'Quái vật' Ghost của Hải quân Mỹ
MỜI CÁC BẠN VÀO XEM TRANG QUÂN SỰ CÓ NHIỀU TIN TỨC VŨ KHÍ KÈM HÌNH ẢNH RẤT HAY.
XEM TẠI: http://soha.vn/quan-su.htm
theo Đất Việt | 16/05/2013 19:30
Siêu tàu tàng hình Ghost là tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Mỹ, hiện Ghost đang được Mỹ trang bị những siêu vũ khí và trong giai đoạn thử nghiệm.
Tàu chiến loại mới với tên gọi Ghost (Bóng ma) được công ty đóng tàu Juliet Marine Systems (Mỹ) ở bang New Hampshire giới thiệu hồi đầu năm 2012.
Bề ngoài, Ghost vừa giống trực thăng chiến đấu, vừa giống thuyền buồm và con chó con với đôi tai rủ xuống. Được gắn vào chót của “đôi tai” này là những thiết bị làm vai trò các động cơ.
Nhờ hiện tượng siêu bong bóng (super cavitation) ít được biết đến, giúp giảm nhiều lần ma sát của tàu với mặt nước, Ghost có khả năng trở thành một trong những tàu biển chạy nhanh nhất trong lịch sử.
Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choãi hình chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, vì vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.
Với phương thức tấn công theo kiểu “bày đàn“, và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn.
Vỏ tàu có hình dáng khác thường, làm cho tàu tàng hình trước radar đối phương. Có lẽ chính nhờ tốc độ và độ bộc lộ thấp mà tàu được đặt tên là Ghost.
Ghost có thể mang được pháo và ngư lôi hạng nặng trong đó có các ngư lôi hiện đại Mark 48. Còn các pháo và tên lửa gắn bên ngoài, trên thân có thể đồng thời và độc lập bắn một số mục tiêu trong cùng 1 thời điểm. (Trong ảnh: Khoang điều khiển của tàu)
Thủy thủ đoàn của Ghost chỉ có 3 người cho thấy con tàu được tự động hóa rất cao. Đại diện hãng Juliet Marine Systems cho biết, họ cũng đang nghiên cứu chế tạo các “tàu ngầm không người lái” cao tốc cũng sử dụng hiệu ứng siêu bong bóng.
Challenger 2: 'Quái vật' thách thức mọi đối thủ
Lieut. Sergeyvich - Северного флота России - theo Trí Thức Trẻ | 24/04/2013 12:00
(Soha.vn) - Trong quân đội Hoàng gia Anh hiện đang biên chế loại xe tăng Challenger 2. Đây là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực uy lực nhất hành tinh. Với thiết bị điện tử hiện đại, khả tăng tác chiến ưu việt, nó đã giúp quân đội Hoàng gia Anh có những chiến thắng vang dội trước mọi kẻ thù.
Challenger 2 trên chiến trường Iraq (2003)
Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1986 bởi tập đoàn Vickers Defense Systems và đưa vào sử dụng từ năm 1994, Challenger 2 đã thể hiện rằng nó là một trong những ‘quái vật’ có thể đốn ngã bất cứ kẻ thù nào. Ngoài quân đội Hoàng gia Anh, hiện nay Challenger 2 còn được biên chế trong Quân đội Hoàng gia Oman.
So với người tiền nhiệm là Challenger 1 từng phục vụ trong chiến dịch Vịnh Ba Tư thì Challenger 2 có tới 150 chi tiết cải tiết trong đó có giáp Chobham, pháo L30A1 120mm…
Giáp Chobham
Đây là loại giáp composite được tạo ra từ: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Chính điều này đã giúp cho Challenger 2 có thể nói là vô địch trên hầu hết các chiến trường.
Vật liệu Boron sau khi đã qua tinh luyện
Lớp giáp chắc chắn này có khả năng vô hiệu hóa hầu hết mọi loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng. Hiện nay, chưa có nhiều thông tin được tiết lộ về loại giáp này bởi tới 99% các tài liệu thiết kế, chế tạo được coi là tuyệt mật và là bí mật quốc gia của quốc đảo Sương mù.
Được mệnh danh là 'thần hộ mệnh', giáp Chobham đã giúp Challenger 2 quần thảo khắp các thành phố ở Iraq trong những năm 2003. Ngoài giáp Chobham, Challenger 2 còn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA).
Vũ khí
Challenger 2 được trang bị pháo rãnh nòng xoắn L30A1 120mm. Đây là loại pháo được thiết kế dựa trên L11, từng được coi là pháo tăng chuẩn của NATO trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Pháo L30A1 có thể sử dụng được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như APFSDS L23 (vận tốc đầu đạn 1.53m/s), hay APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp), ngoài ra L30A1 còn có thể sử dụng được loại đạn L34WP Smoke để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương.
Challenger 2 được bố trí thêm một súng máy L94A1 bên dưới pháo chính, đây là loại súng được phát triển và sản xuất bởi Heckler – Konch (hãng sản xuất súng trường tấn công nổi tiếng ở Đức) trụ sở tại Anh sản xuất. Với tốc độ 520 đến 550 viên đạn một phút nó có thể quét sạch một tiểu đội bộ binh nhỏ trong vòng chưa đến 10 giây!
Ngoài ra, Challenger 2 còn được trang bị thêm một L37A2 7.62 mm ngay trên nóc xe, tuy nhiên không có giáp che cho xạ thủ khẩu súng này. L37A2 được biết đến với cái tên FN MAG, được sử dụng rỗng rãi tại 80 quốc gia trên thế giới và được coi như súng máy tiêu chuẩn cho thiết giáp của NATO.
Challenger 2 đang nhả đạn về phía quân địch.
Thiết bị ngắm bắn và tầm nhìn
Tất cả các thiết bị của Challenger 2 đều được số hóa, từ hệ thống lái cho đến hệ thống kiểm soát vũ khí, đặc biệt là bộ xử lý từ tập đoàn Canada Computing Devices (tại Mỹ là General Dynamics). Bộ xử lý này cho phép tối ưu hóa cho xạ thủ trên xe, đồng thời cho phép chỉ huy và pháo thủ có thể quan sát cùng lúc 1 mục tiêu. Điều này là một trong những tính năng mới mà chưa có loại xe tăng nào có được.
Chỉ huy trên xe được trang bị SAGEM VS 580-10 với laser dẫn đường và có khả năng nâng cao và hạ thấp đến 35 độ. Xạ thủ trên xe được trang bị Thermal Observation and Gunnery Sight II (TOGS II), cho phép hiển thị hình ảnh nhiệt, nhờ đó xạ thủ có thể ngắm bắn một cách chính xác.
Động cơ và tầm hoạt động
Động cơ Perkins CV-12 V12 dung tích xi lanh 26l cung cấp cho Challenger 2 tới 1200 mã lực (Hp), giúp nó đạt vận tốc 56 km/h trên đường ngựa và 40km/h trên đường đất. Ngoài ra, thùng nhiên liệu với sức chứa 1.592l, đủ sức cung cấp cho Challenger 2 trong phạm vi chiến đấu 500km.
Cận cảnh động cơ 1200 mã lực của Challenger 2
Các phiên bản Challenger 2
- Challenger 2E: được biết đến như phiên bản xuất khẩu. Challenger 2E trang bị hệ thống điều khiển vũ khí mới, công suất động cơ tăng lên đến 1500 mã lực (Hp)
- CRARRV: phiên bản xe tiếp nhiên liệu và sửa chữa trên chiến trường.
(Theo BBC News Military)
'Quái vật 8 nòng' chống tên lửa Mỹ ở Iran
Theo Infonet | 13/04/2013 09:42
Để đối phó với một cuộc tiến công đường không của Mỹ trong tương lai, Iran đã có những quái vật 8 nòng cực kỳ hầm hố.
Bị phương Tây liệt vào danh sách “trục ma quỷ”, người Iran nhận thức rõ ràng, giới quân sự Mỹ và đồng minh luôn có sẵn kịch bản can thiệp quân sự vào nước này khi có cơ hội. Theo các chiến lệ từng diễn ra với Nam Tư, Iraq, Libya…, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ là “tên lính xung kích” của các cuộc tấn công như vậy.
Vì lẽ đó, người Iran đã vạch ra nhiều phương án đánh trả loại vũ khí này. Một trong những “con bài” mà Iran kỳ vọng là hệ thống pháo phòng không Mesbah-1, được giới thiệu lần đầu vào tháng 5/2010.
Mesbah-1 được xuất hiện trong một buổi lễ duyệt binh ở Tehran.
Thực chất, Mesbah-1 là bản “độ” cực kỳ ấn tượng của pháo phòng không Zu-23-2 do Liên Xô thiết kế từ những năm 1950. Cùng là pháo phòng không tầm thấp cỡ nòng 23mm nhưng nếu như Zu-23-2 chỉ có 2 nòng pháo thì Mesbah-1 có tới 8 nòng, nghĩa là nhiều gấp 4 lần nguyên mẫu.
Không chỉ vậy, theo thông tin từ phía Iran cung cấp, Mesbah-1 có tốc độ bắn lên tới 4.000 phát/phút, nhanh gấp 10 lần so với nguyên mẫu.
Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực của Mesbah-1 cho phép nó tác chiến trong cả điều kiện đêm tối, dựa vào hệ thống trinh sát quang – điện tử do nước này chế tạo. Điều đó có nghĩa là, các khẩu đội Mesbah-1 không ngại đánh nhau vào ban đêm. Một ưu điểm khác của Mesbah-1 là toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm 4 bánh nên rất dễ dàng cơ động.
Nhược điểm của Mesbah-1 hiện nay, có lẽ là hệ thống này chưa từng tham gia thực chiến để đánh giá hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó, việc đưa cả 8 nòng pháo (dù cỡ nòng chỉ là 23mm) cũng khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi đối với tính ổn định của hệ thống vũ khí này. Nhìn từ ngoài vào, không mấy ai hiểu rõ, các kỹ sư Iran đã giải quyết bài toán chống giật cho hệ thống phức tạp này như thế nào?
Nhưng dù thế nào, giới quân sự đều hiểu, trong tác chiến phòng không tầm thấp, không phải độ chính xác mà chính là mật độ đạn mới là yếu tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi. Mật độ đạn càng dày, khả năng bắn hạ mục tiêu càng lớn. Cũng với nguyên lý này, các nhà kỹ thuật quân sự Iran còn sáng chế ra súng phòng không 8 nòng cỡ 12,7mm. Về bản chất, cũng giống với nguyên tắc thiết kế Mesbah-1, các kỹ sư Iran đã sao chép và ghép 8 khẩu 12,7mm thành một bệ súng phòng không độc nhất vô nhị.
Một bệ súng phòng không tầm thấp 8 nòng cỡ 12,7mm.
Không chỉ vậy, khả năng đánh đêm của các khẩu đội Mesbah-1 cũng sẽ khắc chế thói quen lên kế hoạch của các chiến lược gia của Lầu Năm Góc. “Con bài” Mesbah-1 có thể phải khiến “những cái đầu nóng” ở Washington phải tốn thêm thời gian tính toán cho các kế hoạch tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo.
Khả năng chiến đấu bền bỉ của những “con quái vật đen” KV
Theo CAND | 21/04/2013 21:30
Những cỗ xe tăng được ví như những con quái vật đen cứ chầm chậm lao vào quân địch. Không ào ào như vũ bão nhưng bền bỉ, uy lực và dũng mãnh….
'Quái vật đen' trên đường trường
Tướng Đức Reinhardt, Binh đoàn trưởng Binh đoàn xe tăng 41, thuật lại trận đánh bên sông Dubissa diễn ra ngày 23 tháng 6 năm 1941 giữa 80 xe tăng BT và 20 chiếc KV thuộc Sư đoàn thiết giáp Xô viết số 2 với toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 (Đức) trang bị xe tăng PzKpfw IV (tăng hạng trung) và PzKpfw 35t (tăng hạng nhẹ). Giọng nói của ông hào sảng và vang lên đầy dũng khí của một người lính chiến.
Trong thời kỳ đó, được sử dụng những loại vũ khí hiện đại trong các cuộc chiến đấu là một vinh dự của những người lính như ông: Một trăm xe tăng của quân ta, trong đó khoảng một phần ba là PzKpfw IV, chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị chống lại đợt phản công của địch.
Một phần lực lượng ta đối mặt với chính diện của địch, nhưng phần lớn lực lượng bố trí bên sườn đối phương. Họ bắn trúng những con quái vật thép từ cả ba phía, nhưng những cố gắng để tiêu diệt chúng đều không thành công. Ngược lại, chính xe tăng của ta là những người bị hạ. Sau một hồi lâu chiến đấu với đám khổng lồ Xô viết, các đơn vị thiết giáp Đức bắt đầu phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Một chiếc trong số chúng là chiếc xe KV99 tiến gần một xe tăng của ta đang bị mắc kẹt. Không hề chần chừ, con quái vật đen ngòm lăn bánh qua chiếc xe tăng Đức đầy uy lực và dũng mãnh. Với sức mạnh cùng với tinh thần chiến đấu hết sức bền bỉ và kiên cường của mình, chiếc KV99 đã nghiền nát chiếc xe tăng của Đức một cách đáng thương. Tới lúc này, một khẩu đại bác 105mm Đức đã được đưa tới; chỉ huy của nó vừa trông thấy xe tăng địch ngay đấy, đã hạ lệnh nã đạn cấp tập, nhưng với loạt đạn đó cũng không hề gây thiệt hại gì cho địch.
Một chiếc trong số chúng là loại KV tiến lại gần cách khẩu 105mm khoảng 100m, khi nó vừa bắn tiếp một phát đạn và viên đạn đập trúng chiếc xe tăng với toàn bộ sức công phá mạnh nhất. Chiếc xe tăng dừng lại sau khi trúng quầng chớp của phát đạn. “Ta hạ được nó rồi!” đám pháo thủ hét lớn. "Đúng, ta đã hạ được nó!!!", viên đại uý chỉ huy khẩu pháo nói. Nhưng sắc mặt của họ lập tức thay đổi khi một người trong bọn hét lên: "Nó lại chuyển động!!!". Không còn nghi ngờ gì nữa, chiếc xích sắt lấp lóa lăn tới gần khẩu đại bác và nghiền nát nó như một thứ đồ chơi, rồi tiếp tục di chuyển như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra”.
Tất cả những hình ảnh uy nghi oai vệ của chiếc xe tăng này đã khiến không ít kẻ cảm thấy sợ hãi. Mặc dù không lướt như bay trên không trung, không ào ào như vũ bão, chậm chạp nhưng lừng lững một cách chắc chắn và tự tin. Chiếc xe tăng này không chịu khuất phục trước bất cứ một thử thách nào. Nó cứ từ từ tiến vào mục tiêu khiến không một đối thủ nào có thể tin được sức mạnh phi thường của nó.
Những người lái chiếc xe tăng này cũng là những người thực sự bình thản, tự tin và chắc chắn trong từng đường lái của mình y như bản tính của cỗ xe tăng lỳ lợm này vậy.
KV là tên một dòng tăng hạng nặng lấy từ tên của nhà chính trị-quân sự nổi tiếng Kliment Voroshilov. KV phục vụ cho quân đội Liên Xô từ trước Thế chiến II và đây là một trong những loại tăng hạng nặng hiếm thấy ở thời điểm bấy giờ, chúng được đặc biệt tận dụng vào những năm đầu Thế chiến II.
Nhiều đối thủ mới nhìn cỗ xe tăng KV đã tỏ ra nghi ngờ và có phần xem thường sức mạnh của nó, bởi họ cho rằng, sự ì ạch, chậm chạp này sẽ dễ dàng bị bắn hạ. Nhưng sự thực đã khiến nhiều kẻ thù ngạc nhiên đến khiếp sợ. Chậm chạp nhưng lỳ lợm, rắn rỏi xông pha mọi mặt trận đã là một điểm mạnh để có thể thắng được nhiều loại vũ khí có phần hiện đại, nhỏ gọn nhưng không có sự bền bỉ.
Cuộc thử nghiệm thực tế
Loại xe tăng này lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh Phần Lan, đó là một cuộc tổng thử nghiệm loại tăng này. Có hệ thống bảo vệ chắc chắn tuyệt vời và động cơ diezen cực mạnh, trang bị sức bắn phá mạnh với pháo 76,2mm, ba khẩu súng máy: hai khẩu đằng trước và một đằng sau. Chiếc xe tăng đã là “Vua chiến trường” cho đến khi quân Đức “giới thiệu” loại pháo mới 75mm. Bộ khung của xe tăng này còn được dùng cho một số loại xe tăng và pháo tự hành khác. Sau này loại tăng này còn được nâng cấp thành loại cải tiến KV-1s.
Tháng 10/1938, một nhóm đông các sinh viên đến thực tập tại Phòng Thiết kế SKB-2 của Nhà máy xe tăng Ki-rốp-xki. Một kiểu xe tăng mới có hai tháp pháo được thực hiện trong thời gian này là SMK (Xéc-gây Mi-rô-nô-vích Ki-rốp). Các sinh viên trẻ được giao nhiệm vụ thiết kế một kiểu xe tăng mới dựa trên mẫu SMK, nhưng chỉ có một tháp pháo.
Trong quá trình thực hiện công việc, họ đã gặp vô số những khó khăn, như tính ít tin cậy của hệ thống cơ cấu truyền lực hành trình. Trong thời gian này, Bộ Tư lệnh Hồng quân đã đặt mua chiếc S-2a của Cộng hòa Séc và thử nghiệm nó ở bãi thử nghiệm xe tăng Ku-bin-ca.
Một số sinh viên được lệnh đến nghiên cứu những chiếc tăng đó và đã rút ra được vô số kinh nghiệm quan trọng. Không chỉ những người lính đã trực tiếp tham gia chiến trường mới hiểu hết được những công năng mà cỗ xe này mang lại, những sinh viên thực tập sau khi được nghiên cứu và tiếp xúc đã cảm thấy tự tin và yêu quý những cỗ xe này như một thứ quý giá.
Trong tháng 11/1938, kế hoạch sản xuất loại SMK hai tháp pháo đã gần như được quyết định, nhưng tổng công trình sư J.Y. Kô-tin (Giám đốc Phòng Thiết kế SKB) và Giám đốc I.M.Zaltzman của Nhà máy xe tăng Ki-rốp-xki đề xuất một ý tưởng mới: Chế tạo một loại xe tăng mới trên cơ sở chiếc SMK, nhưng chỉ có một tháp pháo duy nhất. Đây là một ý tưởng hay, nhưng dự án chỉ được đi vào thực hiện bằng Lệnh tối mật số 45 của Bộ Dân uỷ Quốc phòng Liên Xô ngày 27/2/1939. Loại xe mới này sẽ được mang tên KV (Kliment Voroshilov).
Thực tế, công việc đã bắt đầu từ ngày 1/2/1939, trước cả khi được chính thức cho phép. Công việc chạy nhanh, ngày 9 tháng 4, một mô hình đã được hoàn thành và ngày 1 tháng 9, chiếc xe tăng đầu tiên đã được chế tạo sẵn sàng để thử nghiệm.
Chiếc KV được thừa hưởng một số chi tiết của SMK: vỏ xe, thiết bị của hệ thống truyền động, các thiết bị quang học… Chiếc xe được trang bị động cơ diezen mạnh V-2. Có hai pháo được lắp trên một tháp pháo duy nhất: một khẩu 76,2mm và một khẩu 45mm. Chỉ có duy nhất một khẩu súng máy ở thân xe phía trước.
Ngày 5/9/1939, chiếc KV được gửi tới Mátxcơva để giới thiệu trước chính phủ vào ngày 25/9. Sau đó, chiếc KV được gửi lại Leningrad ngày 8/10 để tiếp tục được thử nghiệm ở cấp quốc gia. Tuy vậy, lúc này cuộc chiến với Phần Lan bắt đầu, cuộc thử nghiệm bị huỷ bỏ và chiếc xe tăng được gửi ra thử nghiệm ngay trên chiến trường, trong thực tế chiến đấu.
Mặc dù không được thử nghiệm mà đã ra ngay chiến trường nhưng chiếc xe tăng đã hoàn thành được mọi nhiệm vụ của mình. Những khẩu pháo đã phát huy tối đa tác dụng cùng với sự oai hùng của cỗ xe đã khiến cuộc thử nghiệm trên chiến trường thành công ngoài sức mong đợi của nhiều người nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan.
Những chiếc KV, SMK và T-100 phục vụ trong tiểu đoàn xe tăng 91, Lữ đoàn xe tăng hạng nặng 20, nơi những chiếc KV là chủ lực. Chỉ có khác là những chiếc KV này không còn pháo 45mm nữa, thay bằng một đại liên DT TMG 7,62mm lắp đồng trục và một khẩu nữa lắp ở phía sau để chống bộ binh.
Những chiếc KV-1 được chính thức phục vụ trong lực lượng thiết giáp Hồng quân bởi mệnh lệnh số 443 ngày 19/12/1939. Từ trước đó, 5/1940, một kế hoạch sản xuất được đề ra, trong đó sản lượng hằng năm được tăng từ 50 đến 200 đơn vị. Tổng cục xe tăng và cơ giới của Hồng quân vẫn lo lắng chiếc xe tăng chưa qua thử nghiệm quốc gia này trong chiến đấu sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm còn ẩn giấu.
Mặc dù cỗ xe hoạt động tốt nhưng tất cả đều muốn thực hiện lại một cuộc thử nghiệm để rà soát lại tìm ra những chỗ còn sai sót cho dù đó là những lỗi nhỏ nhất. Vì vậy, trong tháng 5 năm 1940, cuộc thử nghiệm lại được tiếp tục tại Ku-bin-ca, gần Leningrad . Sau khi chạy được 2.648km, phát hiện một số vấn đề trong hệ thống truyền động, khung xe và hộp số. Các kỹ sư của SKB đề xuất dừng dự án sản xuất hàng loạt cho đến khi tất cả những nhược điểm đó được khắc phục. Tuy nhiên, trên thực tế thì mệnh lệnh đã ký và dự án sản xuất vẫn được tiếp tục, bất chấp tất cả những vấn đề đó.
Cuối năm 1940, những khẩu pháo L-11 76,2mm được thay thế bằng loại pháo tăng mới, hiện đại hơn cùng cỡ F-32. Kiểu KV-1 này được biết đến với tên gọi KV-1 kiểu 1940. Đồng thời, sê-ri này còn được trang bị động cơ diezen V-2 cải tiến công suất 600 mã lực. Trong mùa xuân năm 1941, để chuẩn bị đối mặt với hiểm hoạ phát-xít, một quyết định mới được đưa ra: những chiếc KV-1 được trang bị thêm những tấm giáp thép xung quanh xe, kiểu mới này được gọi là KV-1e.
Vào lúc bắt đầu cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Hồng quân được trang bị chiếc 639 chiếc KV-1. Trong năm 1941, KV-1 có thể hạ gục bất kỳ xe tăng nào của phát-xít Đức. Đã có rất nhiều chuyện về những chiếc KV-1 đơn độc còn lại ở phía sau quân Đức, tiếp tục chiến đấu trong nhiều ngày gây cho chúng những thiệt hại nặng nề. Chỉ một chiếc KV-1 bên cạnh đường gần Ốt-xtrốp (Vùng Ban-tích) và giam chân cả một quân đoàn xe tăng Đức.
Kết quả của trận chiến: 7 xe tăng Đức, một khẩu pháo chống tăng, trọn một khẩu đội pháo cao xạ 88mm, 4 chiếc bọc thép nửa bánh xích “Hanomag”, 12 xe tải bị tiêu diệt. Xe tăng KV-1 chỉ có thể bị tiêu diệt bởi pháo cao xạ hạng nặng 88mm hoặc lựu pháo 105mm. Tuy lựu pháo 105mm không thể xuyên được vỏ thép của KV nhưng có thể diệt được nó bằng cách bắn đứt xích trước, để “chốt” KV một chỗ trước khi tiêu diệt.
Đáng buồn, trên thực tế, hầu hết KV hùng dũng và uy nghiêm không bị quân thù tiêu diệt mà bị tổ lái bỏ lại trên chiến trường bởi nhiều lý do khách quan mang lại. Những chiếc KV trên chiến trường không được bảo dưỡng thường xuyên nên một số bộ phận bị hỏng hóc và điều quan trọng lại không có phụ tùng thay thế. Chính vì vậy mà nhiều lính lái xe tăng đã nản chí vì không có cách nào để khắc phục, vì vậy mà họ đã phải “bỏ của chạy lấy người”, để lại những cỗ xe như những tảng sắt vô tri vô giác.
Nhiều nhà nghiên cứu đã có nhiều quyết định thay đổi trong thiết kế để những chiếc xe này ngày một hiện đại và phát huy tối đa được công năng cũng như độ bền của chúng. Trong tháng 7/1941, pháo F-32 được thay thế bằng loại mới ZIS-5 76,2mm, một kiểu cải tiến mạnh hơn. Kiểu này tương tự loại F-34 được trang bị trên xe tăng hạng trung T-34-76. Loại KV-1 cải tiến này còn có được thay tháp pháo loại mới, bằng thép đúc thay thế cho loại cũ được hàn bằng thép tấm, dày hơn và bảo vệ tốt hơn.
Mùa thu năm 1941, Nhà máy Khác-cốp phải sơ tán, việc cung cấp động cơ gặp nhiều khó khăn nên phải trang bị cho KV loại động cơ xăng M-17, loại vẫn được dùng để trang bị cho xe tăng T-35.
Trong suốt cuộc chiến tranh, có khoảng 500 chiếc KV tham chiến trong tổng số hơn 22.000 xe tăng của quân đội Liên Xô. Khi KV bắt đầu tham chiến, nó ngay lập tức trở thành loại tăng hạng nặng mạnh nhất thời bấy giờ.
Những ưu điểm của KV bao gồm: lớp giáp cực dày của nó không thể nào bị xuyên thủng trừ khi ở những điểm đen và ở khoảng cách quá gần, hỏa lực mạnh và sự di chuyển êm của xích trên mặt đất. Nhưng dù sao nó cũng có một số nhược điểm quan trọng: hơi khó để lái, hệ truyền động hoạt động không êm, hệ thống công thái học hoạt động yếu và hầu như không có gàu/lồng tháp pháo. Thêm nữa là trọng lượng 45 tấn là quá nặng. Nó hoạt động cũng như tác chiến không được linh động cho lắm, mặc dù hoạt động tối đa công suất của động cơ và còn không thể vượt qua đa số cầu như các loại tăng hạng trung có thể làm được một cách dễ dàng.
KV là loại tăng nặng nhất tính đến thời điểm đó và về sau thì Đức cũng có thiết kế một số loại tăng hạng nặng khác. KV không bao giờ được trang bị hệ thống ống lặn để vượt qua sông bằng phần dưới, thế nên nó phải đi qua các loại cầu có đủ khả năng cho nó đi qua. Một vài cải tiến về sau có cố tìm cách nâng cấp động cơ và thêm giáp nhưng KV vẫn không thể đạt được đến tốc độ của các loại xe tăng hạng trung và càng ngày càng gặp nhiều vấn đề khi di chuyển ở các địa hình khác nhau.
Vượt qua mọi nhược điểm
Được trang bị hỏa lực cực mạnh, nhưng yếu điểm của KV nằm ở hệ thống truyền động, vì vậy sức cơ động của nó cực kỳ chậm chạp. Nắm được những ưu, nhược điểm của KV nên những chiến sĩ quân đội Liên Xô đã sử dụng cực kỳ hiệu quả phương tiện chiến đấu này. Điển hình là trung úy Zinoviy Kolobanov, người đã trở thành huyền thoại trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Vào ngày 14 tháng 8 năm 1941, đội tiên phong của Sư đoàn tăng thiết giáp Panzer số 8 tiếp cận Krasnogvardeysk (Gatchina) gần Leningrad (St Petersburg) và lực lượng Xô viết duy nhất còn lại ở đó chỉ là 5 chiếc KV-1 được cho ẩn náu kỹ lưỡng, được chôn bên dưới bề mặt của một bãi đầm lầy. Trong đó có chiếc KV-1 số hiệu 864 có chỉ huy là trung úy huyền thoại Zinoviy Kolobanov.
Quân Đức tấn công Krasnogvardeysk theo ba hướng. Ở gần Noviy Uchkhoz chỉ có một lối đi duy nhất để vượt qua bãi đầm lầy và chỉ huy của 5 chiếc KV quyết định chọn địa điểm này để ấn nấp và đột kích bất ngờ. Trung úy Kolobanov đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình và các bước đi của quân Đức, ông đã phân công lực lượng của mình chiếm lĩnh các hiểm địa từ đêm hôm trước. Mỗi chiếc KV-1 mang theo gấp đôi cơ số đạn xuyên giáp hạng nặng.
Kolobanov yêu cầu các phân đội không được khai hỏa khi chưa có lệnh và phải đặc biệt lắng nghe kỹ lưỡng, không được manh động. Dù cuộc phục kích đã có kế hoạch được vạch sẵn của cấp trên, nhưng Kolobanov quyết định chiến đấu theo kế hoạch do ông vạch ra, vì vậy ông đã không thông báo cho cả đội theo như kế hoạch định sẵn của cấp trên mà quyết định hành động một mình. Bởi ông cho rằng chỉ cần một chiếc KV-1 khi hành động đúng lúc có thể cho cả đội bên Đức bị tiêu diệt. Ông là người rất tự tin vào tính công phá của cỗ xe ông chỉ huy.
Đội tiên phong phe Đức đi đúng ngay hướng mà lực lượng Liên Xô đã mai phục sẵn một cách kỹ càng, ngay phát đạn đầu tiên chiếc KV của Kolobanov đã hạ gục chiếc tăng chỉ huy đi đầu. Những chiếc còn lại trong đội tiên phong tưởng rằng chiếc dẫn đầu đã bị vấp mìn. Cả đoàn tăng Đức dừng lại quan sát, vô tình biến mình thành con mồi béo bở cho Kolobanov, ngay lập tức chiếc KV-1 do trung úy chỉ huy bắn nát chiếc tăng đi cuối cùng.
Đoàn xe tăng Đức bị hai chiếc xe đang cháy khóa đầu và đuôi loay hoay tìm cách thoát ra khỏi hàng, nhưng xung quanh chúng là đầm lầy, việc thoát ra khỏi ổ phục kích đó vô cùng khó khăn. Ngay khi phát hiện bị bắn lén, quân Đức bắn lung tung vì chúng không phát hiện được hướng bắn của Kolobanov, chiếc KV-1 của ông tiếp tục hạ nốt chiếc xe tăng còn lại, như một xạ thủ bắn tỉa ngắm vào những tấm bia bất động.
Khi quân Đức phát hiện được hướng bắn nhưng họ chỉ có thể quay xe tăng và bắn lung tung về hướng đó trong khi xe tăng của Kolobanov vẫn có thể ngắm bắn chính xác vào kẻ thù và chỉ cần một phát đạn duy nhất. Xe tăng của phe Đức tiếp tục di chuyển ra khỏi đường chính, nhưng chúng lại bị sa lầy xuống vùng đất mềm càng tạo điều kiện cho chiếc tăng của Kolobanov tiêu diệt nhiều hơn.
Tới lúc đó có tổng cộng 22 chiếc xe tăng và thêm 2 khẩu pháo kéo tới bị tiêu diệt bởi chiếc tăng số 864 của Kolobanov. Để ghi công nhiều hơn, Kolobanov ra lệnh cho lực lượng tăng của mình tiêu diệt thêm 21 chiếc xe tăng Đức nữa trong khi chỉ còn có 30 phút nữa là trận đấu kết thúc. Có tổng cộng 43 chiếc xe tăng Đức bị tiêu diệt chỉ bởi 5 chiếc KV-1.
Sau chiến công vang dội đó trung úy Kolobanov được trao tặng Huy chương Lenin, trong khi đó người lái tăng Usov được trao tặng Huy chương Đỏ. Về sau, trong trận chiến mùa đông, trung úy Kolobanov lại một lần nữa ghi công vang dội và được sách báo ca ngợi không ngớt lời. Trận đánh tại Krasnogvardeysk được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng của Liên Xô rất nhiều.
Một đài tưởng niệm đã được xây dựng tại làng Noviy Uchkhoz vào năm 1980 để kỷ niệm về trận đánh huyền thoại này, tại nơi do chiếc KV-1 của Kolobanov đã bị chôn vùi dưới bùn không thể tìm được nên người ta đành phải sử dụng xe tăng hạng IS-2 để thay thế.
Chiến thắng vang dội này một phần là do sự chuẩn bị khéo léo của Kolobanov, một phần là do đa phần số tăng Đức trong trận này là Panzer II (trang bị pháo 20mm) và một vài chiếc Panzer III (trang bị pháo 37mm KwK 36 L/46.5). Pháo chính của tăng Đức không có tầm bắn xa và cũng không có uy lực như pháo 76mm của KV và sự bố trí chật hẹp giữa xích di chuyển cũng làm cho số tăng này kẹt khi di chuyển qua bùn lầy.
Những cỗ xe tăng chiến đấu KV đã thể hiện hết sức công phá của nó mặc dù phải vượt qua rất nhiều những nhược điểm về kỹ thuật, nhưng trên thực tế thì những gì chúng đã làm được thì không ai có thể phủ nhận được sức mạnh, sự lỳ lợm cũng như sức chiến đấu bền bỉ của nó.
Khám phá "quái vật" 3 thân Triton của Anh
Theo ANTĐ | 30/03/2013 18:10
Do có nhiều ưu điểm nổi trội so với tàu 2 thân như: có khả năng tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt… nên nghiên cứu, chế tạo tàu 3 thân đang là xu hướng phát triển của các cường quốc hải quân trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ...
Tàu hộ vệ 3 thân “Hải Vương” (Triton) là sản phẩm của chương trình phát triển tàu tác chiến mặt nước tương lai (FSC) của hải quân Anh để thay thế lớp tàu hộ vệ 22/23 đã già cũ. Triton cũng là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Năm 1998, Triton do công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ (nguyên là trung tâm nghiên cứu và đánh giá quốc phòng – DERA) đầu tư 20 triệu USD để thiết kế kỹ thuật và công ty Vosper Thornycroft phụ trách việc đóng tàu.
Triton là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay
Triton có chiều dài 95m, chiều dài 2 thân bên là 34m; chiều rộng 20m, chiều rộng thân chính 6m, chiều rộng 2 thân bên 1m; mớn nước 3m. Nó có lượng giãn nước 800 tấn, hành trình liên tục trong vòng 20 ngày (tương đương 3000 hải lý); tốc độ bình thường 12 hải lý/h, tốc độ tối đa 20 hải lý/h (tương đương 37km).
Triton sử dụng động cơ diezen - điện để đẩy chân vịt kiểu một trục cố định, liên thông với 2 động cơ đẩy độc lập 2 thân bên tạo nên sự linh hoạt trong thao tác điều khiển và di chuyển của tàu. Biên chế tàu khoảng 30 người, có thể mang theo 1 tàu cao tốc dài 7,3m, xuồng cứu sinh MSA và tàu đệm khí vỏ thép Pacific (RIB).
Nhìn vệt nước phía đuôi tàu có thể nhận thấy, khi chuyển hướng nó vẫn chạy với tốc độ rất cao
Tàu được thiết kê theo kiểu 3 thân, 1 thân chính ở giữa và 2 thân phụ 2 bên. Kết cấu tối ưu của tàu giúp nó tiết giảm diện tích chỉ còn bằng 2/3 các tàu hộ vệ khác, đồng thời giảm lượng giãn nước bằng 1/3 so với các tàu hộ vệ cùng kích cỡ.
Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của nó so với tàu đơn thân truyền thống là làm tăng độ ổn định của tàu; giảm trọng lượng; giảm các đặc trưng tín hiệu phản xạ radar, nâng cao khả năng tàng hình; giảm lực cản gia tốc. Boong thượng của thân chính của tàu có khả năng chuyên chở 1 máy bay trực thăng Lynx Mk-8 của hải quân Anh và cả UAV trinh sát.
Về các thiết bị dẫn đường, thông tin và thiết bị đo đạc thì Triton sử dụng hệ thống số liệu thông minh của radar tự động theo dõi mục tiêu ARPA (Automatic Radar Plotting Aids) bao gồm 2 loại radar định vị tàu thuyền Sperry dải sóng ES của công ty Northrop Grumman (Sperry Marine Bridgemaster-ES Navigational Radar) và radar lưới phẳng X-Band; 2 máy thu tín hiệu LMX400 GPS của công ty thiết bị thăm dò tài nguyên Litton; máy thu Roland-C thuộc hệ thống dẫn đường tầm xa của công ty Fruno; hệ thống hải đồ điện tử và hệ thống tìm kiếm hồi đáp của thuyền trưởng GDS101 của công ty Northrop Grumman. Hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng 3 gói kênh trên 3 băng tần của vệ tinh Ấn Độ Dương gồm: Inmarsat-C, Inmarsat-M và NeraInmarsat-B của công ty Northrop Grumman.
“Hải Vương Triton” sử dụng 2 động cơ điện diezen 2 Paxman 12 VP185 công suất tối đa 2MW cho thân chính và 2 động cơ đẩy cho 2 thân phụ công suất 350KW.
Phần mũi tàu cực nhọn giúp nó giảm bớt lực cản của nước
Về vũ khí trang bị, các bức ảnh chụp trong lần thử nghiệm công khai mới nhất vào cuối năm 2010 không thể quan sát được hệ thống vũ khí, trang bị trên tàu. Nhưng theo tiết lộ của một quan chức quân sự, Triton sẽ loại bỏ hầu hết các loại pháo hạm cỡ nhỏ của tàu hộ vệ lớp 22/23, chỉ sử dụng lại một vài loại tầm cao, tầm xa, đồng thời sử dụng và tăng số lượng các loại tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và ngư lôi chống ngầm thế hệ mới nhất.
Hệ thống vũ khí của tàu hộ vệ lớp 22/23 bao gồm: 4 quả tên lửa chống hạm MM38 Exocet, tầm bắn 42km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 4 ống phóng) tên lửa chống hạm Harpoon, tầm bắn 130km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 6 ống phóng) tên lửa hạm đối không tầm thấp Sea Wolf ; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi Stingray, dẫn đường bằng radar chủ/bị động, tầm bắn 11km/45kn. Ngoài ra tàu còn có 1 loạt các vũ khí, trang bị khác như: 5 loại pháo hạm khác nhau, tên lửa gây nhiễu, tên lửa nhử mồi, mồi nhử ngư lôi và các máy gây nhiễu điện tử...
Ngư lôi MU-90 có thể sẽ được lắp đặt trên Triton
Theo vị quan chức quân sự trên, Triton sẽ được trang bị tên lửa đối hạm phiên bản mới nhất của Pháp MM40 Exocet Block3 có tầm bắn lên tới 180km và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, tầm bắn 130km.
Về tên lửa phòng không, khả năng Sea Wolf sẽ bị lợi bỏ, thay vào đó là hệ thống phòng không sử dụng tên lửa Aster NT (phiên bản nâng cấp của tên lửa Aster Block 1) có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương có tầm bắn 1.000 km. Hiện tại, Aster Block 1 mới chỉ đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của đối phương với tầm bắn 600 km.
Ngư lôi Stingray sẽ bị loại bỏ hết, thay vào đó là ngư lôi MU-90 cũng sử dụng các ống phóng loại 324mm. Loại ngư lôi này có chiều dài 3m, đường kính 324mm, trọng lượng 304kg, độ sâu tác chiến từ 25-1000m. Đặc biệt nó có khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29-50 hải lý/h, tầm bắn phục thuộc vào tốc độ. Với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12km, với vận tốc 29 hải lý/h, tầm bắn đạt tới 25km.
Cụm 3 ống phóng ngư lôi Mu-90, cỡ nòng 324mm
Hiện tại, sau Mỹ chỉ có 1 vài nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển… là có trình độ công nghệ để chế tạo tàu tàng hình 3 thân. Hiện Trung Quốc cũng đang chập chững tìm hiểu công nghệ và mô phỏng lại các kiểu đã có của Anh, Mỹ… nhưng 2 nguyên mẫu thử nghiệm của họ là Bắc Cứu 143 và Đông Cứu 335 còn rất thô sơ, còn xa mới sánh được với “Hải Vương” Triton.
'Mục sở thị' những 'quái vật' đắt giá nhất trong làng xe tăng TG
Theo Infonet | 09/04/2013 19:30
Chiếc xe tăng của Anh được xem là đáng tin cậy nhất thế giới, trong khi Pháp lại có "quái vật" trị giá tới 27,1 triệu USD.
10. T90, Nga - 2,3 triệu USD
T90 là dòng xe tăng chính của quân đội Nga với bộ thu laze cảnh báo, khả năng phát hiện và phá hủy mìn từ tính, gẫy nhiễu hồng ngoại... Ngoài ra, vũ khí của nó là thừa hưởng từ người tiền nhiệm T80 và có khả năng di chuyển 65 km/h với khoảng cách tối đa 650 km.
9. ZTZ-99, Trung Quốc - 2,5 triệu USD
Mẫu xe này được sản xuất tại Trung Quốc và có vận tốc 80 km/h. ZTZ-99 được trang bị súng cỡ 125 và 155mm, vỏ chống tên lửa phá tăng của Nga, đồng thời có cả giáp trên để bảo vệ cho ba người lính lộ ra khỏi xe.
8. Arjun, Ấn Độ - 3,8 triệu USD
Chiếc xe tăng chủ lực của quân đội Ấn Độ này được đặt tên theo một nhân vật trong sử thi dài nhất thế giới Mahabharata. Với khẩu pháo cỡ nòng 120 mm hiện đại, quân đội Ấn Độ tuyên bố Arjun có thể phá hủy bất cứ lớp giáp tăng nào. Ngoài ra, nó cũng được trang bị súng máy 12,7 li. Tuy nặng tới 58,5 tấn, chiếc xe này vẫn dễ dàng đạt tốc độ 70 km/h và có chế độ tự động phát hiện/ngăn chặn lửa cháy bên trong xe.
7. Leopard 2, Đức - 4,5 triệu USD
Chiếc xe này được cả Đức, Canada và Đan Mạch sử dụng. Leopard 2 có khả năng lội qua nước sâu đến 4m nhờ hệ thống "thở" đặc biệt và có thể vượt dốc thẳng đứng 1m. Bên cạnh đó, hệ thống quan sát đêm và tầm nhìn cao cho phép nó tiêu diệt mục tiêu ngay cả trên các địa hình gồ ghề.
6. Merkava, Israel - 5 triệu USD
Merkava trong tiếng Do Thái nghĩa là xe ngựa, thế nên tốc độ của nó khá cao với 64 km/h dù trọng lượng lên tới 65 tấn. Chiếc xe này nổi bật ở khả năng bảo vệ tốt cho 4 thành viên trên xe nhờ cửa loại vỏ sò phía sau, giúp việc lên/xuống xe hay bốc dỡ hàng hóa đều rất an toàn.
5. M1A2 Abrams, Hoa Kỳ - 6,2 triệu USD
M1A2 Abrams được xem là chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới với trọng lượng 62 tấn và tốc độ tối đa 67,7 km trên giờ. Toàn thân của nó được trang bị một lớp vỏ composite đặc biệt và các khu vực lưu trữ đạn riêng, giúp cho các thành viên trên xe được an toàn tuyệt đối.
4. C1 Ariete, Ý - 7,5 triệu USD
C1 Ariete là niềm tự hào của nước Ý khi mang trong mình những trang bị hết sức hiện đại. Theo đó, nó có thể chiến đấu trong bóng tối nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực quang học và kỹ thuật số, nó thậm chí có thể bắn trong khi di chuyển và tốc độ tối đa đạt 70 km mỗi giờ. Đặc biệt, xe tăng này còn sở hữu loại pháo Oto Melara cỡ nòng 120 mm đầy mạnh mẽ cùng súng máy cỡ 7,72 mm và cả súng chống máy bay.
3. FV4034 Challenger II, Vương quốc Anh - 7,9 triệu USD
Chiếc xe tăng của Anh trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003 khi không hề chịu chút tổn thương nào bất chấp tên lửa hạng nặng của đối phương. Do đó, nó được xem là chiếc xe tăng đáng tin cậy nhất thế giới. Nó có thể chịu 14 lượt đạn của súng phóng lựu và 1 từ tên lửa chống tăng. Chiếc xe được điều khiển bởi 4 người và có thể đạt vận tốc 59 km/h.
2. K2 Black Panther, Hàn Quốc - 8,5 triệu USD
K2 Black Panther trang bị pháo chủ lực cỡ nòng 120 mm và súng máy hạng nặng K6 12,7 mm cùng một súng nhỏ hơn cỡ 7,62 mm. Là dòng tăng chủ lực của quân đội Hàn Quốc và cũng xứng đáng với cái tên "báo đen", Black Panther có thể tăng tốc từ 0 đến 32 km mỗi giờ chỉ trong vòng 7 giây. Ngoài ra, vận tốc tối đa của nó đạt 70 km trong phạm vi hoạt động 450 km.
1. AMX-56 Leclerc, Pháp - 27,1 triệu USD
AMX-56 được sử dụng bởi quân đội Pháp và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Chiếc xe này được thiết kế và chế tạo bởi công ty có tên Nexter và được đặt theo tên danh tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque hồi thế chiến 2. Tầm hoạt động của chiếc xe này khá rộng - 550 km với tốc độ tối đa 72 km/h. Bên cạnh đó, AMX-56 được trang bị pháo cỡ nòng 120 mm và hai súng máy 12,7 cùng 7,62 mm.
Những 'quái vật' Mỹ khiến Trung Quốc sợ năm 2030
Theo ĐVO | 06/04/2013 07:56
Năm 2030 sẽ là năm mà TQ không thực sự mong đến nhanh, bởi đây là năm không quân Mỹ sẽ có sự chuyển mình vượt bậc.
Mới đây trên trang quân sự cnr.cn của TQ đã có bài nhận định về diện mạo không quân Mỹ vào năm 2030, thời điểm được cho là quan trọng với sự chuyển mình vượt bậc đối với các loại chiến cơ của nước này.
Báo chí TQ cho biết, chiến thuật mới của Mỹ là hạn chế sự hiện diện của nhiều sân bay quân sự trên thế giới, thay vào đó là những sân bay quân sự quy mô hiện đại có thể phục vụ tốt nhất những chiến cơ có thể bay trong lộ trình dài ít nhất nửa vòng xung quanh trái đất.
Để làm được điều này điểm quan trọng nhất chính là việc có được những loại máy bay có sức mạnh chí ít cũng phải như dòng B-2 của Mỹ bây giờ.
Theo kế hoạch ban đầu Mỹ sẽ triển khai những loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa trên cơ sở dòng B-2 được nâng cấp thêm.
Hiện Northrop Grumman và Lockheed Martin đang là những công ty được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển loại máy bay này.
Kiểu dáng thiết kế máy bay giống dòng máy bay B-2 hay những loại máy bay không người lái như X-47B sẽ trở thành thiết kế chủ yếu cho những dòng máy bay trong tương lai của quân đội Mỹ, và không quân Mỹ sẽ sử dụng nhiều hơn những loại máy bay không người lái cơ lớn để thực hiện những nhiệm vụ ném bom tầm xa và có thể thực hiện tiêu diệt mục tiêu rồi trở lại căn cứ trong ngày.
Một phiên bản thiết kế máy bay siêu thanh được hãng Northrop Grumman đưa ra và dự kiến tới năm 2030 loại máy bay này sẽ chính thức được ra mắt.
Không tỏ ra kém cạnh Lockheed Martin cũng đưa ra đề xuất cho loại máy bay siêu thanh của mình trong một dự án bí mật có bí danh là T., và theo dự báo của truyền thông TQ thì loại máy bay này sẽ xuất hiện vào năm 2032.
Mặc dù mới chỉ ở mức độ dự báo, nhưng rõ ràng những chương trình chế tạo máy bay hiện đại của Mỹ tới năm 2030 đã thực sự khiến Bắc Kinh lo ngại, bởi theo tính toán phải đến năm 2020, TQ mới tạm thay thế những loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ của mình bằng loại chiến cơ chủ lực thế hệ mới sản xuất trong nước, nhưng không quân nước này cũng cần thêm 5 đến 10 năm nữa để kịp thích ứng trong khi đó không quân Mỹ đã ở một trình độ khác.
Sự lo lắng của báo chí TQ là hoàn toàn có cơ sở khi vào thời điểm hiện tại những dòng máy bay “lạ“ và đầy hiệu quả của Mỹ như B-2, F-117, X-47 đang khiến định nghĩa về một chiếc máy bay truyền thống đang trở nên không đúng và ngay tại thời điểm hiện tại, không quân Mỹ cũng đã bỏ xa TQ hàng thập kỷ phát triển.
Và đó cũng là lý do tại sao mỗi khi B-2 của Mỹ xuất hiện trên Thái Bình Dương là một lần Bắc Kinh lại lo ngay ngáy, và đó cũng là điều khiến truyền thông TQ không muốn năm 2030 đến quá nhanh.
11 loại vũ khí siêu 'độc' của Mỹ (I)
Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 27/05/2013 20:00
(Soha.vn) - Mỹ đang sở hữu những loại vũ khí độc đáo như UAV MQ9 Reaper, áo giáp "tàng hình" ADAPTIV, xe bọc thép không người,...
1. Máy bay không người lái (UAV) MQ9 Reaper
Ra mắt từ năm 2001 nhưng MQ9 Reaper chỉ được sử dụng thường xuyên trong những sứ mệnh tình báo và do thám gần đây. Các phi đội UAV đang dần thay thế cho phi đội F-16 của Không quân Mỹ.
MQ9 Reaper là UAV lớn nhất đang được sử dụng trong kho vũ khí Mỹ. Nó có sải cánh dài dài 25m, trong tải khi cất cánh là 3.175 kg, có thể chở lượng thiết bị và vũ khí lên tới 1.360 kg. MQ9 Reaper có thể bay liên tục trong 36 giờ và có thể hoạt động ở độ cao gần 16.000 m.
UAV lớn nhất của quân đội Mỹ có thể đọc được biển đăng ký xe ở khoảng cách hơn 3km. Với khả năng mang theo bom, tên lửa không đối không và không đối đất, MQ9 Reaper thực hiện các sứ mệnh không kích.
2. Súng trường AA12 Atchisson
Súng trường tấn công hạng nặng AA12 có thể bắn 2 viên đạn cỡ 12 trong vòng 1 giây. Với thiết kế độ giật ít hơn 10% so với súng trường thông thường, AA12 có thể được bắn bằng một tay. Nó cũng có thể sử dụng để phóng thiết bị nổ hay lựu đạn tới mục tiêu ở khoảng cách 175m.
Được thiết kế cho những cuộc chiến kéo dài, các thử nghiệm cho thấy AA12 có thể bắn tới 9.000 viên đạn mà không cần làm vệ sinh hay bị tác nòng. Tất cả những gì người sử dụng cần làm là dốc súng xuống trong vòng 4 giây để loại bỏ vỏ đạn.
3. “Áo tàng hình” ADAPTIV
Được phát triển và sản xuất tại Thụy Điển, các tấm thép ngụy trang ADAPTIV có thể giúp phương tiện quân sự như xe bọc thép trở nên “vô hình” trước sóng hồng ngoại và các loại sóng điện từ khác của kẻ thù.
Khi được khoác “áo tàng hình” ADAPTIV, các phương tiện như xe tăng” sẽ được các thiết bị radar của đối phương nhận diện như là một chiếc xe hơi thông thường. Ngoài ra, màu của thiết bị ADAPTIV giống với môi trường xung quang, khiến phương tiện khó bị phát hiện.
4. Súng trường PHASR
PHASR là loại vũ khí không gây chết người bằng laser được nghiên cứu phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. Nó được sử dụng để làm mù tạm thời và làm cho đối phương mất phương hướng. Tính năng này khiến PHASR không vi phạm Hiệp ước cấm sử dụng vũ khí laser gây mù của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ năm 1995.
Thiết bị PHASR là một loại súng trường sử dụng tia laser xanh có cường độ thấp, nên ánh sáng chói của nó chỉ gây mù tạm thời cho đối phương trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp cần thiết, bước sóng làm việc của thiết bị này có thể thay đổi được. Thiết bị này từng được gắn vào súng trường của binh sĩ Mỹ để ngăn chặn những người Iraq không chịu dừng tại các điểm kiểm soát.
5. Vũ khí xung kích Taser
Đây là vũ khí phi sát thương gây choáng và làm tê liệt khả năng chống trả của đối tượng bằng sốc điện có hiệu điện thế cao trong thời gian ngắn. Thiết bị này có thể sử dụng hiệu quả trong trường hợp giải tán đám đông hay người biều tình.
Vũ khí xung kích Taser có hiệu quả trong khoảng cách gần 8m. Nó có thể gắn trên các phương tiện như xe ô tô hay xe bọc thép và có thể vận hành bằng một thao tác đơn giản là bấm nút.
6. Xe bọc thép Black Knight
Black Knight là sự kết hợp của xe tăng điều khiển từ xa và phương tiện tấn công, được thiết kế cho những tình huống quá nguy hiểm với những phương tiện có người lái. Để giảm chi phí sản xuất, Black Knight sử dụng hệ thống vũ khí và một số bộ phận động cơ của phương tiện bọc thép chiến đấu Bradley, bao gồm pháo 30mm, súng máy và động cơ 300 mã lực.
Phương tiện bọc thép không người lái Black Knight cũng được trang bị phần mềm định vị tự động và có thể thiết kế và đi theo hành trình của riêng nó mà không cần đến các dữ liệu từ bên ngoài.
Ra mắt từ năm 2001 nhưng MQ9 Reaper chỉ được sử dụng thường xuyên trong những sứ mệnh tình báo và do thám gần đây. Các phi đội UAV đang dần thay thế cho phi đội F-16 của Không quân Mỹ.
UAV lớn nhất của quân đội Mỹ có thể đọc được biển đăng ký xe ở khoảng cách hơn 3km. Với khả năng mang theo bom, tên lửa không đối không và không đối đất, MQ9 Reaper thực hiện các sứ mệnh không kích.
2. Súng trường AA12 Atchisson
Được thiết kế cho những cuộc chiến kéo dài, các thử nghiệm cho thấy AA12 có thể bắn tới 9.000 viên đạn mà không cần làm vệ sinh hay bị tác nòng. Tất cả những gì người sử dụng cần làm là dốc súng xuống trong vòng 4 giây để loại bỏ vỏ đạn.
3. “Áo tàng hình” ADAPTIV
Khi được khoác “áo tàng hình” ADAPTIV, các phương tiện như xe tăng” sẽ được các thiết bị radar của đối phương nhận diện như là một chiếc xe hơi thông thường. Ngoài ra, màu của thiết bị ADAPTIV giống với môi trường xung quang, khiến phương tiện khó bị phát hiện.
4. Súng trường PHASR
Thiết bị PHASR là một loại súng trường sử dụng tia laser xanh có cường độ thấp, nên ánh sáng chói của nó chỉ gây mù tạm thời cho đối phương trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp cần thiết, bước sóng làm việc của thiết bị này có thể thay đổi được. Thiết bị này từng được gắn vào súng trường của binh sĩ Mỹ để ngăn chặn những người Iraq không chịu dừng tại các điểm kiểm soát.
5. Vũ khí xung kích Taser
Vũ khí xung kích Taser có hiệu quả trong khoảng cách gần 8m. Nó có thể gắn trên các phương tiện như xe ô tô hay xe bọc thép và có thể vận hành bằng một thao tác đơn giản là bấm nút.
6. Xe bọc thép Black Knight
Phương tiện bọc thép không người lái Black Knight cũng được trang bị phần mềm định vị tự động và có thể thiết kế và đi theo hành trình của riêng nó mà không cần đến các dữ liệu từ bên ngoài.
Tags: UAV, Máy bay không người lái, súng trường, quân đội Mỹ, quân sự, quan su, tin quân sự, tin quan su, kỹ thuật quân sự, ky thuat quan su
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
theo Tiền Phong | 27/05/2013 14:03Mỹ, Israel đang chiếm thế thượng phong về máy bay không người lái (UAV) nhưng Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh...cũng đang rầm rộ tham gia cuộc đua.
Mới đây, máy bay không người lái tàng hình Trung Quốc LJ (Gươm sắc) đã hoàn thành cuộc thử nghiệm tiếp đất, điều này đồng nghĩa với việc “Gươm sắc” sẽ sớm được bay thử chuyến đầu tiên.
Sự kiện này không những gây chấn động trong giới quân sự Trung Quốc, mà còn thu hút sự chú ý của giới quân sự nước ngoài. Cùng thời điểm này, ngày 14-5, máy bay oanh tạc không người lái X-47B của Mỹ đã cất cánh thử nghiệm thành công từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại vùng biển Đại Tây Dương gần bờ biển Virginia của Mỹ. Và máy bay tàng hình không người lái của Pháp, Anh, Nga… cũng đang được triển khai nghiên cứu, chế tạo rầm rộ. Trong sự phát triển của quân sự thế giới hiện nay, máy bay tàng hình không người lái chiếm vị thế như thế nào? Thực lực của các nước trong lĩnh vực này ra sao?
Từ tàng hình đến không người lái
Chiến cơ “tàng hình” là loại máy bay chiến đấu có thể tránh được sự phát hiện của các thiết bị radar và tia hồng ngoại, khiến quân đội đối phương khó phát hiện. Đây là tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ 4 được công nhận. Như các máy bay chiến đấu thế hệ 4 F-22, F-35 của Mỹ, T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc đều có chức năng tàng hình.
Có nhiều cách để máy bay chiến đấu thực hiện chức năng tàng hình. Đối với sự thăm dò của sóng radar, các nhà sản xuất chú ý đến 2 yếu tố: Kết cấu ngoại hình đặc biệt và sử dụng nguyên liệu phức hợp để sơn ngoài máy bay, hai công nghệ này đều có thể phá vỡ tác dụng của sóng phản hồi do radar sinh ra, làm cho sóng phản hồi đó yếu đi, thậm chí hầu như không có. Còn đối với các thiết bị thăm dò hồng ngoại, cần phải chú ý đến các vị trí có nhiệt độ cao. Phương pháp là bố trí miệng hút và thoát khí của động cơ máy bay ở phần đỉnh của máy bay và tại lỗ thoát khí lại lắp đặt máy thải khí và thiết bị hút nhiệt để thải nguồn nhiệt ở miệng động cơ, không để máy thăm dò hồng ngoại trên mặt đất dò được bức xạ hồng ngoại của máy bay.
Còn máy bay không người lái là loại máy bay không có phi công điều khiển, dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện hoặc hệ thống điều hành dưới mặt đất để bay và thực hiện cách nhiệm vụ khác. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nước Anh, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái. Trước đây máy bay không người lái chủ yếu dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện, không thể tiến hành các động tác phức tạp. Hơn một trăm năm sau, máy bay không người lái hiện đã đã trở thành loại vũ khí lợi hại đa chức năng có thể trinh sát, thăm dò, chuyên chở, dụ dỗ quân địch, gây nhiễu và tác chiến.
Tàng hình và không người lái là xu thế phát triển của máy bay chiến đấu hiện đại, và khi 2 yếu tố này kết hợp với nhau, chắc chắn sẽ trở thành “đỉnh cao” trong số “đỉnh cao”. Một quan điểm cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 5 trong tương lai là loại chiến cơ hạng lớn đồng thời có khả năng tàng hình và không người lái. Tuy nhiên, mặc dù lý thuyết về máy bay tàng hình không người lái không phức tạp, nhưng muốn thực hiện được “giấc mơ” này, vẫn còn rất nhiều vấn đề về kỹ thuật cần giải quyết. Cho đến thời điểm hiện nay, kể cả là Mỹ - nước dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu thì máy bay chiến đấu tàng hình X-47B cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Vũ khí lợi hại
Công tác nghiên cứu và chế tạo máy bay tàng hình không người lái liên quan đến rất nhiều khâu, tất cả đều đưa ra yêu cầu mũi nhọn đối với công nghệ quân sự. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu chế tạo, trang bị máy bay không người lái tàng hình phản ánh sức mạnh quân sự của một quốc gia.
Trong chiến tranh thực địa, máy bay không người lái tàng hình có giá trị rất lớn. Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí tấn công của hai bên (dù là tên lửa hay bom thông minh) đều có sức công phá cực lớn và độ chính xác cực độ, và điều này phụ thuộc vào ai phát hiện ra quân địch khai hỏa trước thì người đó sẽ chiếm được ưu thế. Máy bay tàng hình làm giảm rõ rệt rủi ro bị phát hiện, cho dù là cuộc giao chiến ở khoảng cách lớn không đối không hay là cuộc tác chiến đột kích không đối đất, không đối biển, đều có thể giành được cơ hội ngàn vàng và dội đòn thích đáng về phía quân địch. Do không có người điều khiển máy bay nên có thể giảm thiểu được tỉ lệ thương vong cho người, cắt giảm được khoang lái và hệ thống dưỡng khí, điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống cứu nạn cho phi công…, giảm đi được trọng lượng đáng kể cho máy bay, khiến máy bay nhẹ hơn, linh hoạt hơn.
Tuy nhiên máy bay tàng hình không người lái cũng không hẳn là toàn năng, không có đối thủ. Việc cải tiến tính năng luôn đi kèm với sự trả giá. Để thực hiện mục đích tàng hình, việc thiết kế thân máy bay, cánh máy bay cần có những yêu cầu rất chặt chẽ, khiến tính cơ động, đặc biệt là tốc độ bay vòng sẽ bị hạn chế.
Trước chiến trường muôn hình vạn trạng, khả năng phán đoán và đưa ra quyết sách của máy bay không người lại không thể sánh được với những phi công dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, đối với nhiệm vụ có độ linh hoạt cao như tác chiến trên không, khả năng ứng biến không thể sánh được với máy bay có người lái. Trong chiến tranh quy mô lớn trong tương lai, chỉ khi đưa vào lực lượng quân đội tiên tiến, loại vũ khí độc nhất vô nhị như máy bay tàng hình không người lái mới có thể phát huy được vai trò lợi hại của mình.
“Gươm sắc” Trung Quốc: Đối thủ đáng gờm
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tung ra các loại vũ khí mới. Loại máy bay tàng hình không người lái “Gươm sắc” của Trung Quốc là sự tiếp nối của máy bay chiến đấu J-20, J-31… Nguồn tin cho biết, “Gươm sắc” bắt đầu được chế tạo từ năm 2009, tháng 12-2012 hoàn thành lắp ráp ở một công ty sản xuất máy bay tại tỉnh Giang Tây, sau đó “Gươm sắc” được tiến hành nhiều hoạt động thử nghiệm.
Sải cánh của “Gươm sắc” rộng khoảng 14m, do được sử dụng công nghệ thiết kế ngoại hình và vật liệu phức hợp sơn thân máy bay đặc biệt, khiến đặc trưng tín hiệu phản xạ radar của “Gươm sắc” rất thấp. Tính tàng hình này giúp nó có thể tấn công chuẩn xác đối với mục tiêu có giá trị dưới mặt đất của đối phương và hạ gục nhanh gọn.
Mặc dù thời gian chế tạo “Gươm sắc” chỉ mất 3 năm, nhưng đằng sau nó là sự tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trải qua mấy chục năm của Trung Quốc. Trong đó, kỹ thuật quan trọng không người lái bao gồm kỹ thuật kiểm soát bay và dẫn đường mới, kỹ thuật vô tuyến điện chuỗi số liệu để thực hiện các chức năng tự chủ dẫn đường, tự động tấn công và tự động trở về căn cứ tiếp đất…
Và với vai trò là hệ thống đồng bộ đi kèm, vệ tinh viễn thám với độ phân giải cao có thể thu được bản đồ số hóa với độ chính xác cao, từ đó đưa ra lộ trình và nhiệm vụ chính xác cho máy bay không người lái; Nhiều loại bom điều khiển loại nhỏ, đặc biệt là bom hàng không đường kính nhỏ CM-506 đã trở thành vũ khí tấn công với độ chính xác cao rất thích hợp với máy bay không người lái.
X-47B của Mỹ: “Đại ca” đi đầu
Với vai trò là cường quốc quân sự thế giới, Mỹ đang dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực máy bay không người lái tàng hình. Đầu thế kỷ XXI, Mỹ khởi động dự án X-47, nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình không người lái, trong đó X-47B vừa là chiếc máy bay phản lực không đuôi, cánh dơi, không người lái đầu tiên trên thế giới được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, đồng thời cũng là chiếc máy bay oanh tạc tàng hình không người lái có thể cất cánh và hạ cánh từ hàng không mẫu hạm. Nhìn bề ngoài, X-47B rất giống với máy bay oanh tạc B-2 nhưng thể tích nhỏ hơn.
X-47B có sải cánh rộng khoảng 19m, nặng hơn 6 tấn, có thể hoạt động ở độ cao 12.000m. Khả năng tàng hình và tầm hoạt động cao của X-47B đã khiến quân đội Mỹ có thể dừng mẫu hạm ở hải vực cách mục tiêu khá xa, sau đó triển khai hàng loạt máy bay tàng hình không người lái để tấn công mục tiêu trên đất liền của đối phương, từ đó tránh được mối đe dọa của tên lửa mặt đất cự ly gần.
“Neuron” của châu Âu: Chiếm ngôi á quân
Sau Mỹ, châu Âu là khu vực thứ hai giành được sự đột phá trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Sau khi dự án chế tạo máy bay không người lái “Neuron” do Pháp dẫn đầu, có sự tham gia của Italy, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Thụy Sĩ khởi động vào năm 2006, đến tháng 12-2012 bay chuyến đầu tiên thành công tại Pháp.
Khác với X-47B, ban đầu “Neuron” được thiết kế nhằm mục đích ném bom trong quá trình tác chiến. Chiều dài 10m, độ rộng sải cánh 12,5m, tốc độ tối đa 0,8 Mach và hoạt động liên tục trên không trong vòng 3 giờ. Neuron có khả năng mang theo 2 quả bom nặng 250kg điều khiển bởi laser.
So với X-47B, các chỉ số của Neuron vẫn còn thua một khoảng cách, nhưng cũng được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới. Nhà thiết kế hy vọng đến năm 2030, loại máy bay chiến đấu thế hệ mới này sẽ được trang bị cho không quân các nước châu Âu. Loại máy bay chiến đấu này không chỉ là sự thể hiện công nghệ quân sự tiên tiến của châu Âu, mà còn là một ví dụ cho thấy sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quân sự giữa các nước châu Âu.
Taranis (Anh): Đối thủ của “Gươm sắc”
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm máy bay không người lái, máy bay tàng hình không người lái Tanaris đầu tiên của Anh cũng đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay đầu tiên. Dự án máy bay Tanaris được tiến hành từ năm 2006, dài khoảng 12m, sải cánh rộng khoảng 10m, trọng lượng hơn 4 tấn. Các tham số và đặc trưng dường như là phiên bản thu nhỏ của máy bay X-47B của Mỹ.
So với các nước châu Âu, Anh luôn có đường lối phát triển quân sự gần với Mỹ, công tác chế tạo máy bay Tanaris cũng không thể tách rời được sự ủng hộ của Mỹ. Trong bối cảnh hai nước Mỹ, Pháp đã bay thử nghiệm thành công, Tanaris đang trở thành đối thủ cạnh tranh vị trí với “Gươm sắc” của Trung Quốc.
'Cá đuối biển' của Nga: Cao thủ tàng hình bí ẩn
Nga cũng không chịu thua kém trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Trong cuộc triển lãm hàng không Moscow mấy năm về trước, công ty sản xuất máy bay Mig của nước này đã tung ra một loại máy bay oanh tạc không người lái hạng nặng đã từng là cơ mật tối cao quốc gia có ký hiệu “Skat”.
Từ số liệu đã công bố có thể thấy, độ sải cánh của Skat là 11,5m, chiều dài 10,25m, chiều cao 2,7m, tốt độ tối đa khi bay ở tầm thấp là 800 km/h, phạm vi chiến đấu nằm trong bán kính 2.000 km, tầm xa hoạt động là 4.000 km. Các chỉ số gần như tương đương với hệ máy bay X-47 của Mỹ. Nguồn tin cho biết “Skat” có thể đột phá hệ thống pháo hỏa phòng không nghiêm ngặt của kẻ địch, kể cả bị tấn công quyết liệt cũng vẫn có thể tấn công một cách chính xác mục tiêu dưới đất và trên biển.
Tuy nhiên, kể từ đó trở đi, tiến độ chế tạo Skat không được nhắc nhiều đến nữa. Do quân đội Nga một thời gian dài vấp phải những khó khăn về mặt tài chính, trong khi thị trường quân sự thế giới thường tung ra những ngôn luận không có thực, chính vì thế loại vũ khí tiên tiến này hiện đang ở giai đoạn nào vẫn là một điều bí ẩn.
Sự kiện này không những gây chấn động trong giới quân sự Trung Quốc, mà còn thu hút sự chú ý của giới quân sự nước ngoài. Cùng thời điểm này, ngày 14-5, máy bay oanh tạc không người lái X-47B của Mỹ đã cất cánh thử nghiệm thành công từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại vùng biển Đại Tây Dương gần bờ biển Virginia của Mỹ. Và máy bay tàng hình không người lái của Pháp, Anh, Nga… cũng đang được triển khai nghiên cứu, chế tạo rầm rộ. Trong sự phát triển của quân sự thế giới hiện nay, máy bay tàng hình không người lái chiếm vị thế như thế nào? Thực lực của các nước trong lĩnh vực này ra sao?
Từ tàng hình đến không người lái
Chiến cơ “tàng hình” là loại máy bay chiến đấu có thể tránh được sự phát hiện của các thiết bị radar và tia hồng ngoại, khiến quân đội đối phương khó phát hiện. Đây là tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ 4 được công nhận. Như các máy bay chiến đấu thế hệ 4 F-22, F-35 của Mỹ, T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc đều có chức năng tàng hình.
Có nhiều cách để máy bay chiến đấu thực hiện chức năng tàng hình. Đối với sự thăm dò của sóng radar, các nhà sản xuất chú ý đến 2 yếu tố: Kết cấu ngoại hình đặc biệt và sử dụng nguyên liệu phức hợp để sơn ngoài máy bay, hai công nghệ này đều có thể phá vỡ tác dụng của sóng phản hồi do radar sinh ra, làm cho sóng phản hồi đó yếu đi, thậm chí hầu như không có. Còn đối với các thiết bị thăm dò hồng ngoại, cần phải chú ý đến các vị trí có nhiệt độ cao. Phương pháp là bố trí miệng hút và thoát khí của động cơ máy bay ở phần đỉnh của máy bay và tại lỗ thoát khí lại lắp đặt máy thải khí và thiết bị hút nhiệt để thải nguồn nhiệt ở miệng động cơ, không để máy thăm dò hồng ngoại trên mặt đất dò được bức xạ hồng ngoại của máy bay.
Còn máy bay không người lái là loại máy bay không có phi công điều khiển, dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện hoặc hệ thống điều hành dưới mặt đất để bay và thực hiện cách nhiệm vụ khác. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nước Anh, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái. Trước đây máy bay không người lái chủ yếu dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện, không thể tiến hành các động tác phức tạp. Hơn một trăm năm sau, máy bay không người lái hiện đã đã trở thành loại vũ khí lợi hại đa chức năng có thể trinh sát, thăm dò, chuyên chở, dụ dỗ quân địch, gây nhiễu và tác chiến.
Tàng hình và không người lái là xu thế phát triển của máy bay chiến đấu hiện đại, và khi 2 yếu tố này kết hợp với nhau, chắc chắn sẽ trở thành “đỉnh cao” trong số “đỉnh cao”. Một quan điểm cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 5 trong tương lai là loại chiến cơ hạng lớn đồng thời có khả năng tàng hình và không người lái. Tuy nhiên, mặc dù lý thuyết về máy bay tàng hình không người lái không phức tạp, nhưng muốn thực hiện được “giấc mơ” này, vẫn còn rất nhiều vấn đề về kỹ thuật cần giải quyết. Cho đến thời điểm hiện nay, kể cả là Mỹ - nước dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu thì máy bay chiến đấu tàng hình X-47B cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Vũ khí lợi hại
Công tác nghiên cứu và chế tạo máy bay tàng hình không người lái liên quan đến rất nhiều khâu, tất cả đều đưa ra yêu cầu mũi nhọn đối với công nghệ quân sự. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu chế tạo, trang bị máy bay không người lái tàng hình phản ánh sức mạnh quân sự của một quốc gia.
Trong chiến tranh thực địa, máy bay không người lái tàng hình có giá trị rất lớn. Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí tấn công của hai bên (dù là tên lửa hay bom thông minh) đều có sức công phá cực lớn và độ chính xác cực độ, và điều này phụ thuộc vào ai phát hiện ra quân địch khai hỏa trước thì người đó sẽ chiếm được ưu thế. Máy bay tàng hình làm giảm rõ rệt rủi ro bị phát hiện, cho dù là cuộc giao chiến ở khoảng cách lớn không đối không hay là cuộc tác chiến đột kích không đối đất, không đối biển, đều có thể giành được cơ hội ngàn vàng và dội đòn thích đáng về phía quân địch. Do không có người điều khiển máy bay nên có thể giảm thiểu được tỉ lệ thương vong cho người, cắt giảm được khoang lái và hệ thống dưỡng khí, điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống cứu nạn cho phi công…, giảm đi được trọng lượng đáng kể cho máy bay, khiến máy bay nhẹ hơn, linh hoạt hơn.
Máy bay không người lái ngày càng quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ.
Trước chiến trường muôn hình vạn trạng, khả năng phán đoán và đưa ra quyết sách của máy bay không người lại không thể sánh được với những phi công dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, đối với nhiệm vụ có độ linh hoạt cao như tác chiến trên không, khả năng ứng biến không thể sánh được với máy bay có người lái. Trong chiến tranh quy mô lớn trong tương lai, chỉ khi đưa vào lực lượng quân đội tiên tiến, loại vũ khí độc nhất vô nhị như máy bay tàng hình không người lái mới có thể phát huy được vai trò lợi hại của mình.
“Gươm sắc” Trung Quốc: Đối thủ đáng gờm
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tung ra các loại vũ khí mới. Loại máy bay tàng hình không người lái “Gươm sắc” của Trung Quốc là sự tiếp nối của máy bay chiến đấu J-20, J-31… Nguồn tin cho biết, “Gươm sắc” bắt đầu được chế tạo từ năm 2009, tháng 12-2012 hoàn thành lắp ráp ở một công ty sản xuất máy bay tại tỉnh Giang Tây, sau đó “Gươm sắc” được tiến hành nhiều hoạt động thử nghiệm.
Sải cánh của “Gươm sắc” rộng khoảng 14m, do được sử dụng công nghệ thiết kế ngoại hình và vật liệu phức hợp sơn thân máy bay đặc biệt, khiến đặc trưng tín hiệu phản xạ radar của “Gươm sắc” rất thấp. Tính tàng hình này giúp nó có thể tấn công chuẩn xác đối với mục tiêu có giá trị dưới mặt đất của đối phương và hạ gục nhanh gọn.
Và với vai trò là hệ thống đồng bộ đi kèm, vệ tinh viễn thám với độ phân giải cao có thể thu được bản đồ số hóa với độ chính xác cao, từ đó đưa ra lộ trình và nhiệm vụ chính xác cho máy bay không người lái; Nhiều loại bom điều khiển loại nhỏ, đặc biệt là bom hàng không đường kính nhỏ CM-506 đã trở thành vũ khí tấn công với độ chính xác cao rất thích hợp với máy bay không người lái.
X-47B của Mỹ: “Đại ca” đi đầu
Với vai trò là cường quốc quân sự thế giới, Mỹ đang dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực máy bay không người lái tàng hình. Đầu thế kỷ XXI, Mỹ khởi động dự án X-47, nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình không người lái, trong đó X-47B vừa là chiếc máy bay phản lực không đuôi, cánh dơi, không người lái đầu tiên trên thế giới được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, đồng thời cũng là chiếc máy bay oanh tạc tàng hình không người lái có thể cất cánh và hạ cánh từ hàng không mẫu hạm. Nhìn bề ngoài, X-47B rất giống với máy bay oanh tạc B-2 nhưng thể tích nhỏ hơn.
“Neuron” của châu Âu: Chiếm ngôi á quân
Sau Mỹ, châu Âu là khu vực thứ hai giành được sự đột phá trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Sau khi dự án chế tạo máy bay không người lái “Neuron” do Pháp dẫn đầu, có sự tham gia của Italy, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Thụy Sĩ khởi động vào năm 2006, đến tháng 12-2012 bay chuyến đầu tiên thành công tại Pháp.
So với X-47B, các chỉ số của Neuron vẫn còn thua một khoảng cách, nhưng cũng được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới. Nhà thiết kế hy vọng đến năm 2030, loại máy bay chiến đấu thế hệ mới này sẽ được trang bị cho không quân các nước châu Âu. Loại máy bay chiến đấu này không chỉ là sự thể hiện công nghệ quân sự tiên tiến của châu Âu, mà còn là một ví dụ cho thấy sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quân sự giữa các nước châu Âu.
Taranis (Anh): Đối thủ của “Gươm sắc”
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm máy bay không người lái, máy bay tàng hình không người lái Tanaris đầu tiên của Anh cũng đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay đầu tiên. Dự án máy bay Tanaris được tiến hành từ năm 2006, dài khoảng 12m, sải cánh rộng khoảng 10m, trọng lượng hơn 4 tấn. Các tham số và đặc trưng dường như là phiên bản thu nhỏ của máy bay X-47B của Mỹ.
'Cá đuối biển' của Nga: Cao thủ tàng hình bí ẩn
Nga cũng không chịu thua kém trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Trong cuộc triển lãm hàng không Moscow mấy năm về trước, công ty sản xuất máy bay Mig của nước này đã tung ra một loại máy bay oanh tạc không người lái hạng nặng đã từng là cơ mật tối cao quốc gia có ký hiệu “Skat”.
Từ số liệu đã công bố có thể thấy, độ sải cánh của Skat là 11,5m, chiều dài 10,25m, chiều cao 2,7m, tốt độ tối đa khi bay ở tầm thấp là 800 km/h, phạm vi chiến đấu nằm trong bán kính 2.000 km, tầm xa hoạt động là 4.000 km. Các chỉ số gần như tương đương với hệ máy bay X-47 của Mỹ. Nguồn tin cho biết “Skat” có thể đột phá hệ thống pháo hỏa phòng không nghiêm ngặt của kẻ địch, kể cả bị tấn công quyết liệt cũng vẫn có thể tấn công một cách chính xác mục tiêu dưới đất và trên biển.
T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét