Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Rùng rợn "chuột bao tử

Rùng rợn "chuột bao tử" hơn Viagra... mê mẩn đại gia Việt

Nếu chuột thường có giá 70-100 đồng/kg thì chuột bao tử đắt gấp cả chục lần. Chỉ những người "thừa tiền" mới thưởng thức thứ "cao lương mỹ vị" gớm ghiếc này.


Thời gian gần đây, chuột bao tử, hay bào thai chuột rộ lên như một cái mốt dành cho các đại gia vì những lời đồn đại rằng chúng là món ăn đại bổ.

Chuột bao từ cũng có nhiều dạng, từ những bào thai còn chưa rõ hình hài...

... còn nguyên bọc ối ở ngoài.

Cho đến những chúa chuột vừa sinh đỏ hỏn.

Chuột bao tử có thể chế biến nhiều cách, thông dụng nhất ở Việt Nam là nhúng lẩu và ăn khi còn tái.

Nếu muốn thử cảm giác lạ thì có thể làm sa lát chuột.

Cơm rang chuột.

Thậm chí là sandwich chuột.

Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là rượu ngâm chuột bao tử.

Đó là những chai rượu gạo nhét đấy bào thai chuột, ngâm trong nhiều tháng mới đem ra uống.

Thứ rượu này được đồn đại có tác dụng "tăng cường sức mạnh" đàn ông tốt hơn Viagra.

Nếu chuột thường có giá tầm 70 - 100 đồng/kg thì chuột bao tử đắt gấp cả chục lần vì rất hiếm.

Vì vậy, chỉ những người "thừa tiền" mới thưởng thức thứ "cao lương mỹ vị" gớm ghiếc này.

Trớ trêu thay, theo các nhà khoa học, chuột bao tử chẳng những không bổ béo gì, mà còn chứa đủ các loại mầm bệnh khác nhau.

Chẳng có gì khó hiểu, khi chuột nổi tiếng là con vật trung gian truyền bệnh các bệnh như như sốt xuất huyết với hội chứng thận, dịch hạch, bệnh vàng da xuất huyết do Leptospira, sốt xuất huyết với hội chứng thận do Hantavirus...

"Xác chết sống dậy" náo động vùng quê

Sau hơn 7 giờ, thi thể của cụ bà được người dân phát hiện và ngay lập tức vớt lên. Thân xác cụ bà lúc này đã cứng đờ, mũi không còn hơi thở.

Biết đã "vô phương cứu chữa", hàng xóm xung quanh liền đắp chiếu, thắp hương, rồi tức tốc báo tin dữ cho người thân của cụ bà xấu số. Nào ngờ đâu khi pháp y đang tiến hành khám nghiệm thì … "tử thi" đột nhiên sống dậy.
Cụ bà chết đuối bỗng dưng sống lại, gây náo động vùng quê
Về xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM hỏi thăm "bà Dí trôi sông" thì bất kể già trẻ lớn bé ai cũng tận tường. Bởi bà Dí chính là cụ bà trong câu chuyện "xác chết sống lại" hết sức ly kỳ kia. Để xác tín thông tin, chúng tôi liền tìm đến trụ sở Công an xã Đông Thạnh. Tại đây, trung tá Huỳnh Thanh Thụy, trưởng Công an xã đã khẳng định: "Trường hợp bà Nguyễn Thị Dí, 70 tuổi, ngụ ấp 1 bị chết đuối trôi sông rồi bỗng nhiên sống lại là có thật. Chúng tôi có báo vụ việc lên cơ quan cảnh sát điều tra nhưng vì bà ấy đã tỉnh lại nên không tiến hành lập hồ sơ".
Được sự giúp đỡ tận tình của các công an viên, chúng tôi đã tìm được nhà cụ Dí. Tuy đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng trông cụ vẫn còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn người. Biết chúng tôi sắp hỏi về vụ chết hụt cách đây 3 năm về trước, bà cười hiền rồi "rào trước": "Thật ra lúc đó bà như người chết rồi, đâu có biết gì. Để bà sai cháu đi kêu ông Nhị, ổng là người vớt "xác" bà lên bờ, nên ổng biết hết, để ổng kể cho nghe".
Ông Nhị - Nguyễn Văn Nhị - chính là trưởng ấp 1 và cũng là người bà con của cụ Dí. Một lúc sau, ông Nhị sang nhà. Uống xong ngụm nước, ông Nhị hắng giọng rồi nói: "Chuyện của bà Dí đúng là ngàn năm có một. Tôi còn nhớ như in hôm đó là mùng 7.10 cách đây 3 năm, mới sáng sớm, chưa kịp tỉnh ngủ thì bỗng nhiên người ta đến báo có người chết trôi sông. Tôi liền gọi thêm một vài thanh niên nữa rồi tức tốc chạy xuống. Đứng trên bờ này nhìn qua, chúng tôi đã thấy cái xác nổi dập dềnh trong đám lục bình. Ngay lập tức, chúng tôi quấn dây mây quanh cái xác rồi kéo vào bờ".
Theo lời ông Nhị, khi ông lại gần tháo dây mây cho cái xác ông mới bàng hoàng nhận ra đó là cụ Dí, người dì họ của ông. Tức thì, vài thanh niên vào đỡ ông Nhị đang lặng người vì quá xúc động, số khác liền sơ cứu, hô hấp nhân tạo, xốc nước cho cụ Dí. Nhưng toàn cơ thể cụ vẫn cứng đờ, không chút sinh khí.
Ông Nhị bồi hồi nhớ lại: "Biết đó là bà Dí, thật sự tôi không còn tâm trí nào nữa, bụng bảo dạ, thôi rồi, biết nói sao với con cháu của bà đây. Mình còn đau lòng như thế này huống chi mấy đứa con của bà, chúng nó mà biết chắc không chịu nổi". Tuy bàng hoàng, thảng thốt trước sự ra đi đột ngột của người thân nhưng sau đó ông Nhị liền trấn tĩnh, ông báo cho cơ quan điều tra và gọi người nhà của bà Dí đến. Chị Đỗ Thị Ngọc Vân, con gái đầu của cụ Dí kể tiếp: "Nghe tin báo, em chạy đến liền.
Nhìn thấy mẹ nằm đó em muốn xỉu tại chỗ luôn. Em đòi đưa mẹ về nhà liền, để mẹ nằm đây lạnh, nhưng mà ông Nhị bảo chờ thêm chút xíu nữa để cơ quan điều tra giám định pháp y đã, lỡ đâu mẹ bị ai hại thì sao". Nhưng trong lúc chờ đợi, bỗng nhiên ông Nhị nhìn thấy mắt cụ Dí hấp háy. Không tin vào mắt mình ông Nhị nghĩ chắc mình đau lòng quá nên không còn tỉnh táo.
Nhưng đôi mắt cụ Dí vẫn hấp háy, lúc này đám người hiếu kỳ bu quanh đã bắt đầu xôn xao về hiện tượng lạ. Đúng lúc đó, tay bà Dí vung lên, mọi người hoảng loạn bỏ chạy thục mạng, kể cả con cháu bà Dí cũng không dám lại gần. Mặt ai mặt nấy cắt không còn giọt máu, vài người vừa chạy vừa hét: "Trời ơi, ma, ma!". Ông Nhị kể: "Trẻ con tới coi, có đứa sợ quá tè ra quần, hay khóc thét lên".
Bà Dí ngồi dậy, đưa mắt ngơ ngác nhìn xung quanh khiến đám đông càng sợ hãi, náo động cả một khúc sông. Đúng lúc này, cơ quan điều tra xuống kịp, lực lượng chức năng đã ngay lập tức trấn an bà con và yêu cầu người nhà đưa bà Dí đi bệnh viện cấp cứu. Chị Vân vẫn không thôi xúc động khi nhắc về tai nạn của mẹ, chị nói trong nước mắt: "Đến khi công an xuống, bảo đưa mẹ đi cấp cứu gấp thì em mới dám tin là mẹ còn sống. Em nói thiệt, không có lời nào diễn tả được cảm xúc của em lúc đó. Em mừng đến đỗi quấn quíu hết tay chân".


Bà Nguyễn Thị Dí.
Hết khách ta đến khách Tây cũng hiếu kỳ
Cũng theo lời chị Vân, thì ngay tức tốc cụ Dí được đưa đến Bệnh viện Hóc Môn. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán cụ hoàn toàn tỉnh táo, khỏe mạnh. Nhưng vì quá lo sợ, người nhà tiếp tục đưa cụ Dí vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Trong 2 ngày nằm viện, khi đưa thuốc cho cụ Dí, cụ đều lắc đầu không uống, rồi nói: "Tôi đâu có bệnh gì đâu mà phải nằm viện với uống thuốc". Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã tiến hành tất cả các xét nghiệm, cũng không thể nào tìm ra được nguyên nhân vì sao cụ Dí "chết đi sống lại".
Cho đến bây giờ, cụ Dí vẫn không tài nào nhớ được khoảng thời gian mình trôi theo dòng nước. Theo lời cụ Dí, thì cụ chỉ nhớ loáng thoáng là trong đêm ấy cụ có mơ thấy một người đàn ông. Cụ ngỡ đó là người chồng của mình đã khuất cách đây hơn 30 năm, nên cứ thế đi theo. Cụ đi theo người đàn ông trong mơ đến một khúc sông rồi không còn nhớ gì nữa, cho đến khi tỉnh lại giữa đám đông đang kêu khóc.
Bà Nguyễn Thị Đừng, chị gái cụ Dí kể lại: "Hôm đó cả nhà không biết nó đi từ lúc nào nữa. Tôi thường dậy rất sớm, vậy mà lúc thức giấc đã không thấy nó đâu. Cứ tưởng nó đi hái rau, hay tập thể dục lòng vòng, bởi em tôi cũng chẳng bao giờ đi đâu xa nhà, cứ quẩn quanh mấy nhà lân cận thôi". Theo lời bà Nguyễn Thị Đừng, thì hôm ấy bà dậy từ lúc 4 giờ sáng đã không thấy cụ Dí. Vậy tính từ thời điểm đó đến lúc cụ Dí "sống lại" thì cụ đã chìm nổi trong dòng nước gần 5 tiếng đồng hồ.
Từ lúc cụ Dí trở về, nhà cụ không lúc nào ngớt khách đến hỏi thăm. Bà Đừng cười nói: "Thăm thì ít thôi, chủ yếu là người ta tò mò. Có vài người mới tới còn hỏi thẳng "xác chết sống lại đâu rồi?". Còn có mấy đứa nhỏ tới lạy bái lung tung xin quẻ, xin số. Mấy người đó gia đình tôi bảo về đi, không có mê tín dị đoan gì ở đây cả!".
Cụ Dí tiếp lời: "Có người còn lạy bà rồi khóc lóc năn nỉ bà cho số để đi đánh đề. Bà nói, tao mà biết số , tao cho con cháu tao để nó trúng số, nó có tiền nuôi tao ở đó mà tới lượt mày. Vậy mà họ vẫn không tin đó cháu". Theo lời cụ Đừng, không những hàng xóm láng giềng mà có những đoàn khách từ Tây Ninh, Hậu Giang cũng ghé tới … "thăm nhà". Lắm khi còn có vài đoàn khách Tây sang Việt Nam du lịch, rồi ghé lại nhà cụ Dí để được nhìn thấy "xác chết sống lại".
Tuy sự việc đã xảy ra cách đây 3 năm, nhưng người thân của cụ Dí vẫn nơm nớp lo sợ. Chị Vân tâm sự, bởi nghe nói người chết sống lại sẽ không ở được với gia đình lâu mà sẽ "đi sớm" nên chị rất lo lắng. Mấy đứa con của cụ Dí ban đêm phải khóa kín tất cả các cửa, kể cả cửa sổ rồi giấu chìa khóa, để đề phòng trường hợp trong cơn mê, cụ lại ra ngoài rồi xảy ra tai nạn.
Cụ Dí hiện vẫn khỏe mạnh, làm việc, ngơi nghỉ bình thường. Nhưng chị Vân cho biết: "Tuy mẹ vậy, nhưng mà không hiểu sao mẹ hay bị ngất, cứ bất động như thế một hai tiếng đồng hồ rồi tỉnh dậy mà không nhớ được gì. Tôi lo lắng lắm, chỉ cầu mong mẹ sống khỏe với chúng tôi càng lâu càng tốt. Có thể việc mẹ "chết đi sống lại" đã khuấy động cuộc sống bình yên của gia đình tôi. Nhưng thật sự đối với chúng tôi, việc mẹ sống lại là một nỗi vui mừng mà suốt đời này tôi không thể nào tin rằng mình may mắn đến nhường đó".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét