng 700.000 kWh điện, tương đương hơn 1 tỷ đồng.
Trước khi đến Việt Nam, Giờ Trái đất đã được thực hiện tại nhiều thành phố lớn ở châu Á Thái bình dương như Sydney, Seoul, Kuala Lumpur, Đài Bắc, Jakarta.
Chiến dịch Giờ Trái đất được Quỹ Bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) sáng lập năm 2007, nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của biến đối khí hậu. Tuy nhiên những người không ủng hộ chiến dịch này nói rằng việc thực hiện Giờ Trái đất với màn thắp nến chẳng hạn, sẽ làm tăng lượng khí thải carbon và gây ảnh hưởng tới các mạng lưới điện. Hơn nữa, nhiều chuyên gia về môi trường cho rằng việc "sống trong bóng tối" không liên quan gì nhiều đến khả năng giúp cho hành tinh của chúng ta xanh hơn.
Video: Hà Nội, TPHCM hưởng ứng Giờ Trái đất:
Hương Thu - Duy Tín - Thanh Tùng
Chiến hạm Mỹ - Hàn dàn hàng trên biển
Các tàu chiến của hải quân Mỹ và Hàn Quốc hôm qua đồng loạt ra quân, phô diễn sức mạnh tại vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên, trong ngày cuối của cuộc tập trận chung.
> Mỹ điều 'pháo đài bay' tới Hàn Quốc tập trận
> Lính Triều Tiên nã pháo như mưa
Trong ngày cuối của cuộc tập trận "Giải pháp Then chốt", đội tàu chiến của hải quân hai nước tiến hành cuộc diễn tập phối hợp tác chiến trên biển. Cuộc tập trận chung này diễn ra từ 11 đến 21/3. |
Các tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc dàn hàng ngang trên biển Hoàng Hải. Hải quân Mỹ cũng điều tàu ngầm hạt nhân USS Cheyenne (SSN 773) đến tham gia tập trận chống tàu ngầm dọc theo bờ biển phía đông và nam của bán đảo Triều Tiên. |
Tàu của Hàn Quốc bên cạnh hai tàu Mỹ trong cuộc tập trận. Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục. Trong ảnh là tàu tấn công đổ bộ Dokdo, thuộc lớp tàu sân bay ở Hàn Quốc. Tàu có chiều dài 119 m, rộng 31 m, nặng 14.000 tấn lúc trống và 18.000 tấn lúc đầy. Dokdo có khả năng chứa 700 lính, 10 xe tăng, 10 xe vận tải, 10 trực thăng hiện đại, hai tàu đệm khí, 7 xe lội nước đổ bộ và 3 pháo binh dã chiến... |
Tàu khu trục USS McCampbell (DDG 85) của Mỹ tham gia tập trận với Hàn Quốc. Cuộc diễn tập lần này của hai nước đồng minh khiến Triều Tiên hết sức tức giận. Triều Tiên tuyên bố chính thức rút khỏi hiệp ước đình chiến với Hàn Quốc kể từ ngày bắt đầu cuộc tập trận 11/3. |
Tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) trong cuộc phô diễn lực lượng hôm qua. Đây là tàu chiến thế hệ thứ 5 của lớp Arleigh Burke. Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai máy bay ném bom B-52 tới Hàn Quốc, nhằm thể hiện cam kết của nước này đối với việc bảo vệ đồng minh, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Triều Tiên. |
Cùng thời điểm, Hàn Quốc và Mỹ đang thực hiện cuộc tập huấn kéo dài hai tháng mang tên Đại bàng Non, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng tác chiến. Mặc dù hải quân Mỹ từng cử tàu hạt nhân tới tham gia các cuộc tập trận, các thiết bị quân sự có thể mang vũ khí hạt nhân được huy động trong cuộc diễn tập năm nay như máy bay B-52, đã thu hút sự chú ý, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu với Seoul và Washington. |
Ngoài tập trận trên biển, cuộc tập trận Giải pháp Then chốt của Mỹ và Hàn Quốc cũng bao gồm cả việc huấn luyện trên không và trên bộ. Quân đội Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc từ sau cuộc chiến 1950 - 53 và lực lượng này hiện bao gồm 28.500 binh sĩ. |
Video: Mỹ - Hàn nã pháo trong cuộc chiến giả định |
Hạm đội Nga lên đường chống cướp biển
Một đội tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương Nga vừa khởi hành để tham gia nhiệm vụ chống cướp biển tại tây bắc Ấn Độ Dương.
> Hải quân Nga tập trận ở Viễn Đông
Một đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga hôm 19/3 xuất hành trong một nhiệm vụ ở biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đội tàu bao gồm chiến hạm chống tàu ngầm mang tên tàu Đô đốc Panteleyev, các tàu frigate Đô đốc Nevelskoy, Peresvet và Oslyabya, tàu kéo cứu hộ đại dương Fotiy Krylov và tàu chở dầu Pechenga. Trong ảnh, các tàu thả neo ở căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương tại Vladivostok, miền Viễn Đông Nga. |
Tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelsky. |
Tàu đổ bộ cỡ lớn Oslyabya |
Tàu Panteleyev dài gần 163 m được trang bị các tên lửa chống tàu ngầm, giàn phóng tên lửa đất đối không, thủy lôi và có đủ chỗ đậu cho hai chiếc trực thăng Helix Ka-27 (được mệnh danh là thợ săn tàu ngầm). |
Tàu Panteleyev bơi gần cây cầu dây văng nổi tiếng bắc qua vịnh Sừng Vàng ở Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của Nga. |
Đây là đội tàu chiến thứ 9 được triển khai để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vận tải dân sự chống cướp biển ở khu vực tây bắc Ấn Độ Dương, ngoài khơi Somali. |
Tàu đô đốc Panteleyev và tàu đổ bộ cỡ lớn Peresvet rời vịnh Sừng Vàng ở Vladivostok, cảng lớn nhất của Nga ở Thái Bình Dương. |
Tàu đô đốc Nevelsky đi qua eo biển Bosphorus Phía Đông ở Vladivostok. |
Tàu đổ bộ Nevelsky. |
Hải quân Nga tập trận ở Viễn Đông
Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga hôm qua bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều tàu ngầm và chiến hạm.
Một chiến hạm của Nga diễn tập tại vùng Viễn Đông. Ảnh minh họa: RIA Novosti |
Xinhua dẫn lời phát ngôn viên hạm đội, ông Roman Martov cho hay hoạt động diễn tập được tiến hành tại vịnh Avacha phía ngoài bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông của nước Nga.
"Cuộc tập trận gồm có các hoạt động tác chiến chung (của tàu ngầm và chiến hạm nổi) để kiểm tra các kỹ năng chiến đấu. Sau đó, sẽ có những nội dung diễn tập của các tàu tên lửa cỡ nhỏ, các chiến dịch chống tàu ngầm cũng như máy bay", ông Martov nói.
Hải quân Nga đã thực hiện hơn 15 lần khai hỏa tên lửa và đạn pháo nhằm vào các mục tiêu trên biển.
Các chiến hạm chống tàu ngầm MPK-82, những tàu tên lửa cỡ nhỏ Moroz và Smerch, các tàu quét ngư lôi MT-264 và MT-265 cũng tham gia vào cuộc tập trận năm nay.
Năm ngoái, Hạm đội Thái Bình Dương tổ chức cuộc tập trận tương tự tại biển Okhotsk, cũng thuộc vùng Viễn Đông của nước Nga.
Kim Jong-un chỉ huy tập trận tấn công đảo Hàn Quốc
Lãnh đạo Triều Tiên vừa chỉ huy các cuộc tập trận pháo binh nhằm vào đảo của Hàn Quốc, trong khi thủ tướng Hàn Quốc đến thăm một điểm nóng từng là mục tiêu nã đạn của Bình Nhưỡng.
> Triều Tiên dọa trả đũa Hàn Quốc "tàn khốc"
> Chiến đấu cơ Triều Tiên ồ ạt cất cánh
Lãnh đạo Kim Jong-un trong một chuyến thị sát đơn vị quân đội đóng trên đảo Wolnae. Ảnh: Yonhap |
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin ông Kim đã thị sát các cuộc diễn tập bắn đạn thật để kiểm tra năng lực pháo binh trong điều kiện chiến sự thực. Hãng này cho hay các cuộc tập trận nhằm vào các đảo Baengnyeong và Yeonpyeong, trên biển Hoàng Hải, nằm ngay phía nam của đường ranh giới phía bắc (NLL) vốn là ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trong cuộc tập trận mới nhất, "đạn pháo đã được đánh mạnh vào các mục tiêu giả định của quân thù, trong khi tiếng pháo vang rền bầu trời và mặt đất", hãng thông tấn viết nhưng không đề cập đến thời điểm diễn ra cuộc tập trận. "Một cuộc chiến hiện đại là một chiến tranh pháo binh", ông Kim nói.
Triều Tiên đã đe dọa mở một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai, với sự hỗ trợ của vũ khí hạt nhân, nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau vụ thử hạt nhân hồi tháng hai và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Triều Tiên đã đe dọa mở một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai, với sự hỗ trợ của vũ khí hạt nhân, nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau vụ thử hạt nhân hồi tháng hai và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Đến nay, ranh giới trên biển và đất liền chia cách hai miền vẫn yên tĩnh, và Hàn Quốc bác bỏ lời đe dọa của Triều Tiên, cho rằng đây là "áp lực tâm lý" lên Seoul. Triều Tiên liên tục tuyên bố hủy hiệp định đình chiến, trong khi Hàn Quốc cho rằng hiệp định không thể bị hủy một cách đơn phương. Mặc dù Triều Tiên tuyên bố cắt đường dây nóng Chữ Thập Đỏ với Hàn Quốc, phía Seoul cho rằng đường dây nóng quân sự giữa hai nước vẫn hoạt động bình thường.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won thị sát quân đội. Ảnh: Yonhap |
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won hôm qua đến thăm Yeonpyeong, một trong những đảo tiền tuyến gần biên giới biển đang tranh chấp, và kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng trước bất cứ sự gây hấn nào từ Triều Tiên.
"Là điểm tựa vững chắc bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân, tôi đề nghị mọi người hoàn toàn sẵn sàng... để phản ứng một cách thích hợp với bất cứ sự khiêu khích nào của Triều Tiên", Yonhap dẫn lời ông Chung nói với quân đội.
Yeonpyeong là mục tiêu nã đạn của Triều Tiên hồi tháng 11/2010, làm 4 người thiệt mạng, trong đó có hai dân thường.
Triều Tiên hâm nóng thị trường vũ khí hạt nhân
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng trước không chỉ là một hành động thể hiện sự thách thức hay niềm tự hào quốc gia mà còn là một màn quảng cáo, hướng tới bất kỳ ai trên thế giới có nhu cầu mua nguyên liệu hạt nhân.
> Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân thành công
Một người dân ở Seoul xem bản tin về việc Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân thành công hôm nay. Ảnh: AP |
Mặc dù Bình Nhưỡng đã đe dọa sẽ khởi động các chương trình tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ, nhưng có lẽ điều đáng lo ngại hơn bây giờ chính là nguy cơ Triều Tiên sẽ sẵn lòng bán công nghệ hạt nhân cho các quốc gia mà Washington cho là những nước tài trợ khủng bố. Nỗi lo sợ về những vụ mua bán kiểu này ngày càng gia tăng trong tuần này, sau khi Nhật Bản vừa xác nhận lượng hàng hóa nước này thu giữ hồi năm ngoái, được cho là có nguồn gốc từ Triều Tiên, có chứa các nguyên liệu chế tạo máy ly tâm hạt nhân – công cụ quan trọng làm giàu uranium để làm bom nguyên tử.
Theo chuyên gia về hạt nhân tại Đại học Harvard Kennedy, ông Graham Allison, thông điệp mà Triều Tiên muốn nhắn gửi chính là: “Tại đây có bán vũ khí hạt nhân”.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh, nhưng Liên Hợp Quốc lại cho rằng đây chỉ là vỏ bọc cho việc thử công nghệ đạn đạo. Vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ 3 vào ngày 12/2 đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt cấm vận mới lên Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia hạt nhân trên thế giới cho rằng Triều Tiên có đủ nguyên liệu để chế tạo vài quả bom thô, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy Bình Nhưỡng đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, ngay lúc này, Bình Nhưỡng có thể hỗ trợ các quốc gia khác phát triển công nghệ hạt nhân giống như những gì mà nước này được cho là đã từng làm trong quá khứ.
Ông Joel Wit, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu tại một cuộc hội thảo hạt nhân vừa diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc rằng: “Năng lực kỹ thuật và sự tự tin để bán vũ khí và công nghệ ra nước ngoài của Triều Tiên ngày càng gia tăng mà không lo bị trả đũa, và sự tự tin đó được cho là bắt nguồn từ tiềm lực hạt nhân ngày càng lớn mạnh của nước này.”
Bình Nhưỡng tuyên bố họ cần vũ khí hạt nhân vì cái được gọi là chính sách thù địch của Mỹ nhằm vào Triều Tiên. Một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Ngoại Giao Triều Tiên hôm qua cảnh báo sẽ tấn công quân sự nếu Mỹ tiếp tục các cuộc diễn tập với máy bay ném bom B-52 tại Hàn Quốc.
Ảnh: Các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên Video: Triều Tiên công bố thử bom hạt nhân thành công |
Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác cho rằng mục đích của Triều Tiên khi đưa ra những lời đe dọa chiến tranh như vậy là viện trợ, cũng như những sự nhượng bộ có tính thực tế khác. Ngay cả Trung Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, cũng phản đối tham vọng hạt nhân của nước này.
Nhà phân tích Shin Beomchul tại Viện phân tích quốc phòng Triều Tiên ở Seoul cho rằng việc bán hạt nhân sẽ giúp nước này kiếm một khoản tiền để lại tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí. Năng lực hạt nhân ngày càng vững mạnh có thể giúp Triều Tiên trở lên “đắt khách” hơn, đặc biệt là nếu nước này thực sự dùng được uranium có độ làm giàu cao trong vụ thử tháng trước.
Quan ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng từ cuối năm 2010 khi Triều Tiên xác nhận hoạt động làm giàu uranium mà thế giới đã nghi ngờ nước này thực hiện từ lâu. Hai vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006 và 2009 được cho là sử dụng nguồn dự trữ plutonium ít ỏi của nước này. Một quả bom uranium thô dễ sản xuất hơn bom plutonium và sản xuất uranium cũng dễ che giấu hơn.
Tuy không có nhiều thông tin về chương trình sản xuất uranium của Triều Tiên, nhưng có hai điều mà Mỹ và các nước quan tâm hiện vẫn chưa có giải đáp. Đó là liệu có phải nước này đang sản xuất uranium làm giàu cao là để chế tạo bom và liệu uranium có được sử dụng trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba vừa qua không.
Một vụ thử hạt nhân sử dụng uranium làm giàu cao “sẽ là thông điệp cho toàn thể thế giới – bao gồm cả những khách hàng tiềm năng – rằng Triều Tiên đang vận hành một dây chuyền sản xuất nguyên liệu vũ khí hạt nhân mới và chưa được khám phá,” chuyên gia hạt nhân Allison nhận định trên trang The New York Times sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ cũng nói bóng gió rằng sẽ có những hành động đáp trả nếu Washington phát hiện Triều Tiên dính líu đến bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào nhằm vào Mỹ hay đồng minh của Mỹ.
Tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, Tom Donilon, tuyên bố sự chuyển giao công nghệ hạt nhân và sử dụng bất kỳ vũ khí hàng loạt của Bình Nhưỡng “được cho là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và đồng minh, và chúng tôi sẽ buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hậu quả của các hành vi đó.”
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trong tháng 11/2012, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran đề nghị giám sát vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, sau khi dẫn nguồn tin mật ngoại giao phương Tây về mối quan hệ Bình Nhưỡng-Tehran.
Triều Tiên được cho là đã giúp Syria xây dựng cái mà các nhân viên tình báo cấp cao Mỹ gọi là lò phản ứng hạt nhân bí mật để sản xuất plutonium. Trong năm 2007, máy bay Israel ném bom khu vực này trong một sa mạc hẻo lánh ở Syria.
Chính phủ Nhật Bản hôm 18/3 cho biết đã xác định một lô hàng có khả năng từ Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận của LHQ vì nó chứa vật liệu mà có thể được sử dụng để làm máy ly tâm hạt nhân.
Lô hàng chứa hợp kim nhôm bị thu giữ từ một tàu mang cờ Singapore quá cảnh Tokyo hồi tháng 8 năm ngoái. Theo giới truyền thông, con tàu đang trên đường tới Myanmar từ cảng Đại Liên, Trung Quốc, nhưng chính phủ Nhật Bản không cho rằng điểm đến của con tàu là Myanmar.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga cho biết, Tokyo cho tìm kiếm con tàu bởi vì họ tin rằng nó vận chuyển lô hàng của Triều Tiên. Theo một số nguồn tin, chính Mỹ đã thông báo cho Nhật Bản điều này. Ông Suga cũng cho biết thêm rằng theo các phân tích ngay sau đó, những thanh hợp kim nhôm này có thể được dùng để chế tạo các máy ly tâm hạt nhân.
Ông Suga cho biết đây là vụ việc đầu tiên kiểu này, sau khi một đạo luật đặc biệt được Nhật Bản thông qua năm 2010. Đạo luật này cho phép kiểm soát những động thái của các tàu thuyền chở nguyên liệu có thể được sử dụng trong các chương trình hạt nhân và tên lửa nhập cảnh hoặc xuất cảnh từ Triều Tiên.
Sự mù mờ về việc bí mật buôn bán vũ khí hạt nhân đang là mối lo ngại lớn nhất. Rất khó có thể biết cách thức mua bán nguyên liệu và công nghệ hạt nhân, hay điểm đến của những nguyên liệu này sau khi được bán.
Cựu quan chức ngoại giao cao cấp Mỹ Robert Gallucci, người tham gia đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều Tiên trong những năm 1990, đã nhận định tại Seoul hồi cuối tháng trước rằng: “Mối đe dọa khủng bố từ một thiết bị hạt nhân tự chế được gửi nặc danh và theo một cách chưa từng thấy bao giờ, bằng một con thuyền hoặc một chiếc xe tải chạy qua đường biên giới dài và không có phòng bị quân sự, là một trong những điều thúc đẩy những hành động răn đe hay đáp trả quân sự mạnh mẽ hơn”.
“Đối với người Mỹ, mối đe dọa này nghiêm trọng hơn các mối đe dọa mơ hồ rằng một ngày nào đó Triều Tiên sẽ phóng tên lửa đạn đạo mang theo vũ khí hạt nhân,” ông cho hay.
Sự biến đổi của Iraq qua ảnh 'ngày ấy - bây giờ'
Tròn 10 năm trước, Mỹ mở chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein, với lý do "tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt". Những bức ảnh ngày ấy - bây giờ cho thấy sự biến đổi tại thủ đô Baghdad sau một thập kỷ.
Bức ảnh chụp hôm 13/3 cho thấy toàn cảnh Quảng trường Firdous 10 năm sau khi tượng Saddam Hussein bị lực lượng Mỹ và Iraq kéo đổ. Cách đây 10 năm, ngày 9/4/2003, đài truyền hình quay trực tiếp cảnh thủy quân lục chiến Mỹ kéo đổ tượng Saddam, như một biểu tượng cho sự chấm dứt chế độ cai trị của ông. Ngày nay, chiếc bệ ở trung tâm thủ đô Baghdad vẫn trống trơn. Những thanh thép bị uốn cong trồi lên trên bệ, và những tấm áp phích của giáo sĩ dòng Shiite chống Mỹ, Muqtada al-Sadr được dán phía bên cạnh. |
Một phụ nữ bế bé gái để nhìn rõ chú lạc đà tại sở thú Baghdad, trong khi bé trai Abdullah, 8 tuổi, giơ tấm ảnh chụp ngày 20/7/2003, cũng tại nơi đây. Trong ảnh nhỏ, một lính Mỹ đi thăm vườn thú mới mở cửa. Sở thú bị phá hủy trong cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu năm 2003, khiến nhân viên phải bỏ trốn và những kẻ cướp "rút ruột" sở thú cùng công viên xung quanh. Chỉ có một vài động vật còn sống, và sau đó khu đất được sử dụng làm nơi lính Mỹ giam giữ những kẻ trộm phá. Vướn bách thú mở cửa lại hồi tháng 7/2003, và ngày nay, nó là ngôi nhà của hơn 1.000 động vật, trở thành địa điểm dừng chân phổ biến dành cho các gia đình. |
Khu mua sắm đông đúc Karrada ở Baghdad vào ngày 16/3. Trong bức ảnh nhỏ, chính tại nơi đây, một vụ đánh bom xảy ra ngày 29/9/2008 làm 22 người thiệt mạng. Những cuộc tấn công đẫm máu do quân khủng bố tiến hành vẫn thường xảy ra, tuy ít hơn so với cách đây vài năm. Những xung đột sắc tộc và giáo phái một lần nữa ngăn cản sự thống nhất quốc gia. |
Trong bức ảnh nhỏ, trẻ mồ côi người Iraq chơi bóng đá với một lính Mỹ tại công viên Abu Nawas vào tháng 4/2013. Trong ảnh lớn, một trận đấu bóng diễn ra tại chính nơi này hôm 12/3. Công viên nằm dọc theo phố Abu Nawas, vốn được đặt theo tên một nhà thơ Arab và là một địa điểm thường lui tới của các gia đình địa phương. Nơi đây có những khu vườn được tỉa tót, những sân chơi và nhà hàng. Cách đây 10 năm, công viên là nhà của những trẻ em mồ côi vì chiến tranh, với đầy rẫy các vụ phạm tội. |
Trong bức ảnh đen trắng, bé Fady al-Sadik, một trẻ mồ côi Iraq ngồi trên hè phố Abu Nawas, Baghdad hồi tháng 4/2003. 10 năm sau, vào ngày 12/3, vẫn một chiếc xe tương tự đi ngang qua, nhưng không thấy bóng dáng ai. |
Bức ảnh chụp hôm 14/3 cho thấy tượng đài mang hình hai thanh kiếm đặt chéo, trong khi một người cầm tấm ảnh chụp hôm 16/11/2008, cho thấy những lính Mỹ đi qua đường tại chính nơi đây. Công trình, vốn được Saddam Hussein ra lệnh xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh 8 năm giữa Iraq với Iran, vẫn đứng kiên cố trong khu vực Vùng Xanh, nơi có Đại sứ quán Mỹ và nhiều văn phòng chính phủ. Các quan chức Iraq đã bắt đầu phá bỏ chiếc cổng vòm này năm 2007 nhưng sau đó nhanh chóng dừng kế hoạch và phục hồi lại tượng đài cách đây hai năm. |
Những chiếc ôtô, xe máy nườm nượp đi tại quận Karrrada hôm 16/3. Trước đó 5 năm, vào ngày 7/3/2008, một vụ đánh bom tại chính nơi này làm 53 người chết và 130 người bị thương. Ảnh nhỏ là hiện trường vụ đánh bom. |
Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc
Triều Tiên vượt Hàn Quốc về số lượng trong hầu hết các hạng mục như quân số, lượng xe tăng, tên lửa chiến lược, máy bay, nhưng Hàn Quốc được cho là mạnh hơn đáng kể về chất.
> Sức mạnh quân sự của Triều Tiên
Để đối phó với những mối đe dọa của Triều Tiên, Hàn Quốc buộc phải hiện đại hóa nền quốc phòng. Theo trang GlobalSecurity, Triều Tiên vượt Hàn Quốc về số lượng trong các hạng mục như quân số, xe tăng, tên lửa chiến lược, máy bay, tuy nhiên Hàn Quốc mạnh hơn nhiều về chất lượng. Năm 2012, Hàn Quốc có hơn 600.000 quân thường trực tinh nhuệ và 2,9 triệu thuộc lực lượng dự bị thường xuyên, cộng với 28.500 lính Mỹ đồn trú. Theo trang Globalfirepower, ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc năm 2012 chiếm 2,5% GDP. Ảnh: AP |
Hàn Quốc có khoảng 2.450 xe tăng, tính đến năm 2012. Trong đó có khoảng 1.500 xe tăng K1A1, vay mượn khá nhiều về thiết kế của xe tăng Abrams của Mỹ, chẳng hạn pháo nòng trơn 120 mm mà Abrams đã sử dụng. K1A1 có hệ thống điều khiển hỏa lực do Samsung phát triển. Động cơ tăng áp diesel giúp xe tăng có thể di chuyển với vận tốc 65km/h. Ảnh: AP |
Xe tăng K-2 Báo đen, có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h trên mặt đất và có thể vượt sông sâu tới 4,1 m, sử dụng ống thở. Đây được coi là bước cải tiến đáng kể so với K1 và K1A1, với khả năng bắn ngay khi nổi lên mặt nước. Theo Wikipedia, năm 2008, có 3 chiếc được phục vụ quân đội, và dự kiến có 397 chiếc thuộc loại này thay thế K1A1. Ảnh: ArmyRecognition |
Có hơn 1.000 pháo tự hành K55A1 trong quân đội Hàn Quốc. Loại pháo này có thân nhôm bọc thép và tháp pháo quay 360 độ, với tính năng cơ động trên mọi địa hình và tốc độ xuất sắc. Phạm vi bắn tối đa của pháo là 24 km, với tần suất tối đa là 4 lần/phút. Ảnh: militaryphoto |
Tính đến năm 2008, quân đội Hàn sở hữu 5.400 pháo và giàn phóng tên lửa, trong đó có trên 1.000 chiếc kích bích pháo KH179, cỡ nòng 155 mm. Ảnh: kookbang.dema.mil |
Pháo tự hành K-9 trong một cuộc tập trận năm 2010 ở Hàn Quốc. Có khoảng 532 khẩu đang phục vụ trong quân đội nước này. Nó có tầm bắn tối đa 40 km, với khả năng bắn 6 phát/phút, trong tổng cộng 48 phát đạn. Ảnh: AP |
Nước này có 600 máy bay quân sự do Mỹ sản xuất, trong đó có các chiến đấu cơ F-16. Trong ảnh, hàng chục chiếc chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Hàn Quốc xếp hàng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc. Chiến đấu cơ đa nhiệm nhỏ gọn F-16 rất cơ động, hoạt động tốt trong các cuộc tác chiến không đối không, không đối đất. Nó có thể xác định mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và phát hiện máy bay bay tầm thấp. F-16 có thể bay hơn 860 km, tấn công chính xác và bảo vệ bản thân trước máy bay của kẻ thù. Ảnh: USAirforce |
Hàn Quốc có khoảng 140 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk. Đây là trực thăng đa dụng có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ như vận tải chiến thuật, chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không. Nó có thể chứa được 11 lính, và hơn một tấn hàng hóa. Ảnh: Airteamimages |
Về hải quân, Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục. Trong ảnh là tàu tấn công đổ bộ Dokdo, thuộc lớp tàu sân bay ở Hàn Quốc. Tàu có chiều dài 119 m, rộng 31 m, nặng 14.000 tấn lúc trống và 18.000 tấn lúc đầy. Dokdo có khả năng chứa 700 lính, 10 xe tăng, 10 xe vận tải, 10 trực thăng hiện đại, hai tàu đệm khí, 7 xe lội nước đổ bộ và 3 pháo binh dã chiến... Bản thân nó cũng được trang bị vũ khí tấn công. Ảnh: Freewebs |
Theo số liệu năm 2012 của trang Globalfirepower, Hàn Quốc sở hữu 14 tàu ngầm, chủ yếu thuộc các lớp Chang Bogo và Son Won-il. Trong ảnh, tàu ngầm Choi Museon thuộc lớp Chang Bogo đang đi qua tàu ngầm USS Helena tại cảng ở Singapore trong cuộc tập trận năm 2000. Lớp tàu ngầm này được trang bị 8 ống phóng thủy lôi 533 mm, và 14 thủy lôi. Ảnh: dodmedia.osd |
Nữ phiên dịch tài sắc của Trung Quốc
Các nhà báo trong và ngoài Trung Quốc tuần qua đặc biệt chú ý tới một nữ phiên dịch viên trong cuộc họp báo của kỳ họp quốc hội khóa 12, bởi gương mặt xinh đẹp và trình độ tiếng Anh siêu đẳng.
> Nàng công chúa của mạng xã hội Trung Quốc
Nữ phiên dịch viên tiếng Anh có tên Trương Kinh trong trang phục màu đen, để tóc xõa, bình tĩnh, tập trung cho công việc phiên dịch, thu hút rất nhiều sự chú ý của các phóng viên. Ảnh: Sina |
Trương Kinh người gốc Hàng Châu, miền nam Trung Quốc, tốt nghiệp đại học Ngoại giao và được tuyển vào Bộ Ngoại giao nước này năm 2007. Từ khi đi học, cô đã được đánh giá cao về khả năng ngoại ngữ. Ảnh: Sina |
Nữ phiên dịch xinh đẹp rất tập trung và hoàn thành tốt công việc trong cuộc họp báo của lãnh đạo Ủy ban cải cách chế độ y tế hôm 14/3 tại Bắc Kinh. Ảnh: Sina |
Trương Kinh được cho là đã lập gia đình. Chồng của cô cũng làm trong ngành ngoại giao. Cô rất bất ngờ khi được đặc biệt quan tâm và trở nên nổi tiếng sau buổi làm việc tuần trước. Ảnh: Sina |
Phong cách và ngoại hình của nữ phiên dịch viên được người dân Trung Quốc đánh giá có nét tương đồng với diễn viên nổi tiếng Triệu Vy. Ảnh: L99.com |
Các bức ảnh trước đó của Trương cũng được chia sẻ nhiều trong cộng đồng mạng. Ảnh: Cnstock |
Trương Kinh trong cuộc sống đời thường. Ảnh: Cnstock |
Nữ phiên dịch trong một cuộc họp báo khác. Ảnh: Cnstock |
Ở góc nhìn này, trông cô cũng khá giống với diễn viên điện ảnh Triệu Vy. Ảnh: Cnstock |
Thời sinh viên, Trương Kinh từng tham gia nhiều cuộc thi về hùng biện tiếng Anh cấp quốc gia. Ảnh: Cnstock |
Trước khi trở thành cán bộ phiên dịch của Bộ Ngoại giao, cô từng là sinh viên ưu tú và đạt giải cao trong các cuộc thi. Ảnh: Cnstock |
24 giờ đầu tiên của Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng Francis trải qua những giờ đầu tiên trên cương vị mới một cách giản dị và dễ gần giống như chính tính cách con người ông.
> Toàn cảnh tiến trình bầu Giáo hoàng
> Giáo hoàng Francis là lựa chọn bất ngờ
> Giáo hoàng chỉ còn một lá phổi
> Bên trong tòa thánh Vatican
Từ ban công của Nhà thờ St. Peter tại Vatican, Giáo hoàng Francis vẫy tay chào các giáo dân, những người đã chờ đợi sự xuất hiện của ông từ lâu. Ấn tượng đầu tiên về sự dễ gần của Giáo hoàng là việc ông mong các giáo dân cầu phúc cho mình trước khi ông ban phước cho họ. |
Vị Giáo hoàng đầu tiên tới từ Mỹ Latin đứng trước một máy quay trên ban công. Hình ảnh của ông nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới để đến với 1,2 tỷ giáo dân. Giáo hoàng Francis trước đó đã phá lệ khi tiếp tục đứng để đón nhận sự tôn kính từ các Hồng y sau khi ông được bầu là người đứng đầu Vatican, thay vì ngồi vào ngai Giáo hoàng. |
Video Giáo hoàng xuất hiện trên ban công Nhà thờ St. Peter
Tân Giáo hoàng tới cầu nguyện tại Nhà thờ Santa Maria Maggiore (Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả) ở thủ đô Rome của Italy vào sáng sớm ngày 14/3. Trước đó, Giáo hoàng đã trở lại ngôi nhà ông từng ở trước khi tham gia Mật nghị Hồng y. "Ông ấy gói đồ đạc, rồi sau đó tới trả hóa đơn cho phòng của mình", người phát ngôn Vatican, Cha Federico Lombardi nói. |
Ông đặt hoa lên chiếc bàn màu trắng trước khi bước vào buổi cầu nguyện. |
Giáo hoàng Francis (ngồi chính giữa) bắt đầu buổi cầu nguyện. |
Giáo hoàng mới được nhìn nhận là người giản dị và dễ gần. Trước khi trở thành người đứng đầu Vatican, ông vẫn thường đi xe buýt và tự làm đồ ăn. Giáo hoàng Francis còn có học vấn uyên thâm và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. |
Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo La Mã tại một góc khác của Nhà thờ Santa Maria Maggiore. Giáo hoàng Francis có tên thật là Jorge Mario Bergoglio. Ông là người Argentina gốc Italy. |
Tân Giáo hoàng rời Nhà thờ Santa Maria Maggiore sau buổi cầu nguyện. Đây là lần đầu tiên ông sử dụng xe riêng. Trước đó, không lâu sau khi trở thành Giáo hoàng, ông vẫn cùng các Hồng y di chuyển bằng một chiếc xe buýt. |
Sau đó, Giáo hoàng Francis quay trở lại Nhà nguyện Sistine tại Vatican để chủ trì một buổi thánh lễ. |
Thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis sẽ được tổ chức vào ngày 19/3. |
"Chúng ta có thể đi bất cứ đâu chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng sẽ là không ổn nếu chúng ta không nghe theo Chúa Jesus", Giáo hoàng nhắc nhở các giáo dân trong thánh lễ đầu tiên của ông trên cương vị mới. |
Video 24 giờ đầu tiên của Giáo hoàng Francis
Hà Giang (Ảnh: AFP, Video: 7News, AP)
Tin liên quan:Biên giới Triều Tiên đỏ lửa pháo binh
Triều Tiên hôm nay công bố ảnh cuộc tập trận bắn đạn thật hoành tráng, nhằm thể hiện sức mạnh quân sự trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung khiến Triều Tiên tức giận.
> Hai miền Triều Tiên rầm rập tập trận
> Kim Jong-un chỉ huy tập trận tấn công đảo Hàn Quốc
Đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới chỉ huy và thị sát cuộc tập trận của đơn vị pháo binh. |
Cuộc tập trận được cho là diễn ra ngày 13/3, tại khu vực biên giới tây nam của Triều Tiên. |
Cuộc tập trận nhằm mục đích đánh giá năng lực chiến đấu trong điều kiện chiến tranh thực sự, khả năng tấn công, các chiến lược công kích đối phương. |
Trong cuộc tập trận mới nhất, "đạn pháo đã được đánh mạnh vào các mục tiêu giả định của quân thù, trong khi tiếng pháo vang rền bầu trời và mặt đất", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA viết. |
Một khẩu pháo trong cuộc tập trận. |
Cuộc tập trận nhằm vào các đảo Baengnyeong và Yeonpyeong của Hàn Quốc, trên biển Hoàng Hải, nằm ngay phía nam của đường ranh giới phía bắc (NLL) vốn là ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên do LHQ vạch ra nhưng Bình Nhưỡng không công nhận. |
Hình ảnh khói lửa trong cuộc tập trận pháo binh trên đảo tiền tiêu của Triều Tiên. |
Triều Tiên cũng đe dọa sẽ tiến hành cuộc chiến Triều Tiên thứ hai, với sự hỗ trợ của vũ khí hạt nhân, để phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau vụ thử hạt nhân hồi tháng hai và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. |
Triều Tiên coi cuộc tập trận "Giải pháp then chốt" mà Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành là hành động khiêu khích và xâm lược. |
Trong khi theo dõi cuộc tập trận, lãnh đạo Triều Tiên nói với các quan chức và binh sĩ rằng "một cuộc chiến hiện đại là một chiến tranh pháo binh". |
Ông rất chăm chú theo dõi cuộc tập trận. |
Triều Tiên cũng tuyên bố hủy hiệp định kết thúc chiến tranh với Hàn Quốc ký năm 1953, trong khi Hàn Quốc cho rằng hiệp định không thể bị hủy một cách đơn phương. Mặc dù Triều Tiên tuyên bố cắt đường dây nóng Chữ Thập Đỏ với Hàn Quốc, song phía Seoul cho biết đường dây nóng quân sự giữa hai nước vẫn hoạt động bình thường. |
Mỹ điều 'pháo đài bay' B-52 tới Hàn Quốc tập trận
Mỹ vừa triển khai máy bay ném bom B-52 tham gia tập trận tại Hàn Quốc, nhằm thể hiện cam kết của nước này đối với việc bảo vệ đồng minh, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Triều Tiên.
> Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc
> Trung Quốc nhắc Mỹ thận trọng về Triều Tiên
Máy bay B-52H thả bom. Ảnh: USAF |
AP dẫn lời thư ký báo chí Lầu Năm Góc, George Little cho biết một chiếc máy bay B-52 hôm 8/3 bay trên trời Hàn Quốc. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong chuyến thăm Hàn, cũng cho hay một hoạt động khác của chiếc máy bay ném bom này dự kiến diễn ra hôm nay.
"Sứ mệnh này nhấn mạnh khả năng răn đe và năng lực thông thường của siêu pháo đài bay B-52 khi tham gia vào các cuộc tập trận như Đại bàng Non", Yonhap dẫn lời George Little nói.
Ảnh "pháo đài bay" của không quân Mỹ |
Cuộc tập trận Đại bàng Non thường niên năm nay bắt đầu từ ngày 1/3 và kéo dài hai tháng. Cùng thời gian này, quân đội Mỹ - Hàn cũng đang tổ chức một cuộc tập trận chung khác có tên gọi Giải pháp Then chốt.
Trong chuyến công du Seoul hôm qua, Ashton Carter nói rằng các máy bay ném bom B-52 được điều động tham gia tập trận chung với Hàn Quốc. Việc một quan chức cấp cao của Mỹ công bố cụ thể về loại thiết bị tham gia tập trận được cho là một động thái bất thường.
Máy bay ném bom B-52 có khả năng phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, nhưng Little cho biết các máy bay tham gia tập trận tại Hàn Quốc không trang bị vũ khí hạt nhân.
B-52 được chính thức đưa vào phục vụ Không quân Mỹ từ những năm 1950, là một loại máy bay ném bom tầm xa hạng nặng, có khả năng mang vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường dẫn đường chính xác.
Việc sử dụng các chiến đấu cơ của không quân Mỹ vào cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn như Đại bàng Non không phải là điều hiếm, nhưng Lầu Năm Góc tận dụng dịp này để thu hút sự chú ý đối tới vai trò của máy bay ném bom B-52, với tư cách là một phần của "chiếc ô" hạt nhân Mỹ đối với Hàn Quốc và Nhật. Hai nước đang cảm thấy bị đe dọa bởi sự phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
"Chúng tôi kiên định với cam kết mở rộng răn đe bằng chiếc ô hạt nhân của Mỹ", Carter nói sau cuộc thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc. Ông cũng cho hay Mỹ muốn đảm bảo tất cả các nguồn lực sẵn có đối với liên minh.
Lính Triều Tiên nã pháo như mưa
Triều Tiên vừa công bố những bức ảnh diễn tập chiến đấu tăng cường, trong đó các binh sĩ quân đội nước này nổ pháo hàng loạt, với quyết tâm cuốn phăng bất kỳ kẻ khiêu khích nào.
> Kim Jong-un thị sát tiền tuyến
> Sức mạnh quân sự của Triều Tiên
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm 18/3 công bố loạt ảnh tập trận mới mà không đề cập chi tiết thời gian và địa điểm diễn tập. Trong ảnh, các binh sĩ nổ pháo hàng loạt, với quyết tâm "cuốn phăng những kẻ khiêu khích", theo lời hãng thông tấn. |
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự lớn, với sự tham gia của tàu ngầm, máy bay ném bom, hành động bị Triều Tiên coi là khiêu khích, đe dọa xâm lược. |
Triều Tiên trong những ngày gần đây liên tiếp đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hàn Quốc và Mỹ, nhằm phản đối những cuộc tập trận chung của hai nước và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng. |
Loạt đạn pháo được bắn lên không trung, với sự quan sát của quân đội Nhân dân Triều Tiên trên vùng đồi. Triều Tiên trong thời gian gần đây cũng liên tục tổ chức tập trận và lãnh đạo Kim Jong-un cũng thường đi thị sát quân đội, chỉ huy diễn tập bắn đạn thật. |
Cuộc diễn tập tăng cường diễn ra tại khu vực sát biển không được tiết lộ địa điểm. |
Các xe quân sự Triều Tiên tham gia tập trận. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét