Hồng Quế diện váy xuyên thấu trên thảm đỏ LHP
Người mẫu tuổi teen khiến nhiều người 'nóng mặt' khi diện váy ren nhìn rõ nội y bên trong tới dự khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần hai ở Cung Văn hóa Hữu nghị tối 25/11.
Tối 25/11, lễ khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Hồng Quế gây sốc trên thảm đỏ khi diện váy ren khoe nhiều khoảng da thịt nhạy cảm. |
Độ táo bạo của chiếc váy mà nữ người mẫu tuổi teen diện tới một sự kiện như LHP quốc tế Hà Nội khiến nhiều người có mặt cảm thấy choáng váng. |
Cùng là váy ren nhưng chiếc váy của nữ diễn viên Quỳnh Hoa (trái) kín đáo hơn trang phục của Hồng Quế. |
Lý Nhã Kỳ như một đóa hồng trên thảm đỏ. Đại sứ du lịch Việt Nam diện chiếc váy khoe trọn bờ vai gợi cảm và làn da trắng ngần. |
Phi Thanh Vân hưng phấn với không khí náo nhiệt ở Liên hoan phim. |
Màu đỏ được rất nhiều sao nữ ưa chuộng dịp này. Trong ảnh là nữ diễn viên Vân Trang và Hoa hậu Đền Hùng, Giáng My. |
Midu cũng diện váy ren màu đỏ và được hộ tống bởi siêu mẫu Hà Việt Dũng (thứ hai từ trái qua), bạn diễn của cô trong phim "Mùa hè lạnh" và đạo diễn Ngô Quang Hải. |
Đỗ Thị Hải Yến đi cùng chồng mới cưới. |
Đình Toàn sánh bước bên hai "gái nhảy" Mỹ Duyên và Minh Thư. |
Vợ chồng Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn. |
Đinh Ngọc Diệp kết cặp với Huy Khánh trên thảm đỏ. |
Minh Hằng cũng diện váy đỏ để khoác tay NSƯT Thành Lộc và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đi dự khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai. |
Dàn sao trên thảm đỏ khai mạc LHP
Diễn viên Nhật Kim Anh đi cùng đạo diễn Victor Vũ. |
Đạo diễn Phi Tiến Sơn và người mẫu Trúc Diễm dẫn đầu đoàn phim "Đam mê" - một trong hai đại diện của nước chủ nhà Việt Nam tranh tài tại LHP lần này - tiến vào hội trường lễ khai mạc. |
Kim Hiền và Hứa Vĩ Văn chào khán giả. |
Kim Hiền diện áo dài vàng nền nã. Cô góp mặt trong cả hai bộ phim của Việt Nam tranh tài tại LHP lần này là "Đam mê" và "Thiên mệnh anh hùng". |
Midu khoe nét trẻ trung và nụ cười ngọt ngào. |
Nữ diễn viên "Mùa hè lạnh" tạo dáng bên hot boy Huỳnh Anh. |
Đạo diễn Lê Hoàng đi cùng Kim Tuyến và Nhã Phương - hai nữ diễn viên trong bộ phim mới của anh có tên "Cát nóng" - tác phẩm chiếu trong đêm khai mạc. |
Khương Ngọc sánh vai Kathy Uyên. |
NSND Như Quỳnh là một thành viên trong Ban giám khảo phim truyện của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai. |
Khương Ngọc háo hức được xem những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của thế giới chiếu tại LHP lần này. |
Vân Trang chụp ảnh cùng người hâm mộ. |
Đạo diễn Victor Vũ sẽ lưu lại Hà Nội cho tới đêm bế mạc LHP vào tối 29/11. |
"Gái nhảy" Minh Thư vẫn rất trẻ. |
Ảnh: Hoàng Nam
Diễn viên phim 18+ Hong Kong bất ngờ xuất hiện ở HN
Người đẹp Tiễn Sắc Lệ của phim 'Lan Quế Phường' là một trong những khách mời nước ngoài tới dự LHP quốc tế Hà Nội lần hai diễn ra ở thủ đô từ 25 đến 29/11.
Tối 25/11, đêm khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai diễn ra ở Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội, có sự xuất hiện của nhiều khách mời nước ngoài, trong đó có nữ diễn viên Tiễn Sắc Lệ của Hong Kong. |
Tiễn Sắc Lệ sinh năm 1982, là một trong những diễn viên của "Lan Quế Phường" (phần 1) - bộ phim 18+ có chủ đề về tình dục và giới trẻ rất nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong. Bộ phim này cũng là cái tên quen thuộc với nhiều cư dân mạng ở Việt Nam. Ảnh: Trần Lương. |
Vẻ đẹp nền nã, dịu dàng của người đẹp Hong Kong. Cô cũng đóng một vai trong "Diva" - một trong 14 phim điện ảnh tranh giải tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai. |
Tiễn Sắc Lệ đi cùng Heiward Mak - nữ đạo diễn trẻ của phim "Diva". Ảnh: Trần Lương. |
Hai sao Hàn Quốc sang Hà Nội dự LHP lần này là Lee Sun-gyu (phim "Tiệm Cafe hoàng tử") và Kim Min-hee (phim "Chị dâu 19 tuổi"). Sự xuất hiện của họ trên thảm đỏ khiến khán giả trở nên cuồng nhiệt và không ngừng hò reo. Ảnh: Nguyên Minh. |
Lee Sun-gyu và Kim Min-hee cũng đóng vai chính trong "Helpless" - bộ phim Hàn Quốc tranh giải tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai. |
Nữ diễn viên xinh đẹp người Iran - Taraneh Alidoosti (giữa) - là thành viên ban giám khảo phim truyện. |
"Chim vành khuyên" Tố Uyên và nghệ sĩ Chánh Tín. |
MC của đêm khai mạc và bế mạc LHP là Bình Minh và Hải Vân - chuyên viên Cục hợp tác quốc tế của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch. |
Thứ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch, Huỳnh Vĩnh Ái, thay mặt Ban tổ chức tặng hoa cho đạo diễn người Đức, Jan Schuette, Trưởng Ban giám khảo phim truyện. |
Đoàn phim "Cát nóng" lên chào khán giả. Bộ phim mới của đạo diễn Lê Hoàng được chọn chiếu mở màn LHP. |
Nhã Phương và Kim Tuyến là hai nữ diễn viên góp mặt trong "Cát nóng" của Lê Hoàng. |
Bình Minh, Tuấn Tú làm MC LHP quốc tế
Nam diễn viên cùng MC ‘Chiếc nón kỳ diệu’ sẽ khuấy động các buổi lễ LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai.
Chiều 24/11, buổi họp báo khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai diễn ra với sự góp mặt của giới truyền thông và nhiều khách mời nước ngoài. Trong buổi họp, nghệ sĩ Lê Quý Dương, đạo diễn sự kiện thảm đỏ, lễ khai mạc và bế mạc công bố hai MC chính sẽ dẫn dắt chương trình là Bình Minh và Hải Vân – chuyên viên của Cục hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch). Rút kinh nghiệm từ sự cố dịch thuật của Lại Văn Sâm hai năm trước, lần này BTC quyết định chọn một người thông thạo tiếng Anh mà không trong giới showbiz.
Đạo diễn Lê Quý Dương cũng cho biết 2 MC khuấy động sự kiện thảm đỏ là Tuấn Tú và Hoa hậu Thân thiện Dương Thùy Linh. Lần này, cả lễ khai mạc và lễ bế mạc đều diễn ra ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Chủ đề của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai là Điện ảnh châu Á, Thái Bình Dương – thống nhất và phát triển.
BTC cho biết LHP đã thu hút hơn 200 bộ phim đến từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tới tham dự. Trong số đó có 117 phim được trình chiếu. Ở hạng mục Tranh giải có 14 phim truyện dài, 13 phim ngắn, 5 phim tài liệu và 5 phim hoạt hình. Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn Victor Vũ) và Đam mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn) là hai đại diện của nước chủ nhà sẽ tranh tài cùng 12 phim đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
79 bộ phim nước ngoài và Việt Nam được trình chiếu tại LHP lần này có nhiều tác phẩm đặc sắc như We Need to Talk About Kevin (Anh), Amour (Pháp – Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2012), A Separation (Iran – Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar 2012), The Iron Lady (Anh), Footnote (Iran), Fly Me to The Moon (Pháp), Silenced (Hàn Quốc) hay Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Thái Lan – Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2010).
Khán giả cũng có dịp được thưởng thức lại nhiều bộ phim điện ảnh kinh điển một thời của Việt Nam như Ai xuôi vạn lý, Hà Nội mùa đông năm 46, Em bé Hà Nội, Đời cát, Vị đắng tình yêu, Chiếc chìa khóa vàng cho tới những phim gần đây như Dành cho tháng Sáu, Scandal, Touch, Saigon Yo, Lời nguyền huyết ngải…
Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục điện ảnh và đại diện cho BTC, cho biết các bộ phim ngắn, phim tài liệu, hoạt hình và phim Việt Nam chiếu ở LHP lần này sẽ hoàn toàn miễn phí cho khán giả. Những bộ phim truyện dài của nước ngoài thì sẽ có giá vé bằng 50% giá vé xem phim 2D thông thường ở các rạp. Bà Phương Lan cũng chưa tiết lộ danh sách những ngôi sao nước ngoài tới Hà Nội tham dự LHP lần này vì muốn tạo sự bất ngờ trên thảm đỏ.
Trưởng BGK phim truyện điện ảnh năm nay là đạo diễn người Đức – Jan Schuette. Ông từng là thành viên BGK LHP quốc tế Cannes (Pháp) vào năm 2002. Ngoài Jan Schuette, BGK phim truyện của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai còn có Cliff Curtis – diễn viên người New Zealand, Garin Nugroho – đạo diễn người Indonesia, Taraneh Alidoosti – diễn viên người Iran và NSND Như Quỳnh của Việt Nam.
Ông Jan Schuette, đại diện BGK, cho biết: “Tôi rất ủng hộ việc tổ chức LHP quốc tế tại Hà Nội. Đây là một cơ hội rất tốt để khán giả nơi đây có thể xem và tiếp cận nhiều tác phẩm điện ảnh đặc sắc trên thế giới mà hiếm khi những người mê điện ảnh có thể xem được ở rạp Việt Nam. Tôi rất vinh dự khi là thành viên trong BGK và chúng tôi sẽ cố gắng làm việc hết mình để đưa ra những quyết định tốt nhất”.
8 cụm rạp tại Hà Nội sẽ chiếu 117 bộ phim của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai là Megastar Vincom, Megastar Mipec Tower, Lotte Keangnam, rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng, rạp Ngọc Khánh, rạp Đại Đồng (Hà Đông) và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Trong khuôn khổ LHP, BTC cũng tổ chức hai cuộc hội thảo với các chủ đề là Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới và Xu hướng phát triển điện ảnh trong thời kỳ công nghệ số. Ngoài ra, các khách mời quốc tế sẽ có dịp thăm quan Vịnh Hạ Long vào ngày 27/11.
Một nét mới của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai là Trại sáng tác trẻ lần đầu tiên được tổ chức. Bà Hà Thục Vân, đại diện cho đơn vị phụ trách Trại sáng tác, tiết lộ đã có 200 hồ sơ gửi đến. 30 hồ sơ được chọn trong đó có 24 nhà làm phim đến từ Việt Nam và 6 nhà làm phim nước ngoài.
Đạo diễn trẻ Nguyễn Hữu Tuấn (phim Dành cho tháng Sáu), đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (phim Bộ tứ 10A8) hay đạo diễn Nguyễn Thanh Bình (người đầu tiên giành giải Đạo diễn xuất sắc của Làm phim 48h tại Việt Nam) cũng là những học viên của Trại sáng tác lần này. Họ sẽ có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm từ nhiều chuyên gia đến từ Hollywood.
LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai được tổ chức tại thủ đô từ ngày 25 đến 29/11. Đêm khai mạc diễn ra vào tối 25/11 ở Cung Văn Hóa Hữu nghị Việt Xô.
Bình Minh đảm nhiệm phần dẫn tiếng Việt còn Tuấn Tú khuấy động thảm đỏ. |
BTC cho biết LHP đã thu hút hơn 200 bộ phim đến từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tới tham dự. Trong số đó có 117 phim được trình chiếu. Ở hạng mục Tranh giải có 14 phim truyện dài, 13 phim ngắn, 5 phim tài liệu và 5 phim hoạt hình. Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn Victor Vũ) và Đam mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn) là hai đại diện của nước chủ nhà sẽ tranh tài cùng 12 phim đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
79 bộ phim nước ngoài và Việt Nam được trình chiếu tại LHP lần này có nhiều tác phẩm đặc sắc như We Need to Talk About Kevin (Anh), Amour (Pháp – Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2012), A Separation (Iran – Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar 2012), The Iron Lady (Anh), Footnote (Iran), Fly Me to The Moon (Pháp), Silenced (Hàn Quốc) hay Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Thái Lan – Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2010).
Khán giả cũng có dịp được thưởng thức lại nhiều bộ phim điện ảnh kinh điển một thời của Việt Nam như Ai xuôi vạn lý, Hà Nội mùa đông năm 46, Em bé Hà Nội, Đời cát, Vị đắng tình yêu, Chiếc chìa khóa vàng cho tới những phim gần đây như Dành cho tháng Sáu, Scandal, Touch, Saigon Yo, Lời nguyền huyết ngải…
Bà Ngô Phương Lan (giữa) trả lời phỏng vấn báo giới trong buổi họp báo khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai chiều 24/11. |
Trưởng BGK phim truyện điện ảnh năm nay là đạo diễn người Đức – Jan Schuette. Ông từng là thành viên BGK LHP quốc tế Cannes (Pháp) vào năm 2002. Ngoài Jan Schuette, BGK phim truyện của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai còn có Cliff Curtis – diễn viên người New Zealand, Garin Nugroho – đạo diễn người Indonesia, Taraneh Alidoosti – diễn viên người Iran và NSND Như Quỳnh của Việt Nam.
Ông Jan Schuette, đại diện BGK, cho biết: “Tôi rất ủng hộ việc tổ chức LHP quốc tế tại Hà Nội. Đây là một cơ hội rất tốt để khán giả nơi đây có thể xem và tiếp cận nhiều tác phẩm điện ảnh đặc sắc trên thế giới mà hiếm khi những người mê điện ảnh có thể xem được ở rạp Việt Nam. Tôi rất vinh dự khi là thành viên trong BGK và chúng tôi sẽ cố gắng làm việc hết mình để đưa ra những quyết định tốt nhất”.
8 cụm rạp tại Hà Nội sẽ chiếu 117 bộ phim của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai là Megastar Vincom, Megastar Mipec Tower, Lotte Keangnam, rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng, rạp Ngọc Khánh, rạp Đại Đồng (Hà Đông) và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Một số bộ phim đặc sắc của nước ngoài sẽ chiếu trong khuôn khổ LHP. |
Một nét mới của LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai là Trại sáng tác trẻ lần đầu tiên được tổ chức. Bà Hà Thục Vân, đại diện cho đơn vị phụ trách Trại sáng tác, tiết lộ đã có 200 hồ sơ gửi đến. 30 hồ sơ được chọn trong đó có 24 nhà làm phim đến từ Việt Nam và 6 nhà làm phim nước ngoài.
Đạo diễn trẻ Nguyễn Hữu Tuấn (phim Dành cho tháng Sáu), đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (phim Bộ tứ 10A8) hay đạo diễn Nguyễn Thanh Bình (người đầu tiên giành giải Đạo diễn xuất sắc của Làm phim 48h tại Việt Nam) cũng là những học viên của Trại sáng tác lần này. Họ sẽ có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm từ nhiều chuyên gia đến từ Hollywood.
LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai được tổ chức tại thủ đô từ ngày 25 đến 29/11. Đêm khai mạc diễn ra vào tối 25/11 ở Cung Văn Hóa Hữu nghị Việt Xô.
Nguyên Minh
‘A Separation’ - nhiều hơn một cuộc chia ly
Một tác phẩm thành công trên mọi phương diện và được yêu thích ở khắp nơi, từ đất nước sản sinh ra nó (Iran) cho đến những quốc gia như Mỹ và Israel.
A Separation có một cốt truyện tương đối đơn giản. Tất cả xoay quanh cuộc ly dị của đôi vợ chồng Nader và Simin. Tình huống chỉ giản đơn nhưng sự phức tạp trong các mặt của cuộc sống xã hội Iran hiện đại dần được phơi bày trong bộ phim. Chính vì mong muốn đưa lên phim một hiện thực nghệ thuật gần với hiện thực cuộc sống nhất, đạo diễn Agshar Farhadi áp dụng triệt để thủ pháp “hiện thực tài liệu” (documentary realism) như trong các phim tài liệu.
Cách kể chuyện thực tế nhưng không kém phần sâu sắc, với nội dung chi tiết gần như tối giản nhưng sắc bén, hàm súc, bộ phim biến khán giả từ vị trí thụ động trở nên chủ động. Khi xem A Separation, thay vì là những người xem đang được mua vui bằng một tác phẩm hư cấu, dàn dựng đặc biệt để phục vụ mục đích giải trí, khán giả trở thành một phần của câu chuyện. Họ sẽ cảm thấy mình giống những người hàng xóm, những người quen nhưng không thân thiết của gia đình Nader và Simin, đang đứng theo dõi, quan sát câu chuyện xảy ra với vợ chồng họ.
Bộ phim không đưa ra bất cứ câu trả lời nào cho những mâu thuẫn được đặt ra. Không có gì hoàn toàn đúng, không có gì tuyệt đối sai. Các nhân vật trong A Separation và khán giả của phim, cũng như trong thực tế đời sống, mỗi người phải tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.
A Separation vượt qua khuôn khổ một bức tranh về sự rạn nứt giữa các thành viên của một gia đình. Phim còn là một bài nghị luận về chế độ thần quyền, về luật lệ và quyền lực trong gia đình, về sự phân biệt giới tính và tầng lớp xã hội. Nader và Simin là những con người hiện đại trong xã hội Iran hiện đại. Sau 14 năm chung sống dưới một mái nhà với cô con gái 11 tuổi thông minh và rất nhạy cảm Termeh, họ muốn ly dị.
Cả hai người đều có việc làm ổn định và rất chăm lo cho tương lai của Termeh. Tuy nhiên, Simin muốn rời khỏi Iran để tới một quốc gia cởi mở hơn, nơi phụ nữ có nhiều quyền lợi và cơ hội hơn. Trái lại, Nader không muốn ra đi và bỏ mặc người cha với căn bệnh Alzheimer. Không có phương án giải quyết cho tình cảnh éo le của họ, Nader và Simin quyết định ly hôn.
Khi Nader, Simin ly thân và người vợ bỏ về sống cùng bố mẹ ruột, cuộc sống của người chồng gần như bị đảo lộn vì trong căn nhà không còn bàn tay phụ nữ nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, chăm sóc người cha ốm liệt giường. Nader nhận ra rằng anh không thể có một người vợ vừa là người phụ nữ hiện đại, có sự nghiệp thành đạt và muốn đi theo con đường riêng của mình, vừa là người phụ nữ truyền thống, đảm đang và phục tùng.
Để tạm thời ổn định cuộc sống, họ quyết định thuê Razieh, người phụ nữ có gia cảnh khó khăn, làm người giúp việc để thay thế vai trò Simin để lại. Đây là một công việc vất vả. Razieh mất 90 phút mỗi ngày mới tới được nhà Nader, cô phải chăm sóc một người không có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi, mặc dù không được đào tạo về chuyên môn. Bản thân cô có một con nhỏ và ngày nào cũng phải đưa cô bé đi theo vì không ai chăm sóc. Thế nhưng, Nader một mực không đồng ý khi Razieh bày tỏ ý muốn được tăng lương. Suy nghĩ có phần hẹp hòi của anh đã vô tình đưa hai gia đình đến một cuộc đối đầu đầy cay đắng và giận dữ.
Cách hành xử của Nader đã biến một mâu thuẫn tưởng chừng như vô hại và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày trở thành trận chiến trong phòng xử án. Hậu quả mà anh không thể lường trước được là cùng với anh, các nhân vật trong phim bỗng thấy mình mắc kẹt trong một tình huống rất phức tạp và trong hành trình đi tìm sự thật, mỗi cá nhân đều quyết liệt theo đuổi một phiên bản riêng của sự thật.
Chính cái nhìn phiến diện và thiếu sót của con người đã khiến mâu thuẫn vốn dĩ khá tủn mủn giữa hai gia đình càng lúc càng thêm phức tạp, rối rắm, không rõ trắng đen. Khi sự thật ngày càng mờ đi, ít rõ ràng hơn thì bản thân những nhân vật trong phim cũng trở nên mệt mỏi và phát điên với những tranh cãi bất tận, xung đột và hoà giải, sự thật và dối trá, lương tâm và trách nhiệm đan xen vào nhau và tạo thành thực tế cuộc sống. Dần dần cùng với sự tiến triển của mạch phim, người xem nhận ra rằng những cáo buộc giận dữ trong trận chiến vì “tất cả hoặc không gì cả” chỉ đẩy hai gia đình lún sâu vào bờ vực tan nát.
Tiêu đề của bộ phim đề cập trực tiếp đến cuộc ly hôn của Nader và Simin. Tuy nhiên, sự leo thang căng thẳng giữa các nhân vật đồng thời ngụ ý một sự cách biệt trong tất cả mối quan hệ của con người với nhau: giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa các gia đình với nhau, giữa nam giới và nữ giới, giữa người giàu và người nghèo. Tất cả bọn họ đều cho mình là nạn nhân và ngoan cố bảo vệ lý lẽ của mình. Cảm thấy bị người khác làm hại và tổn thương, họ đấu tranh chống lại nhau. Kết quả là tất cả đều trở nên xa lạ, ghẻ lạnh.
A Separation khám phá sự phức tạp của bối cảnh chính trị, tôn giáo, xã hội của đất nước Iran hiện đại. Xung đột giữa hai gia đình chính là cuộc đụng độ giữa các tầng lớp và ý thức hệ của họ. Một bên là những người khá giả thành thị, có tư tưởng tự do và hướng ngoại. Bên kia là tầng lớp lao động nghèo khó, sùng đạo. Razieh là một người phụ nữ nghèo và sùng đạo. Tất cả những yếu tố đó đều trở thành gánh nặng và khiến cô bị đàn áp.
Cô không được tham gia vào cuộc vui của gia đình Nader và Simin trong một cảnh phim mà gia đình và bạn bè cùng nhau chơi bóng bàn, bởi cô chỉ là người giúp việc. Cô không được tiếp đón như một vị khách như cô gia sư của Termeh, cho dù trách nhiệm mà cô gánh vác giúp đỡ gia đình họ cũng rất quan trọng. Cô thường xuyên bị người chồng nóng nảy đe dọa, chèn ép.
Do đó, bộ phim không chỉ nêu lên sự chia rẽ giữa con người với nhau, mà còn hướng đến sự phân ly tư tưởng mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh văn hóa. Trong thời điểm khó khăn của chuyển giao chính trị và văn hoá, của sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, tất cả động cơ và hành động của mỗi cá nhân không chỉ có ý nghĩa với cuộc đời họ, mà còn phản ánh được hiện thực cuộc sống trong một quốc gia.
Từ tai nạn nhỏ dần dần trở nên vô cùng căng thẳng và bất ngờ, bộ phim dựa vào bước ngoặt đó để đề cập đến một chủ đề mang tính chất phổ quát hơn - cái nhìn méo mó về cuộc sống và bản chất không hoàn hảo của con người. Các nhà làm phim Iran đã đưa ra một sự đánh giá sâu sắc về hành vi của con người, điều mà bất cứ nền văn hoá nào cũng có thể tìm thấy điểm chung. Thành công mấu chốt nằm ở chỗ bộ phim không chỉ nêu ra những vấn đề, mâu thuẫn trong đời sống xã hội, kinh tế, tâm linh đặc thù của Iran.
A Separation chứa đựng rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc mà người xem dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm. Điều này vốn không dễ dàng gì đối với các nhà làm phim nước ngoài khi giới thiệu tác phẩm của mình đến với Hollywood, bởi nơi đây luôn có xu hướng tô hồng, lãng mạn hoá bất cứ yếu tố “khác và lạ” nào đến từ những nền văn hoá khác.
Cảnh quay mở đầu của "A Separation". Ảnh: Sony. |
Bộ phim không đưa ra bất cứ câu trả lời nào cho những mâu thuẫn được đặt ra. Không có gì hoàn toàn đúng, không có gì tuyệt đối sai. Các nhân vật trong A Separation và khán giả của phim, cũng như trong thực tế đời sống, mỗi người phải tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.
A Separation vượt qua khuôn khổ một bức tranh về sự rạn nứt giữa các thành viên của một gia đình. Phim còn là một bài nghị luận về chế độ thần quyền, về luật lệ và quyền lực trong gia đình, về sự phân biệt giới tính và tầng lớp xã hội. Nader và Simin là những con người hiện đại trong xã hội Iran hiện đại. Sau 14 năm chung sống dưới một mái nhà với cô con gái 11 tuổi thông minh và rất nhạy cảm Termeh, họ muốn ly dị.
Cả hai người đều có việc làm ổn định và rất chăm lo cho tương lai của Termeh. Tuy nhiên, Simin muốn rời khỏi Iran để tới một quốc gia cởi mở hơn, nơi phụ nữ có nhiều quyền lợi và cơ hội hơn. Trái lại, Nader không muốn ra đi và bỏ mặc người cha với căn bệnh Alzheimer. Không có phương án giải quyết cho tình cảnh éo le của họ, Nader và Simin quyết định ly hôn.
Một cảnh đầy tâm trạng trong phim. |
Để tạm thời ổn định cuộc sống, họ quyết định thuê Razieh, người phụ nữ có gia cảnh khó khăn, làm người giúp việc để thay thế vai trò Simin để lại. Đây là một công việc vất vả. Razieh mất 90 phút mỗi ngày mới tới được nhà Nader, cô phải chăm sóc một người không có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi, mặc dù không được đào tạo về chuyên môn. Bản thân cô có một con nhỏ và ngày nào cũng phải đưa cô bé đi theo vì không ai chăm sóc. Thế nhưng, Nader một mực không đồng ý khi Razieh bày tỏ ý muốn được tăng lương. Suy nghĩ có phần hẹp hòi của anh đã vô tình đưa hai gia đình đến một cuộc đối đầu đầy cay đắng và giận dữ.
Cách hành xử của Nader đã biến một mâu thuẫn tưởng chừng như vô hại và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày trở thành trận chiến trong phòng xử án. Hậu quả mà anh không thể lường trước được là cùng với anh, các nhân vật trong phim bỗng thấy mình mắc kẹt trong một tình huống rất phức tạp và trong hành trình đi tìm sự thật, mỗi cá nhân đều quyết liệt theo đuổi một phiên bản riêng của sự thật.
Chính cái nhìn phiến diện và thiếu sót của con người đã khiến mâu thuẫn vốn dĩ khá tủn mủn giữa hai gia đình càng lúc càng thêm phức tạp, rối rắm, không rõ trắng đen. Khi sự thật ngày càng mờ đi, ít rõ ràng hơn thì bản thân những nhân vật trong phim cũng trở nên mệt mỏi và phát điên với những tranh cãi bất tận, xung đột và hoà giải, sự thật và dối trá, lương tâm và trách nhiệm đan xen vào nhau và tạo thành thực tế cuộc sống. Dần dần cùng với sự tiến triển của mạch phim, người xem nhận ra rằng những cáo buộc giận dữ trong trận chiến vì “tất cả hoặc không gì cả” chỉ đẩy hai gia đình lún sâu vào bờ vực tan nát.
Mẹ con người giúp việc Razieh. |
A Separation khám phá sự phức tạp của bối cảnh chính trị, tôn giáo, xã hội của đất nước Iran hiện đại. Xung đột giữa hai gia đình chính là cuộc đụng độ giữa các tầng lớp và ý thức hệ của họ. Một bên là những người khá giả thành thị, có tư tưởng tự do và hướng ngoại. Bên kia là tầng lớp lao động nghèo khó, sùng đạo. Razieh là một người phụ nữ nghèo và sùng đạo. Tất cả những yếu tố đó đều trở thành gánh nặng và khiến cô bị đàn áp.
Cô không được tham gia vào cuộc vui của gia đình Nader và Simin trong một cảnh phim mà gia đình và bạn bè cùng nhau chơi bóng bàn, bởi cô chỉ là người giúp việc. Cô không được tiếp đón như một vị khách như cô gia sư của Termeh, cho dù trách nhiệm mà cô gánh vác giúp đỡ gia đình họ cũng rất quan trọng. Cô thường xuyên bị người chồng nóng nảy đe dọa, chèn ép.
Do đó, bộ phim không chỉ nêu lên sự chia rẽ giữa con người với nhau, mà còn hướng đến sự phân ly tư tưởng mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh văn hóa. Trong thời điểm khó khăn của chuyển giao chính trị và văn hoá, của sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, tất cả động cơ và hành động của mỗi cá nhân không chỉ có ý nghĩa với cuộc đời họ, mà còn phản ánh được hiện thực cuộc sống trong một quốc gia.
Từ tai nạn nhỏ dần dần trở nên vô cùng căng thẳng và bất ngờ, bộ phim dựa vào bước ngoặt đó để đề cập đến một chủ đề mang tính chất phổ quát hơn - cái nhìn méo mó về cuộc sống và bản chất không hoàn hảo của con người. Các nhà làm phim Iran đã đưa ra một sự đánh giá sâu sắc về hành vi của con người, điều mà bất cứ nền văn hoá nào cũng có thể tìm thấy điểm chung. Thành công mấu chốt nằm ở chỗ bộ phim không chỉ nêu ra những vấn đề, mâu thuẫn trong đời sống xã hội, kinh tế, tâm linh đặc thù của Iran.
A Separation chứa đựng rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc mà người xem dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể thấu hiểu và đồng cảm. Điều này vốn không dễ dàng gì đối với các nhà làm phim nước ngoài khi giới thiệu tác phẩm của mình đến với Hollywood, bởi nơi đây luôn có xu hướng tô hồng, lãng mạn hoá bất cứ yếu tố “khác và lạ” nào đến từ những nền văn hoá khác.
* Hình ảnh trong phim |
* Trailer phim "A Separation" |
A Separation là phim điện ảnh thứ năm của đạo diễn người Iran - Asghar Farhadi. Phim đã giành được gần 60 giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới, trong đó có tượng vàng Oscar dành cho "Phim nước ngoài xuất sắc" hồi tháng 2 năm nay. Tác phẩm này được coi là một kiệt tác của điện ảnh Iran nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. A Separation sẽ được chiếu tại Việt Nam trong dịp Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ hai từ ngày 25/11 đến 29/11. |
Châu Trần
Phim của Lê Hoàng chiếu mở màn LHP quốc tế
‘Cát nóng’, tác phẩm điện ảnh mới nhất của đạo diễn ‘Gái nhảy’, được chọn làm phim chiếu đêm khai mạc LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai cuối tháng này.
Chiều 15/11, trong buổi chiếu phim cuối cùng dành cho báo chí trước thềm LHP, Ban tổ chức công bố Cát nóng của Lê Hoàng sẽ chiếu mở màn tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai diễn ra từ 25/11 đến 29/11. Đây là phim điện ảnh mới nhất của đạo diễn Gái nhảy kể từ sau Tối nay 8 giờ vào cuối năm ngoái.
Có sự tham gia của các diễn viên chính là Nhã Phương, Quách Ngọc Ngoan, Kim Tuyến; Cát nóng lấy bối cảnh tại một vùng biển miền Trung Việt Nam. Ở đây có một khu resort do nhân vật Tuyết làm Chủ tịch hội đồng quản trị và Nam làm giám đốc kinh doanh.
Cả hai muốn xây dựng một bến tàu nhằm hiện đại hóa khu resort. Để có được địa điểm, Tuyết và Nam cần có sự đồng ý của một cô gái trẻ tên Cát – chủ của khu đất hoang. Cát hồn nhiên, không màng đến tiền bạc hay bất cứ điều gì trừ mấy con dông - một loại bò sát chuyên sống trên cát biển của vùng này.
Cuộc đấu tranh giữa khu resort và Cát thực chất là cuộc đấu tranh giữa con người và con dông. Một bên biểu hiện cho sự hiện đại văn minh, còn một bên đại diện cho hoang sơ toàn vẹn của môi trường… Cát nóng do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Cục điện ảnh đầu tư sản xuất với kịch bản của Phạm Thùy Nhân.
Cát nóng chiếu mở màn LHP nhưng sẽ không tranh giải ở bất kỳ hạng mục nào. Hai đại diện của Việt Nam so tài với các phim quốc tế trên “sân nhà” là Đam mê (đạo diễn: Phi Tiến Sơn) và Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn: Victor Vũ).
Trong buổi chiếu phim cuối cùng, Ban tổ chức LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai cũng công bố danh sách các phim tài liệu, phim truyện ngắn và phim hoạt hình tham dự. Chuyện làng Then, Đằng sau sự sống, Gió chướng lại về, Gửi Trương Lương, 246, Bò vàng và Khoảng trời là những đại diện của chủ nhà Việt Nam ở ba hạng mục này.
LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai quy tụ 101 phim dài và 25 phim ngắn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cơ hội được thưởng thức những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam ngày trước như Ai xuôi vạn lý, Vị đắng tình yêu, Em bé Hà Nội…, khán giả thủ đô còn có dịp được xem những phim mới trong thời gian gần đây như Touch, Scandal, Dành cho tháng Sáu, Ngọc viễn đông…
Lê Hoàng tái xuất điện ảnh bằng một bộ phim chiếu LHP quốc tế. Ảnh: st. |
Cả hai muốn xây dựng một bến tàu nhằm hiện đại hóa khu resort. Để có được địa điểm, Tuyết và Nam cần có sự đồng ý của một cô gái trẻ tên Cát – chủ của khu đất hoang. Cát hồn nhiên, không màng đến tiền bạc hay bất cứ điều gì trừ mấy con dông - một loại bò sát chuyên sống trên cát biển của vùng này.
|
Quách Ngọc Ngoan và Kim Tuyến trong một cảnh phim "Cát nóng". |
Cát nóng chiếu mở màn LHP nhưng sẽ không tranh giải ở bất kỳ hạng mục nào. Hai đại diện của Việt Nam so tài với các phim quốc tế trên “sân nhà” là Đam mê (đạo diễn: Phi Tiến Sơn) và Thiên mệnh anh hùng (đạo diễn: Victor Vũ).
LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai sẽ chiếu nhiều bộ phim đặc sắc. Trong ảnh là "Night of Silence" - bộ phim của điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ giành giải Gấu Pha Lê tại LHP Berlin hồi đầu năm và giải "Phim châu Á hay nhất" tại LHP Tokyo năm nay. |
LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai quy tụ 101 phim dài và 25 phim ngắn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cơ hội được thưởng thức những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam ngày trước như Ai xuôi vạn lý, Vị đắng tình yêu, Em bé Hà Nội…, khán giả thủ đô còn có dịp được xem những phim mới trong thời gian gần đây như Touch, Scandal, Dành cho tháng Sáu, Ngọc viễn đông…
Nguyên Minh
Sao Hàn bật cười khi nói về cảnh 'giường chiếu'
Hai diễn viên Lee Sun-gyu và Kim Min-hee cười khúc khích khi được báo giới Việt Nam hỏi về cảnh nóng trong phim 'Helpless'.
Sáng 26/11, hơn 10 đoàn phim có tác phẩm tranh giải tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai có cuộc gặp mặt với báo giới. Đoàn phim "Helpless" gây chú ý với sự xuất hiện của hai ngôi sao Kim Min-hee và Lee Sun-gyun. Đạo diễn Byun Young-joo mặc áo trắng. |
Kim Min-hee được nhiều khán giả Việt Nam biết đến qua hai phim truyền hình "Thưở thơ ngây" và "Chị dâu 19 tuổi" hay phim điện ảnh "Bất ngờ". |
Vai diễn của Lee Sun-gyun được nhiều khán giả Việt Nam nhớ đến nhất là trong phim truyền hình "Tiệm Cafe hoàng tử". |
Hai ngôi sao xứ kim chi bật cười khi được hỏi về cảnh nóng trong phim "Helpless" tranh giải ở LHP quốc tế Hà Nội. Lee Sun-gyun tiết lộ cảnh này không khoe nhiều da thịt lắm nên anh chỉ coi đó như một khoảnh khắc vui đùa của cặp tình nhân trên giường. |
Đạo diễn Kang Je-kyu nổi tiếng với các phim chiến tranh như "Shiri", "Cờ bay phấp phới". Ông mang tới LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai bộ phim mới nhất của mình có tên "My Way". Kang Je-kyu tâm sự muốn thực hiện một bộ phim về chiến tranh Việt Nam trong tương lai. |
Midu đại diện cho đoàn phim "Thiên mệnh anh hùng" - một trong hai đại diện của nước chủ nhà tranh giải - phát biểu trước báo giới. |
Người đẹp bật cười khi nhớ lại những kỷ niệm khi quay bộ phim kiếm hiệp kỳ tình của đạo diễn Victor Vũ. |
Đạo diễn Victor Vũ cảm thấy rất vui khi "Thiên mệnh anh hùng" được khán giả đón nhận trong dịp Tết nguyên đán 2012 và tiếp tục được đón nhận nồng nhiệt ở LHP quốc tế. |
Đoàn phim "Đam mê" - đại diện thứ hai của nước chủ nhà - có diễn viên Hứa Vĩ Văn, Kim Khánh, Trúc Diễm, đạo diễn Phi Tiến Sơn và Kim Hiền - tới giao lưu. |
Vai Nhã Lâm trong "Đam mê" đánh dấu sự trở lại với điện ảnh của Trúc Diễm từ sau "thảm họa" mang tên "Nhật ký Bạch Tuyết" hồi Tết năm 2010. Trong khi đó, Kim Hiền tham gia cả hai bộ phim của chủ nhà Việt Nam tranh giải lần này. |
Đại diện đoàn phim "Diva" gồm có đạo diễn Heiward Mak (trái) và nữ diễn viên Tiễn Sắc Lệ xuất hiện cuối cùng trong buổi họp báo. |
Tiễn Sắc Lệ tham gia một vai trong bộ phim về đề tài giới trẻ và tình dục nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong được nhiều cư dân mạng Việt Nam biết tới - "Lan Quế Phường" (phần một). Tuy nhiên, vai của cô không có cảnh nóng như các diễn viên khác tham gia bộ phim. |
Người đẹp Hong Kong sinh năm 1982 thu hút sự chú ý của báo giới bởi vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính đặc trưng châu Á. Cô là một ngôi sao thần tượng khá nổi tiếng ở xứ Cảng Thơm. Tên tiếng Anh của Tiễn Sắc Lệ là Bonnie Xian. |
Nhan sắc người đẹp Tiễn Sắc Lệ của Hong Kong
"Diva" là bộ phim khai thác đề tài xã hội thông qua câu chuyện về ước mơ nổi tiếng của giới trẻ. |
Tiễn Sắc Lệ đóng một vai bên cạnh các diễn viên Dung Tổ Nhi, Hồ Ca. |
Ngoài "Lan Quế Phường", Tiễn Sắc Lệ còn góp mặt vào nhiều bộ phim khác như: "Ánh sáng và tình yêu", "Âm mưu và cuộc sống", "Phong thần bảng", "Thanh thiên nha môn 2", "Tranh bá truyền kỳ"... |
Đạo diễn Heiward Mak nói về thông điệp của phim "Diva". |
Ảnh: Hoàng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét