Suyễn là bệnh kinh niên hành nhiều người. Tại Mỹ, cứ 100 người, có 4-5 người bị suyễn (4-5%), tiền bạc đổ ra để chữa suyễn không ít.
Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tới thăm người trẻ nhiều hơn. Khoảng nửa số người bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi. Với trẻ con, suyễn là bệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất.
Cơ chế chính gây suyễn là sự nhạy cảm quá đáng (hypersensitivity) của hệ thống các ống phổi. Thí dụ, vào mùa xuân, một người bình thường tha hồ thưởng thức cái thay hình đổi dạng của trời đất, nhìn ngắm cây cỏ thay áo mới, hít thở một không khí mới sau mùa đông ảm đạm. Nhưng nhiều người bị suyễn, khi hít thở khí xuân, trong đó có những bông phấn (pollens) bay ra từ cây cỏ, ống phổi nhạy ứng, lập tức co thắt lại, và cơn suyễn xảy ra. Nhiều chất gây nhạy ứng (gọi là allergens) có thể làm đường thở đột ngột nhạy ứng trong vòng vài phút, sau đó sự nhạy ứng có thể kéo dài vài tuần. Nếu vô phúc lúc ấy chất gây nhạy ứng lại quá nhiều trong không khí, chỉ sau một lần tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễn hành mỗi ngày, trong nhiều tháng sau đó.
Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tới thăm người trẻ nhiều hơn. Khoảng nửa số người bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi. Với trẻ con, suyễn là bệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất.
Cơ chế chính gây suyễn là sự nhạy cảm quá đáng (hypersensitivity) của hệ thống các ống phổi. Thí dụ, vào mùa xuân, một người bình thường tha hồ thưởng thức cái thay hình đổi dạng của trời đất, nhìn ngắm cây cỏ thay áo mới, hít thở một không khí mới sau mùa đông ảm đạm. Nhưng nhiều người bị suyễn, khi hít thở khí xuân, trong đó có những bông phấn (pollens) bay ra từ cây cỏ, ống phổi nhạy ứng, lập tức co thắt lại, và cơn suyễn xảy ra. Nhiều chất gây nhạy ứng (gọi là allergens) có thể làm đường thở đột ngột nhạy ứng trong vòng vài phút, sau đó sự nhạy ứng có thể kéo dài vài tuần. Nếu vô phúc lúc ấy chất gây nhạy ứng lại quá nhiều trong không khí, chỉ sau một lần tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễn hành mỗi ngày, trong nhiều tháng sau đó.
Các yếu tố gây cơn suyễn
Một số yếu tố có thể làm đường thở bị nhạy ứng, tạo cơn suyễn:
1. Các chất gây nhạy ứng (allergens):
Gần như các chất có thể gây nhạy ứng (hay dị ứng) tạo cơn suyễn đều bay lượn trong không khí. Với những người bị suyễn theo mùa (thường là trẻ con và người trẻ tuổi), các chất gây dị ứng là những phấn hoa (pollens) bay ra từ cây (mùa xuân), hoặc cỏ (mùa hè) hay cỏ dại (mùa thu). Những người bị suyễn quanh năm, không theo mùa, thường là do bị nhạy ứng với những chất lúc nào cũng có trong môi trường quanh người bệnh như lông chim chóc, lông thú vật, bụi bặm, nấm mốc (molds).
2. Thuốc dùng:
Một vài loại thuốc dùng có thể gây cơn suyễn cấp tính, thí dụ như thuốc Aspirin, các “thuốc chống viêm không có chất steroid” (thường được dùng để chữa đau nhức: Advil, Motrin, Naprosyn, ...), thuốc chữa cao áp huyết (Inderal, Tenormin, Lopressor, ...).
3. Ô nhiễm không khí:
Trong những vùng kỹ nghệ nặng, dân cư đông đúc, thường có những chất được xem có thể gây suyễn như ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide.
4. Những chất trong kỹ nghệ:
Rất nhiều chất trong kỹ nghệ có thể gây suyễn. Trong trường hợp này, suyễn được xem là một trong những bệnh gây do nghề nghiệp. Người bị suyễn gây bởi những chất hiện diện nơi sở làm, lúc mới tới sở thì còn khỏe lắm, chưa có triệu chứng, sau đó triệu chứng từ từ xuất hiện vào lúc sắp xong việc, nặng dần sau khi rời sở làm, rồi lại lặng lẽ bớt dần. Thường nhiều người trong sở cũng có những triệu chứng tương tự.
5. Nhiễm siêu vi (virus):
Nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp (cảm, cúm) được xem là tác nhân hay gây cơn suyễn cấp tính nhất. Suyễn nổi dậy sau khi bị cảm hay cúm có thể kéo dài từ 2 đến 8 tuần lễ. Người ta nghĩ rằng khi bị cảm hay cúm, siêu vi làm đường thở bị viêm sưng, khiến các ống thở trở thành nhạy ứng hơn đối với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài (giống như một người có sẵn chuyện buồn bực trong nhà, dễ nổi nóng với các bạn đồng sở, dù với một câu bông đùa thường ngày người ấy vẫn xem là rất có duyên).
6. Vận động:
Vận động cũng rất hay gây cơn suyễn cấp tính. Chạy làm nổi suyễn nhiều hơn đi. Chơi thể dục, thể thao trong khí lạnh (ice hockey, ice skating) làm nổi suyễn nhiều hơn trong một môi trường ấm áp.
Triệu chứng
Triệu chứng của suyễn chẳng xa lạ gì với người bị... suyễn nặng: ho, khò khè, khó thở, ngực như bị ép chặt (chest tightness). Trong trường hợp điển hình, suyễn là bệnh lúc ẩn lúc hiện, và các triệu chứng đều đồng thanh làm khổ người bệnh. Khi lên cơn suyễn, đầu tiên người bệnh cảm thấy ngực bị siết lại, và ho khan. Sau đó, người bệnh ngộp thở, thở nhanh để cố hít lấy dưỡng khí, tim đập như trống làng, thở ra hít vào đều có tiếng khò khè. Nếu cơn suyễn bớt dần, cơn suyễn sẽ chấm dứt với một tràng ho khạc ra đàm đặc, có dây. Nếu chẳng may cơn suyễn kéo dài và nặng dần, người bệnh càng lúc càng thở khó hơn, phải sử dụng cả đến những bắp thịt thở phụ ở cổ và ngực để thở. Người bệnh càng lúc càng mệt, thở yếu dần, tiếng khò khè cũng yếu đi. Người bệnh ở trong tình trạng chỉ mành treo chuông nếu không được chữa trị khẩn cấp. Một đặc điểm của bệnh suyễn là các cơn suyễn hay xảy ra về đêm, làm ta phải thức dậy để thở, khò khè.
Định bệnh
Cũng như mọi tật bệnh khác trong y học, sự định bệnh dựa vào kể bệnh, thăm khám, và các trắc nghiệm. Luôn luôn, một lời kể bệnh mạch lạc, có đầu có đuôi của người bệnh sẽ giúp người bác sĩ khỏi lạc lối trên con đường tiến đến một định bệnh chính xác. Khò khè tuy là một triệu chứng quan trọng của suyễn, nhưng khò khè cũng có thể gây do một vật lạ trong phổi, ung thư phổi, bệnh tim, .... Một người bị nặng ngực, khó thở không chắc do suyễn, biết đâu do nguyên nhân tâm lý. Định phải đúng, chữa mới trúng. Chúng ta hãy cùng ôn lại 3 hình thái của suyễn, và thử xem nên kể bệnh thế nào để cung cấp những chi tiết cần thiết cho bác sĩ định bệnh:
1. Hình thái suyễn điển hình với những cơn ho, khò khè, khó thở:
Bạn có những triệu chứng bất thường này đã bao lâu? Bao lâu chúng xảy ra một lần? Thường thường chúng hay xảy ra trong trường hợp nào? Có khi nào vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ không? Khi chúng đến thăm bạn, lúc đó đích xác các triệu chứng như thế nào, và chúng ở chơi với bạn bao lâu? Bạn đã được chữa trị từ trước đến giờ như thế nào, kết quả ra sao? Nếu bạn còn nhớ, xin cho biết “phim phổi” (đúng ra phải gọi là “phim ngực”, cho phù hợp với tiếng Anh là “chest X-ray”, và cũng không nên dùng chữ “phim ngực” để chỉ “phim vú”: “mammography” trong tiếng Anh) của bạn chụp lần cuối cách đây đã bao lâu, có gì lạ không?
2. Hình thái ho kinh niên:
Bạn bị ho đã bao lâu? Bao lâu lại ho một lần? Ho khan hay ho có đàm? Thường ho xảy ra trong trường hợp nào: ngày hay đêm, khi bạn tiếp xúc với khí lạnh, với chất gì đặc biệt,...? Có bao giờ bạn bị khò khè, khó thở hay không? Trong vòng 2 tháng vừa qua, bạn có bị cảm, cúm hay không? (bạn chưa quên, sau cảm, cúm, ta có thể ho kéo dài từ 2 đến 8 tuần, có khi lâu hơn). Bạn có bị bệnh dị ứng mũi, và thường xuyên thấy như có nước mũi chảy xuống cổ họng hay không? (post nasal drip: nước mũi chảy xuống cổ họng có thể gây ho), Bạn có hay bị ho, nóng ngực, ợ chua sau khi ăn hoặc về đêm hay không? (bệnh dội ngược bao-tử thực-quản, một bệnh rất hay xảy ra, có thể gây ho, nhất là về đêm, do nước bao tử dội ngược lên cổ), bạn đã được chữa trị từ trước đến giờ như thế nào, và kết quả ra sao? Nếu bạn còn nhớ, xin cho biết “phim ngực” (chest X-ray: lần này ta dùng chữ đúng hơn) của bạn chụp lần cuối cách đây đã bao lâu, có gì lạ không? Còn điều này nữa: bạn có hút thuốc lá không nhỉ?
3. Hình thái khó thở khi vận động:
Bạn bị như vậy đã bao lâu? Đích xác, khó thở xảy ra khi bạn vận động như thế nào, trong bao lâu: đi, chạy, bơi, ...? trong môi trường nào: lạnh hay ấm áp? Lúc đó, bạn có bị đau ngực hay không? (bệnh hẹp hay tắc động mạch tim có thể gây đau ngực, khó thở lúc vận động), Lúc khó thở như vậy, có bao giờ bạn bị thêm ho hoặc khò khè? Trong quá khứ, bạn có bao giờ bị suyễn hay không?
Bạn đem theo tất cả các thuốc men đang dùng ở nhà cho bác sĩ xem, vì bạn còn nhớ, nhiều thuốc uống có thể gây suyễn, gây ho.
- Nếu bạn đang bị suyễn hành, sự định bệnh thường hiển nhiên: khám thấy trong phổi bạn đang có dàn nhạc hòa tấu bản “Cò ke”, nhất là khi bạn thở mạnh. Câu chuyện bạn kể nãy giờ lại phù hợp với thăm khám. Đồng thời, phim ngực bạn chụp trong thời gian gần đây bình thường. Định bệnh: “Bạn có suyễn”.
- Nếu hiện tại bạn không có triệu chứng, phổi bạn có thể có tiếng khò khè khe khẽ hoặc là “trong”, không có gì lạ trong lúc thăm khám. Định bệnh: Dựa theo lời kể rất có duyên của bạn, bạn có thể bị suyễn. Nếu trong thời gian gần đây, bạn chưa chụp phim ngực, bác sĩ sẽ cho bạn chụp phim, để loại trừ những định bệnh khác như ung thư, bệnh tim, bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive lung disease: hay gây triệu chứng giống suyễn), vật lạ trong phổi, ... Trong nhiều trường hợp, bác sĩ đo cơ năng phổi (pulmonary function test) của bạn để xem có đúng bạn bị suyễn không.
Chữa trị
Sự chữa trị nhắm mục đích làm các triệu chứng của suyễn biến hẳn, hoặc ít nhất, cũng trở thành nhẹ, giúp người bệnh vui sống, ngủ, làm việc, vận động bình thường, lâu lâu không phải viếng phòng cấp cứu của bệnh viện, trong lúc cố tránh các phản ứng phụ do việc dùng thuốc.
Chúng ta đã biết, nhiều yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính, như các chất dễ gây nhạy ứng (allergens: phấn hoa, bụi, lông thú, ...); nhiễm trùng đường hô hấp; các chất dễ kích thích đường hô hấp (inhaled irritants: khói thuốc lá, dầu thơm mùi nồng, các sản phẩm để lau chùi chứa chất chlorine, ...); sự vận động; sự căng thẳng về tinh thần; bệnh dội ngược bao tử thực quản. Một số người lên cơn suyễn khi dùng thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm không có chất steroid (Advil, Motrin, Naprosyn, ...).
Nhận diện các yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính cho mình, và tìm cách tránh chúng là việc trọng yếu trong sự chữa trị. Hoặc là tránh chúng hoàn toàn, thí dụ như bạn nhạy ứng với thú vật, thì trong nhà đừng nuôi thú vật. Hoặc nếu khó tránh hoàn toàn, cũng cố không tiếp xúc nhiều với yếu tố gây suyễn, thí dụ cố ngồi xa người hút thuốc lá, người dùng dầu thơm nặng mùi; trước khi Đông tới, bạn cũng nhớ chích ngừa cúm, vì trong mùa Đông, khi nhiều người chung quanh nhiễm cúm, bạn rất khó tránh nó.
Bất đắc dĩ không thể tránh được yếu tố biết hay gây cơn suyễn cấp tính cho bạn, bạn dùng thêm thuốc suyễn trước khi phải tiếp xúc với nó. Điều này, bạn bàn với bác sĩ xem thuốc nào bạn có thể dùng thêm.
Tự theo dõi triệu chứng và cơ năng phổi
Bạn nên thường xuyên ghi chép, theo dõi triệu chứng của mình (bao lâu cơn suyễn nổi lên một lần, sự nặng nhẹ của cơn suyễn), và đo cơ năng phổi bằng một dụng cụ đo gọi là peak expiratory flow meter.
Chương trình Giáo dục và Phòng ngừa Suyễn (The National Asthma Education and Prevention Program) khuyên những người bệnh suyễn từ vừa (moderate) đến nặng (severe) nên dùng dụng cụ peak expiratory flow meter để tự đo cơ năng phổi mỗi ngày, vào buổi sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa trị bằng thuốc
Thuốc chữa suyễn gồm hai nhóm chính:
- Các thuốc làm dãn ống phổi (bronchodilators): Albuterol (Proventil, Ventolin), Levalbuterol (Xopenex), Pirbuterol (Maxair Autohaler), v.v..
- Các thuốc chống viêm sưng (antiinflammatory drugs): Prednisone, Vanceril, Beclovent, Flovent, Pulmicort, Intal, Tilade, Singulair, Accolate, v.v..
Gần đây, có thêm những thuốc tổng hợp, chứa cả hai chất làm dãn ống phổi và chống viêm sưng, như thuốc Advair Diskus.
Sự chữa trị tùy mức độ nặng nhẹ của suyễn:
- Nhẹ (mild): Nếu bạn chỉ có triệu chứng 1 hay 2 lần mỗi tuần, không khó thở ban đêm quá 2 lần mỗi tháng, và ngoài những cơn suyễn, bạn vẫn khỏe mạnh như thường, dụng cụ đo peak expiratory flow meter cho thấy cơ năng phổi bạn không giảm, bạn bị suyễn loại nhẹ thôi. Bạn chỉ cần dùng thuốc bơm xịt làm dãn nở ống phổi như Albuterol vào những lúc suyễn đến thăm.
Suyễn chỉ đến vào những lúc bạn vận động mạnh cũng được xếp vào loại nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc bơm xịt làm dãn nở ống phổi 10 phút trước khi vận động. Khi phải bất đắc dĩ tiếp xúc với yếu tố có thể gây cơn suyễn cấp tính, bạn cũng nhớ dùng thuốc bơm xịt làm dãn ống phổi 10 phút trước.
Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm thuốc uống làm dãn ống phổi, nhất là khi bạn hay có triệu chứng về đêm. Khi sự chữa trị thành công, bạn sẽ ít phải dùng thuốc xịt làm dãn ống phổi hơn. Nên kiên nhẫn dùng thuốc xịt chống viêm sưng đều đặn, vì cần khoảng 7-10 ngày, thuốc mới bắt đầu có tác dụng.
Cần hiểu biết cặn kẽ
Sự chữa trị suyễn cần sự hiểu biết cặn kẽ của bạn về căn bệnh. Bạn là ông thày thuốc tốt của chính mình, lúc nào cũng có mặt, theo dõi bệnh tình của mình ngày đêm, nên cần thấu đáo mục đích của sự chữa trị, cách dùng thuốc bơm xịt.
1. Mục đích của chữa trị:
Cơ chế chính gây suyễn là sự viêm sưng (inflammation). Các thuốc xịt làm dãn ống phổi như Alburterol, Proventil, Ventolin, ... tuy khiến triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng, nhưng thực ra chỉ chữa ngọn. Nếu bạn phải dùng nhiều những loại thuốc xịt này, có nghĩa bệnh suyễn của bạn đang trở nặng. Những thuốc xịt chống viêm sưng mới là những thuốc chính chữa cái gốc suyễn.
Trong những trường hợp suyễn vừa hay nặng, ta cần dùng thuốc xịt chống viêm sưng đều đặn đúng chỉ dẫn để chữa cái gốc suyễn. Đồng thời tìm cách tránh những chất gây dị ứng, nếu có thể. Ngược lại, khi lên cơn suyễn cấp tính, thuốc xịt chống viêm sưng không làm dãn cuống phổi nhanh chóng như các thuốc xịt làm dãn cuống phổi, nên không hữu dụng trong trường hợp này. Xin nhắc lại, điều cần biết là thuốc xịt chống viêm sưng có tác dụng chậm, thường mất khoảng 7 đến 10 ngày, mới bắt đầu có tác dụng.
2. Cách dùng thuốc bơm xịt:
Khác với thuốc uống, thuốc bơm xịt (inhaler) cần được xử dụng đúng kỹ thuật, mới cho kết quả tốt:
- Bạn lắc mạnh chai thuốc trước khi sử dụng.
- Thở ra hết, để đẩy không khí trong ngực ra càng nhiều càng tốt.
- Có 2 cách dùng thuốc: hoặc mở miệng và để miệng của chai thuốc cách miệng của bạn khoảng 1 inch, hoặc đặt miệng của chai thuốc vào trong miệng bạn, và dùng môi ngậm kín quanh miệng chai thuốc.
- Ấn mạnh đầu kia của chai thuốc để bơm thuốc vào miệng, đồng thời hít thuốc vào phổi cho thực sâu.
- Giữ thuốc trong phổi càng lâu càng tốt trước khi thở ra.
- Nghỉ 1 phút trước khi xịt thuốc lần thứ 2.
- Khi xịt thuốc lần thứ 2, bạn bắt đầu lại từ đầu: lắc mạnh chai thuốc, thở ra hết, ...
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Curiosity (Hiếu kỳ) là máy thám hiểm phức tạp nhất mà Cơ quan không gian Hoa Kỳ (Nasa) gửi lên Hỏa tinh kể từ trước tới nay.
Máy có sáu bánh xe, dài 2,9m và cao cỡ một người đàn ông trung bình. Nó có thể di chuyển trên bề mặt và trèo qua các chướng ngại vật cao đến 75cm.
Curiosity có sứ mệnh nhằm xác định xem nơi máy đáp xuống có phải nơi từng có - hoặc vẫn đang có - các điều kiện môi trường thích hợp cho sự sống hay không.
Máy có sáu bánh xe, dài 2,9m và cao cỡ một người đàn ông trung bình. Nó có thể di chuyển trên bề mặt và trèo qua các chướng ngại vật cao đến 75cm.
Được gắn các thiết bị khoa học, máy có khả năng đào đất và khoan đá. Máy có một cánh tay robot dùng để đưa mẫu phẩm thu được vào các khoang thí nghiệm nhằm phân tích thành phần hóa học.
Curiosity có sứ mệnh nhằm xác định xem nơi máy đáp xuống có phải nơi từng có - hoặc vẫn đang có - các điều kiện môi trường thích hợp cho sự sống hay không.
Phòng Thí nghiệm Hỏa tinh (MLS) được phóng vào không gian hồi tháng 11/2011.
Đích đến là một vùng áp thấp xích đạo có chu vi rộng 154km, bị đào khỏi mặt nền do tác động của thiên thạch hàng tỷ năm về trước.
Gale Crater được chọn sau cuộc khảo sát cặn kẽ đối với 60 địa điểm khác nhau. Quá trình chọn lựa diễn ra trong vòng 5 năm, với sự tham dự của chừng 150 nhà nghiên cứu.
Gale có nhiều dấu hiệu cho thấy nơi này từng có nước. Curiosity nghiên cứu các loại đất sét đa dạng và các khoáng chất liên quan đến nước ở nơi này.
Ngày nay bề mặt sao Hỏa lạnh lẽo và hoang vu. Nhiệt độ tại Gale Crater có thể xuống tới -90C. Tuy nhiên, dữ liệu từ các sứ mệnh trước đây trên sao Hỏa cho thấy hành tinh này từng có rất nhiều hồ nước và sông suối.
Các khoa học gia của Nasa tin rằng họ sẽ tìm được đủ bằng chứng về quá khứ có nước ở các lớp đá trầm tích phía chân Mount Sharp, một đỉnh núi nhô lên từ khu vực giữa hố lớn Gale Crater.
Do có thể di chuyển được chỉ vài chục mét mỗi ngày, Curiosity cần vài tháng mới đến được Mount Sharp và bắt đầu thám hiểm các lớp đất sét được cho là có dấu tích của một giai đoạn thú vị của sao Hỏa.
Các khoa học gia của Nasa tin rằng họ sẽ tìm được đủ bằng chứng về quá khứ có nước ở các lớp đá trầm tích phía chân Mount Sharp, một đỉnh núi nhô lên từ khu vực giữa hố lớn Gale Crater.
Do có thể di chuyển được chỉ vài chục mét mỗi ngày, Curiosity cần vài tháng mới đến được Mount Sharp và bắt đầu thám hiểm các lớp đất sét được cho là có dấu tích của một giai đoạn thú vị của sao Hỏa.
Nặng 900kg, Curiosity là máy thám hiểm nặng nhất từng được gửi lên bề mặt sao Hỏa.
Các kỹ sư của Nasa đã phải thiết kế một hệ thống mới, táo bạo nhằm đưa robot xuống bề mặt một cách êm thấm.
Curiosity đầu tiên rơi xuyên qua bầu khí quyển của Hỏa tinh trong một lớp vỏ bảo vệ. Sau đó nó bật dù để hãm bớt tốc độ rơi.
Cuối cùng, Curiosity thoát khỏi lớp vỏ bảo vệ và rơi xuống trên một cần trục do tên lửa đẩy đi. Thiết bị này nhẹ nhàng để máy thám hiểm đáp xuống bề mặt Hỏa tinh, với phần bánh xe xuống trước, vào hôm 6/8/2012 GMT
Một khi các bước kiểm tra ban đầu được thực hiện xong đối với máy thám hiểm, Curiosity bắt đầu hoạt động tìm kiếm đầu tiên nhằm khám phá các đối tượng đáng quan sát.
Thiết bị được gắn hai cặp camera định vị, Navcams, nhằm quét vùng lãnh thổ phía trước và giúp các chuyên viên Nasa từ Trái Đất điều khiển máy đi đúng hướng. Kết hợp với các camera tầm soát hiểm họa được gắn ở phần dưới, máy thám hiểm có thể tránh được các chướng ngại vật nguy hại.
MastCams là các camera khoa học. Chúng có thể chụp các hình ảnh màu lưỡng sắc và thậm chí cả các đoạn video về địa hình Hỏa tinh. Một chiếc camera có ống kính góc rộng còn một chiếc có ống kính tele.
Thiết bị được gắn hai cặp camera định vị, Navcams, nhằm quét vùng lãnh thổ phía trước và giúp các chuyên viên Nasa từ Trái Đất điều khiển máy đi đúng hướng. Kết hợp với các camera tầm soát hiểm họa được gắn ở phần dưới, máy thám hiểm có thể tránh được các chướng ngại vật nguy hại.
MastCams là các camera khoa học. Chúng có thể chụp các hình ảnh màu lưỡng sắc và thậm chí cả các đoạn video về địa hình Hỏa tinh. Một chiếc camera có ống kính góc rộng còn một chiếc có ống kính tele.
Thiết bị Phân tích Hóa chất và Chụp hình (ChemCam) của Curiosity có thể phóng tia laser từ khoảng cách 7m tới một bề mặt đất đá rộng chưa đến 1mm.
Chùm tia này tạo ra plasma - một loại khí cực nóng. ChemCam theo dõi khí này bùng lên bằng một ống phóng đại và phân tích tia sáng đó để xác định các thành phần hóa chất có trong mẫu đá được ngắm tới.
ChemCam là một thiết bị khảo sát; đây là sự khởi đầu của tiến trình chọn lựa các mẫu đá thú vị, đáng được nghiên cứu thêm
Chùm tia này tạo ra plasma - một loại khí cực nóng. ChemCam theo dõi khí này bùng lên bằng một ống phóng đại và phân tích tia sáng đó để xác định các thành phần hóa chất có trong mẫu đá được ngắm tới.
ChemCam là một thiết bị khảo sát; đây là sự khởi đầu của tiến trình chọn lựa các mẫu đá thú vị, đáng được nghiên cứu thêm
Curiosity có một "bàn tay" ở cuối cánh tay, được gọi là 'turret - cái tháp'.
Tháp có một mũi khoan, một chổi quét để phủi bụi, một gàu xúc đất, một máy camera chụp cận cảnh, và một thiết bị khoa học để thu thập thông tin chi tiết hơn về hóa chất trong đá.
Camera - được gọi là Mahli - là thiết bị giống như loại kính lúp các nhà địa chất học sử dụng, và đem lại các thông tin chi tiết về các hình dạng tinh thể và các lớp khoáng chất trong đá.
Máy Quang phổ Hạt Alpha (APXS) đưa ra các thông tin tối thiểu về các thành phần hóa học trong đá, và thông báo việc quyết định khoan thêm mẫu để nghiên cứu tiếp.
Curiosity dùng hệ thống khoan để thu thập các mẫu đá nhằm nghiên cứu chuyên sâu tại các khoang thí nghiệm đặt bên trong thân máy thám hiểm.
Máy khoan có thể thu thập được mẫu vật nằm sâu tới 5cm dưới bề mặt đá.
Nó xuyên vào đá và tán mẫu phẩm thành bột với kích cỡ thích hợp. Bột được chuyển lên một mũi khoan đặt trong máy khoan để đưa vào bộ phận xử lý mẫu phẩm.
Khi bị kẹt trong đá, máy khoan có khả năng tách bỏ phần bị kẹt và lắp phần thay thế vào.
Máy khoan có thể thu thập được mẫu vật nằm sâu tới 5cm dưới bề mặt đá.
Nó xuyên vào đá và tán mẫu phẩm thành bột với kích cỡ thích hợp. Bột được chuyển lên một mũi khoan đặt trong máy khoan để đưa vào bộ phận xử lý mẫu phẩm.
Khi bị kẹt trong đá, máy khoan có khả năng tách bỏ phần bị kẹt và lắp phần thay thế vào.
Curiosity có hai khoang thí nghiệm đặt trong thân máy.
Sam (Phân tích Mẫu phẩm Hỏa tinh) là thiết bị ba-trong-một: khối phổ kế, sắc phổ kế, và laser phổ kế.
Sam có nhiệm vụ quan trọng là xác định các hợp chất giàu carbon vốn có thể hỗ trợ sự sống; và đo lường sự hiện diện của khí hydro, oxy và nitro, là các thành phần cũng đi kèm với sinh học.
Thiết bị Hóa học và Khoáng chất học, tức CheMin, sẽ cho biết thông tin rõ ràng về các khoáng chất trong đá, về quá trình hình thành đá.
Curiosity được thiết kế để hoạt động trên sao Hỏa ít nhất hai năm.
Trong thời gian này, nó được trông đợi sẽ phân tích hàng chục mẫu phẩm khoan ra từ đá hoặc đào được từ bề mặt Gale Crater.
Vào lúc kết thúc sứ mệnh cơ bản, nó sẽ lăn một đoạn ngắn lên trên phần chân núi của Mount Sharp.
Nhưng robot được cài pin plutonium cho nên có đủ năng lượng để tiếp tục di chuyển trên 10 năm - đủ để khám phá mặt đáy của hố và trèo lên phía trên cùng của đỉnh núi.
Nhóm thực hiện: Jonathan Amos, John Walton, Marina Shchukina, George Spencer và Salim Qurashi.
Nhưng các nhà khoa học cho biết họ không tìm thấy bằng chứng kết luận có sự sống từ những thí nghiệm đầu tiên này.
Phát biểu với phóng viên tại một cuộc họp ở thành phố San Francisco hôm qua, các nhà khoa học cho biết họ đã không mong tìm thấy bằng chứng về những thành tố tạo nên sự sống trên sao Hỏa tại giai đoạn này của nhiệm vụ thăm dò.
Tháng trước, một nhà khoa học thuộc dự án này của NASA cho biết dữ liệu sắp có được từ sao Hỏa sẽ "được ghi vào sử sách."
Phát biểu này đã làm khơi ra những lời đồn đoán rằng, xe thăm dò chí ít đã phát hiện thấy những dấu hiệu cơ bản chứng tỏ sự sống từng tồn tại trên hành tinh này.
Nhưng các nhà khoa học giờ lại nói xe thăm dò Curiosity đã chỉ mới tìm thấy "những thành phần thú vị" mà một nhà khoa học gọi là "điển hình và bình thường trong đất sao Hỏa."
Các thiết bị của xe thăm dò đã phát hiện thấy những chất có chứa lưu huỳnh và clo, và cũng tìm thấy các phân tử nước.
Tuy nhiên, NASA nói điều này không có gì bất thường và không có nghĩa là khu vực này ẩm ướt.
Xe Curiosity tiến hành lấy mẫu, phân tích đất đá trên sao Hỏa
Hình ảnh và chuỗi hoạt ảnh xung quanh cho thấy phi thuyền Voyager 1 của NASA đang thám hiểm một khu vực mới được gọi là 'xa lộ từ tính' trong Thái Dương Hệ.
Xe thăm dò Curiosity của Cơ quan Hàng không Quốc gia Mỹ (NASA) đã lấy mẫu đá và đất trên sao Hỏa và phân tích chúng bằng cách sử dụng thiết bị trong phòng thí nghiệm lưu động.Nhưng các nhà khoa học cho biết họ không tìm thấy bằng chứng kết luận có sự sống từ những thí nghiệm đầu tiên này.
Phát biểu với phóng viên tại một cuộc họp ở thành phố San Francisco hôm qua, các nhà khoa học cho biết họ đã không mong tìm thấy bằng chứng về những thành tố tạo nên sự sống trên sao Hỏa tại giai đoạn này của nhiệm vụ thăm dò.
Tháng trước, một nhà khoa học thuộc dự án này của NASA cho biết dữ liệu sắp có được từ sao Hỏa sẽ "được ghi vào sử sách."
Phát biểu này đã làm khơi ra những lời đồn đoán rằng, xe thăm dò chí ít đã phát hiện thấy những dấu hiệu cơ bản chứng tỏ sự sống từng tồn tại trên hành tinh này.
Nhưng các nhà khoa học giờ lại nói xe thăm dò Curiosity đã chỉ mới tìm thấy "những thành phần thú vị" mà một nhà khoa học gọi là "điển hình và bình thường trong đất sao Hỏa."
Các thiết bị của xe thăm dò đã phát hiện thấy những chất có chứa lưu huỳnh và clo, và cũng tìm thấy các phân tử nước.
Tuy nhiên, NASA nói điều này không có gì bất thường và không có nghĩa là khu vực này ẩm ướt.
Cứ đến những ngày cuối năm, địa phương nào cũng có những món đặc sản mang ra bày bán kiếm tiền tiêu Tết. Từ Bắc chí Nam đủ thứ đặc sản, từ măng vùng núi, hải sản vùng biển, nem ché miền Trung, cốm làng Vòng, bưởi Lai Vung... không thể nào kể hết.
Nhưng những năm gần đây, nhất là năm con Rồng này, có nhiều thứ đặc sản đang được người bán hàng “thay họ đổi tên” một cách “khoa học”. Chỉ kể riêng những loại trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) đang bị các bà nội trợ tẩy chay vì đụng vào thứ nào cũng có chất độc. Bởi những món hàng đó mang từ bên Tàu sang, qua nhiều ngả, nhiều ngày, phải tẩm một thứ gì đó vào để giữ lâu và nguy hiểm hơn là làm cho những trái cây đó có màu sắc tươi tắn bắt mắt hơn, nên họ không từ nan tẩm vào mọi chất “hóa học”, dù biết nó sẽ nguy hại cho sức khỏe con người. Biết đâu, đó lại là sự cố ý của mấy anh bạn láng giềng vốn nổi tiếng là thâm hiểm. Hàng TQ bị tẩy chay thì còn buôn làm giả thành hàng Việt Nam hoặc hàng Mỹ hàng Nhật. Ngay cả nước giải khát cũng bị làm giả từ nước lạnh pha tí màu xanh đỏ, sữa cũng giả, còn rượu thì hầu hết là giả. Một chai rượu Tây thật, pha chừng vài lít nước lạnh thành năm bảy lít.
Cho nên đặc sản ngày nay trở thành hàng giả rất nhiều. Chưa nói đến kỹ thuật biến cá chết, thịt heo thịt gà chết thành thịt sống, tôm khô cũng được nhuộm màu, cua đồng cũng bắt bằng thuốc trừ sâu… Cái gì cũng có độc dù là hàng chính cống từ nhà quê mang ra.
Đấy là sơ qua về thức ăn đồ uống, tôi không thể dài dòng về vấn đề này, tôi tin rằng bạn đọc dù ở nước ngoài cũng đã biết quá rõ. Cho nên, tôi có một số bà con và vài ông bạn tôi từ nước ngoài về VN không biết ăn thứ gì không có độc. Ông bà nào thường cũng chuẩn bị một lô thuốc mang theo chống tiêu chảy, chống đau bụng, chống nhức đầu, chống cảm sốt vì thời tiết, chống dị ứng… Mọi sự đề phòng là không thừa, bởi thuốc VN cũng chưa chắc đã có công hiệu.
Nhưng có một thứ mà các ông bà không đề phòng và dù có đề phòng cũng chẳng được. Đó là nạn cướp giật kinh hoàng tại thành phố (TP) lớn nhất nước này.
Đặc sản cướp Sài Gòn cuối năm con Rồng
Nạn trộm cắp ở VN nhiều năm nay đã trở thành một vấn nạn lớn cho mọi người dân từ thành thị tới thôn quê. Cướp tiệm vàng giữa ban ngày, giết người cướp của ban đêm, cướp vào nhà lầu, cướp ở xóm nhà lá, cướp ngay tại đường phố, cướp từ sợi dây chuyền vài chỉ đến cái xe gắn máy… Người làm trộm cắp của chủ, bảo vệ trộm đồ của công ty, cháu giết bà vì vài trăm ngàn. Đời sống thiếu an ninh, cho dù cơ quan chức năng có ra sức dẹp cũng chẳng nơi nào yên tĩnh. Nhiều người đã cho rằng “còn lọan hơn thời loạn”.
Nhất là vào dịp cuối năm, ông bà ta đã gọi là “tháng củ mật” phải đề phòng trộm cướp. Nhưng nạn trộm cướp mỗi ngày một lộng hành thêm. Nhất là năm nay, vừa vào dịp cuối năm, nạn cướp giật ở Sài Gòn đã hoành hành dữ dội. Cứ hở ra là bị cướp. Có rất nhiều kiểu ăn cướp “hiện đại”, bạn không ngờ tới.
Theo báo cáo của Công an TP Sài Gòn, trong 9 tháng đầu năm 2012, trên toàn TP Sài Gòn đã xảy ra gần 850 vụ cướp giật. Mỗi ngày tại TP xảy ra ít nhất là 3 vụ cướp giật. Đây chỉ là con số thống kê được từ những vụ cướp giật cơ quan chức năng đã khám phá và số vụ cướp do nạn nhân trình báo. Còn rất nhiều vụ do nạn nhân bị giật nhưng không trình báo hoặc chưa điều tra ra, hoặc không bao giờ điều tra ra được. Con số ấy chắc chắn là nhiều hơn con số biết nói 850 vụ.
Bọn cướp ngày nay rất dữ tợn, sẵn sàng “xả dao”, liều chết khi nạn nhân chống cự, bởi vậy, những vụ cướp táo tợn này không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho người dân mà còn bị nguy hiểm về tính mạng. Bọn chúng còn bày đủ nhiều chiêu trò để đến gần, đe dọa “con mồi”, đánh lừa những người xung quanh. Đây là một thí dụ:
Cướp kiểu “danh chính ngôn thuận”
Ngay giữa đường phố đông người, một ông ăn diện rất bảnh bao, túm lấy chiếc xe SH giá năm bảy chục triệu của một bà sồn sồn, tát bà ta một cái và kêu ầm lên:
- Con này, mày lấy xe của tao đi từ sáng tời giờ, mày chở trai, tao thấy, bây giờ mới bắt được mày. Đưa xe cho tao đi làm rồi về tao tính sổ với mày sau”.
Thế là người bị tát ngã xuống, anh “chồng” leo lên xe bỏ đi. Người đàn bà lồm cồm bò dậy, mặt mũi còn tái xanh, chưa kịp hoàn hồn, lắp bắp phân bua với mọi người “Tôi có biết thằng đó là ai đâu”. Lúc đó mọi người mới té ngửa ra đó là một màn cướp.
Tên cướp Nguyễn Ngọc Tuấn bị bắt giữ giữa dòng người và xe cộ đông đúc
Đó là cảnh cướp xe giữa chỗ đông người rất “danh chính ngôn thuận”. Cảnh sát cũng chịu thua. Kẻ cướp chạy về một tỉnh nào đó làm giấy tờ giả, bán chác hay cầm cố rồi, thì đến mười năm sau cũng chưa chắc đã kiếm ra.
Đấy chỉ là một trong số những màn kịch thiên biến vạn hóa mà bọn trộm cướp ở Sài Gòn “sáng tác” ra. Hơn hẳn những “mô típ” cũ rích trong những cuốn phim Hàn Quốc đang chiếu hà rầm trên các đài truyền hình tại VN. Nếu là chủ hãng phim Hàn Quốc, tôi về VN kiếm mấy thằng ăn cướp này sáng tác kịch bản, còn ngoạn mục hơn nhiều.
Cướp Sài Gòn “mê” Việt kiều
Lại xin nhắc các bạn một điều là bọn cướp giật rất “mê” các ông bà từ nước ngoài về VN, ở đây thường gọi chung là “Việt kiều”. Gặp được “con mồi” từ nước ngoài về, chúng coi như vớ được “món bở”. Chúng rất tinh ranh, bạn có “hóa trang” thành người ở VN chính hiệu, ăn mặc như người Sài Gòn, nhưng chỉ nhìn vẻ mặt, làn da và bất cứ một thứ trang sức hoặc đồ dùng nào lộ ra như giày dép, mũ, đồng hồ… là chúng có thể xác định được bạn là người từ nước ngoài về. Chúng chỉ theo dõi bạn một đoạn đường là có thể ra tay.
Tang vật thu giữ trong người và cốp xe của Tuấn
Hoặc một thí dụ khác, bất thình lình bạn bị một cô gái, ăn diện rất thời trang, túm áo la toáng lên: “Anh bỏ mẹ con tôi, anh đi với gái, anh phải về, anh đưa bóp tôi xem anh lấy tiền của tôi, còn không”.
Cuộc dằng co diễn ra chớp nhoáng, bạn bị một hai tên con trai ra cái điều “anh hùng cứu mỹ nhân”, xúm vào hành hung; trong khi cô gái vẫn đóng vai giả là vợ hoặc bồ của bạn khóc lóc om xòm. Bạn chưa kịp trấn tĩnh, phân trần thì đã bị lột sạch điện thoại, đồng hồ và cả cái bóp trong túi nữa. Khi chúng đã “thanh toán” xong, leo lên xe bỏ đi, bạn chưa kịp trấn tĩnh, phân trần với người đi phố hoặc đi báo CA thì chúng đã cao chạy xa bay mất tiêu rồi. Nếu mang chuyện này về Mỹ, Úc, Canada kể lại với mọi người, chắc khó ai tin. Bà xã bạn có thể còn đặt ra năm mười cái dấu hỏi: “Nếu anh không có gì với nó, làm sao nó dám túm áo anh được?” Bạn cãi thế nào?! Mệt thật đấy.
Những vụ cướp của người nước ngoài mới xảy ra
Trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tổng Giám Đốc một công ty lữ hành quốc tế (đề nghị giấu tên), cho biết, chỉ trong vòng 15 ngày (từ 15/9 đến 30/9/2011), khách du lịch của công ty ông đã bị cướp giật đến 9 lần. Những vụ cướp giật này xảy ra tại những nơi thăm viếng chính làm doanh nghiệp và cả khách du lịch hết sức lo lắng.
- Gần đây nhất là vụ cướp dây chuyền “ngàn đô” của một bà từ nước ngoài về VN vào trưa 26-11 tại đường An Dương Vương, quận 5, Sài Gòn. Thủ phạm là tên Diệp Xương Đạt (SN 1989, ở quận 10, TP. Sài Gòn).
Lúc đó, Đạt một mình đi xe gắn máy trên đường An Dương Vương, để “săn mồi”. Sau đó, hắn rú ga, ép sát lề, rồi giật phăng sợi dây chuyền trị giá 1.300 USD của bà Nguyễn Thanh Loan (SN 1969, Người Úc gốc Việt) khi bà này đang ngồi sau xe gắn máy do chồng lái.Tên cướp Diệp Xương Đạt và sợi dây chuyền vừa cướp giật nhưng không thoát
- Tối 25/11 vừa qua, tại đường Nguyễn Lương Bằng, Quận 7, anh Han Youn (30 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) đang đi bộ trên vỉa hè cũng bị tên Nguyễn Tuấn Em (21 tuổi) giật điện thoại di động (trị giá 16 triệu đồng) rồi lên xe đồng bọn là Phạm Bá Vinh (19 tuổi) tẩu thoát.
Vụ cướp dã man mới nhất làm dân Sài Gòn run sợ
Vào tối 24-11 vừa qua, vụ cướp táo tợn chặt đứt khuỷu tay nạn nhân xảy ra ở chân cầu Phú Mỹ (Quận 2, TP Sài Gòn) đã thực sự đẩy nỗi sợ hãi về tình trạng bị cướp giật tài sản của người dân ở thành phố này lên cực độ. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (28 tuổi, ở tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2).
Được biết, chị Thúy bị 2 tên đi xe máy chạy ép sát, sau đó, tên ngồi sau mặc áo đen vung dao chặt thẳng vào khuỷu tay phải chị.
Hậu quả là nạn nhân bị ngã xuống đường, tay phải gần như đứt lìa. Sau khi hạ gục được nạn nhân, 2 tên cướp đã cố cướp xe SH của chị Thúy. Không chỉ có thế, 2 tên khác còn giật luôn túi xách chị mang trên người (đựng 5 triệu đồng) rồi bỏ chạy.Chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, nạn nhân của vụ chặt tay, cướp xe SH đang nằm trong bệnh viện.
Bốn ngày sau, người phụ nữ bị nạn mới có thể diễn tả lại cảnh kinh hoàng ấy. Tại phòng hậu phẫu, gương mặt vẫn xanh xao, người phụ nữ 28 tuổi đã có đủ sức khỏe có thể trò chuyện cùng những người đến thăm hỏi. Nhúc nhích các ngón của bàn tay bị cướp chém, chị cho hay đã có thể cử động từng ngón theo yêu cầu của bác sĩ.
Nhớ lại câu chuyện xảy ra đêm 24-11, chị Thúy cho biết hôm ấy khoảng 8 giờ tối, chị dự xong tiệc cưới trên đường từ quận 7 về nhà ở quận 2 thì nhóm cướp xuất hiện. Chị kể: “Đoạn đường không quá vắng, xe của chúng chạy song song xe tôi. Tôi cũng không chú ý mà chỉ lo chạy, đến khi chúng vung dao chém tôi mới biết mình bị cướp”. Chị Thúy cho biết thêm, tên cướp chém nhát thứ nhất thì bàn tay chưa đứt rời, đến nhát chém thứ hai thì bàn tay chỉ còn dính lại cánh tay bởi một mảng da.
Chị nhắm mắt nhớ lại, giọng còn run: “Thấy bàn tay phải lủng lẳng, tôi lấy tay trái vừa cầm bàn tay phải vừa kêu cứu, nhát chém rất ngọt nên khi ấy không hề thấy đau đớn”.
Cô gái còn ôm cánh tay giằng co với tên cướp đang dựng chiếc xe SH của cô lên nổ máy định tẩu thoát.
Nhưng xe SH của chị Thúy không nổ máy, một người đi đường giúp cô đuổi bọn cướp. Nhóm cướp bỏ chạy, còn nạn nhân được người dân đưa đến bệnh viện. May mắn, chị Thúy có hy vọng bình phục trong vài tuần sắp tới. Băng cướp tàn bạo này sau đó đã bị bắt.
Chị Thúy không phải là nạn nhân đầu tiên
Bọn cướp gồm 4 tên cùng “làm ăn” chung và khai nhận trong 4 tháng, bọn chúng đã thực hiện 15 vụ dùng mã tấu chém người để cướp tài sản. Trước khi đi cướp, bọn chúng đều sử dụng chất ma túy tổng hợp. Công an quận 2 đã bắt thêm Hùng Bảo Anh (SN 1988), Cao Văn Hưng (SN 1983) và Đậu Văn Võ (SN 1990) là những tên tiêu thụ hàng cướp được của băng cướp trên. Trong các tên cướp này, Nguyễn Hoàng Phương đang bị Công an tỉnh Ninh Thuận truy nã về tội “Cướp giật tài sản” và Hùng Bảo Anh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Bốn tên cướp trong vụ chém đứt tay nạn nhân để cướp xe SH xảy ra tối 24-11 và vũ khí gây án.
Theo điều tra, chị Thúy không phải là nạn nhân đầu tiên bị băng nhóm chuyên “chém trước, cướp sau”. Luông thú nhận vào đêm 4-11, thấy anh Trường (35 tuổi) đi xe SH trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) đã đuổi theo tìm cơ hội ra tay. Đến đoạn vắng gần cầu Cống Dinh, 2 tên trong nhóm phóng lên áp sát và rút mã tấu chém liên tiếp vào hông, lưng và bả vai khiến anh Trường ngã xuống đường. Nạn nhân nhanh trí rút chìa khóa bỏ chạy, tri hô nên nhóm cướp phải rút lui.
Cũng trong đêm đó, khi phát hiện đôi nam nữ đi xe máy song song đến gần cầu Cống Dinh, băng cướp lại bám theo. Chúng ép xe, chém vào vai người thanh niên và một nhát vào hông cô gái để cướp chiếc Air Blade và một điện thoại.
Còn rất nhiều vụ cướp táo tợn xảy ra trong thời gian này
Xin tạm kể vài vụ điển hình:
- Lao vào đám cưới cướp dây chuyền cô dâu
Vụ này vừa xảy ra ngày 25/11 ở Bình Chánh, TP Sài Gòn. Cô dâu đang cười tươi bỗng thét lên sợ hãi vì bất ngờ bị giật sợi dây chuyền, khi đang cùng một người bạn gái tạo dáng chụp hình trước rạp đám cưới. Giữa chốn đông người mà tên cướp không hề sợ hãi, vẫn phóng xe lướt qua, thẳng tay giật dây chuyền trên cổ cô dâu. Vì quá bất ngờ, cô dâu với tay theo nhưng không nắm kịp sợi dây chuyền, đành vô vọng nhìn theo. Hai họ choáng váng, không ai ngờ những tên cướp bây giờ lại liều mạng đến thế.Tên cướp lao vào đám cưới giật sợi dây chuyền của cô dâu trước hai họ.
- Sáng 23-11, chị Nguyễn Thị Phượng (36 tuổi, ngụ quận Tân Phú) đi bộ trên lề đường Trần Hưng Đạo (quận 5), đeo túi trên vai. Bất ngờ từ phía sau, tên cướp đi xe tay ga lao đến cướp chiếc túi. Cú giật mạnh, bất ngờ làm chị bị kéo theo một đoạn rồi ngã sõng soài trên lề đường.
- Đúng một tháng trước, Cao Trung Lập (28 tuổi, ngụ Quãng Ngãi) đã đâm chết một nam sinh sau khi giật ba lô đựng laptop của anh này. Một cảnh sát xông vào truy bắt Lập cũng bị hắn đâm trọng thương.
Vào lúc 11g ngày 17-9, một nam sinh và bạn gái đi xe tay ga trên đường Cộng Hòa, hướng từ công viên Hoàng Văn Thụ về Trường Chinh. Khi tới đoạn gần đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) vài chục mét, họ bị Lập từ phía sau áp sát, giật túi đựng laptop.Hiện trường nơi Lập đâm chết nam sinh, đâm gục cảnh sát.
Đôi nam nữ tri hô “cướp cướp” rồi phóng xe truy đuổi. Tới ngã tư, người thanh niên tông vào xe tên cướp khiến hắn ngã xuống đường. Cuộc vật lộn giữa tên cướp và nạn nhân diễn ra quyết liệt trước sự chứng kiến của rất đông người đi đường. Trong lúc giằng co, Lập rút dao đâm nhiều nhát vào cậu thanh niên. Dù máu ra đẫm áo, cậu nam sinh vẫn cố gắng ôm chặt tên cướp. Lúc này, một công an lao vào hỗ trợ nạn nhân đã bị Lập đâm gục.
Sau khi viên cảnh sát không thể truy đuổi, người dân hai bên đường Hoàng Hoa Tham đồng loạt lao ra đuổi bắt Lập, giao cho công an. Lúc này, do vết thương quá nặng, nam sinh đã chết trước khi đến bệnh viện.
Đó chỉ là sơ lược những vụ cướp bóc giữa đường phố gần đây. Còn hàng trăm, hàng ngàn vụ trộm cắp khác nữa đã và đang tiếp tục diễn ra vào những ngày cuối năm này.
Đi tìm nguyên nhân: do kinh tế khó khăn và sự phân hóa xã hội
Chưa bao giờ, người dân cảm thấy bất an như lúc này. Kẻ cướp ngày càng táo tợn, liều lĩnh hơn. Vì sao lại có tình trạng này?
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch Thường trực UBND TP Sài Gòn, nhận định: “Nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế khó khăn, dẫn đến thất nghiệp, mất việc làm và đặc biệt đối với TP Sài Gòn là dòng thác nhập cư quá nhiều.
Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, chỗ ở nên đây là cơ hội phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó là sự phân hóa xã hội, như phân hóa giàu - nghèo, phân hóa giữa các vùng miền và những tồn tại này không được giải quyết nên bộc phát những vấn đề xã hội”.
Sự cách biệt giữa người quá giàu, kẻ quá nghèo khổ đã tạo nên tâm trạng “chỉ có đi ăn cướp của anh giàu, anh có của, mới sống nổi”.
Ông Trương Lâm Danh (Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Sài Gòn) nhân định:
“…Do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ có dấu hiệu giải thể, ngưng sản xuất, sa thải khá nhiều công nhân. Tình hình thiên tai bão lũ ở một số địa phương dẫn đến việc di dân ồ ạt vào TP. Dân TP đã đói, càng đói.
Một vấn đề quan trọng nữa là việc giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội, việc chọn lọc, định hướng cho các em khi xem các sản phẩm game online, phim ảnh. Cứ mở ti vi ra thì thấy phim đều có nhiều cảnh bạo lực, chém giết, yêu dở dang, thù hận. Còn các em mới lớn, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, học hành không đến nơi đến chốn, thiếu suy nghĩ. Buồn chán không có việc làm, không chịu làm nghề bốc vác, bưng bê nên dễ sa ngã.
Các phạm nhân hầu hết đều còn rất trẻ, muốn có tiền ăn chơi nên tạo thành các băng nhóm trộm cắp, cướp giật. Vụ chém cô gái cướp xe máy SH trên đường dẫn cầu Phú Mỹ (quận 2), tên cướp mới chỉ sinh năm 1993 cầm đầu một nhóm có tiền án tiền sự gây án…
Một nguyên nhân khác là thành phần trộm cướp, ma túy ở các trại giam được trở lại hòa đồng cùng xã hội, vẫn “ngựa quen đường cũ”, làm nguy hại cho xã hội hơn. Mặt khác, sự trừng phạt của luật pháp chưa nghiêm, chưa đủ làm bọn trộm cướp chùn tay. Một vài năm tù đối với chúng chẳng còn có nghĩa gì nữa. Cần phải có hình phạt nghiêm khắc hơn.
Công An tăng cường tuần tra
Trước tình trạng tội phạm cướp giật tăng cao dịp cuối năm, Công an TP Sài Gòn đã chỉ thị cho cảnh sát (CS) hình sự, CS cơ động, CS giao thông và cả lực lượng địa phương đều phải tập trung tăng cường tuần tra kiểm soát, chốt chặn những khu vực “nóng”.
Chỉ trong 4 ngày ra quân trấn áp tội phạm, Công an TP đã khám phá được 45 vụ án và bắt 50 người có liên quan. Riêng số tội phạm về xâm hại tài sản (cướp, cướp giật, trộm cắp) chiếm 40 vụ và bắt 47 tên. Theo đại diện của công an TP, dịp gần tết chính là thời điểm tội phạm tăng cao.
Người dân chỉ còn biết khuyên nhau tự bảo vệ mình
Bên cạnh thái độ hoang mang sợ hãi xen lẫn căm phẫn trước hành vi tàn bạo của những tên cướp, người dân Sài Gòn chỉ còn biết khuyên nhủ, dặn dò nhau: Bây giờ, ra đường phải tuân thủ các quy tắc: Không đi xe xịn, không ăn vận đẹp, không đeo nữ trang, không dùng điện thoại đắt tiền ngoài đường… để thu hút kẻ cướp.
Ngoài ra, người đi đường không nên mang ví, túi xách treo lủng lẳng, không mang tiền mặt quá nhiều trong người, nếu có phải đi giao dịch với số tiền lớn thì nên đi taxi mới mong an toàn khi ra đường. Hở ra là mang họa ngay.
Đúng là một thứ “đặc sản” cho người dân Sài Gòn vào cuối năm con Rồng này. Đành sống chung với cướp vậy.
Viết từ Sài Gòn, ngày 30.11.2012
Không ít nhà khoa học dốc sạch tâm huyết và sức lực phát minh ra những thứ để đời cho nhân loại, nhưng chính “đứa con cưng” ấy lại cướp đi sinh mạng của họ.
Marie Curie (1867 - 1934) là nhà khoa học Pháp gốc Ba Lan. Người phụ nữ này đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về tính phóng xạ, phát hiện ra hàng loạt các nguyên tố hóa học mới, bao gồm Radium và Polonium.
Năm 1903, bà cùng chồng mình là Pierre Curie nhận giải Nobel. Khi ấy, tính chất phá hủy tế bào của các nguyên tố phóng xạ vẫn chưa được phát hiện, nên trong lúc làm việc, Marie Curie không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. Thậm chí, có lúc bà còn để ống nghiệm chứa nguyên tố phóng xạ vào trong ngăn kéo hoặc túi áo mình. Sau thời gian dài tiếp xúc với các chất phóng xạ, Marie Curie mất ngày 4/7/1934 và nguyên nhân được cho là vì chứng thiếu máu ác tính. Khi ấy, bà mới 67 tuổi. Hiện nay, cái chết của nữ khoa học gia nổi tiếng này được xác định là do phơi nhiễm chất phóng xạ.
Thomas Midgley (18/5/1889 - 2/11/1944) là một nhà hóa học người Mỹ. Ông nổi tiếng trong giới khoa học vì phát minh ra xăng pha chì và hóa chất tổng hợp chlorofluorocarbon (CFC). Vì những phát minh của mình, Midgley còn bị cho là “người liên quan tới nhiều ca tử vong nhất trong lịch sử”.
Về sau ông mắc bệnh bại liệt và nhiễm độc chì nặng, phải nằm liệt giường. Nhằm chống chọi với bệnh tật, Thomas Midgley đã phát minh ra hệ thống dây và ròng rọc trơn giúp mình dậy khỏi giường một cách thuận tiện hơn. Nhưng chính sáng chế này đã cướp đi mạng sống của nhà khoa học. Ở tuổi 55, ông bị ngạt thở đến chết vì vướng vào hệ thống dây nhợ và ròng rọc phức tạp trên giường.
Parry Thomas là một tay đua ô tô và một kỹ sư nổi tiếng xứ Wales. Ông luôn mơ tưởng sẽ phá vỡ kỷ lục về tốc độ lái xe của Malcolm Campbell. Thomas đã tự mình thiết kế một chiếc ô tô để biến ước mơ thành hiện thực. Cuối cùng, chiếc xe đã hoàn thành. Ông đặt tên “con cưng” của mình là Babs. Thomas đã có những cải tiến mang tính đột phá với chiếc xe , đặc biệt là thiết kế xích xe hở khi kết nối bánh xe với các động cơ.
Ngày 27/4/1926, Parry Thomas phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ lái xe, ngày hôm sau ông lại tiếp tục đẩy tốc độ lên mức 170km/giờ. Một năm sau, Malcolm Campbell đã phá vỡ kỷ lục mà Thomas lập được. Khi ông đang nỗ lực để lập nên một kỷ lục mới, chiếc xích xe bỗng dưng bị đứt, một phần xích văng mạnh vào người, khiến ông tử vong ngay tại chỗ.
William Bullock là một nhà phát minh người Mỹ. Năm 1863, ông phát minh ra một loại máy in quay hoạt động với tốc độ nhanh, hiệu quả cao. Phát minh này đã tạo nên một cuộc cách mạng triệt để cho ngành in ấn của nhân loại. Vào một lần khi đang sửa chữa chiếc máy in nói trên, ông mạo hiểm đưa một chân vào dưới máy, định đẩy ròng rọc vào đúng vị trí. Không may, chân ông đã bị thương và dẫn tới hoại thư. William Bullock chết trong khi đang được phẫu thuật cưa chân.
Kỹ sư người Đức Otto Lilienthal (23/5/1848 - 10/8/1896) là người đi tiên phong trong lĩnh vực hàng không dân dụng trên thế giới. Ông cũng là người đầu tiên thiết kế thành công chiếc tàu lượn. Ông được mọi người ca ngợi là “ông vua bay lượn”.
Nhà phát minh này đã biến ước mơ chế tạo thành công một công cụ bay liệng trên không trung suốt bao đời của nhân loại thành hiện thực. Nhưng thành công ấy lại phải trả giá quá đắt. Năm 1896, khi Lilienthal đang thực hiện chuyến bay của mình, thì tàu lượn gặp phải gió to rồi trở nên mất kiểm soát, đâm sầm xuống đất. Nhà phát minh bị thương rất nặng. Ngày hôm sau, ông mất. Trong cơn hấp hối, Otto nói với Gustav - em trai mình, rằng: "Cần phải có những sự hy sinh nhỏ bé".
Franz Reichelt là một thợ may người Áo. Ông thiết kế ra chiếc áo choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay lượn trên không trung.
Để chứng minh tác dụng thần kỳ của phát minh này, Reichelt làm một thí nghiệm khá dại dột. Ông khoác lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Lúc bấy giờ, rất đông người dân và phóng viên ảnh tụ tập tại đây để chứng kiến sự việc. Nhưng thật bất hạnh, tác phẩm của Reichelt không hề phát huy tác dụng kỳ diệu như ông mong mỏi. Thử nghiệm hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ trên cao xuống.
Karel Soucek là một diễn viên đóng thế của Canada. Ông phát minh ra một chiếc “khoang kín”, tức cap-xun, ngồi vào trong và bay từ trên thác Niagara xuống. Từ đó, tên tuổi ông bắt đầu “nổi như cồn”. Trong lần biểu diễn này, Soucek tuy bị thương nhẹ nhưng không nguy hiểm tới tính mạng.
Vào năm 1985, ông ta thuyết phục một công ty hào phóng tài trợ cho cuộc thử nghiệm mạo hiểm khác của mình tại Texas. Lần này, Soucek lăn tự do theo thác nước. Phía dưới thác là một hồ chứa nước. Nhưng mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ, may mắn như lần trước. Khi tiếp nước, Soucek không rơi vào lòng hồ mà đập vào thành. Chiếc cap-xun vỡ nát, còn chủ nhân của nó thì bị thương nặng và qua đời ngay ngày hôm sau.
Cowper Phipps Coles là một thượng úy Hải quân ưu tú của Hoàng gia Anh trước đây. Trong thời gian xảy ra chiến tranh vùng Crimea, ông đã phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, Coles được cấp bằng sáng chế cho phát minh này. Khi nhận ra "con cưng" của mình được Hải quân Hoàng gia vận dụng rất tốt, ông cố gắng tận dụng thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một “boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu.
Ngày 6/9/1870, con tàu HMS Captain của Coles chính thức hạ thủy, đem theo ông và hơn 500 thủy thủ tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Nhưng thảm họa đã ập đến khi con tàu bị lật, khiến ông và những người cùng đi rơi xuống nước và tử nạn.
Alexander Bogdanov là nhà vật lý học, triết học, kinh tế học, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng và nhà cách mạng nổi tiếng của Nga. Một trong những thí nghiệm nổi bật của ông là tái tạo cơ thể, nhằm đạt được mục tiêu “cải lão hoàn đồng” thông qua phương pháp truyền máu.
Ông đã truyền máu cho rất nhiều danh nhân có tiếng thời bấy giờ, trong số ấy phải kể đến em gái của Lê-nin. Về sau, Bogdanov đưa ra một quyết định rất liều lĩnh: truyền máu cho chính mình. Nguồn máu lấy từ một bệnh nhân bị lao và sốt rét. Chẳng bao lâu sau, nhà khoa học đa tài này chết do bị nhiễm virus gây bệnh.
Henry Winstanley là một kiến trúc sư, kỹ sư nổi tiếng của Anh. Ông chính là người đã thiết kế ra ngọn hải đăng Eddystone đầu tiên và rất mực đề cao tác phẩm của mình. Henry Winstanley tin tưởng vào mức độ chắc chắn của ngọn hải đăng tới nỗi luôn ước ao ở trong nó vào lúc xảy ra “cơn bão lớn nhất trong lịch sử” nhân loại.
Tháng 11/1703, ước nguyện có phần kỳ quái của Henry Winstanley thành hiện thực. Ngọn đèn biển Eddystone đã phải hứng chịu sự hủy diệt tàn bạo của một cơn bão khủng khiếp tại Anh. Đúng lúc ấy, Winstanley đang tiến hành một số tu sửa bên trong Eddystone. Ngọn đèn biển đã hoàn toàn sụp đổ, cướp đi sinh mạng của Winstanley cùng 5 người khác bên trong nó.
Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia.
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia. Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.
Cậu bé Obama và Mẹ
Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.Obama và Cha
Có một điều thú vị là bà có tới 4 cái tên, mỗi tên gắn với một chặng cuộc đời bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham
Cái tên Stanley, một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.
Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu, Hawaii, và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.
Trở thành bà Barack H Obama
Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley. Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.
Cha Mẹ của Obama
“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii, từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng... Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.
Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui. Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya. Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.
Trở thành S. Ann Dunham Soetoro
Gia đình mới của Mẹ Obama
Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia. Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.
Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tìm yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.
Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.
Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cáo giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.
Cậu bé Obama, Mẹ và em
Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii, bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia - nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.
Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.
Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro
Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại
Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.
Trở lại Indonesia, bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.
Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia, bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.
Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ từ cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.
Những chuyện “Trời Ơi”
Ở trên đời có những chuyện tréo cẳng ngỗng một cách chướng tai, gai mắt. Người ta thích nịnh hơn nói thật, nói thẳng. Ai cũng tỏ ra ta đây hơn người, khoe những cái hay (không có), che những cái dỡ (dẫy đầy) mà làm những việc đáng phiền hà. Khi khen thì vỗ tay rần rần. Khi chê thì “ngậm máu phun người”. Làm sao mà tiến bộ!? Nói một đường làm một nẻo. Nói chống Cộng thì y như rằng, làm lợi cho Việt cộng. Nói lương thiện, y như rằng làm chuyện bất đạo. Mới dưới tượng Chúa xưng tội, dưới tượng Phật sám hối bước ra, thì vẫn cứ mưu tính chuyện vô lương. Những kẻ huênh hoang nhất là những kẻ ti tiện nhất. Chúng tôi xin đơn cử vài mẫu chuyện mắt thấy tai nghe đầy dẫy thành phố nhỏ nhoi của chúng tôi, thành phố Kansas City của tiểu bang Missouri, thấy mà không nói thì không chịu được!
Có một tiệm, tôi chỉ nói có một tiệm buôn bán DVD, CD ở đây cứ sang lậu các dĩa DVD, CD của các trung tâm, của các nhà làm phim, của các ca sĩ…mà bán. Và bà con ta có những người thuộc loại keo kiết cứ kiếm các dĩa dvd, cd sang lậu đó mà mua. Mua mua, bán bán…các trung tâm sản xuất đóng cửa, các ca sĩ, nghệ sĩ giải nghệ. Một, hai năm nữa, khắp nơi trên thế giới, chỗ nào có người Việt thì có từng đống, từng đống nhạc “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” bán rẻ 1 đồng, 5 cắc cũng mua nghe cho đỡ ghiền, rồi thành Việt Cộng hồi nào không hay.
Lương tâm đâu!? Ðạo đức đâu!? Người Việt Quốc Gia đâu!? Những kẻ bần tiện, làm những chuyện bất nhẫn, bất nhân, bất nghĩa như vậy cứ vênh vênh cái bản mặt tự đắc, tự kiêu có bao giờ thấy tội trước Phật, trước Chúa…vễnh to lỗ tai nghe người ta chửi, rủa đến ba đời tổ tiên mình?
Việt Nam mới qua, thấy cái gì cũng ham, cũng hám:
Thấy mấy xe mua hàng ( shopping cart ) ở các cửa tiệm mạ kền bóng lộn khoái quá, quen thói “chôm chỉa” ở Việt Nam, bèn lén lút đẩy về nhà dấu làm kỷ vật ăn cắp. Một chiếc rồi hai chiếc để chật nhà. Không giống ai. Nửa đêm thậm thà thậm thụt, vợ chồng xấu hổ quá, rủ nhau đem bỏ ngoài đường. Xóm làng nói nhau: “đồ thứ tham lam”.
Thấy sự mua đi trả lại dễ quá, bèn cứ mua máy chụp hình, máy quay phim, áo quần, giày dép…thật tốt thả giàn. Sinh nhật xong, đám cưới xong, đi chơi xa xong, đem trả lấy tiền lại, có sao đâu? Có chết thằng Tây trắng, thằng Tây đen nào đâu? Có là có người ta chửi cha, chửi mẹ mình; có là có Bề Trên bắt tội là “đồ gian giảo”, sau khi chết, theo Ðạo Thiên Chúa xuống địa ngục; theo Ðao Phật vào cõi súc sanh ngạ quỷ.
Vào Chùa không để lạy Phật, nghe Pháp, đọc Kinh mà để “ăn giành ăn giựt” lấy, dấu thức ăn thiện nam tín nữ cúng, đem về cho vợ, cho chồng, cho con, cho cháu “nuốt cho bội thực”… mặc kệ ai làm lễ xong, ra không còn gì. Dẫu có hiền cách mấy, cũng phải la lên “đồ cô hồn đói”. Mấy đứa nhỏ vì cha mẹ chúng không biết dạy, không nói chi. Mấy người lớn còn tệ hại hơn, tư cách đâu mà dạy với không dạy. Sống chỉ một mình hay hai vợ chồng già, cũng ôm đồm “hốt” được chừng nào hay chừng nấy về ăn… cho chết.
Mướn hội trường của người ta làm tiệc cưới, thấy những cây Golf Club để ơ hờ một góc đẹp quá, mấy đứa nhỏ con cái nhà ai đã âm thầm rủ nhau “mượn” đem về nhà dấu làm kỷ niệm. “Một là đền 40,000 đô, hai là bị đưa ra tòa”. Tham lam, có cái giá của nó. Giá mất tiền đã đành. Giá mất danh giá gia đình, giòng họ mới nhục. Tội hai gia đình cô dâu và chú rể đau hết sức là đau bỏ ra 40,000 đô la để khỏi “bị đưa ra tòa”!
Hay cũng bắt chước. Dở cũng bắt chước. Rủ nhau bắt chước... ra tiệm Nail cho nhiều, phá giá từ full set 70 đô, 100 đô làm không kịp, giờ 20 đô, 15 đô cũng không có khách mà làm. Chết là cái chắc! Dễ mà! Qua Mỹ từ năm 1975 cũng Nail. Mới đầu hôm sớm mai qua Mỹ cũng Nail. Học cao cũng Nail. “I-tờ-rí” cũng Nail. Già cũng Nail. Trẻ cũng Nail. Có bằng Nail cũng Nail. Không bằng Nail cũng Nail. Nail và Nail “xà nẹo” nhau dẹp tiệm!.
Qua Mỹ hưởng cuộc sống văn minh đủng đỉnh, bỏ sau lưng đời khốn nạn, bèn phát biểu một cách vô tư rằng thì là “nhờ Việt Cộng mà gia đình tôi được qua Mỹ”. Vợ và con gái người ta bị cởi trần truồng hãm hiếp trước mặt. Thân nhân người ta bị chết thảm phải quăng xuống biển. Có nhớ sự nghiệp còn cái quần xà loỏng đóng khố…và cô độc sống lủi thủi, ăn mày trên xứ lạ…có “nhờ Việt Cộng” không!? Lạ! Câu nói đó lại từ miệng anh Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị của VNCH đi Diện HO. Lạ! Câu nói đó lại từ miệng chị lấy chồng Mỹ đi Diện Con Lai. Câu nói đó không từ miệng bất cứ bà con nào đi Diện Vượt Biển, Vượt Biên. Họ không nói “nhờ Quân, Dân, Cán, Chính của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu đánh Việt Cộng cho họ còn sống đến ngày hôm nay qua Mỹ, con có đứa Bác sĩ, Luật sư…và mình đời hết khốn nạn như thời ở cái nước gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!
Ở Mỹ vài năm có chút tiền, mua được nhà, mua được xe, có người toét loét cái miệng than: “khổ như trâu” và trở mặt phản phúc: “Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng”. Khổ như trâu chắc không bằng người Sài Gòn đêm đêm làm chuột, lủi xuống ống cống nước kiếm ăn!? Khổ như trâu chắc không bằng mấy đứa nhỏ đói xác đói xơ tìm sống trên đống rác? Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng mới có tiền dư mà “áo gấm về làng” ăn chơi đàng điếm. Mình lạy lục xin vào Mỹ. Mỹ đếch mời mình vào! Hãy để bà Julia Gillard, Thủ Tướng nước Úc “dạy” cho bài học “if you aren’t happy here then leave. We didn’t force you to come here. You asked to be here…”
Mùa Ðông cũng như mùa Hè, mẹ và đứa con gái đi chợ, lúc nào cũng thùng thình áo quần hai, ba lớp, túi rộng thênh thang. Ðể làm gì? Ðể ăn cắp kẹo. Những Camera đang nhìn trừng trừng. Có ngày “xộ khám” làm sao mà ăn mà nói hỡi Trời!? Không phải nghèo một nhúm kẹo. Không phải đói một nhúm kẹo. Không phải thèm một nhúm kẹo. Vậy thì, tại làm sao? Tại vì “tham”, không còn liêm sỉ, thấy cái gì của ai cũng muốn ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp.
“Trưởng giả học làm sang”, xênh xang trong nhà vài con chó lớn, chó nhỏ cho nó oai. Mua chuồng cho chó. Hớt tóc cho chó. Sắm áo cho chó. Mua thức ăn cho chó. Mua xương gặm cho chó. Chích thuốc lu bù cho chó… Cả mấy đứa con, trai có, gái có mà để cha ở riêng một mình chết thúi mấy ngày không thằng nào, không con nào hay biết! Vậy mà hở ra, cứ ta là Trung Úy Hải Quân, ta là vợ Ðại Úy Quân Y…nghe mà thúi cả ruột gan cửu tộc!
Giành giựt nhau lượm lon. Ông A nói; “khu vực đó là của tôi”. Ông B nói: “tôi lượm lon ở đây lúc anh còn ở Việt Nam”. Ông A chửi ông B: “đồ chó”. Ông B chửi ông A: “đồ chó”. Thì ra, hai ông đều “đồ chó” hết trơn như nhà thơ Cao Bá Quát đã nói: “…Bỉ viết cẩu. Thử viết cẩu. Bỉ thử giai cẩu…”
Ở đâu đâu, hai ông bà của hai gia đình người Huế cũng oang oang cái lỗ miệng rủ nhau khua môi, múa mỏ làm người ta nhức cả đầu. Một ông bà rằng thì là “con tôi học Luật Sư, sắp ra Luật Sư” làm như một hiện tượng hi hữu. Một ông bà rằng thì là “con tôi một đứa đã là Bác Sĩ và một đứa nữa sắp ra Bác Sĩ”. Ðể làm gì? Ðể nổ cho người biết, “ta đây”? Lạ gì các anh chị ở Việt Nam, bỏ Huế vào Sài Gòn sống một đời sống lăn lộn ở chợ cầu Ông Lãnh quen thói “đá cá lăn dưa”?
“Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi”. Ðó là “bài thơ con cóc”. Ở đây, ít nhất cũng có một anh học hành chẳng ra gì nhưng ưa khoe tài hay chữ và tài làm thơ dở hơn “thơ con cóc”, bắt người ta nghe muốn “mệt nghỉ”. Người ta bị nghe hoài, người ta nói thẳng: “ông không nghe tụi nó nói, thơ ông là “thơ con cặc” sao?” Người ta mới nghe một lần đã chửi: “đồ thúi như cứt”. Tôi không hiểu tại sao ổng hợm đến mức cứ: “tôi xin đọc bài thơ của tôi cho các anh nghe”.
Bước vào Chùa, Nhà Thờ, Cộng Ðồng…không đóng góp thì nói có. Ðóng rất ít thì la toáng lên nhiều lắm. Ủng hộ năm, ba đồng thì lúc nào cũng “sao không thấy tên tôi?”. Ðúng là miệng lưỡi kẻ ti tiện. Lén ăn cắp. Lén lấy đem về thì im thin thít. Ðúng là cung cách kẻ bần cùng. Giữ của như Ma Xó, chết rồi cũng trắng tay. Bần cùng, ty tiện, chết rồi cũng thiêu ra tro. Có điều, xú danh con cháu phải mang tiếng nhục đời đời.
“Chân mình còn lấm bê bê
mà cầm bó đuốc đi xoi chân người”
Ở đây có nhiều người đàn ông bỏ hết thì giờ ra rình mò chuyện riêng tư của người rồi như đàn bà, ngồi lê đôi mách thêm bớt nói xấu người ta, rằng: “Ông nầy lấy vợ thằng kia”. “Con bé đó bỏ nhà theo trai”. “Thằng nhỏ nọ bỏ học, bụi đời, hút xách” mà không có thì giờ nghĩ đến con mình không đứa nào ra đứa nào. Tại sao vậy!? Tại vì cái thói muốn ai cũng “tệ”, cũng “xấu”, cũng “ hư”, cũng “nghèo”, “cũng “thua mình” để cười cho đã mà không nghe người ta chửi cho!
Một chị Việt Nam theo chồng người Mỹ về nước Mỹ từ 1972. Sống trong xã hội Mỹ, nhớ người Việt Nam. Khoảng những năm 1985 đến 1990, mừng gặp lại bà con người Việt. Chị, chồng chị và 2 đứa con lai của chị, xúm lại hết lòng giúp đỡ đồng hương của mình đang chân ướt chân ráo, bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Một vài năm sau, đồng hương của mình khúm núm hồi nào, bây giờ làm ăn được, gặp ân nhân, không có một lời hỏi han, còn nói: “đồ thứ Me Mỹ”. Phản phúc! Nghe đứt cả ruột gan!.
Một người, trước năm 1975 ở Việt Nam trốn lính.
Ðến Mỹ bỗng thành Ðại Úy Nhảy Dù. Giả tới giả lui, quen mình là Ðại Úy Nhảy Dù thứ thiệt. Lúc nào, ở đâu anh ta cũng nghêng ngang hách xì xằng, chê lính Sư Ðoàn, chê lính Tiểu Khu, chê lính Cảnh Sát…Người ta vừa giận, vừa tức cười …không cứ gì “thằng điên”. Ảnh qua đây từ những ngày đầu bình minh di tản, khá tiếng Anh, láu tiếng Việt, tốt tướng nên, dễ qua mắt bà con, quên mình sống nghề hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột.
Người mình nghĩ bằng cái bụng, không nghĩ bằng cái đầu nên, thường làm những chuyện trớt quớt, trời ơi! Cứ suy bụng ta, ra bụng người. Không động não theo lý trí để hành xử làm sao đúng làm sao sai cho người ta khỏi chửi mà, cứ một mực bụng làm dạ chịu tưởng là hay! Thấy người thất bại thì cười. Thấy người nghèo thì khinh. Thấy người giàu thì ghét. Thấy người hay thì chê. Thấy người không chơi với mình thì thù. Thấy người tốt với mình rồi phản. Thấy người trước mặt thì khen, sau lưng thì nói xấu…Bụng dạ không biết đâu mà lường!? Phải chi có chút đầu óc, đỡ biết mấy!!!
Thấy người nổi hơn mình thì tìm cách đè xuống. Mình không ra cái gì lại muốn nổi lên. Không thích người ta thì đánh phá… Cái dễ đánh phá, dễ đè người ta xuống là cái Nón Cối máu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam úp người ta là Việt Cộng. Có thể, hạng người nầy là thứ Việt Cộng, là thứ ăn bã Việt Cộng, là thứ bất tài háu danh, là thứ tư thù, là thứ ăn hại đái nát. Ðừng đỡ đòn thúi của bọn vô loại, vô loài nầy, vừa dơ tay lại hết thì giờ lo chánh nghĩa. Cứ nhớ: “chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành vẫn đi” của chính trị gia Pháp Joseph Calliaux “le chien aboie, la caravane passe”. Mong lắm thay!
Trong hãng xưởng cứ muốn làm hơn người ta rồi đi “mét” leader, supervisor cái bà đó, cái ông đó làm biếng. Ca trước muốn hơn ca sau; ca sau không chịu thua ca trước. Hơn hơn, thua thua làm “vượt chỉ tiêu” quá trời. Ðược gì? Hãng xưỡng bắt làm nhiều hơn. Các con Mỹ, các thằng Mỹ, các con Mễ, các thằng Mễ chửi liền liền “fuck you”, “fuck you”. Mình có dại lắm không!?
Hai ông, một Ðại Úy và một không rõ lý lịch, được nghe ổng nói là Giảng Sư Học Viện CSQG ( Giảng Sư lèo ) ngồi “bốc” nhau lên trời xanh. Ông Ðại Úy chê: “Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu không biết làm Tổng Thống, phải chi anh làm thì dân giàu, nước mạnh và mình đâu lưu vong”. “Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng là thứ tệ, tôi tin anh làm Thủ Tướng không những hơn ông Khiêm mà hơn cả ông Nguyễn Cao Kỳ nữa”, ông Giảng Sư lèo nói lại. Bốc qua bốc lại, ông Ðại Úy đi tới đâu người ta cũng không muốn gặp; ông Giảng Sư tới đâu, người ta cũng đóng cửa không cho vào.
Làm trong Station Casino, Ameristar Casino người ta quyên United Way, đã không cho thì thôi lại “cho Mỹ uổng, để cho Việt Nam sướng hơn”. Mình đã quên mình được nhân dân Mỹ cưu mang trăm thứ mới có ngày hôm nay. Người Mỹ có Lễ Tạ Ơn hằng năm. Ta sống một chục năm, hai chục năm, ba chục năm…không phải mắt không có con ngươi hay là kẻ mất trí mà không thấy, không biết. Ông bà mình đâu có dạy những đứa con mình vô ơn vô nghĩa một cách “đểu” như vậy.
Bà con mình khoái nghe láo hơn nghe thiệt. Cái nhà mua không “down” một xu teng thì nói 70,000 đồng “cho người ta nể, không thì người ta khinh. Nghèo cũng là một cái tội”. Cặp vợ chồng nầy “thành thật khai báo” với tôi như vậy. Mà thiệt, người ta đã trọng cặp vợ chồng nầy từ khi họ biết nói láo, huyênh hoang. Hèn chi một anh đi hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột đã nói ở trên muốn “con nhái to như con bò” bèn trút lớp áo “cu-li” thành Ðại Úy mà “Ðại Úy Nhảy Dù người ta mới ngán” .
Ôm một đống school supplies của Don Bosco phát cho mấy em bé con nhà nghèo về, khoe: “nhờ khéo chen, lấn, luồn, lách và còn chút nữa đánh lộn với người ta mới được về sớm thế nầy, chứ tới phiên mình thì còn gì nữa và nắng quá chịu gì nổi”. Chắc vợ chồng ông em bạn nầy đui, điếc và quen lối sống thiếu văn minh dưới cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhiều năm rồi nên hồ đồ một cách mọi rợ!?
Những cuộc biểu tình của đồng bào Người Việt Quốc Gia chống Cộng ở ngoại quốc, đích thực có giá trị triệt tiêu những manh động của Việt Cộng và tay sai. Có kẻ tanh tưởi phát biểu rằng thì là “không đụng tới sợi lông tụi Bắc Bộ Phủ”. “Không đụng tới sợi lông Bắc Bộ Phủ” mà Trần Trường phải hạ lá cờ máu và hình Bác của tụi nó bị liệng xuống cống. “Không đụng tới sợi lông Bắc Bộ Phủ” mà âm mưu Madison Nguyễn không thành. Nhất là tụi Việt Cộng, có đứa nào nghênh ngang ở ngoại quốc và lá cờ máu của chúng cắm lên chỗ nào là bị quăng xuống đất chỗ nấy ngay.
Hai ông già cỡ 65 tuổi, một cựu Ðại Úy Không Quân còn vợ, một cựu Trung Sĩ Truyền Tin vợ chết. Ông Ðại Úy nói: “tôi có lấy vợ, vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy”. Ông Trung Sĩ nói: “ngang ngang tuổi tôi cũng được miễn là ăn ở với nhau trọn đời”. Ông Trung Sĩ về Việt Nam rước qua Mỹ một bà già “ngang ngang tuổi tôi cũng được…”; ông Ðại Úy bỏ vợ về Việt Nam cặp kè một con đàn bà nhỏ tuổi hơn con gái út của mình. Thời gian quá ngắn qua đi, bà già “ngang ngang tuổi tôi cũng được” và “vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy” rủ nhau chuồng tuốt luốt để hai ông trơ trọi “ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn”!
Ai cũng biết, bọn cầm quyền Việt Cộng toàn là thứ thảo khấu, chuyên ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp xương tủy đồng bào mình mà mình có ngu cách mấy cũng thấy, cũng biết chính cả mình cũng là nạn nhân nữa chịu không nổi, phải liều chết ra đi. Ai đời, bây giờ mình lại trở về “xênh xang” cho bọn đầu trộm đuôi cướp nầy sai bảo, làm vui cho chúng hả hê một cách đĩ thỏa!? Tại sao chúng ta lại có những thứ “xướng ca vô loại” được nuôi lớn, vỗ béo từ Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại cứ “chình ình” cái mặt mo mà “ùn ùn” về Việt Nam kiếm chút “phân” tụi nó toẹt ra? Trách chi người ta cứ lôi ông bà, cha mẹ của họ ra mả chửi: “đồ thứ
“thương nữ bất tri vong quốc hận.
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa”
Không biết liêm với sỉ là gì” cũng đúng thôi.
Người Việt ở đây không bao lăm người mà san sát đã có 3 chùa Sư, 2 chùa Cô rồi. Nay sẽ có thêm một chùa đang xây và một chùa sắp khai trương. Bận nầy, các Sư trẻ măng, các Cô trẻ măng từ Việt Nam qua Mỹ lập chùa đông quá. Chùa, không thấy chùa nào treo cờ Việt Nam Cộng Hòa. Không biết tổ quốc của mấy Sư, mấy Cô đâu nhỉ, chắc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Người ta đã nghi, các ổng, các bả là “cán bộ” của cái gọi là Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Một ngày nào không xa, các thầy như Thích Chánh Lạc, Thích Viên Lý, Thích Huyền Việt, Thích Giác Ðẳng, Thích Thông Triết…già đi, viên tịch đi rồi thì “ô hô! ai tai!” các chùa mặc sức Cờ Ðỏ Sao Vàng mà “Hồ Chí Minh Muôn Năm”!?
Những chuyện nêu trên là những chuyện có thật và được kể thật. Nếu mà kể đủ thì không bao giờ đủ được, không bao giờ hết được, còn nữa và nhiều nữa. Chừng ấy cũng đủ nhức cả đầu, hoa cả mắt. Dĩ nhiên, chúng ta cũng có khối gì những con người làm nên tiếng tốt vẽ vang Người Việt. Nghĩ rằng, những chuyện kể trên sẽ có ít nhất những ai dính dáng vào nên thay đổi để chúng ta cùng nắm tay dẫn dắt con em mình đi trên con đường tươi sáng, hạnh phúc.
Những chuyện kể trên ta thấy hằng ngày, nghe hằng ngày nhưng cả nể hay sợ đụng chạm, không ai muốn đả động đó thôi. Mà “nín” như vậy, nghĩ cho cùng, đã là thiếu tinh thần xây dựng cũng như thiếu trách nhiệm tất nhiên. Bài viết nầy không nhắm trực tiếp vào ai cũng không hồ đồ chi tiết cho riêng ai. Dù là sự thực của từng cá nhân một nhưng có tính biểu kiến và chung chung. Nếu có những ai na ná với ai đó mà thấy chính mình ở trỏng cũng nên nghĩ lại mà sống sao cho lương thiện, trong sáng, liêm sỉ để một mai nằm xuống còn hy vọng được Chúa rước về Thiên Ðàng và Phật đón nơi Niết Bàn và ít nhất bây giờ đây đang hiện tiền, sống với nhau một cách chan hòa, thân thương đầy trân trọng…
K2 Nguyễn Thừa Bình
Ðêm Hè 21 tháng 7 năm 2012Con Cóc Giải Trí
"Con Cóc trong hang,con Cóc nhảy ra
Con Cóc nhảy ra,con Cóc ngồi đó
Con Cóc ngồi đó,con cóc ngồi ngóng
Con cóc nhẩy ngược,con cóc nhảy xuôi
Con cóc nhảy lên,con cóc nhảy xuống
Con cóc nhảy lộn,con cóc nhảy ngang
Con cóc nhảy tới,con cóc nhảy lui
Con cóc nhảy dây,con cóc nhảy đầm
Con cóc choáng váng,con cóc lạng quạng
Con cóc vào hang,con cóc thở dài ..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét